CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 49/1998/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 13 tháng 7 năm 1998 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 23 tháng 6 năm 1994 về việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982;
Căn cứ Pháp lệnh Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản ngày 25 tháng 4 năm 1989;
Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 6 tháng 7 năm 1995;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thủy sản,
NGHỊ ĐỊNH:
Bộ Thủy sản giúp Thủ tướng Chính phủ thực hiện việc quản lý thống nhất các hoạt động nghề cá của người và phương tiện nước ngoài trong các vùng biển của Việt Nam.
Các tàu không phải là tàu khai thác hải sản và các tàu không tham gia hoạt động nghề cá ra vào các cảng quốc gia theo quy định của Bộ luật Hàng hải để thực hiện các hợp đồng thương mại về xuất, nhập khẩu (kể cả hàng hóa là hải sản) thì không thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị định này.
Điều 5. Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.'' Chủ phương tiện'' là chủ sở hữu, hoặc thuyền trưởng, người quản lý phương tiện;
2. ''Vùng biển của Việt Nam'' là các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Tuyên bố ngày 12 tháng 5 năm 1977 của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Công ước năm 1982 của Liên Hợp quốc về Luật Biển được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê chuẩn ngày 23 tháng 6 năm 1994 bao gồm: Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
3. ''Người nước ngoài'' là người không mang quốc tịch Việt Nam.
4. ''Phương tiện hoạt động nghề cá nước ngoài'' bao gồm: tàu, thuyền, các phương tiện di động và không di động trên biển không đăng ký quốc tịch Việt Nam.
HOẠT ĐỘNG NGHỀ CÁ TRONG CÁC VÙNG BIỂN CỦA VIỆT NAM
Trường hợp Giấy đăng ký hết thời hạn trước thời hạn của giấy phép, có thể xin gia hạn Giấy đăng ký. Mọi thay đổi về nội dung của Giấy đăng ký phải được Bộ Thủy sản Việt Nam chấp thuận.
Khi cấp Giấy đăng ký, Bộ Thủy sản Việt Nam được phép thu một khoản lệ phí, theo quy định hiện hành về phí và lệ phí.
Điều 8. Giấy đăng ký mất giá trị trong các trường hợp sau đây:
1.Các giấy phép bị đình chỉ hoặc bị hủy bỏ;
2. Giấy đăng ký hết thời hạn hoặc bị sửa chữa, tẩy xóa, rách nát;
3. Giấy đăng ký bị tạm đình chỉ, đình chỉ hoặc thu hồi;
4. Sử dụng Giấy đăng ký không đúng với phương tiện, người trên phương tiện hoặc nội dung ghi trong Giấy đăng ký đã cấp.
1. Tên, ký hiệu và số đăng ký của phương tiện;
2. Những đặc điểm chủ yếu về nhận dạng phương tiện;
3. Bản sao Giấy đăng ký đã được cấp.
1. Tên, ký hiệu, số đăng ký của phương tiện phải ghi rõ ràng và đúng với nội dung Giấy đăng ký.
2. Phải thường xuyên có các giấy tờ (bản chính) sau đây:
a) Giấy đăng ký hoạt động nghề cá;
b) Giấy đăng ký và đăng kiểm của phương tiện;
c) Giấy tờ tùy thân của từng người đi trên phương tiện.
3. Tiến hành hoạt động theo đúng nội dung Giấy đăng ký đã cấp; nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật Việt Nam và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của Bộ Thủy sản Việt Nam;
5. Tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên lực lượng kiểm soát trên biển của Việt Nam thi hành công vụ.
Nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của các lực lượng này thực hiện theo các quy định của pháp luật.
Trong khi làm nhiệm vụ, lực lượng kiểm soát trên biển của Việt Nam phải mang sắc phục, huy hiệu, phù hiệu, biển hiệu chuyên ngành theo quy định. Phương tiện của lực lượng kiểm soát trên biển của Việt Nam phải treo quốc kỳ Việt Nam, cờ hiệu, biển hiệu, ký hiệu chuyên ngành được sơn và đặt ở nơi dễ nhận biết.
1. Phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng đối với chủ phương tiện.
Ngoài phạt tiền còn bị tịch thu toàn bộ hải sản, ngư cụ và các dụng cụ khác sử dụng trong hoạt động đánh bắt hải sản trái phép.
2. Nếu vi phạm nghiêm trọng thì người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại cho nguồn lợi thủy sản hoặc làm ô nhiễm môi trường thì phải bồi thường giá trị thiệt hại đó.
1. Đối với hành vi hoạt động sai khu vực, sử dụng Giấy đăng ký quá thời hạn, sử dụng loại nghề và công cụ không đúng quy định đã ghi trong Giấy đăng ký thì bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 50 triệu đồng;
2. Đối với hành vi sử dụng chất nổ, hóa chất độc, xung điện hoặc tàng trữ các ngư cụ không được phép sử dụng để khai thác hải sản thì bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng;
3. Đối với hành vi khai thác các đối tượng hải sản trong danh mục Nhà nước Việt Nam quy định cấm khai thác thì bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 70 triệu đồng;
4. Đối với hành vi phá hoặc làm thay đổi nơi cư trú, sinh sống của các loài hải sản thì bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 50 triệu đồng;
5. Đối với hành vi gây ô nhiễm vùng nước sinh sống của các loài hải sản thì bị phạt tiền 10 triệu đồng với vùng nước nhỏ hơn 01 ha và từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng/1 ha với vùng nước từ 01 ha trở lên;
6. Đối với hành vi vi phạm các quy định về nuôi trồng thủy sản; sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu giống, thức ăn cho thủy sản không đúng quy định, không thực hiện việc phòng dịch bệnh, kiểm tra vệ sinh thú y và kiểm dịch thủy sản theo quy định thì bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 20 triệu đồng;
7. Đối với các hành vi cố ý gây cản trở hoặc không tuân theo sự hướng dẫn của nhân viên lực lượng kiểm soát trên biển của Việt Nam đang thi hành công vụ thì bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 20 triệu đồng;
8. Các hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 của Điều này ngoài mức phạt tiền, còn bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức phạt bổ sung như tịch thu toàn bộ hải sản, tịch thu ngư cụ, công cụ dùng trong hoạt động vi phạm; đồng thời căn cứ vào từng loại hành vi vi phạm cụ thể mà đình chỉ hoặc tạm đình chỉ Giấy đăng ký của phương tiện vi phạm từ 3 đến 6 tháng. Nếu vi phạm nghiêm trọng thì người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo pháp luật Việt Nam.
2. Phương tiện, ngư cụ, hải sản bị tịch thu được tổ chức bán đấu giá theo quy định của pháp luật Việt Nam. Toàn bộ tiền thu từ bán đấu giá và tiền phạt, tiền bồi thường phải nộp vào Ngân sách Nhà nước. Chế độ thu, nộp khoản tiền này và việc trích thưởng người có công bắt giữ, thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về thu, quản lý và sử dụng tiền phạt trong việc xử lý vi phạm hành chính.
3. Tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại có thể thu bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi, được quy đổi từ mức phạt bằng tiền Việt Nam, theo tỷ giá Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm thu tiền phạt.
1. Bộ Thủy sản:
a) Giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan trong lĩnh vực hoạt động nghề cá của người và phương tiện nước ngoài trong vùng biển của Việt Nam theo quy định của pháp luật;
c) Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ hoặc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đình chỉ hoặc thu hồi giấy phép quy định tại
2. Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan tới lĩnh vực hoạt động nghề cá của người và phương tiện nước ngoài trong vùng biển của Việt Nam theo thẩm quyền được pháp luật quy định;
b) Ra quyết định xử phạt hoặc xử lý các trường hợp vi phạm các quy định của Nghị định này;
c) Đề nghị Bộ Thủy sản tạm thời đình chỉ, đình chỉ hoặc thu hồi Giấy đăng ký;
d) Tổ chức việc thu tiền phạt, tiền bồi thường; tổ chức việc tạm giữ và trao trả người, phương tiện nước ngoài theo quy định của pháp luật.
3. Lực lượng kiểm soát trên biển:
a) Bắt giữ, lập biên bản và áp giải phương tiện nước ngoài và người trên phương tiện vi phạm các quy định của Nghị định này và các quy định pháp luật khác của Việt Nam để giao cho cơ quan có thẩm quyền xử lý;
b) Xử lý các vụ vi phạm theo thẩm quyền đã được quy định.
Điều 20. Trong trường hợp phương tiện và người nước ngoài bị tạm giữ:
1. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải thông báo ngay sau khi bắt giữ cho Bộ Ngoại giao và Bộ Thủy sản để phối hợp xử lý;
2. Chủ phương tiện phải chịu mọi chi phí liên quan đến việc bảo quản phương tiện, chi phí ăn, ở và hồi hương cho những người vi phạm trong thời gian bị tạm giữ ở Việt Nam;
3. Phương tiện và các trang thiết bị bị tạm giữ được giữ nguyên trạng như đã ghi trong hồ sơ, biên bản bắt giữ và bàn giao. Trường hợp để mất hoặc gây hư hỏng thì người có trách nhiệm tạm giữ phải bồi thường.
Phan Văn Khải (Đã ký) |
- 1Pháp lệnh Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản năm 1989 do Hội đồng Nhà nước ban hành
- 2Nghị định 437-HĐBT năm 1990 về quy chế hoạt động nghề cá của người và phương tiện nước ngoài trong vùng biển nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 3Luật Tổ chức Chính phủ 1992
- 4Nghị quyết về việc phê chuẩn công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 do Quốc hội ban hành
- 5Thông tư 03/1998/TT-BTS hướng dẫn Nghị định 49/1998/NĐ-CP về quản lý hoạt động nghề cá của người và phương tiện nước ngoài trong các vùng biển của Việt Nam do Bộ Thủy sản ban hành
Nghị định 49/1998/NĐ-CP về việc quản lý hoạt động nghề cá của người và phương tiện nước ngoài trong các vùng biển của Việt Nam
- Số hiệu: 49/1998/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 13/07/1998
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: 31/08/1998
- Số công báo: Số 24
- Ngày hiệu lực: 28/07/1998
- Ngày hết hiệu lực: 14/12/2004
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực