Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 725/KH-UBND | Gia Lai, ngày 14 tháng 4 năm 2022 |
TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 THEO NGHỊ QUYẾT SỐ 38/NQ-CP CỦA CHÍNH PHỦ
Thực hiện Nghị Quyết số 38/NQ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2022 của Chính phủ ban hành về “Chương trình phòng, chống dịch COVID-19”. Để chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống bệnh COVID-19 trên địa bàn theo chiến lược “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” vừa “phát triển kinh tế”, lấy tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 làm “chiến lược”, là “tiên quyết” và lấy các phương thức “quản lý rủi ro”, “nâng cao năng lực y tế các tuyến” làm ưu tiên nhằm hạn chế tới mức tối đa những thiệt hại do bệnh dịch COVID-19 gây nên, chuyển từ mục tiêu kiểm soát số ca mắc sang kiểm soát số ca nhập viện có nguy cơ cao, rất cao và tử vong; Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai chương trình phòng, chống dịch COVID-19 năm 2022-2023, cụ thể như sau:
1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất, xuyên suốt, sự phối hợp, quản lý chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả của các cấp ủy đảng, chính quyền từ Trung ương đến địa phương; huy động hệ thống chính trị, đặc biệt là ở cơ sở; tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu các cấp, các ngành; kết hợp hài hòa phương châm “bốn tại chỗ” và phối hợp, hỗ trợ từ các cấp, các sở, ngành; phát huy cơ chế bám sát thực tiễn, linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, của Bộ Y tế và của tỉnh.
2. Huy động sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân; huy động các sở, ngành, đơn vị, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, các tổ chức thiện nguyện, các cá nhân, doanh nghiệp tham gia công tác phòng, chống dịch; lấy người dân là chủ thể, là trung tâm, là động lực, là mục tiêu, mọi hoạt động đều hướng về người dân để tạo sự đồng thuận; chiến thắng dịch bệnh là chiến thắng của Nhân dân.
3. Đặt sức khoẻ, tính mạng của người dân lên trên hết, trước hết; bảo đảm cho người dân được tiếp cận với các dịch vụ y tế ban đầu ngay từ cơ sở, gần nhất, sớm nhất, nhanh nhất; tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân, giảm thiểu tối đa các tác động bất lợi đối với người dân. Vận động, hướng dẫn người dân thực hiện biện pháp 5K của Bộ Y tế hoặc các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp và tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho nhân dân toàn tỉnh, miễn phí.
4. Bảo đảm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19; phòng, chống dịch theo phương thức quản lý rủi ro, chuyển chiến lược từ mục tiêu “kiểm soát số ca mắc” sang “kiểm soát số ca nhập viện có nguy cơ cao, rất cao và tử vong”; căn cứ tình hình dịch bệnh COVID-19 để chuyển “biện pháp” phòng, chống dịch COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B khi có quyết định của cấp có thẩm quyền; sẵn sàng phương án, kịch bản cho mọi tình huống kể cả khi dịch bùng phát mạnh, trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế và tình huống có biến chủng mới nguy hiểm hơn.
5. Tăng cường tính tự chủ, chủ động trong phòng, chống dịch, “biến nguy thành cơ”. Tăng cường năng lực phòng, chống dịch cho các cấp, đặc biệt là tuyến cơ sở; hình thành các cơ chế điều hành khu vực, liên khu vực trong phòng, chống dịch. Bảo đảm hài hòa, chặt chẽ, hiệu quả giữa các biện pháp phòng, chống dịch với các biện pháp khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm an sinh xã hội, an ninh chính trị, trật tự và an toàn xã hội.
1. Mục tiêu chung
Bảo đảm kiểm soát dịch hiệu quả, kiểm soát tốc độ lây lan trong cộng đồng, bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân, hạn chế đến mức thấp nhất các ca bệnh nặng, tử vong do dịch COVID-19; khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Bảo đảm đạt tỷ lệ bao phủ vắc xin phòng COVID-19:
- Đến hết quý I năm 2022: hoàn thành việc tiêm mũi 02 cho người dân từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi, tiêm mũi 03 cho người từ 18 tuổi trở lên đến lịch tiêm chủng, trừ các đối tượng chống chỉ định tiêm.
- Bảo đảm tiếp nhận, phân phối đủ lượng vắc xin cho các địa phương và hoàn thành tiêm cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi trước tháng 9 năm 2022 theo kế hoạch.
b) Công tác xây dựng, triển khai kế hoạch:
Bám sát quan điểm và nội dung Chương trình phòng chống dịch của Chính phủ đã chỉ đạo và Kế hoạch này để đảm bảo:
- 100% UBND cấp huyện, cấp xã xây dựng và triển khai kế hoạch sát với tình hình thực tế của từng địa phương.
- Tất cả các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp xây dựng và triển khai kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19 phù hợp với chức năng, mô hình hoạt động của mình.
c) Kiểm soát sự lây lan của dịch COVID-19:
- Tất cả các địa phương cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện đánh giá nguy cơ lây nhiễm và cập nhật, báo cáo kết quả đánh giá.
- Tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, các địa phương cần có biện pháp giám sát, phát hiện các trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 linh hoạt, phù hợp với tình hình dịch trong từng giai đoạn.
- Tất cả mọi người dân tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp.
- Hạn chế tối đa số ca tử vong, khống chế tỷ lệ tử vong do COVID-19/1 triệu dân ở mức thấp hơn mức trung bình của cả nước.
d) Nâng cao năng lực hệ thống y tế, đặc biệt là y tế dự phòng và y tế cơ sở; Tăng cường đầu tư trang thiết bị tại cơ sở y tế, triển khai các chế độ chính sách đãi ngộ phù hợp với những người làm nhiệm vụ y tế dự phòng, y tế cơ sở; tăng cường chất lượng cấp cứu và hồi sức tích cực ở cơ sở khám bệnh, chữa bệnh các tuyến.
- 100% lực lượng phòng, chống dịch được quan tâm hỗ trợ về tinh thần, thời gian nghỉ ngơi hồi phục sức khoẻ và đảm bảo các chế độ theo quy định để đảm bảo nguồn lực bền vững, phục vụ lâu dài góp phần hoàn thành tốt mục tiêu đề ra.
- 100% các đơn vị: Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, Trung tâm Y tế cấp huyện, Trạm y tế cấp xã, y tế tại các cơ sở giam giữ, Bệnh xá trong các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang,... theo phạm vi quản lý tăng cường năng lực để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn trong phòng, chống dịch.
- Bảo đảm số giường hồi sức tích cực tại Trung tâm hồi sức tích cực vùng Gia Lai - Kon Tum, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ cấp huyện trở lên theo kế hoạch của tỉnh, hướng dẫn của Bộ Y tế và đảm bảo phương án huy động, phân công các cơ sở y tế trên địa bàn (bao gồm cả cơ sở ngoài công lập) tham gia phòng, chống dịch COVID-19 (kể cả điều trị).
- 100% người mắc COVID-19 diễn biến nặng, nguy kịch được điều trị, chăm sóc sức khỏe theo quy định.
- Tổ chức triển khai hoạt động khám bệnh, chữa bệnh từ xa theo quy định để tăng tỷ lệ tiếp cận với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của người mắc COVID-19 và người không thể tiếp cận cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do dịch bệnh COVID-19.
e) Bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương bởi dịch COVID-19:
Tất cả các đối tượng dễ bị tổn thương như người cao tuổi, người có bệnh nền, người khuyết tật, phụ nữ mang thai, người không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi, đồng bào dân tộc thiểu số, người chưa tiêm và người có chống chỉ định tiêm vắc xin phòng COVID-19... đều được bảo đảm tiếp cận các dịch vụ y tế.
f) Bảo đảm thông tin, truyền thông phục vụ công tác phòng, chống dịch:
- Chủ động trong công tác thông tin, tuyên truyền; bảo đảm người dân được thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời về các biện pháp phòng, chống dịch để người dân hiểu, đồng thuận, tạo niềm tin xã hội trong tổ chức triển khai thực hiện.
- Tất cả các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh, cung cấp dịch vụ đều sử dụng QR-Code để quản lý thông tin người ra vào và hướng dẫn người dân thực hiện việc khai báo thông tin theo yêu cầu của cơ quan chức năng để thực hiện phòng, chống dịch.
- 100% các cơ sở tiêm chủng, xét nghiệm, điều trị cập nhật đầy đủ, kịp thời thông tin tiêm chủng, xét nghiệm, kết quả điều trị của các cá nhân.
g) Bảo đảm vừa phòng, chống dịch vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và ổn định đời sống của nhân dân:
- 100% người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
- 100% các địa phương cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch phòng, chống dịch phù hợp.
- 100% các cơ sở giáo dục đào tạo thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch an toàn; tổ chức học trực tiếp hoặc trực tuyến kết hợp với trực tiếp phù hợp theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của UBND tỉnh.
- 100% các sở, ngành, đơn vị thực hiện tốt việc phối hợp liên ngành trong triển khai các biện pháp chống dịch COVID-19 và tạo điều kiện phát triển kinh tế.
Kế hoạch này được thực hiện trong thời gian 02 năm (2022 - 2023). Trường hợp dịch bệnh kết thúc sớm hơn hoặc kéo dài sang năm 2024, UBND tỉnh sẽ tiếp tiếp tục thực hiện Kế hoạch này hoặc sửa đổi, bổ sung kịp thời, phù hợp với tình hình dịch bệnh và theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế.
IV. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền
Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, theo chức năng, nhiệm vụ được giao, tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả “Mục tiêu kép”, vừa phòng, chống dịch COVID-19, vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo để tổ chức triển khai thực hiện, chú trọng thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp sau:
a) Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, huy động cả hệ thống chính trị nhất là tại cơ sở, huy động tối đa nguồn lực và sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, huy động toàn thể dân trên địa bàn tham gia công tác phòng, chống dịch; bảo đảm sự phối hợp đồng bộ, nhất quán, chặt chẽ giữa các sở, ngành, giữa các đơn vị, địa phương, tránh tình trạng cát cứ, chồng chéo, cứng nhắc; thường xuyên nghiêm túc quán triệt các đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
b) Nâng cao hơn nữa trách nhiệm người đứng đầu các đơn vị, địa phương; bảo đảm tính chủ động, linh hoạt, tự chịu trách nhiệm; thực hiện quan điểm thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo đi đôi với đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong tổ chức thực hiện, bảo đảm nguồn lực và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ; phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng y tế, các lực lượng tuyến đầu trong phòng, chống dịch.
c) Thực hiện tốt phương châm “bốn tại chỗ”, đặc biệt là chỉ huy, điều phối, phối hợp tại chỗ để đáp ứng có hiệu quả các tình huống dịch bệnh theo kế hoạch, phương án, kịch bản phòng, chống dịch; bảo đảm sự phối hợp có hiệu quả giũa các lực lượng tại chỗ và lực lượng tăng cường khi cần thiết; xây dựng quy chế phối hợp liên ngành và điều phối nguồn lực trong tình huống dịch bệnh khẩn cấp cấp huyện, cấp xã.
d) Rà soát, kiện toàn Ban Chỉ đạo của địa phương, đơn vị theo hướng tinh gọn hiệu quả nhằm đảm bảo phục vụ tốt nhất cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 và phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng. Xây dựng kế hoạch triển khai chương trình phòng, chống dịch trên địa bàn phù hợp, cụ thể trên cơ sở thực tiễn tình hình dịch bệnh của địa phương, đơn vị và mục tiêu đề ra.
2. Thực hiện tốt các chính sách, pháp luật về phòng, chống dịch COVID-19
a) Các sở, ngành, đơn vị, địa phương tập trung kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật, đánh giá việc thực hiện các cơ chế, chính sách về phòng, chống dịch COVID-19 để đề xuất sửa đổi, hoàn thiện các quy định pháp luật không còn phù hợp, chồng chéo, chưa đầy đủ hoặc tham mưu tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong công tác phòng, chống dịch. Tăng cường đối thoại, tham vấn, tiếp thu ý kiến của các doanh nghiệp để tháo gỡ ngay các vướng mắc, các rào cản trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật. Tăng cường cải cách thủ tục hành chính, phân cấp, phân quyền; công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả, phòng, chống tiêu cực, tham nhũng trong phòng, chống dịch. Nâng cao chất lượng công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật; đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật theo định hướng chuyển đổi số; đẩy mạnh truyền thông chính sách pháp luật.
b) Quan tâm đến cơ chế, chính sách về nghiên cứu phát triển, hỗ trợ sản xuất trong tỉnh và ứng dụng thuốc (bao gồm cả thuốc y học cổ truyền) điều trị, hỗ trợ điều trị COVID-19, “hậu COVID-19” để bảo đảm phục vụ cho công tác phòng, chống dịch.
c) Tham mưu hoàn thiện cơ chế tài chính, các quy trình, thủ tục tiếp nhận viện trợ, tài trợ, đấu thầu, mua sắm, dự phòng vật tư, thuốc (kể cả việc xã hội hóa), trang thiết bị y tế, hóa chất... phục vụ cho công tác phòng, chống dịch.
d) Có phương án huy động sự tham gia của lực lượng y tế ngoài công lập; bảo đảm an sinh xã hội trong điều kiện dịch bệnh, trong đó lưu ý đối với các nhóm dễ bị tổn thương.
3. Về nhiệm vụ, giải pháp y tế
a) Bao phủ vắc xin phòng COVID-19:
- Vắc xin phòng COVID-19 là “chiến lược”, là “tiên quyết” trong phòng, chống dịch vì vậy cần đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng trong toàn tỉnh theo kế hoạch đã đề ra.
- UBND các địa phương chủ động trong việc huy động lực lượng ngoài ngành y tế (các tổ chức chính trị cơ sở, thanh niên tình nguyện, Hội Phụ nữ...) cùng ngành y tế tham gia phục vụ hoạt động tiêm vắc xin phòng COVID-19. Tăng cường truyền thông bằng nhiều hình thức, nhiều phương pháp nhằm vận động người dân tiêm vắc xin, đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người (bao gồm cả người bệnh đến khám tại cơ sở y tế) để tránh bỏ sót đối tượng; đồng thời quản lý các đối tượng nguy cơ cao; Tham mưu về việc tiêm vắc xin mũi bổ sung theo hướng dẫn của Bộ y tế.
- Sử dụng hiệu quả thông tin về người dân đã được tiêm vắc xin phòng COVID-19 dựa trên ứng dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; giám sát tỷ lệ bao phủ vắc xin phòng COVID-19 và phục vụ phân bổ vắc xin hợp lý, hiệu quả, tính toán chính xác tỷ lệ bao phủ tiêm chủng của tỉnh.
- Triển khai việc cấp hộ chiếu vắc xin.
b) Tăng cường giám sát phòng, chống dịch COVID-19
- Thực hiện nâng cao năng lực của hệ thống giám sát dịch tễ; triển khai đồng bộ giám sát trọng điểm và giám sát thường xuyên; tăng cường năng lực, ứng dụng khoa học công nghệ trong giám sát, phân tích, dự báo tình hình dịch bệnh tại tỉnh và địa phương.
- Ngành Y tế phối hợp với lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh và các ngành liên quan giám sát chặt tất cả các đối tượng nhập cảnh vào địa bàn tỉnh qua Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh và các Chốt biên phòng để theo dõi sát diễn biến tình hình dịch bệnh; kịp thời cập nhật các hướng dẫn chuyên môn bảo đảm đúng phương châm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, đồng thời khôi phục, phát triển kinh tế.
- Thực hiện linh hoạt nguyên tắc “ngăn chặn - phát hiện - cách ly - khoanh vùng - dập dịch” theo quy mô và phạm vi hẹp nhất có thể, phù hợp với diễn biến dịch bệnh; áp dụng linh hoạt công thức chống dịch “5K vắc xin, thuốc điều trị công nghệ ý thức người dân các biện pháp khác”; nghiên cứu, đánh giá và căn cứ tình hình dịch để chuyển biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B khi có hướng dẫn; các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phải thực hiện giám sát thường xuyên, định kỳ và cập nhật, báo cáo kết quả đánh giá nguy cơ lây nhiễm.
- Thực hiện phù hợp, kịp thời, khoa học và hiệu quả công tác xét nghiệm phát hiện các trường hợp nhiễm COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Tham gia thiết lập cơ sở dữ liệu dịch tễ học phục vụ cho công tác dự báo và giám sát gồm: (i) tình hình dịch; (ii) giám sát vi rút; (iii) hoạt động điều trị; (iv) tiêm chủng; (v) khả năng và hiệu quả đáp ứng phòng, chống dịch, hiệu quả điều trị của địa phương; đánh giá kháng thể kháng vi rút SARS-CoV-2; bảo đảm chia sẻ thông tin giám sát dịch bệnh trong nước, tỉnh và các địa phương.
c) Tăng cường, đẩy nhanh việc thực hiện các Chương trình, Đề án, Dự án sắp xếp, củng cố hệ thống y tế:
- Đối với hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở:
Tham gia cùng các tỉnh lân cận để hình thành Trung tâm kiểm soát bệnh tật vùng; phát triển mô hình Trung tâm Y tế cấp huyện đa chức năng.
Bố trí số lượng hợp lý trạm y tế, nhân viên y tế (cố định và lưu động) theo quy mô dân số, không phụ thuộc vào địa giới hành chính và phát huy vai trò, bảo đảm chế độ chính sách cho đội ngũ nhân viên y tế thôn bản để quản lý, theo dõi chăm sóc sức khỏe ban đầu thiết yếu cho người dân trên địa bàn.
- Đối với hệ thống khám bệnh, chữa bệnh:
Nâng cao năng lực Bệnh viện đa khoa trên địa bàn đủ khả năng cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng nhu cầu của người dân trên địa bàn.
Tiếp tục nâng cấp Khu điều trị COVID-19 của bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện Nhi tỉnh để ngoài nhiệm vụ phục vụ khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn còn có năng lực hỗ trợ các địa phương lân cận.
Kiện toàn hệ thống cấp cứu ngoại viện.
d) Nâng cao năng lực của y tế dự phòng, y tế cơ sở:
- Theo phân cấp quản lý để tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và nguồn nhân lực cho cơ sở y tế dự phòng, y tế cơ sở (bao gồm cả tuyến y tế cơ sở đặc thù trong các cơ sở giam giữ, cơ sở cai nghiện, các trung tâm bảo trợ xã hội) để nâng cao năng lực giám sát, xét nghiệm và thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn khác trong phòng, chống dịch.
- Từng bước bảo đảm năng lực phòng xét nghiệm theo quy định về an toàn sinh học, đánh giá cấp cao hơn ở Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh và các phòng xét nghiệm khác của cơ sở y tế.
- Có phương án huy động các cơ sở y tế ngoài công lập sẵn sàng tham gia phòng, chống dịch COVID-19 khi có tình huống cao, cấp bách.
e) Tăng cường năng lực khám bệnh, chữa bệnh:
- Tăng cường đầu tư, củng cố hệ thống y tế và ổn định phân tầng điều trị COVID-19 để vừa đảm bảo công tác chống dịch, vừa đảm bảo thực hiện công tác khám, chữa bệnh thông thường cho người dân.
- Sẵn sàng điều chỉnh, bố trí thiết lập cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 phù hợp với tình hình dịch bệnh của tỉnh và địa phương, bảo đảm đủ trang thiết bị, vật tư y tế, phương tiện phòng hộ cá nhân, thuốc điều trị cho các cơ sở thu dung, điều trị COVID-19; thực hiện khám bệnh hướng dẫn, chữa bệnh từ xa, có cơ chế cấp phát, điều phối thuốc phù hợp, hiệu quả bảo đảm người mắc COVID-19 được điều trị kịp thời.
- Triển khai nâng cao năng lực chuyên môn, củng cố toàn diện năng lực điều trị của hệ thống khám bệnh, chữa bệnh; chuẩn bị sẵn sàng giường hồi sức tích cực, bảo đảm năng lực hồi sức tích cực cho đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng; tăng cường chỉ đạo, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật, điều động, luân chuyển nhân lực phù hợp, kịp thời hỗ trợ cho các địa phương trong trường hợp dịch bệnh vượt quá khả năng điều trị của địa phương.
- Tiếp cận sớm với các thuốc điều trị đặc hiệu COVID-19; bảo đảm chủ động được những loại thuốc cơ bản đáp ứng yêu cầu điều trị sớm.
- Thiết lập hệ thống theo dõi sức khỏe thông qua y tế cơ sở và thầy thuốc đồng hành (hỗ trợ qua điện thoại hoặc internet...); thành lập các Trạm y tế lưu động khi cần thiết để bảo đảm người dân được tiếp cận với dịch vụ y tế từ sớm, từ xa và từ cơ sở.
- Chú trọng triển khai các hoạt động về quản lý, chăm sóc, điều trị và hỗ trợ người mắc có nguy cơ chuyển nặng ngay tại cộng đồng.
- Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quản lý và điều trị người mắc COVID-19 cập nhật dữ liệu khám bệnh, chữa bệnh và cập nhật các quy trình, quy định, hướng dẫn chuyên môn để triển khai theo quy định.
- Giao Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng tỉnh để thực hiện theo dõi, khám và phục hồi chức năng một cách linh hoạt, khoa học, hiệu quả cho người mắc các triệu chứng “hậu COVID-19” sau khi khỏi bệnh; đồng thời các cơ sở y tế toàn tỉnh cần theo dõi, khám, chữa bệnh cho người mắc COVID-19 sau khỏi bệnh trong vòng 12 tháng.
- Bảo đảm các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh vừa thực hiện công tác kiểm soát, phòng, chống dịch vừa thực hiện công tác khám bệnh, chữa bệnh cho người dân; tăng cường khám bệnh, hướng dẫn chữa bệnh từ xa phù hợp với thực tiễn.
- Rà soát, tham mưu sửa đổi, cập nhật các phác đồ điều trị COVID-19 bằng y học hiện đại, kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền bảo đảm khoa học, hiệu quả trong điều trị COVID-19 và hậu COVID-19.
f) Bảo đảm nguồn nhân lực và chế độ cho người làm công tác phòng, chống dịch COVID-19:
- Thực hiện huy động nguồn nhân lực từ các địa phương, đơn vị lân cận khi dịch bùng phát; huy động lực lượng y tế ngoài công lập tham gia công tác phòng, chống dịch. Có chính sách phân bổ nhân lực hợp lý cho y tế dự phòng và y tế cơ sở, thực hiện trách nhiệm xã hội và chế độ luân phiên có thời hạn.
- Bảo đảm cơ cấu hợp lý đội ngũ nhân lực là bác sĩ và điều dưỡng có đủ năng lực về hồi sức cấp cứu.
- Ngành y tế phối hợp với địa phương tổ chức đào tạo, tập huấn, cập nhật các kiến thức chuyên môn cho các cán bộ y tế, lực lượng tham gia công tác phòng, chống dịch trước khi làm nhiệm vụ, tập huấn nâng cao năng lực hồi sức cấp cứu từ tỉnh đến cơ sở nhằm chủ động ứng phó với tình huống dịch bệnh diễn biến phức tạp.
- Y tế địa phương chủ động tập huấn cho đội ngũ cộng tác viên những kiến thức trong giám sát, phát hiện bệnh dịch; công tác khai báo, thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm và trang bị kỹ năng truyền thông phòng, chống dịch cho cộng đồng.
- Nâng cao năng lực cho các lực lượng trong ngành y tế, lực lượng tại địa phương, lực lượng huy động tham gia phòng, chống dịch, đặc biệt là cán bộ vùng sâu, vùng xa, biên giới.
- Áp dụng mức phụ cấp ưu đãi nghề 100% đối với cán bộ y tế dự phòng, y tế cơ sở; nghiên cứu chế độ đặc thù, ưu đãi với các lực lượng vũ trang tham gia phòng, chống dịch đúng theo quy định.
4. Về bảo đảm an ninh, trật tự và an toàn xã hội
a) Giữ vững an ninh, trật tự xã hội trên phạm vi toàn tỉnh trong mọi tình huống; không để phát sinh điểm nóng phức tạp, gây bất ổn xã hội. Tăng cường đấu tranh với các thế lực thù địch, tổ chức phản động, đối tượng cơ hội lợi dụng tình hình dịch bệnh để hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước, phát tán thông tin xấu độc.
b) Tăng cường phòng ngừa, đấu tranh, xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng tình hình bệnh dịch để vi phạm pháp luật, vi phạm quy định về phòng, chống dịch, đặc biệt là phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong phòng, chống dịch COVID-19.
c) Chủ động bám sát, nắm chắc tình hình dư luận xã hội, tâm lý người dân để tuyên truyền, vận động người dân tin tưởng vào chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, của tỉnh, của chính quyền địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19.
a) Tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội phù hợp với tình hình, dịch bệnh và đúng quy định hiện hành.
b) Tăng cường triển khai, ứng dụng có hiệu quả cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để nắm sát các đối tượng cần trợ giúp về an sinh xã hội; huy động phát huy tốt vai trò của hệ thống chính trị cơ sở tham gia xác định đối tượng và rà soát để bảo đảm hỗ trợ đúng đối tượng, tránh bỏ sót, tránh thất thoát; bổ sung nội dung hỗ trợ an sinh xã hội để phòng, chống dịch vào cơ sở dữ liệu quốc gia về an sinh xã hội.
a) Bảo đảm đủ thuốc, sinh phẩm, hóa chất, vật tư, trang thiết bị, trang phục phòng hộ... theo phương châm “bốn tại chỗ” để sẵn sàng cho kế hoạch, các kịch bản phòng, chống dịch. Đối với một số loại thuốc và vật tư thiết yếu phải có cơ số dự phòng đủ cho tình huống xấu nhất. Chủ động có kế hoạch sử dụng trang thiết bị sau khi kết thúc dịch.
b) Nhà nước bảo đảm nguồn tài chính chi cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên cơ sở huy động tổng thể nguồn lực nhà nước (ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, nguồn tài trợ và các nguồn kinh phí hợp pháp khác); Bố trí ít nhất 30% ngân sách y tế cho y tế dự phòng theo Nghị quyết số 18/2008/NQ-QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008 của Quốc hội.
c) Tiếp tục huy động, vận động sự tham gia đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân; sự tự nguyện chi trả của người mắc COVID-19 khi khám, điều trị theo yêu cầu.
d) Thành lập Quỹ phòng, chống dịch COVID-19 trên cơ sở Quỹ vắc xin phòng COVID-19 bảo đảm sử dụng hiệu quả, công khai, minh bạch khi có hướng dẫn.
e) Rút gọn, đơn giản hoá hồ sơ chứng từ thanh toán; bãi bỏ các rào cản, chồng chéo, vướng mắc, bất cập hiện hành về chính sách thanh toán chi phí y tế cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong bối cảnh dịch COVID-19 khi có hướng dẫn.
f) Thực hiện các chính sách hỗ trợ tài chính bảo đảm an sinh xã hội theo Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội ban hành kèm theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ.
g) Kinh phí thực hiện Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 được bố trí từ nguồn ngân sách và nguồn tài chính hợp pháp khác (gồm cả nguồn kinh phí trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội ban hành kèm theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ), Quỹ Bảo hiểm y tế, nguồn cá nhân tự chi trả và kinh phí huy động từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp.
h) Việc sử dụng kinh phí phòng, chống dịch bảo đảm hiệu quả, chống tiêu cực, lãng phí. Các cơ quan chức năng thực hiện giám sát chặt chẽ, công khai, minh bạch kinh phí phòng, chống dịch.
7. Bảo đảm vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế - xã hội và ổn định đời sống của người dân
a) Các địa phương tiếp tục triển khai Kế hoạch thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch COVID-19 theo Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ, bảo đảm thực hiện nhất quán theo quy định, hướng dẫn thống nhất của các bộ, ngành về việc Ban hành Phương án triển khai các biện pháp tạm thời để thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Gia Lai; đồng thời phát huy tính chủ động, sáng tạo của địa phương trong kiểm soát tình hình dịch bệnh, tạo điều kiện khôi phục sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, đưa đời sống sinh hoạt của Nhân dân dần trở lại tình trạng bình thường mới; không để tình trạng cục bộ, cát cứ trong ban hành và thực hiện các giải pháp trên mức cần thiết gây ảnh hưởng tiêu cực tới sản xuất kinh doanh, đời sống xã hội.
b) Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện hiệu quả kế hoạch phòng, chống dịch gắn với phương án hoạt động, sản xuất, kinh doanh tại địa phương (đến tận xã, phường, thị trấn, tổ dân phố) và cập nhật, báo cáo kết quả đánh giá.
c) Tiếp tục triển khai các biện pháp bảo đảm công tác phòng, chống dịch khoa học, an toàn, hiệu quả tại các cơ sở giáo dục đào tạo khi học sinh, sinh viên, học viên học trực tiếp; căn cứ vào tình hình dịch bệnh để tổ chức hình thức dạy học cho phù hợp, không để học sinh, sinh viên học trực tuyến kéo dài; thường xuyên kiểm tra, đánh giá để hiểu rõ các tác động tiêu cực của việc học trực tuyến, đặc biệt là đối với trẻ em để có giải pháp kịp thời.
d) Triển khai công tác phòng, chống dịch trong sản xuất, giao thông vận tải và lưu thông, vận chuyển hàng hóa bảo đảm không bị gián đoạn.
e) Người dân, người lao động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
8. Về vận động nhân dân và huy động xã hội
a) Triển khai hiệu quả công tác dân vận, phát huy vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các thành viên, các tổ chức, góp phần tạo sự đồng thuận xã hội, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đề ra.
b) Tăng cường vận động các tầng lớp nhân dân, nhất là đoàn viên, hội viên và các tổ chức xã hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, người có uy tín và đồng bào các dân tộc thiểu số; chức sắc, chức việc và đồng bào có tôn giáo tuân thủ và tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19; vận động các doanh nghiệp, tổ chức chủ động, tự giác tuân thủ và tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19. Đa dạng hóa các phương thức vận động, huy động xã hội trong và ngoài tỉnh để tiếp tục hỗ trợ an sinh xã hội cho người dân gặp khó khăn.
c) Tăng cường và đa dạng hóa các phương thức vận động, huy động xã hội; khuyến khích việc hình thành các nhóm thiện nguyện, các cá nhân tham gia hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành.
9. Về truyền thông, công nghệ thông tin
a) Nâng cao nhận thức về phòng, chống dịch COVID-19 thông qua công tác thông tin, giáo dục, truyền thông:
- Đa dạng hóa các loại hình và phương tiện, phương thức truyền thông, phong phú về nội dung, hấp dẫn, ngắn gọn, phù hợp với từng địa phương và từng đối tượng. Thường xuyên, chủ động cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, khoa học, chính xác về dịch COVID-19, về chiến lược, hiệu quả của tiêm vắc xin phòng COVID-19.
- Tập trung truyền thông về phòng, chống dịch COVID-19 với mục tiêu hướng tới nâng cao nhận thức, ý thức và thay đổi hành vi của nhân dân; tạo niềm tin, sự đồng thuận của nhân dân; chống việc phân biệt đối xử; giữ bí mật riêng tư của người mắc COVID-19.
- Truyền thông về những tấm gương tiêu biểu trong phòng, chống dịch; chú trọng truyền thông về những nỗ lực cống hiến, sự hy sinh của các tập thể, cá nhân trong phòng, chống dịch.
- Chủ động huy động các cơ quan truyền thông, báo chí trong đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; ngăn chặn các thông tin xấu độc, tin giả, tin không được kiểm chứng liên quan đến phòng, chống dịch COVID-19.
- Xây dựng chương trình tuyên truyền phòng chống dịch COVID-19 bằng tiếng dân tộc thiểu số Jrai và Bahnar.
- Triển khai có hiệu quả công tác truyền thông gắn với việc khơi dậy khát vọng phát triển đất nước; thúc đẩy tính tự giác, tích cực của người dân trong phòng, chống dịch; lan tỏa các kinh nghiệm hay, tấm gương tốt, truyền cảm hứng để cổ vũ toàn xã hội; đẩy mạnh thông tin tuyên truyền đối ngoại, quảng bá hình ảnh của tỉnh về phòng, chống dịch hiệu quả và khôi phục hoạt động kinh tế - xã hội an toàn; truyền tải kịp thời, khách quan, chính xác thông tin liên quan về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch COVID-19 tại Việt Nam đến các tổ chức, cá nhân nước ngoài, cộng đồng doanh nghiệp.
b) Về công nghệ thông tin
- Triển khai thống nhất và có hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, báo cáo và chia sẻ thông tin về vắc xin, xét nghiệm, điều trị, hậu cần, an sinh xã hội... trong toàn tỉnh để phục vụ phòng, chống dịch; trong quản lý việc đi lại của người dân, lưu thông, vận chuyển hàng hóa và quản lý xuất, nhập cảnh phù hợp với quy định, thông lệ quốc tế; ứng dụng công nghệ thông tin phải thuận lợi cho người dân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước các cấp trong phòng, chống dịch.
- Triển khai các phương án bảo đảm an toàn, an ninh dữ liệu; liên thông dữ liệu giữa các cơ sở dữ liệu, thực hiện việc xác thực thông tin trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo hướng dẫn của cơ quan Trung ương.
- Triển khai hiệu quả chương trình chuyển đổi số y tế quốc gia; đẩy mạnh hoạt động đăng ký, khám bệnh, chữa bệnh từ xa (nhất là quản lý người mắc COVID-19 tại nhà); đẩy mạnh triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử trên địa bàn tỉnh.
10. Về hợp tác quốc tế: Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế, tăng cường vai trò, vị thế của tỉnh thông qua việc đóng góp, hỗ trợ và tham gia các hoạt động theo thông lệ quốc tế. Xây dựng cơ chế chia sẻ thông tin về tình hình dịch và các biện pháp phòng, chống dịch hiệu quả của tỉnh với một số tỉnh, đơn vị của Campuchia. Thực hiện chính sách ưu đãi đầu tư để phát triển công nghiệp dược, trang thiết bị y tế.
11. Về nghiên cứu ứng dụng khoa học
a) Tập trung triển khai ứng dụng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, nhất là ứng dụng phương pháp và các thuốc điều trị, hỗ trợ điều trị COVID-19 (bao gồm cả phương pháp và các thuốc cổ truyền).
Trên cơ sở số liệu bệnh nhân COVID-19 trên toàn tỉnh giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ đề xuất đề tài nghiên cứu để có số liệu tổng thể làm cơ sở khoa học cho việc ứng dụng.
b) Thực hiện nâng cao năng lực các phòng xét nghiệm an toàn sinh học; nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học về dịch tễ bệnh học, khoa học xét nghiệm, vắc xin và tâm lý xã hội liên quan đến dịch COVID-19.
12. Cập nhật, xây dựng và triển khai các kịch bản phòng, chống dịch COVID-19
a) Cập nhật, tổ chức triển khai thực hiện các kịch bản phòng, chống dịch bảo đảm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch COVID-19.
b) Kịp thời xây dựng phương án, kế hoạch, giải pháp phù hợp để phòng, chống dịch trong tình huống dịch bùng phát mạnh, trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế và tình huống có biến chủng mới nguy hiểm hơn.
1. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan, đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm:
a) Tổ chức thực hiện kịp thời, toàn diện, hiệu quả các nội dung của Kế hoạch triển khai chương trình phòng, chống dịch COVID-19 thuộc ngành, lĩnh vực, địa bàn quản lý; quán triệt, phổ biến, truyền thông đầy đủ, kịp thời, đồng thời lồng ghép với các nhiệm vụ, giải pháp trong các Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội; Nghị quyết số 12/2021/UBTVQH15 ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; các Nghị quyết số 86/NQ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2021, Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11 tháng 10 năm 2021, Nghị quyết số 168/NQ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ và các văn bản khác để thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống dịch COVID-19.
b) Thực hiện nhất quán, thống nhất ở các cấp về các quy định, hướng dẫn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế và các bộ, ngành về công tác phòng, chống dịch và chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh phù hợp với tình hình thực tiễn.
c) Rà soát các quy định về phòng, chống dịch để đề xuất sửa đổi, bổ sung kịp thời phù hợp với tình hình dịch của địa phương. Kịp thời tháo gỡ khó khăn, xử lý các vấn đề đột xuất, phát sinh liên quan đến công tác phòng, chống dịch thuộc thẩm quyền quản lý.
d) Bảo đảm công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả, đúng quy định; không để xảy ra tiêu cực, lãng phí, tham nhũng trong mua sắm, sử dụng hàng hóa, dịch vụ phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19.
e) Bảo đảm các nhiệm vụ, giải pháp về an sinh xã hội trên địa bàn, chú trọng hỗ trợ trẻ em và nhóm dễ bị tổn thương, người lao động, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
f) Tăng cường đôn đốc, kiểm tra nhất là ở cấp cơ sở, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sẵn sàng đáp ứng nhanh theo diễn biến của dịch COVID-19.
g) Khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong phòng, chống dịch COVID-19.
h) Thường xuyên, định kỳ kiểm tra, giám sát, đánh giá, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Nghị Quyết số 38/NQ-CP của Chính phủ.
2. Sở Y tế.
a) Chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra toàn diện việc triển khai thực hiện kế hoạch.
b) Cập nhật, tổ chức triển khai kịch bản phòng, chống dịch COVID-19; trên cơ sở kịch bản, phương án bảo đảm công tác y tế của Bộ Y tế để xây dựng phương án/kịch bản trong tình huống dịch bùng phát mạnh, trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế của tỉnh và tình huống có biến chủng mới nguy hiểm hơn.
c) Kịp thời cập nhật các sửa đổi, bổ sung, các quy định, hướng dẫn chuyên môn (về đánh giá cấp độ dịch, xét nghiệm, cách ly, điều trị ...) nhằm một mặt kiểm soát hiệu quả dịch bệnh đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để khôi phục, phát triển kinh tế xã hội.
d) Tiếp tục thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực hệ thống y tế, nhất là y tế dự phòng, y tế cơ sở; chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ và các sở, cơ quan liên quan rà soát tổ chức bộ máy, năng lực của hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở; bảo đảm nguồn nhân lực và chế độ cho người làm công tác phòng, chống dịch COVID-19;
e) Tiếp tục triển khai an toàn, khoa học, hiệu quả chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trong toàn tỉnh.
f) Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tiêm chủng, xét nghiệm, điều trị, trang thiết bị để phục vụ phòng, chống dịch; xây dựng hệ thống thông tin chỉ đạo điều hành, giám sát, dự báo dịch COVID-19.
3. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh: Tiếp tục huy động các lực lượng quân đội phối hợp chặt chẽ với ngành y tế và các địa phương trong công tác phòng, chống dịch trên địa bàn tỉnh và sẵn sàng trong tình trạng khẩn cấp về dịch theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh.
4. Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh:
a) Triển khai toàn diện, đồng bộ các biện pháp, quản lý, bảo vệ biên giới; chủ trì, phối hợp với các lực lượng duy trì kiểm soát chặt chẽ, nghiêm ngặt tại cửa khẩu, các đường mòn, lối tắt trên biên giới, đấu tranh phòng chống các hoạt động xuất, nhập cảnh trái phép, hạn chế tối đa dịch bệnh lây lan qua biên giới.
b) Tăng cường công tác nắm, theo dõi diễn biến tình hình dịch bệnh hai bên biên giới để chủ động báo cáo, tham mưu đề xuất Tỉnh ủy, UBND tỉnh có chủ trương, biện pháp, đối sách phòng ngừa ngăn chặn; Thực hiện tốt công tác đối ngoại biên phòng, phối hợp với lực lượng bảo vệ biên giới đối diện trong trao đổi thông tin tình hình phòng, chống dịch bệnh và giải quyết các vấn đề phát sinh hai bên biên giới.
c) Phối hợp chặt chẽ với ngành y tế và các địa phương trong công tác phòng, chống dịch trên địa bàn biên giới và trong tình trạng khẩn cấp về dịch.
5. Công an tỉnh:
a) Chủ trì tổ chức các lực lượng chức năng bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, quản lý xuất cảnh, nhập cảnh và an ninh mạng, nhất là tại cơ sở; tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, đặc biệt là lợi dụng tình hình dịch COVID-19 để vi phạm pháp luật, chống người thi hành công vụ; xử lý nghiêm các đối tượng lợi dụng chính sách phòng, chống dịch để thực hiện hành vi tham nhũng, tiêu cực.
b) Chủ động xây dựng phương án tăng cường lực lượng tham gia phòng, chống dịch COVID-19, bảo đảm an sinh xã hội, an dân khi tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, theo đề nghị hỗ trợ của các địa phương.
c) Tiếp nhận, kết nối dữ liệu về tiêm chủng, xét nghiệm, quản lý người mắc COVID-19 khỏi bệnh từ Bộ Y tế vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để triển khai thống nhất việc ứng dụng mã QR trên thẻ căn cước công dân (hoặc hình thức phù hợp đối với những người chưa có thẻ căn cước công dân mới) phục vụ việc quản lý đi lại của người dân và công tác phòng, chống dịch COVID-19.
d) Triển khai các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn việc kết nối cơ sở dữ liệu, bảo mật thông tin.
6. Sở Thông tin và Truyền thông:
a) Tham mưu, định hướng tuyên truyền đối với các cơ quan báo chí và hệ thống thông tin cơ sở để chủ động, kịp thời cung cấp thông tin, phổ biến kiến thức về phòng, chống dịch COVID-19.
b) Chỉ đạo các cơ quan báo chí tăng cường tuyên truyền tạo đồng thuận, niềm tin xã hội; thúc đẩy tính tự giác, tích cực của người dân trong phòng, chống dịch.
c) Chủ trì, phối hợp Sở Y tế và các đơn vị, địa phương xây dựng, vận hành các nền tảng ứng dụng và hạ tầng kỹ thuật về công nghệ thông tin trong phòng, chống dịch COVID-19 của Trung ương, của tỉnh; chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp Viễn thông bảo đảm hạ tầng viễn thông phục vụ công tác phòng chống dịch, khám chữa bệnh theo hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông.
d) Phối hợp với Sở Y tế, Công an tỉnh, Bảo hiểm xã hội tỉnh và các cơ quan khác thúc đẩy mạnh mẽ chương trình chuyển đổi số y tế quốc gia.
7. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
a) Chủ trì việc tổ chức triển khai thực hiện các chế độ, chính sách hỗ trợ các đối tượng chịu ảnh hưởng do dịch COVID-19 theo hướng dẫn và hỗ trợ công tác phòng chống dịch.
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất các giải pháp bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ trẻ em và nhóm dễ bị tổn thương, người lao động, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
8. Sở Ngoại vụ:
a) Tiếp tục đẩy mạnh ngoại giao y tế, theo dõi và tổng hợp kinh nghiệm các nước về thích ứng an toàn với COVID-19, phục hồi, mở cửa kinh tế - xã hội góp phần tích cực cho công tác phòng, chống dịch.
b) Làm đầu mối liên lạc, hỗ trợ người nước ngoài tại tỉnh, người dân tỉnh Gia Lai ở nước ngoài liên quan đến công tác phòng, chống dịch COVID-19 (bao gồm cả việc tiêm vắc xin phòng COVID-19).
9. Sở Công Thương:
a) Chỉ đạo công tác bảo đảm cung ứng đầy đủ, kịp thời lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu khác trong thời gian có dịch COVID-19.
b) Rà soát, kiểm tra, hướng dẫn các tổ chức, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ (bao gồm cả các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ) thuộc thẩm quyền quản lý đánh giá, cập nhật, báo cáo kết quả đánh giá nguy cơ lây nhiễm, bảo đảm an toàn phòng, chống dịch, trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
10. Sở Giao thông vận tải: Thường xuyên cập nhật các quy định của Bộ Giao thông vận tải, tiếp tục rà soát, hướng dẫn thực hiện tổ chức hoạt động vận tải bảo đảm vận tải hàng hóa liên tỉnh lưu thông, tổ chức vận tải hành khách công cộng liên tỉnh phù hợp với tình hình diễn biến dịch COVID-19.
11. Sở Xây dựng: Tiếp tục rà soát, hướng dẫn yêu cầu bảo đảm phòng, chống dịch COVID-19 trong quy hoạch xây dựng, đặc biệt là quy hoạch khu vực nhà ở cho công nhân các khu, cụm công nghiệp.
12. Sở Tài nguyên và Môi trường:
a) Tiếp tục rà soát, hướng dẫn xử lý, vận chuyển chất thải phát sinh trong phòng, chống dịch COVID-19; chỉ đạo tăng cường năng lực xử lý chất thải an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19.
b) Chỉ đạo triển khai kế hoạch thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải trong trường hợp vượt năng lực xử lý hiện tại của địa phương.
13. Sở Tài chính:
a) Bảo đảm bố trí kinh phí để thực hiện Chương trình theo phân cấp ngân sách.
b) Đề xuất thành lập và duy trì nguồn tài chính ổn định cho hoạt động của Quỹ phòng, chống dịch COVID-19 trên cơ sở Quỹ vắc xin phòng COVID-19.
14. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Rà soát, kiến nghị cơ chế chính sách khuyến khích, ưu đãi thu hút đầu tư sản xuất để phục hồi kinh tế; đồng thời có cơ chế khuyến khích đầu tư sản xuất thuốc Y học cổ truyền hỗ trợ điều trị COVID-19.
15. Sở Giáo dục và Đào tạo:
a) Rà soát, kiểm tra, hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 trong hoạt động giáo dục, đào tạo.
b) Tiếp tục chỉ đạo triển khai các biện pháp bảo đảm công tác phòng, chống dịch tại các cơ sở giáo dục đào tạo khi học sinh, sinh viên học trực tiếp; căn cứ vào tình hình dịch bệnh để chỉ đạo tổ chức hình thức dạy học cho phù hợp.
c) Phối hợp với Sở Y tế và UBND cấp huyện, cấp xã tổ chức tiêm chủng an toàn cho học sinh trong độ tuổi phù hợp với từng loại vắc xin; chủ trì chỉ đạo việc cập nhật, báo cáo kết quả đánh giá an toàn COVID-19 trong trường học và thống kê, đánh giá về các trường hợp mắc COVID-19 trong trường học theo quy định.
d) Chỉ đạo tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục chăm sóc sức khỏe, phòng, chống dịch COVID-19 cho học sinh, sinh viên.
16. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
a) Rà soát, kiểm tra, hướng dẫn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch; cập nhật, báo cáo kết quả đánh giá an toàn COVID-19 trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch.
b) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương triển khai hiệu quả việc thực hiện phương án mở cửa lại hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới.
17. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Rà soát, hướng dẫn bảo đảm an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trong các hoạt động phụ trách.
b) Chủ động điều chỉnh kế hoạch sản xuất nông nghiệp để tránh thiếu hụt nguồn cung, bảo đảm an ninh lương thực trong phòng, chống dịch bệnh và thảm họa.
18. Sở Khoa học và Công nghệ: Huy động, các nhà khoa học, chuyên gia nghiên cứu, các tổ chức nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ trong phòng, chống dịch; đề xuất các giải pháp phòng, chống dịch COVID-19 và tăng cường công tác nghiên cứu khoa liên quan đề tài phòng, chống dịch COVID-19.
19. Sở Nội vụ:
a) Phối hợp với Sở Y tế rà soát tổ chức bộ máy, năng lực của hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng.
b) Phát huy vai trò của các tổ chức tôn giáo trong phòng, chống dịch COVID-19.
c) Hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng trong phòng, chống dịch COVID-19.
20. Thanh tra tỉnh: Chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác thanh tra định kỳ, đột xuất trong phòng, chống dịch COVID-19 nhằm chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.
21. Bảo hiểm xã hội tỉnh:
a) Chủ động hướng dẫn các quy trình, quy định, hồ sơ thủ tục để các đơn vị, địa phương và người dân áp dụng thuận lợi, thống nhất.
b) Bảo đảm chi trả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
c) Bảo đảm thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo đúng quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế cho người có thẻ bảo hiểm y tế trong dịch COVID-19 đơn giản, thuận tiện.
22. Ban Dân tộc: Phối hợp với Sở Y tế, Sở Thông tin và Truyền thông và các địa phương tăng cường công tác truyền thông về phòng, chống dịch COVID-19 cho đồng bào dân tộc bằng các hình thức, phương pháp phù hợp gắn với triển khai các chính sách an sinh xã hội liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số.
23. Báo Gia Lai, Đài Phát thanh - Truyền hình Gia Lai và các cơ quan truyền thông:
a) Tăng cường công tác truyền thông nhằm tạo sự hưởng ứng, tham gia của xã hội trong phòng, chống dịch COVID-19; phản ánh kịp thời kết quả phòng, chống dịch. Kịp thời cổ vũ, biểu dương các tấm gương tập thể, cá nhân điển hình, các mô hình chống dịch hiệu quả. Tăng cường thời lượng, nâng cao chất lượng thông tin về các hướng dẫn điều trị người bị nhiễm COVID-19 và các biện pháp phòng, chống dịch bảo đảm tính khoa học, chính xác đồng thời dễ hiểu, dễ nhớ; tăng cường tuyên truyền các lợi ích trên như tiêm chủng trẻ em.
b) Tăng cường thông tin về tình hình dịch bệnh trong nước và trong tỉnh; các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, các giải pháp mới trong phòng, chống dịch, các văn bản, biện pháp phòng, chống dịch của tỉnh đang triển khai.
24. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Gia Lai và các tổ chức thành viên:
a) Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, huy động toàn dân tham gia công tác phòng, chống dịch theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
b) Tăng cường phối hợp với các cấp chính quyền vận động nhân dân nâng cao ý thức, tự giác tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; tiếp tục vận động các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp vừa phòng, chống dịch bệnh, khắc phục những hậu quả do dịch bệnh gây ra, vừa duy trì, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh,... phát huy tinh thần sáng tạo của các tầng lớp nhân dân trong phòng, chống dịch.
c) Tiếp tục phối hợp với chính quyền các cấp giải quyết có hiệu quả những vấn đề xã hội bức xúc ngay tại cơ sở, tham gia tuyên truyền, vận động và giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch tại địa phương.
25. UBND các huyện, thị xã, thành phố:
a) Tổ chức thực hiện kịp thời, toàn diện, hiệu quả Kế hoạch triển khai chương trình phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn quản lý.
b) Thực hiện nhất quán, thống nhất ở các cấp về các quy định, hướng dẫn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế và các bộ, ngành, của UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh và Sở Y tế về công tác phòng, chống dịch đồng thời sát với tình hình thực tiễn.
c) Rà soát các quy định về phòng, chống dịch để kịp thời sửa đổi, bổ sung phù hợp với tình hình dịch của địa phương.
d) Tổ chức thực hiện tốt việc mua sắm để phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo phương châm 4 tại chỗ, đúng quy định, bảo đảm công khai, minh bạch, chặt chẽ, phòng, chống tiêu cực, lãng phí, tham nhũng; tăng cường kiểm tra, giám sát.
e) Bảo đảm đạt tỷ lệ bao phủ vắc xin phòng COVID-19, chủ động trong việc huy động lực lượng ngoài ngành y tế (các tổ chức chính trị cơ sở, thanh niên tình nguyện, dân quân, tự vệ, hội phụ nữ...) cùng ngành y tế tham gia phục vụ hoạt động tiêm vắc xin phòng COVID-19. Tăng cường truyền thông bằng nhiều hình thức, nhiều phương pháp nhằm vận động người dân tiêm vắc xin và tổ chức triển khai tiêm an toàn, khoa học, hiệu quả cho các đối tượng theo quy định ngay khi tiếp nhận vắc xin.
f) Bảo đảm các nhiệm vụ, giải pháp về an sinh xã hội trên địa bàn, chú trọng hỗ trợ trẻ em và nhóm dễ bị tổn thương, người lao động, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
g) Tổ chức việc tập huấn chuyên môn cho các lực lượng làm công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn.
h) Chỉ đạo tăng cường năng lực xử lý chất thải bảo đảm an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19.
i) Tăng cường đôn đốc, kiểm tra nhất là ở cấp cơ sở, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sẵn sàng đáp ứng nhanh theo diễn biến của dịch COVID-19.
j) Thường xuyên, định kỳ kiểm tra, giám sát, đánh giá, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Kế hoạch triển khai chương trình phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn.
Trên đây là Kế hoạch triển khai chương trình phòng, chống dịch COVID-19 theo Nghị quyết số 38/NQ-CP của chính phủ và áp dụng trong phạm vi toàn tỉnh; Yêu cầu Giám đốc các sở, ngành; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, trường hợp có khó khăn, vướng mắc, kịp thời báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Y tế tổng hợp) để chỉ đạo, giải quyết./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 72/KH-UBND năm 2022 triển khai chương trình phòng, chống dịch COVID-19 theo Nghị Quyết 38/NQ-CP do tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu ban hành
- 2Kế hoạch 91/KH-UBND thực hiện Nghị quyết 38/NQ-CP về Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 và phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2022
- 3Kế hoạch 142/KH-UBND năm 2022 thực hiện Nghị quyết 38/NQ-CP về Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 1Nghị quyết số 18/2008/QH12 về việc đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật xã hội hóa để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân do Quốc hội ban hành
- 2Nghị quyết 30/2021/QH15 về kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV
- 3Nghị quyết 86/NQ-CP năm 2021 về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh COVID-19 để thực hiện Nghị quyết 30/2021/QH15 do Chính phủ ban hành
- 4Nghị quyết 128/NQ-CP năm 2021 quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" do Chính phủ ban hành
- 5Nghị quyết 168/NQ-CP năm 2021 về cơ chế, chính sách trong phòng, chống dịch COVID-19 do Chính phủ ban hành
- 6Nghị quyết 12/2021/UBTVQH15 về cho phép thực hiện cơ chế, chính sách trong lĩnh vực y tế để phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 7Nghị quyết 11/NQ-CP năm 2022 về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình do Chính phủ ban hành
- 8Nghị quyết 38/NQ-CP năm 2022 về Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 do Chính phủ ban hành
- 9Kế hoạch 72/KH-UBND năm 2022 triển khai chương trình phòng, chống dịch COVID-19 theo Nghị Quyết 38/NQ-CP do tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu ban hành
- 10Kế hoạch 91/KH-UBND thực hiện Nghị quyết 38/NQ-CP về Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 và phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2022
- 11Kế hoạch 142/KH-UBND năm 2022 thực hiện Nghị quyết 38/NQ-CP về Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 do tỉnh Quảng Ninh ban hành
Kế hoạch 725/KH-UBND năm 2022 triển khai chương trình phòng, chống dịch COVID-19 theo Nghị Quyết 38/NQ-CP do tỉnh Gia Lai ban hành
- Số hiệu: 725/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 14/04/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Gia Lai
- Người ký: Nguyễn Thị Thanh Lịch
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 14/04/2022
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra