Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3870/KH-UBND

Đồng Nai, ngày 07 tháng 04 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI NĂM 2020

Căn cứ Nghị Quyết số 14-NQ/TU ngày 10/01/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa X) về chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 185/2015/NQ-HĐND ngày 11/12/2015 của HĐND tỉnh về việc điều chỉnh, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 125/2008/NQ- HĐND ngày 05/12/2008 của HĐND tỉnh về việc thông qua Đề án bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 2325/QĐ-UBND ngày 25/7/2016 của UBND tỉnh Đồng Nai ban hành Chương trình Bảo vệ môi trường tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016 - 2020;

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2020 trên địa bàn tỉnh như sau:

Phần I

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2019

I. VỀ CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU:

Các chỉ tiêu về môi trường đều hoàn thành theo mục tiêu đề ra, cụ thể:

1. Chỉ tiêu thu gom, xử lý chất thải

a) Tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải y tế đạt 100% khoảng 02 tấn/ngày (đạt so với Kế hoạch là 100%);

b) Tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải nguy hại đạt 99%, khoảng 444 tấn/ngày (đạt so với kế hoạch là 99%);

c) Tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn công nghiệp không nguy hại đạt 100%, khoảng 1.100 tấn/ngày (đạt so với Kế hoạch là 100%);

d) Tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt đạt 99%, phát sinh khoảng 1.880 tấn/ngày, thu gom, xử lý 1.861 tấn/ngày (đạt so với Kế hoạch là 99%), khối lượng chất thải rắn sinh hoạt tiếp nhận tại các khu xử lý theo quy hoạch khoảng 1.470 tấn/ngày. Trong đó, tỷ lệ chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt không quá 30% (đạt mục tiêu so với kế hoạch).

2. Tỷ lệ thu gom, xử lý nước thải và tình hình đầu tư hệ thống quan trắc nước thải tự động tại các Khu công nghiệp (KCN)

a) Chỉ tiêu 100% các KCN đang hoạt động trên địa bàn có trạm xử lý nước thải tập trung đạt chuẩn môi trường

Theo quy hoạch, tỉnh Đồng Nai có 35 KCN, hiện nay 33 KCN đã có quyết định thành lập với tổng diện tích 10.240,6 ha; trong đó, 31 KCN đã có quy hoạch chi tiết được duyệt và đi vào hoạt động, 02 KCN đang lập quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết (KCN Công nghệ cao Long Thành, KCN Phước Bình); còn 02 KCN chưa được thành lập gồm: Cẩm Mỹ, Gia Kiệm.

Đến nay, đã có 31/33 KCN có dự án đi vào hoạt động và 31/31 KCN đang hoạt động (tổng lượng nước thải trung bình khoảng 119.446 m3/ngày) về cơ bản đã xây dựng hoàn thành hệ thống xử lý nước thải (HTXLNTTT), đạt 100% (đạt mục tiêu so với Kế hoạch), với tổng công suất thiết kế là 171.970 m3/ngày.đêm (vốn đầu tư khoảng 1.837 tỷ đồng). So với năm 2018, tổng công suất thiết kế giảm 100 m3/ngày.đêm do KCN Loteco được Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, xác nhận lại công suất thiết kế của HTXLNTTT giảm từ 10.600 m3/ngày xuống còn 10.500 m3/ngày.

b) Chỉ tiêu 100% KCN có nước thải ổn định được lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động

Hiện có 25/25 KCN có đủ nước thải vận hành HTXLNTTT được lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động và truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường theo dõi, giám sát, đạt tỷ lệ 100% (đạt so với Kế hoạch đề ra).

3. Tỷ lệ che phủ rừng: Đạt 28,7%. Trường hợp tính độ che phủ theo tiêu chí cũ rừng trồng > 01năm tham gia độ che phủ 8.846,58 ha/11.645,9 ha rừng trồng chưa thành rừng thì độ che phủ rừng tỉnh Đồng Nai hiện tại là 30,5% (đạt so với Kế hoạch là 29,76%).

II. CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

1. Công tác xây dựng, ban hành các văn bản về quản lý bảo vệ môi trường

Trong năm 2019, UBND tỉnh ban hành 02 quyết định, 01 kế hoạch và ký kết 01 quy chế phối hợp quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường gồm:

- Kế hoạch số 3941/KH-UBND ngày 09/4/2019 ban hành Kế hoạch bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2019.

- Quy chế phối hợp quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường vùng giáp ranh địa giới hành chính giữa 02 tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;

- Quyết định số 345/QĐ-UBND ngày 29/01/2019 của UBND tỉnh bãi bỏ các quy định pháp luật hết hiệu lực thi hành, trong đó có Quyết định số 13/2010/QĐ-UBND ngày 10/3/2010 về việc thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn và Quyết định số 82/2006/QĐ-UBND ngày 23/11/2006 về quy định thủ tục hủy phế liệu, phế phẩm.

- Quyết định số 25/2019/QĐ-UBND ngày 17/6/2019 của UBND tỉnh về sửa đổi một số điều của quy định quản lý hoạt động thoát nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ban hành kèm theo Quyết định số 11/2018/QĐ-UBND ngày 02/3/2018 của UBND tỉnh Đồng Nai.

2. Công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về bảo vệ môi trường

- Đã tổ chức các hoạt động hưởng ứng các ngày, các sự kiện tuần lễ về môi trường năm 2019 như: Ngày Đất ngập nước (02/2); Chương trình Giờ Trái đất; Ngày Quốc tế đa dạng sinh học (22/5); Tuần lễ Đồng Nai xanh, hưởng ứng ngày Môi trường Thế giới (05/6) và Ngày hội tái chế chất thải, Lễ bế mạc Tuần lễ Đồng Nai xanh (10/6); Chiến dịch làm cho Thế giới sạch hơn năm 2019.

- Về nhiệm vụ “Chống rác thải nhựa”: Đã hoàn thành báo cáo sơ kết đợt 1 phong trào “Chống rác thải nhựa” trên địa bàn tỉnh theo Kế hoạch số 14174/KH- UBND ngày 14/12/2018 của UBND tỉnh Đồng Nai và tiếp tục có văn bản gửi các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, UBND các huyện, thành phố Long Khánh và Biên Hòa để triển khai thực hiện các giải pháp giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa gây ra trên địa bàn tỉnh; kết quả triển khai các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế đa dạng sinh học 22/5 và ngày Môi trường thế giới 05/6 năm 2019 trên địa bàn tỉnh,…

Kết quả: Để hưởng ứng các ngày lễ, sự kiện truyền thông môi trường, trên địa bàn tỉnh đã tổ chức 08 buổi lễ phát động, thu hút hơn 6.200 lượt người tham dự, tổ chức 34 xe hoa tuyên truyền bảo vệ môi trường, treo phát gần 11.000 tờ rơi, băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền bảo vệ môi trường, tổ chức trên 1.588 buổi tập huấn với khoảng 93.000 lượt người tham dự. Thực hiện tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như đưa tin trên các trang báo, đài, website, pano của Sở và đài phát thanh địa phương với khoảng 150 tin bài khác nhau. Các hoạt động ra quân, dọn dẹp vệ sinh trên địa bàn tỉnh cũng thu được kết quả tích cực, thu hút đông đảo người dân cùng tham gia hưởng ứng: trồng hơn 9.000 cây xanh, thu gom gần 250 tấn rác, dọn dẹp vệ sinh, nâng cấp 129.000 m đường giao thông, thu gom, xử lý trên 310 kg chất thải nguy hại; phát quang 1.500 m2 bụi rậm dọc theo kênh mương; dọn dẹp vệ sinh khoảng 1.400m dọc theo các tuyến đường giao thông; nạo vét kênh mương, khai thông cống rãnh khoảng

17.300 m... Đặc biệt, tại Ngày hội tái chế chất thải kết hợp Lễ bế mạc Tuần lễ Đồng Nai xanh năm 2019 đã tổ chức thu gom khoảng 1.300 kg chất thải rắn thông thường và 303 kg chất thải nguy hại.

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo tồn đa dạng và an toàn sinh học: Tổ chức 01 cuộc thi “Tìm hiểu về bảo tồn đa dạng và an toàn sinh học” và 01 chuyến tham quan thực tế tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai.

- Tuyên truyền bảo vệ môi trường trong học đường cấp tiểu học: Hoàn thành thiết kế và in ấn sổ tay tuyên truyền và tổ chức 10 lớp tập huấn tuyên truyền cho 2.000 học sinh thuộc 10 trường tiểu học trên địa bàn thành phố Biên Hòa.

- Phối hợp xây dựng 02 phim tuyên truyền về bảo vệ môi trường; tổ chức cuộc thi Sáng tác video clip "Giải quyết ô nhiễm từ chất thải nhựa”.

- Tuyên truyền bảo vệ môi trường trên Đài Phát thanh - Truyền hình Đồng Nai năm 2019 với 52 chương trình Môi trường và Cuộc sống đã được phát sóng trên Đài Phát thanh - Truyền hình Đồng Nai vào mỗi chiều thứ hai hàng tuần; quản lý và vận hành pano tuyên truyền bảo vệ môi trường với số ngày hoạt động tuyên truyền trên pano là 225/365 ngày.

- Hoàn thành và phát hành bản tin Xuân năm 2019 và bản tin 06 tháng đầu năm 2019; hoàn thiện và phát hành 02 sổ tay tuyên truyền về bảo vệ môi trường phù hợp các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng.

- Tổ chức 05 lớp tập huấn với 516 người tham dự nhằm triển khai Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường.

- Tổ chức khảo sát và thống nhất 671 điểm thí điểm thu hồi chất thải nguy hại và tổ chức 03 lớp tập huấn về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn với 479 người tham dự.

- Tổ chức 80 lớp tập huấn ngắn hạn về phòng trừ sâu bệnh cây trồng và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón an toàn với 2.800 lượt nông dân tham dự; tổ chức các lớp tập huấn phổ biến văn bản pháp luật về chăn nuôi, giết mổ, buôn bán động vật, tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật trong chăn nuôi, chăn nuôi theo hướng GAP, an toàn vệ sinh thực phẩm, công tác an toàn dịch bệnh, các giải pháp trong xử lý môi trường chăn nuôi.

- Hướng dẫn, tuyên truyền cho các hộ gia đình, cá nhân thực hiện thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng vào bể chứa bao bì thuốc bảo vệ thực vật đã được quy định để chuyển giao cho đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý theo đúng quy định tại Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 16/5/2016 của liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường; tuyên truyền, nhân rộng các mô hình phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý giảm thiểu chất thải nguy hại (các loại thuốc, vắcxin quá hạn sử dụng, bị vỡ, bao bì sau sử dụng) từ các cơ sở kinh doanh, các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp theo hướng GAP và các xã nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

Ngoài ra, thực hiện việc tuyên truyền về các hoạt động bảo vệ môi trường đến học sinh khối tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông thông qua các cuộc thi về bảo vệ môi trường; tuyên truyền trên các phương tiện thông tin, đại chúng và pano điện tử; tổ chức công khai thông tin về diễn biến chất lượng môi trường theo định kỳ trên trang thông tin điện tử. Qua đó, nhận thức của cộng đồng và doanh nghiệp về bảo vệ môi trường từng bước được nâng lên.

3. Bảo vệ môi trường các khu vực trọng điểm

a) Bảo vệ môi trường khu vực đô thị

- Các dự án thoát nước và thu gom, xử lý nước thải

+ Tiểu dự án “Trạm xử lý nước thải số 1, thành phố Biên Hòa - giai đoạn 1, công suất 9.500 m3/ngày” nhằm đảm bảo xử lý nước thải sinh hoạt cho khoảng 75.000 người: Dự án đã hoàn thành giai đoạn 1A công suất 3.000 m3/ngày và chuyển giao cho UBND thành phố Biên Hòa quản lý và sử dụng.

+ Dự án hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thành phố Biên Hòa - giai đoạn 1, thực hiện giai đoạn ưu tiên gồm 09 phường của thành phố Biên Hòa, công suất 52.000 m3/ngày: Dự án đã được phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 426/QĐ-UBND ngày 23/02/2009 của UBND tỉnh, hiện đang triển khai công tác thiết kế bản vẽ thi công và giải phóng mặt bằng.

+ Dự án hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thành phố Long Khánh: UBND tỉnh đã có Văn bản số 7476/UBND-ĐT báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất chủ trương đầu tư của Dự án sử dụng vốn vay ODA của Chính phủ Hàn Quốc.

- Các dự án thoát nước, chống ngập úng, nạo vét, khơi thông dòng chảy

+ Trên địa bàn thành phố Biên Hòa

Các dự án tiêu thoát nước do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Đồng Nai làm chủ đầu tư đang thực hiện trên địa bàn thành phố, gồm: Dự án chống ngập úng (nạo vét) suối Chùa, suối Bà Lúa, suối Cầu Quan; dự án Nạo vét suối Săn Máu; dự án chống ngập úng tại khu vực ngã 5 Biên Hùng.

Ngoài ra, thực hiện cải tạo, cải thiện hệ thống tiêu thoát nước, phòng chống ngập úng và bảo vệ môi trường nước trong các kênh rạch, sông suối trên địa bàn thành phố Biên Hòa, đặc biệt là xử lý các điểm ngập nước nặng trên địa bàn; Phòng Quản lý đô thị đã phối hợp Công ty Cổ phần Môi trường Sonadezi kiểm tra nạo vét định kỳ hệ thống thoát nước của các tuyến đường trong đô thị để đảm bảo khả năng tiêu thoát nước trong khu vực như: Đường Nguyễn Ái Quốc, đường Phạm Văn Thuận, đường Đồng Khởi, đường Huỳnh Văn Nghệ, đường Nguyễn Văn Tỏ và một số tuyến đường khác… Đến nay, đã hoàn thành xử lý xong 08 điểm ngập, gồm: Đường Phạm Văn Thuận (cầu Ông Tửu); dọc theo rạch Ông Gia phường An Bình; khu vực cầu Săn Máu và cầu Xóm Mai; khu phố 11 phường Tân Hòa; ngập úng tại khu phố 3 phường Bửu Long trên đường Huỳnh Văn Nghệ; khu vực ngã 4 Lạc Cường; đường Nguyễn Ái Quốc tại khu vực đường vào UBND phường Tân Tiến; đường Nguyễn Ái Quốc tại khu vực chợ Tân Phong; xử lý hạn chế ngập 03 điểm, gồm: Cuối đường Nguyễn Văn Tỏ phường Long Bình Tân, hẻm Ngọc Hà thuộc khu phố 1 phường Quyết Thắng, tổ 22 Cầu Hang, phường Hóa An nằm giáp ranh suối Xiệp; triển khai cải tạo 03 suối, gồm: Suối Tân Mai, suối Bà Bột, suối Linh.

+ Trên địa bàn các huyện

Huyện Trảng Bom: Dự án tuyến thoát nước suối Đá, thị trấn Trảng Bom, đang triển khai thi công công trình.

Huyện Long Thành: Dự án tuyến thoát nước suối Nước Trong, hiện trong giai đoạn thi công công trình.

Huyện Nhơn Trạch: (1) Dự án tuyến thoát nước từ cầu Suối Cạn ra rạch Cái Sình: Dự án đã hoàn thành công tác thi công xây lắp cống hộp, đang trong giai đoạn thẩm định và phê duyệt hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công dự toán, tổng dự toán điều chỉnh dự án. (2) Dự án tuyến thoát nước từ KCN Nhơn Trạch I ra rạch Bà Ký: Hiện đang triển khai công tác xây lắp giai đoạn 1, thực hiện công tác điều chỉnh dự án và công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. (3) Dự án tuyến thoát nước dải cây xanh và rạch Vũng Gấm: hiện đang trong giai đoạn thi công.

- Đối với tình hình xây dựng các khu xử lý (KXL) chất thải:

Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 07 KXL gồm 09 dự án đang tiếp nhận, xử lý chất thải, trong đó có: 06 dự án xử lý có hạng mục xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại gồm: (1) KXL Tây Hòa của Công ty TNHH Tài Tiến; (2) KXL Quang Trung của Công ty Cổ phần Dịch vụ Sonadezi; (3) KXL Xuân Mỹ của Công ty TNHH Thương mại Môi trường Thiên Phước; (4) KXL Bàu Cạn của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Phúc Thiên Long; (5) KXL Xuân Tâm của Công ty TNHH Cù Lao Xanh; (6) KXL Vĩnh Tân 01 dự án có hạng mục xử lý chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp thông thường của Công ty Cổ phần Môi trường Sonadezi; (7) KXL Túc Trưng của Công ty Cổ phần Thương mại - Xây dựng Đa Lộc và 02 dự án xử lý chất thải công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại tại KXL Vĩnh Tân gồm: (8) Công ty Thanh Tùng 2 và (9) Công ty Thiên Thanh, cụ thể:

+ Về tình hình hoạt động của 06 dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại như sau:

KXL Tây Hòa của Công ty Tài Tiến: Được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 2182/QĐ- BTNMT ngày 11/11/2009 và Quyết định số 2123/QĐ-BTNMT ngày 06/12/2012; cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại, mã số QLCTNH 3-4-5-6.045.VX ngày 13/07/2017. Công ty đã đầu tư dây chuyền phân loại và lò đốt rác sinh hoạt, công suất 100 tấn/ngày, chưa tiếp nhận rác.

Khu xử lý chất thải Quang Trung của Công ty Cổ phần Dịch vụ Sonadezi: Được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 2738/QĐ-BTNMT ngày 04/9/2018; cấp Giấy phép xử lý CTNH mã số QLCTNH 5.100.VX ngày 10/7/2018. Hoạt động thu gom, xử lý chất thải theo địa bàn được cấp. Hiện đang tiếp nhận, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, khối lượng khoảng 800 tấn/ngày (từ địa bàn các huyện: Vĩnh Cửu, Thống Nhất, Trảng Bom, Tân Phú, Long Thành, thành phố Biên Hòa và Long Khánh) để phân loại, tái chế thành phân compost.

KXL Xuân Mỹ của Công ty TNHH Thương mại Môi trường Thiên Phước: Được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 2514/QĐ-BTNMT ngày 30/12/2010 và Quyết định số 29/QĐ-BTNMT ngày 04/01/2018; cấp Giấy phép xử lý CTNH, mã số quản lý CTNH 3-4-5-6.037.VX ngày 06/11/2018. Hoạt động thu gom, xử lý chất thải theo địa bàn được cấp. Công ty đã đầu tư dây chuyền phân loại, lò đốt chất thải sinh hoạt, công suất 72 tấn/ngày, đang vận hành thử nghiệm. Đang tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Cẫm Mỹ, khối lượng khoảng 30 tấn/ngày, xử lý bằng phương pháp đốt.

KXL Bàu Cạn của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Phúc Thiên Long: Được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 3209/QĐ-BTNMT ngày 23/10/2018; cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại, mã số QLCTNH 3-4-5-6.096.VX, cấp lần 02 ngày 09/05/2017. Hoạt động thu gom, xử lý chất thải theo địa bàn được cấp. Hiện đang tiếp nhận, xử lý chất thải rắn sinh hoạt địa bàn huyện Nhơn Trạch, xử lý bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh.

Khu xử lý Xuân Tâm của Công ty TNHH Cù Lao Xanh: Được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 2134/QĐ-BTNMT ngày 15/9/2016; cấp Giấy phép xử lý CTNH, mã số CTNH 3-4-5-6.115.VX ngày 05/7/2018. Hoạt động thu gom, xử lý chất thải theo địa bàn được cấp. Hiện đang tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Xuân Lộc, khối lượng khoảng 75 tấn/ngày, xử lý bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh và đốt.

KXL Vĩnh Tân của Công ty Cổ phần Môi trường Sonadezi: Đang đầu tư dây chuyền sản xuất compost, công suất 450 tấn/ngày, đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Dự kiến hoạt động quý 2/2020.

KXL Túc Trưng của Công ty Cổ phần Thương mại xây dựng Đa Lộc: Được UBND tỉnh phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 2082/QĐ-UBND ngày 01/08/2012 và Quyết định số 1203/QĐ-UBND ngày 13/5/2015. Hiện đang tiếp nhận chất thải sinh hoạt của huyện Định Quán, khối lượng khoảng 90 tấn/ngày, xử lý bằng phương pháp sản xuất compost và đốt.

+ Về tình hình hoạt động của 02 dự án xử lý chất thải công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại:

Công ty TNHH Một thành viên Thanh Tùng 2: Được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy phép xử lý CTNH, mã số CTNH 5-6.039.VX ngày 08/2/2018. Đang hoạt động thu gom, xử lý chất thải theo địa bàn được cấp theo Giấy phép xử lý chất thải nguy hại.

Công ty TNHH Môi trường Thiên Thanh: Được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy phép xử lý CTNH, mã số CTNH 1-2-3-4-5-6.063.VX ngày 31/5/2018. Đang hoạt động thu gom, xử lý chất thải theo địa bàn được cấp theo Giấy phép xử lý chất thải nguy hại.

- Đối với công tác di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường và các cơ sở phải di dời theo quy hoạch xây dựng đô thị trên địa bàn tỉnh

+ Đối với các cơ sở di dời đợt 1 (Quyết định số 1631/QĐ-UBND ngày 04/06/2014 của UBND tỉnh Đồng Nai): Có 24 cơ sở có quy mô báo cáo đánh giá tác động môi trường, thời hạn di dời đến ngày 31/12/2015. Hiện đã có 11 cơ sở di dời đến địa điểm mới và 03 cơ sở đã ngưng hoạt động; 05 cơ sở được gia hạn di dời, UBND tỉnh đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan, UBND cấp huyện giám sát chặt chẽ về thời gian, tiến độ thực hiện việc di dời theo thời hạn đã được gia hạn; còn lại 05 cơ sở đã hết thời hạn di dời, UBND tỉnh Đồng Nai sẽ tiếp tục chỉ đạo các đơn vị có liên quan tham mưu, xử lý nhằm thực hiện di dời 05 cơ sở này.

+ Đối với các cơ sở di dời đợt 2 (Quyết định số 2572/QĐ-UBND ngày 12/8/2016 của UBND tỉnh Đồng Nai): Có 07 cơ sở có quy mô báo cáo đánh giá tác động môi trường (trong đó, có 05 cơ sở thuộc CCN Tân Tiến), thời hạn di dời đến ngày 31/12/2018. Đến nay, các doanh nghiệp này chưa thực hiện và có văn bản kiến nghị xem xét lại thời hạn di dời và các nội dung về bồi thường, hỗ trợ việc di dời. Hiện tỉnh đang tiếp tục xem xét tính pháp lý để thực hiện di dời cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp trong CCN Tân Tiến.

- Triển khai các dự án xử lý nước thải và chất thải phát sinh trong lĩnh vực y tế

Trong năm 2019, tiếp tục tổ chức giám sát, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện quy chế quản lý chất thải rắn tại các cơ sở y tế nhất là các bệnh viện; đồng thời, duy trì tổ chức tập huấn để cập nhật lại cho các cơ sở y tế khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn bao gồm hệ thống y tế nhà nước và hệ thống y tế tư nhân về việc phân loại tại nguồn, thu gom và xử lý đúng theo quy định và chỉ đạo của Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

+ Về xử lý chất thải rắn y tế

Chất thải y tế nguy hại phát sinh khoảng 02 tấn/ngày, chủ yếu tại 22 Bệnh viện, 171 trạm y tế, 60 cơ sở khám chữa bệnh và các cơ sở dự phòng khác.

Hiện nay chất thải rắn y tế phát sinh tại các cơ sở y tế thuộc khu vực thành phố Biên Hòa, bao gồm cả y tế công lập, y tế tư nhân được thu gom, xử lý thông qua hợp đồng với Công ty Cổ phần Môi trường Sonadezi.

+ Xử lý nước thải y tế

Lượng nước thải y tế phát sinh khoảng 1.071.144 m3/năm. Trong đó: 22 bệnh viện là khoảng 1.055.286 m3/năm; trạm y tế và các cơ sở chữa bệnh khác khoảng 15.250 m3/ năm, các cơ sở y tế dự phòng khoảng 607,6 m3/năm.

Hầu hết hệ thống xử lý nước thải tại các bệnh viện, các trung tâm y tế và trạm y tế tuyến tỉnh đều có nước thải đầu ra đạt quy chuẩn quy định; tuy nhiên, hiện nay 02 bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải đang xuống cấp gồm: Bệnh viện Đa khoa thành phố Biên Hòa và Bệnh viện Phổi Đồng Nai.

b) Bảo vệ môi trường khu công nghiệp, cụm công nghiệp

- Bảo vệ môi trường khu công nghiệp

Tổng lượng nước thải phát sinh thực tế tại 31 KCN khoảng 120.637 m3/ngày, trong đó, có 1.223 cơ sở thực hiện đấu nối, xử lý nước thải về HTXLNTT KCN với lưu lượng nước thải phát sinh khoảng 91.138 m3/ngày; còn lại 51 cơ sở tự xử lý nước thải (có HTXLNT riêng) theo quy định, trong đó: 35 cơ sở xả thải theo Giấy phép xả thải do cơ quan có thẩm quyền cấp với lưu lượng khoảng 29.314 m3/ngày và 09 cơ sở với lưu lượng 185 m3/ngày chưa đấu nối gồm 03 cơ sở thuộc KCN Ông Kèo, 06 cơ sở thuộc KCN Thạnh Phú.

Nhìn chung, về cơ bản 31/31 KCN đang hoạt động đều đã xây dựng HTXLNTTT, đảm bảo việc tiếp nhận, xử lý nước thải cho các doanh nghiệp, cụ thể: Amata, Loteco, Biên Hòa I (đấu nối nước thải về KCN Biên Hòa II), Biên Hòa II, Agtex Long Bình, Tam Phước, Long Thành, Gò Dầu, Nhơn Trạch I, Nhơn Trạch II, Nhơn Trạch III (giai đoạn 1 và 2), Nhơn Trạch V, Dệt may Nhơn Trạch, Hố Nai, Sông Mây, Bàu Xéo, Tân Phú, Định Quán, Suối Tre, Giang Điền, Xuân Lộc, Long Khánh, Dầu Giây, Long Đức, Lộc An - Bình Sơn, Nhơn Trạch II - Lộc Khang, Nhơn Trạch II - Nhơn Phú, Thạnh Phú, An Phước và Nhơn Trạch VI, Ông Kèo.

Để tăng cường công tác kiểm tra, giám sát theo dõi tình hình xử lý nước thải tại các khu công nghiệp. Ngoài nhiệm vụ giám sát chất lượng nước thải tại các Nhà máy xử lý nước thải tập trung của 31 KCN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh do Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì thực hiện. Định kỳ 02 lần/năm, Ban quản lý các KCN phối hợp với các đơn vị có liên quan tiến hành kiểm tra, giám sát việc thu gom, đấu nối nước thải của các doanh trong KCN. Qua kết quả giám sát định kỳ về chất lượng nước thải sau xử lý cơ bản được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.

- Bảo vệ môi trường cụm công nghiệp (CCN)

Theo quy hoạch, tỉnh Đồng Nai có 27 CCN với tổng diện tích 1.496,8 ha; trong đó: 04/27 cụm đã triển khai xây dựng hạ tầng tương đối hoàn chỉnh; 03/27 cụm đang triển khai xây dựng hạ tầng, 01/27 cụm đã hoàn tất công tác bồi thường; 15/27 cụm đang tiến hành các thủ tục về đầu tư, xây dựng, và thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng; 02/27 cụm đã có doanh nghiệp đăng ký làm chủ đầu tư và 02/27 cụm chưa có doanh nghiệp đăng ký làm chủ đầu tư.

Có 09/27 CCN đã có thủ tục môi trường, chiếm tỷ lệ 33,3%; 14/27 CCN đã và đang hoạt động, thu hút được 195 doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong cụm; trong đó: Có 117 doanh nghiệp đang hoạt động, 55 doanh nghiệp đang xây dựng và 23 doanh nghiệp đang lập thủ tục đầu tư. Trong 172 doanh nghiệp đang hoạt động và đang xây dựng thì có 84 doanh nghiệp (tỷ lệ 49%) đã thực hiện thủ tục môi trường cho dự án và 88 doanh nghiệp (tỷ lệ 51%) chưa có thủ tục môi trường theo quy định.

c) Bảo vệ môi trường nông thôn

Đối với các hộ gia đình ở vùng sâu, vùng xa, địa bàn chưa có tuyến thu gom chất thải rắn sinh hoạt, trên cơ sở hướng dẫn của địa phương, người dân tiến hành phân loại, tận dụng những loại có thể tái chế, phần còn lại các hộ tự xử lý bằng các phương pháp đốt, ủ làm phân bón hoặc chôn lấp trong khuôn viên gia đình theo hướng dẫn của UBND cấp huyện và UBND cấp xã. Theo báo cáo thống kê của Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thành phố Long Khánh và thành phố Biên Hòa thì khối lượng người dân tự xử lý hiện tại là 377,4 tấn/ngày, còn lại khoảng 34,7 tấn/ngày chưa được thu gom, xử lý. Hàng năm các phòng, ban chuyên môn của địa phương đều thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và hướng dẫn phương pháp tự xử lý chất thải rắn sinh hoạt phát sinh của các hộ dân vùng sâu, vùng xa chưa có tuyến thu gom.

Tiếp tục triển khai thực hiện tốt hoạt động phân loại rác tại nguồn trên địa bàn, tổ chức Hội nghị sơ kết Đề án phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 1, năm 2016 - 2018; sau Hội nghị, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo tại Văn bản số 13824/UBND-CNN ngày 17/12/2018 trong đó yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương liên quan triển khai thực hiện các giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả Đề án phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh. Để triển khai tốt các hoạt động phân loại rác tại nguồn, UBND tỉnh Đồng Nai đã tham mưu, dự thảo Chỉ thị Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh.

Năm 2019, tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh là 100%; tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn quốc gia QC02 đạt khoảng 78,6%.

4. Công tác phòng ngừa, hạn chế và khắc phục ô nhiễm môi trường

a) Ngành tài nguyên và môi trường

- Công tác quản lý tài nguyên nước

+ Đã ban hành Danh mục vùng cấm khai thác nước dưới đất, vùng cấm xây mới công trình khai thác nước dưới đất, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất, khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất và Bản đồ vùng cấm, vùng hạn chế, khu vực phải đăng ký khải thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh, tỷ lệ 1:25.000.

+ Hoàn thành công tác quan trắc mực nước và chất lượng nước dưới đất tại 115 giếng và theo dõi diễn biến quan trắc dòng chảy mùa cạn của 14 dòng sông; đồng thời, hoàn thành nhiệm vụ “Điều tra, đánh giá sơ bộ tài nguyên nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” nhằm hoàn thiện mạng lưới quan trắc cũng như đánh giá sơ bộ tài nguyên nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

+ Trong năm 2019, đã cấp 159 giấy phép thuộc lĩnh vực tài nguyên nước, cụ thể: 01 giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất; 05 giấy phép thăm dò nước dưới đất; 68 giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất; 8 giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt; gia hạn 04 giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt; 77 giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.

- Công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản

Tính đến cuối năm 2019, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có 47 mỏ khai thác khoáng sản, trong đó: 41/47 mỏ thuộc thẩm quyền cấp phép của cấp tỉnh gồm: 32 mỏ đá, 06 mỏ cát xây dựng, 02 mỏ sét và 01 mỏ vật liệu san lấp; 06/47 mỏ thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường gồm: 04 mỏ đá ốp lát, 01 mỏ puzolan, 01 mỏ giếng khoan. Các mỏ đang hoạt động đã thực hiện thủ tục báo cáo đánh giá tác động môi trường và được UBND tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định, phê duyệt và đã thực hiện phương án/đề án ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản theo quy định.

Trong năm 2019, nhằm tăng cường công tác quản lý tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là quản lý khoáng sản chưa khai thác và bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản, UBND tỉnh Đồng Nai đã chỉ đạo các Sở, ban, ngành liên quan tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch số 95/KH-STNMT ngày 15/3/2017 để triển khai thực hiện Chỉ thị số 14-CT/TU ngày 20/12/2016 của Tỉnh ủy về tăng cường quản lý khai thác và kinh doanh khoáng sản trên địa bàn tỉnh; tham mưu Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị sơ kết 02 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 14- CT/TU; hoàn thành thẩm định tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với 37 mỏ khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh với số tiền phải nộp là 847,1 tỷ đồng (trong đó số tiền nộp năm 2018 là 151,5 tỷ đồng).

Đồng thời, tỉnh Đồng Nai cũng đã yêu cầu các mỏ đá thực hiện lắp đặt camera giám sát và truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường nhằm giám sát việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, hạn chế tối đa bụi phát sinh ra môi trường xung quanh.

Các mỏ đá đang hoạt động đã thực hiện lắp đặt camera giám sát gồm 26 mỏ, trong đó:

+ 11 mỏ đá đạt yêu cầu về các thông số của nhóm camera, thông tin đường truyền và thông số kỹ thuật thiết bị lưu trữ dữ liệu theo hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường và đã thực hiện kết nối truyền dữ liệu từ hệ thống camera giám sát về Trung tâm Công nghệ thông tin để thực hiện giám sát hoạt động kiểm soát nguồn thải bụi từ quá trình hoạt động chế biến và vận chuyển.

+ 15 mỏ đá đã lắp đặt camera giám sát nhưng chưa thực hiện kết nối truyền dữ liệu từ hệ thống camera giám sát về Trung tâm Công nghệ thông tin để thực hiện giám sát hoạt động kiểm soát nguồn thải bụi từ quá trình hoạt động chế biến và vận chuyển, cụ thể:

01 mỏ đá (Ấp Miễu) đạt yêu cầu về các thông số của nhóm camera, thông tin đường truyền và thông số kỹ thuật thiết bị lưu trữ dữ liệu theo hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường;

14 mỏ đá (Thiện Tân 1, Thiện Tân 7, Thiện Tân 9, Thạnh Phú 3, Núi Nứa, Xuân Hoà, Soklu 1, Soklu2, Soklu 3, Soklu 6, Cây Gáo, Tân Cang 6, Tân Cang 8, Gia Canh 1) chưa đạt yêu cầu truyền nhận dữ liệu và chưa đúng theo hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường, do chưa đạt 01 trong các nhóm thông số camera, thông tin đường truyền và thông số kỹ thuật thiết bị lưu trữ.

06 mỏ đá chưa thực hiện lắp đặt camera giám sát gồm:05 mỏ đá chưa đi vào hoạt động (Sông Trầu, Soklu 4, Phước Bình, Tân Cang 4, Thiện Tân 4), và 01 mỏ đá vừa đi vào hoạt động, đang khai thác bóc tầng phủ, chưa có khu vực chế biến, chưa có khu vực vệ sinh xe (Tân Cang 9).

Nhìn chung, các chủ đầu tư khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có thực hiện các biện pháp quản lý, kiểm soát, xử lý nguồn phát thải trong quá trình hoạt động khai thác theo báo cáo đánh giá tác động môi trường được duyệt, cụ thể: Các mỏ đã thực hiện giải pháp kiểm soát ô nhiễm bụi từ hoạt động vận chuyển trên các tuyến đường nội bộ, hố thu nước, hệ thống phun xịt bụi bám dính bánh xe tại hố thu nước và đường bê tông kết nối trong khu vực chế biến ra tuyến đường chung, trồng cây tạo cảnh quan. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng gây ô nhiễm môi trường cục bộ tại khu vực cụm mỏ nhất là các tuyến đường vận chuyển từ mỏ đá ra tuyến đường chung.

Trong năm 2019, tỉnh Đồng Nai cũng đã tiến hành thực hiện nhiệm vụ “Thực hiện chuyên đề về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”, làm cơ sở đánh giá tổng thể tình trạng ô nhiễm môi trường của các đơn vị hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn và đề xuất các giải pháp xử lý triệt để tình trạng này.

- Công tác giám sát các nguồn thải lớn, các điểm nóng môi trường

+ Trong năm 2019, bên cạnh việc kiểm soát chặt chẽ nước thải tại các khu công nghiệp trên địa bàn, tỉnh đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát các đơn vị sản xuất kinh doanh có lưu lượng nguồn thải lớn (nước thải, khí thải) yêu cầu lắp đặt trạm quan trắc môi trường tự động, kết nối dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường để theo dõi, giám sát theo quy định.

+ Về lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động: Tính đến cuối năm 2019, trên địa bàn tỉnh có 17/17 cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có quy mô xả thải trên 1.000 m3/ngày (không bao gồm các chủ đầu tư KCN) đã thực hiện lắp đặt quan trắc tự động nước thải và truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường.

Theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường, quy định 06 nhóm đối tượng phải thực hiện quan trắc tự động nước thải, cụ thể quy định quy mô xả thải được tính theo công suất thiết kế của hệ thống xử lý nước thải. Do vậy, trong năm 2020, sẽ thực hiện rà soát lại toàn bộ các đối tượng phải thực hiện lắp đặt quan trắc tự động nước thải trên cơ sở theo công suất hệ thống xử lý nước thải.

+ Về lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải tự động:

Thực hiện Khoản 2, Điều 47 được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 23, Điều 3, Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường; theo đó quy định các đối tượng bắt buộc phải thực hiện lắp đặt thiết bị quan trắc tự động, liên tục khí thải và truyền số liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 31/12/2020.

Theo thống kê đến tháng 01/2020, trên địa bàn tỉnh có 64 cơ sở thuộc đối tượng phải lắp đặt quan trắc tự động khí thải theo quy định tại Phụ lục I, Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP , trong đó: Có 11/64 cơ sở thuộc đối tượng bắt buộc đã lắp đặt quan trắc tự động khí thải với tổng số trạm quan trắc là 16 trạm; có 09/11 cơ sở đã truyền dữ liệu quan trắc tự động khí thải về Sở Tài nguyên và Môi trường với 13 trạm quan trắc; còn lại 53 cơ sở thuộc đối tượng bắt buộc nhưng chưa thực hiện lắp đặt thiết bị quan trắc và truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường. Ngoài ra, có 01 Công ty TNHH Tayca (Việt Nam) không thuộc đối tượng bắt buộc đã thực hiện lắp đặt thiết bị quan trắc khí thải tự động và truyền dữ liệu về Sở.

Trong năm 2020, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ theo dõi, rà soát, bổ sung, cập nhật danh sách các cơ sở thuộc đối tượng phải lắp đặt thiết bị quan trắc tự động, liên tục khí thải.

+ Tiếp tục tập trung kiểm tra, giám sát chặt chẽ các "điểm nóng" về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh, trong năm đã xây dựng, ban hành kế hoạch và triển khai kiểm tra, giám sát đối với 15 cơ sở sản xuất kinh doanh có nguy cơ phát sinh gây ô nhiễm môi trường cao. Thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát đã kịp thời nhắc nhở, hướng dẫn các doanh nghiệp chấp hành hành nghiêm các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp có hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường, hạn chế tình trạng khiếu kiện phát sinh, hình thành các "điểm nóng" trên địa bàn tỉnh. Một số vụ việc nổi cộm như: Tập trung xử lý vụ việc vi phạm hành chính của Công ty TNHH Chinwell Fasteners Việt Nam và Công ty TNHH Thương mại Môi trường Thiên Phước do Công an tỉnh chuyển hồ sơ. Đến nay, đã hoàn thành việc thu gom, xử lý chất thải chôn lấp và đất ô nhiễm tại các khu vực chôn lấp chất thải của Công ty TNHH Chinwell Fasteners Việt Nam và ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH TM Môi trường Thiên Phước, đồng thời, tổ chức giám sát chặt chẽ việc chấp hành quyết định xử phạt đối với Công ty TNHH Thương mại Môi trường Thiên Phước.

- Công tác thẩm định, cấp phép về môi trường

Thực hiện việc rà soát, thẩm định và tham mưu trình phê duyệt/xác nhận các hồ sơ đánh giá tác động môi trường, các hồ sơ cấp phép môi trường đúng quy trình theo bộ thủ tục hành chính đã được UBND tỉnh Đồng Nai ký ban hành tại Quyết định số 3923/QĐ-UBND ngày 01/11/2017 về việc công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của ngành tài nguyên và môi trường tỉnh Đồng Nai và Quyết định số 3464/QĐ-UBND ngày 02/10/2018 về việc công bố Bộ thủ tục hành chính ngành tài nguyên và môi trường tỉnh Đồng Nai. Trong năm 2019, trên địa bàn tỉnh đã phê duyệt 191 báo cáo đánh giá tác động môi trường; khoảng 470 Kế hoạch bảo vệ môi trường; 50 đề án bảo vệ môi trường đơn giản; 80 giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường. Nhìn chung công tác giải quyết thủ tục hành chính về lĩnh vực môi trường được nâng cao, tỷ lệ xử lý hồ sơ trước và đúng hạn đạt tỷ lệ trên 96%, tạo được sự hài lòng cho người dân, doanh nghiệp.

- Công tác quan trắc các thành phần môi trường

Công tác quan trắc các thành phần môi trường tiếp tục được duy trì. Trong năm 2019, đã thực hiện quan trắc môi trường nước mặt tại 166 vị trí, quan trắc đất tại 96 vị trí, quan trắc trầm tích tại 29 vị trí, quan trắc động thái nước dưới đất tại 115 vị trí và quan trắc không khí tại 23 vị trí; trong đó có 05 trạm quan trắc nước mặt tự động; 02 trạm quan trắc không khí tự động cố định, 01 trạm quan trắc không khí tự động di động và 25 trạm quan trắc tự động nước thải tại các khu công nghiệp đã có nước thải ổn định đã kịp thời theo dõi, giám sát, cảnh báo về chất lượng môi trường đến các địa phương, nhất là các hộ nuôi cá bè, nuôi trồng thủy sản về tình trạng chất lượng nước, giảm thiểu thiệt hại do ô nhiễm nguồn nước hay thiên tai gây ra.

Ngoài ra, trong năm 2019 quan trắc 14 vị trí nước mặt ngoài mạng lưới được phê duyệt, nhằm đánh giá chất lượng môi trường nước tại các khu vực giáp ranh tỉnh Bình Thuận (suối Sông Ui) và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (suối Chà Răng) và nuôi trồng thủy sản (khu vực nuôi tôm càng xanh huyện Tân Phú, nuôi hào tại sông Bà Hào huyện Nhơn Trạch, nôi cá bè trên sông La Ngà huyện Định Quán).

- Công tác thu phí bảo vệ môi trường và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường

+ Tập trung thực hiện tốt công tác thu phí bảo vệ môi trường. Tổng số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp là 06 tỷ đồng.

+ Thu phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được khoảng 650 triệu đồng.

+ Tổ chức thẩm định và duyệt cho vay vốn với lãi suất ưu đãi 10 dự án/39,851 tỷ đồng, nâng tổng đến nay đã duyệt cho vay 75 dự án/239,218 tỷ đồng. Tiếp nhận và ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường 36 dự án/9,097 tỷ đồng.

- Công tác thanh kiểm tra hoạt động bảo vệ môi trường

Tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ theo kế hoạch được phê duyệt; triển khai các đoàn thanh tra, kiểm tra đột xuất theo chỉ đạo của UBND tỉnh cũng như phản ảnh của người dân.

Kết quả thanh tra, kiểm tra cho thấy, phần lớn các doanh nghiệp cơ bản chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường; tuy nhiên, trong năm 2019, đã phát hiện và xử lý 136 trường hợp thuộc thẩm quyền quản lý của cấp tỉnh với tổng số tiền xử phạt là 4,4 tỷ đồng. Nội dung vi phạm chủ yếu: Thực hiện không đúng, đầy đủ các nội dung theo báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt; xử lý chất thải chưa đạt quy chuẩn môi trường; lưu giữ, chuyển giao chất thải nguy hại chưa đúng quy định… nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp chưa quan tâm đầy đủ, còn biểu hiện né tránh, thiếu đầu tư cho các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường; không có nhân viên phụ trách riêng lĩnh vực môi trường tại doanh nghiệp cũng như không am hiểu quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Công tác bảo vệ môi trường tại khu vực giáp ranh giữa các tỉnh

Để tiếp tục tăng cường công tác quản lý, kinh doanh cát xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức triển khai thực hiện quy chế phối hợp quản lý tài nguyên khoáng sản với các tỉnh giáp ranh.

Ngày 18/4/2019, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai đã cùng UBND thành phố Biên Hoà và huyện Vĩnh Cửu thống nhất quy chế phối hợp thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, xử lý hoạt động khai thác bơm hút cát trái phép trên các sông rạch thuộc địa bàn giáp ranh giữa Thị xã Tân Uyên, huyện Bắc Tân Uyên, thành phố Biên Hòa và huyện Vĩnh Cửu.

Ngày 23/4/2019, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai đã thống nhất với Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh thông qua Đề án phòng, chống khai thác cát trái phép trên vùng biển cần giờ và vùng giáp ranh giữa thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh giáp ranh đưa ra các giải pháp quản lý và bảo vệ tài nguyên khoáng sản khu vực giáp ranh, đảm bảo quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản trên địa bàn.

Ngày 21/6/2019, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai và Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh cùng các tỉnh giáp ranh đã đánh giá tình hình thực hiện quy chế phối hợp quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên nước, khoáng sản và bảo vệ môi trường của các tỉnh giáp ranh.

Ngày 17/5/2019, UBND tỉnh Đồng Nai làm việc với UBND tỉnh Lâm Đồng thống nhất công tác phối hợp quản lý nhà nước vùng giáp ranh giữa tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng và thống nhất các giải pháp triển khai thực hiện quản lý khai thác giữa hai tỉnh.

Trong thời gian qua, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp huyện đã tổ chức tăng cường công tác quản lý khoáng sản trên địa bàn. UBND cấp huyện đã giao Đội kiểm tra phản ứng nhanh thực hiện tuần tra xử lý vi phạm trong hoạt động khoáng sản, ngăn chặn kịp thời các trường hợp khai thác cát không phép đặc biệt phối hợp tăng cường quản lý khoáng sản khu vực giáp ranh.

Đối với các tổ chức, cá nhân khai thác cát sông Đồng Nai cơ bản thực hiện nghiêm túc các quy định của UBND tỉnh như: mỗi tổ chức, cá nhân chỉ được khai thác đúng vị trí, sử dụng số lượng thiết bị khai thác cát theo công suất đã đăng ký, khoảng cách bờ sông, đăng ký bến bãi tập kết cát khai thác...

Bên cạnh đó, Sở Tài nguyên và Môi trường, các địa phương giáp ranh của ba tỉnh đã tăng cường kiểm tra, kịp thời xử lý các hành vi vi phạm, triển khai nhiều biện pháp, thường xuyên phối hợp, trao đổi thông tin, kiểm tra, góp phần hạn chế tình trạng khai thác khoáng sản trái phép. Phối hợp xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ, đột xuất việc thực hiện các quy định trong khai thác khoáng sản và bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong phạm vi vùng giáp ranh của ba tỉnh; Phân công trách nhiệm cho từng cơ quan phối hợp trên cơ sở phù hợp chức năng nhiệm vụ của từng ngành. Rà soát, làm việc với các tổ chức, cá nhân được cấp phép khai thác cát thuộc các khu vực giáp ranh không còn khai thác hoặc vi phạm quy định đã bị xử lý, nhưng không khắc phục theo đúng thời hạn đề xuất thu hồi giấy phép.

Đối với khu vực giáp ranh 03 tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước đã tạm dừng việc khai thác cát trên sông Đồng Nai khu vực giáp ranh ba tỉnh. Phối hợp với UBND các huyện, xã khu vực giáp ranh đánh giá toàn bộ tình hình hoạt động khai thác, các vị trí sạt lở, có nguy cơ sạt, đánh giá lại toàn bộ hiện trạng môi trường, trữ lượng, độ sâu… Kiểm tra, trục xuất tất cả các ghe bơm hút cát trái phép neo đậu dọc tuyến sông Đồng Nai và sông Đạ Quay. Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, công khai thông tin các tổ chức, cá nhân khai thác cát trên sông Đồng Nai tại khu vực giáp ranh để chính quyền địa phương, các đoàn thể và người dân biết để kiểm tra, giám sát.

Nhìn chung việc thực hiện quy chế phối hợp trong quản lý hoạt động khai thác cát trên sông Đồng Nai và sông Đạ Quay đã được ba tỉnh thực hiện nghiêm túc và trách nhiệm. Từ đó đã đẩy lùi nạn khai thác cát trái phép, giảm hẳn sạt lở đất hai bờ sông. Các tổ chức, cá nhân được cấp phép hoạt động khai thác tuân thủ nghiêm các quy định của nhà nước.

- Về công tác khắc phục hậu quả chất độc hóa học sau chiến tranh ở tỉnh Đồng Nai

+ Tiếp tục phối hợp với Ban Chỉ đạo 701 tiếp tục triển khai kế hoạch hành động khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Đồng Nai giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2020, trong đó phối hợp với UBND thành phố Biên hòa xây dựng kế hoạch di dời, tác định cư khu vực khu phố 5, phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa để bàn giao mặt bằng cho bộ quốc phòng tiến hành công tác xử lý ô nhiễm dioxin.

+ UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 266/QĐ-KTN ngày 22/01/2020 công bố, công khai các khu vực ô nhiễm dioxin và các bản đồ phạm vi ảnh hưởng dioxin bên ngoài sân bay Biên Hòa và chỉ đạo UBND thành phố Biên Hòa tổ chức tiếp dân và công bố, công khai các khu vực ô nhiễm dioxin và các bản đồ phạm vi ảnh hưởng dioxin bên ngoài sân bay Biên Hòa theo Quyết định nêu trên của UBND tỉnh tại UBND phường Bửu Long vào ngày 28/02/2020.

b) Ngành nông nghiệp

- Về thu gom, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật

Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh đã và đang tiếp tục triển khai theo các nội dung quy định về thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, như: xây dựng kế hoạch thu gom; tổ chức các lễ phát động; tuyên truyền, hướng dẫn các hộ dân thực hiện thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng; xây dựng các cống bi bằng bê tông có nắp đậy tại các địa điểm thuận tiện để thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng và các chất thải phát sinh trong hoạt động sản xuất nông nghiệp; thực hiện ký hợp đồng với đơn vị có chức năng để vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng theo quy định.

Trong năm 2019, tỉnh đã triển khai thực hiện Chương trình “Cùng nhà nông bảo vệ môi trường” giai đoạn 2 (năm 2017 - 2021). Kết quả: Triển khai 01 mô hình tại thành phố Long Khánh, đã thực hiện lắp đặt 06 bể chứa bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, tập huấn cho nông dân mô hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn và hiệu quả, tổ chức thu gom 01 đợt vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật (120kg, tiêu hủy theo quy định).

- Về bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi

Trong năm 2019 do tình hình dịch tả Châu phi diễn biến phức tạp nên quy mô chăn nuôi hiện nay trên địa bàn tỉnh có xu hướng chuyển dịch dần từ quy mô nông hộ sang chăn nuôi tập trung với uy mô lớn, là điều kiện thuận lợi để kiểm soát chất thải ngành chăn nuôi. Hiện nay, UBND các huyện đang thực hiện rà soát và đề xuất điều chỉnh quy hoạch vùng khuyến khích chăn nuôi và quản lý chăn nuôi trên địa bàn theo chỉ đạo của UBND tỉnh nhằm tăng cường thực hiện tốt hơn công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi tại địa phương.

- Về bảo vệ môi trường trong hoạt động nuôi trồng thủy sản

Tiến hành 60 đợt quan trắc, thu mẫu chất lượng nước tại các thủy vực cấp đầu nguồn vào các vùng nuôi tôm và nơi đặt bè cá, nhằm cập nhật những biến động môi trường nước ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng, phát triển của đối tượng thủy sản nuôi và tình hình dịch bệnh có liên quan giúp địa phương khuyến cáo cho người dân chủ động hạn chế những tổn thất.

- Về ngăn chặn suy thoái của các hệ sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học

Nhằm nâng cao nhận thức người dân trong công tác bảo tồn thiên nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học, năm 2019, trên địa bàn tỉnh đã tổ chức 01 cuộc thi “Tìm hiểu về bảo tồn đa dạng và an toàn sinh học” và 01 chuyến tham quan thực tế tại Khu bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai.

Nội dung tuyên truyền tập trung vào vai trò của cộng đồng trong bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học; hành động của cộng đồng trong bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học; sinh vật ngoại lai và các biện pháp diệt trừ; giới thiệu các loài Vọoc tại Đồng Nai; những hình thức xử phạt khi có hành vi vi phạm về bảo tồn động vật hoang dã cũng như cung cấp số điện thoại đường dây nóng khi gặp những trường hợp vi phạm.

c) Ngành công thương

- Tổ chức 01 lớp “Tập huấn, huấn luyện lực lượng ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2017 - 2020” cho các học viên đến từ cơ quan quản lý nhà nước các tỉnh, huyện, xã và các doanh nghiệp hoạt động hóa chất, với số lượng khoảng 220 người và 01 buổi diễn tập ứng phó sự cố hóa chất tại Công ty TNHH Vopak Việt Nam

- Hoàn thành việc thực hiện Đề án “Hỗ trợ phát triển công nghệ xử lý chất màu hữu cơ trong nước thải bằng kỹ thuật plasma nguội kết hợp với xúc tác oxi hóa” trong 02 năm 2018 - 2019, nhằm xây dựng công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm đạt chuẩn môi trường nhưng vẫn đảm bảo tiết kiệm về mặt chi phí xử lý.

- Triển khai xây dựng Kế hoạch số 3563/KH-UBND ngày 02/4/2019 của UBND tỉnh về việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2019. Qua đó, đã tiến hành tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về sản xuất sạch hơn trong công nghiệp cho các cấp, ngành, địa phương, cơ sở sản xuất công nghiệp và cộng đồng dân cư thông qua tuyên truyền trên Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Nai, Báo Lao động, băng rôn, pano...; tiến hành hỗ trợ hướng dẫn kỹ thuật và áp dụng sản xuất sạch hơn tại 05 doanh nghiệp (mỗi doanh nghiệp khoảng 50 người tham dự).

- Triển khai thực hiện Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019, đã tổ chức 01 lớp tập huấn khoảng 50 người phổ biến kiến thức pháp luật, các giải pháp về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho cán bộ phụ trách năng lượng tại các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm nhăm giới thiệu mô hình quản lý năng lượng, các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất.

d) Ngành giáo dục và đào tạo

- Tổ chức truyền thông cho hơn 6.000 lượt học sinh thuộc 12 trường tiểu học trên địa bàn các huyện Long Thành và Nhơn Trạch về nâng cao kiến thức và kỹ năng bảo vệ môi trường cho học sinh với chủ đề “Phân loại rác tại nguồn - giải pháp bền vững”.

Phối hợp với các đơn vị có liên quan phát động và khuyến khích học sinh tham gia các chương trình, hội thi tìm hiểu về môi trường, truyền tải các thông điệp về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu đến cộng đồng như chương trình “Thiếu nhi Việt Nam tìm hiểu và tuyên truyền bảo vệ môi trường”, cuộc thi “Trẻ em sáng tác nhân vật siêu anh hùng đẩy lùi thiên tai và biến đổi khí hậu”, cuộc thi Tìm hiểu về bảo tồn đa dạng và an toàn sinh học năm 2019, cuộc thi Sáng tác Video clip “ Giải quyết ô nhiễm môi trường từ rác thải nhựa”

Ngoài ra, các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh tiếp tục tích hợp, lồng ghép những nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào chương trình giảng dạy nhằm nâng cao nhận thức, vai trò của học sinh, thanh thiếu niên trong công tác bảo vệ môi trường như: Những khái niệm và tầm quan trọng về môi trường sống; phân loại môi trường sống; nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường; đa dạng sinh học và ý thức bảo tồn đa dạng sinh học; tác động của con người đến sự biến đổi khí hậu…

đ) Ngành văn hóa - thể thao và du lịch

- Xây dựng và lắp đặt 26 Pano (01 x 1,2m) tại một số khu du lịch như: Khu du lịch Bửu Long, Vườn Xoài, khu du lịch cáp treo núi Chứa Chan để thực hiện tuyên truyền, nâng cao ý thức cộng đồng, doanh nghiệp và du khách trong việc giữ gìn môi trường du lịch xanh, sạch, đẹp đồng thời áp dụng bộ quy tắc ứng xử trong hoạt động du lịch vào thực tiễn thiết thực, hiệu quả.

- Yêu cầu các khu, điểm du lịch tổ chức các hoạt động thu gom, xử lý rác thải, khơi thông dòng chảy, nạo vét kênh mương, hồ ao, hệ thống thoát nước nhằm tạo cảnh quan môi trường sạch đẹp tại các khu, điểm du lịch.

e) Ngành thông tin và truyền thông

Thực hiện biên tập, thiết kế 2765 cuốn tập san về ứng phó biến đổi khí hậu phát hành đến các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện, 170 UBND xã phường và 125 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện đăng tải tin tức, bài viết liên quan đến công tác bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh; đồng thời, thường xuyên cập nhật các văn bản liên quan đến lĩnh vực môi trường lên các mục thông tin chỉ đạo điều hành, mục dân hỏi Giám đốc Sở trả lời của Cổng Thông tin điện tử tỉnh.

g) Ngành khoa học - công nghệ

Trong năm 2019, tiếp nhận 12 phiếu đề xuất, đặt hàng từ các đơn vị đưa vào danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2020 thuộc chương trình “Tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường”. Kết quả: Thông qua 04 đề xuất đặt hàng “đề nghị thực hiện” tại Hội đồng tư vấn xác định danh mục và được phê duyệt theo Quyết định số 310/QĐ-UBND ngày 30/01/2020 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc phê duyệt danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện năm 2020 gồm:

- Đề tài: Nghiên cứu phương pháp định lượng và ước tính phát thải khí nhà kính cho các ngành kinh tế trọng điểm của Đồng Nai.

- Đề tài: Nghiên cứu đề xuất giải pháp chống ngập cho thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

- Đề tài: Đánh giá hiện trạng ô nhiễm hạt vi nhựa trong mẫu nước và trầm tích sông Đồng Nai tỉnh Đồng Nai và đề xuất các biện pháp quản lý.

- Đề tài: Nghiên cứu xử lý rác thải nhựa (PE) thành dạng viên sỏi để thay sỏi, đá dăm 1x2 làm phối liệu bê tông trong xây dựng thân thiện với môi trường.

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Những kết quả đạt được

Trong năm 2019, các nhóm chỉ tiêu cơ bản về môi trường đều đạt và vượt so với mục tiêu Kế hoạch đề ra, các nhiệm vụ, dự án về bảo vệ môi trường đã được triển khai thực hiện và hoàn thành đúng tiến độ, hiệu quả.

- Tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp không nguy hại, chất thải rắn nguy hại và chất thải y tế đều đạt và vượt các chỉ tiêu tại Nghị quyết số 02/NQ-TU của Tỉnh ủy.

- Đạt chỉ tiêu 100% khu công nghiệp có nước thải ổn định được lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động; đồng thời, cơ bản kiểm soát lưu lượng và chất lượng nước thải từ các KCN và các nguồn thải lớn.

- Các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường được đẩy mạnh và tăng cường, kết quả từ các hoạt động giáo dục truyền thông, nhận thức các cấp, các ngành và ý thức bảo vệ môi trường của người dân, doanh nghiệp và cộng đồng đã có những chuyển biến rõ rệt, góp phần tích cực thúc đẩy công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

- Tập trung hoàn thành triển khai và xây dựng các dự án thu gom, xử lý nước thải đô thị và các dự án thoát nước, chống ngập úng, nạo vét, khơi thông dòng chảy, góp phần khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, chống ngập úng trong khu vực đô thị thành phố Biên Hòa và các huyện trên địa bàn tỉnh.

- Tập trung cho công tác phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm, công tác quản lý chất thải đã quan tâm chỉ đạo quyết liệt, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các khu xử lý theo quy hoạch; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát các cơ sở sản xuất, khai thác khoáng sản, chăn nuôi... góp phần hạn chế nguồn ô nhiễm môi trường.

- Việc khắc phục ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường thực hiện có hiệu quả, các “điểm nóng” về ô nhiễm môi trường đã được kiểm tra, giám sát thường xuyên.

- Việc triển khai thực hiện dự án tổng thể về bảo tồn đa dạng và an toàn sinh học, công tác trồng rừng và bảo vệ rừng được đẩy mạnh, đã góp phần gìn giữ đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái ở mức ổn định.

- Công tác quan trắc các thành phần môi trường luôn được quan tâm, kịp thời phản ánh chất lượng môi trường để các cấp chính quyền ra quyết định quản lý, công khai cảnh báo cộng đồng về chất lượng môi trường để có những biện pháp thích ứng phù hợp.

- Đầu tư nâng cao năng lực quan trắc, nhất là quan trắc tự động liên tục để theo dõi chặt chẽ diễn biến chất lượng môi trường.

2. Những tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số tồn tại nhất định, như:

- Về bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi: Trong năm 2018, UBND tỉnh đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện kiểm tra nhiều cơ sở chăn nuôi và có kế hoạch kiểm tra việc khắc phục của các cơ sở này trong năm 2019, tuy nhiên do tình hình dịch tả lợn Châu phi dẫn đến phải hoãn thực hiện nhiệm vụ này, do đó đến nay chưa thực hiện được các giải pháp nhằm đôn đốc, yêu cầu các cơ sở chăn nuôi khắc phục, đầu tư các công trình bảo vệ môi trường.

- Công tác thanh tra, kiểm tra đã được tăng cường nhưng trên địa bàn có lúc, có nơi vẫn còn tình trạng ô nhiễm môi trường, xả đổ chất thải không đúng nơi quy định. Nguyên nhân chủ yếu là do ý thức của người dân, do tốc độ phát triển đô thị, công nghiệp cao tạo nên áp lực lớn đến môi trường, hạ tầng về môi trường không theo kịp, đáp ứng nhu cầu phát triển.

- Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung và quản lý chất thải nói riêng được thực hiện thường xuyên, đa dạng về hình thức và nội dung, nhưng một số doanh nghiệp vẫn chưa ý thức tốt nhất là trong việc quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại tại cơ sở, việc phân loại, phân định chất thải theo mã số và quản lý hồ sơ chất thải vẫn chưa thực hiện nghiêm túc. Do, hầu hết các cơ sở vừa và nhỏ hiện nay, các cán bộ thực hiện môi trường đều là kiêm nhiệm, phần lớn chưa được đào tạo hoặc chuyên môn không phải lĩnh vực môi trường, nên việc thực hiện các công tác bảo vệ môi trường tại cơ sở chưa đúng theo quy định.

- Hiện nay, mặc dù công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo tồn đa dạng sinh học được thực hiện thường xuyên, thu hút nhiều tầng lớp người dân tham gia, tuy nhiên tình trạng chặt phá cây rừng và săn bắt động vật hoang dã vẫn còn diễn ra. Đây là thách thức rất lớn cho công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường của các ngành, các cấp.

- Hầu hết các CCN trên địa bàn tỉnh được giao UBND cấp huyện làm chủ đầu tư, do vậy nguồn vốn để thực hiện dự án không đủ để triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp, như hệ thống giao thông và hệ thống thoát nước mưa, hệ thống thoát nước thải theo quy hoạch, .. nhất là chưa đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung CCN để thu gom xử lý nước thải của các cơ sở đang hoạt động trong CCN trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. Thực tế, các cơ sở đang hoạt động trong CCN đều là cơ sở vừa và nhỏ, nước thải phát sinh chủ yếu là nước thải sinh hoạt của công nhân, sau khi qua bể tự hoại và thải trực tiếp ra môi trường, gây ô nhiễm môi trường cục bộ nhất là vào những khi trời mưa, dẫn đến phản ánh của người dân.

Phần II

KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2020

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Tiếp tục tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh; cụ thể hóa những nội dung, công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh trong năm 2020 theo Nghị quyết số 185/2015/NQ-HĐND ngày 11/12/2015 của HĐND tỉnh điều chỉnh, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 125/2008/NQ-HĐND ngày 05/12/2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thông qua Đề án bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 để tập trung thực hiện.

2. Thực hiện các chỉ tiêu Nghị quyết của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh về mục tiêu, nhiệm vụ năm 2020; xác định cụ thể công việc, phân công trách nhiệm và giải pháp thực hiện.

3. Kế hoạch phải được triển khai thực hiện kịp thời, đồng bộ; quá trình thực hiện phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, đồng thời theo dõi, tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện.

II. CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU

Trong năm 2020, tập trung hoàn thành các chỉ tiêu thuộc lĩnh vực môi trường theo Nghị Quyết số 14-NQ/TU ngày 10/01/2020 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa X), cụ thể như sau:

1. Thu gom và xử lý chất thải y tế đạt 100%; chất thải nguy hại đạt 100%; chất thải công nghiệp không nguy hại đạt 100%; chất thải rắn sinh hoạt đạt 100% trong đó, đảm bảo tỷ lệ chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt không quá 15%;

2. Tỷ lệ các khu công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn có trạm xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn môi trường đạt 100%; khu công nghiệp có nước thải ổn định lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động đạt 100%.

3. Giữ độ che phủ cây xanh đạt 52%; ổn định tỷ lệ che phủ rừng đạt 29,76%.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP VÀ PHÂN CÔNG THỰC HIỆN

1. Công tác xây dựng, ban hành các văn bản về quản lý bảo vệ môi trường

Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố Long Khánh và Biên Hòa: Tiếp tục tổ chức thực hiện Luật Bảo vệ môi trường 2014, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực bảo vệ môi trường do HĐND, UBND tỉnh ban hành không còn phù hợp để đề xuất bãi bỏ, bổ sung, sửa đổi phù hợp với các quy định mới về môi trường.

2. Công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về bảo vệ môi trường

Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thành phố Long Khánh và Biên Hòa: Triển khai các hoạt động hưởng ứng các tuần lễ bảo vệ môi trường và các ngày lễ kỷ niệm ngành tài nguyên môi trường; tiếp tục tổ chức hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường năm 2020 theo Chương trình Liên tịch được ký kết; triển khai thực hiện các dự án thành phần thuộc Dự án tổng thể về truyền thông nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường; tổ chức tập huấn, triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên; tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo tồn đa dạng và an toàn sinh học.

3. Bảo vệ môi trường các khu vực trọng điểm

a) Bảo vệ môi trường khu vực đô thị

- Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng tỉnh Đồng Nai chủ trì, phối hợp các Sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố Long Khánh và Biên Hòa đẩy nhanh triển khai các dự án thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải đô thị tại các khu vực có nguy cơ ngập úng; các dự án cải tạo kênh mương, đoạn sông suối đã bị ô nhiễm nặng chảy qua các đô thị, khu dân cư tập trung, và các dự án nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn.

- Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố Long Khánh và Biên Hòa thực hiện: Tham mưu UBND tỉnh xử lý việc di dời các cơ sở có quy mô báo cáo đánh giá tác động môi trường (Quyết định số 1631/QĐ-UBND ngày 04/06/2014 và Quyết định số 2572/QĐ- UBND ngày 12/8/2016 của UBND tỉnh Đồng Nai); tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát các khu xử lý nước thải, chất thải rắn tập trung tại các đô thị; thực hiện các dự án quan trắc môi trường nhằm cảnh báo cho người dân chất lượng môi trường sống và đề xuất các biện pháp khắc phục phù hợp.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố Long Khánh và Biên Hòa thực hiện thực hiện di dời các cơ sở chăn nuôi vào các khu vực chăn nuôi tập trung trên địa bàn các huyện.

- Sở Y tế chủ trì, phối hợp các Sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố Long Khánh và Biên Hòa:

+ Tăng cường phổ biến các quy định của Nhà nước và của ngành y tế cho các cơ sở y tế, kể cả cơ sở y tế tư nhân về công tác bảo vệ môi trường và xử lý chất thải y tế. Đồng thời, tăng cường kiểm tra việc xử lý chất thải y tế tại các cơ sở y tế tư nhân, thực hiện chuyển chất thải cho các đơn vị có chức năng để xử lý theo đúng quy định.

+ Các bệnh viện, trung tâm y tế thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng và duy trì hoạt động hệ thống xử lý nước thải theo quy định. Phối hợp các ban ngành giám sát chất lượng của các công trình xử lý chất thải tại các bệnh viện.

+ Phối hợp với Công ty Cổ phần Môi trường Sonadezi thực hiện xử lý chất thải rắn y tế trên địa bàn thành phố Biên Hòa, đảm bảo duy trì việc xử lý chất thải y tế đạt 100%.

b) Bảo vệ môi trường khu công nghiệp, cụm công nghiệp

- Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp Ban Quản lý các Khu công nghiệp, các sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố Long Khánh và Biên Hòa: Tổ chức kiểm tra, giám sát việc xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung của các KCN đang hoạt động; đôn đốc, kiểm tra việc đấu nối nước mưa, nước thải của các doanh nghiệp trong các KCN; tăng cường kiểm tra hoạt động thu gom, xử lý các loại chất thải phát sinh từ hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN; giám sát việc xây dựng hạ tầng thu gom, xử lý nước thải của các doanh nghiệp trong KCN.

- Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành phố Long Khánh và Biên Hòa giám sát, đôn đốc các chủ đầu tư cụm công nghiệp và các doanh nghiệp trong cụm công nghiệp hoàn thành lập thủ tục môi trường, đầu tư các hạng mục công trình xử lý chất thải theo quy định.

c) Bảo vệ môi trường nông thôn

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố Long Khánh và Biên Hòa:

- Tiếp tục đầu tư xây dựng các công trình cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn theo Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

- Tiếp tục thực hiện tốt Kế hoạch 97-KH/TU của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, trong đó tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2020.

- Nhân rộng các mô hình xử lý ô nhiễm môi trường tại các điểm phát sinh chất thải nguy hại ở các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp theo hướng GAP; kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất và kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón.

- Tiếp tục các biện pháp bảo vệ môi động vật hoang dã; xây dựng và tổ chức thực hiện tốt quy chế phối hợp quản lý bảo vệ rừng giữa các chủ rừng với chính quyền địa phương sở tại.

4. Công tác phòng ngừa, hạn chế và khắc phục ô nhiễm môi trường

a) Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố Long Khánh và Biên Hòa:

- Chịu trách nhiệm về chỉ tiêu thu gom và xử lý chất thải rắn nguy hại đạt 100%; chất thải rắn công nghiệp không nguy hại đạt 100%; đôn đốc để đưa vào vận hành các công trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt của các khu xử lý theo quy hoạch, đảm bảo tỷ lệ chôn lấp không quá 15%; tổ chức kiểm tra, theo dõi chất lượng nước thải các hệ thống xử lý tập trung của KCN đảm bảo 100% các KCN đang hoạt động trên địa bàn có trạm xử lý nước thải tập trung đạt chuẩn môi trường và 100% khu công nghiệp có nước thải ổn định được lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động.

- Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 185/2015/NQ-HĐND ngày 11/12/2015 của HĐND tỉnh điều chỉnh bổ sung Nghị quyết số 125/2008/NQ-HĐND thông qua Đề án bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.

- Tiếp tục thực hiện trách nhiệm của Sở Tài nguyên và môi trường theo Quyết định số 18/2018/QĐ-UBND ngày 26/3/2018 của UBND tỉnh Đồng Nai về quy chế phối hợp trong công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

- Tiếp tục tổ chức các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường năm 2020 gắn với phong trào toàn dân tham gia bảo vệ môi trường; đồng thời tiếp tục triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Chương trình liên tịch giai đoạn 2016 - 2020 và đánh giá tổng kết việc thực hiện chương trình

- Hướng dẫn UBND các huyện, thành phố Long Khánh và Biên Hòa triển khai thực hiện Đề án tổng thể phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016 - 2020, giám sát các huyện thực hiện bố trí các điểm thu hồi thí điểm chất thải nguy hại trong chất thải sinh hoạt tại các xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới phù hợp quy định. Tổ chức đánh giá tổng kết kết quả thực hiện “Đề án tổng thể phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2016 - 2020”.

- Triển khai thực hiện và lập báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Đồng Nai, giai đoạn 2016 - 2020 trình UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt và báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Tiếp tục rà soát các đơn vị sản xuất kinh doanh có lưu lượng nguồn thải lớn (nước thải, khí thải) yêu cầu lắp đặt trạm quan trắc môi trường tự động, kết nối dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường để theo dõi, giám sát theo quy định.

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường; xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở có khả năng phát sinh ô nhiễm môi trường.

- Thống kê và cập nhật dữ liệu nguồn thải các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn tỉnh. Kiểm tra, giám sát việc khắc phục cơ bản ô nhiễm môi trường tại các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.

- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quan trắc chất lượng môi trường trên địa bàn tỉnh và đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả. Điều chỉnh, bổ sung mạng lưới quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh; đánh giá tổng hợp về chất lượng nguồn nước sông suối trên địa bàn tỉnh; vận hành các trạm quan trắc tự động liên tục nước mặt, không khí và nước thải trên địa bàn tỉnh.

- Thực hiện chặt chẽ, đúng quy định về thẩm định, phê duyệt các thủ tục môi trường; Tổ chức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp theo Nghị định số 154/2016/NĐ-CP của Chính phủ và hỗ trợ cho vay với lãi suất ưu đãi từ nguồn vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường đối với các dự án ưu tiên; kiểm tra và thu hồi nợ gốc, lãi vay đúng thời gian.

- Tiếp tục phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tiến hành kiểm tra việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại của các đơn vị được cấp phép thu gom, xử lý chất thải nguy hại liên tỉnh hoạt động trên địa bàn tỉnh.

- Tiếp tục phối hợp với UBND thành phố Biên Hòa trong việc thực hiện di dời, tái định cư khu vực khu phố 5, phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa để bàn giao mặt bằng cho Bộ Quốc phòng tiến hành công tác xử lý ô nhiễm dioxin.

- Tiếp tục triển khai thực hiện tốt quy chế phối hợp về bảo vệ môi trường, tài nguyên nước, khoáng sản với các tỉnh giáp ranh đã thực hiện ký kết.

- Thực hiện thu thập dữ liệu, đánh giá hiện trạng, lập đề cương dự án kiểm kê, cập nhật tài nguyên đa dạng sinh học, xây dựng mạng lưới quan trắc đa dạng sinh học tỉnh đồng Nai; đồng thời tiếp tục thực hiện tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo tồn đa dạng sinh học và an toàn sinh học.

- Hướng dẫn, kiểm tra việc bảo tồn đa dạng sinh học tại các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và việc thực hiện bảo tồn loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ không bao gồm giống cây trồng, giống vật nuôi trên địa bàn tỉnh; thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học theo sự phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Thực hiện chương trình, mục tiêu ứng phó biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh; Xây dựng, cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; Đánh giá khí hậu Đồng Nai.

- Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong khai thác, sử dụng tài nguyên:

+ Tổ chức thực hiện dự án Lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai theo đề cương đã được phê duyệt.

+ Tiếp tục thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 14-CT/TU của Tỉnh ủy về tăng cường công tác quản lý khoáng sản trên địa bàn tỉnh, trong đó: Tăng cường kiểm tra, giám sát việc cải tạo phục hồi môi trường đối với các dự án khai thác khoáng sản nhằm kịp thời chấn chỉnh, ngăn chặn các hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường để ngăn ngừa, hạn chế tác động đến môi trường; thực hiện rà soát, điều chỉnh, bổ sung các khu vực quy hoạch khoáng sản để thực hiện quy hoạch khoáng sản giai đoạn 2020 - 2030 trình HĐND tỉnh thông qua. Giám sát, theo dõi việc thực hiện các giải pháp về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động khai thác khoáng sản tại 32 mỏ đá trên địa bàn tỉnh.

b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố Long Khánh và Biên Hòa:

- Chịu trách nhiệm về chỉ tiêu độ che phủ cây xanh đạt 52% và ổn định tỷ lệ che phủ rừng đạt 29,76%.

- Tuyên truyền, kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất và kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón trên địa bàn tỉnh.

- Tăng cường theo dõi dịch bệnh trên gia cầm, gia súc và thủy sản để kịp thời cảnh báo, khuyến cáo cho người dân.

- Nhân rộng mô hình phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý giảm thiểu chất thải nguy hại từ các cơ sở kinh doanh, các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp theo hướng GAP và các xã nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng nội dung, đồng thời phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức các lớp tập huấn tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về môi trường nông nghiệp, lâm nghiệp đến cán bộ công nhân viên ngành nông nghiệp, các cơ sở, hộ gia đình, cá nhân hoạt động trong ngành nông nghiệp.

- Thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống cháy rừng, nhất là rừng đầu nguồn xung yếu và rừng phòng hộ; tăng cường công tác bảo vệ Khu Dự trữ sinh quyển Đồng Nai; tăng cường việc trồng rừng và giữ mức độ che phủ của rừng nhằm đảm bảo việc giữ nước, tiêu thoát nước, chống xói mòn, sạt lở.

- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh có điều kiện thành lập trung tâm cứu hộ các loài động thực vật rừng, góp phần phát triển thêm nhiều loài động vật hoang dã đang có nguy cơ tuyệt chủng.

- Vận động các trang trại đang nuôi động vật hoang dã với số lượng lớn hàng năm hiến tặng cho các trung tâm cứu hộ, trung tâm nghiên cứu khoa học từ 02 cá thể trở lên để có phương pháp đưa loài này trở lại rừng.

c) Sở Công Thương: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát về hóa chất và bảo vệ môi trường ngành công thương; giám sát các hoạt động diễn tập ứng phó sự cố hóa chất các doanh nghiệp; thực hiện trách nhiệm theo Quyết định số 18/2018/QĐ-UBND ngày 26/3/2018 của UBND tỉnh Đồng Nai về quy chế phối hợp trong công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh; tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh; giám sát, đôn đốc các chủ đầu tư cụm công nghiệp và các doanh nghiệp trong cụm công nghiệp hoàn thành lập thủ tục môi trường, đầu tư các hạng mục công trình xử lý chất thải theo quy định.

d) Sở Y tế: Chịu trách nhiệm về chỉ tiêu thu gom và xử lý chất thải rắn y tế đạt 100%; tăng cường kiểm tra việc xử lý chất thải y tế của các cơ sở y tế theo đúng quy định; theo dõi, giám sát, đánh giá và chịu trách nhiệm về các chỉ tiêu thu gom, xử lý chất thải y tế.

đ) Sở Xây dựng:

- Tham mưu UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quy hoạch và thực hiện xây dựng theo quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh.

- Chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan hướng dẫn, thẩm định thiết kế cơ sở và cấp giấy phép xây dựng và quản lý các hoạt động xây dựng tại các khu xử lý chất thải rắn.

- Chủ trì, hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các hoạt động xây dựng kết cấu hạ tầng cấp nước, thoát nước và nước thải đô thị.

- Chủ trì, tổ chức phối hợp với các Sở, ban, ngành và đơn vị có liên quan xây dựng, trình UBND tỉnh ban hành đơn giá dịch vụ công ích, xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh.

- Triển khai hướng dẫn và tổ chức kiểm tra việc thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định bảo vệ môi trường về quản lý chất thải rắn do Bộ Xây dựng ban hành, nhất là việc đảm bảo khoảng cách an toàn về môi trường của các khu xử lý chất thải trên địa bàn tỉnh.

e) Sở Giao thông Vận tải: Chủ trì hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường đối với hoạt động xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông và hoạt động giao thông vận tải; phối hợp quản lý chặt chẽ các phương tiện giao thông đường thủy đảm bảo môi trường, nguồn nước; tuyên truyền các trên các phương tiện giao thông công cộng việc phân loại chất thải tại nguồn, hạn chế việc xả thải chất thải rắn trên phương tiện xuống đường giao thông.

g) Sở Khoa học và Công nghệ: Triển khai đề tài, dự án thuộc chương trình “Tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường năm 2020”, đồng thời, tổ chức kiểm tra, đánh giá, thẩm định công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp đảm bảo công nghệ thân thiện với môi trường.

h) Sở Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì, phối hợp cùng các sở, ban, ngành liên quan tiếp tục đưa nội dung giáo dục môi trường vào chương trình giáo dục cấp phổ thông, cấp tiểu học.

i) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Chủ trì tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn việc thực hiện bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch.

k) Sở Thông tin Truyền thông: Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường qua công tác báo chí, xuất bản, phát thanh, truyền hình.

l) Sở Kế hoạch và Đầu tư: Tham mưu UBND tỉnh phân bổ nguồn vốn đầu tư cho các dự án liên quan đến công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

m) Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố Long Khánh và Biên Hòa bố trí nguồn kinh phí phù hợp, đảm bảo việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong từng năm; chủ trì, xây dựng đơn giá dịch vụ chất thải rắn, phí vệ sinh môi trường của chất thải rắn thông thường.

n) Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai:

- Phối hợp với Ban Quản lý các KCN, Sở Khoa học và Công nghệ, Công an tỉnh và các Sở, ban, ngành chức năng thẩm định công nghệ sản xuất các dự án đầu tư của doanh nghiệp FDI, đảm bảo công nghệ sử dụng là công nghệ cao, tiên tiến, hiện đại, đảm bảo môi trường, loại bỏ các dự án sử dụng công nghệ lạc hậu, công nghệ ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe.

- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc quản lý phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất (định kỳ hàng quý, chia sẻ thông tin về khối lượng, chủng loại phế liệu nhập khẩu; tình hình phế liệu không đáp ứng điều kiện nhập khẩu về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp báo cáo).

o) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, đơn vị quản lý, sử dụng vốn để thực hiện các dự án thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải đô thị; các dự án nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến kết thúc xây dựng, đưa dự án vào khai thác sử dụng bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật.

p) Ban Quản lý các KCN tỉnh: thực hiện trách nhiệm của Ban Quản lý các KCN tỉnh Đồng Nai theo Quyết định số 18/2018/QĐ-UBND ngày 26/3/2018 của UBND tỉnh Đồng Nai về quy chế phối hợp trong công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh và Quyết định số 780/QĐ-UBND ngày 16/3/2020 về việc ủy quyền thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án nằm trong khu công nghiệp

q) UBND các huyện, thành phố Long Khánh và Biên Hòa:

- Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường trên địa bàn.

- Chịu trách nhiệm về chỉ tiêu thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Thực hiện chặt chẽ, đúng quy định về xác nhận các thủ tục môi trường thuộc thẩm quyền; tiếp tục tổ chức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý các hành vi gây ô nhiễm môi trường đối với các dự án thuộc thẩm quyền quản lý.

- Tiếp tục thực hiện trách nhiệm được phân công theo Quyết định số 18/2018/QĐ-UBND ngày 26/3/2018 của UBND tỉnh Đồng Nai về quy chế phối hợp trong công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh

- Phối hợp với các Sở, ban, ngành đẩy mạnh công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường và chủ trì triển khai thực hiện các dự án có liên quan về công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn; chủ động tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng vùng dân tộc thiểu số về tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động tuyên truyền; đồng thời, khuyến khích xây dựng các khu dân cư văn hóa, cơ quan văn hóa, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa đạt tiêu chí “Xanh, sạch, đẹp, an toàn”.

- Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án tổng thể phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016 - 2020 và đánh giá kết quả thực hiện; quy hoạch các điểm trung chuyển và tập kết chất thải đảm bảo các điều kiện về vệ sinh môi trường, tiếp tục thực hiện tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về công tác phân loại chất thải rắn tại nguồn, xây dựng kế hoạch thực hiện phong trào thi đua “Hành động để giảm thiểu ô nhiễm nhựa và ni lông”, bố trí các điểm thu hồi thí điểm chất thải nguy hại trong chất thải sinh hoạt tại các xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

- Tổ chức đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện Đề án bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 và Chương trình Bảo vệ môi trường tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016 - 2020.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Long Khánh và Biên Hòa căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ và phạm vi quản lý được phân công tại Đề án bảo vệ môi trường giai đoạn 2016 - 2020 và Kế hoạch này tổ chức triển khai thực hiện tại địa phương, đơn vị.

2. Căn cứ kế hoạch, các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố Long Khánh và Biên Hòa có trách nhiệm xây dựng kế hoạch cụ thể bảo vệ môi trường năm 2020 và chủ động xây dựng các chương trình, đề án, dự án đã được phân công tại địa phương.

3. Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố Long Khánh và Biên Hòa có trách nhiệm đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh năm 2020 về UBND tỉnh, đồng gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để theo dõi, tổng hợp.

4. Sở Tài nguyên và Môi trường giúp UBND tỉnh làm đầu mối theo dõi, đôn đốc thực hiện Kế hoạch này và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện cho UBND tỉnh, HĐND tỉnh.

Trên đây là Kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2020 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố Long Khánh và thành phố Biên Hòa căn cứ nội dung kế hoạch triển khai thực hiện./.

(Đính kèm: Phụ lục danh mục nhiệm vụ, dự án bảo vệ môi trường năm 2020)./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường (b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (b/c);
- Ủy ban MTTQVN tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- UBND các huyện, TX. Long Khánh, TP Biên Hòa;
- Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Nai, Báo
Đồng Nai, Báo Lao động Đồng Nai;
- Chánh, Phó Văn phòng UBND tỉnh;
- Lưu: VT, THNC, KTN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Võ Văn Chánh

 

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 3870/KH-UBND về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2020

  • Số hiệu: 3870/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 07/04/2020
  • Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai
  • Người ký: Võ Văn Chánh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản