Chương 1 Nghị định 158/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động vận tải đường bộ
Chương I
Nghị định này quy định về kinh doanh, điều kiện kinh doanh và việc cấp, thu hồi Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, bằng xe bốn bánh có gắn động cơ; cấp, thu hồi phù hiệu; hoạt động vận tải nội bộ bằng xe ô tô, bằng xe bốn bánh có gắn động cơ; trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép vận tải đường bộ quốc tế, giấy phép liên vận cho đơn vị kinh doanh vận tải và phương tiện; gia hạn thời gian lưu hành cho phương tiện của nước ngoài tại Việt Nam tham gia vận chuyển người, hàng hóa giữa Việt Nam với các nước theo các Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
1. Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh hoặc liên quan đến hoạt động vận tải bằng xe ô tô, bằng xe bốn bánh có gắn động cơ; hoạt động vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam với các nước theo quy định của các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Nghị định này không áp dụng đối với các đối tượng được miễn giấy phép theo quy định của các điều ước quốc tế về vận tải đường bộ qua biên giới mà Việt Nam là thành viên.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bến xe bao gồm bến xe khách và bến xe hàng. Bến xe khách thực hiện chức năng phục vụ xe ô tô khách đón, trả hành khách và các dịch vụ hỗ trợ vận tải hành khách; bến xe hàng thực hiện chức năng phục vụ xe ô tô vận tải hàng hóa xếp, dỡ hàng hóa và các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động vận tải hàng hóa.
2. Vận tải trung chuyển hành khách là hoạt động vận tải không thu tiền của hành khách do đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định hoặc bến xe khách sử dụng xe ô tô chở người để đón, trả khách đi các tuyến vận tải khách cố định đến bến xe khách hoặc điểm dừng đón, trả khách của tuyến cố định trên địa bàn địa phương hai đầu tuyến.
3. Trọng tải thiết kế của xe ô tô là số người và khối lượng hàng hóa tối đa mà xe ô tô đó được chở theo quy định của nhà sản xuất.
4. Giờ xuất bến của từng chuyến xe là mốc thời gian để xác định thời điểm xe phải rời khỏi bến xe khách.
5. Hành trình chạy xe là đường đi của phương tiện trên một tuyến đường cụ thể, được xác định bởi điểm đầu, điểm cuối và các điểm dừng, đỗ trên tuyến.
6. Lịch trình chạy xe là thời gian xe chạy kể từ khi xe xuất phát đến khi kết thúc hành trình, trong đó có xác định mốc thời gian tương ứng với một số vị trí nhất định trên hành trình chạy xe.
7. Biểu đồ chạy xe là tổng hợp hành trình, lịch trình chạy xe của các chuyến xe theo chu kỳ trong một khoảng thời gian nhất định.
8. Bộ phận quản lý an toàn của đơn vị kinh doanh vận tải là bộ phận do đơn vị kinh doanh vận tải thành lập để thực hiện nhiệm vụ theo dõi, giám sát và quản lý hoạt động của lái xe, phương tiện nhằm bảo đảm an toàn giao thông trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh vận tải.
9. Phương tiện thương mại là phương tiện dùng để vận chuyển hàng hóa, hành khách vì mục đích thương mại.
10. Phương tiện phi thương mại là phương tiện của các tổ chức, cá nhân dùng cho mục đích phi thương mại. Phương tiện phi thương mại không áp dụng đối với xe ô tô của các đơn vị kinh doanh vận tải chở người từ 08 chỗ trở lên (không kể chỗ của người lái xe).
11. Cơ sở dữ liệu cấp phép hoạt động vận tải là tập hợp các thông tin điện tử về giấy phép kinh doanh vận tải, thông tin phù hiệu, thông tin đơn vị kinh doanh vận tải, thông tin phương tiện vận tải, giấy phép vận tải đường bộ quốc tế và giấy phép liên vận; thông tin tuyến vận tải; thông tin bến xe.
12. Người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải là người của đơn vị kinh doanh vận tải được giao bằng văn bản làm nhiệm vụ điều hành vận tải và tham gia thực hiện nhiệm vụ của Bộ phận quản lý an toàn của đơn vị kinh doanh vận tải.
13. Tuyến cố định là tuyến vận tải hành khách được cơ quan có thẩm quyền công bố, được xác định bởi hành trình, lịch trình, bến xe khách nơi đi, bến xe khách nơi đến (điểm đầu, điểm cuối đối với tuyến xe buýt). Trường hợp tuyến có nhiều hành trình khác nhau thì bổ sung thêm ký tự trong bảng chữ cái tiếng Việt vào cuối của dãy số của mã số tuyến.
14. Xe ô tô thoáng nóc (xe không có nóc) là xe ô tô khách thành phố không có nóc che toàn bộ sàn hoặc một phần sàn xe. Trường hợp xe hai tầng, chỉ có tầng thứ hai được phép không có nóc. Nếu sàn xe nào không có nóc, dù là toàn bộ hay một phần, không được phép bố trí chỗ đứng cho khách ở sàn xe đó.
15. Đơn vị kinh doanh vận tải bao gồm: doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải; tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc Giấy chứng nhận đăng ký tổ hợp tác và được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải; hộ kinh doanh đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh và được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải. Đối với vận tải đường bộ quốc tế, đơn vị kinh doanh vận tải bao gồm: doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải; tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc Giấy chứng nhận đăng ký tổ hợp tác và được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải.
Nghị định 158/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động vận tải đường bộ
- Số hiệu: 158/2024/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 18/12/2024
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Hồng Hà
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định
- Điều 5. Kinh doanh vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt
- Điều 6. Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi
- Điều 7. Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng
- Điều 8. Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô
- Điều 9. Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe bốn bánh có gắn động cơ
- Điều 10. Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe bốn bánh có gắn động cơ
- Điều 11. Quy định về công tác bảo đảm an toàn trong hoạt động vận tải bằng xe ô tô, bằng xe bốn bánh có gắn động cơ
- Điều 12. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ vận tải cho lái xe kinh doanh vận tải
- Điều 13. Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô
- Điều 14. Điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô
- Điều 15. Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe bốn bánh có gắn động cơ
- Điều 16. Điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe bốn bánh có gắn động cơ
- Điều 17. Quy định chung về Hợp đồng vận tải
- Điều 18. Quy định về thực hiện hợp đồng vận tải bằng hợp đồng điện tử
- Điều 19. Cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, bằng xe bốn bánh có gắn động cơ
- Điều 20. Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại Giấy phép kinh doanh
- Điều 21. Thủ tục cấp, cấp lại và thu hồi Giấy phép kinh doanh bằng xe ô tô, bằng xe bốn bánh có gắn động cơ
- Điều 22. Quy trình đăng ký, ngừng khai thác, thu hồi đăng ký khai thác tuyến vận tải hành khách cố định
- Điều 23. Quy định về quản lý sử dụng, cấp, cấp lại và thu hồi phù hiệu
- Điều 24. Quy định đối với vận tải người nội bộ bằng xe ô tô
- Điều 25. Quy định đối với vận tải hàng hóa nội bộ bằng xe ô tô
- Điều 26. Quy định đối với vận tải người nội bộ bằng xe bốn bánh có gắn động cơ
- Điều 27. Quy định đối với vận tải hàng hóa nội bộ bằng xe bốn bánh có gắn động cơ
- Điều 28. Phạm vi hoạt động của phương tiện
- Điều 29. Quy định chung về giấy phép vận tải đường bộ quốc tế và giấy phép liên vận
- Điều 30. Cấp, cấp lại Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế ASEAN
- Điều 31. Thu hồi Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế ASEAN
- Điều 32. Cấp, cấp lại Giấy phép liên vận ASEAN
- Điều 33. Thu hồi Giấy phép liên vận ASEAN
- Điều 34. Gia hạn thời gian lưu hành tại Việt Nam cho phương tiện của các nước thực hiện các Hiệp định khung ASEAN về vận tải đường bộ qua biên giới
- Điều 35. Cấp, cấp lại Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế GMS
- Điều 36. Thu hồi Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế GMS
- Điều 37. Cấp, cấp lại Giấy phép liên vận GMS hoặc sổ TAD
- Điều 38. Thu hồi Giấy phép liên vận GMS hoặc sổ TAD
- Điều 39. Gia hạn thời gian lưu hành tại Việt Nam cho phương tiện của các nước thực hiện Hiệp định GMS
- Điều 40. Cấp, cấp lại Giấy phép liên vận giữa Việt Nam, Lào và Campuchia
- Điều 41. Thu hồi Giấy phép liên vận giữa Việt Nam, Lào và Campuchia
- Điều 42. Gia hạn thời gian lưu hành tại Việt Nam cho phương tiện của Lào, Campuchia
- Điều 43. Quy trình đăng ký, ngừng khai thác tuyến, bổ sung hoặc thay thế phương tiện khai thác tuyến vận tải hành khách cố định giữa Việt Nam, Lào và Campuchia
- Điều 44. Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam và Trung Quốc
- Điều 45. Cấp, cấp lại Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam và Trung Quốc loại A, B, C, E, F, G cho phương tiện của Việt Nam
- Điều 46. Giới thiệu đề nghị cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam và Trung Quốc loại D cho phương tiện của Việt Nam
- Điều 47. Cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam và Trung Quốc loại D cho phương tiện của Trung Quốc
- Điều 48. Thu hồi Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam và Trung Quốc
- Điều 49. Gia hạn thời gian lưu hành tại Việt Nam cho phương tiện của Trung Quốc
- Điều 50. Quy trình đăng ký, ngừng khai thác tuyến, bổ sung hoặc thay thế phương tiện khai thác tuyến vận tải hành khách định kỳ giữa Việt Nam và Trung Quốc
- Điều 51. Cấp, cấp lại Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam và Lào
- Điều 52. Thu hồi Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam và Lào
- Điều 53. Cấp, cấp lại Giấy phép liên vận giữa Việt Nam và Lào
- Điều 54. Thu hồi Giấy phép liên vận giữa Việt Nam và Lào
- Điều 55. Gia hạn thời gian lưu hành tại Việt Nam cho phương tiện của Lào
- Điều 56. Quy trình đăng ký, ngừng khai thác tuyến, bổ sung, thay thế, ngừng phương tiện, điều chỉnh tần suất chạy xe trên tuyến vận tải hành khách cố định giữa Việt Nam và Lào
- Điều 57. Cấp, cấp lại Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam và Campuchia
- Điều 58. Thu hồi Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam và Campuchia
- Điều 59. Cấp, cấp lại Giấy phép liên vận giữa Việt Nam và Campuchia
- Điều 60. Thu hồi Giấy phép liên vận giữa Việt Nam và Campuchia
- Điều 61. Gia hạn thời gian lưu hành tại Việt Nam cho phương tiện của Campuchia
- Điều 62. Quy trình đăng ký, ngừng khai thác tuyến, bổ sung hoặc thay thế phương tiện khai thác tuyến vận tải hành khách cố định giữa Việt Nam và Campuchia
- Điều 63. Quản lý, tổ chức thực hiện việc in ấn Ký hiệu phân biệt quốc gia và các loại giấy phép
- Điều 64. Bộ Giao thông vận tải
- Điều 65. Bộ Công an
- Điều 66. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Điều 67. Bộ Khoa học và Công nghệ
- Điều 68. Bộ Thông tin và Truyền thông
- Điều 69. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Điều 70. Bộ Tài chính
- Điều 71. Bộ Công Thương
- Điều 72. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Điều 73. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 74. Đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, bằng xe bốn bánh có gắn động cơ
- Điều 75. Đơn vị cung cấp phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải