Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 92/NQ-HĐND | Sơn La, ngày 19 tháng 7 năm 2018 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ QUY HOẠCH 03 LOẠI RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
KHÓA XIV, KỲ HỌP THỨ SÁU
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015; Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015; Luật Lâm nghiệp năm 2017; Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 08/8/2017 của Chính phủ về ban hành chương trình hành động của chính phủ thực hiện chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư trung ương đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng; Thông tư số 21/2017/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2017 của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn về hướng dẫn thực hiện Quyết định số 886/QĐ-TTg ngày 16/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 - 2020;
Trên cơ sở Báo cáo số 134/BC-ĐGS ngày 10/7/2018 của Đoàn giám sát về việc quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch và quản lý quy hoạch 3 loại rừng trên địa bàn tỉnh và ý kiến thảo luận tại Kỳ họp;
QUYẾT NGHỊ
Điều 1. HĐND tỉnh tán thành nội dung Báo cáo kết quả giám sát về việc quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch và quản lý quy hoạch 3 loại rừng trên địa bàn tỉnh và nhấn mạnh một số nội dung chủ yếu sau:
Trong những năm qua, UBND các cấp và các sở, ngành có liên quan đã kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo và triển khai thực hiện việc rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất); tổ chức thực hiện bàn giao diện tích rừng và thực trạng rừng cho UBND cấp huyện, cấp xã quản lý; tổ chức rà soát sắp xếp lại các lâm trường quốc doanh gắn với việc rà soát lại đất đai; kịp thời trình cấp có thẩm quyền cho phép điều chỉnh cục bộ quy hoạch 3 loại rừng để chuyển đổi mục đích sử dụng để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; hàng năm đã cấn đối bố trí đủ kinh phí cho công tác bảo vệ và phát triển rừng.... Kết quả, trong 10 năm (từ năm 2007 đến năm 2017) diện tích rừng tăng 57.709,2 ha (bình quân tăng 5.770,9 ha/năm); độ che phủ rừng đến hết năm 2017 đạt 42,72%.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình quản lý quy hoạch 03 loại rừng trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, như: Chất lượng lập và đề nghị điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng chưa cao, thiếu tầm nhìn, chồng chéo, chưa dự báo và tính toán đầy đủ nhu cầu sử dụng đất của các ngành, địa phương, lĩnh vực dẫn đến phải điều chỉnh cục bộ quy hoạch 3 loại rừng nhiều lần để thực hiện các dự án; việc giao đất, giao rừng giai đoạn 2001 - 2006 chưa chính xác vì không thực hiện đo đạc địa chính chính quy; chưa thực hiện chỉnh lý biến động trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp của các hộ gia đình sau điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng; tiến độ thực hiện cắm mốc ranh giới 3 loại rừng trên thực địa còn chậm, chưa chủ động tuyên truyền vận động các chủ rừng là cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng tự bỏ kinh phí để đóng mốc ranh giới đối với diện tích rừng sản xuất và diện tích rừng phòng hộ theo quy định; chưa có phương án xử lý dứt điểm tình trạng người dân sinh sống trong vùng quy hoạch rừng đặc dụng...
Điều 2. HĐND tỉnh đề nghị UBND tỉnh tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau:
1. Xây dựng kế hoạch, lộ trình và cân đối kinh phí để thực hiện đóng mốc ranh giới trên thực địa đối với quy hoạch 3 loại rừng theo quy định tại Điểm a, Khoản 3 Phần II Chương trình hành động ban hành kèm theo Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 08/8/2017 của Chính phủ và Thông tư 21/2017/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2017 của Bộ Nông nghiệp; phấn đấu hoàn thành vào năm 2020.
2. Xây dựng kế hoạch, lộ trình và cân đối nguồn kinh phí thực hiện điều tra, đo đạc lập bản đồ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu để cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rừng cho các chủ rừng theo quy định tại Điểm a, khoản 3 phần II Chương trình hành động ban hành kèm theo Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 08/8/2017của Chính phủ; phấn đấu hoàn thành vào năm 2020.
3. Tập trung triển khai thực hiện cơ chế hỗ trợ trồng rừng sau đầu tư theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp.
4. Tổ chức rà soát, thu hồi đất rừng sản xuất của các chủ rừng là cộng đồng, hiện đang quản lý kém hiệu quả, không đúng mục đích để giao cho các huyện, thành phố quản lý, tạo quỹ đất phục vụ các dự án phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn. Trước mắt, trong quý III/2018 chỉ đạo UBND huyện Quỳnh Nhai chủ trì phối hợp với Sở Tài nguyên và môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch thực hiện thí điểm việc tổ chức khảo sát đánh giá các diện tích rừng và đất lâm nghiệp (đặc biệt là đất trống nằm trong quy hoạch 3 loại rừng) sử dụng kém hiệu quả để tiến hành thu hồi, giao lại cho các tổ chức, đơn vị có khả năng khai thác tiềm lực từ đất rừng và tạo nguồn quỹ đất sẵn sàng cho các nhà đầu tư vào phát triển lâm nghiệp tại địa phương; cuối năm 2019 tổ chức sơ kết rút kinh nghiệm, xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện trên địa bàn tất cả các huyện, thành phố.
5. Thực hiện thí điểm cơ chế giao cho Ban quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên thực hiện Đề án nâng cao hiệu quả công tác Quản lý bảo vệ rừng theo hướng cho phép mở rộng tự chủ về tổ chức và tài chính, được liên kết và khai thác tiềm năng từ rừng gắn với bảo vệ và phát triển rừng theo quy định của pháp luật; trước mắt tổ chức làm điểm tại Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha. Cuối năm 2020, tổ chức sơ kết rút kinh nghiệm, xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện tại các Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ còn lại.
6. Ban hành Quyết định phân công, phân cấp cụ thể về trách nhiệm quản lý Nhà nước cho chính quyền cơ sở và quy định rõ trách nhiệm người đứng đầu chính quyền, cơ quan, tổ chức về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, trong đó thể hiện việc bàn giao và giao rõ trách nhiệm quản lý về rừng và đất lâm nghiệp cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và chủ rừng theo quy định của Luật Lâm nghiệp năm 2017 có hiệu lực từ 01/01/2019; hoàn thành trước ngày 01/01/2019.
7. Ban hành văn bản hướng dẫn thành lập Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp xã theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg; hoàn thành trước ngày 01/01/2019.
8. Cân đối nguồn kinh phí địa phương để chi trả tiền hỗ trợ 100.000 đồng/ha/năm đối với diện tích rừng UBND cấp xã được giao trực tiếp quản lý theo quy định tại Khoản 1, Điều 3 Quyết định 07/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; phấn đấu hoàn thành trong quý III/2018.
9. Xây dựng kế hoạch, tổ chức giao đất, cho thuê đất đối với 51.581 ha đất lâm nghiệp UBND cấp xã đang quản lý (giao cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp quản lý) theo quy định tại Điểm a, Khoản 3 Mục II Chương trình hành động ban hành kèm theo Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 08/8/2017 của Chính phủ; phấn đấu hoàn thành trong quý IV/2018.
10. Đôn đốc 6 chủ đầu tư nộp đủ số tiền còn nợ tiền trồng rừng thay thế vào ngân sách nhà nước, tổng số tiền 17.415 triệu đồng; 16 chủ đầu tư thực hiện trồng 504,9 ha rừng thay thế theo đúng quy định của pháp luật hiện hành; phấn đấu hoàn thành trong quý III/2018.
11. Chỉ đạo hoàn tất thủ tục, hồ sơ để quyết định đóng, mở cửa rừng tự nhiên theo quy định tại Mục 4 Luật Lâm nghiệp năm 2017 có hiệu lực từ ngày 01/01/2019.
12. Chỉ đạo UBND cấp huyện:
12.1. Hoàn tất các thủ tục để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho các hộ dân đã được điều chỉnh không còn nằm trong quy hoạch các khu rừng đặc dụng, phấn đấu hoàn thành vào quý III/2018; xây dựng kế hoạch và đề xuất cân đối nguồn kinh phí để di chuyển các hộ dân sinh sống trong vùng quy hoạch các khu rừng đặc dụng ra khỏi vùng quy hoạch; phấn đấu hoàn thành vào quý IV/2019.
12.2. Thực hiện công bố công khai và tích cực truyên truyền vận động người dân thực quy hoạch 3 loại rừng giai đoạn 2018-2020 và định hướng đến năm 2030 đã được phê duyệt; phấn đấu hoàn thành vào quý III/2018.
12.3. Tiếp tục phân bổ đủ kinh phí để hoàn thiện việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch 03 loại rừng giai đoạn 2017-2025 và định hướng đến năm 2030, phấn đấu hoàn thành vào quý IV/2018.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
1. UBND tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết.
2. Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, các tổ đại biểu và đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này được HĐND tỉnh khóa XIV, kỳ họp lần thứ sáu thông qua ngày 18 tháng 7 năm 2018 và có hiệu lực thi hành từ ngày thông qua./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
- 1Nghị quyết 117/2018/NQ-HĐND thông qua kết quả rà soát, điều chỉnh quy hoạch ba loại rừng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 tỉnh Quảng Ninh
- 2Quyết định 459/QĐ-UBND năm 2018 về Chương trình hành động của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 3Nghị quyết 14/NQ-HĐND năm 2018 về điều chỉnh Quy hoạch đất lâm nghiệp và 3 loại rừng giai đoạn 2016-2025 tỉnh Hà Giang
- 4Quyết định 1836/QĐ-UBND năm 2020 về Đề án “Tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp; khôi phục và phát triển rừng tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030”
- 1Quyết định 07/2012/QĐ-TTg về chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015
- 4Quyết định 38/2016/QĐ-TTg về chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Thông tư 21/2017/TT-BNNPTNT về hướng dẫn thực hiện Quyết định 886/QĐ-TTg về Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Nghị quyết 71/NQ-CP năm 2017 về Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng do Chính phủ ban hành
- 7Luật Lâm nghiệp 2017
- 8Nghị quyết 117/2018/NQ-HĐND thông qua kết quả rà soát, điều chỉnh quy hoạch ba loại rừng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 tỉnh Quảng Ninh
- 9Quyết định 459/QĐ-UBND năm 2018 về Chương trình hành động của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 10Nghị quyết 14/NQ-HĐND năm 2018 về điều chỉnh Quy hoạch đất lâm nghiệp và 3 loại rừng giai đoạn 2016-2025 tỉnh Hà Giang
- 11Quyết định 1836/QĐ-UBND năm 2020 về Đề án “Tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp; khôi phục và phát triển rừng tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030”
Nghị quyết 92/NQ-HĐND năm 2018 về giải pháp quản lý quy hoạch 3 loại rừng trên địa bàn tỉnh Sơn La
- Số hiệu: 92/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 19/07/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La
- Người ký: Hoàng Văn Chất
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra