Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2976/KH-UBND

Lâm Đồng, ngày 17 tháng 4 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÁC VÙNG SẢN XUẤT RAU AN TOÀN, TẬP TRUNG, BẢO ĐẢM TRUY XUẤT NGUỒN GỐC GẮN VỚI CHẾ BIẾN VÀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Quyết định 4765/QĐ-BNN-TT ngày 09/11/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Đề án Phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ đến năm 2030;

Trên cơ sở đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 50/TTr-SNN ngày 10/4/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án Phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, với các nội dung chính như sau:

I. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung: Phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, tập trung với quy mô và cơ cấu chủng loại phù hợp; bảo đảm truy xuất nguồn gốc, gắn với sơ chế, chế biến và thị trường tiêu thụ nhằm nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm; góp phần phát triển ngành hàng rau bền vững cung cấp cho thị trường trong nước và mở rộng xuất khẩu.

2. Mục tiêu cụ thể đến 2030:

- Diện tích canh tác rau toàn tỉnh đạt khoảng 30.000 ha[1], sản lượng khoảng 3,8 - 4 triệu tấn;

- Diện tích canh tác rau an toàn, tập trung đạt khoảng 24.000 ha[2] chiếm 80% diện tích canh tác toàn tỉnh, sản lượng đạt 3,1 - 3,3 triệu tấn; 84% sản lượng đảm bảo truy xuất nguồn gốc.

- Có trên 10.000 ha sản xuất rau được cấp giấy chứng nhận an toàn; 100% sản phẩm rau, củ quả tại các vùng sản xuất rau an toàn, tập trung bảo đảm truy xuất nguồn gốc gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.

- Có 10 vùng sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao với tổng diện tích khoảng 10.000 ha; sản lượng rau đưa vào sơ chế, chế biến chiếm khoảng 80% sản lượng rau toàn tỉnh; nâng tỷ lệ sản phẩm rau tiêu thụ qua hợp đồng đạt trên 70%.

- Giá trị xuất khẩu rau đạt trên 100 triệu USD/năm.

II. Nội dung thực hiện

1. Tổ chức phát triển sản xuất, hình thành các vùng sản xuất rau an toàn tập trung:

a) Ổn định diện tích canh tác rau tại khu vực thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận, phát triển mở rộng vùng sản xuất rau rại các huyện Lâm Hà, Đam Rông, Di Linh, Bảo Lâm trên cơ sở chuyển đổi từ diện tích sản xuất cây lương thực, cây công nghiệp, vườn tạp kém hiệu quả. Đến 2030 sản lượng rau toàn tỉnh đạt 3,9-4 triệu tấn, trong đó rau ăn lá tiếp tục là sản phẩm chủ lực chiếm khoảng 45% sản lượng, rau quả khoảng 27% sản lượng, rau ăn củ khoảng 21% sản lượng, còn lại là rau họ đậu và các loại rau khác.

b) Hình thành vùng sản xuất rau an toàn, tập trung, đảm bảo truy xuất nguồn gốc và lựa chọn một số loại sản phẩm rau chủ lực có lợi thế sản xuất và khả năng liên kết phát triển thị trường và cung cấp cho hoạt động sơ chế, chế biến. Đến 2030 toàn tỉnh có trên 24.000 ha canh tác rau an toàn, tập trung, đảm bảo truy xuất nguồn gốc với hệ số canh tác đạt 3,1 - 3,3 lần, sản lượng đạt 3,1-3,3 triệu tấn; tiếp tục đầu tư phát triển thêm 8 vùng sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao (diện tích 9.700 ha).

(Chi tiết kế hoạch sản xuất rau đến 2030 theo Phụ lục đính kèm)

2. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng giống:

a) Nghiên cứu, chọn tạo sản xuất các giống rau mới trong nước đáp ứng yêu cầu sản xuất, thị trường. Trước mắt tiếp tục lựa chọn nhập khẩu, mua bản quyền các giống rau mới có năng suất, chất lượng cao, có khả năng kháng sâu bệnh, thích ứng với biến đổi khí hậu và các giống phù hợp sản xuất không dùng nhà kính, đến năm 2030 có thêm từ 15-20 giống rau mới phục vụ sản xuất.

b) Hỗ trợ nâng cao năng lực của các cơ sở sản xuất giống hiện có và thu hút các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp FDI đầu tư vào sản xuất giống trên địa bàn, góp phần đảm bảo nhu cầu giống phục vụ sản xuất rau trong tỉnh đến năm 2030 khoảng 24.000 tấn củ giống và 100 tấn hạt giống các loại/năm.

3. Sản xuất theo các tiêu chuẩn an toàn, phát triển công nghệ số trong quản lý sản xuất, truy xuất nguồn gốc sản phẩm:

a) Tiếp tục thực hiện phát triển sản xuất theo các tiêu chuẩn chứng nhận; Hỗ trợ cấp chứng nhận VietGAP, hữu cơ; đến 2030 có trên 10.000 ha sản xuất rau được cấp giấy chứng nhận an toàn.

b) Đẩy mạnh phát triển các sản phẩm OCOP và tiếp tục đẩy mạnh quảng bá, nâng cao thương hiệu của sản phẩm rau tỉnh Lâm Đồng, đặc biệt là nâng cao độ nhận diện và lòng tin của người tiêu dùng trong và ngoài nước đối với nhãn hiệu "Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành".

c) Khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức cá nhân ứng dụng công nghệ số vào tất cả các khâu của quá trình sản xuất; đặc biệt trong công tác quản lý chuỗi, theo dõi quản lý nông sản từ quá trình sản xuất, thu hoạch, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển...; áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trong tất cả các cơ sở chế biến, nhất là các cơ sở chế biến rau xuất khẩu để đảm bảo chất lượng và ATTP theo chuẩn quốc tế để phục vụ cho việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm rõ ràng, minh bạch.

d) Xây dựng vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu về chất lượng, an toàn thực phẩm và hệ thống truy xuất nguồn gốc kết nối, liên thông với cơ sở dữ liệu ngành nông nghiệp và kết nối với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia. Sử dụng hiệu quả các công nghệ hiện đại như QR code, điện toán đám mây, tem điện tử và hệ thống phần mềm quản lý… để nhận diện và quản lý tất cả thông tin, dữ liệu liên quan đến sản phẩm rau tươi.

4. Về sơ chế, chế biến: Thu hút đầu tư các dự án mới và đầu tư đổi mới hệ thống máy móc thiết bị, nâng cao công xuất của các nhà máy, cơ sở chế biến hiện có, tiếp tục thu hút đầu tư các dự án chế biến rau quy mô lớn để cấp đông, sấy khô, sản phẩm nước ép, bột rau tại vùng trồng rau trọng yếu. Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã tiếp tục nhân rộng và hình thành mới các trung tâm sau thu hoạch gắn với vùng nguyên liệu sản xuất tại thành phố Đà Lạt và các huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng nhằm đạt mục tiêu 100% sản phẩm rau, quả tại vùng sản an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, 80% sản lượng rau được sơ chế, chế biến.

5. Về phát triển tiêu thụ, thị trường gắn với phát triển thương hiệu:

a) Hàng năm phát triển thêm 3-5 chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm rau; nâng tỷ lệ sản phẩm rau tiêu thụ qua hợp đồng đạt trên 70%.

b) Thúc đẩy phát triển dịch vụ logicstic nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp mới tham gia xuất khẩu, các dịch vụ trọn gói (đóng gói, lưu kho, thực hiện các thủ tục hải quan, vận chuyển, giao hàng,…). Hoàn thiện và vận hành đầy đủ dịch vụ tại chợ đầu mối nông sản chất lượng cao huyện Đức Trọng; hình thành trung tâm trung chuyển hàng nông sản tại huyện Đơn Dương, hướng đến hình thành trung tâm phức hợp sơ chế, chế biến, đóng gói, lưu kho, phân phối, vận chuyển và các dịch vụ hậu cần phục vụ tiêu thụ và xuất khẩu nông sản tại huyện Đức Trọng.

c) Đối với thị trường trong nước: Tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và hộ gia đình xây dựng thương hiệu sản phẩm rau an toàn, gắn với một số vùng trồng và chỉ dẫn địa lý; đa dạng hóa các kênh phân phối rau an toàn, hình thành các sàn giao dịch, chợ đầu mối; đẩy mạnh các hoạt động kết nối cung cầu, triển lãm, quảng bá, xúc tiến thương mại,...

d) Đối với thị trường xuất khẩu: Tiếp tục giữ vững những thị trường tiêu thụ rau truyền thống, đồng thời đẩy mạnh xúc tiến mở rộng các thị trường mới; chủ động đàm phán tháo gỡ rào cản thương mại, tạo điều kiện thuận lợi cho sản phẩm rau Việt Nam tiêu thụ rộng trên thị trường thế giới.

đ) Tiếp tục triển khai phát triển thương hiệu “Rau Đà Lạt và thương hiệu “Đà Lạt – Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” từng bước khẳng định uy tín và nâng cao giá trị thương hiệu nông sản của tỉnh trên thị trường trong và ngoài nước; triển khai thực hiện ký kết các Hiệp định TPP, RCEP, AVFTA,…

6. Triển khai thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, tập trung:

a) Triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, sản xuất đạt chứng nhận, phát triển sản phẩm OCOP đảm bảo hiệu quả.

b) Thực hiện Kế hoạch số 5491/KH-UBND ngày 26/6/2023 của UBND tỉnh về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất rau trở thành hạt nhân của các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

III. Giải pháp thực hiện

1. Về quản lý nhà nước:

a) Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách liên quan đến sản xuất nói chung và sản xuất rau an toàn: Phát triển sản xuất giống chủ lực quốc gia và các giống khác; hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; hỗ trợ áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; chính sách hỗ trợ phát triển Hợp tác xã; chương trình mỗi xã một sản phẩm, các chương trình mục tiêu quốc gia....

b) Thường xuyên thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư đầu vào phục vụ sản xuất (thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, chất kích thích sinh trưởng, giống, chất bảo quản,....); nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng các sản phẩm rau. Quản lý chặt chẽ các yếu tố gây ô nhiễm đất, nguồn nước tưới cho các vùng sản xuất rau an toàn.

c) Tăng cường hướng dẫn, tuyên truyền người nông dân, cơ sở sản xuất sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật đã có MRLs bởi tiêu chuẩn CODEX hay tiêu chuẩn, quy định của các nước nhập khẩu rau của Việt Nam.

d) Tiếp tục hỗ trợ, phát triển diện tích sản xuất rau theo các tiêu chuẩn an toàn bền vững, chú trọng hỗ trợ phát triển các chứng nhận quốc tế (GlobalGAP, Halal, Oganic....). Tuyên truyền phổ biến các chính sách, quy định của Pháp luật về quản lý truy xuất an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn trong và ngoài nước.

2. Về khoa học công nghệ:

a) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học, đặc biệt là công nghệ nuôi cấy mô thực vật trong nghiên cứu lai tạo sản xuất giống rau phục vụ sản xuất trong tỉnh và xuất khẩu.

b) Ứng dụng các quy trình kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa; chọn lựa ứng dụng các loại hình công nghệ phù hợp với trình độ sản xuất và thực tế điều kiện canh tác của người dân theo định hướng phát triển bền vững, thân thiện với môi trường.

c) Sử dụng các loại phân bón sinh học, hữu cơ; quản lý sinh vật hại bằng biện pháp sinh học, thảo mộc, vật lý có hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp, hạn chế tác động môi trường.

d) Phối hợp với các đơn vị nghiên cứu, doanh nghiệp nghiên cứu, chuyển giao các quy trình công nghệ bảo quản sau thu hoạch, công nghệ chế biến sản phẩm rau và chuyển đổi số trong quản lý sản xuất, truy xuất kiểm tra nguồn gốc, chất lượng sản phẩm.

IV. Nguồn vốn thực hiện

Nguồn kinh phí thực hiện từ ngân sách nhà nước; kinh phí lồng ghép từ các chương trình, đề án, dự án có liên quan; nguồn đầu tư của doanh nghiệp, tổ chức cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

V. Tổ chức thực hiện

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và các huyện thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch này; chủ động lồng ghép các mục tiêu, giải pháp của Kế hoạch với các chương trình, đề án có liên quan. Tổng hợp đánh giá kết quả thực hiện gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh theo quy định; tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo trong quá trình triển khai và tổ chức sơ kết, tổng kết, kết quả triển khai thực hiện.

b) Rà soát, đề xuất xây dựng, điều chỉnh các cơ chế chính sách phát triển sản xuất, sơ chế, chế biến rau, quản lý an toàn thực phẩm.

c) Hướng dẫn xây dựng các mã số vùng trồng và thực hiện việc cấp, giám sát các vùng trồng đã được cấp mã số theo quy định.

d) Hướng dẫn nông dân sản xuất theo tiêu chuẩn, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo quy định; tập huấn, hướng dẫn người dân và doanh nghiệp về quy định kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm.

đ) Thực hiện thanh, kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và quản lý chất lượng sản phẩm rau. Quản lý chặt chẽ các yếu tố gây ô nhiễm đất, nguồn nước tưới cho các vùng sản xuất rau an toàn.

2. Sở Khoa học và Công nghệ:

a) Tổ chức đặt hàng, tuyển chọn các nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất, sơ chế, chế biến rau;

b) Xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc cấp tỉnh kết nối với Cổng truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia; hỗ trợ các tổ chức cá nhân áp dụng các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn HACCP, ISO 22000:2018, FSSC 22000, Halal,…

3. Sở Công Thương:

a) Lồng ghép các chương trình, đề án hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh rau ứng dụng công nghệ sản xuất phù hợp, hiện đại, đáp ứng các tiêu chuẩn tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

b) Cập nhật, phổ biến các thông tin liên quan đến các tiêu chuẩn, yêu cầu của các nước nhập khẩu, đặc biệt về an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc; hỗ trợ các tổ chức cá nhân mở rộng, phát triển thị trường.

4. UBND các huyện, thành phố:

a) Xây dựng Kế hoạch phát triển các vùng sàn xuất an toàn, tập trung bảo đảm truy xuất nguồn gốc gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ hoặc lồng ghép với các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, nông nghiệp nông thôn phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

b) Hàng năm hoặc đột xuất báo cáo kết quả thực hiện gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

Trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc các đơn vị, địa phương báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo kịp thời./.

 


Nơi nhận:
- Bộ NN & PTNT;
- Các PCT UBND tỉnh;
- Các sở: NN&PTNT; KH&CN; CT;
- UBND các huyện, thành phố;
- LĐVP;
- Lưu: VT, NN.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Ngọc Phúc


PHỤ LỤC:

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN RAU NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
(Ban hành Kèm theo Kế hoạch số 2976/QĐ-UBND ngày 17 tháng 4 năm 2024 của UBND tỉnh)

TT

Hạng mục

Tổng cộng

Đà Lạt

Bảo Lộc

Đam Rông

Lạc Dương

Lâm Hà

Đơn Dương

Đức Trọng

Di Linh

Bảo Lâm

Đạ Huoai

Đạ Tẻh

Cát Tiên

I

Kế hoạch sản xuất rau toàn tỉnh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Diện tíchh canh tác (ha)

30.000

3.200

210

450

3.400

1.900

10.600

9.000

550

220

70

150

250

 

Diện tích gieo trồng (ha)

95.500

9.779,0

592,0

1.370,0

10.132,0

5.575,0

34.860,0

29.620,0

1.648,0

637,0

192,0

390,0

705,0

 

- Năng suất (tạ/ha)

415

417,4

287,2

237,2

470,8

412,5

428,6

418,3

224,2

176,0

155,5

179,0

163,8

 

- Sản lượng (tấn)

3.966.370

408.183,8

17.000,0

29.650,0

477.059,7

229.975,0

1.494.175,0

1.238.950,0

34.708,0

11.214,0

2.985,0

10.918,0

11.551,0

1

Rau ăn lá

39.360

4.340,0

460,0

581,0

8.385,0

1.455,0

12.200,0

10.335,0

805,0

245,0

110,0

200,0

244,0

 

- Năng suất (tạ/ha)

448

524,9

295,5

225,6

503,7

291,0

485,3

407,7

206,7

174,8

167,5

190,7

165,1

 

- Sản lượng (tấn)

1.017.802

110.758,4

13.347,1

9.615,1

93.061,7

29.489,2

360.695,9

372.378,6

15.008,3

3.763,6

1.843,0

3.813,1

4.027,5

2

Rau lấy quả

21.270

663,0

53,0

284,0

361,0

2.730,0

8.714,0

7.399,0

582,0

183,0

25,0

142,0

134,0

 

- Năng suất (tạ/ha)

498

571,1

407,8

253,6

409,2

533,4

479,7

554,0

254,4

184,0

160,6

172,3

201,6

 

- Sản lượng (tấn)

361.651

307,0

1.814,2

3.071,9

1.434,2

62.232,4

87.663,3

194.576,1

5.269,2

1.922,2

401,4

2.150,7

808,3

3

Rau lấy củ, rễ, thân

22.270

4.600,0

1,0

24,0

635,0

490,0

9.758,0

6.700,0

29,0

30,0

0,0

0,0

3,0

 

- Năng suất (tạ/ha)

374

303,1

394,7

277,0

334,4

306,6

392,2

405,1

199,9

203,0

 

 

232,4

 

- Sản lượng (tấn)

339.453

29.598,5

0,0

375,8

6.430,9

7.256,5

133.700,1

161.161,4

525,0

335,1

0,0

0,0

69,7

4

Rau họ đậu

6.510

134,0

37,0

160,0

187,0

674,0

3.487,0

1.411,0

129,0

58,0

40,0

48,0

145,0

 

- Năng suất (tạ/ha)

240

172,0

230,0

123,1

182,4

256,6

252,7

257,3

203,7

131,4

100,0

127,4

130,3

 

- Sản lượng (tấn)

55.532

24,9

0,0

0,0

241,6

9.415,8

25.793,3

17.845,1

880,2

319,3

0,0

300,7

711,2

5

Rau khác

6.090

42,0

41,0

321,0

564,0

226,0

701,0

3.775,0

103,0

121,0

17,0

0,0

179,0

 

- Năng suất (tạ/ha)

256

185,7

86,6

208,9

271,4

428,8

190,6

264,7

5,8

181,2

200,3

 

159,9

 

- Sản lượng (tấn)

155.614

779,9

354,9

6.705,7

15.308,6

9.690,3

13.358,9

99.912,5

60,0

2.192,9

340,5

4.047,2

2.863,0

II

Vùng sản xuất rau an tập trung

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Diện tích canh tác (ha)

24.000

2.600

 

220

2.900

780

9.500

8.000

 

 

 

 

 

 

Diện tich gieo trồng (ha)

78.000

8.400

 

700

9.400

2.500

31.000

26.000

 

 

 

 

 

 

Năng suất (tạ/ha)

427

417,4

 

237,2

470,8

412,5

428,6

418,3

 

 

 

 

 

 

Sản lượng (tấn)

3.329.208

350.623,0

 

16.604,0

442.593,9

103.127,8

1.328.727

1.087.532

 

 

 

 

 

 



[1] Diện tích gieo trồng 95.500 ha.

[2] Diện tích gieo trồng 78.000 ha.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 2976/KH-UBND năm 2024 thực hiện Đề án phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

  • Số hiệu: 2976/KH-UBND
  • Loại văn bản: Kế hoạch
  • Ngày ban hành: 17/04/2024
  • Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
  • Người ký: Nguyễn Ngọc Phúc
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 17/04/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản