Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 117/2018/NQ-HĐND

Quảng Ninh, ngày 13 tháng 7 năm 2018

 

NGHỊ QUYẾT

THÔNG QUA KẾT QUẢ RÀ SOÁT, ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH BA LOẠI RỪNG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TỈNH QUẢNG NINH

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
KHÓA XIII - KỲ HỌP THỨ 8

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004; Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;

Căn cứ Nghị quyết số 15/NQ-CP ngày 13/02/2018 của Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) của tỉnh Quảng Ninh;

Xét Tờ trình số 3975/TTr-UBND ngày 08/6/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị phê chuẩn kết quả rà soát, điều chỉnh quy hoạch ba loại rừng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 tỉnh Quảng Ninh; Báo cáo thẩm tra số 79/BC-HĐND ngày 06/7/2018 của Ban Kinh tế - Ngân sách và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua kết quả rà soát, điều chỉnh quy hoạch ba loại rừng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 tỉnh Quảng Ninh gồm những nội dung sau:

1. Quan điểm, mục tiêu, phạm vi quy hoạch

a) Quan điểm

Diện tích đất rừng quy hoạch ba loại rừng tỉnh Quảng Ninh phải phù hợp với chỉ tiêu sử dụng đất cấp quốc gia đã được phân bổ, đồng bộ giữa các quy định của Trung ương và thực tiễn phát triển của địa phương. Đảm bảo nguyên tắc các chỉ tiêu không thấp hơn theo Nghị quyết số 15/NQ-CP ngày 13/02/2018 của Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) của tỉnh Quảng Ninh; Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng và các chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh.

b) Mục tiêu

- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch ba loại rừng nhằm mục tiêu tái cơ cấu ngành lâm nghiệp; nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước, hiệu quả kinh tế và sử dụng bền vững, ổn định nguồn tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp.

- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch ba loại rừng trên cơ sở đánh giá đúng hiện trạng đất rừng hiện có; hạn chế tối đa việc điều chỉnh rừng phòng hộ sang rừng sản xuất; tăng cường bảo vệ, trồng cây bổ sung các khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn; bổ sung đất có rừng vào mục đích phát triển lâm nghiệp; chuyển đổi đất trống, rừng trồng phục vụ các dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh; bảo vệ, bảo tồn tuyệt đối rừng núi đá trên Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long. Từ đó, đề xuất các giải pháp hiệu quả trong tổ chức, quản lý quy hoạch ba loại rừng và chuyển đổi rừng sau điều chỉnh.

c) Phạm vi

- Toàn bộ diện tích đất đã quy hoạch ba loại rừng và phần diện tích ngoài ba loại rừng được tổ chức rà soát gắn với diện tích đất, rừng phòng hộ đầu nguồn ít xung yếu chuyển đổi sang quy hoạch phát triển rừng sản xuất. Bổ sung đất có rừng vào mục đích phát triển lâm nghiệp; diện tích đất chưa có rừng nhưng có khả năng phát triển rừng sản xuất, đất có rừng trồng và rừng tự nhiên nghèo kiệt thuộc rừng phòng hộ đầu nguồn ít xung yếu chuyển sang rừng sản xuất.

- Diện tích đất, rừng sản xuất chuyển sang rừng phòng hộ đầu nguồn các hồ, đập chứa nước quan trọng, các khu phòng hộ môi trường - cảnh quan; các khu vực rừng trồng hoàn nguyên các bãi thải mỏ chuyển sang quy hoạch đất rừng phòng hộ.

- Diện tích đất chưa có rừng, đất có rừng trồng và rừng tự nhiên nghèo kiệt thuộc rừng phòng hộ đầu nguồn ít xung yếu và rừng sản xuất phục vụ các dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

2. Kết quả rà soát, điều chỉnh quy hoạch

Tổng diện tích đất lâm nghiệp sau rà soát, điều chỉnh quy hoạch ba loại rừng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 là 422.937,0 ha; trong đó:

- Diện tích quy hoạch đất, rừng đặc dụng là: 29.835,7 ha;

- Diện tích quy hoạch đất, rừng phòng hộ là: 133.127,8 ha;

- Diện tích quy hoạch đất, rừng sản xuất là: 259.973,5 ha.

(Chi tiết có biểu đính kèm)

3. Các giải pháp chủ yếu thực hiện quy hoạch

a) Giải pháp về tổ chức quản lý và sản xuất

- Triển khai có hiệu quả Quy hoạch ba loại rừng được phê duyệt; nâng cao vai trò, trách nhiệm, hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước về lâm nghiệp ở cấp huyện, cấp xã theo phân cấp; tăng cường công tác quản lý, bảo vệ các khu rừng ngập mặn hiện có; trồng rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển, ven sông, rừng đầu nguồn; có giải pháp bảo vệ rừng ngập mặn tại các khu vực có dự án liên kề; nâng cao giá trị đa dạng sinh học, khả năng phòng hộ và các giá trị khác của rừng. Tổ chức bảo vệ và quản lý nghiêm, kết hợp với tăng cường các biện pháp trồng mới, phục hồi, tái sinh rừng tự nhiên.

- Sớm hoàn thành việc điều tra, đo đạc, lập hồ sơ quản lý, phân định đánh mốc ranh giới các loại rừng trên bản đồ và thực địa đến đơn vị hành chính cấp xã; giải quyết dứt điểm các trường hợp tranh chấp, lấn chiếm đất rừng trái pháp luật; hoàn thành việc giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng dân cư theo đúng chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng tại Chỉ thị số 13-CT/TW, đảm bảo toàn bộ diện tích đất, rừng phải có chủ cụ thể.

- Quản lý tài nguyên đất, rừng do điều chỉnh quy hoạch lâm nghiệp để thực hiện các quy hoạch, dự án phát triển kinh tế, xã hội đảm bảo chặt chẽ theo quy định của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Luật Đất đai và các văn bản quy định của pháp luật liên quan. Chuyển mục đích sử dụng đất, rừng phải có lộ trình cụ thể và theo đúng quy định pháp luật, hạn chế tối đa việc giảm diện tích đất, rừng phòng hộ, đồng thời nghiên cứu bổ sung chuyển đổi đất ngoài lâm nghiệp, đất rừng sản xuất thành rừng phòng hộ; không lấy việc điều chỉnh quy hoạch ba loại rừng để hợp thức hóa các sai phạm về quy hoạch, đầu tư, xây dựng, đất đai tại các khu vực có liên quan đến đất rừng. Việc chuyển mục đích sử dụng đất, rừng sản xuất để thực hiện các dự án tại các địa bàn trọng điểm (như Hạ Long, Vân Đồn, Cô Tô, Quảng Yên, Đông Triều, Móng Cái ...) cần phù hợp với quy hoạch ba loại rừng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, các quy hoạch khác có liên quan và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Các cơ quan chuyên môn khi tham mưu về quy hoạch, đầu tư, đất đai cần rà soát, công khai, minh bạch trong đề xuất các dự án phát triển kinh tế gắn với bảo vệ đất rừng, môi trường sinh thái, tuân thủ đúng quy trình, thủ tục của pháp luật trong quản lý, bảo vệ đất rừng. Kiên quyết đình chỉ, thu hồi đất đối với dự án chuyển đổi mục đích sử dụng rừng có sai phạm, hoặc có nguy cơ gây thiệt hại lớn về rừng, môi trường sinh thái, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất và đời sống người dân vùng dự án.

- Thực hiện sắp xếp, đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh; các tổ chức được giao đất, rừng tổ chức thực hiện cơ chế đồng quản lý với cộng đồng dân cư địa phương.

- Công khai Quy hoạch ba loại rừng tới người dân để biết, quản lý và bảo vệ; thông tin đầy đủ, chi tiết đến cấp thôn, bản, khu phố, cấp xã, cấp huyện để tạo đồng thuận trong bảo vệ và phát triển rừng gắn với nâng cao trách nhiệm và năng lực quản lý nhà nước về đất, rừng của các cấp từ tỉnh đến thôn, bản, khu phố...

- Trong quá trình triển khai, tiếp tục rà soát theo hướng không đưa ra ngoài quy hoạch ba loại rừng đối với diện tích rừng tự nhiên hiện có, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn xung yếu, rừng chắn sóng ven biển, đặc biệt là tại các khu vực biển đảo, khu vực biên giới. Không chuyển diện tích rừng tự nhiên hiện có sang mục đích sử dụng khác, trừ các dự án phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh, hoặc các dự án đặc biệt, cấp thiết được cấp có thẩm quyền cho phép.

- Tăng cường công tác khảo sát, giám sát thường xuyên, định kỳ hoặc đột xuất của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội theo phạm vi, quyền hạn được pháp luật quy định trong quản lý, quy hoạch ba loại rừng, chuyển mục đích sử dụng đất rừng sang mục đích khác.

b) Giải pháp về cơ chế chính sách và nguồn vốn đầu tư

- Nghiên cứu, rà soát, điều chỉnh, bổ sung các chính sách về giao đất, giao rừng, cho thuê rừng và khoán bảo vệ rừng; ưu tiên xây dựng chính sách phù hợp để hỗ trợ khuyến khích điều chỉnh có hiệu quả quy hoạch từ rừng sản xuất sang rừng phòng hộ đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người dân, cộng đồng và nhà nước, đặc biệt tại các lưu vực hồ chứa nước, các trung tâm du lịch và những nơi dễ bị tổn thương về môi trường để giữ được rừng.

- Tăng cường ngân sách nhà nước về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đặc đụng, rừng phòng hộ; huy động các nguồn vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế, giảm dần vốn ngân sách trong cơ cấu vốn đầu tư.

- Xây dựng phương án tổng thể và cụ thể bằng những giải pháp thiết thực, gắn trách nhiệm cụ thể của các chủ thể liên quan để chuyển đổi sau rà soát, điều chỉnh quy hoạch ba loại rừng theo quy định. Căn cứ theo nguồn lực, tính cấp thiết và đặc thù của từng khu vực chuyển đổi để xây dựng cơ chế, chính sách, lộ trình chuyển đổi rừng sản xuất sang rừng phòng hộ phù hợp với mục tiêu, quan điểm, kết quả quy hoạch ba loại rừng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

- Triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định của Nhà nước có liên quan đến việc hỗ trợ từ ngân sách cho công tác bảo vệ và phát triển rừng, chế biến lâm sản như: Nghị định 75/2015/NĐ-CP, Nghị định 119/2016/NĐ-CP, Nghị định 210/2013/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định 38/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

c) Giải pháp về khoa học công nghệ

- Tăng cường công tác khuyến lâm, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật tiên tiến xây dựng mô hình canh tác nông lâm kết hợp bền vững trên đất dốc, mô hình trang trại, vườn đồi rừng, mô hình trồng rừng kinh tế thâm canh chất lượng cao; đặc biệt là mô hình trồng rừng nguyên liệu thâm canh, mô hình trồng rừng gỗ lớn theo phương pháp hỗn giao giữa cây bản địa và cây nhập nội.

- Áp dụng khoa học công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, sử dụng tài nguyên rừng và bảo vệ môi trường rừng (đặc biệt việc sử dụng công nghệ ảnh viễn thám phục vụ kiểm kê, quản lý, sử dụng tài nguyên rừng).

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

1. Kết quả điều chỉnh quy hoạch ba loại rừng tại Nghị quyết này thay thế kết quả rà soát, điều chỉnh cục bộ quy hoạch ba loại rừng tại Nghị quyết số 150/NQ-HĐND ngày 16/7/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh.

2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao:

- Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này. Trong thời gian giữa hai kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh, nếu cần thiết điều chỉnh quy hoạch ba loại rừng để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, Ủy ban nhân dân tỉnh rà soát, thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh trước khi quyết định và báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp gần nhất.

- Thường trực, các ban, các tổ và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XIII, Kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 13/7/2018 và có hiệu lực kể từ ngày 23/7/2018./.

 


Nơi nhận:
- UBTV Quốc hội, Chính phủ (b/c);
- Ban CTĐB của UBTV Quốc hội;
- Các bộ: TNMT, NN&PTNT, Tư pháp;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh, UBND tỉnh;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh khóa XIII;
- Các ban và Văn phòng Tỉnh ủy;
- UBMTTQ và các đoàn thể tỉnh;
- VP HĐND tỉnh, VP UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành thuộc tỉnh;
- TT HĐND, UBND các huyện, TX, TP;
- Đài PTTH, Báo QN, TT Thông tin;
- Lưu VT, KTNS4.

CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Đọc

 

BIỂU SỐ 01: QUY HOẠCH BA LOẠI RỪNG TỈNH QUẢNG NINH TRƯỚC RÀ SOÁT, CHỈNH

(Kèm theo Nghị Quyết số 117/2018/NQ-HĐND ngày 13/7/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh)

Đơn vị: ha

STT

Địa phương

Đất, rừng quy hoạch lâm nghiệp

Tổng diện tích

Đất, rừng Đặc dụng

Đất, rừng phòng hộ

Đất, rừng sản xuất

1

Đông Triều

19.892,5

511,4

10.373,0

9.008,1

2

Đầm Hà

23,122,8

 

7.469,6

15.653,2

3

Bình Liêu

42.493,9

 

18.473,7

24.020,2

4

Ba Chẽ

55.530,0

 

7.029,6

48.500,4

5

Cô Tô

3.011,7

 

3.011,7

 

6

Hải Hà

34.728,5

 

15.095,3

19.633,2

7

Hoành Bồ

68.126,2

15.593,8

15.328,5

37.203,9

8

Tiên Yên

53.137,8

 

9.801,2

43.336,7

9

Cẩm Phả

24.586,2

 

4.402,0

20.184,2

10

Hạ Long

12.620,3

342,9

10.485,6

1.791,8

11

Móng Cái

28.630,4

 

15.684,5

12.945,9

12

Uông Bí

15.226,1

2.622,9

1.760,4

10.842,8

13

Quảng Yên

5.579,4

33,5

3.487,1

2.058,8

14

Vân Đồn

40.291,3

5.941,8

10.851,8

23.497,7

 

Tổng cộng

426.977,1

25.046,3

133.253,8

268.677,0

 

BIỂU SỐ 02: QUY HOẠCH BA LOẠI RỪNG TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

(Kèm theo Nghị Quyết số 117/2018/NQ-HĐND ngày 13/7/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh)

STT

Địa phương

Đất, rừng quy hoạch lâm nghiệp

Tổng diện tích

Đất, rừng Đặc dụng

Đất, rừng phòng hộ

Đất, rừng sản xuất

1

Đông Triều

19.765,8

710,1

10.759,8

8.295,9

2

Đầm Hà

20.952,9

 

7.579,4

13.373,5

3

Bình Liêu

41.125,2

 

18.208,1

22.917,1

4

Ba Chẽ

56.691,2

 

7.847,2

48.844,0

5

Cô Tô

3.521,2

 

3.460,6

60,6

6

Hải Hà

33.189,1

 

15.485,3

17.703,8

7

Hoành Bồ

70.928,4

15.810,4

15.219,2

39.898,8

8

Tiên Yên

49.934,5

 

12.185,3

37.749,2

9

Cẩm Phả

24.880,2

 

7.540,5

17.339,7

10

Hạ Long

12.209,3

5.393,4

4.238,4

2.577,5

11

Móng Cái

28.835,1

 

15.696,7

13.138,4

12

Uông Bí

14.798,5

2.513,2

2.405,4

9.879,9

13

Quảng Yên

5.391,4

34,2

1.404,6

3.952,6

14

Vân Đồn

40.714,2

5.374,4

11.097,3

24.242,5

 

Tổng diện tích

422.937,0

29.835,7

133.127,8

259.973,5

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 117/2018/NQ-HĐND thông qua kết quả rà soát, điều chỉnh quy hoạch ba loại rừng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 tỉnh Quảng Ninh

  • Số hiệu: 117/2018/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 13/07/2018
  • Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ninh
  • Người ký: Nguyễn Văn Đọc
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/07/2018
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản