ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5728/KH-UBND | Lâm Đồng, ngày 06 tháng 9 năm 2019 |
Triển khai Quyết định số 1436/QĐ-TTg ngày 29/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017 - 2025” (sau đây viết tắt là Đề án);
Căn cứ văn bản số 428/BGDĐT-CSVC ngày 30/01/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện Đề án, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án (sau đây viết tắt là Kế hoạch) với các nội dung chủ yếu như sau:
1. Mục tiêu chung
Bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị trường học để thực hiện chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông theo lộ trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa; thay thế các phòng học tạm thời, phòng học bán kiên cố đang xuống cấp hoặc hết niên hạn sử dụng; xây dựng bổ sung các phòng chức năng phục vụ cho học tập; mua sắm bổ sung thiết bị dạy học tối thiểu, thiết bị phòng học ngoại ngữ, tin học; đáp ứng điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở cấp học mầm non và triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới theo lộ trình và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Giai đoạn 2017-2020:
- Đối với giáo dục mầm non
+ Kiên cố hóa trường, lớp học: Đầu tư xây dựng 53 phòng học thay thế các phòng học tạm thời; phòng học bán kiên cố đã hết niên hạn sử dụng, phòng học nhờ, mượn.
+ Xây dựng bổ sung, thay thế: 348 phòng học; 78 phòng giáo dục thể chất; 76 phòng giáo dục nghệ thuật; 75 nhà bếp; 84 nhà kho.
+ Mua sắm bổ sung: 711 bộ thiết bị dạy học tối thiểu và 797 bộ thiết bị đồ chơi ngoài trời theo chương trình.
- Đối với giáo dục tiểu học
+ Kiên cố hóa trường, lớp học: Đầu tư xây dựng 63 phòng học thay thế các phòng học tạm thời; phòng học bán kiên cố đã hết niên hạn sử dụng, phòng học nhờ, mượn.
+ Xây dựng bổ sung, thay thế: 775 phòng học; 137 phòng giáo dục thể chất; 144 phòng giáo dục nghệ thuật; 116 phòng tin học; 127 phòng ngoại ngữ; 116 phòng thiết bị giáo dục; 58 phòng hỗ trợ giáo dục khuyết tật học hòa nhập; 105 phòng thư viện.
+ Mua sắm bổ sung: 567 bộ thiết bị dạy học tối thiểu khối lớp 1; 579 bộ thiết bị dạy học tối thiểu khối lớp 2; 9.775 bộ bàn ghế hai chỗ ngồi; 4.518 bộ máy tính; 171 bộ thiết bị phòng học ngoại ngữ.
- Đối với giáo dục trung học cơ sở
+ Xây dựng bổ sung, thay thế: 296 phòng học bộ môn; 186 phòng chuẩn bị; 74 phòng thư viện.
+ Mua sắm bổ sung, thay thế: 359 bộ thiết bị dạy học tối thiểu khối lớp 6; 307 bộ thiết bị phòng học bộ môn; 6.883 bộ bàn ghế 2 chỗ ngồi; 3.962 bộ máy tính; 111 bộ thiết bị phòng học ngoại ngữ.
- Đối với giáo dục trung học phổ thông:
+ Xây dựng bổ sung, thay thế: 60 phòng học bộ môn; 36 phòng chuẩn bị; 15 phòng thư viện.
+ Mua sắm bổ sung: 75 bộ thiết bị phòng học bộ môn; 4.180 bộ bàn ghế 2 chỗ ngồi; 1.780 bộ máy tính; 16 bộ thiết bị phòng học ngoại ngữ.
b) Giai đoạn 2021-2025:
- Tiếp tục thực hiện chương trình kiên cố hóa trường, lớp học, đầu tư xây dựng số phòng học còn lại thay thế các phòng học bán kiên cố đã hết niên hạn sử dụng, đang xuống cấp, cần xây dựng lại;
- Phấn đấu xây dựng bổ sung đủ số phòng học đạt chuẩn 1 lớp/1 phòng cấp mầm non và tiểu học; đủ số phòng phục vụ học tập, phòng bộ môn và thư viện;
- Mua sắm bổ sung đủ thiết bị dạy học tối thiểu cho giáo dục mầm non và phổ thông; trong đó, ưu tiên lớp 3, lớp 4, lớp 5, lớp 7, lớp 8, lớp 9, lớp 10, lớp 11 và lớp 12 theo lộ trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa.
1. Rà soát, đánh giá thực trạng, xác định nhu cầu về cơ sở vật chất
UBND các huyện, thành phố, các cơ quan quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục tổ chức rà soát, đánh giá thực trạng cơ sở vật chất hiện có của các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông; trên cơ sở đó, xác định nhu cầu xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, với mục tiêu ưu tiên các hạng mục công trình: phòng học, thư viện, nhà vệ sinh, nhà ăn, phòng ở cho học sinh nội trú, học sinh bán trú và đặc biệt chú trọng các vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số.
2. Quản lý, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất hiện có
UBND các huyện, thành phố, cơ quan quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục rà soát, điều chỉnh, bố trí, sắp xếp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất hiện có của các cơ sở giáo dục; kiểm tra và giám sát việc lập kế hoạch, tổ chức quản lý sử dụng, sửa chữa và bảo quản cơ sở vật chất ở các cơ sở giáo dục để đảm bảo khai thác và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
3. Thực hiện tốt quy hoạch mạng lưới trường, lớp học
a) Quy hoạch mạng lưới trường học đến năm 2020 của 12 huyện, thành phố đã được UBND tỉnh phê duyệt phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và quy mô phát triển giáo dục của các địa phương, đáp ứng nhu cầu học tập và nâng cao dân trí của nhân dân. Trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch, các huyện, thành phố cần thường xuyên rà soát, đề nghị sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tiễn.
b) Tiếp tục triển khai Kế hoạch số 49-KH/TU ngày 16/4/2018 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập”.
c) Bảo đảm quỹ đất xây dựng cơ sở giáo dục phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường, lớp học, đảm bảo hiệu quả đầu tư lâu dài, cụ thể:
- Giáo dục mầm non: khu vực đô thị: 8 m2/trẻ; khu vực nông thôn, miền núi: 12 m2/trẻ.
- Giáo dục tiểu học, trung học: khu vực đô thị: 6 m2/học sinh; khu vực nông thôn, miền núi: 10 m2/học sinh.
4. Tăng cường nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất cho trường học
a) Cân đối, bố trí phù hợp nguồn vốn ngân sách địa phương đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục; lồng ghép hỗ trợ thực hiện Kế hoạch thông qua chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu của ngành giáo dục và các chương trình, dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; cân đối, bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương đáp ứng thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch.
b) Tổng hợp, cân đối các nguồn vốn ngân sách trung ương hỗ trợ địa phương thực hiện Kế hoạch, ưu tiên đầu tư cấp học mầm non, tiểu học và bảo đảm thiết bị tối thiểu theo lộ trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa; ưu tiên các huyện có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nhất là các địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số.
c) Huy động tối đa mọi nguồn lực, đẩy mạnh công tác xã hội hóa; huy động các nguồn vốn trong dân cư, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tài trợ, góp vốn xây dựng, hiến đất, cho vay vốn đầu tư.
d) Phát triển các cơ sở giáo dục ngoài công lập góp phần giải quyết nhu cầu về đầu tư cơ sở vật chất các trường học.
Nguồn vốn ngân sách nhà nước, các chương trình, dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; nguồn vốn xã hội hóa và các nguồn vốn hợp pháp khác.
1. Cơ cấu nguồn vốn thực hiện giai đoạn 2017-2020
a) Nguồn vốn ngân sách Trung ương (Trái phiếu Chính phủ, các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu giáo dục vùng núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn,....) theo các chương trình, dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt chiếm khoảng 6,2%
b) Nguồn vốn ngân sách địa phương (ngân sách tỉnh, huyện) theo các chương trình, dự án và dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt chiếm khoảng 91,5%.
c) Nguồn xã hội hóa và các nguồn hợp pháp khác chiếm khoảng 2,3%.
(Phụ lục kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học giai đoạn 2017- 2020 kèm theo).
2. Nguồn vốn thực hiện giai đoạn 2021-2025
Căn cứ quy mô cần đầu tư xây dựng theo mục tiêu của giai đoạn 2021- 2025, Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố rà soát, cân đối, lựa chọn các mục tiêu ưu tiên đầu tư theo lộ trình đổi mới giáo dục mầm non và chương trình, sách giáo khoa phổ thông phù hợp với khả năng cân đối ngân sách nhà nước, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
1. Sở Giáo dục và Đào tạo
a) Là đơn vị đầu mối, chủ trì tổng hợp, đề xuất phương án đầu tư, triển khai thực hiện, kiểm tra đánh giá, định kỳ báo cáo UBND tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo; xây dựng kế hoạch tổng thể và kế hoạch hàng năm; hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch; cơ cấu các nguồn vốn thực hiện Kế hoạch đến từng cấp học;
b) Hướng dẫn các phòng giáo dục và đào tạo, các đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch triển khai phương án quy hoạch đầu tư, báo cáo số liệu cơ sở vật chất, thiết bị hiện có giai đoạn 2017-2020 đã được cấp thẩm quyền phê duyệt và dự kiến kế hoạch phát triển đến năm 2025;
c) Phối hợp với các sở, ngành, địa phương thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp tại mục II Kế hoạch này;
d) Chủ trì, phối hợp với các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường và các địa phương tổ chức khảo sát để đầu tư đúng mục tiêu và nội dung yêu cầu; tổng hợp danh mục, số liệu đầu tư giai đoạn 2021 -2025 trên địa bàn tỉnh, trình UBND tỉnh phê duyệt.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
a) Chủ trì thực hiện nhiệm vụ nêu tại khoản 4 mục II Kế hoạch này đối với các chương trình dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư công theo quy định;
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính cân đối nguồn vốn ngân sách, tham mưu cấp có thẩm quyền bố trí vốn đầu tư, đảm bảo việc triển khai đúng tiến độ, lộ trình thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới;
c) Kiểm tra, giám sát công tác đầu tư xây dựng công trình trường học theo đúng quy định về đầu tư công.
3. Sở Tài chính
a) Chủ trì thực hiện nhiệm vụ nêu tại khoản 4 mục II Kế hoạch này; hằng năm, ưu tiên cân đối, bố trí nguồn vốn sự nghiệp giáo dục phù hợp với khả năng của ngân sách địa phương;
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn vốn theo phân kỳ đầu tư để thực hiện Kế hoạch;
c) Hướng dẫn quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí đầu tư xây dựng đúng quy định, đạt mục tiêu và có hiệu quả.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Chủ trì tổng hợp kế hoạch về mục tiêu, nhiệm vụ, các giải pháp và nhu cầu kinh phí thực hiện Kế hoạch từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới;
b) Phối hợp thực hiện nhiệm vụ nêu tại khoản 4 mục II Kế hoạch này về nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, trong đó ưu tiên các xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới hàng năm, các xã xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu;
c) Tham gia kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện Kế hoạch của các địa phương, gắn với tiêu chí giáo dục trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
5. Sở Xây dựng
a) Tham mưu UBND tỉnh phê duyệt dự án đầu tư xây dựng; thẩm định, phê duyệt (theo ủy quyền) thiết kế, dự toán công trình xây dựng trường học đảm bảo tiêu chuẩn trường đạt chuẩn quốc gia, đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông;
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo đề xuất các phương án xây dựng trường học đảm bảo theo quy định, tiết kiệm, phục vụ tốt việc học tập của học sinh; rà soát thiết kế mẫu của các hạng mục công trình (thiết kế điển hình) để áp dụng đại trà nhằm giảm chi phí tư vấn đầu tư;
c) Kiểm tra việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng đảm bảo chất lượng, an toàn công trình theo quy định về quản lý đầu tư xây dựng công trình; tham gia kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện Kế hoạch của các địa phương.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường
Chủ trì thực hiện nhiệm vụ nêu tại điểm c khoản 3 mục II Kế hoạch này; tham gia kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện Kế hoạch của các địa phương.
7. UBND các huyện, thành phố
a) Chủ trì thực hiện nhiệm vụ nêu tại mục II Kế hoạch này;
b) Xây dựng kế hoạch cụ thể, ưu tiên lồng ghép bố trí vốn đã phân bổ và dự phòng của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 để thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch;
c) Chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch trên địa bàn với sự tham gia, kiểm tra, giám sát của Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội của địa phương để thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch theo đúng quy định, bảo đảm chất lượng, chống thất thoát, tiêu cực;
d) Tổ chức giao ban, sơ kết đánh giá kết quả thực hiện; định kỳ 06 tháng và hàng năm báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo./.
| KT. CHỦ TỊCH |
KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CƠ SỞ VẬT CHẤT, THIẾT BỊ DẠY HỌC GIAI ĐOẠN 2017 - 2020
(Kèm theo Kế hoạch số: 5728/KH-UBND ngày 06 tháng 9 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng)
(Đơn vị: triệu đồng)
STT | Cấp học | Số lượng (phòng/bộ) | Kinh phí thực hiện | |||
Tổng cộng | Ngân sách trung ương | Ngân sách địa phương | Vốn huy động khác | |||
| TỔNG CỘNG |
| 2.846.012 | 175.937 | 2.603.908 | 66.167 |
1 | Mầm non |
| 754.362 | 59.647 | 666.753 | 27.962 |
1.1 | Phòng học | 401 | 320.800 | 39.360 | 257.440 | 24.000 |
1.2 | Phòng Giáo dục thể chất | 78 | 62.400 | 2.400 | 59.010 | 990 |
1.3 | Phòng Giáo dục nghệ thuật | 76 | 60.800 | 1.600 | 58.210 | 990 |
1.4 | Nhà bếp | 75 | 112.500 | 0 | 111.060 | 1.440 |
1.5 | Nhà kho | 84 | 16.800 | 0 | 16.360 | 440 |
1.6 | Thiết bị tối thiểu | 711 | 85.422 | 7.679 | 77.641 | 102 |
1.7 | Đồ chơi ngoài trời | 797 | 95.640 | 8.608 | 87.032 | 0 |
2 | Tiểu học |
| 1.282.531 | 77.157 | 1.174.564 | 30.810 |
2.1 | Phòng học | 838 | 419.000 | 39.520 | 361.980 | 17.500 |
2.2 | Phòng Giáo dục thể chất | 137 | 109.600 | 2.000 | 107.600 | 0 |
2.3 | Phòng Giáo dục nghệ thuật | 144 | 115.200 | 1.600 | 108.320 | 5.280 |
2.4 | Phòng học tin học | 116 | 81.200 | 1.200 | 77.360 | 2.640 |
2.5 | Phòng học ngoại ngữ | 127 | 88.900 | 1.200 | 85.060 | 2.640 |
2.6 | Phòng thiết bị giáo dục | 116 | 58.000 | 0 | 58.000 | 0 |
2.7 | Phòng hỗ trợ giáo dục khuyết tật học hòa nhập | 58 | 5.800 | 0 | 5.800 | 0 |
2.8 | Thư viện | 105 | 71.100 | 1.600 | 66.750 | 2.750 |
2.9 | Thiết bị tối thiểu lớp 1 | 567 | 85.050 | 7.655 | 77.396 | 0 |
2.10 | Thiết bị tối thiểu lớp 2 | 579 | 86.850 | 7.817 | 79.034 | 0 |
2.11 | Bàn ghế 02 chỗ ngồi | 9.775 | 17.595 | 1.584 | 16.011 | 0 |
2.12 | Máy tính | 4.518 | 58.734 | 5.286 | 53.448 | 0 |
2.13 | Thiết bị phòng học ngoại ngữ | 171 | 85.500 | 7.695 | 77.805 | 0 |
3 | Trung học cơ sở |
| 599.375 | 27.957 | 564.023 | 7.395 |
3.1 | Phòng học bộ môn | 296 | 236.800 | 3.200 | 228.880 | 4.720 |
3.2 | Phòng chuẩn bị | 186 | 37.200 | 0 | 35.625 | 1.575 |
3.3 | Thư viện | 74 | 59.200 | 800 | 57.300 | 1.100 |
3.4 | Thiết bị tối thiểu lớp 6 | 359 | 39.329 | 3.540 | 35.789 | 0 |
3.5 | Thiết bị phòng học bộ môn | 307 | 107.450 | 9.671 | 97.780 | 0 |
3.6 | Bàn ghế 02 chỗ ngồi | 6.883 | 12.389 | 1.115 | 11.274 | 0 |
3.7 | Máy tính | 3.962 | 51.506 | 4.636 | 46.870 | 0 |
3.8 | Thiết bị phòng học ngoại ngữ | 111 | 55.500 | 4.995 | 50.505 | 0 |
4 | Trung học phổ thông |
| 209.744 | 11.176 | 198.568 | 0 |
4.1 | Phòng học bộ môn | 60 | 60.000 | 0 | 60.000 |
|
4.2 | Phòng chuẩn bị | 36 | 7.560 | 0 | 7.560 |
|
4.3 | Thư viện | 15 | 18.000 | 0 | 18.000 |
|
4.4 | Thiết bị phòng học bộ môn | 75 | 37.500 | 3.375 | 34.125 |
|
4.5 | Bàn ghế 02 chỗ ngồi | 4.180 | 49.324 | 4.439 | 44.885 |
|
4.6 | Máy tính | 1.780 | 21.360 | 1.922 | 19.438 |
|
4.7 | Thiết bị phòng học ngoại ngữ | 16 | 16.000 | 1.440 | 14.560 |
|
- 1Công văn 1548/GD-ĐT-KHTC về miễn học phí cơ sở vật chất cho học sinh dân tộc Chăm, Khơ me do Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Kế hoạch 150/KH-UBND năm 2019 thực hiện Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017-2020 do tỉnh An Giang ban hành
- 3Kế hoạch 1658/KH-UBND năm 2019 về đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị dạy học, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới từ năm học 2020-2021 đến năm học 2024-2025 do tỉnh Bến Tre ban hành
- 4Kế hoạch 90/KH-UBND năm 2019 thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông tỉnh Thái Nguyên
- 5Quyết định 1088/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt thực hiện Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017-2025 tỉnh Phú Yên
- 6Kế hoạch 1482/KH-UBND năm 2019 về thực hiện Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho Chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017-2025 do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 7Kế hoạch 11/KH-UBND năm 2019 thực hiện Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017-2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 8Kế hoạch 803/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho Chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 9Quyết định 1860/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt Đề án tăng cường đầu tư cơ sở vật chất thực hiện Chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Sơn La ban hành
- 10Quyết định 709/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025
- 11Nghị quyết 24/NQ-HĐND năm 2021 thông qua Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025
- 12Kế hoạch 145/KH-UBND năm 2022 thực hiện Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đến năm 2025
- 1Công văn 1548/GD-ĐT-KHTC về miễn học phí cơ sở vật chất cho học sinh dân tộc Chăm, Khơ me do Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 1436/QĐ-TTg năm 2018 về phê duyệt Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Công văn 428/BGDĐT-CSVC năm 2019 về thực hiện Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017-2025 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4Kế hoạch 150/KH-UBND năm 2019 thực hiện Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017-2020 do tỉnh An Giang ban hành
- 5Kế hoạch 1658/KH-UBND năm 2019 về đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị dạy học, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới từ năm học 2020-2021 đến năm học 2024-2025 do tỉnh Bến Tre ban hành
- 6Kế hoạch 90/KH-UBND năm 2019 thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông tỉnh Thái Nguyên
- 7Quyết định 1088/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt thực hiện Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017-2025 tỉnh Phú Yên
- 8Kế hoạch 1482/KH-UBND năm 2019 về thực hiện Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho Chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017-2025 do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 9Kế hoạch 11/KH-UBND năm 2019 thực hiện Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017-2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 10Kế hoạch 803/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho Chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 11Quyết định 1860/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt Đề án tăng cường đầu tư cơ sở vật chất thực hiện Chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Sơn La ban hành
- 12Quyết định 709/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025
- 13Nghị quyết 24/NQ-HĐND năm 2021 thông qua Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025
- 14Kế hoạch 145/KH-UBND năm 2022 thực hiện Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đến năm 2025
Kế hoạch 5728/KH-UBND năm 2019 về Đề án “Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017 - 2025" trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- Số hiệu: 5728/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 06/09/2019
- Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
- Người ký: Phan Văn Đa
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 06/09/2019
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định