Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 8210/KH-UBND | Đắk Lắk, ngày 08 tháng 10 năm 2019 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 12/2018/QĐ-TTg NGÀY 06 THÁNG 3 NĂM 2018 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ TIÊU CHÍ LỰA CHỌN, CÔNG NHẬN NGƯỜI CÓ UY TÍN VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ UY TÍN TRONG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
Thực hiện Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 06/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ, về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số; Công văn số 285/UBDT-DTTS ngày 29/3/2018 của Ủy ban Dân tộc, về việc triển khai thực hiện Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 06/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ; Công văn số 7020/BTC-NSNN ngày 14/6/2018 của Bộ Tài chính về hướng dẫn cơ chế tài chính quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện, với nội dung như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Giúp cho các Cấp ủy Đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể nhận thức cao về vai trò, vị trí của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số và ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác vận động, phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Từ đó có sự đổi mới về nội dung, hình thức, biện pháp vận động người có uy tín phù hợp, thiết thực hơn.
2. Người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số là một bộ phận quan trọng trong công tác dân vận của Đảng, Nhà nước; công tác vận động, phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị trong quá trình phối hợp thực hiện công tác dân tộc; nâng cao vai trò của các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể quần chúng, không ngừng củng cố và phát huy khối đại đoàn kết dân tộc để thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa. Chăm lo giải quyết tốt các vấn đề nảy sinh phức tạp trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.
3. Đảm bảo việc thực hiện các chế độ chính sách phải dân chủ, công khai, công bằng, đúng đối tượng và đúng chế độ; người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số được cung cấp thông tin về các chủ trương, chính sách, pháp luật mới của Đảng, Nhà nước, tình hình nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh, được tham quan học tập theo chủ trương chung của tỉnh.
II. NỘI DUNG
1. Đối tượng áp dụng:
a) Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (sau đây gọi là người có uy tín).
b) Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong hoạt động quản lý và thực hiện chính sách đối với người có uy tín.
2. Nguyên tắc thực hiện:
a) Người có uy tín được lựa chọn từ thôn, buôn, tổ dân phố và tương đương (gọi chung là thôn, buôn).
b) Chính sách thực hiện trực tiếp đối với người có uy tín, đảm bảo công khai, minh bạch, đúng đối tượng và đúng chế độ.
c) Người có uy tín do địa phương trực tiếp quản lý, phân công, phân cấp thực hiện chính sách và công tác vận động, phát huy vai trò của người có uy tín trên địa bàn tỉnh.
d) Trường hợp người có uy tín thuộc đối tượng được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ với cùng tính chất thì chỉ được hưởng một chính sách với mức hỗ trợ cao nhất.
3. Tiêu chí, đối tượng, điều kiện lựa chọn người có uy tín:
a) Tiêu chí lựa chọn người có uy tín:
- Là công dân Việt Nam, không phân biệt thành phần dân tộc, cư trú hợp pháp tại Việt Nam;
- Bản thân và gia đình gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương;
- Là người tiêu biểu, có nhiều công lao, đóng góp trong các phong trào thi đua yêu nước, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ an ninh trật tự, giữ gìn bản sắc văn hóa và đoàn kết các dân tộc;
- Hiểu biết về văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán dân tộc; có mối liên hệ chặt chẽ và có ảnh hưởng trong dòng họ, dân tộc và cộng đồng dân cư;
- Có khả năng quy tụ, tập hợp đồng bào dân tộc thiểu số trong phạm vi nhất định bằng lời nói, qua việc làm, được người dân trong cộng đồng tín nhiệm, tin tưởng, nghe và làm theo.
b) Đối tượng lựa chọn
Người có uy tín được lựa chọn từ các đối tượng sau:
- Cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang theo quy định của pháp luật hiện hành có quá trình công tác lâu năm, có cống hiến cho dân tộc, đất nước đã nghỉ công tác;
- Già làng, trưởng thôn, buôn, trưởng dòng họ hoặc những người thường được đồng bào dân tộc thiểu số mời thực hiện các nghi lễ cầu cúng cho gia đình, dòng họ, thôn, buôn;
- Chức sắc, chức việc trong các tôn giáo (Phật giáo, Tin lành, Công giáo,...) ở vùng dân tộc thiểu số;
- Nhân sỹ, trí thức, doanh nhân, nhà giáo, người chữa bệnh giỏi hoặc người có điều kiện kinh tế thường giúp đỡ và được đồng bào tín nhiệm.
c) Điều kiện bình chọn người có uy tín
- Mỗi thôn, buôn thuộc vùng dân tộc thiểu số có ít nhất 1/3 số hộ gia đình hoặc số nhân khẩu là người dân tộc thiểu số được bình chọn 01 (một) người có uy tín;
- Trường hợp thôn, buôn không đủ điều kiện quy định trên hoặc có nhiều thành phần dân tộc cùng sinh sống, căn cứ tình hình thực tế và đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định số lượng người có uy tín được bình chọn, nhưng tổng số người có uy tín được bình chọn không vượt quá tổng số thôn, buôn của vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
4. Chế độ, chính sách đối với người có uy tín:
a) Cung cấp thông tin
- Định kỳ hoặc đột xuất người có uy tín được phổ biến, cung cấp thông tin mới về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tình hình, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh trật tự và kết quả thực hiện các Chương trình, dự án, chính sách dân tộc đang thực hiện ở địa phương;
- Người có uy tín được cấp (không thu tiền): 01 tờ Báo Dân tộc và Phát triển của Ủy ban Dân tộc; 01 tờ báo Đắk Lắk;
- Người có uy tín được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, quốc phòng, an ninh, chính sách dân tộc và kỹ năng hòa giải, tuyên truyền, vận động quần chúng;
- Người có uy tín được thăm quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, giữ gìn bản sắc văn hóa và đoàn kết dân tộc do UBND tỉnh xác định, thực hiện.
b) Hỗ trợ vật chất, động viên tinh thần
Theo phân cấp quản lý thực hiện chính sách, người có uy tín được:
- Thăm hỏi, tặng quà nhân dịp Tết Nguyên đán, Tết của các dân tộc thiểu số không quá 02 lần/năm; mức chi không quá 500.000 đồng/người/lần;
- Thăm hỏi, hỗ trợ người có uy tín bị ốm đau, mức chi: không quá 3.000.000 đồng/người/năm đối với cấp Trung ương; không quá 1.500.000 đồng/người/năm đối với cấp tỉnh; không quá 800.000 đồng/người/năm đối với cấp huyện;
- Thăm hỏi, hỗ trợ hộ gia đình người có uy tín gặp khó khăn (thiên tai, hỏa hoạn). Mức chi không quá 2.000.000 đồng/gia đình/năm đối với cơ quan Trung ương; không quá 1.000.000 đồng/gia đình/năm đối với cơ quan cấp tỉnh; không quá 500.000 đồng/gia đình/năm đối với cơ quan cấp huyện;
- Thăm viếng, động viên khi người có uy tín, thân nhân trong gia đình (bố, mẹ, vợ, chồng, con) qua đời. Mức chi không quá 2.000.000 đồng/trường hợp đối với cơ quan Trung ương; không quá 1.000.000 đồng/trường hợp đối với cơ quan cấp tỉnh; không quá 500.000 đồng/trường hợp đối với cơ quan cấp huyện;
c) Khen thưởng
Người có uy tín có thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ an ninh, trật tự, giữ gìn bản sắc văn hóa và đoàn kết dân tộc được biểu dương, khen thưởng theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng và các văn bản hướng dẫn hiện hành về thi đua, khen thưởng.
5. Kinh phí thực hiện chính sách
1. Kinh phí để thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số do ngân sách nhà nước bảo đảm.
2. Ngân sách địa phương bảo đảm cho các hoạt động triển khai thực hiện chế độ, chính sách tại địa phương và được cân đối trong dự toán ngân sách hàng năm của các tỉnh, theo phân cấp quy định tại Luật Ngân sách nhà nước.
3. Việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán kinh phí thực hiện chính sách quy định tại Quyết định này thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn liên quan.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, cơ quan liên quan:
a) Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, tổng kết, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch này; xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch hàng năm của Ban dân tộc.
b) Thực hiện cấp báo Đắk Lắk; báo Dân tộc và Phát triển cho người có uy tín; tổ chức tập huấn, cung cấp thông tin, tài liệu cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, thực hiện chính sách và vận động người có uy tín ở các địa phương.
c) Tổ chức đón tiếp, tặng quà cho các đoàn người có uy tín tiêu biểu của các tỉnh bạn đến thăm và làm việc tại tỉnh; Tổ chức thăm hỏi, giao lưu, gặp gỡ, hội thảo, tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm, biểu dương, khen thưởng người có uy tín tiêu biểu, xuất sắc ở các vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
d) Tổ chức tập huấn, cung cấp thông tin, tham quan, học tập kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh cho người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số theo đúng quy định.
2. Sở Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện chính sách quy định tại Kế hoạch này; bố trí kinh phí thực hiện chính sách theo phân cấp quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
3. Công An tỉnh chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc và các ngành liên quan thực hiện chính sách quy định tại Kế hoạch này đối với người có uy tín được phân công quản lý.
4. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc, các Sở, ngành và các địa phương liên quan chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí và hệ thống thông tin cơ sở tăng cường thông tin, tuyên truyền thực hiện chính sách và công tác vận động, phát huy vai trò của người có uy tín với các hình thức đa dạng, phù hợp với đồng bào dân tộc thiểu số.
5. Các Sở, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp với Ban Dân tộc hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, hỗ trợ các địa phương thực hiện có hiệu quả các chính sách quy định tại Kế hoạch này.
6. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên phối hợp và tham gia giám sát thực hiện chính sách theo quy định.
7. Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là cấp huyện)
a) Chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện việc lập danh sách, phân cấp quản lý, phân công thực hiện chính sách và công tác vận động, phát huy vai trò của người có uy tín ở địa phương.
b) Chỉ đạo và giao Phòng Dân tộc huyện chủ trì, phối hợp với các phòng, ban chức năng xây dựng kế hoạch thực hiện hàng năm phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương để triển khai thực hiện Kế hoạch này cho phù hợp và thiết thực.
c) Chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương thường xuyên kiểm tra, giám sát đảm bảo việc thực hiện chính sách đúng đối tượng, đúng chế độ và kịp thời; sơ kết, tổng kết, đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện chính sách định kỳ 6 tháng (báo cáo trước ngày 15/6) và hàng năm (báo cáo trước ngày 05/12) gửi Ban Dân tộc để tổng hợp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
Trên đây là Kế hoạch Triển khai thực hiện hiện Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 06/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Đề nghị các cơ quan đơn vị có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện. Trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch nếu có vướng mắc, đề nghị các Sở, ban, ngành, địa phương báo cáo về UBND tỉnh (qua Ban Dân tộc) để chỉ đạo kịp thời./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 3044/QĐ-UBND năm 2012 công bố thủ tục hành chính mới ban hành "Xét công nhận người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số" trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 2Quyết định 2214/QĐ-UBND năm 2017 quy định về trình tự, thủ tục thực hiện cơ chế một cửa liên thông đối với thủ tục hành chính Bình chọn, xét công nhận người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 3Quyết định 2155/QĐ-UBND năm 2018 thực hiện Quyết định 12/2018/QĐ-TTg về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 4Quyết định 51/2019/QĐ-UBND quy định về trách nhiệm của người có uy tín; phân công trách nhiệm tổ chức thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 5Quyết định 34/2019/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 10/2014/QĐ-UBND quy định về thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 6Quyết định 28/2019/QĐ-UBND quy định về vị trí, vai trò, nhiệm vụ của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 7Kế hoạch 30/KH-UBND về thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2020
- 8Kế hoạch 1168/KH-UBND về thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dần tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa năm 2020
- 9Quyết định 1529/QĐ-UBND năm 2024 về Kế hoạch thực hiện tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chế độ, chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk theo Quyết định 12/2018/QĐ-TTg và 28/2023/QĐ-TTg
- 1Luật Thi đua, Khen thưởng 2003
- 2Quyết định 3044/QĐ-UBND năm 2012 công bố thủ tục hành chính mới ban hành "Xét công nhận người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số" trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 3Luật ngân sách nhà nước 2015
- 4Quyết định 2214/QĐ-UBND năm 2017 quy định về trình tự, thủ tục thực hiện cơ chế một cửa liên thông đối với thủ tục hành chính Bình chọn, xét công nhận người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 5Quyết định 12/2018/QĐ-TTg về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Công văn 7020/BTC-NSNN năm 2018 hướng dẫn cơ chế tài chính quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện chính sách quy định tại Quyết định 12/2018/QĐ-TTg do Bộ Tài chính ban hành
- 7Công văn 285/UBDT-DTTS năm 2018 thực hiện Quyết định 12/2018/QĐ-TTg do Ủy ban Dân tộc ban hành
- 8Quyết định 2155/QĐ-UBND năm 2018 thực hiện Quyết định 12/2018/QĐ-TTg về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 9Quyết định 51/2019/QĐ-UBND quy định về trách nhiệm của người có uy tín; phân công trách nhiệm tổ chức thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 10Quyết định 34/2019/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 10/2014/QĐ-UBND quy định về thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 11Quyết định 28/2019/QĐ-UBND quy định về vị trí, vai trò, nhiệm vụ của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 12Kế hoạch 30/KH-UBND về thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2020
- 13Kế hoạch 1168/KH-UBND về thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dần tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa năm 2020
Kế hoạch 8210/KH-UBND năm 2019 thực hiện Quyết định 12/2018/QĐ-TTg về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- Số hiệu: 8210/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 08/10/2019
- Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Lắk
- Người ký: Võ Văn Cảnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra