Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ THỌ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 12/2020/NQ-HĐND

Phú Thọ, ngày 09 tháng 12 năm 2020

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH 05 NĂM GIAI ĐOẠN 2021-2025

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
KHOÁ XVIII, KỲ HỌP THỨ MƯỜI MỘT

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 31/2017/NĐ-CP ngày 23 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ ban hành Quy chế lập, thẩm tra, quyết định kế hoạch tài chính 05 năm địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm địa phương, dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương hằng năm;

Căn cứ Nghị định số 45/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm;

Căn cứ Thông tư số 38/2019/TT-BTC ngày 28 tháng 6 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2020, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2020 - 2022; kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2021-2025;

Xét Tờ trình số 5319/TTr-UBND ngày 27 tháng 11 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Mục tiêu và định hướng cân đối ngân sách nhà nước (NSNN) 05 năm giai đoạn 2021-2025 tỉnh Phú Thọ:

1. Mục tiêu thực hiện kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn 2021-2025:

Tập trung thực hiện khâu đột phá về cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư và kinh doanh; chú trọng phát triển kinh tế gắn với phát triển văn hóa - xã hội. Huy động, phân bổ, sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính của Nhà nước và xã hội phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; tiếp tục cơ cấu lại NSNN, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh; đẩy mạnh đổi mới khu vực doanh nghiệp nhà nước, khu vực sự nghiệp công, quản lý tài sản công, siết chặt kỷ luật, kỷ cương; tăng cường cải cách hành chính, hiện đại hóa gắn liền với việc sắp xếp tổ chức lại bộ máy tinh giản biên chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.

2. Định hướng cân đối NSNN 05 năm giai đoạn 2021-2025

a) Thu NSNN

- Tổng thu ngân sách nhà nước 05 năm giai đoạn 2021 - 2025 là 42.635 tỷ đồng, tăng 23,01% so với thực hiện 05 năm 2016 - 2020, tốc độ tăng thu bình quân đạt 5,8%/năm, cụ thể:

Thu từ sản xuất kinh doanh trong nước: 38.769 tỷ đồng, tăng 21,3% so với ước thực hiện 05 năm giai đoạn 2016 - 2020.

Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu và các khoản thu phản ánh khác theo quy định của Luật NSNN: 3.866 tỷ đồng, tăng 42,8% so với ước thực hiện 05 năm giai đoạn 2016 - 2020.

- Thu chuyển nguồn, thu kết dư và thu phản ánh qua ngân sách: 14.126 tỷ đồng.

- Thu bổ sung ngân sách cấp trên: 42.500 tỷ đồng

Như vậy, tổng nguồn ngân sách địa phương được hưởng: 93.116 tỷ đồng.

b) Chi ngân sách địa phương (NSĐP)

Tổng chi NSĐP cả giai đoạn 2021- 2025: 93.116 tỷ đồng.

- Chi đầu tư phát triển: 27.084 tỷ đồng.

 Trong đó:

Chi đầu tư xây dựng cơ bản vốn trong nước: 19.564 tỷ đồng;

Chi từ nguồn thu tiền sử dụng đất: 7.400 tỷ đồng (bao gồm 10% kinh phí thực hiện công tác đo đạc, đăng ký đất đai, lập cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Chỉ thị số 1474/CT-TTg ngày 24/8/2011 và Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 04/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ), xác định trên cơ sở dự toán thu tiền sử dụng đất trong giai đoạn 05 năm giai đoạn 2021 - 2025;

Chi từ nguồn xổ số kiến thiết: 120 tỷ đồng.

- Chi thường xuyên còn lại: 66.032 tỷ đồng.

Dự toán chi thường xuyên ưu tiên bố trí chi trả đầy đủ chế độ, chính sách cho con người, đảm bảo nguồn lực thực hiện các chính sách an sinh xã hội, hoạt động, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị phù hợp với tiêu chuẩn, định mức, chế độ được cấp có thẩm quyền quy định. Dự toán chi thường xuyên được xây dựng theo hướng triệt để tiết kiệm, cắt giảm những nhiệm vụ chi không thực sự cần thiết, gắn với kế hoạch tinh giản biên chế, sắp xếp lại bộ máy hành chính.

Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao:

1. UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ Khoá XVIII, Kỳ họp thứ Mười một thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2020 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2021./.

 

 

Nơi nhận:
- UBTVQH; Chính phủ;
- VPQH; VPCP;
- Bộ Tài chính;
- Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Vụ Pháp chế Bộ Tài chính;
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- TTTT, TTHĐND, UBND tỉnh, UBMTTQ tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- TAND, VKSND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh;
- Các đại biểu HĐND tỉnh;
- TTHĐND, UBND các huyện, thành, thị;
- CVP, PCVP;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- TT Công báo - Tin học (VP UBND tỉnh);
- Lưu: VT, TH (L.....b).

CHỦ TỊCH




Bùi Minh Châu

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 12/2020/NQ-HĐND về kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Phú Thọ ban hành

  • Số hiệu: 12/2020/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 09/12/2020
  • Nơi ban hành: Tỉnh Phú Thọ
  • Người ký: Bùi Minh Châu
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 01/01/2021
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản