Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 63/KH-UBND | Yên Bái, ngày 12 tháng 3 năm 2020 |
Căn cứ Quyết định số 100/QĐ-TTg ngày 19 tháng 01 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc; Công văn số 1735/BKHCN-TĐC ngày 14 tháng 6 năm 2019 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc triển khai Đề án truy xuất nguồn gốc.
Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 100/QĐ-TTg ngày 19 tháng 01 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc trên địa bàn tỉnh Yên Bái, với những nội dung sau:
1. Mục đích
- Triển khai áp dụng Hệ thống truy xuất nguồn gốc đối với các sản phẩm hàng hóa chủ lực trên địa bàn tỉnh Yên Bái nhằm đẩy mạnh hoạt động truy xuất nguồn gốc và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước, bảo đảm chất lượng, tính an toàn của sản phẩm, hàng hóa.
- Nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp về truy xuất nguồn gốc thông qua việc đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, đào tạo cho các bên liên quan.
- Đảm bảo công khai, minh bạch các thông tin truy xuất nguồn gốc của sản phẩm, hàng hóa trên thị trường, cung cấp thông tin, kiến thức thiết yếu về truy xuất nguồn gốc.
2. Yêu cầu: Hoạt động truy xuất nguồn gốc các sản phẩm hàng hóa trên địa bàn tỉnh phải đảm bảo tính khách quan, trung thực, đúng yêu cầu quy định.
1. Giai đoạn từ năm 2020-2025
- Truy xuất nguồn gốc ít nhất được 10 nhóm sản phẩm nông lâm thủy sản, thực phẩm chủ lực và đặc sản của tỉnh; 05 nhóm sản phẩm đăng ký sử dụng mã số, mã vạch, thẻ, tem truy xuất nguồn gốc;
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa của tỉnh và kết nối tham gia áp dụng Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia tối thiểu 10 nhóm sản phẩm, hàng hóa.
2. Giai đoạn từ năm 2025-2030
- Truy xuất được nguồn gốc ít nhất 20 nhóm sản phẩm, hàng hóa chủ lực, các đặc sản của tỉnh dựa trên ứng dụng thông tin điện tử sử dụng mã QR (công cụ truy xuất nguồn gốc); mã số - mã vạch.
- Tối thiểu 20 % các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sử dụng mã số, mã vạch trên địa bàn tỉnh có hệ thống truy xuất nguồn gốc và thực hiện kết nối cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa quốc gia.
- Hàng năm phối hợp với các đơn vị đủ điều kiện, năng lực để tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về hoạt động truy xuất nguồn gốc cho các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức và cá nhân có nhu cầu trên địa bàn tỉnh; nhằm nâng cao nhận thức về lợi ích của việc minh bạch thông tin, truy xuất nguồn gốc bằng mã số, mã vạch, mã QR; đồng thời hướng dẫn người sản xuất, kinh doanh thông báo những thông tin cơ bản về sản phẩm, cơ sở sản xuất, chế biến; quy trình hoạt động lên hệ thống thông tin điện tử truy xuất nguồn gốc;
- Tổ chức hội nghị phổ biến các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, các tài liệu hướng dẫn đến các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ giải pháp trong việc xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc, in ấn, phát hành, quản lý và sử dụng thẻ truy xuất nguồn gốc;
- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người sản xuất, doanh nghiệp thực hiện quy trình truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; Đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc ứng dụng thông tin điện tử truy xuất nguồn gốc nông lâm thủy sản, thực phẩm để người tiêu dùng từng bước thay đổi nhận thức và có ý thức hơn trong thói quen mua sắm.
2. Triển khai, ứng dụng hệ thống truy xuất nguồn
- Khảo sát, tư vấn, hướng dẫn xây dựng cơ sở dữ liệu sản phẩm hàng hóa để tham gia hệ thống truy xuất nguồn gốc, ứng dụng mã số, mã vạch tại doanh nghiệp dựa trên ứng dụng thông tin điện tử sử dụng mã QR và công nghệ mã số mã vạch;
- Hỗ trợ xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn cơ sở, quy chuẩn kỹ thuật địa phương về truy xuất nguồn gốc phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia và tài liệu hướng dẫn áp dụng cho từng nhóm sản phẩm cụ thể;
- Tổ chức triển khai thí điểm áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa đối với nhóm sản phẩm, hàng hóa nông lâm thủy sản, thực phẩm trong tỉnh theo yêu cầu của các cơ quan liên quan và theo nhu cầu của doanh nghiệp.
3. Nghiên cứu áp dụng các công nghệ mới để nâng cao hiệu quả hoạt động truy xuất nguồn gốc
- Hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân xây dựng chuỗi sản xuất, cung ứng sản phẩm nông, lâm, thủy sản, thực phẩm an toàn có ứng dụng hệ thống thông tin điện tử truy xuất nguồn gốc kết nối với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia phục vụ nghiên cứu và phát triển công nghệ.
- Nghiên cứu áp dụng phần mềm, công nghệ mới phù hợp, tối ưu nhất trong việc xây dựng, triển khai, ứng dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc tại tỉnh.
4. Thiết lập, vận hành Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
Xây dựng cơ sở dữ liệu về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa của tỉnh để phục vụ việc cung cấp thông tin về nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trên cơ sở kết nối với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia.
(Nội dung chi tiết tại phụ lục kèm theo)
1. Kinh phí thực hiện từ các nguồn: Ngân sách nhà nước, vốn của doanh nghiệp và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Hàng năm, căn cứ vào nội dung Kế hoạch được phê duyệt, Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm lập dự toán gửi Sở Tài chính thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
- Là cơ quan thường trực giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về hoạt động truy xuất nguồn gốc, chủ trì xây dựng kế hoạch và triển khai các nội dung của Kế hoạch;
- Hướng dẫn triển khai các giải pháp kỹ thuật nhằm bảo đảm khả năng tương tác, trao đổi, kết nối dữ liệu truy xuất với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Danh mục sản phẩm, nhóm sản phẩm trọng điểm ưu tiên để triển khai truy xuất nguồn gốc tại địa phương, ưu tiên thị trường xuất khẩu và yêu cầu vệ sinh, an toàn;
- Hướng dẫn triển khai áp dụng và phổ biến các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn quốc gia về hệ thống truy xuất nguồn gốc tại địa phương;
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan triển khai kế hoạch; Hướng dẫn thực hiện các văn bản, quy định của pháp luật nhằm hỗ trợ đăng ký mã số, mã vạch, duy trì, phát triển hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã QR truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh; tổng hợp báo cáo định kỳ hàng năm về tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng và triển khai Kế hoạch duy trì, phát triển hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã QR truy xuất nguồn gốc nông lâm thủy sản, thực phẩm trên địa bàn tỉnh;
- Hướng dẫn các cơ sở xây dựng dữ liệu truy xuất nguồn gốc nông lâm thủy sản, thực phẩm đúng quy định. Kiểm tra, truy xuất nguồn gốc với sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm đúng quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Theo dõi, đôn đốc các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, đơn vị triển khai, tổng hợp kết quả thực hiện, đề xuất giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện truy xuất nguồn gốc nông lâm thủy sản, thực phẩm bằng mã QR.
- Xây dựng và triển khai Kế hoạch duy trì, phát triển hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã QR truy xuất nguồn gốc nông sản thực phẩm tại chợ đầu mối, bán buôn, siêu thị, cửa hàng kinh doanh tổng hợp thuộc thẩm quyền quản lý;
- Cập nhật, cung cấp danh sách và thông tin các cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý; giới thiệu các đơn vị sản xuất, kinh doanh có uy tín tham gia thí điểm xây dựng hệ thống quản lý, truy xuất nguồn gốc bằng mã QR;
- Tăng cường tổ chức tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn các đơn vị quản lý thực hiện công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh đối với các danh mục hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý;
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng các giải pháp trong truy xuất nguồn gốc hàng hóa nông, lâm, thủy sản; nghiên cứu, đề xuất giải quyết các khó khăn, bất cập trong lĩnh vực quản lý ngành.
- Chỉ đạo các phòng, các đơn vị quản lý trực thuộc tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh các nhóm sản phẩm, hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của ngành Y tế trên địa bàn tỉnh; giới thiệu các cơ sở sản xuất, kinh doanh có uy tín tham gia thí điểm xây dựng hệ thống quản lý, truy xuất nguồn gốc;
- Tăng cường triển khai ứng dụng công nghệ thông tin kết nối các cơ sở cung ứng thuốc, đồng thời triển khai hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã QR để truy xuất nguồn gốc thuốc chữa bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc thuộc thẩm quyền quản lý;
- Kiểm tra, giám sát, truy xuất nguồn gốc và xử lý vi phạm đối với sản phẩm không đảm bảo an toàn do các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp luật.
5. Sở Thông tin và truyền thông
- Tham mưu giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin nhằm quản lý, kết nối vào hệ thống công nghệ thông tin của tỉnh và Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia;
- Hướng dẫn các cơ quan truyền thông tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về công tác truy xuất nguồn gốc bằng nhiều hình thức thiết thực, hiệu quả;
- Chủ trì, phối hợp các Sở, ngành liên quan xem xét đánh giá và đề xuất giải pháp nhằm triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối, bố trí kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định hiện hành có liên quan trên tinh thần tiết kiệm, hiệu quả và phù hợp với khả năng ngân sách của địa phương.
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và Sở khoa học và Công nghệ tổng hợp, cân đối đảm bảo các nguồn vốn được Ủy ban nhân dân tỉnh giao quản lý để thực hiện kế hoạch.
- Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ và các đơn vị liên quan quản lý, giám sát và xử lý vi phạm trong hoạt động truy xuất nguồn gốc đối với những sản phẩm, hàng hóa thuộc thẩm quyền;
- Tuyên truyền, phổ biến các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch đến các doanh nghiệp thuộc ngành, lĩnh vực quản lý để tham gia thực hiện;
- Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch.
9. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
Chỉ đạo đơn vị chức năng xây dựng, triển khai thực hiện Kế hoạch trên địa bàn quản lý và phối hợp các sở, ngành tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý kịp thời các vi phạm về điều kiện an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 100/QĐ-TTg ngày 19 tháng 01 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc phản ánh về Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh cho phù hợp./.
| KT. CHỦ TỊCH |
NỘI DUNG KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 100/QĐ-TTG NGÀY 19/01/2019 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ PHÊ DUYỆT “ĐỀ ÁN TRIỂN KHAI, ÁP DỤNG VÀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG TRUY XUẤT NGUỒN GỐC” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 63/KH-UBND ngày 12 tháng 3 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái)
STT | Nội dung, nhiệm vụ | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp thực hiện | Thời gian thực hiện |
I | CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, HƯỚNG DẪN VỀ ÁP DỤNG HỆ THỐNG TRUY XUẤT NGUỒN GỐC | |||
1 | Tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng các quy định của pháp luật về truy xuất nguồn gốc và các nội dung liên quan. | Sở Khoa học và Công nghệ | Các cơ quan QLNN, tổ chức, cá nhân | Hằng năm |
2 | Tổ chức hội nghị, hội thảo về truy xuất nguồn gốc | Sở Khoa học và Công nghệ | Các cơ quan QLNN, tổ chức, cá nhân | Hằng năm |
II | TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ KẾ HOẠCH | |||
1 | Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, hỗ trợ áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc trong sản xuất, kinh doanh | |||
| Định kỳ rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc . | Sở Khoa học và Công nghệ | Các cơ quan QLNN, tổ chức, cá nhân | Hằng năm |
2 | Xây dựng, triển khai, ứng dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc | |||
a) | Phổ biến tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tài liệu về áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc tới các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân. | Sở Khoa học và Công nghệ | Các cơ quan QLNN, tổ chức, cá nhân | Hằng năm |
b) | Tổ chức triển khai thí điểm áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa đối với một số sản phẩm nông lâm thủy sản, thực phẩm chủ lực và đặc sản của tỉnh. Giai đoạn 2020-2025: ít nhất có 10 nhóm sản phẩm được triển khai thí điểm. Giai đoạn 2025-2030: ít nhất có 20 nhóm sản phẩm được triển khai thí điểm. | Sở Khoa học và Công nghệ | Các cơ quan QLNN, tổ chức, cá nhân | Đến năm 2025 |
c) | Hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đăng ký sử dụng mã số, mã vạch, thẻ, tem truy xuất nguồn gốc: ít nhất 05 nhóm sản phẩm được triển khai thí điểm. | Sở Khoa học và Công nghệ | Các cơ quan QLNN, tổ chức, cá nhân | Đến năm 2025 |
3 | Nghiên cứu áp dụng các công nghệ mới để nâng cao hiệu quả hoạt động truy xuất nguồn gốc | |||
a) | Triển khai các đề tài, dự án, nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ đẩy mạnh hoạt động áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc. | Sở Khoa học và Công nghệ | Các cơ quan QLNN, tổ chức, cá nhân | Hằng năm |
b) | Hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kết nối Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia phục vụ nghiên cứu và phát triển công nghệ, giải pháp ứng dụng trong truy xuất nguồn gốc. | Sở Khoa học và Công nghệ | Các cơ quan QLNN, tổ chức, cá nhân | Hằng năm |
4 | Xây dựng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh. | |||
| Xây dựng cơ sở dữ liệu về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa của tỉnh và kết nối dữ liệu với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia. - Giai đoạn 2020-2025: Tối thiểu 10 nhóm sản phẩm, hàng hóa - Giai đoạn 2025-2030: Ít nhất 20 nhóm sản phẩm, hàng hóa | Sở Khoa học và Công nghệ | Các đơn vị liên quan | Đến năm 2030 |
- 1Kế hoạch 32/KH-UBND năm 2020 về triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2020-2025
- 2Quyết định 3360/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch thực hiện Đề án “Triển khai, áp dụng, quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc” trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 3Kế hoạch 49/KH-UBND năm 2020 về triển khai Đề án “Triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2020"
- 4Quyết định 457/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch thực hiện Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 5Kế hoạch 18/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 6Kế hoạch 1492/KH-UBND năm 2020 về triển khai, áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc; mã số mã vạch, ghi nhãn hàng hóa và công bố tiêu chuẩn chất lượng cho các sản phẩm nông lâm thủy sản, thực phẩm trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, giai đoạn 2020-2025
- 7Kế hoạch 92/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Quyết định 100/QĐ-TTg về phê duyệt "Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc" trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 1Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2Quyết định 100/QĐ-TTg năm 2019 về phê duyệt Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Kế hoạch 32/KH-UBND năm 2020 về triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2020-2025
- 4Quyết định 3360/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch thực hiện Đề án “Triển khai, áp dụng, quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc” trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 5Kế hoạch 49/KH-UBND năm 2020 về triển khai Đề án “Triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2020"
- 6Quyết định 457/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch thực hiện Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 7Kế hoạch 18/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 8Kế hoạch 1492/KH-UBND năm 2020 về triển khai, áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc; mã số mã vạch, ghi nhãn hàng hóa và công bố tiêu chuẩn chất lượng cho các sản phẩm nông lâm thủy sản, thực phẩm trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, giai đoạn 2020-2025
- 9Kế hoạch 92/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Quyết định 100/QĐ-TTg về phê duyệt "Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc" trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Kế hoạch 63/KH-UBND năm 2020 thực hiện Quyết định 100/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- Số hiệu: 63/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 12/03/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Yên Bái
- Người ký: Nguyễn Văn Khánh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra