Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 73/KH-UBND | Tuyên Quang, ngày 01 tháng 7 năm 2020 |
Căn cứ Luật bảo vệ môi trường năm 2014, Luật Ngân sách nhà nước năm 2015; Thông tư số 02/2017/TT-BTC ngày 06/01/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường;
Thực hiện Văn bản số 2361/BTNMT-KHTC ngày 04/5/2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2021-2023 từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường,
Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang trân trọng báo cáo và xây dựng Kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước năm 2021 và 03 năm (2021-2023) từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường, cụ thể như sau:
1.1. Thực trạng công tác quản lý môi trường giai đoạn (2018-2020)
- Công tác quản lý và bảo vệ môi trường đã được các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh quan tâm, chú trọng thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Các chỉ tiêu, kế hoạch đặt ra đã đạt được những kết quả nhất định, các chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực đã được thực hiện lồng ghép mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Các dự án mới trên địa bàn tỉnh đều được thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường theo đúng quy định của pháp luật.
- Trong những năm qua, tỉnh Tuyên Quang đã triển khai thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường tới tổ chức và người dân trên địa bàn tỉnh. Công tác tuyên truyền, giáo dục về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học được tăng cường thực hiện thông qua các sự kiện môi trường như: Ngày môi trường thế giới 5/6; hưởng ứng chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn; Ngày Đa dạng sinh học, ngày nước thế giới...(Tổ chức 05 buổi mít tinh, cổ động về các ngày lễ môi trường; Tổ chức 01 hội thi về môi trường với chủ đề thanh niên với công tác bảo vệ môi trường; trong năm 2018 thực hiện xây dựng, lắp đặt 07 biển panô, áp phích tuyên truyền về bảo vệ môi trường tại các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh; in 8.000 túi vải thân thiện với môi trường phát cho các tổ chức, cá nhân nhằm tuyên truyền về hạn chế sử dụng túi nilon trên địa bàn tỉnh; năm 2019 in 1.000 túi vải thân thiện phát cho sinh viên và trồng cây xanh tại trường Đại học Tân Trào; 06 tháng đầu năm 2020: in 3.000 túi phát cho học sinh và người dân chợ An Phú, chợ Tam Cờ, đồng thời tổ chức đổi cây xanh lấy rác thải nhựa, bao bì…). Công tác tuyên truyền đã góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, đoàn viên, hội viên và cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh. Các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ ngày càng có ý thức tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Thực hiện ký kết các Chương trình phối hợp hành động về nhiệm vụ bảo vệ tài nguyên và môi trường với các ngành, các tổ chức đoàn thể như: Công an tỉnh; Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh; Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh; Ban đại diện Hội Người cao tuổi tỉnh, Đoàn thanh niên tỉnh, Liên minh hợp tác xã để phối hợp các công tác tuyên truyền về môi trường đồng thời cung cấp tài liệu, văn bản pháp quy của nhà nước về bảo vệ môi trường và cử cán bộ chuyên môn tham gia giảng dạy tại các lớp tập huấn về bảo vệ môi trường.
1.2. Triển khai thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị Quyết số 08/NQ-CP ngày 23/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ; Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
- Thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016, UBND tỉnh Tuyên Quang đã ban hành Kế hoạch số 101/KH-UBND ngày 26/12/2016, chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố tập trung các nguồn lực triển khai thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh, trong đó phân công nhiệm vụ cụ thể, có thời gian, lộ trình phù hợp với thực tế của từng cấp, ngành, địa phương từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã và gắn trách nhiệm của người đứng đầu trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về bảo vệ môi trường.
- Kiểm soát chặt chẽ các dự án đầu tư, không cấp phép đầu tư cho các dự án có loại hình sản xuất sử dụng công nghệ lạc hậu, có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường, không để phát sinh thêm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh.
- Công tác thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đã được kiểm soát chặt ngay từ khâu tiếp nhận hồ sơ. Năm 2018, 2019 đã tổ chức thẩm định, phê duyệt 43 hồ sơ Báo cáo đánh giá tác động môi trường; 24 hồ sơ phương án cải tạo, phục hồi môi trường; 02 hồ sơ đề án BVMT; 12 hồ sơ xác nhận hoàn thành các công trình BVMT; cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại cho 12 đơn vị và 06 tháng đầu năm 2020, đã tổ chức thẩm định, phê duyệt 12 hồ sơ Báo cáo đánh giá tác động môi trường; cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại cho 06 đơn vị.
- Chủ động bố trí nguồn ngân sách địa phương, đồng thời tăng cường kêu gọi nguồn vốn từ Trung ương, các tổ chức trong và ngoài nước để đầu tư cho công tác xử lý môi trường tại các khu, cụm công nghiệp của tỉnh. Trạm xử lý nước thải tập trung của KCN Long Bình An với công suất 2.000 m3/ngày đêm đã đầu tư xây dựng xong, nhưng nước thải từ các nhà máy trong KCN khối lượng ít nên Trạm xử lý nước thải tập trung chưa hoạt động
- Tổ chức rà soát các cơ sở sản xuất có lưu lượng nước thải từ 100 m3/ngày đêm trở lên hoặc nguồn thải có lưu lượng nhỏ nhưng có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường. Quản lý chặt chẽ công tác quan trắc, giám sát môi trường của các cơ sở trong quá trình hoạt động sản xuất, định kỳ lấy mẫu khí thải, nước thải độc lập để kiểm chứng kết quả quan trắc môi trường.
- Tăng cường công tác kiểm tra, thẩm định, cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ theo quy định về quản lý chất thải nguy hại. Thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, chất thải rắn và phí bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản... theo quy định.
- Đôn đốc, yêu cầu 7 nhà máy (Nhà máy sản xuất giấy và bột giấy An Hòa; Nhà máy Thép Tuyên Quang; Nhà máy xi măng Tân Quang; Nhà máy xi măng Tuyên Quang; Nhà máy đường Sơn Dương; Nhà máy đường Bình Xa, Hàm Yên; Trạm xử lý nước thải tập trung KCN Long Bình An) thực hiện lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục và đầu tư lắp đặt Hệ thống tiếp nhận thông tin, dữ liệu quan trắc môi trường tại trụ sở Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Quản lý chặt chẽ về an toàn môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng (cát, đá, sỏi, gạch xây dựng). Đẩy mạnh phát triển vật liệu không nung, đến nay đã có 9 cơ sở sản xuất vật liệu không nung đang hoạt động có hợp quy, hợp chuẩn theo quy định.
- Triển khai Đề án tổng thể xử lý chất thải y tế giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020 theo Quyết định số 2038/QĐ-TTg ngày 15/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 194/QĐ-UBND ngày 30/6/2015 về việc phê duyệt Kế hoạch quản lý chất thải y tế tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2015-2020. Đồng thời ban hành Kế hoạch thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải y tế.
- Ban hành Quyết định số 366/QĐ-UBND ngày 25/10/2017 phê duyệt Đề án Bảo vệ môi trường nông thôn trong hoạt động xử lý chất thải bao bì thuốc bảo vệ thực vật và nâng cao nhận thức, hành động của người dân trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật giai đoạn 2017-2020, đã thực hiện lắp đặt 1.651 bể chứa vỏ thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng và thu gom, tiêu hủy 34,546 tấn vỏ thuốc bảo vệ thực vật với kinh phí đến tháng 6/2020 là 2.883.042.500 đồng.
- Thực hiện Nghị Quyết số 08/NQ-CP ngày 23/01/2014 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường và kết luận số 56-KL/TW ngày 23/8/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khoá XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 24 và ban hành Kế hoạch số 348/KH-TU ngày 6/01/2020 của Ban thường vụ tỉnh ủy về thực hiện Kết luận số 56/KL/TW của Bộ Chính trị.
- Triển khai xây dựng Đề án quản lý, xử lý rác thải và chống rác thải nhựa giai đoạn 2021 đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
1.3. Tình hình triển khai các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
a) Về xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ô nhiễm tồn lưu hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật.
- Năm 2013, tỉnh Tuyên Quang đã hoàn thành xử lý xong 07/07 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và xử lý xong 02/02 điểm tồn lưu thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường theo Quyết định số 1946/QĐ-TTg ngày 21/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ.
- Giai đoạn 2018-2020, trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang không phát sinh thêm cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ô nhiễm tồn lưu hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật.
b) Về bảo vệ môi trường không khí.
- Triển khai thực hiện Quyết định số 985a/QĐ-TTg ngày 01/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý chất lượng không khí đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, UBND tỉnh Tuyên Quang đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của tỉnh tăng cường rà soát, đôn đốc các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tỉnh thực hiện công tác quan trắc, kiểm soát ô nhiễm trong quá trình hoạt động sản xuất, đặc biệt là những cơ sở có nguồn khí thải lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường định kỳ lấy mẫu khí thải độc lập để kiểm chứng kết quả quan trắc môi trường. Yêu cầu các cơ sở sản xuất kinh doanh (Nhà máy sản xuất giấy và bột giấy An Hòa; Nhà máy Thép Tuyên Quang; Nhà máy xi măng Tân Quang; Nhà máy xi măng Tuyên Quang; Nhà máy đường Sơn Dương; Nhà máy đường Bình Xa, Hàm Yên; Trạm xử lý nước thải tập trung KCN Long Bình An) thực hiện lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải tự động liên tục theo quy định. Đến nay, Hệ thống tiếp nhận thông tin, dữ liệu quan trắc môi trường đã hoàn thành đầu tư lắp đặt, đưa vào vận hành hoạt động ổn định và đã có 2/7 nhà máy (Nhà máy sản xuất giấy và bột giấy An Hòa; Nhà máy Thép Tuyên Quang) hoàn thành lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải, khí thải tự động, đã truyền số liệu về sở Tài nguyên và Môi trường; Bộ Tài nguyên và Môi trường để quản lý, giám sát. Quý III năm 2020, có 2/5 nhà máy còn lại (Nhà máy xi măng Tân Quang; Nhà máy xi măng Tuyên Quang) hoàn thành lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục để truyền dữ liệu về sở Tài nguyên và Môi trường; Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định. Ba (03) nhà máy còn lại (Nhà máy đường Sơn Dương; Nhà máy đường Bình Xa, Hàm Yên; Trạm xử lý nước thải tập trung KCN Long Bình An) Chủ dự án báo cáo, xin kéo dài thời gian đầu tư lắp đặt hệ thống quan trắc tự động liên tục vì hiện nay Trạm xử lý nước thải tập trung của KCN Long Bình An đã đầu tư xây dựng xong, nhưng nước thải từ các nhà máy trong KCN không nhiều, khối lượng rất ít nên Trạm xử lý nước thải tập trung vẫn chưa hoạt động và Nhà máy đường Sơn Dương; Nhà máy đường Bình Xa Hàm Yên, thời gian hoạt động sản xuất ít, sản xuất theo mùa vụ nên khó khăn trong việc đầu tư lắp đặt, đưa vào vận hành hệ thống quan trắc chất thải tự động, liên tục.
- Hằng năm triển khai quan trắc, lấy mẫu phân tích các thành phần môi trường (đất, nước, không khí) theo mạng lưới quan trắc môi trường của tỉnh để có cơ sở, dữ liệu đánh giá diễn biến môi trường, đồng thời tạo hệ thống dữ liệu môi trường nền các thành phần môi trường có tính liên tục trên địa bàn tỉnh.
- Hoàn thành đầu tư lắp đặt và đưa vào vận hành Hệ thống tiếp nhận thông tin, dữ liệu quan trắc môi trường tự động liên tục để tiếp nhận thông tin số liệu từ các trạm quan trắc tự động liên tục của các nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn tỉnh.
c) Về bảo tồn đa dạng sinh học.
- Triển khai Luật Đa dạng sinh học, tỉnh Tuyên Quang đã phê duyệt “Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2013-2020 và định hướng đến năm 2030” với mục tiêu bảo vệ giá trị của các hệ sinh thái, các loài và các nguồn gen quý hiếm trên địa bàn tỉnh, góp phần định hướng, xây dựng chính sách phát triển kinh tế xã hội bền vững.
- Quản lý, bảo vệ diện tích rừng hiện có, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên kết hợp với trồng rừng, bảo vệ nghiêm ngặt rừng phòng hộ, bảo tồn hệ sinh thái rừng hiện có, bảo tồn nguồn gen đặc hữu, quý, hiếm và tính đa dạng sinh học của rừng, đồng thời khai thác lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, tài nguyên rừng, giá trị di tích lịch sử, văn hóa bản địa và các nguồn lực để phát triển du lịch, tạo việc làm, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội, tỉnh Tuyên Quang đã hoàn thành quy hoạch các khu rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, đang thực hiện điều chỉnh quy hoạch và phát triển rừng tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011 - 2020, bổ sung đến năm 2025. Lồng ghép công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ cảnh quan sinh thái trong Kế hoạch thực hiện phát triển du lịch tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2016-2020.
- Chỉ đạo các sở, ban, ngành và địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, bảo vệ rừng, bảo vệ đa dạng sinh học, xử lý nghiêm các trường hợp khai thác rừng trái phép, vi phạm các quy định về khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo duy trì, nâng cao chất lượng độ che phủ rừng trên 60%.
- Hoàn thành điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của tỉnh và các huyện, thành phố theo quy định. Bảo vệ diện tích đất trồng lúa theo quy hoạch, đảm bảo an ninh lương thực. Quản lý chặt chẽ đất thuộc khu bảo tồn thiên nhiên, đất di tích, danh thắng để bảo vệ cảnh quan môi trường, đa dạng sinh học, phát triển bền vững. Bố trí quỹ đất cho lĩnh vực quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội (giao thông, thủy lợi, văn hóa, thể thao, giáo dục - đào tạo...) để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Cân đối quỹ đất để đáp ứng nhu cầu xây dựng các đô thị, khu công nghiệp, dịch vụ và kết cấu hạ tầng theo hướng văn minh, hiện đại, đáp ứng quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ưu tiên dành quỹ đất để xây dựng các khu xử lý chất thải đáp ứng cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm tới.
- Hoàn thành điều chỉnh, bổ sung "Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” và “Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035”. Đẩy mạnh chế biến sâu, không xuất khẩu khoáng sản thô, quặng sau tuyển. Ban hành quy định về trách nhiệm của các cấp, các ngành trong quản lý đất đai, khoáng sản trên địa bàn tỉnh và quy chế phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản với các tỉnh giáp ranh và phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác.
- Hoàn thành điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035. Ban hành quy định quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
- Thực hiện khoanh định các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tỉnh có nguy cơ tiềm ẩn gây ô nhiễm môi trường (nhà máy sản xuất xi măng, nhà máy sản xuất giấy và bột giấy, dự án khai thác và chế biến khoáng sản...) để tăng cường kiểm tra, giám sát, hạn chế những tác động tiêu cực đến môi trường. Xây dựng lộ trình di chuyển các nhà máy xí nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường ra khỏi địa bàn thành phố đến địa điểm mới hoặc khu, cụm công nghiệp tập trung như: Nhà máy giấy Nông Tiến, nhà máy nghiền bột barite Hòa An, Cơ sở chế biến lâm sản phường Minh Xuân, Nhà máy chế biến thức ăn gia súc. Đến nay, đã thực hiện di chuyển được Nhà máy đường Tuyên Quang, Bệnh viện lao và phổi Tuyên Quang và đang thực hiện di chuyển Nhà máy giấy Tuyên Quang về Khu công nghiệp Long Bình An.
- Triển khai lập báo cáo chuyên đề hiện trạng môi trường năm 2018, 2019. Hiện nay, đang thực hiện lập báo cáo chuyên đề hiện trạng môi trường năm 2020.
- Triển khai quan trắc, lấy mẫu phân tích môi trường theo mạng lưới quan trắc môi trường tỉnh Tuyên Quang năm 2018 – 2019 để tích hợp cơ sở dữ liệu diễn biến các thành phần môi trường đất, nước, không khí có tính liên tục trên địa bàn tỉnh.
- Đầu tư, xây dựng, nâng cấp các trang thiết bị cho các bệnh viện và các cơ sở y tế từ tuyến tỉnh đến các xã, phường để chủ động trong công tác chăm sóc sức khoẻ của người dân thích ứng với những thay đổi dị thường của thời tiết.
- Thực hiện có hiệu quả các dự án di dân khẩn cấp ra khỏi vùng lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, vùng đặc biệt khó khăn, hạn chế được nhiều thiệt hại về tài sản, hoa màu và hầu như không có thiệt hại về người do thiên tai. Chủ động chuyển đổi cơ cấu, giống cây trồng, điều chỉnh mùa vụ, kỹ thuật sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu, đặc biệt là khắc phục lụt úng, hạn hán nên trong những năm qua, không có diện tích đất nông nghiệp bỏ hoang hóa.
- Tổ chức các cuộc kiểm tra, thanh tra về lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
2.1. Kinh phí thực hiện nhiệm vụ, dự án.
Tổng kinh phí chi cho sự nghiệp bảo vệ môi trường giai đoạn 2018-2020 là 257.487,9 triệu đồng, trong đó:
- Năm 2018, chi ngân sách cho sự nghiệp bảo vệ môi trường là 90.414,1 triệu đồng. Trong đó:
+ Cấp tỉnh: 21.981,9 triệu đồng.
+ Cấp huyện: 68.432,2 triệu đồng.
- Năm 2019, chi sự nghiệp bảo vệ môi trường là 43.318,8 triệu đồng. Trong đó:
+ Cấp tỉnh: 14.659,3 triệu đồng.
+ Cấp huyện: 28.659,5 triệu đồng.
- Ước thực hiện chi ngân sách cho sự nghiệp bảo vệ môi trường cho năm 2020 là 123.755,0 triệu đồng. Trong đó:
+ Cấp tỉnh: 26.102,0 triệu đồng.
+ Cấp huyện: 97.653,0 triệu đồng.
(Có biểu mẫu phụ lục 1 kèm theo)
Việc phân bổ kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường được thực hiện chi cho các nhiệm vụ: Hoạt động quan trắc môi trường; hoạt động thu gom, xử lý chất thải rắn, vệ sinh môi trường; hoạt động xử lý chất thải lỏng; hoạt động bảo vệ môi trường khác. Công tác đầu tư, quản lý nguồn vốn, chi ngân sách sự nghiệp môi trường được sử dụng hiệu quả, đúng mục đích đảm bảo theo quy định pháp luật.
(Có biểu mẫu phụ lục 2 kèm theo)
2.2. Các thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai các nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
a) Thuận lợi:
- Hệ thống chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường ngày càng được hoàn thiện, đã tạo hành lang pháp lý cho công tác quản lý, khắc phục những tồn tại, hạn chế phát sinh trong thực tiễn, phát huy nguồn lực về tài nguyên cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo hướng bền vững.
- Hoạt động bảo vệ môi trường được sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ của Chính phủ và các Bộ, Ngành Trung ương, đặc biệt là Bộ Tài nguyên và Môi trường, cùng với sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các cấp, các ngành, đoàn thể và sự đồng thuận của nhân dân trong tỉnh nên những nhiệm vụ chủ yếu về công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong những năm qua đạt được những kết quả nhất định. Công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường được tăng cường, góp phần hạn chế các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh.
- Công tác cải cách hành chính được đẩy mạnh, từ việc xây dựng các bộ thủ tục hành chính đến việc triển khai thực tiễn trong toàn tỉnh.
b) Khó khăn:
- Hệ thống Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành ban hành còn chậm, thiếu đồng bộ, thống nhất; thay đổi, điều chỉnh, bổ sung nhiều lần gây khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.
- Việc đặt tên về hồ sơ môi trường và phân cấp thẩm quyền thẩm định, phê duyệt hồ sơ có nhiều thay đổi từ Luật năm 2005 đến Luật năm 2014 tạo ra nhiều khó khăn trong công tác cải cách thủ tục hành chính và quản lý theo dõi hồ sơ môi trường.
- Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên và ứng phó với biến đổi khí hậu còn có những khó khăn nhất định do trình độ dân trí, đặc biệt là trình độ dân trí của người dân vùng sâu, vùng xa còn thấp.
- Các điều kiện đảm bảo cho hoạt động trong công tác quản lý nhà nước về ứng phó biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học của tỉnh còn hạn chế.
- Nguồn lực tài chính đầu tư cho lĩnh vực bảo vệ môi trường còn hạn chế, chưa đáp ứng các yêu cầu trong công tác cảnh báo, dự báo, ứng phó với sự cố môi trường và biến đổi khí hậu.
- Đề nghị Trung ương chỉ đạo các Bộ, ngành sớm ban hành chính sách thu phí bảo vệ môi trường đối với khí thải công nghiệp nhằm điều chỉnh hành vi của các đơn vị sản xuất công nghiệp, hướng tới giảm thiểu việc xả khí thải gây ô nhiễm môi trường và tạo nguồn thu cho công tác bảo vệ môi trường.
- Tăng phân bổ nguồn Ngân sách Trung ương cho địa phương để triển khai thực hiện các chương trình, dự án về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; đầu tư cơ sở hạ tầng về BVTM tại các khu, cụm công nghiệp, các cơ sở thuộc đối tượng công ích (bệnh viện, bãi rác,..). Bố trí vốn cho tỉnh Tuyên Quang thực hiện các dự án di dân khẩn cấp ra khỏi vùng thiên tai nguy hiểm, lũ ống, lũ quét, sụt lún, sạt lở đất và vùng đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn đã được thống kê, trình Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai.
- Nghiên cứu, chuyển giao và giới thiệu cho địa phương các công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt tiên tiến, phù hợp với thực tế để phổ biến, nhân rộng.
1. Kế hoạch bảo vệ môi trường.
1.1. Phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm môi trường.
- Thực hiện lập báo cáo chuyên đề hiện trạng môi trường năm 2021 gắn với thực trạng, các vấn đề trọng tâm về bảo vệ môi trường của tỉnh. Quan trắc các thành phần môi trường đất, nước, không khí theo mạng lưới quan trắc môi trường của tỉnh để tích hợp hệ thống dữ liệu môi trường nền.
- Đôn đốc, yêu cầu các cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải, nước thải tự động liên tục theo quy định và quản lý, vận hành thường xuyên hệ thống tiếp nhận, truyền thông tin, dữ liệu quan trắc môi trường tự động, liên tục để kịp thời xử lý các sự cố môi trường.
- Tăng cường công tác hậu kiểm, không phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường; thực hiện nghiêm các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn việc đưa công nghệ, máy móc, phương tiện, thiết bị cũ, lạc hậu gây ô nhiễm môi trường vào sử dụng.
- Kiểm tra, thanh tra định kỳ hoặc đột xuất các cơ sở trong việc chấp hành quy định pháp luật về bảo vệ môi trường cũng như việc thực hiện bảo vệ môi trường theo các nội dung được phê duyệt trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.
- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 với mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn nhằm cải thiện chất lượng môi trường, đảm bảo sức khỏe cộng đồng và phát triển bền vững.
- Thực hiện quản lý, thu phí bảo vệ môi trường đối nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt theo Nghị định số 53/2020/NĐ-CP ngày 5/5/2020 của Chính phủ.
- Triển khai quy hoạch bãi chôn lấp rác thải theo đúng các tiêu chuẩn, quy chuẩn về bãi chôn lấp chất thải rắn. Vận hành bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt của thành phố Tuyên Quang tại xã Nhữ Khê, huyện Yên Sơn theo đúng quy trình chôn lấp hợp vệ sinh. Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong xử lý rác và cơ chế đầu tư phù hợp với điều kiện của tỉnh.
- Tiếp tục thực hiện theo lộ trình, hạn chế và chấm dứt hoạt động sản xuất gạch thủ công sử dụng nhiên liệu hoá thạch theo quy định của tỉnh và chỉ đạo của Chính phủ.
- Kiểm tra hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển xử lý chất thải trong toàn tỉnh; tăng cường xã hội hóa trong hoạt động thu gom, vận chuyển rác sinh hoạt tại các xã, phường, thị trấn và điều tra, thống kê chất thải, đánh giá tình hình ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường.
- Đẩy mạnh tiến độ thực hiện xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh. Kiểm soát vận hành hệ thống xử lý chất thải, nước thải y tế tại các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện và bệnh viện khu vực.
- Tiếp tục thực hiện di dời các nhà máy, xí nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường ra khỏi địa bàn đông dân cư đến các khu, cụm công nghiệp tập trung theo lộ trình quy hoạch bảo vệ môi trường (Nhà máy giấy Tuyên Quang, Nhà máy nghiền bột barite Hoà An...).
1.3. Bảo tồn đa dạng sinh học.
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, dự án theo lộ trình “Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2013-2020 và định hướng đến năm 2030” với mục tiêu bảo vệ giá trị của các hệ sinh thái, các loài và các nguồn gen quý hiếm trên địa bàn tỉnh, góp phần định hướng, xây dựng chính sách phát triển kinh tế xã hội bền vững.
- Kiểm tra việc bảo tồn đa dạng sinh học tại các khu bảo tồn đa dạng sinh học, khu bảo vệ cảnh quan trên địa bàn tỉnh. Quản lý, bảo vệ diện tích rừng hiện có, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên kết hợp với trồng rừng, bảo vệ nghiêm ngặt rừng phòng hộ, bảo tồn hệ sinh thái rừng hiện có, bảo tồn nguồn gen đặc hữu, quý, hiếm và tính đa dạng sinh học của rừng.
- Thực hiện điều chỉnh quy hoạch và phát triển rừng tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011 - 2020, bổ sung đến năm 2025. Bảo vệ nghiêm ngặt các khu rừng đặc dụng, ngăn chặn nạn săn bắn, buôn bán, vận chuyển các loài động vật, thực vật trái phép.
1.4. Tăng cường năng lực quản lý môi trường.
- Tích cực triển khai thi hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và các văn bản hướng dẫn Luật; tăng cường đào tạo tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý môi trường cấp huyện, xã.
- Tăng cường đào tạo, tập huấn chuyên môn nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cho đội ngũ quản lý môi trường cấp huyện, xã.
- Hỗ trợ kinh phí trong công tác bảo vệ môi trường cho Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh, triển khai xây dựng, nhân rộng các mô hình tiên tiến bảo vệ môi trường phù hợp với điều kiện địa phương.
- Đa dạng hóa các hoạt động bảo vệ môi trường, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải và các dịch vụ về bảo vệ môi trường khác.
1.5. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường.
- Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn hoá thân thiện với môi trường, tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường, tạo cơ sở pháp lý, cơ chế chính sách hỗ trợ, ưu đãi, khuyến khích cá nhân, tổ chức và cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường.
- Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, đoàn thể để lồng ghép công tác bảo vệ môi trường vào các chương trình, kế hoạch hằng năm.
- Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt tiêu chí số 17 về môi trường và an toàn thực phẩm trong bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới (NTM).
- Ưu tiên bố trí nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường cho công tác truyền thông môi trường để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong phát triển KT -XH của tỉnh.
1.6. Triển khai, thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
- Tiếp tục bám sát các nhiệm vụ, giải pháp và tổ chức triển khai thực hiện theo Kế hoạch số 101/KH-UBND ngày 26/12/2016 của UBND tỉnh về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.
- Nâng cao chất lượng thẩm định các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển. Không chấp thuận những dự án đầu tư có công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường.
- Tổ chức rà soát các nội dung (nguồn gây tác động môi trường, các yêu cầu về công trình, biện pháp bảo vệ môi trường, các quy chuẩn áp dụng, chương trình giám sát môi trường) của các dự án có quy mô lớn, có nguy cơ cao gây ô nhiễm, sự cố môi trường đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với thực tế sản xuất và các quy định của pháp luật hiện hành.
- Tiếp tục rà soát các đối tượng có lưu lượng nước thải từ 100 m3/ngày đêm trở lên hoặc nguồn thải có lưu lượng nhỏ nhưng có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường; đôn đốc, yêu cầu các cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải, nước thải tự động liên tục theo quy định.
- Tiếp tục hiện có hiệu quả kế hoạch phát triển sản xuất, sử dụng vật liệu không nung và lộ trình xoá bỏ lò gạch thủ công sử dụng nhiên liệu hoá thạch trên địa bàn tỉnh tại Quyết định số 398/QĐ-UBND ngày 21/10/2013 của UBND tỉnh.
- Tăng cường phối hợp với các tỉnh lân cận trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường như: Công tác bảo vệ môi trường lưu vực sông, quản lý chặt chẽ hoạt động khai thác nước sản xuất điện năng và quy trình vận hành các hồ, đập thủy điện, đảm bảo duy trì dòng chảy tối thiểu của các dòng sông vào mùa cạn kiệt, ưu tiên sử dụng nước cho mục đích sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.
(Có biểu mẫu phụ lục 3 kèm theo)
Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang trân trọng báo cáo./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH VÀ DỰ TOÁN KINH PHÍ SỰ NGHIỆP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2018, NĂM 2019 VÀ ƯỚC THỰC HIỆN NĂM 2020
(Kèm theo Kế hoạch số: 73/KH-UBND ngày 0/7/2020 của UBND tỉnh Tuyên Quang)
ĐVT: Triệu đồng
TT | Tên nhiệm vụ/Dự án | Tổng kinh phí | Kinh phí năm 2018 | Kinh phí năm 2019 | Kinh phí năm 2020 | Ghi chú |
I | Dự toán kinh phí thực hiện chi sự nghiệp bảo vệ môi trường năm 2018, năm 2019 và ước thực hiện năm 2020 |
|
| |||
1 | Trung ương giao cho NSĐP | 143.305,0 | 31.500,0 | 54.100,0 | 57.705,0 |
|
2 | Tổng chi NSĐP | 311.156,0 | 79.723,0 | 107.678,0 | 123.755,0 |
|
- | Chi NS cấp tỉnh | 52.677,0 | 10.200,0 | 16.375,0 | 26.102,0 |
|
- | Chi NS cấp huyện | 258.479,0 | 69.523,0 | 91.303,0 | 97.653,0 |
|
II | Tình hình thực hiện chi sự nghiệp bảo vệ môi trường năm 2018, năm 2019 và ước thực hiện năm 2020 |
|
| |||
1 | Chi cấp tỉnh | 48.083,9 | 21.981,9 | 14.659,3,0 | 26.102,0 |
|
2 | Chi cấp huyện | 166.085,2 | 68.432,2 | 28.659,5,0 | 97.653,0 |
|
KẾT QUẢ THỰC HIỆN MỘT SỐ NHIỆM VỤ, DỰ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2018-2020
(Kèm theo kế hoạch số: 73/KH-UBND ngày 01 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang)
TT | Tên nhiệm vụ/Dự án | Thời gian thực hiện | Tổng kinh phí | Kinh phí năm 2018 | Kinh phí năm 2019 | Kinh phí năm 2020 | Đơn vị thực hiện, lưu giữ sản phẩm | Tiến độ giải ngân (%) | Các kết quả chính đã đạt được |
A | Nhiệm vụ chuyên môn |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Nhiệm vụ mở mới |
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Thực hiện đề án truyền thông về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2018-2025; | 2018-2021 | 812 | 100 | 500 | 212 | Sở Tài nguyên và Môi trường | 100 | Truyền thông về tài nguyên nước tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025 |
2 | Xây dựng phương án cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang | 2019 | 3.334 | 100 | 2.000 | 1.234 | Sở Tài nguyên và Môi trường | 100 | Thực hiện cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước trên địa bàn tỉnh |
3 | Kinh phí thực hiện dự án điều tra khoanh định, công bố vùng phải đăng ký khai thác nước dưới đất, vùng cấm, vùng han chế khai thác nước dưới đất | 2019 | 685 |
| 685 |
| Sở Tài nguyên và Môi trường | 100 | Quyết định công bố danh mục hạn chế vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất |
4 | Đề án đánh giá khí hậu tỉnh Tuyên Quang | 2019 | 166 |
| 166 |
| Sở Tài nguyên và Môi trường | 100 | Quyển đề án đánh giá khí hậu tỉnh Tuyên Quang |
5 | Đề án xây dựng cập nhật kế hoạch hành động ứng phó biến đồi khí hậu của tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 | 2019-2020 | 685 |
| 500 | 185 | Sở Tài nguyên và Môi trường | 0,7 | Quyển đề án đánh giá khí hậu tỉnh Tuyên Quang |
6 | Kinh phí lập điều tra, khảo sát xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang | 2020 | 50 |
|
| 50 | Sở Tài nguyên và Môi trường |
| Triển khai trong năm 2020 |
7 | Kiểm tra hậu ĐTM, kiểm tra định kỳ về công tác bảo vệ môi trường và tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang | 2020 | 50 |
|
| 50 | Sở Tài nguyên và Môi trường |
| Kiểm tra định kỳ các đơn vị đã được phê duyệt báo cáo ĐTM |
B | Nhiệm vụ thường xuyên |
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Lập Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Tuyên Quang năm 2018, 2019, 2020 | 2018-2020 | 399 | 126 | 113 | 160 | Sở Tài nguyên và Môi trường |
| Báo cáo chuyên đề về môi trường tỉnh |
2 | Quan trắc, phân tích các thành phần môi trường đất, nước, không khí theo mạng lưới quan trắc nền của tỉnh năm 2018, 2019, 2020 | 2018-2020 | 2.286 | 662 | 812 | 812 | Sở Tài nguyên và Môi trường |
| Báo cáo kết quả quan trắc môi trường tỉnh Tuyên Quang đợt I, II năm 2018, 2019, 2020 |
3 | Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu năm 2018-2020. | 2018-2020 | 369 | 133 | 123 | 113 | Sở Tài nguyên và Môi trường |
| Góp phần nâng cao nhận thức về BVMT, ĐDSH, BĐKH cho cộng đồng và xã hội trong tỉnh |
TỔNG HỢP CÁC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2020, GIAI ĐOẠN 2021-2023
(Kèm theo Kế hoạch số:73/KH-UBND ngày 01 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang)
TT | Tên nhiệm vụ/dự án | Cơ sở pháp lý | Mục tiêu | Nội dung thực hiện | Dự kiến sản phẩm | Cơ quan thực hiện | Thời gian thực hiện | Tổng kinh phí | Dự kiến năm 2021 | Dự kiến năm 2022 | Dự kiến năm 2023 |
A | Nhiệm vụ chuyên môn |
|
|
|
|
|
|
| |||
1 | Triển khai thực hiện các nhiệm vụ tại Đề án truyền thông về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2019-2025 | Luật Tài nguyên nước 2012 | Nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc thăm dò, khai thác, sử dụng TNN và bảo vệ nguồn nước theo hướng tiết kiệm, bền vững. | - Tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng thông tin, tuyên truyền về TNN. | - Các tài liệu truyền thông; | Sở Tài nguyên và Môit rường | 2021-2023 | 504,26 | 168 | 168 | 168 |
2 | Điều tra, thống kê định kỳ đa dạng sinh học tại khu bảo tồn Na Hang, Cham Chu, Khuôn Hà-Thượng Lâm và Tân Trào | Luật đa dạng sinh học; Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 | Nắm được diễn biến về đa dạng sinh học tỉnh; đưa ra được các nguyên nhân gây suy giảm; đề xuất được biên pháp bảo tồn | - Xây dựng chương trình giám sát các hệ sinh thái và các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng, đặc biệt các loài linh chưởng, dựa trên hệ thống ô định vị, các loài chỉ thị | Bộ tài liệu thống kê định kỳ đa dạng sinh học tại các khu bảo tồn trên địa bàn tỉnh | Sở Tài nguyên và Môi trường | 2021-2023 | 11.000 | 3.000 | 4.000 | 4.000 |
3 | Điều chỉnh, bổ sung mạng lưới các điểm quan trắc môi trường tỉnh Tuyên Quang | Luật bảo vệ môi trường 2014 |
|
|
| Sở Tài nguyên và Môi trường | 2021 | 300 | 300 |
|
|
4 | Mua sắm trang thiết bị quan trắc và phân tích môi trường | Luật bảo vệ môi trường 2014 và nhu cầu của địa phương | Tăng cường năng lực quan trắc và phân tích mẫu môi trường nhằm phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về BVTM trong việc thanh tra, kiểm tra | Mua sắm máy móc, thiết bị quan trắc, phân tích các thành phần môi trường | Thiết bị, dụng cụ quan trắc | Sở Tài nguyên và Môi trường | 2021-2023 | 8.000 | 2.000 | 3.000 | 3.000 |
5 | Đánh giá khả năng chịu tải và đề xuất các giải pháp bảo vệ chất lượng nước sông Lô trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang | Luật bảo vệ môi trường năm 2014 | Đề xuất các giải pháp quản lý thống nhất | - Điều tra, thu thập thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu. | Bộ tài liệu về khả năng chịu tải và các giải pháp bảo vệ chất lượng nước sông Lô đến năm 2030. | Sở Tài nguyên và Môi trường | 2020-2021 | 4.500 | 1.500 | 1.500 | 1.500 |
6 | Xây dựng 01 Trạm quan trắc nước mặt tự động (nước sông Lô). | Luật Tài nguyên nước 2012 |
| Theo dõi chỉ tiêu quan trắc MT |
| Sở Tài nguyên và Môi trường | 2020-2021 | 3.000 | 1.500 | 1.500 | 1.500 |
7 | Xây dựng 01 Trạm quan trắc nước ngầm (tại cụm giếng khoan nước ngầm) | Luật Tài nguyên nước 2012 |
| Theo dõi chỉ tiêu quan trắc MT |
| Sở Tài nguyên và Môi trường | 2021-2023 | 3.000 | 1.500 | 1.500 | 1.500 |
8 | Xây dựng 01 Trạm quan trắc môi trường không khí tự động | Luật Bảo vệ môi trường |
| Theo dõi chỉ tiêu quan trắc MT |
| Sở Tài nguyên và Môi trường | 2021-2023 | 2.000 |
| 2.000 | 2.000 |
9 | Dự án xử lý triệt để Điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại Làng Ải, xã Trung Môn, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang |
| Tái sử dụng diện tích đất phục vụ các lợi ích cộng đồng | Vận chuyển đi xử lý bằng phương pháp thiêu đốt tại đơn vị có khả năng xử lý theo quy định | Quỹ đất sạch giao lại cho trường Đại học Tân Trào để xây dựng hạ tầng | Sở Tài nguyên và Môi trường | 2021-2023 | 90.000 | 20.000 | 35.000 | 35.000 |
B | Nhiệm vụ thường xuyên |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Xây dựng tài liệu cơ bản các thành phần môi trường đất, nước, không khí theo mạng lưới các điểm quan trắc nền tỉnh Tuyên Quang. | Điều 122,123 và khoản 2 Điều 127 Luật bảo vệ môi trường năm 2014 | - Xây dựng cơ sở dữ liệu, thông tin về môi trường phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường. | Quan trắc các thành phần môi trường: Đất, nước mặt, nước dưới đất, không khí | Báo cáo kết quả quan trắc môi trường tỉnh Tuyên Quang | Sở Tài nguyên và Môi trường | 2020-2023 | 2.600 | 800 | 900 | 900 |
2 | Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh | Luật bảo vệ môi trường năm 2014 | Nâng cao ý thức, kiến thức pháp luật về bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và chủ động ứng phó với BĐKH cho mọi tầng lấp nhân dân trong tỉnh, từng bước tiến tới xã hội hoá công tác BVMT | - Tổ chức tập huấn, hội thảo, hội nghị … về bảo vệ môi trường, ĐDSH và BĐKH. | Cộng đồng dân cư có ý thức trách nhiệm trong công tác BVTM, chấp hành đúng quy định của pháp luật về BVMT trong mọi hoạt động. | Sở Tài nguyên và Môi trường | 2021-2023 | 5.500 | 1.500 | 2.000 | 2.000 |
3 | Lập báo cáo chuyên đề hiện trạng môi trường tỉnh Tuyên Quang | Khoản 2 Điều 137 Luật bảo vệ môi trường năm 2014 |
|
| Báo cáo chuyên đề về môi trườngtỉnh Tuyên Quang | Sở Tài nguyên và Môi trường | 2021-2023 | 600 | 200 | 200 | 200 |
4 | Công tác kiểm tra đột xuất, lấy mẫu phân tích các chỉ tiêu môi trường phục vụ công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh |
|
|
|
| Sở Tài nguyên và Môi trường | 2021-2023 | 750 | 250 | 250 | 250 |
C | Hỗ trợ xử lý ô nhiễm môi trường
|
|
|
|
|
|
|
|
| ||
1 | Hỗ trợ kinh phí xử lý môi trường cho các huyện và thành phố. |
|
|
|
| UBND các huyện, thành phố | 2021-2023 | 235.000 | 75.000 | 80.000 | 80.000 |
2 | Hỗ trợ kinh phí vận hành các lò đốt chất thải, hệ thống xử lý nước thải y tế cho bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh; Các Bệnh viện đa khoa tuyến huyện và khu vực. |
|
|
|
| Sở Y tế | 2021-2023 | 23.500 | 7.500 | 8000 | 8000 |
D | Trích lập Quỹ bảo vệ môi trường tỉnh |
|
|
|
| Quỹ BVMT tỉnh Tuyên Quang | 2021-2023 | 90.000 | 30.000 | 30.000 | 30.000 |
Tổng kinh phí thực hiện |
| 145.218 | 170.018 | 170.018 |
- 1Kế hoạch 3405/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Chỉ thị 25/CT-TTg một số giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường do tỉnh Bến Tre ban hành
- 2Quyết định 1267/QĐ-UBND về kế hoạch truyền thông nâng cao nhận thức về công tác bảo vệ môi trường năm 2020 do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 3Kế hoạch 3870/KH-UBND về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2020
- 4Kế hoạch 76/KH-UBND về dự toán ngân sách sự nghiệp môi trường năm 2020 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2020 - 2022 từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường do tỉnh Tiền Giang ban hành
- 5Quyết định 27/2020/QĐ-UBND quy định về mức chi sự nghiệp bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh An Giang
- 6Quyết định 24/2020/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 42/2009/QĐ-UBND quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản do tỉnh Tây Ninh ban hành
- 7Quyết định 222/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề án bảo đảm môi trường cấp bách ngành Than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2018-2020
- 8Nghị quyết 12/2020/NQ-HĐND bổ sung Khoản 5, Khoản 6 vào Điều 1 của Nghị quyết 41/2016/NQ-HĐND về phê duyệt chỉ tiêu đào tạo và mức hỗ trợ từ ngân sách cho từng hệ đào tạo của các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và cao đẳng nghề công lập chưa tự đảm bảo kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2016-2020
- 9Nghị quyết 41/NQ-HĐND năm 2020 về kế hoạch tài chính - ngân sách 5 năm, giai đoạn 2021-2025 tỉnh Bạc Liêu
- 10Kế hoạch 4456/KH-UBND năm 2020 về tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm (2021-2023) tỉnh Kon Tum
- 1Quyết định 64/2003/QĐ-TTg phê duyệt "Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật đa dạng sinh học 2008
- 3Quyết định 1946/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Kế hoạch xử lý, phòng ngừa ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu trên phạm vi cả nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 2038/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Đề án tổng thể xử lý chất thải y tế giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Luật tài nguyên nước 2012
- 6Nghị quyết 24-NQ/TW năm 2013 chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường do Ban chấp hành Trung ương ban hành
- 7Quyết định 398/QĐ-UBND năm 2013 Kế hoạch lộ trình chấm dứt hoạt động sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công, thủ công cải tiến, lò đứng liên tục và lò vòng sử dụng nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 8Nghị quyết 08/NQ-CP năm 2014 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường do Chính phủ ban hành
- 9Luật bảo vệ môi trường 2014
- 10Luật ngân sách nhà nước 2015
- 11Thông tư liên tịch 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT quy định về quản lý chất thải y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 12Quyết định 985a/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý chất lượng không khí đến 2020, tầm nhìn đến 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13Chỉ thị 25/CT-TTg năm 2016 về nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 14Thông tư 02/2017/TT-BTC hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường do Bộ Tài chính ban hành
- 15Kế hoạch 101/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chỉ thị 25/CT-TTg về nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 16Nghị định 53/2020/NĐ-CP quy định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
- 17Kết luận 56-KL/TW năm 2019 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 18Kế hoạch 3405/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Chỉ thị 25/CT-TTg một số giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường do tỉnh Bến Tre ban hành
- 19Công văn 2361/BTNMT-KHTC năm 2020 hướng dẫn xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2021-2023 từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 20Quyết định 1267/QĐ-UBND về kế hoạch truyền thông nâng cao nhận thức về công tác bảo vệ môi trường năm 2020 do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 21Kế hoạch 3870/KH-UBND về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2020
- 22Kế hoạch 76/KH-UBND về dự toán ngân sách sự nghiệp môi trường năm 2020 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2020 - 2022 từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường do tỉnh Tiền Giang ban hành
- 23Quyết định 27/2020/QĐ-UBND quy định về mức chi sự nghiệp bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh An Giang
- 24Quyết định 24/2020/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 42/2009/QĐ-UBND quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản do tỉnh Tây Ninh ban hành
- 25Quyết định 222/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề án bảo đảm môi trường cấp bách ngành Than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2018-2020
- 26Nghị quyết 12/2020/NQ-HĐND bổ sung Khoản 5, Khoản 6 vào Điều 1 của Nghị quyết 41/2016/NQ-HĐND về phê duyệt chỉ tiêu đào tạo và mức hỗ trợ từ ngân sách cho từng hệ đào tạo của các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và cao đẳng nghề công lập chưa tự đảm bảo kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2016-2020
- 27Nghị quyết 41/NQ-HĐND năm 2020 về kế hoạch tài chính - ngân sách 5 năm, giai đoạn 2021-2025 tỉnh Bạc Liêu
- 28Kế hoạch 4456/KH-UBND năm 2020 về tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm (2021-2023) tỉnh Kon Tum
Kế hoạch 73/KH-UBND về tài chính ngân sách nhà nước năm 2020 và 03 năm (2021-2023) từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- Số hiệu: 73/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 01/07/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Tuyên Quang
- Người ký: Nguyễn Thế Giang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra