Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 222/QĐ-UBND | Quảng Ninh, ngày 25 tháng 01 năm 2018 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23/6/2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật;
Căn cứ Luật Phòng chống thiên tai ngày 19/6/2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật;
Căn cứ Thông báo số 1778-TB/TU ngày 29/9/2015 của Tỉnh ủy Quảng Ninh về ý kiến chỉ đạo của thường trực Tỉnh ủy tại Hội nghị giao ban ngày 14/9/2015 về công tác khắc phục thiệt hại do mưa lũ trên địa bàn tỉnh;
Căn cứ Kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại Thông báo số 734-TB/TU ngày 10/11/2017 về Đề án đảm bảo môi trường cấp bách ngành than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ các văn bản của UBND Tỉnh: số 6121/UBND-NLN2 ngày 15/10/2015 chỉ đạo thực hiện Thông báo số 1778-TB/TU ngày 29/9/2015 của Tỉnh ủy Quảng Ninh; số 7110/UBND-MT ngày 19/11/2015 về việc xây dựng Đề án đảm bảo môi trường ngành than;
Căn cứ các Thông báo của UBND Tỉnh: số 158/TB-UBND ngày 07/6/2017 về kết luận tại cuộc họp Ban cán sự Đảng UBND tỉnh và Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh ngày 02/6/2017; số 180/TB-UBND ngày 27/6/2017 về ý kiến kết luận của đồng chí Đặng Huy Hậu, Phó chủ tịch thường trực UBND tại buổi họp ngày 24/6/2017; số 239/TB-UBND ngày 16/8/2017 về kết luận tại cuộc họp Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh và Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND Tỉnh tại cuộc họp ngày 11/8/2017 về Đề án đảm bảo môi trường cấp bách ngành than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016 - 2020;
Xét đề nghị của Tổng Giám đốc Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đông Bắc tại Tờ trình số 5983/TTr-TKV+ĐB ngày 15/12/2017 về việc phê duyệt Đề án đảm bảo môi trường cấp bách ngành than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016 - 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 1128/TTr-TNMT ngày 29/12/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án đảm bảo môi trường cấp bách ngành than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016 - 2020 (sau đây gọi tắt là Đề án) đã chỉnh sửa, bổ sung theo ý kiến kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại Thông báo số 734-TB/TU ngày 10/11/2017, do Tổng Giám đốc Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đông Bắc trình tại tờ trình sổ 5983/TTr-TKV+ĐB ngày 15/12/2017, với các nội dung chủ yếu sau:
1.1. Mục tiêu
Xác định các công trình môi trường cấp bách ngành than cần triển khai thực hiện trong giai đoạn 2016 - 2020, trong đó tập trung vào các vấn đề môi trường phát sinh sau đợt mưa lũ lịch sử năm 2015 và các vấn đề ảnh hưởng lớn đến môi trường các khu đô thị nhằm đảm bảo an toàn cho dân cư, môi trường đô thị.
1.2. Phạm vi thực hiện
Đề án được lập trong phạm vi các thành phố, huyện, thị của tỉnh Quảng Ninh có các hoạt độna sản xuất than của TKV và Đông Bắc. Các công trình, giải pháp môi trường tập trung vào các vấn đề phát sinh do đợt mưa lũ lịch sử cuối tháng 7, đầu tháng 8 năm 2015 và các vấn đề ảnh hưởng lớn đến môi trường các đô thị (bãi thải, thoát nước, nước thải, di dời dân cư, vận chuyển than) nhằm đảm bảo an toàn cho dân cư, môi trường đô thị; các vấn đề môi trường chi tiết trong phạm vi các mỏ thực hiện theo báo cáo đánh giá tác động môi trường được duyệt.
II. Giải pháp đảm bảo môi trường cấp bách ngành than
2.1. Đảm bảo an toàn bãi thải
- Triển khai thực hiện các dự án đảm bảo không để xảy ra sự cố sạt lở, ảnh hưởng đến đời sống người dân, trong đó tiếp tục xây dựng các đê, đập chắn đất đá chân bãi thải ngăn ngừa đất đá trôi lấp, cụ thể: năm 2017 - 2018 thực hiện xây dựng xong 06 đập chắn đất đá và hệ thống thoát nước tại bãi thải Bàng Nâu, Nam Khe Tam; năm 2019 - 2020 thực hiện tiếp các công trình đê, đập chắn đất đá còn lại tại bãi thải Nam Khe Tam - Đông Khe Sim và khu vực Nam Tràng Bạch.
- Tăng cường trồng cây cải tạo, phục hồi môi trường các bãi thải ngành than, trong đó ưu tiên cải tạo phục hồi môi trường các khu vực bãi thải đã kết thúc; cụ thể: năm 2017 cải tạo phục hồi môi trường 04 khu vực với diện tích 190 ha tại các bãi thải Chính Bắc Núi Béo, Đông Cao Sơn, Hà Ráng, năm 2018 - 2020 thực hiện tiếp 05 khu vực với diện tích khoảng 360 ha tại bãi thải Chính Bắc Núi Béo, Đông Cao Sơn, Nam Khe Tam - Đông Khe Sim, Đồi Sắn.
- Thực hiện đổ thải thấp và đổ thải vào bãi thải trong theo quy hoạch được phê duyệt; nghiên cứu kết hợp sử dụng đất đá thải mỏ để sản xuất vật liệu xây dựng và san lấp mặt bằng cho các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn Tỉnh.
2.2. Nạo vét, củng cố hệ thống thoát nước
Tiến hành nạo vét, củng cố hệ thống thoát nước, ngăn ngừa ngập lụt cục bộ ở các khu dân cư, bổ sung một số hồ lắng trên các tuyến sông, suối chính để lắng đọng đất đá thải trước khi ra biển, cụ thể: năm 2017 thực hiện 04 công trình nạo vét sông suối thoát nước (hồ Khe Rè, sông Mông Dương đoạn Trạm bơm - cầu Ngầm, suối Vàng Danh đoạn cầu Miếu Thán - đập tràn 374, thượng lưu suối Văn Lôi), cải tạo 02 hồ chứa nước (Cầu Cuốn, Nội Hoàng Tây). Năm 2018 sẽ thực hiện các công trình còn lại, riêng công trình cải tạo hồ Khe Ươn 1 và 2 thực hiện trong năm 2019. Chi phí nạo vét thường xuyên các suối thoát nước được thực hiện hàng năm trước và trong mùa mưa lũ, trong đó phần thượng lưu do ngành than thực hiện bằng chi phí sản xuất, phần hạ lưu do các địa phương thực hiện bằng phí bảo vệ môi trường ngành than nộp địa phương để đảm bảo thoát nước, ngăn ngừa ngập lụt các khu dân cư, mặt bằng sản xuất hai bên suối.
2.3. Di dời dân cư
Ngành than ưu tiên bố trí nguồn vốn để tiếp tục thực hiện và hoàn thiện các dự án di dân của ngành than vào đầu năm 2018 theo Đề án di dân tổng thể ra khỏi vùng sạt lở, ngập lụt nguy hiểm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh theo Quyết định số 2789/QĐ-UBND ngày 20/7/2017 của UBND Tỉnh phê duyệt điều chỉnh một sổ nội dung của Đề án di dân tổng thể ra khỏi vùng sạt lở, ngập lụt nguy hiểm, cụ thể: tổng sổ hộ các đơn vị ngành than phải di dời là 360 hộ. Đến hết năm 2017, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đã phối hợp với các địa phương (Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, Đông Triều) di dời được 269 hộ. Năm 2018, số hộ còn lại phải di dời là 91 hộ tại thành phố Cẩm Phả, trong đó 65 hộ thực hiện theo kế hoạch năm 2018 và 26 hộ chuyển từ năm 2017 sang.
2.4. Xử lý nước thải mỏ, rửa xe, quan trắc tự động
- Tiếp tục tăng cường các giải pháp về thu gom, xử lý nước thải ngành than để đáp ứng được nhu cầu thu gom triệt để và xử lý nước thải đạt quy chuẩn trước khi xả ra ngoài môi trường, cụ thể: hết năm 2017 việc đầu tư các trạm xử lý nước thải mỏ than hầm lò và lộ thiên đã cơ bản hoàn thành. Giai đoạn năm 2018 - 2020 xây dựng trạm xử lý nước thải mỏ và đầm lầy sinh học khu vực Nam Tràng Bạch và tiến hành đầu tư mở rộng nâng công suất các trạm đã có tùy theo yêu cầu thực tế của sản xuất và điều kiện thời tiết khi cần.
- Tập trung đầu tư hệ thống quan trắc môi trường tự động đối với các nguồn xả nước thải lớn từ 1.000m3/ngày đêm trở lên của ngành than vào năm 2018, đồng thời kết nối với hệ thống quan trắc chung của toàn Tỉnh để quản lý, giám sát.
- Năm 2018, thực hiện đầu tư 02 trạm rửa xe trên tuyến đường vận chuyển than ra cảng Km6 và 02 điểm rửa xe thực hiện bằng hình thức xã hội hóa còn lại trên địa bàn thành phố Uông Bí.
2.5. Giảm thiểu bụi, ồn quá trình vận chuyển, sàng tuyển
- Xác định rõ lộ trình thực hiện vận chuyển than bằng hệ thống băng tải, cụ thể: tiếp tục đầu tư các tuyến băng tải vận chuyển than ra mỏ, trong đó năm 2017 đầu tư tuyến băng tải Khe Ngát - cảng Điền Công, năm 2019 đầu tư tuyến băng tải Nam Tràng Bạch - cảng Hồng Thái Tây, năm 2018 -2019 làm cầu vượt ngã tư đường Bàng Nâu - Khe Dây với Quốc lộ 18A và ngã tư đường 86 - cảng Km6 với quốc lộ 18A để đến năm 2020 cơ bản than được vận chuyển ra cảng và các nhà máy điện bằng băng tải, đường sắt, không còn giao cắt với quốc lộ.
- Rà soát và tiến tới chấm dứt hoạt động các điểm bãi thải nhỏ lẻ và bến bãi tập kết than tại khu vực ven bờ vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long; cải tạo, xây dựng mới các cảng xuất than theo hướng tập trung có quy mô, công suất lớn với thiết bị hiện đại theo Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
2.6. Các công trình môi trường được thực hiện trong Đề án:
Tổng số lượng danh mục các công trình trong Đề án là: 110 công trình. Trong đó các công trình của các đơn vị ngành than là 98 công trình và công trình của các đơn vị ngoài ngành than là 12 công trình, cụ thể:
- Đối với các công trình của các đơn vị ngành than gồm: (1) Các công trình đã thực hiện trong năm 2016 là 22 công trình, (2) Các công trình dự kiến thực hiện trong năm 2017-2020 là 76 công trình, cụ thể theo bảng dưới đây:
TT | Giải pháp | Danh mục công trình | Số lượng công trình đã thực hiện trong năm 2016 | Số lượng công trình dự kiến thực hiện từ năm 2017-2020 | Ghi chú |
1 | Đảm bảo an toàn bãi thải | Đê, đập ngăn đất đá trôi lấp | 03 | 08 |
|
Cải tạo phục hồi môi trường | 02 | 09 |
| ||
2 | Nạo vét, củng cố hệ thống thoát nước | Cải tạo, nạo vét hệ thống thoát nước | 02 | 33 |
|
3 | Di dời dân cư | Di dời dân cư | 04 | 10 |
|
4 | Xử lý nước thải mỏ, rửa xe, quan trắc tự động | Xử lý nước thải mỏ, rửa xe, quan trắc tự động | 10 | 10 |
|
5 | Giảm thiểu bụi, ồn quá trình vận chuyển, sảng tuyển | Băng tải, cầu vượt | 01 | 06 |
|
| Tổng cộng | 98 | 22 | 76 |
|
- Đối với các công trình của các đơn vị ngoài ngành than gồm 12 công trình dự kiến thục hiện trong năm 2017-2020, cụ thể:
TT | Giải pháp | Danh mục công trình | Số lượng công trình đã thực hiện trong năm 2016 | Số lượng công trình dự kiến thực hiện từ năm 2017-2020 | Ghi chú |
1 | Đảm bảo an toàn bãi thải | Đê, đập ngăn đất đá trôi lấp | 0 | 02 |
|
Cải tạo phục hồi môi trường | 0 | 01 |
| ||
2 | Bảo vệ môi trường tại các dự án | Công trình bảo vệ môi trường tại bến, cảng | 0 | 09 |
|
| Tổng cộng | 12 | 0 | 12 |
|
(Danh mục các công trình môi trường cấp bách của ngành than và các đơn vị ngoài ngành than được nêu cụ thể trong Đề án đảm bảo môi trường cấp bách ngành than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2020)
III. Khái toán kinh phí thực hiện
3.1. Đối với các công trình của các đơn vị ngành than
3.1.1. Khái toán kinh phí thực hiện
- Kinh phí các công trình môi trường cấp bách ngành than đã thực hiện năm 2016 là 1.381.210 triệu đồng.
- Kinh phí thực hiện các công trình môi trường cấp bách ngành than các năm 2017 - 2020 dự kiến với tổng số tiền là 3.826.820 triệu đồng, trong đó:
+ Kinh phí do Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) thực hiện: 2.643.630 triệu đồng;
+ Kinh phí do Tổng Công ty Đông Bắc thực hiện: 926.810 triệu đồng;
+ Kinh phí do Tỉnh Quảng Ninh thực hiện: 232.380 triệu đồng;
+ Kinh phí từ xã hội hóa: 24.000 triệu đồng.
Tổng hợp kinh phí các công trình môi trường cấp bách ngành than thực hiện năm 2016, khái toán kinh phí thực hiện các công trình môi trường cấp bách ngành than các năm 2017 - 2020 trình bày trong các bảng dưới đây:
Bảng 1: Tổng hợp kinh phí công trình môi trường thực hiện năm 2016
Số TT | Công trình | Kỉnh phí thực hiện (tr.đ) | Ghi chú |
1 | Đê, đập ngăn đất đá | 65.600 |
|
2 | Cải tạo phục hồi môi trường | 26.190 |
|
3 | Cải tạo, nạo vét hệ thống thoát nước | 18.700 |
|
4 | Di dời dân cư | 128.550 |
|
5 | Xử lý nước thải mỏ, rửa xe và quan trắc | 482.170 |
|
6 | Băng tải than, cầu vượt và giảm thiểu bụi, ồn | 660.000 |
|
Tổng cộng | 1.381.210 |
|
Bảng 2: Tổng hợp khái toán kinh phí công trình môi trường cấp bách ngành than giai đoạn 2017 - 2020 theo loại công trình
Số TT | Công trình | Cộng (tr.đ) | Kinh phí dự kiến theo năm (tr.đ) | |||
2017 | 2018 | 2019 | 2020 | |||
1 | Đê, đập ngăn đất đá | 128.360 | 23.000 | 91.020 | 14.340 |
|
2 | Cải tạo phục hồi môi trường | 643.800 | 310.800 | 60.250 | 128.250 | 144.500 |
3 | Cải tạo, nạo vét hệ thống thoát nước | 781.150 | 172.790 | 270.700 | 176.410 | 161.250 |
4 | Di dời dân cư | 282.880 | 200.360 | 82.520 |
|
|
5 | Xử lý nước thải mỏ, rửa xe và quan trắc | 238.620 | 99.810 | 135.810 | 3.000 |
|
6 | Băng tải than, cầu vượt và giảm thiểu bụi, ồn | 1.752.010 | 1.300.000 | 223.890 | 228.120 |
|
Tổng cộng | 3.826.820 | 2.106.760 | 864.190 | 550.120 | 305.750 |
Bảng 3: Tổng hợp khái toán kinh phí công trình môi trường cấp bách ngành than giai đoạn 2017 - 2020 theo đơn vị thực hiện
Số TT | Đơn vị | Công (tr.đ) | Kinh phí dự kiến theo năm (tr.đ) | |||
2017 | 2018 | 2019 | 2020 | |||
1 | TKV | 2.643.630 | 1.908.840 | 431.270 | 156.520 | 147.000 |
2 | Đông Bắc | 926.810 | 153.420 | 364.790 | 361.100 | 47.500 |
3 | Địa phương | 232.380 | 32.500 | 56.130 | 32.500 | 111.250 |
4 | Xã hội hóa | 24.000 | 12.000 | 12.000 |
|
|
Tổng cộng | 3.826.820 | 2.106.760 | 864.190 | 550.120 | 305.750 |
(Chi tiết khái toán kinh phí thực hiện các công trình môi trường cấp bách của ngành than giai đoạn 2017-2020 được nêu cụ thể trong Đề án đảm bảo môi trường cấp bách ngành than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2020)
3.1.2. Nguồn vốn thực hiện
Kinh phí thực hiện các công trình môi trường cấp bách ngành than các năm 2017 - 2020 dự kiến huy động từ các nguồn vốn sau:
- Quỹ môi trường tập trung ngành than: 981.810 triệu đồng;
- Nguồn vốn đầu tư ngành than: 2.041.750 triệu đồng;
- Chi phí sản xuất của ngành than: 546.880 triệu đồng;
- Phí bảo vệ môi trường ngành than nộp: 232.380 triệu đồng;
- Nguồn vốn xã hội hóa: 24.000 triệu đồng
Bảng 4: Tổng hợp nguồn vốn thực hiện công trình môi trường cấp bách ngành than giai đoạn 2017 - 2020
Số TT | Nguồn vốn | Cộng (tr.đ) | Vốn huy động theo đơn vị (tr.đ) | |||
TKV | Đông Bắc | Địa phương | Xã hội hóa | |||
1 | Quỹ Môi trường tập trung ngành than | 981.810 | 839.030 | 142.780 |
|
|
2 | Vốn đầu tư ngành than | 2.041.750 | 1.395.000 | 646.750 |
|
|
3 | Chi phí SX ngành than | 546.880 | 409.600 | 137.280 |
|
|
4 | Phí bảo vệ môi trường nộp địa phương | 232.380 |
|
| 232.380 |
|
5 | Nguồn vốn xã hội hóa | 24.000 |
|
|
| 24.000 |
Tổng cộng | 3.826.820 | 2.643.630 | 926.810 | 232.380 | 24.000 |
3.2. Đối với các công trình của các đơn vị ngoài ngành than
Các đơn vị ngoài ngành than chủ động bố trí nguồn vốn đảm bảo thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường nhằm giảm thiểu ảnh hường đến dân cư, cải thiện môi trường, cảnh quan chung của khu vực.
1. Đối với các đơn vị ngành than:
- Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam (TKV): Bố trí nguồn vốn, tổ chức thực hiện theo đúng tiến độ các công trình môi trường cấp bách thuộc trách nhiệm của TKV xác định trong Đề án. Có trách nhiệm và chỉ đạo các đơn vị thành viên thuộc TKV thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khác cam kết thực hiện trong báo cáo đánh giá tác động môi trường các dự án đầu tư do các đơn vị thành viên làm chủ dự án nhằm giảm thiểu ảnh hưởng đến dân cư, cải thiện môi trường cảnh quan chung. Yêu cầu Tập đoàn Công nghệ Than - Khoáng sản Việt Nam chỉ đạo Công ty than Hòn Gai Vinacomin và các đơn vị có liên quan phối hợp với UBND thành phố Hạ Long khẩn trương đẩy nhanh việc thực hiện dự án khai thác than khu Trung tâm mỏ Bình Minh.
- Tổng Công ty Đông Bắc: Bố trí nguồn vốn, tổ chức thực hiện theo đúng tiến độ các công trình môi trường cấp bách thuộc trách nhiệm của Tổng Công ty Đông Bắc xác định trong Đề án. Có tránh nhiệm và chỉ đạo các đơn vị thành viên thuộc Tổng Công ty Đông Bắc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khác cam kết trong báo cáo đánh giá tác động môi trường các dự án đầu tư của các đơn vị thành viên làm chủ dự án nhằm giảm thiểu ảnh hưởng đến dân cư, cải thiện môi trường cảnh quan chung.
- TKV và Tổng công ty Đông Bắc cùng phối hợp thực hiện với các cơ quan quản lý, chính quyền các địa phương có liên quan thực hiện các công trình, giải pháp đảm bảo môi trường tại các khu vực bị ảnh hưởng, đặc biệt là việc nạo vét, cải tạo hạ lưu các tuyến suối để đảm bảo thoát nước chung theo sự chỉ đạo của Tỉnh. Chủ động triển khai các giải pháp bảo vệ môi trường khác trong hoạt động sản xuất nhằm giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường, dân cư, góp phần cải thiện môi trường cảnh quan chung.
2. Đối với các đơn vị ngoài ngành than
Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đã cam kết trong báo cáo đánh giá tác động môi trường/kế hoạch bảo vệ môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt/xác nhận đảm bảo theo tiến độ đã cam kết và tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường. Thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường khác nhằm giảm thiểu ảnh hưởng đến dân cư, cải thiện môi trường cảnh quan chung.
3. Đối với Sở, ngành và địa phương
3.1. Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn TKV, Tổng Công ty Đông Bắc và các đơn vị ngoài ngành than, các địa phương triển khai thực hiện các công trình xác định trong Đề án; là đầu mối theo dõi tiến độ, tổng hợp kết quả thục hiện Đề án để tham mưu, báo cáo UBND Tỉnh chỉ đạo điều chỉnh, bổ sung những vẩn đề có liên quan (nếu có); thực hiện các nhiệm vụ khác theo chức năng quản lý nhà nước.
3.2. Sở Xây dựng: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và địa phương liên quan giúp UBND tỉnh theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn UBND các địa phương, đơn vị ngành than triển khai thực hiện Đề án di dân tổng thể ra khỏi vùng sạt lở, ngập lụt nguy hiểm; thực hiện các nhiệm vụ khác theo chức năng quản lý nhà nước.
3.3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Nghiên cứu, hướng dẫn các đơn vị ngành than lựa chọn loài cây trồng phù hợp cải tạo phục hồi môi trường các bãi thải, đảm bảo mục tiêu phủ xanh nhanh trước mắt, có tính đến mục tiêu lâu dài; thực hiện các nhiệm vụ khác theo chức năng quản lý nhà nước.
3.4. Sở Công Thương: Chủ trì đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị ngành than trong việc đổ thải, đảm bảo an toàn bãi thải; thực hiện các nhiệm vụ khác theo chức năng quản lý nhà nước.
3.5. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và địa phương tham mưu cho UBND Tỉnh cân đối, bố trí vổn thực hiện các công trình môi trường cấp bách thuộc trách nhiệm của các địa phương; thực hiện các nhiệm vụ khác theo chức năng quản lý nhà nước.
3.6. Các Sở, ngành khác: Phối hợp các Sở, ngành, địa phương tham mưu cho UBND Tỉnh, hướng dẫn các đơn vị ngành than trong quá trình triển khai thực hiện Đề án theo chức năng quản lý nhà nước.
3.7. UBND các địa phương (Đông Triều, Uông Bí, Hạ Long, Hoành Bồ, Cẩm Phả):
- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước, quản lý toàn diện về môi trường, chất lượng môi trường của các dự án khai thác, chế biến, vận chuyển kinh doanh than trên địa bàn theo các quy định của pháp luật về môi trường theo quy định tại Điều 61 Quyết định số 2999/2016/QĐ-UBND ngày 15/9/2016 của UBND Tỉnh về việc Quy định hướng dẫn quản lý dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước và dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
- Tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác di dân tổng thể ra khỏi vùng sạt lở, ngập lụt nguy hiểm theo đúng tiến độ.
- Bố trí nguồn vốn, tổ chức nạo vét, cải tạo hạ lưu các tuyến suối bằng nguồn phí bảo vệ môi trường ngành than nộp địa phương. Hỗ trợ ngành than giải phóng mặt bằng đầu tư xây dựng các công trình môi trường cấp bách ngành than. Tuyên truyền, giám sát ngăn ngừa tình trạng một số hộ dân đóng cọc ngăn suối, đổ chất thải xuống lòng suối, lấn chiếm lòng suối làm hạn chế dòng chảy, ảnh hưởng đến khả năng thoát nước chung.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý trong trường hợp vi phạm về môi trường đối với các dự án khai thác, chế biến, kinh doanh, vận chuyển than trên địa bàn theo thẩm quyền.
4. Báo cáo kết quả thực hiện: Định kỳ hàng quý và và trước ngày 15/12 hàng năm, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tổng Công ty Đông Bẳc, các đơn vị ngoài ngành than; các Sở, ngành, địa phương và đơn vị có liên quan tổ chức đánh giá tình hình, tiến độ, kết quả triển khai thực hiện Đề án đảm bảo môi trường cấp bách ngành than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016 - 2020, báo cáo UBND Tỉnh (qua Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp) xem xét, chỉ đạo những nội dung liên quan.
Điều 3. Các Ông (bà): Chánh văn phòng UBND Tỉnh; Giám đổc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng; Công Thương; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố: Hoành Bồ, Đông Triều, Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí; Tổng Giám đốc Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đông Bắc; Thủ trưởng các Sở, ngành và đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 73/KH-UBND về tài chính ngân sách nhà nước năm 2020 và 03 năm (2021-2023) từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 2Quyết định 1389/QĐ-UBND năm 2020 về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh Sơn La
- 3Nghị quyết 09/2020/NQ-HĐND quy định về tỷ lệ để lại tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- 1Luật phòng, chống thiên tai năm 2013
- 2Luật bảo vệ môi trường 2014
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Quyết định 403/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 2999/2016/QĐ-UBND về Quy định hướng dẫn quản lý dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước và dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 6Kế hoạch 73/KH-UBND về tài chính ngân sách nhà nước năm 2020 và 03 năm (2021-2023) từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 7Quyết định 1389/QĐ-UBND năm 2020 về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh Sơn La
- 8Nghị quyết 09/2020/NQ-HĐND quy định về tỷ lệ để lại tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Thái Bình
Quyết định 222/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề án bảo đảm môi trường cấp bách ngành Than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2018-2020
- Số hiệu: 222/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 25/01/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ninh
- Người ký: Nguyễn Đức Long
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra