Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK NÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 32/2018/NQ-HĐND

Đắk Nông, ngày 14 tháng 12 năm 2018

 

NGHỊ QUYẾT

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG NGHỊ QUYẾT SỐ 06/2017/NQ-HĐND NGÀY 26 THÁNG 7 NĂM 2017 CỦA HĐND TỈNH THÔNG QUA ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH BA LOẠI RỪNG TỈNH ĐẮK NÔNG

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG
KHÓA III, KỲ HỌP THỨ 7

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

Căn cứ Nghị quyết số 134/2016/NQ-QH13 ngày 09 tháng 4 năm 2016 của Quốc hội về điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) cấp quốc gia;

Thực hiện Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) tỉnh Đắk Nông;

Xét Tờ trình số 5596/TTr-UBND ngày 06 tháng 11 năm 2018 của UBND tỉnh về việc đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị Quyết điều chỉnh, bổ sung Nghị quyết số 06/2017/NQ-HĐND ngày 26 tháng 7 năm 2017 của HĐND tỉnh thông qua điều chỉnh quy hoạch ba loại rừng tỉnh Đắk Nông; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Điều chỉnh, bổ sung Điều 1 của Nghị quyết số 06/2017/NQ-HĐND ngày 26 tháng 7 năm 2017 của HĐND tỉnh thông qua điều chỉnh quy hoạch ba loại rừng tỉnh Đắk Nông như sau:

1. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp trước khi điều chỉnh (tại Nghị quyết số 06/2017/NQ-HĐND ngày 26 tháng 7 năm 2017 của HĐND tỉnh về việc thông qua điều chỉnh quy hoạch ba loại rừng tỉnh Đắk Nông)

Tổng diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp trước điều chỉnh là 296.439,5 ha, trong đó: diện tích quy hoạch rừng đặc dụng 41.018,5 ha; diện tích quy hoạch rừng phòng hộ 62.141,2 ha; diện tích quy hoạch rừng sản xuất 193.279,8 ha, cụ thể:

Đơn vị: Ha

Loại đất, loi rừng

Diện tích quy hoạch 3 loại rừng trước điều chỉnh

Tổng diện tích

Rừng đặc dụng

Rừng phòng hộ

Rừng sản xuất

I. Đất có rừng

231.165,9

36.543,2

50.805,4

143.817,3

1. Rừng tự nhiên

219.891,0

36.405,8

49.580,4

133.904,8

2. Rừng trồng

11.275,0

137,4

1.225,1

9.912,5

II. Đất chưa có rừng

65.273,6

4.475,2

11.335,8

49.462,6

Tổng diện tích đất QH Lâm nghiệp (I+II)

296.439,5

41.018,5

62.141,2

193.279,8

2. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp sau khi điều chỉnh

a) Quy mô đất lâm nghiệp và chức năng chức năng ba loại rừng

Tổng diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp sau điều chỉnh là 293.513,4 ha, trong đó: diện tích rừng đặc dụng 41.013,2 ha, chiếm 14%; diện tích rừng phòng hộ 63.940,7 ha, chiếm 21,8 %; diện tích rừng sản xuất 188.559,5 ha, chiếm 64,2%, cụ thể tại bảng sau:

Đơn vị: ha

Loại đất, loại rừng

Diện tích quy hoạch 3 loại rừng sau điều chỉnh

Tổng diện tích đất LN

Rừng đặc dng

Rừng phòng h

Rừng sản xuất

I. Đất có rừng

224.183,6

36.588,3

49.651,4

137.943,9

- Rừng tự nhiên

209.199,5

36.378,7

48.033,1

124.787,7

- Rừng trồng

14.984,1

209,6

1.618,4

13.156,2

II. Đất chưa có rừng

69.329,8

4.424,9

14.289,3

50.615,6

Tổng diện tích đất QH Lâm nghiệp (I+II)

293.513,4

41.013,2

63.940,7

188.559,5

b) Quy mô đất lâm nghiệp và chức năng ba loại rừng phân theo đơn vị hành chính cấp huyện

Đơn vị: ha

STT

Huyện/Thị xã

Diện tích quy hoạch ba loại rừng sau khi điều chỉnh

Tổng diện tích

Rừng phòng h

Rừng đặc dụng

Rừng sản xuất

1

Đắk Glong

100.051,1

19.363,0

23.780,7

56.907,3

2

Đắk Mil

20.462,5

2.481,8

 

17.980,6

3

Đắk R'Lấp

13.791,4

12.809,3

 

982,1

4

Đắk Song

24.842,4

2.322,2

3.577,8

18.942,4

5

Cư Jút

37.074,2

1.426,3

2.979,0

32.668,9

6

Krông Nô

32.538,4

9.393,9

10.675,6

12.468,9

7

Tuy Đức

60.983,9

13.004,4

 

47.979,5

8

TX. Gia Nghĩa

3.769,6

3.139,8

 

629,9

Tổng diện tích đất LN

293.513,4

63.940,7

41.013,2

188.559,5

3. So sánh kết quả điều chỉnh, bổ sung quy hoạch ba loại rừng trước và sau khi điều chỉnh

- Tổng diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp giảm 2.926,0 ha.

- Về chức năng 3 loại rừng: Kết quả điều chỉnh diện tích đất quy hoạch rừng đặc dụng giảm 5,2 ha; diện tích đất quy hoạch rừng phòng hộ tăng 1.799,5 ha; diện tích đất quy hoạch rừng sản xuất giảm 4.720,3 ha, cụ thể tại bảng sau:

Đơn vị: Ha

Chức năng

Diện tích trước điều chỉnh

Diện tích sau điều chỉnh

Chênh lệch Tăng (+) giảm (-)

Phòng hộ

62.141,2

63.940,7

+ 1.799,5

Đặc dụng

41.018,5

41.013,2

-5,2

Sản xuất

193.279,8

188.559,5

-4.720,3

Tổng cộng

296.439,5

293.513,4

-2.926,0

4. Một số giải pháp trọng điểm thực hiện quy hoạch

a) Xây dựng kế hoạch, lộ trình và cân đối kinh phí thực hiện đóng mốc ranh giới trên thực địa đối với quy hoạch ba loại rừng theo quy định tại điểm a Khoản 3 Phần II Chương trình hành động ban hành kèm theo Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 08 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ và Thông tư số 21/2017/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 11 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

b) UBND các huyện, thị xã Gia Nghĩa phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện để phù hợp giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch 3 loại rừng, tạo sự đồng nhất trong quá trình thực hiện.

c) Công tác giao rừng, cho thuê rừng gắn với giao đất, cho thuê đất: Các địa phương hoàn thành xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện công tác giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp cho các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 285/QĐ-UBND ngày 13 tháng 02 năm 2018 của UBND tỉnh Đắk Nông phê duyệt Đề án giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2018-2020.

d) Thực hiện việc phân công, phân cấp cụ thể về trách nhiệm quản lý Nhà nước cho chính quyền cơ sở và quy định rõ trách nhiệm người đứng đầu chính quyền, cơ quan, tổ chức về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng cho Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã và chủ rừng theo quy định của Luật Lâm nghiệp năm 2017 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.

đ) Ban hành và thực hiện Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Lâm nghiệp xã trên địa bàn tỉnh để tham mưu cho UBND cấp xã thực hiện có hiệu quả chức năng quản lý Nhà nước trong lĩnh vực Lâm nghiệp trên địa bàn cấp xã.

e) Các dự án nông, lâm nghiệp khẩn trương làm thủ tục thuê rừng theo quy định, trường hợp không chấp hành thì thu hồi toàn bộ dự án, đồng thời đôn đốc, yêu cầu các doanh nghiệp, các tổ chức để mất rừng phải đền bù giá trị thiệt hại về rừng đối với diện tích rừng bị mất.

g) Giải pháp quản lý, bảo vệ rừng và đất quy hoạch lâm nghiệp

- Công tác quản lý rừng và đất lâm nghiệp: Kiện toàn và củng cố các Ban quản lý rừng, các công ty lâm nghiệp Nhà nước, sớm hoàn thành công tác sắp xếp đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động các công ty lâm nghiệp theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP của Chính phủ; tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách đối với việc khai thác, quản lý, bảo vệ và trồng rừng phòng hộ, rừng sản xuất, rừng đặc dụng theo hướng nông - lâm kết hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân và các tổ chức thực hiện.

- Công tác bảo vệ rừng: bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng tự nhiên hiện có và diện tích rừng trồng chưa thành rừng, nghiêm cấm mọi tác động bất lợi vào rừng; tiếp tục đóng cửa (không khai thác) rừng tự nhiên; xử lý nghiêm theo quy định đối với các hành vi xâm hại đến rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp.

h) Xử lý nghiêm các vi phạm quản lý, bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp

- Áp dụng các chế tài xử lý, quy định hiện hành của pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng, về đất đai xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp. Trường hợp vi phạm hình sự thì cơ quan công an điều tra, xử lý nghiêm theo quy định.

- Tiếp tục thực hiện nghiêm quy định về trách nhiệm và xử lý trách nhiệm các chủ rừng, các cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm quản lý rừng, bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh (quy định tại Quyết định số 44/2016/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2016 của UBND tỉnh).

i) Giải pháp xử lý diện tích đất lâm nghiệp bị lấn chiếm trái phép

- Đối với diện tích đất thuộc các đơn vị chủ rừng là các Công ty lâm nghiệp, các Ban quản lý rừng, các tổ chức khác đang bị lấn chiếm trái phép thì thu hồi, giải tỏa để đảm bảo kế hoạch quản lý, bảo vệ và phát triển rừng hoặc kinh doanh rừng của đơn vị; một số trường hợp cụ thể xem xét các hình thức liên kết quản lý hoặc sản xuất có sự tham gia của người dân để mang lại hiệu quả và quản lý rừng bền vững.

- Đối với diện tích các địa phương quản lý: những diện tích này chưa giao cho các chủ thể quản lý cụ thể, cần xây dựng phương án giao đất, thuê đất, giao rừng, thuê rừng cho tổ chức, cộng đồng hoặc người dân địa phương. Đối với những diện tích lấn chiếm trái phép sau ngày 01 tháng 7 năm 2014 cần xử lý nghiêm theo quy định pháp luật, thu hồi đất lâm nghiệp để phát triển rừng.

k) Giải pháp cơ chế, chính sách, nguồn vốn, khoa học và công nghệ

- Tập trung triển khai hiệu quả các quy định của Nhà nước có liên quan đến hỗ trợ từ ngân sách cho bảo vệ rừng, trồng rừng theo quy định tại Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ; chính sách hỗ trợ trồng rừng thay thế.

- Huy động tổng hợp, kết hợp lồng ghép các nguồn vốn tập trung đầu tư những vùng trọng điểm.

- Ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ viễn thám trong quản lý, bảo vệ rừng, theo dõi cập nhật diễn biến rừng, phát hiện sớm mất rừng và suy thoái rừng.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết và định kỳ hàng năm báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh về kết quả thực hiện.

2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và các Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

3. Các nội dung khác của Nghị quyết số 06/2017/NQ-HĐND ngày 26 tháng 7 năm 2017 của HĐND tỉnh thông qua điều chỉnh quy hoạch ba loại rừng tỉnh Đắk Nông không thuộc nội dung điều chỉnh tại Nghị quyết này vẫn còn hiệu lực thi hành.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Nông Khóa III, Kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 12 năm 2018 và có hiệu lực từ ngày 26 tháng 12 năm 2018./.

 


Nơi nhận:
- UBTVQH, Chính phủ;
- Ban Công tác đại biểu;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Cục Kiểm tra VB QPPL - Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND, UBND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh; Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Các Ban đảng Tỉnh ủy, Trường Chính trị tỉnh;
- Các Ban của HĐND tỉnh;
- Các đại biểu HĐND tỉnh;
- Văn phòng: Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh;
- Các Sở, Ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- HĐND, UBND các huyện, thị xã;
- Báo Đắk Nông, Đài PT-TH tỉnh;
- Cổng TTĐT tỉnh, Công báo Đắk Nông;
- Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh;
- Lưu: VT, TH, TT-DN, HC-TC-QT, HSKH

CHỦ TỊCH




Lê Diễn

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 32/2018/NQ-HĐND điều chỉnh, bổ sung Nghị quyết 06/2017/NQ-HĐND thông qua điều chỉnh quy hoạch ba loại rừng tỉnh Đắk Nông

  • Số hiệu: 32/2018/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 14/12/2018
  • Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Nông
  • Người ký: Lê Diễn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 26/12/2018
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản