Hệ thống pháp luật

Điều 11 Nghị định 158/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động vận tải đường bộ

Điều 11. Quy định về công tác bảo đảm an toàn trong hoạt động vận tải bằng xe ô tô, bằng xe bốn bánh có gắn động cơ

1. Đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, bằng xe bốn bánh có gắn động cơ phải có bộ phận quản lý an toàn, xây dựng và thực hiện bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động vận tải đáp ứng yêu cầu sau:

a) Có người trực tiếp điều hành vận tải theo quy định tại khoản 2 Điều này và có nhân sự thực hiện theo dõi, giám sát hoạt động của lái xe, phương tiện trong suốt quá trình tham gia kinh doanh vận tải;

b) Xây dựng và thực hiện các nhiệm vụ bảo đảm an toàn giao thông theo quy định tại điều này;

c) Giao nhiệm vụ cho lái xe; chỉ sử dụng lái xe điều khiển phương tiện kinh doanh vận tải có Giấy phép lái xe phù hợp loại xe theo quy định tại Điều 57 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và lái xe đã được cấp Giấy chứng nhận hoàn thành tập huấn nghiệp vụ vận tải.

2. Người trực tiếp điều hành vận tải của đơn vị kinh doanh vận tải phải bảo đảm các yêu cầu như sau:

a) Đối với đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt, bằng xe taxi và các đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa sử dụng xe ô tô kéo rơ moóc, xe ô tô đầu kéo kéo theo sơ mi rơ moóc phải có trình độ chuyên môn về vận tải (có chứng chỉ sơ cấp chuyên ngành vận tải hoặc có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành vận tải hoặc đường bộ trở lên);

b) Đối với đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa (không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản này) đáp ứng yêu cầu tại điểm a khoản này hoặc phải có kinh nghiệm làm việc tại đơn vị kinh doanh vận tải tối thiểu từ 03 năm trở lên hoặc là chủ hộ kinh doanh vận tải của đơn vị kinh doanh vận tải hoặc là người đại diện pháp luật của đơn vị kinh doanh vận tải;

c) Bảo đảm về thời gian làm việc tại đơn vị kinh doanh vận tải theo quy định của pháp luật về lao động và phù hợp với thời gian hoạt động kinh doanh của đơn vị mình.

3. Bộ phận quản lý an toàn tại đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, bằng xe bốn bánh có gắn động cơ trước khi giao nhiệm vụ vận chuyển mới cho người lái xe phải thực hiện các nhiệm vụ sau:

a) Tổng hợp, phân tích các dữ liệu về hoạt động của từng phương tiện trong quá trình thực hiện nhiệm vụ vận chuyển thông qua thiết bị giám sát hành trình, thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe (áp dụng đối với phương tiện thuộc đối tượng phải lắp) để chấn chỉnh, nhắc nhở và xử lý các trường hợp vi phạm;

b) Tiếp nhận và giải quyết các đề xuất, phản ánh của người lái xe về các vấn đề liên quan đến an toàn giao thông;

c) Phối hợp với bộ phận khác của đơn vị để bố trí xe và người lái xe thực hiện nhiệm vụ vận chuyển, bảo đảm thời gian lái xe liên tục, thời gian lái xe trong một ngày, trong một tuần, thời gian nghỉ ngơi của người lái xe theo quy định tại Điều 64 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

4. Trước khi thực hiện nhiệm vụ vận chuyển, bộ phận quản lý an toàn hoặc người trực tiếp điều hành vận tải hoặc cán bộ quản lý do đơn vị phân công và người lái xe phải thực hiện các nội dung công việc (riêng đối với hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe taxi thực hiện theo kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị):

a) Kiểm tra Giấy phép lái xe của người lái xe; giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; giấy chứng nhận đăng ký xe; lệnh vận chuyển đối với hoạt động vận chuyển hành khách theo tuyến cố định, xe buýt; hợp đồng vận tải đối với hoạt động vận chuyển hành khách theo hợp đồng; giấy vận tải đối với hoạt động vận tải hàng hóa;

b) Thông báo trực tiếp hoặc qua phần mềm của đơn vị kinh doanh vận tải cho người lái xe các yêu cầu vận chuyển của khách hàng;

c) Kiểm tra nồng độ cồn, chất ma túy đối với người lái xe (nếu đơn vị có trang bị thiết bị, dụng cụ kiểm tra).

5. Sau khi được giao nhiệm vụ và trước khi cho xe khởi hành, người lái xe được giao nhiệm vụ vận chuyển phải thực hiện kiểm tra bảo đảm tình trạng an toàn kỹ thuật của phương tiện tối thiểu các nội dung chính gồm: kiểm tra thiết bị giám sát hành trình, thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe lắp trên xe (đối với những xe bắt buộc phải lắp theo quy định) bảo đảm tình trạng hoạt động tốt; kiểm tra hệ thống lái; kiểm tra các bánh xe; kiểm tra hệ thống phanh; hệ thống đèn, còi; thông tin niêm yết trên xe.

6. Trước khi cho xe khởi hành thực hiện nhiệm vụ vận chuyển, người lái xe nhận nhiệm vụ phải sử dụng thẻ nhận dạng người lái xe của mình để đăng nhập thông tin qua đầu đọc thẻ của thiết bị giám sát hành trình của xe.

7. Khi xe đang hoạt động trên đường

a) Bộ phận quản lý an toàn giao thông hoặc người được giao nhiệm vụ quản lý an toàn giao thông trong đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện các nhiệm vụ: thông qua dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình, khi phát hiện lái xe vi phạm quá thời gian lái xe liên tục, quá thời gian lái xe trong ngày, chạy sai hành trình, thiết bị giám sát hành trình không hoạt động thì kịp thời thông tin cho lái xe yêu cầu điều chỉnh, kịp thời khắc phục các sai phạm;

b) Người lái xe phải chấp hành nghiêm các quy định về an toàn giao thông trong quá trình điều khiển phương tiện để vận chuyển hành khách, hàng hóa, chấp hành quy định về thời gian lái xe liên tục, thời gian lái xe trong một ngày, trong một tuần, quy định về tốc độ, hành trình chạy xe, thiết bị giám sát hành trình, thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe (đối với loại phương tiện phải lắp) bảo đảm luôn hoạt động; báo cáo ngay thời gian, địa điểm và nguyên nhân khi xảy ra sự cố mất an toàn giao thông để đơn vị có biện pháp xử lý kịp thời.

8. Khi người lái xe kết thúc nhiệm vụ được giao hoặc kết thúc ca làm việc

a) Bộ phận quản lý an toàn hoặc người trực tiếp điều hành vận tải hoặc cán bộ quản lý do đơn vị phân công phải thực hiện các nhiệm vụ: thống kê quãng đường phương tiện đã thực hiện làm căn cứ lập kế hoạch và thực hiện chế độ bảo dưng, sửa chữa phương tiện bảo đảm theo đúng chu kỳ bảo dưỡng định kỳ; thống kê và theo dõi kết quả bảo dưỡng, sửa chữa của từng phương tiện; thống kê các lỗi vi phạm về tốc độ xe chạy, vi phạm về thời gian người lái xe liên tục, thời gian lái xe trong một ngày, trong một tuần, hoạt động sai hành trình vận chuyển, dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình, thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe (đối với loại phương tiện phải lắp) bị gián đoạn; báo cáo lãnh đạo đơn vị xử lý theo quy chế; tổng hợp các sự cố mất an toàn giao thông trong quá trình xe hoạt động kinh doanh vận tải trên đường;

b) Người lái xe phải thực hiện các nhiệm vụ: sử dụng thẻ nhận dạng người lái xe của mình để đăng xuất thông tin qua đầu đọc thẻ của thiết bị giám sát hành trình của xe; sau khi kết thúc hành trình hoặc kết thúc ca làm việc, trước khi rời khỏi xe, người lái xe phải kiểm tra khoang hành khách để bảo đảm không còn hành khách ở trên xe (áp dụng đối với xe kinh doanh vận tải hành khách).

9. Theo định kỳ tháng, quý, năm, bộ phận (cán bộ quản lý do đơn vị phân công) quản lý an toàn phải thực hiện các nhiệm vụ sau:

a) Thống kê số vụ, nguyên nhân, mức độ tai nạn giao thông đã xảy ra của từng người lái xe và của toàn đơn vị;

b) Xây dựng và thực hiện phương án xử lý khi xảy ra sự cố gây mất an toàn giao thông trong quá trình kinh doanh vận ti;

c) Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm đối với toàn bộ người lái xe của đơn vị sau khi xảy ra tai nạn giao thông từ nghiêm trọng trở lên trong quá trình kinh doanh vận tải;

d) Phối hợp với các bộ phận nghiệp vụ của đơn vị để tổ chức tập huấn nghiệp vụ vận tải cho toàn bộ người lái xe của đơn vị theo quy định;

đ) Lưu trữ hồ sơ, sổ sách ghi chép bằng bản giấy hoặc lưu trên phần mềm kết quả thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại khoản 2, khoản 3, và điểm a khoản 7 Điều này. Thời gian lưu trữ tối thiểu 03 năm.

10. Đơn vị hoạt động vận tải nội bộ phải theo dõi, tổng hợp hoạt động của lái xe, xe ô tô, xe bốn bánh có gắn động cơ trong quá trình vận tải cán bộ, công nhân viên, người lao động hoặc trẻ em mầm non, học sinh, sinh viên; vận tải sản phẩm, hàng hóa hoặc trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu, nhiên liệu để phục vụ quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ của đơn vị vận tải nội bộ.

Đơn vị vận tải nội bộ, người lái xe phải bảo đảm tối thiểu công tác quản lý an toàn giao thông trong hoạt động vận tải nội bộ bằng xe ô tô, bằng xe bốn bánh có gắn động cơ theo các nội dung quy định sau:

a) Quy định tại điểm c khoản 3, điểm c khoản 4 Điều này;

b) Kiểm tra giấy phép lái xe của người lái xe; giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; giấy chứng nhận đăng ký xe;

c) Sau khi được giao nhiệm vụ và trước khi cho xe khởi hành, người lái xe được giao nhiệm vụ vận chuyển phải thực hiện kiểm tra bảo đảm tình trạng an toàn kỹ thuật của phương tiện; kiểm tra hệ thống lái; kiểm tra các bánh xe; kiểm tra hệ thống phanh; hệ thống đèn, còi; thông tin niêm yết trên xe. Khi xe đang hoạt động trên đường, người lái xe phải chấp hành nghiêm các quy định về an toàn giao thông trong quá trình điều khiển phương tiện để vận chuyển hành khách, hàng hóa, chấp hành quy định về thời gian lái xe liên tục, thời gian lái xe trong một ngày, trong một tuần, quy định về tốc độ, hành trình chạy xe; báo cáo ngay thời gian, địa điểm và nguyên nhân khi xảy ra sự cố mất an toàn giao thông để đơn vị có biện pháp xử lý kịp thời. Sau khi kết thúc hành trình hoặc kết thúc ca làm việc, trước khi rời khỏi xe, người lái xe phải kiểm tra khoang hành khách để bảo đảm không còn hành khách ở trên xe (áp dụng đối với xe kinh doanh vận tải hành khách);

d) Đơn vị vận tải nội bộ phải thực hiện: theo dõi, tổng hợp quá trình hoạt động thực hiện nhiệm vụ vận chuyển của phương tiện và người lái xe; thực hiện nhắc nhở, chấn chỉnh khi xảy ra các sự cố gây mất an toàn giao thông; thực hiện thống kê quãng đường phương tiện đã thực hiện làm căn cứ lập kế hoạch và thực hiện chế độ bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện bảo đảm theo đúng chu kỳ bảo dưỡng định kỳ; thống kê và theo dõi kết quả bảo dưỡng, sửa chữa của từng phương tiện; tổng hợp các sự cố mất an toàn giao thông trong quá trình xe hoạt động vận tải trên đường.

11. Đơn vị kinh doanh dịch vụ bến xe khách, bến xe hàng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ quy định tại khoản 2 Điều 72 Luật Đường bộ; xây dựng, thực hiện quy trình xe ra, vào bến bảo đảm an toàn cho phương tiện hoạt động trong bến xe.

12. Đơn vị kinh doanh vận tải

a) Sử dụng xe ô tô, xe bốn bánh có gắn động cơ tham gia kinh doanh vận tải phải đáp ứng các điều kiện tham gia giao thông theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 35, khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 40 của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; phải có dây an toàn tại các vị trí ghế ngồi, giường nằm (trừ xe buýt nội tỉnh), có hướng dẫn cho hành khách về an toàn giao thông và thoát hiểm khi xảy ra sự cố trên xe;

b) Không sử dụng xe ô tô khách có giường nằm hai tầng để hoạt động trên các tuyến đường cp V và cp VI miền núi;

c) Sử dụng lái xe kinh doanh vận tải phải có ít nhất 02 năm kinh nghiệm điều khiển xe ô tô khách có trọng tải thiết kế trên 29 chỗ (không kchỗ của người lái xe) để điều khiển xe ô tô khách có giường nằm hai tầng;

d) Lập, cập nhật đầy đủ các nội dung quy định về quá trình hoạt động của xe ô tô, xe bốn bánh có gắn động cơ và lái xe thuộc đơn vị vào lý lịch phương tiện, lý lịch hành nghề lái xe;

đ) Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, lái xe, nhân viên phục vụ trên xe (nếu có) khi nhận hàng hóa ký gửi xe ô tô (người gửi hàng hóa không đi theo xe) phải thực hiện theo quy định tại Điều 68 Luật Đường bộ.

13. Thời gian nghỉ giữa 2 lần lái xe liên tục như sau:

a) Đối với lái xe ô tô taxi, xe ô tô buýt nội tỉnh tối thiểu là 05 phút;

b) Đối với lái xe ô tô vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt liên tỉnh, xe ô tô vận tải hành khách theo hợp đồng, xe ô tô vận tải hàng hóa tối thiểu là 15 phút.

Nghị định 158/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động vận tải đường bộ

  • Số hiệu: 158/2024/NĐ-CP
  • Loại văn bản: Nghị định
  • Ngày ban hành: 18/12/2024
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Trần Hồng Hà
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 01/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH