Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 91/KH-UBND

Đà Nẵng, ngày 09 tháng 5 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 38/NQ-CP NGÀY 17/3/2022 CỦA CHÍNH PHỦ BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 VÀ PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM 2022

Xét đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số 1808/TTr-SYT ngày 21/4/2022 trên cơ sở thống nhất với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 17/3/2022 của Chính phủ ban hành Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 và phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2022, cụ thể như sau:

Phần A

KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH BỆNH TRUYỀN NHIỄM NĂM 2021

I. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH

1. Trên thế giới

Năm 2021, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên thế giới vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, ghi nhận số mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi tại nhiều quốc gia, đặc biệt là đại dịch COVID-19 trên toàn cầu với nhiều biến chủng mới đáng quan ngại với tốc độ lây lan nhanh, tỷ lệ tử vong cao.

a) Bệnh COVID-19

Đại dịch COVID-19 ghi nhận ca bệnh đầu tiên ngày 29/12/2019 tại Vũ Hán (Trung Quốc). Ngày 31/3/2020, Tổ chức Y tế thế giới đã công bố đây là đại dịch. Đến nay sau gần 02 năm, đại dịch COVID-19 đã lây lan đến 223 quốc gia, vùng lãnh thổ với trên 240 triệu ca mắc và 4,9 triệu ca tử vong. Ngày 25/11/2021, Tổ chức Y tế thế giới đã thông báo ghi nhận biến chủng mới đáng quan ngại của vi rút SARS-CoV-2, gọi là Omicron (B.1.1.529) được phát hiện tại Nam Phi với khả năng lây nhiễm cao hơn so với chủng Delta, lây nhiễm đối với cả người tiêm đủ 2 mũi vắc xin, tăng nguy cơ quá tải hệ thống y tế và tử vong. Hầu hết các nước trên thế giới đã thay đổi chiến lược từ “không COVID-19” sang “thích ứng an toàn và áp dụng nhiều biện pháp nhằm ứng phó phù hợp với biến thể Omicron; không áp dụng biện pháp giãn cách xã hội trên phạm vi rộng, đồng thời thúc đẩy việc mở cửa, giao lưu, giao thương quốc tế: du lịch quốc tế, mở lại các chuyến bay thương mại quốc tế...

b) Các dịch bệnh truyền nhiễm khác:

- Bệnh sốt xuất huyết Dengue hiện nay đang là vấn đề y tế công cộng trên toàn cầu và được WHO đánh giá là một trong những bệnh do véc tơ truyền quan trọng nhất. Hiện bệnh đã lưu hành tại 128 quốc gia nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới như vùng Đông Nam Á, châu Phi, châu Mỹ, khu vực phía Đông Địa Trung Hải, trong đó Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Theo báo cáo cập nhật đến ngày 26/11/2021 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật châu Âu, tình hình sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp và trong năm 2021 thế giới ghi nhận 1.472.059 ca, trong đó phần lớn là các ca mắc tại Brazil (863 650), Ấn Độ (123.106), Việt Nam (61.304), Philippines (61.170) và Peru (41.379).

Tại khu vực Đông Nam Á, có tới 7 trong số 10 nước của khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch sốt xuất huyết Dengue, là nguyên nhân hàng đầu của các trường hợp nhập viện và tử vong ở trẻ em; tỷ lệ mắc sốt xuất huyết Dengue trong khu vực tăng lên đáng kể trong vòng 17 năm qua và từ năm 1980 trở lại đây số mắc sốt xuất huyết Dengue đã tăng lên gần gấp 5 lần so với 30 năm về trước

- Bệnh sởi: Theo báo cáo của WHO năm 2021, thế giới ghi nhận sự bùng phát dịch sởi với số mắc cao tại 10 quốc gia gồm: Nigeria (5.378 trường hợp), Pakistan (3.799), Somalia (3.049), Ấn Độ (2.939), Cộng hòa dân chủ Congo (2.164), Yemen (1.765), Côte d’Ivoire (1.053), Sudan (817), Ethiopia (765).

Tại khu vực châu Á Thái Bình Dương, một số quốc gia đã công bố loại trừ bệnh sởi, tuy nhiên trong năm 2019-2020 đều đã ghi nhận các trường hợp mắc sởi như: Australia, Brunei Darussalam, Cambodia, Hong Kong SAR (China), Macao SAR (China), Japan, New Zealand, Hàn Quốc và Singapore.

- Bệnh do vi rút Ebola: Theo thông tin từ Cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR), ngày 08/10/2021, Công Gô ghi nhận 01 trường hợp xác định mắc Ebola tại tỉnh North Kivu và 03 trường hợp tử vong.

- Hội chứng viêm đường hô hấp cấp tính vùng Trung Đông (MERS-CoV): Từ ngày 12/3-31/7/2021, tại Ả Rập Xê Út ghi nhận 04 trường hợp mắc MERS-CoV, nâng tổng số ca bệnh tại nước này lên 2.178 trường hợp kể từ năm 2012, trong đó có 810 trường hợp tử vong. Theo thông báo từ Cơ quan đầu mối IHR của Tổ chức Y tế thế giới, trong năm 2019, 2020 dịch MERS-CoV vẫn được ghi nhận rải rác tại khu vực Trung Đông (Quata, Ả Rập Xê Út, Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất).

- Bệnh cúm A(H7N9), A(H5N1), A(H5N6), A(H9N2): Trong năm 2021 tình hình cúm gia cầm ở người trên thế giới cơ bản ổn định, ghi nhận rất ít số ca mắc ở người, trong đó ghi nhận 01 trường hợp cúm A(H5N1) tại Ấn Độ, 01 trường hợp cúm A(H10N3) tại Trung Quốc, 01 trường hợp cúm A(H3N2) tại Mỹ. Tuy nhiên trên thế giới vẫn ghi nhận cúm trên gia cầm tại Trung Quốc, Đan Mạch, Ý, Đức.

- Bệnh sốt vàng: Từ ngày 15/10/2021- 27/11/2021, Ghana ghi nhận 70 ca mắc sốt vàng, trong đó có 35 trường hợp tử vong. Năm 2021, dịch bệnh sốt vàng được ghi nhận tại 03 nước châu Mỹ gồm Brazil (10 trường hợp), Peru (14 trường hợp, trong đó có 10 ca khẳng định và 04 ca có thể) và Venezuela (07 trường hợp sốt vàng, trong đó có 6 trường hợp chưa tiêm vắc xin sốt vàng).

2. Tình hình dịch bệnh tại Việt Nam

a) Bệnh COVID-19

Từ đầu năm 2020 đến nay, cả nước đã trải qua 4 đợt bùng phát. Quy mô, địa bàn và mức độ lây lan qua mỗi đợt có xu hướng phức tạp hơn. Công tác phòng, chống dịch trong giai đoạn 2 (đợt dịch thứ 4 đến nay) theo hướng “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.

- Đợt dịch 1, 2: kể từ khi ghi nhận ca mắc đầu tiên là trường hợp nhập cảnh từ thành phố Vũ Hán, Trung Quốc vào Việt Nam ngày 23/01/2020, đã ghi nhận các ổ dịch tại Sơn Lôi, Vĩnh Phúc, quán Bar Buddha (TP. Hồ Chí Minh), Hạ Lôi (Mê Linh, Hà Nội) và Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), Bệnh viện C, BV Đà Nẵng (Đà Nẵng).

- Đợt dịch 3 từ ngày 28/01/2021 đến ngày 26/4/2021: đã ghi nhận 1.301 ca mắc (910 ca mắc trong nước và 391 ca nhập cảnh), không có tử vong.

- Đợt dịch 4 từ ngày 27/4/2021 đến nay với đa nguồn lây, đa chủng, đa ổ bệnh và đã xâm nhập sâu trong cộng đồng, xuất hiện ở mọi lứa tuổi (bao gồm cả trẻ em) tấn công vào các khu công nghiệp, nhà máy, cơ sở y tế, trường học, cơ quan hành chính, nhóm sinh hoạt tôn giáo... và tại các khu vực có mật độ dân cư cao làm số mắc tăng nhanh. Đến cuối tháng 5/2021, dịch đã lây lan ra hơn 30 tỉnh, thành phố và bùng phát mạnh tại tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang; tấn công vào các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, nơi ở và sinh hoạt tập trung đông công nhân, cộng đồng dân cư nơi có công nhân lưu trú. Ngoài ra tại các tỉnh trọng điểm kinh tế trong khu vực phía Nam như Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An và các tỉnh Trung Bộ và Tây Nam Bộ dịch có xu hướng lan rộng.

Sau hơn 5 tháng xảy ra đợt dịch thứ 4, đến hết ngày 10/10/2021 dịch đã cơ bản được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc với 835.036 ca mắc tại cộng đồng ở 62 tỉnh, thành phố, trong đó có 20.520 ca tử vong (tỷ lệ chết/mắc là 2,4%).

Ngày 11/10/2021 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP về việc ban hành quy định tạm thời “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, Bộ Y tế cũng đã ban hành Quyết định số 4800/QĐ-BYT và Quyết định 165/QĐ-BYT hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ. Từ 11/10/2021, sau khi triển khai mạnh mẽ công tác tiêm chủng và chuyển sang thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, đến 31/12/2021 ghi nhận thêm 891.595 ca mắc (trong đó 890.482 ca ghi nhận trong nước), 11.613 ca tử vong (tỷ lệ chết/mắc là 1,3%).

Ngày 28/12/2021, Việt Nam đã ghi nhận ca nhiễm biến thể Omicron đầu tiên tại Bệnh viện 108, Hà Nội. Đến nay, cả nước đã ghi nhận ca nhiễm biến thể Omicron ở 3 miền. Trong năm 2021, cả nước ghi nhận 1.729.792 ca mắc, trong đó 1.726.428 ca ghi nhận trong nước, 1.354.286 người khỏi bệnh và 32.133 ca tử vong. Riêng giai đoạn 4, đến nay đã có hơn 1,7 triệu ca mắc, trên 32 nghìn ca tử vong. Tính trên 1 triệu dân, Việt Nam có số mắc xếp thứ 144/223 nước trên thế giới, 09/11 nước khu vực ASEAN; số tử vong xếp thứ 131/223 nước trên thế giới, 06/11 nước khu vực ASEAN. Tỷ lệ tử vong trên số mắc là 1,9%, xếp thứ 58/223 nước trên thế giới, 03/11 nước trong ASEAN.

b) Bệnh tay chân miệng: Tích lũy năm 2021, cả nước ghi nhận 38.462 trường hợp mắc tay chân miệng, 11 tử vong tại Kiên Giang (3), Đồng Tháp (2), An Giang (1), Tiền Giang (1), Hậu Giang (1), Bình Dương (1), Đắk Lắk (1), Gia Lai (1). So với cùng kỳ năm 2020 (mắc: 80.806, tử vong: 1), số mắc cả nước giảm 52,4%.

c) Bệnh sốt xuất huyết Dengue: Tích lũy năm 2021, cả nước ghi nhận 70.944 trường hợp mắc, 22 tử vong tại Bình Phước (6), TPHCM (4), Đồng Nai (2), Bình Dương (2), Phú Yên (2), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Sóc Trăng (1), Tây Ninh (2), Bình Thuận (1), Đắk Lắk (1). So với cùng kỳ năm 2020 (133.321/27) số mắc giảm 46,8%, tử vong giảm 05 trường hợp.

d) Bệnh sốt rét: Tích lũy năm 2021, cả nước ghi nhận 465 bệnh nhân sốt rét, không có bệnh nhân sốt rét ác tính, không có trường hợp tử vong do sốt rét. So với cùng kỳ năm 2020, số mắc sốt rét giảm 65,7%.

đ) Bệnh dại: Tích lũy năm 2021, cả nước ghi nhận 53 trường hợp tử vong do dại, so với cùng kỳ 2020 số tử vong giảm 23 trường hợp.

e) Các bệnh truyền nhiễm thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng

- 21 năm liên tục Việt Nam bảo vệ được thành quả thanh toán bại liệt kể từ khi chính thức được WHO xác nhận vào năm 2000, trong bối cảnh vi rút bại liệt hoang dại vẫn lưu hành ở một số quốc gia vùng Nam Á, cũng như sự xuất hiện trở lại các ca bại liệt ở những quốc gia khác trong khu vực.

- Năm thứ 15 Việt Nam duy trì loại trừ bệnh uốn ván sơ sinh quy mô huyện trên phạm vi cả nước. Nhờ triển khai vắc xin uốn ván cho phụ nữ có thai và nữ tuổi sinh đẻ liên tục từ 1993 đến nay, số trường hợp mắc/tử vong do uốn ván sơ sinh đã giảm từ 334 trường hợp mắc, 225 trường hợp tử vong năm 1991 xuống còn 52 trường hợp mắc, 18 trường hợp tử vong năm 2017.

- Đa số các bệnh trong Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia có số mắc giảm nhiều lần so với năm 1984 khi chưa triển khai tiêm chủng mở rộng:

Bệnh sởi: Tích lũy năm 2021, cả nước ghi nhận 550 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, không tử vong. So với cùng kỳ năm 2020 (3.365 trường hợp sốt phát ban nghi sởi/0 tử vong) số mắc giảm 6,1 lần.

Bệnh bạch hầu: Tích lũy năm 2021, cả nước ghi nhận 06 trường hợp dương tính với bạch hầu, không có tử vong. So với cùng kỳ năm 2020, số mắc giảm 236 trường hợp, tử vong giảm 05 trường hợp.

Bệnh ho gà: Tích lũy năm 2021, cả nước ghi nhận 60 trường hợp mắc ho gà (20 trường hợp dương tính), không có tử vong. So với năm 2020, số mắc giảm 70,1%, tử vong giảm 02 trường hợp.

g) Các dịch bệnh nguy hiểm: Dịch bệnh MERS-CoV: Không ghi nhận trường hợp mắc; Cúm gia cầm độc lực cao gây bệnh cho người: Không ghi nhận trường hợp mắc bệnh cúm A(H5N1), cúm A(H5N6), cúm A(H7N9) trên người. Tuy nhiên vẫn ghi nhận các ổ dịch cúm A(H5N1), cúm A(H5N6) trên các đàn gia cầm tại một số tỉnh, thành phố; Bệnh tả: Trong 10 năm trở lại đây không ghi nhận trường hợp mắc.

h) Các bệnh truyền nhiễm gây dịch khác: các trường hợp mắc bệnh xuất hiện rải rác, không có ổ dịch tập trung.

3. Tình hình dịch bệnh tại Đà Nẵng

a) Bệnh COVID-19

- Thành phố Đà Nẵng ghi nhận trường hợp bệnh COVID-19 đầu tiên vào ngày 07/3/2020, trong năm 2020, thành phố đã trải qua 03 giai đoạn: Giai đoạn 1: Từ ngày 07/3/2020 - 21/3/2020: 06 trường hợp mắc COVID-19, trong đó có 01 trường hợp lây nhiễm từ cộng đồng, 05 trường hợp nhập cảnh (03 trường hợp được cách ly ngay sau khi nhập cảnh); Giai đoạn 2: Từ ngày 24/7/2020 - 28/8/2020: thành phố Đà Nẵng là tâm dịch của các nước với 389 trường hợp mắc, 31 trường hợp tử vong, đặc biệt dịch bệnh xâm nhập và ảnh hưởng nghiêm trọng tại cơ sở y tế, các bệnh nhân đang điều trị bệnh nặng (thận nhân tạo, ung thư, hồi sức tích cực,...); Giai đoạn 3: Từ ngày 30/9/2020 - 31/12/2020: 20 trường hợp mắc. Đây là các trường hợp nhập cảnh vào thành phố Đà Nẵng trên các chuyến bay quốc tế.

Tổng cộng trong năm 2020, thành phố Đà Nẵng ghi nhận 415 trường hợp mắc COVID-19 (20 trường hợp nhập cảnh), trong đó có 31 trường hợp tử vong.

- Năm 2021, đúc rút kinh nghiệm từ các đợt dịch trước, nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Thường trực Thành ủy, UBND thành phố, các sở, ngành đã phối hợp chặt chẽ, phân tích, đánh giá đúng tình hình, quyết định áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch mạnh mẽ chưa bao giờ có, dịch bệnh đã cơ bản được kiểm soát vào tháng 10/2021. Thành phố đã phân tích, đánh giá đúng tình hình dịch bệnh, áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch và xét nghiệm đúng thời điểm, quyết liệt, mạnh mẽ, cao nhất từ trước đến nay. Kết quả đã đạt được mục tiêu cắt đứt nguồn lây trên toàn địa bàn thành phố. Việc sớm quyết định áp dụng các biện pháp quyết liệt đã cơ bản bóc tách, kiềm chế được sự gia tăng số lượng F0, không để lây nhiễm sâu trong cộng đồng. Nhờ đó, ngành y tế và cả hệ thống chính trị mới đủ sức thực hiện cách ly, điều trị hiệu quả, tỷ lệ tử vong của người nhiễm bệnh ở mức thấp. Tổng cộng năm 2021, thành phố Đà Nẵng ghi nhận 11.188 trường hợp mắc COVID-19, trong đó có 79 trường hợp tử vong. Ngoài ra có 94 trường hợp mắc là người nhập cảnh từ nước ngoài, được cách ly ngay sau khi nhập cảnh.

- Thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ và Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021 của Bộ Y tế, việc thực hiện “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” là cơ bản phù hợp, sát tình hình thực tiễn, đảm bảo được hoạt động giao thông vận tải, vận chuyển lưu thông hàng hóa; di chuyển của người dân; khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện mục tiêu kép hiệu quả. Việc di chuyển, tiếp xúc của người dân đã làm gia tăng số ca mắc trên cả nước và thành phố Đà Nẵng, đặc biệt là sau dịp Tết Nguyên đán 2022.

- Hiện nay, nhờ tỷ lệ bao phủ vắc xin, việc triển khai hiệu quả các biện pháp tập trung quản lý người có nguy cơ cao, tăng cường công tác điều trị, dịch bệnh trên địa bàn thành phố cơ bản được kiểm soát; tỷ lệ người có biến chứng nặng và tử vong liên quan đến COVID-19 có xu hướng giảm mạnh trong thời gian qua.

- Trong giai đoạn hiện nay, Thực hiện Nghị quyết số 128-NQ/CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”; Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 17/3/2022 của Chính phủ Ban hành Chương trình phòng, chống dịch COVID-19; với quan điểm đặt sức khoẻ, tính mạng của người dân lên trên hết, trước hết; bảo đảm cho người dân được tiếp cận với các dịch vụ y tế ban đầu ngay từ cơ sở, gần nhất, sớm nhất, nhanh nhất; tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân, giảm thiểu tối đa các tác động bất lợi đối với người dân; các giải pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 phải được thực hiện dứt khoát, kịp thời, quyết liệt, đảm bảo hài hòa giữa các giải pháp chuyên môn y tế với các giải pháp hành chính, kinh tế - xã hội.

b) Các bệnh khác

Tính đến ngày 31/12/2021, tại Đà Nẵng đã ghi nhận một số bệnh truyền nhiễm có khả năng gây dịch, cụ thể như sau:

- Bệnh Sốt xuất huyết: 1.638 ca mắc, giảm 0,87 lần so với năm 2020

- Bệnh Tay chân miệng: 462 ca mắc, giảm 0,47 lần so với năm 2020

- Sốt phát ban nghi sởi: 11 ca mắc, giảm 0,46 lần so với năm 2020

- Zika: 00 ca mắc, giảm 03 ca so với năm 2020

- Thủy đậu: 458 ca mắc, tăng 1,02 lần so với năm 2020

- Bệnh đo liên cầu lợn ở người: 01 ca.

- Viêm não Nhật Bản: Lấy 01 mẫu, 01 mẫu (-).

- Sốt phát ban nghi sởi: Lấy 07 mẫu, 07 mẫu (-)

- Viêm phổi nặng do vi rút (SVP): Lấy 23 mẫu.

- Các dịch bệnh khác không ghi nhận ca bệnh hoặc ghi nhận rải rác, không có trường hợp tử vong và không bùng phát trên diện rộng.

* Nhận xét

Năm 2021, tình hình bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp nhưng nhờ có sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các cấp, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự ủng hộ của người dân với chiến lược “thích ứng linh hoạt, an toàn, hiệu quả phòng chống dịch COVID-19” với tỷ lệ tiêm chủng vắc xin toàn dân cao nên dịch bệnh hiện nay cơ bản đã được kiểm soát.

Bệnh SXH và TCM tại thành phố Đà Nẵng giảm nhiều so với năm 2020 (bệnh SXH giảm 0,87 lần; bệnh TCM giảm 0,47 lần so với năm 2020). Bệnh sốt phát ban nghi sởi ghi nhận 11 trường hợp rải rác tại một số địa phương, không bùng phát thành dịch lớn, các ca bệnh đã được xử lý theo quy định, khống chế kịp thời, không lây lan diện rộng. Không ghi nhận bệnh do vi rút Zika. Một số dịch bệnh tả, thương hàn, bạch hầu, Adeno vi rút, cúm A/H7N9, A/H5N1... không ghi nhận. Không có trường hợp tử vong do bệnh truyền nhiễm (trừ dịch bệnh COVID-19).

II. KHÓ KHĂN, TỒN TẠI

1. Công tác phòng, chống dịch COVID-19

- Sự xuất hiện của các biến chủng vi rút SARS-CoV-2 với các đặc điểm lây nhiễm, nguy cơ chuyển nặng, tử vong khác nhau dẫn đến diễn biến dịch bệnh phức tạp, khó lường, khó khăn trong đáp ứng dịch hiệu quả, kịp thời.

- Công tác điều phối nguồn lực, mua sắm vật tư, sinh phẩm, trang thiết bị phục vụ cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 với yêu cầu triển khai công tác xét nghiệm toàn dân để bóc tách, ngăn chặn chuỗi lây nhiễm, đáp ứng công tác cách ly, khoanh vùng, điều trị phù hợp với tình hình dịch bệnh trong điều kiện đảm bảo các quy định đã tạo ra những các khó khăn, hạn chế chưa từng có.

- Các hướng dẫn chuyên môn và các quy định pháp lý về tài chính, tài sản, mua sắm, ... chưa theo kịp tình hình dịch và đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch.

- Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp và kéo dài; công tác phòng, chống dịch và tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 đòi hỏi thời gian làm việc liên tục, kể cả ngoài giờ, ban đêm, ngày cuối tuần, ngày Lễ nên lực lượng cán bộ y tế và các lực lượng liên quan gặp nhiều vất vả.

2. Công tác phòng, chống các dịch bệnh khác

a) Khó khăn, tồn tại khách quan

- Do biến đổi khí hậu theo hướng nóng ấm toàn cầu và nằm trong bối cảnh chung của thế giới cũng như các nước trong khu vực với số ca mắc và tử vong tăng cao so với các năm trước đây, tình hình bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng... tại thành phố Đà Nẵng tuy có xu hướng giảm mạnh trong năm 2021 nhưng số ca mắc vẫn còn cao.

- Thành phố Đà Nẵng là thành phố đang phát triển, có mật độ dân số đông, tập trung nhiều công nhân, sinh viên... khiến dịch bệnh lây lan nhanh chóng, khó xử lý dịch. Địa bàn thành phố có sân bay quốc tế, cảng biển, là đầu mối giao thông quan trọng và là điểm đến của nhiều khách du lịch quốc tế nên nguy cơ các dịch bệnh, đặc biệt là dịch bệnh nguy hiểm xâm nhập vào thành phố là rất lớn.

- Thành phố còn có các bệnh viện thuộc tuyến cuối của khu vực miền Trung nên có nhiều bệnh nhân từ các địa phương khác đến khám và điều trị mang theo mầm bệnh.

- Các bệnh dịch chủ yếu do vi rút (tay chân miệng, sốt xuất huyết...), không có thuốc điều trị đặc hiệu, một số bệnh chưa có vắc xin dự phòng, các biện pháp phòng chống dịch chủ yếu là các biện pháp không đặc hiệu, tuy đã được kiểm soát và có số mắc giảm nhưng vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ lây lan, bùng phát. Các bệnh truyền nhiễm đã được thanh toán, loại trừ tại Việt Nam như dịch hạch, bại liệt luôn có nguy cơ tái xâm nhập.

- Hoạt động cung ứng vắc xin trong thời gian qua do nhiều nguyên nhân từ các nhà sản xuất chưa đáp ứng, cung ứng chậm để đảm bảo triển khai thực hiện theo kế hoạch.

- Việc quản lý đối tượng tiêm chủng khó khăn do không tách hoặc cập nhật được các đối tượng trong tiêm chủng mở rộng sử dụng vắc xin tiêm chủng dịch vụ, không quản lý được hết các đối tượng vãng lai, di biến động.

- Kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia về y tế liên tục bị cắt giảm hàng năm, đến năm 2020 đã kết thúc Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020, kinh phí bố trí cho công tác phòng, chống dịch tại địa phương hạn chế, nhiều địa phương không bố trí hoặc bố trí chậm kinh phí cho công tác phòng, chống dịch.

- Năm 2021, dịch bệnh COVID-19 xâm nhập và lan rộng trên địa bàn thành phố nên cả hệ thống chính trị, các cấp chính quyền và người dân được huy động tối đa để tham gia công tác phòng, chống, do đó công tác tiêm chủng phòng chống một số bệnh truyền nhiễm và huy động nhân lực, vật lực tham gia phòng chống các dịch bệnh khác vẫn còn những hạn chế nhất định.

b) Khó khăn, tồn tại chủ quan

- Các địa phương còn vướng mắc trong thực hiện áp dụng biện pháp hành chính đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, hộ gia đình... có lăng quăng, bọ gậy và không phối hợp phun hoá chất diệt muỗi phòng, chống bệnh sốt xuất huyết theo chỉ đạo của UBND thành phố.

- Nhận thức của người dân còn hạn chế, chưa tự giác tham gia các hoạt động phòng, chống dịch bệnh tại cộng đồng, có thói quen, tập quán ăn uống không đảm bảo vệ sinh (ăn tiết canh sống gây bệnh liên cầu lợn). Phần lớn người dân còn thờ ơ, chưa tích cực diệt lăng quăng, bọ gậy tại gia đình và khu vực sinh sống một cách thường xuyên.

- Cán bộ Trạm Y tế xã, phường hiện có theo định biên chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu công việc được giao do phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ nên ảnh hưởng không nhỏ đến công tác phòng chống dịch.

Mặc dù đã được thông báo trước khi phun hóa chất diệt muỗi nhưng một bộ phận người dân vẫn chưa thật sự hợp tác với cán bộ y tế.

Công tác giám sát chủ động các khu vực có nguy cơ bùng phát dịch cao để triển khai các biện pháp phòng chống tại một số địa phương chưa được kịp thời.

- Đội ngũ cán bộ làm công tác Truyền thông Giáo dục sức khoẻ các tuyến đa số kiêm nhiệm nên hạn chế về thời gian tham gia công tác TT-GDSK phòng chống dịch bệnh.

- Hoạt động truyền thông nhiều nội dung, phải truyền thông trên nhiều lĩnh vực, vì vậy nhiều lúc chưa cung cấp thông tin về diễn biến dịch bệnh và các biện pháp phòng bệnh đến với cộng đồng một cách kịp thời, đầy đủ.

- Chính quyền, các ban ngành đoàn thể ở một số địa phương có lúc, có nơi chưa thật sự vào cuộc quyết liệt, công tác truyền thông chủ yếu do cán bộ y tế thực hiện. Việc tổ chức các buổi truyền thông trực tiếp tại cộng đồng hầu như không thực hiện được do dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp. Trang thiết bị truyền thông hầu hết đã xuống cấp, hư hỏng...gây khó khăn cho hoạt động tác nghiệp của phóng viên tại cộng đồng.

- Đối với chi bồi dưỡng lấy mẫu cho tác nhân truyền nhiễm nhóm B như bạch hầu, ho gà, Sởi... theo Thông tư số 26/2018/TT-BTC về quy định việc quản lý và sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp của ngân sách nhà nước thực hiện chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020 còn rất thấp, chỉ 7.000 đồng/mẫu trong khi cán bộ phải tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh nguy hiểm như bạch hầu.

- Cán bộ xét nghiệm không được chi bồi dưỡng trong các hoạt động lấy mẫu các tác nhân trong hội chứng SVP, hội chứng cúm...cũng như các hoạt động liên quan đến việc xử lý, đóng gói, vận chuyển mẫu của một số các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm khác.

………………….

 

III. DỰ BÁO TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH NĂM 2022

TT

Tên bệnh

Dự báo dịch bệnh 2022

Cơ sở ước tính, dự báo

Thế gii

Trong nước

Tác nhân

Đường lây

Miễn dịch cộng đồng

Vắc xin, biện pháp phòng bệnh đặc hiệu

Yếu tố nguy cơ

1

2

3

4

5

6

7

1

Dịch COVID-19

- WHO nhận định đại dịch COVID-19 chưa thể kiểm soát được hoàn toàn trước năm 2023; có thể xuất hiện các thể vi rút mới nguy hiểm hơn làm cho dịch diễn biến phức tạp khi xuất hiện

- Có thể sẽ tiếp tục ghi nhận nhiều chuỗi lây nhiễm và tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.

Tình hình dịch vẫn diễn biến phức tạp, biến thể Omicron đã lây lan hơn 127 quốc gia, trong đó có các nước trong khu vực Đông Nam Á.

- Theo WHO, biến thể Delta và Omicron là mối đe dọa kép làm gia tăng số ca mắc, nhập viện và tử vong, tiếp tục gây áp lực lớn lên hệ thống y tế

Trong năm 2021, cả nước ghi nhận 1.729.792 ca mắc, 32.133 ca tử vong.

- Ghi nhận 30 hợp nhiễm biến thể Omicron ở 3 Miền Bắc, Trung, Nam, ca nhập cảnh, được quản lý, cách ly.

- Số mắc xếp thứ 144/223 nước trên thế giới, 09/11 nước khu vực ASEAN; số tử vong xếp thứ 131/223 nước trên thế giới, 06/11 nước khu vực ASEAN. Tỷ lệ tử vong trên số mắc là 1,9%, xếp thứ 58/223 nước trên thế giới, 03/11 nước trong ASEAN.

Vi rút SARS-CoV-2.

Chủ yếu qua giọt bắn đường hô hấp

Đã có miễn dịch cộng đồng nhờ tỷ lệ bao phủ vắc xin cao.

Có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu đã được sử dụng tại Việt Nam

- Việc giao lưu, đi lại trong giai đoạn “bình thường mới”.

- Việc mở các chuyến bay thương mại quốc tế và quốc nội.

- Mầm bệnh đã lưu hành trong cộng đồng

- Biến thể Delta với tốc độ lây lan nhanh, biến thể Omicron đã ghi nhận tại nhiều tỉnh, thành và có thể tiếp tục lây lan rộng

- Có tâm lý chủ quan, không thực hiện quy định về phòng, chống dịch 5K

- Ca tử vong tập trung chủ yếu ở người cao tuổi, người có bệnh nền chưa tiêm đủ vắc xin.

2

Ebola

Nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam

Tiếp tục ghi nhận tại các nước khu vực châu Phi

Chưa ghi nhận trường hợp mắc

Vi rút Ebola

Qua tiếp xúc

Chưa có miễn dịch cộng đồng.

Đã có vắc xin trên thế giới, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Người nhập cảnh từ vùng có dịch

3

MERS-CoV

Nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam

Tiếp tục ghi nhận tại các nước khu vực Trung Đông.

Chưa ghi nhận trường hợp mắc

Vi rút MERS-CoV

Qua tiếp xúc, chủ yếu từ lạc đà sang người

Chưa có miễn dịch cộng đồng.

Chưa có vắc xin, thuốc điều trị đặc hiệu.

Người nhập cảnh từ vùng có dịch

4

Cúm gia cầm độc lực cao gây bệnh cho người

Trong mùa đông - xuân và mùa lễ hội, có nguy cơ xuất hiện cúm A(H7N9) xâm nhập; dịch cúm A(H5N1), cúm A(H5N6) trên các đàn gia cầm tại một số tỉnh, thành phố, nguy cơ lây bệnh cho người.

Dịch bệnh cúm A(H7N9) tại Trung Quốc gia tăng qua hàng năm gần đây cả về quy mô và phạm vi.

Đã ghi nhận cúm A(H5N1) tại Ai Cập, Indonexia.

Không ghi nhận trường hợp mắc cúm A(H5N1), cúm A(H5N6), cúm A(H7N9) trên người. Tuy nhiên vẫn ghi nhận các ổ dịch cúm A(H5N1), cúm A(H5N6) trên các đàn gia cầm tại một số tỉnh, TP.

Có nguy cơ biến chủng và tái tổ hợp.

Từ gia cầm sang người

Chưa có miễn dịch cúm A(H7N9) và cúm A(H5N6) trong cộng đồng do chưa có trường hợp mắc.

Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Chưa có vắc xin sử dụng ở Việt nam.

Chưa kiểm soát được dịch bệnh trên gia cầm.

Xảy ra dịch cúm trên gia cầm.

Thói quen sử dụng, tiếp xúc với gia cầm, sản phẩm gia cầm bị bệnh.

Giao lưu với vùng có dịch.

5

Tả

Có nguy cơ xâm nhập từ các quốc gia lưu hành dịch bệnh

Dịch tả tiếp tục ghi nhận với số mắc cao ở một số quốc gia Châu Á

Năm 2007-2011 liên tục ghi nhận trường hợp bệnh, từ năm 2012 đến

Có hai týp gây bệnh chủ yếu tại Việt Nam là

Đường tiêu hóa, thông qua thực phẩm và

Thời gian tồn tại miễn dịch ngắn.

Có vắc xin, hiệu lực bảo vệ thấp 70%, miễn dịch tồn tại

Quản lý nước sinh hoạt, phân chưa tốt. Không đảm bảo an toàn thực phẩm.

6

Tay chân miệng

Lưu hành, gia tăng cục bộ tại một số tỉnh, thành phố trọng điểm. Tỷ lệ tử vong duy trì ở mức thấp so với các nước trong khu vực.

Trong những năm gần đây, các nước trong khu vực tiếp tục ghi nhận tỷ lệ mắc cao.

Từ năm 2005 - 2016 dịch bệnh xuất hiện rải rác và lưu hành rộng. Năm 2018-2021 ghi nhận sự gia tăng cục bộ tại một số tỉnh, TP.

Nhiều týp vi rút. Tỷ lệ người lành mang trùng 71% các ổ dịch, thời gian thải trùng dài tới 6 tuần.

Đường tiêu hóa, thông qua thực phẩm và tiếp xúc với vật dụng nhiễm bẩn.

Không có miễn dịch chéo.

Tỷ lệ mắc cao ở trẻ dưới 5 tuổi.

Chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu. Chưa có biện pháp phòng bệnh đặc hiệu.

Mầm bệnh lưu hành rộng rãi trong cộng đồng.

Thói quen rửa tay hợp vệ sinh thấp. Tỷ lệ người lớn, người chăm sóc trẻ mang trùng cao.

7

Sốt xuất huyết

Lưu hành cao, có tính chu kỳ, nguy cơ lưu hành cao ở các tỉnh miền Nam, miền Trung, Tây nguyên, đồng bằng, trung du Bắc bộ.

Các nước trong khu vực, nhiều quốc gia trên thế giới tiếp tục ghi nhận với tỷ lệ mắc cao.

Trong giai đoạn 2001 - 2012 tỷ lệ mắc ở mức cao. Năm 2013, 2014 giảm xuống, gia tăng năm 2017-2019. Năm 2021

Có 4 týp gây bệnh D1, D2, D3, D4. (chủ yếu vẫn là D1, D2)

Do muỗi truyền

Miễn dịch bền vững theo týp, không có miễn dịch chéo.

Vắc xin chưa được sử dụng rộng rãi.

Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Tích trữ nước sinh hoạt. Mưa nhiều, nhiệt độ tăng. Đô thị hóa mạnh tạo các ổ bọ gậy nguồn.

Di cư nhiều. Vệ sinh môi trường còn nhiều tồn tại.

Các hoạt động can thiệp, phòng chống chủ động bị gián đoạn trong thời gian có dịch COVID-19

8

Chikungunya

Bệnh hiện ghi nhận rải rác tại khu vực phía Nam và nhiều khả năng trở thành bệnh lưu hành thời gian tới

Dịch bệnh ghi nhận tại nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới

Đã ghi nhận tại 1 tỉnh Tây Nam bộ ở miền Nam

Vi rút Chikungunya

Do muỗi Aedes truyền

Chưa có miễn dịch.

Chưa có vắc xin, thuốc điều trị đặc hiệu

9

Zika

Bệnh lưu hành tại Việt Nam, ghi nhận rải rác tại 1 số tỉnh, thành phố khu vực

Dịch bệnh ghi nhận tại nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới.

Đã ghi nhận tại khu vực miền Nam, miền Trung và Tây Nguyên.

Có liên hệ mật thiết với chủng vi rút Zika châu Á.

Do muỗi truyền Ades

Chưa có miễn dịch.

Chưa có vắc xin, thuốc điều trị đặc hiệu.

10

Sởi

Bệnh lưu hành tại Việt Nam, vẫn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra các ổ dịch tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp

Bệnh dịch ghi nhận tại ít nhất 178/194 quốc gia và vùng lãnh thổ, tập trung tại khu vực Tây Thái Bình Dương, châu Phi.

Bệnh lưu hành rộng trên cả nước. Chu kỳ bùng phát dịch 4-5 năm, đợt gần nhất năm 2014 dịch bệnh bùng phát tại 63/63 tỉnh, thành phố.

Một týp vi rút gây bệnh

Đường hô hấp

Miễn dịch bền vững

Có vắc xin, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Tỷ lệ tiêm chủng thấp tại tại các xã vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn, vùng đồng bào dân tộc ít người sinh sống.

Giao lưu đi, lại gia tăng giữa các khu vực.

11

Bệnh viêm gan vi rút

Các bệnh viêm gan do vi rút có tỷ lệ lưu hành cao trong cộng đồng.

Tỷ lệ mắc cao viêm gan vi rút B, có các vụ dịch nhỏ viêm gan vi rút C, viêm gan vi rút A. Số lượng tử vong cao.

Tỷ lệ mắc nhiễm vi rút viêm gan B cao, xuất hiện ổ dịch viêm gan vi rút A

Týp A, B, C, D, E

Máu, tiêu hóa

Miễn dịch bền vững

Có vắc xin phòng viêm gan vi rút A, B

Tỷ lệ lưu hành cao

Tỷ lệ người tiêm vắc xin thấp

Tỷ lệ tiêm trẻ sơ sinh thấp và gián đoạn tiêm

12

Các bệnh thuộc Chương trình Tiêm chủng mở rộng

Nguy cơ tản phát các trường hợp mắc bệnh như ho gà, bạch hầu ...

Ghi nhận rải rác ở một số quốc gia trên thế giới.

Ghi nhận trường hợp mắc bệnh ho gà, bạch hầu, sởi rải rác ở một số tỉnh.

Các chủng gây bệnh đã được xác định cho từng bệnh.

Đường lây truyền đã xác định rõ cho từng bệnh.

Miễn dịch bền vững. Tỷ lệ miễn dịch cao trong quần thể.

Có kế hoạch chủ động tiêm vắc xin hàng năm và nâng cao tỷ lệ tiêm chủng.

Có nguy cơ xâm nhập từ các nước có tỷ lệ mắc cao.

Tỷ lệ tiêm vắc xin không được duy trì.

Có thời gian ngừng tiêm cho trẻ sơ sinh

Năm 2022, bên cạnh dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến hết sức phức tạp trên quy mô toàn cầu, tình hình các dịch bệnh truyền nhiễm trên thế giới nói chung và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nói riêng dự báo diễn biến khó lường. Tại Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp mắc cúm A (H7N9), Mers - CoV, Ebola, dịch hạch...

Thành phố Đà Nẵng với dân số đông, là trung tâm văn hóa - xã hội và phát triển công nghiệp du lịch của khu vực miền Trung nên số người tập trung giao lưu cao; là đầu mối giao thông trong nước và cửa khẩu quốc tế nên dự báo bệnh Tay chân miệng và sốt xuất huyết vẫn là dịch bệnh lưu hành tại địa phương, nguy cơ dịch cúm A (H5N1) lây lan từ các tỉnh, dịch bệnh cúm A (H7N9), Ebola, Mers-CoV... từ nước ngoài xâm nhập và bùng phát là rất lớn. Bên cạnh đó, bệnh sởi và các bệnh trong chương trình Tiêm chủng mở rộng có khả năng quay trở lại và gây dịch tại một số địa phương.

Phần B

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 38/NQ-CP NGÀY 17/3/2022 CỦA CHÍNH PHỦ BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 VÀ PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM 2022

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ

- Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007;

- Nghị định số 101/2010/NĐ-CP ngày 30/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế và chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch;

- Nghị định 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế;

- Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 17/3/2022 của Chính phủ ban hành Chương trình phòng, chống dịch COVID-19;

- Quyết định số 165/QĐ-BYT ngày 21/01/2022 của Bộ Y tế về việc ban hành Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2022;

- Các văn bản pháp lý liên quan khác.

II. QUAN ĐIỂM

1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất, xuyên suốt, sự phối hợp, quản lý chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả của các cấp ủy đảng, chính quyền từ thành phố đến cơ sở; huy động hệ thống chính trị, đặc biệt là ở cơ sở trong công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm; tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu các cấp, các ngành; kết hợp hài hòa phương châm “bốn tại chỗ” và hỗ trợ từ các cấp, các ngành; triển khai nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời, đồng bộ chỉ đạo, hướng dẫn phòng, chống dịch của Trung ương, Bộ Y tế đồng thời phát huy cơ chế bám sát thực tiễn, linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành của UBND thành phố và Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thành phố.

2. Huy động sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân; huy động các Sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, các tổ chức thiện nguyện, các cá nhân, doanh nghiệp... tham gia công tác phòng, chống dịch; lấy người dân là chủ thể, là trung tâm, là động lực, là mục tiêu, mọi hoạt động đều hướng về người dân để tạo sự đồng thuận; chiến thắng dịch bệnh là chiến thắng của Nhân dân.

3. Đặt sức khoẻ, tính mạng của người dân lên trên hết, trước hết; bảo đảm cho người dân được tiếp cận với các dịch vụ y tế ban đầu ngay từ cơ sở, gần nhất, sớm nhất, nhanh nhất; tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân, giảm thiểu tối đa các tác động bất lợi đối với người dân. Vận động, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp và tiêm chủng vắc xin phòng, bệnh (tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 toàn dân, miễn phí).

4. Bảo đảm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19; phòng, chống dịch theo phương thức quản lý rủi ro, chuyển từ mục tiêu kiểm soát số ca mắc sang kiểm soát số ca nhập viện có nguy cơ cao, rất cao và tử vong; sẵn sàng chuyển biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B theo quy định của Trung ương; sẵn sàng kịch bản cho mọi tình huống kể cả khi dịch bùng phát mạnh, trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế và tình huống có biến chủng mới nguy hiểm hơn.

5. Tăng cường tính tự chủ, chủ động trong phòng, chống dịch; tận dụng những thay đổi, biến nguy thành cơ. Tăng cường năng lực phòng, chống dịch cho các cấp, các ngành, đặc biệt là ở cơ sở; hình thành các cơ chế điều hành vùng/khu vực, liên vùng/khu vực trong phòng, chống dịch. Bảo đảm hài hòa, chặt chẽ, hiệu quả giữa các biện pháp phòng, chống dịch với các biện pháp khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm an sinh xã hội, an ninh chính trị, trật tự và an toàn xã hội.

III. MỤC TIÊU CHUNG

a) Bảo đảm kiểm soát dịch hiệu quả, kiểm soát tốc độ lây lan trong cộng đồng; bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân; hạn chế đến mức thấp nhất các ca bệnh nặng, tử vong liên quan đến COVID-19; khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố.

b) Giảm 5-10% tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm so với trung bình hàng năm giai đoạn 2016-2020. Khống chế kịp thời, không để dịch bệnh bùng phát, góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân và phát triển kinh tế, xã hội.

IV. MỤC TIÊU CỤ THỂ

1. Giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm, đáp ứng nhanh và xử lý triệt để các ổ dịch, giảm số mắc và tử vong các bệnh truyền nhiễm, ngăn chặn kịp thời bệnh dịch truyền nhiễm nguy hiểm không để xâm nhập vào thành phố.

2. Tiếp tục tăng cường hoạt động phòng chống dịch COVID-19 theo quy định của Trung ương, Bộ Y tế, thực hiện giám sát quản lý các trường hợp mắc COVID-19 nguy cơ cao theo quy định, hạn chế tối đa biến chứng nặng, tử vong liên quan đến COVID-19; đảm bảo công tác tiêm vắc xin phòng COVID-19:

a) Bảo đảm đạt tỷ lệ bao phủ vắc xin phòng COVID-19

- Đến hết quý I năm 2022: Hoàn thành việc tiêm mũi 02 cho người dân từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi.

- Đến hết tháng 4 năm 2022: Hoàn thành việc tiêm mũi 03 cho người từ 18 tuổi trở lên đến lịch tiêm chủng, trừ các đối tượng chống chỉ định tiêm.

- Bảo đảm các điều kiện và sẵn sàng tổ chức triển khai thực hiện tiêm vắc xin cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi an toàn, đúng kế hoạch và tiến độ theo quy định.

b) Kiểm soát sự lây lan của dịch COVID-19

- Tất cả các cấp chính quyền có kịch bản phòng, chống dịch COVID-19, nhất là ở các xã, phường phải có kịch bản phòng, chống dịch cụ thể.

- Tất cả mọi người dân tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp; tất cả các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện đánh giá nguy cơ lây nhiễm và cập nhật, báo cáo kết quả đánh giá.

- Có kế hoạch giám sát, phát hiện các trường hợp nhiễm SARS-CoV-2, xác định mắc COVID-19 một cách linh hoạt, phù hợp với tình hình dịch trong từng giai đoạn.

- Hạn chế đến mức thấp nhất hoặc tỷ lệ tử vong do COVID-19 thấp hơn trung bình chung cả nước.

c) Nâng cao năng lực hệ thống y tế, đặc biệt là y tế dự phòng và y tế cơ sở; tăng cường đầu tư trang thiết bị cơ sở y tế, có các chế độ chính sách đãi ngộ phù hợp với những người làm nhiệm vụ y tế dự phòng, y tế cơ sở; tăng cường chất lượng cấp cứu và hồi sức tích cực ở cơ sở khám bệnh, chữa bệnh các tuyến

- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố, 100% Trung tâm Y tế các quận, huyện, Trạm Y tế xã, phường, y tế tại các cơ sở giam giữ, Bệnh xá trong các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang được tăng cường năng lực để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn trong phòng, chống dịch.

- Bảo đảm số giường hồi sức tích cực tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến quận, huyện trở lên theo hướng dẫn của Bộ Y tế và có kế hoạch huy động, phân công các cơ sở y tế trên địa bàn (bao gồm cả cơ sở ngoài công lập) tham gia phòng, chống dịch COVID-19 (kể cả điều trị).

- 100% người mắc COVID-19 diễn biến nặng, nguy kịch được điều trị, chăm sóc sức khỏe theo quy định.

- Tổ chức triển khai hoạt động khám bệnh, chữa bệnh từ xa theo quy định để tăng tỷ lệ tiếp cận với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của người mắc COVID-19 và người không thể tiếp cận cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do dịch bệnh COVID-19.

- Bảo vệ các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương bởi dịch COVID-19: Tất cả các đối tượng dễ bị tổn thương như người cao tuổi, người có bệnh nền, người khuyết tật, phụ nữ mang thai, người không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi, nhóm lao động di cư... đều được giám sát, theo dõi, bảo đảm xử lý, cấp cứu, tiếp cận chăm sóc y tế kịp thời.

đ) Bảo đảm thông tin, truyền thông phục vụ công tác phòng, chống dịch

- Chủ động trong định hướng dư luận; bảo đảm người dân được thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời về các biện pháp phòng, chống dịch để người dân hiểu, đồng thuận, nâng cao nhận thức, thái độ, tạo niềm tin xã hội trong tổ chức triển khai thực hiện.

- Trên cơ sở chỉ đạo của Trung ương, Bộ Y tế và hướng dẫn của Sở Thông tin và Truyền thông (nếu có), tất cả các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý thông tin người ra vào và hướng dẫn người dân thực hiện việc khai báo thông tin theo yêu cầu của cơ quan chức năng để thực hiện phòng, chống dịch.

- 100% các cơ sở tiêm chủng, xét nghiệm, điều trị cập nhật đầy đủ, kịp thời thông tin tiêm chủng, xét nghiệm, kết quả điều trị của các cá nhân theo hướng dẫn của Bộ Y tế, UBND thành phố; ưu tiên quản lý thông tin người nhiễm/ nghi nhiễm và nhận thông tin, trả các loại giấy tờ bằng hình thức trực tuyến.

e) Bảo đảm vừa phòng, chống dịch vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và ổn định đời sống của nhân dân

- 100% người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

- 100% các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chủ động thực hiện kế hoạch phòng, chống dịch phù hợp.

- 100% các cơ sở giáo dục đào tạo thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch an toàn; tổ chức học trực tiếp hoặc trực tuyến kết hợp với trực tiếp phù hợp theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Bảo đảm công tác điều phối các cơ sở điều trị phù hợp với tình hình dịch bệnh, phân tuyến điều trị giảm quá tải bệnh viện tuyến cuối; thu dung, cấp cứu, điều trị kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp tử vong, biến chứng.

4. Tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân về công tác phòng chống dịch bệnh.

5. Bảo đảm hiệu quả hoạt động phối hợp liên ngành triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, kiểm tra, giám sát các hoạt động tại địa phương.

6. Đảm bảo kinh phí, thuốc, vật tư, hóa chất, trang thiết bị, phương tiện, và các nguồn lực khác, sẵn sàng đáp ứng kịp thời với các tình huống về dịch bệnh tại các tuyến.

7. Nâng cao chất lượng, tăng cường năng lực y tế dự phòng và y tế cơ sở các tuyến; sẵn sàng ứng phó với diễn biến của dịch bệnh trên địa bàn.

V. CÁC CHỈ TIÊU CHÍNH

- 100% bệnh, dịch bệnh mới phát sinh được phát hiện và xử lý kịp thời.

- 100% đối tượng kiểm dịch y tế biên giới được giám sát, kiểm tra và xử lý y tế theo đúng quy định, không để dịch bệnh xâm nhập qua cửa khẩu.

- 100% cán bộ làm công tác thống kê báo cáo bệnh truyền nhiễm được tập huấn về giám sát, công tác thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm, nâng cao chất lượng và hướng dẫn sử dụng báo cáo bằng phần mềm qua mạng internet.

- 100% hành khách xuất, nhập cảnh, quá cảnh được thực hiện kiểm dịch y tế tại các cửa khẩu, phát hiện kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm để tổ chức quản lý, cách ly.

VI. CHỈ TIÊU CỤ THỂ ĐỐI VỚI MỘT SỐ BỆNH TRUYỀN NHIỄM

1. Dịch COVID-19: Người mắc COVID-19 nguy cơ cao, người có triệu chứng cần can thiệp tại cơ sở y tế được giám sát, quản lý, chuyển tuyến kịp thời, đảm bảo an toàn, hạn chế tối đa biến chứng nặng, tử vong liên quan đến COVID-19.

2. Bệnh Ebola, MERS-CoV, cúm A(H7N9): Không để dịch bệnh xâm nhập vào Việt Nam.

3. Bệnh cúm A(H5N1), cúm A(H5N6): 100% ổ dịch được phát hiện, xử lý kịp thời, không để lây lan trong cộng đồng.

4. Bệnh sốt xuất huyết

- Không để dịch bệnh lớn xảy ra.

- Tỷ lệ mắc: < 461/100.000 dân.

- Tỷ lệ chết/mắc: < 0,02%.

- Tỷ lệ ca lâm sàng được xét nghiệm định tuýp vi rút tối thiểu 3%.

5. Bệnh sốt rét

Không ghi nhận ca bệnh, duy trì tốt thành quả Loại trừ sốt rét.

6. Bệnh dại

Không ghi nhận ca bệnh

7. Bệnh tay chân miệng

- Tỷ lệ mắc: < 132,2/100.000 dân.

- Tỷ lệ tử vong: < 0,07%.

8. Bệnh tả, lỵ trực trùng: 100% ổ dịch được phát hiện, xử lý kịp thời, không để lây lan trong cộng đồng.

9. Một số bệnh truyền nhiễm thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng

- Duy trì thành quả thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh.

- Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi đạt ≥ 95% quy mô xã, phường.

- Bệnh sởi, rubella

Không để dịch bệnh lớn xảy ra.

Tỷ lệ mắc: ≤ 05/100.000 dân.

Tỷ lệ tử vong: < 1,8%.

- Bệnh bạch hầu: Không ghi nhận ca mắc

- Bệnh ho gà: Tỷ lệ mắc ≤ 01/100.000 dân

- Bệnh ho gà, bạch hầu, viêm não Nhật bản B và các bệnh truyền nhiễm thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng khác: giảm 5% so với trung bình giai đoạn 5 năm 2016 - 2020.

VII. THỜI GIAN THỰC HIỆN

Việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 38/NQ-CP của Chính phủ trong thời gian 02 năm, năm 2022- 2023 (hiệu lực thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 38/NQ-CP của Chính phủ, bắt đầu từ ngày 17 tháng 3 năm 2022); công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm tùy theo tình hình dịch bệnh sẽ được tiếp tục cập nhật, bổ sung, điều chỉnh, sửa đổi kịp thời, phù hợp theo chỉ đạo, hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Y tế.

VIII. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Công tác quản lý, chỉ đạo

a) Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, huy động cả hệ thống chính trị nhất là tại cơ sở, huy động tối đa nguồn lực và sức mạnh toàn dân, huy động toàn dân tham gia công tác phòng, chống dịch; Nâng cao hơn nữa trách nhiệm người đứng đầu các đơn vị, địa phương; bảo đảm tính chủ động, linh hoạt, tự chịu trách nhiệm; Thực hiện tốt phương châm “bốn tại chỗ”, đặc biệt là chỉ huy, điều phối, phối hợp tại chỗ để đáp ứng có hiệu quả các tình huống dịch bệnh theo kịch bản phòng, chống dịch; bảo đảm sự phối hợp có hiệu quả giữa các lực lượng tại chỗ và lực lượng tăng cường khi cần thiết; xây dựng quy chế phối hợp liên ngành và điều phối nguồn lực trong các tình huống của dịch bệnh.

b) Cập nhật, tổ chức triển khai thực hiện các kịch bản phòng, chống dịch bảo đảm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch COVID-19. Kịp thời xây dựng phương án, kế hoạch, giải pháp phù hợp để phòng, chống dịch trong tình huống dịch bùng phát mạnh, trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế và tình huống có biến chủng mới nguy hiểm hơn.

c) Các cấp chính quyền, các cơ quan, đơn vị chuẩn bị các sẵn sàng các phương án, điều kiện, nguồn lực, phân công cụ thể trong công tác phòng, chống dịch; sẵn sàng đáp ứng với diễn biến của dịch bệnh; không chủ quan, lơ là, xem nhẹ; không để bị động, bất ngờ. Bảo đảm đủ thuốc, sinh phẩm, hóa chất, vật tư, trang thiết bị... theo phương châm “bốn tại chỗ” để sẵn sàng cho các kịch bản phòng, chống dịch; bảo đảm an sinh xã hội, an ninh, trật tự và an toàn xã hội; Bảo đảm vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế - xã hội và ổn định đời sống của người dân; Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện hiệu quả kế hoạch phòng, chống dịch gắn với phương án làm việc, hoạt động, sản xuất, kinh doanh.

d) Áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch theo tinh thần “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.

đ) Tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả mục tiêu ngăn chặn nguồn lây nhiễm xâm nhập bên ngoài và khoanh vùng, phát hiện sớm, cách ly, dập dịch từ bên trong.

e) Củng cố Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh các cấp để nâng cao chất lượng, hiệu quả và chủ động trong phòng chống bệnh dịch, kịp thời chỉ đạo triển khai công tác phòng, chống và ứng phó khi dịch bệnh xảy ra trên địa phương. Tăng cường trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong công tác phòng, chống dịch bệnh.

g) Củng cố và tăng cường hoạt động của các Đội phòng chống dịch cơ động từ thành phố đến các quận, huyện sẵn sàng đáp ứng chống dịch.

h) Kịp thời chỉ đạo công tác phòng chống dịch, không để dịch bệnh bùng phát, đặc biệt đối với các bệnh nguy hiểm và mới nổi (COVID-19, cúm A(H7N9), cúm A(H5N1), MERS-CoV, Ebola...).

i) Phân công cán bộ thường trực phòng chống dịch (Đội cơ động phòng chống dịch), có kế hoạch kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo tuyến dưới.

k) Định kỳ tổ chức tập huấn nghiệp vụ, chuyên môn kỹ thuật cho tất cả cán bộ y tế, kịp thời cập nhật thông tin, tình hình, diễn biến dịch bệnh cụ thể trên thế giới, khu vực, tại Việt Nam, cũng như trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến từng cán bộ để kịp thời chủ động ứng phó.

l) Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách cho các cán bộ tham gia phòng chống dịch: phụ cấp ưu đãi, phụ cấp phòng, chống dịch, trực dịch...

m) Tăng cường xã hội hóa công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, huy động các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và người dân và cùng với cơ quan quản lý nhằm phát huy được hiệu quả cao nhất.

n) Tham mưu triển khai xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế và phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm.

2. Hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng, chống dịch

a) Căn cứ các chính sách, pháp luật về phòng, chống dịch của Trung ương, tổng kết, đánh giá việc thực hiện các cơ chế, chính sách về phòng, chống dịch; nhất là dịch COVID-19 để kịp thời tháo gỡ hoặc kiến nghị, đề xuất tháo gỡ theo thẩm quyền các khó khăn, vướng mắc cản trở công tác phòng, chống dịch; tăng cường cải cách thủ tục hành chính, phân cấp, phân quyền; công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả; phòng, chống tiêu cực, tham nhũng trong phòng, chống dịch.

b) Rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách hoặc kiến nghị, đề xuất hoàn thiện cơ chế, chính sách theo thẩm quyền.

c) Hoàn thiện cơ chế tài chính, các quy trình, thủ tục tiếp nhận viện trợ, tài trợ, đấu thầu, mua sắm, dự phòng vật tư, thuốc (kể cả việc xã hội hóa), vắc xin, trang thiết bị y tế, hóa chất... phục vụ cho công tác phòng, chống dịch.

d) Huy động sự tham gia của lực lượng y tế ngoài công lập; bảo đảm an sinh xã hội trong điều kiện dịch bệnh, trong đó lưu ý đối với các nhóm dễ bị tổn thương.

3. Nhiệm vụ, giải pháp y tế

3.1. Bao phủ vắc xin phòng COVID-19

a) Triển khai việc tiêm vắc xin bảo đảm tiến độ nhanh nhất có thể; tăng cường vận động người dân tiêm vắc xin, đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người (bao gồm cả người bệnh đến khám tại cơ sở y tế) để tránh bỏ sót; tổ chức triển khai tiêm an toàn, khoa học, hiệu quả cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi ngay khi có vắc xin. Thực hiện tiêm vắc xin mũi thứ 4 cho người lớn và mũi thứ 3 cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 18 tuổi và tiêm chủng cho trẻ em từ 3 tuổi đến 5 tuổi theo quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế.

b) Triển khai thực hiện quy định của Trung ương, Bộ Y tế về cập nhật thông tin về người dân đã được tiêm vắc xin phòng COVID-19 để tính toán chính xác tỷ lệ bao phủ tiêm chủng, giám sát tỷ lệ bao phủ vắc xin phòng COVID-19.

3.2. Rà soát, quản lý hiệu quả người mắc COVID-19 nguy cơ cao

a) Tăng cường quản lý người mắc COVID-19 nguy cơ cao (người có bệnh nền, người trên 50 tuổi, phụ nữ có thai, người người chưa tiêm đủ vắc xin phòng COVID-19 ở người trên 18 tuổi);

b) Thực hiện xét nghiệm tầm soát phát hiện người mắc COVID-19; chăm sóc và điều trị người mắc COVID-19 thuộc nhóm nguy cơ; bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ khi người sống chung, người cùng gia đình bị mắc COVID-19;

c) Hỗ trợ chăm sóc thể chất và tâm lý xã hội; giám sát, theo dõi sức khỏe, chuyển tuyến kịp thời, hạn chế đến mức thấp nhất biến chứng nặng và tử vong liên quan đến COVID-19.

3.3. Tăng cường giám sát và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19

a) Thực hiện giám sát dịch tễ theo hướng dẫn của Bộ Y tế; triển khai đồng bộ giám sát trọng điểm và giám sát thường xuyên; tăng cường năng lực phân tích, dự báo tình hình dịch bệnh trên địa bàn.

b) Kịp thời sửa đổi, bổ sung, cập nhật các hướng dẫn chuyên môn, thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định của Bộ Y tế, bảo đảm đúng phương châm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, đồng thời khôi phục, phát triển kinh tế.

c) Thực hiện linh hoạt nguyên tắc “ngăn chặn - phát hiện - cách ly - khoanh vùng - dập dịch” theo quy mô và phạm vi hẹp nhất có thể, phù hợp với diễn biến dịch bệnh; áp dụng linh hoạt công thức chống dịch “5K vắc xin, thuốc điều trị công nghệ ý thức người dân các biện pháp khác”; các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phải thực hiện giám sát thường xuyên, định kỳ và cập nhật, báo cáo kết quả đánh giá nguy cơ lây nhiễm.

d) Thực hiện phù hợp, kịp thời, khoa học và hiệu quả công tác xét nghiệm phát hiện các trường hợp nhiễm.

đ) Thiết lập cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác dự báo và giám sát gồm: (1) tình hình dịch; (2) hoạt động điều trị; (3) tiêm chủng; (4) khả năng và hiệu quả đáp ứng phòng, chống dịch, hiệu quả điều trị.

3.3. Nâng cao năng lực của y tế dự phòng, y tế cơ sở; nâng cao năng lực giám sát, xét nghiệm và thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn khác trong phòng, chống dịch; Tăng cường năng lực khám bệnh, chữa bệnh

a) Về hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở; nâng cao năng lực giám sát, xét nghiệm và thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn khác trong phòng, chống dịch

- Đảm bảo hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở thực hiện hiệu quả công tác giám sát, điều tra, xử lý, lấy mẫu xét nghiệm, đáp ứng kịp thời với các diễn biến của dịch bệnh; tăng cường truyền thông và hỗ trợ người dân tiếp cận với các thông tin phòng, chống dịch bệnh.

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và nguồn nhân lực cho cơ sở y tế dự phòng, y tế cơ sở (bao gồm cả tuyến y tế cơ sở đặc thù trong các cơ sở giam giữ, cơ sở cai nghiện, các trung tâm bảo trợ xã hội) để nâng cao năng lực giám sát, xét nghiệm và thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn khác trong phòng, chống dịch.

- Duy trì, phát triển, bảo đảm phòng xét nghiệm ở cấp độ an toàn sinh học phù hợp tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố và các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố.

- Củng cố Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố; duy trì, phát triển mô hình Trung tâm Y tế quận, huyện có thực hiện nhiệm vụ y tế dự phòng.

- Bố trí số lượng hợp lý Trạm Y tế, nhân viên y tế (cố định và lưu động) theo quy mô dân số, không phụ thuộc vào địa giới hành chính và phát huy vai trò, bảo đảm chế độ chính sách cho đội ngũ nhân viên y tế để quản lý, theo dõi chăm sóc sức khỏe ban đầu thiết yếu cho người dân trên địa bàn.

- Thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo, cập nhật, triển khai thực hiện các quy định, hướng dẫn của Trung ương, Bộ Y tế, Sở Y tế về các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm khác tại cửa khẩu theo quy định.

- Đối với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi, mới xuất hiện trở lại: Tăng cường giám sát bệnh chủ động, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh đầu tiên để có biện pháp điều tra dịch tễ, cách ly, xét nghiệm, thu dung, điều trị kịp thời. Thực hiện xử lý ca bệnh, ổ dịch triệt để; phân tích, dự báo xu hướng phát triển của bệnh dịch ở từng ổ dịch để có biện pháp phòng, chống thích hợp; thực hiện công tác giám sát, báo cáo theo quy định.

- Phát huy tối đa các biện pháp phòng bệnh chủ động bằng vắc xin, đặc biệt là các hoạt động của chương trình tiêm chủng quốc gia. Đạt tỷ lệ tiêm vắc xin cao trên 95%, đảm bảo chất lượng mũi tiêm.

- Chủ động dự báo các bệnh dịch xảy ra tại các địa phương để có biện pháp phòng, chống. Tổ chức trực chống dịch 24/24 giờ trong thời gian có dịch.

- Xây dựng kế hoạch giám sát, phòng chống chủ động các bệnh dịch thường gặp ở địa phương.

- Tại các cơ sở khám, chữa bệnh, tổ chức tốt khu vực cách ly, điều trị bệnh truyền nhiễm nguy hiểm; thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống lây nhiễm trong bệnh viện. Chuẩn bị sẵn sàng, đầy đủ hóa chất khử trùng, trang bị bảo hộ cá nhân.

- Đảm bảo đáp ứng các yêu cầu đối với khu vực cách ly đối với từng loại dịch bệnh, tránh lây nhiễm chéo trong môi trường bệnh viện.

- Huy động các cơ sở y tế ngoài công lập tham gia phòng, chống dịch.

- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo mẫu quy định của Bộ Y tế theo Thông tư số 15/2014/TT-BYT ngày 15/5/2014, Thông tư 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ Y tế và các quy định của cơ quan có thẩm quyền.

b) Đối với hệ thống khám bệnh, chữa bệnh:

- Tiếp tục nâng cao năng lực cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, đủ khả năng cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng nhu cầu của người dân trên địa bàn; ngoài nhiệm vụ phục vụ khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn thành phố còn có năng lực hỗ trợ các địa phương lân cận.

- Sẵn sàng thiết lập cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 phù hợp với tình hình dịch bệnh trên địa bàn, bảo đảm đủ trang thiết bị, vật tư tiêu hao, phương tiện phòng hộ cá nhân, thuốc điều trị cho các cơ sở thu dung, điều trị COVID-19; thực hiện khám bệnh, chữa bệnh từ xa, có cơ chế cấp phát, cung ứng thuốc phù hợp, hiệu quả bảo đảm người mắc COVID-19 được điều trị kịp thời. Bảo đảm các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh vừa thực hiện công tác kiểm soát, phòng, chống dịch vừa thực hiện công tác khám bệnh, chữa bệnh cho người dân.

- Triển khai nâng cao năng lực chuyên môn, củng cố năng lực điều trị của hệ thống khám bệnh, chữa bệnh; chuẩn bị sẵn sàng giường hồi sức tích cực, bảo đảm năng lực hồi sức tích cực cho đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng; tăng cường chỉ đạo, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật, điều động, luân chuyển nhân lực phù hợp.

- Tiếp cận sớm với các thuốc điều trị đặc hiệu COVID-19; đồng thời tạo mọi điều kiện thúc đẩy nhanh nhất việc sản xuất, chuyển giao công nghệ, gia công thuốc điều trị COVID-19 tại Việt Nam; bảo đảm chủ động được những loại thuốc cơ bản đáp ứng yêu cầu điều trị sớm.

- Thiết lập hệ thống theo dõi sức khỏe thông qua y tế cơ sở và thầy thuốc đồng hành (hỗ trợ qua điện thoại hoặc internet...); thành lập các trạm y tế lưu động khi cần thiết để bảo đảm người dân được tiếp cận với dịch vụ y tế từ sớm, từ xa và từ cơ sở. Triển khai các hoạt động về quản lý, chăm sóc, điều trị và hỗ trợ người mắc có nguy cơ chuyển nặng ngay tại cộng đồng.

- Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quản lý và điều trị người mắc COVID-19 cập nhật dữ liệu khám bệnh, chữa bệnh; thực hiện theo dõi, khám và phục hồi chức năng một cách linh hoạt, khoa học, hiệu quả cho người mắc COVID-19 sau khi khỏi bệnh trong vòng 12 tháng.

- Bảo đảm các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh vừa thực hiện công tác kiểm soát, phòng, chống dịch vừa thực hiện công tác khám bệnh, chữa bệnh cho người dân; tăng cường khám bệnh, chữa bệnh từ xa phù hợp với thực tiễn.

- Cập nhật, ứng dụng kịp thời các phác đồ điều trị COVID-19 bằng y học hiện đại, kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền bảo đảm khoa học, hiệu quả.

- Kiện toàn hệ thống cấp cứu ngoại viện.

3.4. Công tác xét nghiệm

a) Tăng cường năng lực xét nghiệm: Đảm bảo phát hiện nhanh, chính xác tác nhân gây bệnh, bảo quản và gửi mẫu bệnh phẩm lên tuyến trên kịp thời để phân tích, đánh giá được sự biến đổi gen, kháng kháng sinh của tác nhân gây bệnh của các phòng xét nghiệm; Hỗ trợ sinh phẩm, thiết bị xét nghiệm, chẩn đoán đối với các bệnh nguy hiểm và mới nổi. Chuẩn bị đầy đủ sinh phẩm, thiết bị xét nghiệm, chẩn đoán. Có kế hoạch phân bổ cho tuyến dưới để phối hợp thực hiện; Chuẩn hóa, thống nhất các phương pháp xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.

b) Thực hiện các công tác lấy mẫu, xét nghiệm mẫu theo như các hoạt động đã triển khai năm 2021. Thực hiện tốt kế hoạch giám sát huyết thanh và virut Dengue năm 2022.

c) Thực hiện hoạt động lấy mẫu giám sát viêm phổi nặng (SVP) theo chỉ đạo của Viện Pasteur Nha Trang.

đ) Tham gia chương trình ngoại kiểm sốt xuất huyết Dengue do Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương tổ chức.

đ) Có kế hoạch triển khai xét nghiệm một số tác nhân gây bệnh tại các cơ sở y tế trên địa bàn.

3.5. Công tác đào tạo, tập huấn

a) Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ y tế cơ sở và cán bộ các ban, ngành tại địa phương về công tác phòng chống dịch bệnh và các văn bản liên quan; quy trình giám sát, kiểm tra, xử lý các đối tượng kiểm dịch y tế tại cửa khẩu; hướng dẫn lấy mẫu một số các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm tại tuyến quận huyện.

b) Tham gia các lớp đào tạo nâng cao năng lực xét nghiệm bệnh truyền nhiễm; Cử cán bộ tham gia đầy đủ các lớp tập huấn chuyên môn do các cơ quan ban ngành tổ chức.

3.6. Cập nhật, xây dựng và triển khai các kịch bản phòng, chống dịch

a) Cập nhật, tổ chức triển khai thực hiện các kịch bản phòng, chống dịch bảo đảm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và các dịch bệnh truyền nhiễm khác.

b) Kịp thời xây dựng phương án, kế hoạch, giải pháp phù hợp để phòng, chống dịch trong tình huống dịch bùng phát mạnh, trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế và tình huống có biến chủng mới nguy hiểm hơn.

3.7. Bảo đảm nguồn nhân lực và chế độ cho người làm công tác phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh truyền nhiễm khác

a) Thực hiện huy động nguồn nhân lực từ các địa phương, đơn vị lân cận hỗ trợ phòng chống dịch cho các địa phương có dịch bùng phát, quá tải, quá khả năng đáp ứng; huy động lực lượng y tế ngoài công lập tham gia công tác phòng, chống dịch. Có cơ chế, chính sách phân bổ nhân lực hợp lý cho y tế dự phòng và y tế cơ sở, thực hiện trách nhiệm xã hội và chế độ luân phiên có thời hạn.

b) Bảo đảm cơ cấu hợp lý đội ngũ nhân lực là bác sĩ và điều dưỡng có đủ năng lực về hồi sức cấp cứu.

c) Nâng cao năng lực cho các lực lượng trong ngành y tế, lực lượng tại địa phương, lực lượng huy động tham gia phòng, chống dịch.

d) Áp dụng mức phụ cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ y tế dự phòng, y tế cơ sở; nghiên cứu chế độ đặc thù, ưu đãi với các lực lượng vũ trang tham gia phòng, chống dịch theo quy định.

4. Về bảo đảm an ninh, trật tự và an toàn xã hội

a) Giữ vững an ninh, trật tự xã hội trên toàn thành phố trong mọi tình huống, tăng cường công tác bảo đảm an ninh con người, an ninh trật tự tại các khu công nghiệp, an ninh công nhân, an ninh trong dân cư; không để phát sinh điểm nóng phức tạp về an ninh trật tự, gây bất ổn xã hội. Tăng cường đấu tranh với các thế lực thù địch, tổ chức phản động, đối tượng cơ hội lợi dụng tình hình dịch bệnh để hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước, phát tán thông tin xấu độc.

b) Tăng cường phòng ngừa, đấu tranh, xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng tình hình bệnh dịch để vi phạm pháp luật; vi phạm quy định về phòng, chống dịch, đặc biệt là phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm.

c) Chủ động bám sát, nắm chắc tình hình dư luận xã hội, tâm lý người dân vùng dịch để chủ động phối hợp tuyên truyền, vận động người dân tin tưởng vào chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chính quyền địa phương về công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm.

5. Về bảo đảm an sinh xã hội

a) Tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội phù hợp với tình hình dịch bệnh.

b) Tăng cường triển khai, ứng dụng có hiệu quả cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để nắm sát các đối tượng cần trợ giúp về an sinh xã hội; huy động phát huy tốt vai trò của hệ thống chính trị cơ sở tham gia xác định đối tượng và rà soát để bảo đảm hỗ trợ đúng đối tượng, tránh bỏ sót, tránh thất thoát; triển khai kịp thời nội dung hỗ trợ an sinh xã hội để phòng, chống dịch ngay khi được bổ sung vào cơ sở dữ liệu quốc gia về an sinh xã hội.

6. Về tài chính, hậu cần

a) Bảo đảm đủ thuốc, sinh phẩm, hóa chất, vật tư, trang thiết bị... theo phương châm “bốn tại chỗ” để sẵn sàng cho các kịch bản phòng, chống dịch. Đối với một số loại thuốc và vật tư thiết yếu phải có cơ số dự phòng đủ cho tình huống xấu nhất và bổ sung vào danh mục dự trữ chống dịch của thành phố. Chủ động có kế hoạch sử dụng trang thiết bị sau khi kết thúc dịch.

b) Bảo đảm nguồn tài chính chi cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên cơ sở huy động tổng thể nguồn lực nhà nước (ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, nguồn tài trợ và các nguồn kinh phí hợp pháp khác); phải bố trí ít nhất 30% ngân sách y tế cho y tế dự phòng theo Nghị quyết số 18/2008/NQ-QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008 của Quốc hội.

c) Tiếp tục huy động, vận động sự tham gia đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân; sự tự nguyện chi trả của người mắc COVID-19 khi khám, điều trị theo yêu cầu.

d) Rút gọn, đơn giản hoá hồ sơ chứng từ thanh toán; bãi bỏ các rào cản, chồng chéo, vướng mắc, bất cập hiện hành về chính sách thanh toán chi phí y tế cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong bối cảnh dịch COVID-19.

đ) Thực hiện các chính sách hỗ trợ tài chính bảo đảm an sinh xã hội theo Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội ban hành kèm theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ.

e) Kinh phí thực hiện Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước và nguồn tài chính hợp pháp khác (gồm cả nguồn kinh phí trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội ban hành kèm theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ), Quỹ Bảo hiểm y tế, nguồn cá nhân tự chi trả và kinh phí huy động từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp.

g) Việc sử dụng kinh phí phòng, chống dịch bảo đảm hiệu quả, chống tiêu cực, lãng phí. Các cơ quan chức năng thực hiện giám sát chặt chẽ, công khai, minh bạch kinh phí phòng, chống dịch.

7. Bảo đảm vừa phòng, chống dịch COVID-19 vừa phát triển kinh tế - xã hội và ổn định đời sống của người dân

a) Tiếp tục triển khai Kế hoạch thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 theo Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ và các văn bản cập nhật của Trung ương; Tiếp tục triển khai hiệu quả Kế hoạch số 185/KH-UBND ngày 29/10/2021 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc phục hồi và tăng trưởng kinh tế - xã hội thành phố trong bối cảnh thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19; bảo đảm thực hiện nhất quán theo quy định, theo chỉ đạo, hướng dẫn thống nhất của các Bộ, ngành Trung ương và Thành ủy, UBND thành phố, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 thành phố, các Sở, ngành liên quan, đồng thời phát huy tính chủ động, sáng tạo của địa phương trong kiểm soát tình hình dịch bệnh, tạo điều kiện khôi phục sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, đưa đời sống sinh hoạt của Nhân dân dần trở lại tình trạng bình thường mới; không để xảy ra tình trạng cục bộ, cát cứ trong ban hành và thực hiện các giải pháp trên mức cần thiết gây ảnh hưởng tiêu cực tới sản xuất kinh doanh, đời sống xã hội.

b) Các cơ quan, đơn vị, địa phương, tổ chức, doanh nghiệp chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện hiệu quả kế hoạch phòng, chống dịch gắn với phương án hoạt động, sản xuất, kinh doanh tại địa phương (đến tận xã, phường, tổ dân phố/thôn) và cập nhật, báo cáo kết quả đánh giá.

c) Tiếp tục triển khai các biện pháp bảo đảm công tác phòng, chống dịch khoa học, an toàn, hiệu quả tại các cơ sở giáo dục đào tạo khi học sinh, sinh viên học trực tiếp; căn cứ vào tình hình dịch bệnh để tổ chức hình thức dạy học cho phù hợp, không để học sinh, sinh viên học trực tuyến kéo dài; liên tục cập nhật kinh nghiệm thực tiễn tốt về việc mở cửa lại cơ sở giáo dục, đào tạo an toàn, kịp thời; thường xuyên kiểm tra, đánh giá để hiểu rõ các tác động tiêu cực của việc học trực tuyến, đặc biệt là đối với trẻ em để có giải pháp kịp thời.

d) Triển khai công tác phòng, chống dịch trong sản xuất, giao thông vận tải và lưu thông, vận chuyển hàng hóa bảo đảm không bị gián đoạn.

đ) Người dân, người lao động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

8. Về vận động nhân dân và huy động xã hội

a) Triển khai hiệu quả công tác dân vận, phát huy vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên, góp phần tạo sự đồng thuận xã hội, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đề ra.

b) Tăng cường vận động các tầng lớp nhân dân, nhất là đoàn viên, hội viên và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, người có uy tín và đồng bào các dân tộc thiểu số; chức sắc, chức việc và đồng bào có tôn giáo tuân thủ và tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh truyền nhiễm khác; vận động các doanh nghiệp, tổ chức chủ động, tự giác tuân thủ và tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống dịch. Đa dạng hóa các phương thức vận động, huy động xã hội trong và ngoài nước để tiếp tục hỗ trợ an sinh xã hội cho người dân gặp khó khăn.

c) Khuyến khích các hoạt động thiện nguyện, hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh truyền nhiễm theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành.

9. Về truyền thông, công nghệ thông tin

9.1. Nâng cao nhận thức về phòng, chống dịch COVID-19 thông qua công tác thông tin, giáo dục, truyền thông

a) Đa dạng hóa các loại hình và phương tiện, phương thức truyền thông, phong phú về nội dung, phù hợp với từng đối tượng; thường xuyên, chủ động cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, khoa học, chính xác về dịch COVID-19, về chiến lược, hiệu quả của tiêm vắc xin phòng COVID-19.

b) Truyền thông về phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm hướng tới nâng cao nhận thức, ý thức và thay đổi hành vi của nhân dân; tạo niềm tin, sự đồng thuận của nhân dân; chống việc phân biệt đối xử, giữ bí mật riêng tư của người mắc COVID-19. Chú trọng truyền thông về những nỗ lực cống hiến, sự hy sinh của các tập thể, cá nhân trong phòng, chống dịch.

c) Chủ động huy động các cơ quan truyền thông, báo chí trong đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; ngăn chặn các thông tin xấu độc, tin giả, tin không được kiểm chứng liên quan đến phòng, chống dịch.

d) Triển khai có hiệu quả công tác truyền thông gắn với việc khơi dậy khát vọng phát triển đất nước; thúc đẩy tính tự giác, tích cực của người dân trong phòng, chống dịch; lan tỏa các kinh nghiệm hay, tấm gương tốt, truyền cảm hứng để cổ vũ toàn xã hội; đẩy mạnh thông tin tuyên truyền đối ngoại, quảng bá hình ảnh của thành phố, của cả nước phòng, chống dịch hiệu quả và khôi phục hoạt động kinh tế - xã hội an toàn; truyền tải kịp thời, khách quan, chính xác thông tin liên quan về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch COVID-19 tại Việt Nam đến các tổ chức, cá nhân nước ngoài, cộng đồng doanh nghiệp.

e) Tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng bằng nhiều hình thức:

- Tuyên truyền trên truyền hình: Xây dựng và phát sóng các thông điệp truyền hình về phòng chống các bệnh truyền nhiễm. Thực hiện các chuyên đề phổ biến kiến thức, phóng sự chuyên đề về tình hình dịch bệnh có nguy cơ gia tăng; các biện pháp phòng ngừa, phản ánh công tác phòng, chống dịch nhằm ngăn chặn kịp thời nguy cơ phát sinh, phát triển thành dịch.

- Đăng các bài viết về các khuyến cáo cho cộng đồng các dấu hiệu nhận biết, các biểu hiện của bệnh và cách phòng chống dịch bệnh trên các báo, bảng tin.

- Cập nhật các tin bài, sản phẩm truyền thông về công tác phòng chống dịch bệnh trên website của các cơ quan, đơn vị, địa phương. Tăng cường tuyên truyền trên mạng xã hội thông qua các trang fanpage nhằm phổ biến thông tin rộng rãi đến cộng đồng về phòng, chống dịch bệnh.

- Tổ chức chạy xe tuyên truyền kết hợp cấp phát tờ rơi về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho người dân tại các xã/phường có tỷ lệ mắc bệnh cao.

- Tổ chức các buổi truyền thông trực tiếp nhằm tuyên truyền, phổ biến kiến thức về các biện pháp phòng bệnh cho trường học, người dân tại cộng đồng.

- Sản xuất và cấp phát các video clip về phòng chống dịch bệnh, màn hình chạy chữ tại các địa điểm công cộng phù hợp với thực tế và tình hình dịch bệnh.

- Sản xuất và phân phối các tài liệu truyền thông (tờ rơi, apphich, poster, đĩa DVD...) về các bệnh truyền nhiễm tập trung vào các nhóm bệnh lưu hành và có nguy cơ bùng phát thành dịch: COVID-19, cúm, sốt xuất huyết, Tay chân miệng, Sởi, Thủy đậu, Rubella,...cho cộng đồng, hành khách xuất nhập cảnh tại sân bay, bến cảng.

- Chỉ đạo mạng lưới truyền thông giáo dục sức khỏe tăng cường tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại hộ gia đình và cộng đồng thông qua mạng lưới cộng tác viên, y tế thôn bản...

- Trực điện thoại đường dây nóng tư vấn phòng, chống dịch

- Mạng lưới truyền thông các tuyến truy cập và tải các các tài liệu truyền thông do Trung ương và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thiết kế để tổ chức các hoạt động truyền thông phòng, chống dịch.

- Thường xuyên cung cấp thông tin cho Sở Thông tin và Truyền thông để đăng tải trên tổng đài 1022 và cung cấp thông tin cho báo chí.

9.2. Về công nghệ thông tin

a) Triển khai thống nhất và có hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, báo cáo và chia sẻ thông tin về vắc xin, xét nghiệm, điều trị, hậu cần, an sinh xã hội... phục vụ phòng, chống dịch; quản lý việc đi lại của người dân, lưu thông, vận chuyển hàng hóa và quản lý xuất, nhập cảnh phù hợp với quy định, thông lệ quốc tế; ứng dụng công nghệ thông tin phải thuận lợi cho người dân, cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước các cấp trong phòng, chống dịch.

b) Xây dựng và thực hiện các phương án bảo đảm an toàn, an ninh dữ liệu; liên thông dữ liệu giữa các cơ sở dữ liệu, thực hiện việc xác thực thông tin trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

c) Thúc đẩy và tổ chức thực hiện mạnh mẽ theo chương trình chuyển đổi số y tế quốc gia; đẩy mạnh hoạt động đăng ký, khám bệnh, chữa bệnh từ xa (nhất là theo dõi và chăm sóc sức khỏe người mắc COVID-19 tại nhà); hoàn thiện và đẩy mạnh triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử toàn dân.

10. Về hợp tác quốc tế

a) Thực hiện công tác hợp tác quốc tế phòng, chống dịch COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm khác theo chỉ đạo của các cơ quan, đơn vị đầu mối tuyến trên để nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời về chuyên môn kỹ thuật và nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch COVID-19. Phối hợp chặt chẽ với các nước bạn thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế để trao đổi thông tin về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống dịch.

b) Thực hiện chính sách ưu đãi đầu tư để phát triển công nghiệp dược; tiếp cận sớm nhất có thể các loại vắc xin, thuốc, công nghệ xét nghiệm, trang thiết bị y tế thế hệ mới.

c) Tạo điều kiện thuận lợi để xúc tiến tài trợ và hỗ trợ chuyên môn, kỹ thuật từ các tổ chức quốc tế.

11. Về nghiên cứu khoa học

a) Tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích các hoạt động nghiên cứu/hợp tác nghiên cứu khoa học về phòng, điều trị bệnh truyền nhiễm (bao gồm phương pháp và các thuốc cổ truyền)... tiếp cận sớm với các thành tựu công nghệ, khoa học kỹ thuật ứng dụng trong công tác phòng chống dịch.

b) Tiếp tục nâng cao năng lực các phòng xét nghiệm an toàn sinh học; nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học về dịch tễ, xét nghiệm, vắc xin, tâm lý xã hội... liên quan đến dịch bệnh truyền nhiễm để ứng dụng vào thực tiễn góp phần phòng, chống dịch hiệu quả.

IX. NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Ngân sách nhà nước bố trí theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.

2. Quỹ bảo hiểm y tế, nguồn cá nhân tự chi trả.

3. Nguồn viện trợ, tài trợ, hỗ trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước và các nguồn vốn hợp pháp khác.

X. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các Sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, hội, đoàn thể, cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn và UBND các quận, huyện

a) Căn cứ Kế hoạch này, xây dựng kế hoạch cụ thể để tổ chức triển khai thực hiện theo đúng chỉ đạo của Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 17/3/2022 của Chính phủ; đồng thời lồng ghép với việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội; Nghị quyết số 12/2021/UBTVQH15 ngày 30/12/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; các Nghị quyết số 86/NQ-CP ngày 06/8/2021, Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021, Nghị quyết số 168/NQ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ, các văn bản triển khai, hướng dẫn khác của các Bộ, ngành Trung ương và của thành phố để đảm bảo hiệu quả công tác phòng, chống dịch COVID-19.

b) Tổ chức rà soát, đánh giá, đề xuất cấp thẩm quyền để hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh truyền nhiễm khác. Theo chức năng, nhiệm vụ, căn cứ vào các hướng dẫn mới hoặc cập nhật, bổ sung, sửa đổi các hướng dẫn đã ban hành của Trung ương, của thành phố; đồng thời phối hợp với các Sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan để ban hành hoặc tham mưu UBND thành phố, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 thành phố ban hành theo thẩm quyền các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác phòng chống dịch trên địa bàn kịp thời, đúng quy định.

c) Kịp thời tháo gỡ khó khăn, xử lý các vấn đề đột xuất, phát sinh liên quan đến công tác phòng, chống dịch thuộc thẩm quyền quản lý.

d) Bảo đảm công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả, đúng quy định; không để xảy ra tiêu cực, lãng phí, tham nhũng trong mua sắm, sử dụng hàng hóa, dịch vụ phục vụ công tác phòng, chống dịch.

đ) Khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong phòng, chống dịch.

e) Kiểm tra, giám sát, đánh giá, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Kế hoạch này.

2. Sở Y tế

a) Cập nhật, tổ chức triển khai kịch bản, phương án phòng, chống dịch COVID-19, bảo đảm công tác y tế trong tình huống dịch bùng phát mạnh, trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế và tình huống có biến chủng mới nguy hiểm hơn theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Y tế.

b) Kịp thời cập nhật, sửa đổi, bổ sung các quy định, hướng dẫn chuyên môn (về đánh giá cấp độ dịch, xét nghiệm, cách ly, điều trị...) nhằm kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội.

c) Tiếp tục thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực hệ thống y tế, nhất là y tế dự phòng, y tế cơ sở; chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ và các Sở, ban, ngành, địa phương liên quan rà soát tổ chức bộ máy, năng lực của hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở; bảo đảm nguồn nhân lực và chế độ cho người làm công tác phòng, chống dịch COVID-19; tiếp tục triển khai an toàn, khoa học, hiệu quả chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trên toàn thành phố.

d) Chỉ đạo các đơn vị thực hiện tốt các hoạt động chuyên môn trong công tác phòng, chống dịch; giám sát chặt chẽ dịch tại cộng đồng, cơ sở y tế (giám sát trọng điểm, giám sát ổ dịch cũ, giám sát vét tơ truyền bệnh, giám sát ca bệnh...) để kịp thời phát hiện sớm, xử lý triệt để không để dịch bùng phát; giám sát hành khách nhập cảnh từ các vùng có dịch, vùng có ổ dịch cũ nhằm phát hiện sớm ca bệnh dịch để cách ly không để dịch xâm nhập.

đ) Các cơ sở khám chữa bệnh phải thực hiện nghiêm việc phân luồng, kiểm soát người ra vào, đảm bảo công tác phòng hộ cho đội ngũ y bác sĩ nhằm không để lây nhiễm chéo dịch bệnh. Chuẩn bị khu cách ly đủ giường bệnh, thuốc, dịch truyền, trang thiết bị cũng như nhân lực sẵn sàng tiếp nhận, cách ly, điều trị bệnh nhân.

e) Đảm bảo đầy đủ các trang thiết bị, vật tư, hóa chất, thuốc men... cho công tác phòng, chống dịch.

g) Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tiêm chủng, xét nghiệm, điều trị, trang thiết bị để phục vụ phòng, chống dịch; xây dựng hệ thống thông tin chỉ đạo điều hành, giám sát, dự báo dịch COVID-19; chủ động phối hợp, cung cấp thông tin liên quan phòng chống dịch và bảo vệ sức khỏe người dân để Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan báo chí, Cổng thông tin điện tử, Tổng đài 1022, thông tin cơ sở tuyên truyền.

h) Xây dựng cơ chế xã hội hóa thuốc, vắc xin trình cấp có thẩm quyền.

i) Tham mưu, đề xuất, bố trí và bảo đảm chế độ chính sách cho đội ngũ nhân viên y tế để quản lý, theo dõi chăm sóc sức khỏe ban đầu thiết yếu cho người dân trên địa bàn.

3. Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng thành phố

a) Tiếp tục tăng cường kiểm soát bảo đảm an ninh biên giới, đường mòn, lối mở; an ninh trên biển và quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển.

b) Tiếp tục huy động các lực lượng quân đội phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế và các địa phương trong công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm trên các địa bàn xung yếu và trong tình trạng cấp bách, khẩn cấp về dịch bệnh.

4. Công an thành phố

a) Chủ trì tổ chức các lực lượng chức năng bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, quản lý xuất cảnh, nhập cảnh và an ninh mạng, nhất là tại cơ sở; tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, đặc biệt là lợi dụng tình hình dịch bệnh để vi phạm pháp luật, chống người thi hành công vụ; xử lý nghiêm các đối tượng lợi dụng chính sách phòng, chống dịch để thực hiện hành vi tham nhũng, tiêu cực.

b) Chủ động xây dựng phương án tăng cường lực lượng tham gia phòng, chống dịch, bảo đảm an sinh xã hội, an dân khi tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, theo đề nghị hỗ trợ của các địa phương.

c) Chỉ đạo Công an các quận, huyện phối hợp với các cơ quan y tế trên địa bàn, phối hợp thực hiện cưỡng chế cách ly, khử khuẩn, triển khai các biện pháp chống dịch khi cần thiết.

d) Tiếp nhận, kết nối dữ liệu về tiêm chủng, xét nghiệm, quản lý người mắc COVID-19 khỏi bệnh từ Sở Y tế vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để triển khai thống nhất việc ứng dụng mã QR trên thẻ căn cước công dân (hoặc hình thức phù hợp đối với những người chưa có thẻ căn cước công dân mới) phục vụ việc quản lý đi lại của người dân và công tác phòng, chống dịch COVID-19.

đ) Triển khai các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn việc kết nối cơ sở dữ liệu, bảo mật thông tin.

5. Sở Thông tin và Truyền thông

a) Chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy chỉ đạo các cơ quan báo chí và hệ thống thông tin cơ sở chủ động, kịp thời cung cấp thông tin, phổ biến kiến thức về phòng, chống dịch.

b) Chỉ đạo các cơ quan báo chí trên địa bàn cung cấp thông tin kịp thời, chính xác về diễn biến dịch bệnh và công tác phòng, chống dịch trên địa bàn thành phố cũng như phổ biến cách làm hay, gương điển hình trong công tác phòng, chống dịch; tăng cường tuyên truyền tạo đồng thuận, niềm tin xã hội; thúc đẩy tính tự giác, tích cực của người dân trong phòng, chống dịch.

c) Chủ trì xây dựng, tiếp nhận, vận hành các nền tảng ứng dụng và hạ tầng kỹ thuật về công nghệ thông tin trong phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh truyền nhiễm khác; xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật kết nối, bảo đảm an toàn thông tin, bí mật dữ liệu cá nhân công dân; bảo đảm hạ tầng viễn thông phục vụ công tác phòng chống dịch, khám chữa bệnh.

d) Phối hợp với Sở Y tế, Công an thành phố, Bảo hiểm xã hội thành phố và các cơ quan khác thúc đẩy mạnh mẽ việc thực hiện chương trình chuyển đổi số y tế quốc gia.

6. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

a) Chủ trì việc tổ chức triển khai thực hiện các chế độ, chính sách hỗ trợ các đối tượng chịu ảnh hưởng do dịch COVID-19 và các dịch bệnh truyền nhiễm khác theo quy định.

b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất các giải pháp bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ trẻ em và nhóm dễ bị tổn thương, người lao động, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và các dịch bệnh truyền nhiễm khác. Triển khai thực hiện ngay nội dung hỗ trợ an sinh xã hội để phòng, chống dịch khi được bổ sung vào cơ sở dữ liệu quốc gia về an sinh xã hội.

7. Sở Ngoại vụ

Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện công tác phòng chống dịch theo chức năng, nhiệm vụ được giao và chỉ đạo của Bộ Ngoại giao để phục vụ mục tiêu thích ứng an toàn với COVID-19, phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố. Phối hợp với ngành y tế quản lý các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm có yếu tố nước ngoài. Phổ biến, tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh cho người nước ngoài. Phối hợp triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho người nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài trên địa bàn thành phố

8. Sở Công Thương

a) Rà soát, hướng dẫn các trung tâm thương mại, siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi, chợ trực thuộc; các công ty thương mại đầu mối cung ứng lương thực, thực phẩm và hàng hóa thiết yếu; các doanh nghiệp gas (trừ cửa hàng kinh doanh gas), xăng dầu, hoá chất, vật liệu nổ công nghiệp, hoạt động điện lực, dịch vụ logistics, xuất nhập khẩu; các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong cụm công nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý đánh giá, cập nhật, báo cáo kết quả đánh giá nguy cơ lây nhiễm, bảo đảm an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

b) Tăng cường kiểm tra, quản lý xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng khan hiếm hàng hóa trên thị trường hoặc lợi dụng dịch bệnh để định giá bán hàng hóa bất hợp lý đối với trang thiết bị y tế, dụng cụ bảo hộ (khẩu trang, găng tay...) để bảo vệ sức khỏe, dùng để phòng, chữa bệnh.

c) Chỉ đạo phối hợp với các đơn vị có liên quan đảm bảo cung cấp đủ hàng hóa thiết yếu cho nhân dân trong trường hợp phải cách ly, phong tỏa do dịch bệnh.

9. Sở Giao thông vận tải

a) Tiếp tục rà soát, hướng dẫn thực hiện tổ chức hoạt động vận tải bảo đảm vận tải hàng hóa liên tỉnh, nội tình lưu thông; tổ chức vận tải hành khách công cộng liên tỉnh, nội tỉnh phù hợp với tình hình diễn biến dịch COVID-19.

b) Có phương án huy động các phương tiện vận tải công cộng đáp ứng với tình huống dịch bùng phát cần di chuyển người dân đến khu vực cách ly theo đề nghị của ngành Y tế.

c) Chỉ đạo thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường phòng, chống các loại dịch bệnh tại nhà ga, bến xe, bến tàu.

d) Đề xuất các phương án phân luồng cũng như hạn chế giao thông công cộng trong trường hợp dịch bùng phát để hạn chế lây lan dịch bệnh.

10. Sở Xây dựng

a) Tiếp tục rà soát, hướng dẫn yêu cầu bảo đảm phòng, chống trong quy hoạch xây dựng, đặc biệt là quy hoạch khu vực nhà ở cho công nhân các khu, cụm công nghiệp.

b) Chỉ đạo thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, thu gom phế thải, phế liệu, diệt bọ gậy phòng chống sốt xuất huyết tại các công trình xây dựng.

c) Đảm bảo cung cấp nước sạch cho ăn uống, sinh hoạt nhằm hạn chế các dịch bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa. Phối hợp với ngành Y tế trong việc kiểm tra giám sát chất lượng nguồn nước ăn uống, sinh hoạt trên địa bàn.

d) Tuyên truyền công tác phòng, chống dịch cho cán bộ, công năng tại các công trường xây dựng. Chỉ đạo các công trường xây dựng khai báo cho cơ quan y tế địa phương khi phát hiện có công nhân, người lao động tại công trường bị bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm.

11. Sở Tài nguyên và Môi trường

a) Tiếp tục rà soát, điều chỉnh và tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác thu gom, xử lý, vận chuyển chất thải phát sinh trong phòng, chống dịch COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm khác.

b) Chỉ đạo triển khai kế hoạch thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải trong trường hợp vượt năng lực xử lý hiện tại của thành phố và của các địa phương trong thành phố.

c) Quản lý môi trường, nguồn nước: tổ chức thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh có nguồn nước thải, đảm bảo nguồn nước thải được xử lý trước khi xả thải ra môi trường.

12. Sở Tài chính

Trên cơ sở dự toán của các Sở, ngành, địa phương và khả năng cân đối ngân sách, Sở Tài chính tham mưu cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch này theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.

13. Sở Kế hoạch và Đầu tư

a) Trên cơ sở khả năng cân đối vốn, phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị liên quan tổng hợp, cân đối, bố trí nguồn vốn đầu tư từ ngân sách thành phố (nếu có) để thực hiện kế hoạch, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định;

b) Hằng năm trên cơ sở đề xuất của Sở Y tế và các đơn vị liên quan, tham mưu UBND thành phố lồng ghép các chỉ tiêu, nhiệm vụ liên quan thực hiện Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố.

14. Sở Giáo dục và Đào tạo

a) Rà soát, hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 trong hoạt động giáo dục, đào tạo đảm bảo thực hiện theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tình hình dịch bệnh thực tiễn trên từng địa bàn trong thành phố.

b) Tiếp tục chỉ đạo triển khai các biện pháp bảo đảm công tác phòng, chống dịch tại các cơ sở giáo dục đào tạo khi học sinh, sinh viên học trực tiếp; căn cứ vào tình hình dịch bệnh để chỉ đạo tổ chức hình thức dạy học cho phù hợp. Đảm bảo 100% các cơ sở giáo dục đào tạo thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch an toàn.

c) Phối hợp với Sở Y tế và UBND các quận, huyện tổ chức tiêm chủng an toàn cho học sinh trong độ tuổi phù hợp với từng loại vắc xin; chủ trì chỉ đạo việc cập nhật, báo cáo kết quả đánh giá an toàn COVID-19 trong trường học.

d) Chỉ đạo triển khai các hoạt động phòng, chống dịch trong trường học, phối hợp UBND các quận, huyện và các đơn vị liên quan thực hiện công tác vệ sinh môi trường khử khuẩn phòng, chống dịch bệnh, thông thoáng lớp học, vệ sinh môi trường diệt bọ gậy để chủ động phòng chống sốt xuất huyết, các bệnh dịch có nguy cơ lan nhanh trong trường học như: cúm, sởi, thủy đậu, quai bị, tay chân miệng và các dịch bệnh khác.

đ) Chỉ đạo tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục chăm sóc sức khỏe, phòng, chống dịch cho học sinh, sinh viên.

15. Sở Văn hóa, Thể thao, Sở Du lịch

a) Rà soát, hướng dẫn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; chỉ đạo các đơn vị, cơ sở thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn của ngành y tế; cập nhật, báo cáo kết quả đánh giá an toàn COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm khác trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch theo đúng quy định.

b) Sở Du lịch chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai hiệu quả việc thực hiện phương án mở cửa lại hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới.

16. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Rà soát, hướng dẫn bảo đảm an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trong các hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp.

b) Triển khai Kế hoạch phòng, chống dịch trên gia súc, gia cầm, thực hiện tốt việc tiêm vắc xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm. Đặc biệt tăng cường việc tiêm vắc xin phòng chống bệnh dại cho đàn chó, mèo theo quy định. Tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch cho gia súc, gia cầm để nhân dân chủ động áp dụng các biện pháp phòng chống dịch trong chăn nuôi. Tổ chức và duy trì hoạt động của các chốt kiểm dịch động vật, không để gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc lưu thông trên địa bàn thành phố; phối hợp xử lý triệt để các ổ dịch trên gia súc, gia cầm, chú trọng các dịch bệnh có khả năng lây sang người.

c) Phối hợp với UBND các quận, huyện liên quan chủ động điều chỉnh kế hoạch sản xuất nông nghiệp để tránh thiếu hụt nguồn cung, bảo đảm an ninh lương thực trong phòng, chống dịch bệnh và thảm họa.

17. Sở Khoa học và Công nghệ

Khuyến khích triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực phòng, chống dịch bệnh; Tăng cường các hoạt động nghiên cứu phục vụ chẩn đoán, điều trị COVID-19...; nghiên cứu ứng dụng các thành tựu công nghệ, khoa học kỹ thuật phục vụ công tác phòng chống dịch.

18. Sở Tư pháp

Tiếp tục rà soát, đề xuất Bộ Tư pháp về cơ chế chính sách pháp luật phòng, chống dịch COVID-19; đề xuất sửa đổi, bổ sung các vướng mắc về thể chế cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh trong điều kiện dịch bệnh.

19. Sở Nội vụ

a) Phối hợp với Sở Y tế rà soát tổ chức bộ máy, năng lực của hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng.

b) Phát huy vai trò của các tổ chức tôn giáo trong phòng, chống dịch.

c) Hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng trong phòng, chống dịch.

20. Ban Quản lý khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng

Rà soát, hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp trong các khu công nghiệp, khu công nghệ cao thực hiện đánh giá, cập nhật, báo cáo kết quả đánh giá nguy cơ lây nhiễm, bảo đảm an toàn phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh truyền nhiễm khác trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

21. Thanh tra thành phố

Chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác thanh tra định kỳ, đột xuất trong phòng, chống dịch nhằm chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.

22. Bảo hiểm Xã hội thành phố

a) Bảo đảm chi trả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và các dịch bệnh truyền nhiễm khác theo quy định.

b) Bảo đảm thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo đúng quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế cho người có thẻ bảo hiểm y tế trong dịch bệnh truyền nhiễm đơn giản, thuận tiện.

23. Đài Phát thanh - Truyền hình thành phố, Báo Đà Nẵng

a) Tăng cường công tác truyền thông nhằm tạo sự hưởng ứng, tham gia của xã hội trong phòng, chống dịch; phản ánh kịp thời kết quả phòng, chống dịch. Kịp thời cổ vũ, biểu dương các tấm gương tập thể, cá nhân điển hình, các mô hình chống dịch hiệu quả. Tăng cường thời lượng, nâng cao chất lượng thông tin về các hướng dẫn điều trị người mắc bệnh truyền nhiễm và các biện pháp phòng, chống dịch bảo đảm tính khoa học, chính xác đồng thời dễ hiểu, dễ nhớ.

b) Tăng cường thông tin về tình hình dịch bệnh trong nước, thế giới; các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, các giải pháp mới trong phòng, chống dịch.

24. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và các tổ chức thành viên

a) Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, huy động toàn dân tham gia công tác phòng, chống dịch theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

b) Tăng cường phối hợp với các cấp chính quyền vận động nhân dân nâng cao ý thức, tự giác tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; tiếp tục vận động các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp vừa phòng, chống dịch bệnh, khắc phục những hậu quả do dịch bệnh gây ra, vừa duy trì, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh... phát huy tinh thần tự giác và sáng tạo của các tầng lớp nhân dân trong phòng, chống dịch.

c) Tiếp tục phối hợp với chính quyền các cấp giải quyết có hiệu quả những vấn đề xã hội bức xúc ngay tại cơ sở; tham gia tuyên truyền, vận động và giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch tại địa phương.

25. Đề nghị Ban Dân vận Thành ủy: Tiếp tục phát huy công tác dân vận trong việc huy động xã hội tham gia phòng, chống dịch.

26. Ủy ban nhân dân quận, huyện

a) Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện kịp thời, toàn diện, hiệu quả Kế hoạch này trên địa bàn quản lý.

b) Thực hiện nhất quán, thống nhất ở các cấp về các quy định, hướng dẫn của Trung ương, của thành phố về công tác phòng, chống dịch, đồng thời sát với tình hình thực tiễn để kiểm soát dịch hiệu quả.

c) Rà soát các quy định về phòng, chống dịch để sửa đổi, bổ sung kịp thời phù hợp với tình hình dịch của địa phương.

d) Tổ chức thực hiện việc mua sắm để phục vụ công tác phòng, chống dịch đúng quy định, bảo đảm công khai, minh bạch, chặt chẽ và phòng, chống tiêu cực, lãng phí, tham nhũng; tăng cường kiểm tra, giám sát.

đ) Phối hợp với ngành y tế củng cố hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng, nâng cao chất lượng của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phục vụ cho công tác phòng, chống dịch; bảo đảm các nguồn lực cho hoạt động y tế dự phòng trên địa bàn theo quy định hiện hành.

e) Bảo đảm các nhiệm vụ, giải pháp về an sinh xã hội trên địa bàn, chú trọng hỗ trợ trẻ em và nhóm dễ bị tổn thương, người lao động, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và các dịch bệnh truyền nhiễm khác.

g) Rà soát, hướng dẫn các chợ trực thuộc, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc thẩm quyền quản lý thực hiện đánh giá, cập nhật, báo cáo kết quả đánh giá nguy cơ lây nhiễm, bảo đảm an toàn phòng, chống dịch trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

h) Tổ chức việc tập huấn chuyên môn cho các lực lượng làm công tác phòng, chống dịch trên địa bàn.

i) Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tại địa phương tăng cường các biện pháp hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến các quy định về thu gom, khử khuẩn cho người dân; chỉ đạo việc thực hiện thu gom, vận chuyển và tổng hợp thông tin, số lượng chất thải phát sinh trong phòng, chống dịch; chủ động giám sát, điều tiết, lựa chọn phương án phù hợp trong quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải phát sinh đáp ứng theo từng cấp độ dịch COVID-19; đảm bảo kinh phí thực hiện quản lý chất thải; huy động tối đa nguồn lực của các cơ sở được phép xử lý chất thải và sự tham gia hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân có liên quan.

k) Tăng cường đôn đốc, kiểm tra nhất là ở cấp cơ sở, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sẵn sàng đáp ứng nhanh theo diễn biến của dịch bệnh.

l) Huy động các lực lượng thực hiện phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” và “tiêm chủng vừa là quyền lợi, vừa là trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng và đất nước”; đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, tích cực đưa người đến các điểm tiêm chủng để tiêm chủng phòng COVID-19 đúng lịch, đủ mũi theo quy định; chịu trách nhiệm chính đảm bảo đạt tỷ lệ tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn theo quy định.

m) Thường xuyên, định kỳ kiểm tra, giám sát, đánh giá, sơ kết, tổng kết việc tổ chức triển khai thực hiện Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 theo Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2022 của Chính phủ và các văn bản triển khai của thành phố, của địa phương để đảm bảo hiệu quả công tác phòng chống dịch.

27. Ban Chỉ đạo, các Tiểu ban và các thành viên Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được giao chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch này; chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện và tăng cường đôn đốc, kiểm tra, giám sát, nhất là ở cấp cơ sở đáp ứng kịp thời với diễn biến dịch bệnh.

28. Sở Y tế chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện Kế hoạch này; kịp thời báo cáo những vấn đề mới phát sinh hoặc khác với Kế hoạch này để Ủy ban nhân dân thành phố, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 thành phố xem xét giải quyết.

Căn cứ nội dung Kế hoạch này, yêu cầu các Sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương nghiêm túc triển khai triển khai thực hiện. Quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị báo cáo bằng văn bản về Sở Y tế tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố xem xét điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi cho phù hợp./.

 


Nơi nhận:
- VPCP (để báo cáo);
- Bộ Y tế (để báo cáo);
- TT Thành ủy Đà Nẵng (để báo cáo);
- TT HĐND thành phố (để báo cáo);
- UBMTTQVN thành phố;
- CT và các PCT UBND thành phố;
- Các sở, ban, ngành (để thực hiện);
- UBND quận, huyện (để thực hiện);
- CVP, các PCVP UBND TP;
- Các cơ quan báo, đài TP;
- Lưu: VT, KGVX.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Ngô Thị Kim Yến

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 91/KH-UBND thực hiện Nghị quyết 38/NQ-CP về Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 và phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2022

  • Số hiệu: 91/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 09/05/2022
  • Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng
  • Người ký: Ngô Thị Kim Yến
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản