- 1Chỉ thị 05-CT/TW năm 2021 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030 do Ban Chấp hành Trung ương ban hanh
- 2Kế hoạch 3778/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2022
- 3Kế hoạch 4587/KH-UBND năm 2021 thực hiện Kế hoạch 31-KH/TU thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030” do tỉnh Kon Tum ban hành
- 4Quyết định 90/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 353/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Danh sách huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Nghị định 27/2022/NĐ-CP quy định về cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
- 7Quyết định 652/QĐ-TTg năm 2022 về giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 cho các địa phương thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Thông tư 10/2022/TT-BLĐTBXH hướng dẫn giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 9Nghị quyết 42/NQ-HĐND về danh mục dự án đầu tư thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2022 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 10Kế hoạch 2344/KH-UBND năm 2022 thực hiện Phong trào thi đua "Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau" giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 11Kế hoạch 2442/KH-UBND năm 2022 triển khai công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 12Quyết định 528/QĐ-UBND năm 2022 về danh mục loại dự án được áp dụng cơ chế đặc thù thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025
- 13Nghị quyết 59/2022/NQ-HĐND quy định cơ chế huy động nguồn vốn tín dụng và nguồn vốn hợp pháp khác thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025
- 14Nghị quyết 60/2022/NQ-HĐND quy định nội dung hỗ trợ, mẫu hồ sơ, trình tự, thủ tục lựa chọn dự án, kế hoạch, phương án sản xuất, lựa chọn đơn vị đặt hàng trong thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025
- 15Nghị quyết 62/2022/NQ-HĐND quy định Cơ chế lồng ghép các nguồn vốn trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025
- 16Kế hoạch 2871/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 17Kế hoạch 2973/KH-UBND năm 2022 về triển khai các hoạt động truyền thông về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 18Kế hoạch 2995/KH-UBND về rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo; xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình năm 2022 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 19Chương trình hành động 3299/CTr-UBND năm 2022 thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TU về lãnh đạo thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 20Kế hoạch 3365/KH-UBND về kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2022 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 21Nghị quyết 85/2022/NQ-HĐND về tỷ lệ số lượng dự án đầu tư xây dựng thực hiện theo cơ chế đặc thù thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 22Quyết định 39/2022/QĐ-UBND quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện dự án, công trình theo định mức hỗ trợ (bằng hiện vật hoặc bằng tiền) trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 23Nghị quyết 87/2022/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết 60/2022/NQ-HĐND Quy định nội dung hỗ trợ, mẫu hồ sơ, trình tự, thủ tục lựa chọn dự án, kế hoạch, phương án sản xuất, lựa chọn đơn vị đặt hàng trong thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025
- 24Nghị quyết 88/2022/NQ-HĐND quy định nội dung, mức chi hỗ trợ thực hiện Dự án 5 (hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện nghèo) và Dự án 6 (Truyền thông và giảm nghèo về thông tin) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 25Nghị quyết 81/NQ-HĐND năm 2022 phê duyệt kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 26Quyết định 02/2023/QĐ-UBND quy định về cơ chế quay vòng một phần vốn hỗ trợ để luân chuyển trong cộng đồng thực hiện dự án, phương án phát triển sản xuất cộng đồng, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 27Kế hoạch 353/KH-UBND năm 2023 về đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2022-2025 do tỉnh Kon Tum ban hành
- 28Quyết định 59/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Đề án Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo, tỉnh Kon Tum thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025
- 29Quyết định 14/2023/QĐ-UBND quy định phân cấp quản lý và tổ chức thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 30Kế hoạch 729/KH-UBND thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2023
- 31Nghị định 38/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 27/2022/NĐ-CP quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
- 32Nghị quyết 31/2023/NQ-HĐND quy định về định mức hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện một (01) dự án, kế hoạch liên kết theo chuỗi giá trị; thực hiện một (01) dự án, phương án phát triển sản xuất cộng đồng thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 33Kế hoạch 2470/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2024
- 34Kế hoạch 3078/KH-UBND về rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo; xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình năm 2023 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 35Kế hoạch 3554/KH-UBND năm 2023 thực hiện nội dung Cải thiện dinh dưỡng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 36Nghị quyết 48/2023/NQ-HĐND về phân cấp cho Hội đồng nhân dân cấp huyện quyết định danh mục dự án đầu tư công, điều chỉnh danh mục dự án đầu tư công trung hạn và hằng năm trong giai đoạn 5 năm của chương trình mục tiêu quốc gia do tỉnh Kon Tum ban hành
- 37Nghị quyết 111/2024/QH15 cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia do Quốc hội ban hành
- 38Nghị quyết 108/2023/QH15 giám sát chuyên đề “Việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030" do Quốc hội ban hành
- 39Nghị quyết 72/2023/NQ-HĐND về Quy định nội dung hỗ trợ dự án, kế hoạch liên kết theo chuỗi giá trị; mẫu hồ sơ, trình tự thủ tục, tiêu chí lựa chọn dự án, kế hoạch liên kết trong các ngành, nghề, lĩnh vực khác không thuộc lĩnh vực sản xuất nông nghiệp; nội dung hỗ trợ, trình tự, thủ tục, mẫu hồ sơ, tiêu chí lựa chọn dự án, phương án sản xuất cộng đồng trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 40Quyết định 654/QĐ-UBND phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2023
- 41Quyết định 733/QĐ-UBND năm 2023 giao kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2024 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 42Quyết định 14/2024/QĐ-UBND quy định về chi phí hỗ trợ chuẩn bị đầu tư, quản lý dự án, giám sát thi công công trình được áp dụng cơ chế đặc thù thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 43Kế hoạch 570/KH-UBND thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2024
- 44Công văn 1058/VPCP-QHĐP năm 2024 triển khai Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế đặc thù thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia và tổ chức Phiên họp thứ 5 của Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu Quốc gia do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 45Kế hoạch 1496/KH-UBND kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2601/KH-UBND | Kon Tum, ngày 22 tháng 7 năm 2024 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM NĂM 2025
Thực hiện Văn bản số 2654/LĐTBXH-VPQGGN ngày 21 tháng 6 năm 2024 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 (Chương trình), Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh năm 2025 như sau:
A. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NĂM 2024
Kết quả thực hiện Chương trình 6 tháng đầu năm, khả năng thực hiện 09 tháng và ước thực hiện cả năm 2024 trên địa bàn tỉnh và bối cảnh xây dựng Kế hoạch.
(Chi tiết tại Phụ lục kèm theo).
B. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NĂM 2025
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
- Thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo;
- Hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia (về việc làm, y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch sinh hoạt và vệ sinh, thông tin), thích ứng với biến đổi khí hậu và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
2. Mục tiêu cụ thể
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh năm 2025 ít nhất 2,5%[1].
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho lao động nghèo, tạo việc làm gắn với thu nhập, cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người nghèo.
3. Kết quả chủ yếu
- Các công trình cơ sở hạ tầng ở các huyện nghèo phục vụ trực tiếp cho sản xuất và dân sinh, đáp ứng nhu cầu của người dân hưởng lợi;
- Các mô hình giảm nghèo được xây dựng và nhân rộng, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cho người nghèo, người khuyết tật có hiệu quả phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng.
- Hỗ trợ phát triển sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng; nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi.
- Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững cho huyện nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.
- Người dân và cộng đồng được nâng cao nhận thức, trách nhiệm về công tác giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững nhằm khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường vươn lên thoát nghèo, huy động nguồn lực để thực hiện mục tiêu giảm nghèo.
- Các hoạt động giám sát, kiểm tra, đánh giá được tổ chức định kỳ theo quy định nhằm phát hiện những khó khăn, vướng mắc để có giải pháp giải quyết kịp thời.
- Đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp được đào tạo, nâng cao năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ.
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Tổng nhu cầu vốn thực hiện Chương trình năm 2025: Dự kiến 305.226 triệu đồng, trong đó: Vốn đầu tư phát triển là 122.936 triệu đồng; vốn sự nghiệp 182.290 triệu đồng. Cụ thể:
a) Nguồn ngân sách Trung ương: 277.478 triệu đồng, trong đó: Vốn đầu tư phát triển là 111.760 triệu đồng; vốn sự nghiệp 165.718 triệu đồng.
b) Nguồn ngân sách địa phương[2]: 27.480 triệu đồng, trong đó: Vốn đầu tư phát triển là 11.176 triệu đồng; vốn sự nghiệp 16.572 triệu đồng.
2. Nhu cầu đối với nội dung hoạt động cho từng dự án
a) Dự án 1: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội các huyện nghèo
- Mục tiêu: Xây dựng cơ sở hạ tầng liên kết vùng, thiết yếu, phục vụ dân sinh, sản xuất, lưu thông hàng hóa trên địa bàn các huyện nghèo; hỗ trợ các địa bàn nghèo phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
- Đối tượng thụ hưởng: Các huyện Tu Mơ Rông, Kon Plông và Ia H’Drai[3].
- Nội dung hoạt động:
+ Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu trên địa bàn huyện nghèo (công trình đầu tư cấp huyện, liên xã) liên kết vùng phục vụ dân sinh, sản xuất, thương mại, lưu thông hàng hóa.
+ Hỗ trợ duy tu và bảo dưỡng các công trình phục vụ dân sinh, sản xuất, thiết yếu trên địa bàn các huyện nghèo.
- Kết quả đầu ra
+ Các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ trực tiếp cho sản xuất và dân sinh, đáp ứng nhu cầu của người dân hưởng lợi, ưu tiên các công trình có nhiều người hưởng lợi là hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo, hộ dân tộc thiểu số, phụ nữ.
+ Các công trình phục vụ dân sinh được duy tu và bảo dưỡng trên địa bàn huyện nghèo.
- Nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn: Thực hiện theo Nghị quyết số 22/2022/NQ-HĐND ngày 23 tháng 7 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tum.
- Nhu cầu vốn thực hiện: Khoảng 127.421 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển: 105.353 triệu đồng, vốn sự nghiệp: 22.068 triệu đồng), trong đó:
+ Ngân sách trung ương: 115.837 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển: 95.775 triệu đồng, vốn sự nghiệp: 20.062 triệu đồng);
+ Ngân sách địa phương: 11.584 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển: 9.578 triệu đồng, vốn sự nghiệp: 2.006 triệu đồng).
b) Dự án 2: Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo
- Mục tiêu: Hỗ trợ đa dạng hóa sinh kế, xây dựng, phát triển và nhân rộng các mô hình, dự án giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh nhằm tạo việc làm, sinh kế bền vững, thu nhập tốt, nâng cao chất lượng cuộc sống và thích ứng với biến đổi khí hậu, dịch bệnh cho người nghèo; góp phần thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
- Đối tượng thụ hưởng:
+ Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người khuyết tật (không có sinh kế ổn định) trên phạm vi toàn tỉnh; người dân sinh sống trên địa bàn huyện nghèo. Ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng và phụ nữ.
+ Cá nhân, tổ chức, hộ gia đình, tổ, nhóm hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp; cơ sở đào tạo, cơ sở giáo dục nghề nghiệp; cơ sở sản xuất, kinh doanh khác. Ưu tiên hỗ trợ các mô hình, dự án giảm nghèo triển khai trên địa bàn huyện nghèo; mô hình, dự án giảm nghèo, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh do người khuyết tật, dân tộc thiểu số, phụ nữ, học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo chủ trì thực hiện.
+ Người yếu thế, dễ bị tổn thương, có hoàn cảnh khó khăn được tạo điều kiện tham gia thực hiện mô hình, dự án giảm nghèo.
- Nội dung hoạt động:
+ Xây dựng, phát triển, nhân rộng các mô hình, dự án giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, thương mại, du lịch, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh nhằm tạo việc làm, sinh kế bền vững, thu nhập tốt cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người dân sinh sống trên địa bàn huyện nghèo; tập huấn, chuyển giao khoa học, kỹ thuật, công nghệ; dạy nghề, hướng nghiệp, tạo việc làm; hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, nguyên liệu sản xuất, vật tư, công cụ, máy móc, thiết bị, nhà xưởng sản xuất và điều kiện cơ sở vật chất; xúc tiến thương mại, tiếp cận thị trường, liên kết phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề với bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, cộng đồng với hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân liên quan và các nội dung khác theo quy định của pháp luật; mô hình giảm nghèo gắn với quốc phòng, an ninh;
+ Tổ chức các hoạt động đa dạng hóa sinh kế khác do cộng đồng đề xuất, phù hợp với phong tục, tập quán, nhu cầu của cộng đồng; phù hợp với mục tiêu của Chương trình và quy định của pháp luật.
- Kết quả đầu ra
+ Nhân rộng các mô hình giảm nghèo, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cho hộ nghèo, người khuyết tật có hiệu quả phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng.
+ Hỗ trợ phát triển các tổ hợp tác, hợp tác xã tạo việc làm, sinh kế bền vững, thu nhập ổn định cho người nghèo, người dân sinh sống trên địa bàn nghèo, khó khăn.
- Nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn: Thực hiện theo Nghị quyết số 22/2022/NQ-HĐND ngày 23 tháng 7 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum.
- Nhu cầu vốn thực hiện: Khoảng 50.630 triệu đồng (vốn sự nghiệp), trong đó: Ngân sách trung ương 46.029 triệu đồng; ngân sách địa phương 4.603 triệu đồng.
c) Dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng
(1) Tiểu dự án 1: Hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp
- Mục tiêu: Hỗ trợ người nghèo; người dân sinh sống ở vùng nghèo, vùng khó khăn nâng cao năng lực sản xuất nông, lâm nghiệp nhằm đổi mới phương thức, kỹ thuật sản xuất, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, tăng thu nhập. Hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ, nâng cao chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng cường kết nối giữa người sản xuất và các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị, ưu tiên phát triển các sản phẩm có tiềm năng, thế mạnh tại địa phương, tạo giá trị gia tăng cho người sản xuất để nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững.
- Đối tượng thụ hưởng:
+ Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người khuyết tật (không có sinh kế ổn định) trên phạm vi toàn tỉnh; người dân sinh sống trên địa bàn huyện nghèo;
+ Hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng và phụ nữ.
- Nội dung hoạt động:
+ Phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp: Tập huấn kỹ thuật, tư vấn chuyển giao kỹ thuật, cung cấp cây trồng, vật nuôi, vật tư, công cụ, dụng cụ sản xuất; phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y và hỗ trợ khác theo quy định;
+ Phát triển hệ thống lương thực, thực phẩm đảm bảo đủ dinh dưỡng;
+ Tập huấn, tư vấn quản lý tiêu thụ nông sản, thí điểm, nhân rộng các giải pháp, sáng kiến phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với chuỗi giá trị hiệu quả.
- Kết quả đầu ra
+ Hỗ trợ phát triển sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng; nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi.
+ Nâng cao năng lực quản lý sản xuất, kinh tế của các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các nội dung hỗ trợ khác phù hợp với tính chất của hoạt động sinh kế định hướng thị trường; khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia cam kết bao tiêu sản phẩm.
- Nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn: Thực hiện theo Nghị quyết số 22/2022/NQ-HĐND ngày 23 tháng 7 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum.
- Nhu cầu vốn thực hiện: Khoảng 20.864 triệu đồng (vốn sự nghiệp), trong đó: Ngân sách trung ương 18.967 triệu đồng; ngân sách địa phương 1.897 triệu đồng.
(2) Tiểu dự án 2: Cải thiện dinh dưỡng
- Mục tiêu: Cải thiện tình trạng dinh dưỡng và giảm suy dinh dưỡng thấp còi, chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng và tầm vóc của trẻ em dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và trẻ em sinh sống trên địa bàn huyện nghèo.
- Đối tượng thụ hưởng:
+ Trẻ em dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo (trong vòng 36 tháng kể từ thời điểm thoát nghèo); trẻ em sinh sống trên địa bàn huyện nghèo.
+ Phụ nữ mang thai và cho con bú, hộ gia đình, cơ sở y tế, trường học trên địa bàn huyện nghèo.
- Nội dung hoạt động:
+ Hoạt động can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai và cho con bú, trẻ em 0-16 tuổi: Cung cấp các dịch vụ tư vấn dinh dưỡng cho bà mẹ từ lúc mang thai cho đến khi trẻ được 2 tuổi. Cung cấp viên sắt, đa vi chất cho phụ nữ có thai; Bổ sung Vitamin A cho trẻ em từ 6 đến 60 tháng tuổi, trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng, tiêu chảy, sởi, viêm đường hô hấp cấp và phụ nữ trong vòng 1 tháng sau sinh. Cung cấp sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng; Phát hiện, điều trị và quản lý suy dinh dưỡng cấp tính ở trẻ em tại cộng đồng. Tẩy giun định kỳ cho trẻ em dưới 6 tuổi. Tăng cường chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú; tăng cường nuôi con bằng sữa mẹ và ăn bổ sung thông qua các hình thức truyền thông trực tiếp, thực hành dinh dưỡng tại trạm y tế xã, phường, thị trấn, thôn, làng. Tổ chức thực hiện bữa ăn đảm bảo dinh dưỡng và giáo dục dinh dưỡng cho học sinh bán trú/nội trú; Nói chuyện chuyên đề về chăm sóc dinh dưỡng hợp lý và tăng cường vận động thể lực, phòng chống suy dinh dưỡng và thiếu vi chất dinh dưỡng tại trường học. Hướng dẫn, tổ chức khảo sát, theo dõi, đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 16 tuổi hàng năm và định kỳ theo kế hoạch. Cung cấp trang thiết bị đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em cho cơ sở y tế tỉnh, huyện, xã, thôn bản và trường học, cung cấp các dụng cụ thực hành dinh dưỡng, vật tư y tế, thực phẩm bổ sung, tài liệu để triển khai các hoạt động can thiệp tại cộng đồng. Nâng cao năng lực cho cán bộ y tế tuyến cơ sở, nhân viên y tế thôn bản, y tế trường học, giáo viên, cán bộ làm công tác dinh dưỡng ở trường học và liên ngành khác về cải thiện chăm sóc dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em.
+ Hoạt động về truyền thông dinh dưỡng: Nhân bản, phát sóng, phát hành nội dung truyền thông bằng nhiều hình thức và nhiều kênh truyền thông, bao gồm truyền thông đại chúng, loa đài, báo giấy, tờ rơi, …Tập huấn về kỹ năng truyền thông cho đội ngũ cán bộ y tế và liên ngành làm công tác chăm sóc dinh dưỡng bà mẹ trẻ em cấp huyện/xã/thôn/bản theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến phù hợp với thực tế địa phương và tính chất nội dung đào tạo. Tổ chức các buổi truyền thông tại thôn/bản/xã trong Tuần lễ Nuôi con bằng sữa mẹ, Tuần lễ Dinh dưỡng và phát triển, Ngày Vi chất dinh dưỡng, ngày tiêm chủng theo điều kiện và kế hoạch của địa phương, và dựa trên các công văn hướng dẫn của Bộ Y tế hằng năm.
+ Hoạt động về kiểm tra, giám sát, khảo sát, đánh giá thực hiện.
- Kết quả đầu ra
+ Hạ xuống mức thấp các thể thiếu dinh dưỡng ở bà mẹ và trẻ em vùng khó khăn, hộ nghèo và cận nghèo.
+ Cải thiện tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em, thanh thiếu niên và phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ vùng khó khăn, hộ nghèo và hộ cận nghèo.
+ Bảo đảm an ninh thực phẩm và ứng phó về dinh dưỡng với tình huống khẩn cấp cho trẻ em tại vùng khó khăn.
- Nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn: Thực hiện theo Nghị quyết số 22/2022/NQ-HĐND ngày 23 tháng 7 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum.
- Nhu cầu vốn thực hiện: Khoảng 10.678 triệu đồng (vốn sự nghiệp), trong đó: Ngân sách trung ương 9.707 triệu đồng; Ngân sách địa phương 971 triệu đồng.
d) Dự án 4: Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững
(1) Tiểu dự án 1: Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn
- Mục tiêu: Phát triển giáo dục nghề nghiệp cả về quy mô và chất lượng đào tạo, hỗ trợ đào tạo nghề cho người nghèo, người dân sinh sống trên địa bàn tỉnh, gắn kết chặt chẽ giáo dục nghề nghiệp với tạo việc làm, sinh kế bền vững, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Đối tượng thụ hưởng:
+ Người học nghề, lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người lao động có thu nhập thấp;
+ Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh;
+ Các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức và cá nhân có liên quan;
+ Các sở, ngành, địa phương được giao nhiệm vụ thực hiện các hoạt động của Tiểu dự án.
- Nội dung hoạt động:
+ Hỗ trợ về cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện đào tạo cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh.
+ Xây dựng các chuẩn về giáo dục nghề nghiệp (gồm: tiêu chuẩn kỹ năng nghề; định mức kinh tế - kỹ thuật; quy định kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau tốt nghiệp; danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu; tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm và thí nghiệm; giá tối đa dịch vụ giáo dục nghề nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước); phát triển hệ thống đánh giá cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia và hệ thống bảo đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp; phát triển chương trình, học liệu; phát triển nhà giáo và cán bộ quản lý phù hợp với đối tượng, trình độ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
+ Khảo sát, thống kê, dự báo nhu cầu học nghề; truyền thông, hướng nghiệp, hỗ
trợ khởi nghiệp và tạo việc làm trên địa bàn tỉnh.
+ Phát triển mô hình gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh.
+ Đào tạo nghề cho người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động có thu nhập thấp.
- Kết quả đầu ra
+ Người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người mới thoát nghèo, người lao động có thu nhập thấp được nâng cao kỹ năng nghề nghiệp.
+ Tạo sinh kế, tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống của người nghèo.
- Nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn: Thực hiện theo Nghị quyết số 22/2022/NQ-HĐND ngày 23 tháng 7 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum.
- Nhu cầu vốn thực hiện: Khoảng 48.225 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển: 14.072 triệu đồng, vốn sự nghiệp: 33.524 triệu đồng), trong đó:
+ Ngân sách trung ương: 43.841 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển: 13.365 triệu đồng, vốn sự nghiệp: 30.476 triệu đồng);
+ Ngân sách địa phương: 4.384 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển: 1.337 triệu đồng, vốn sự nghiệp: 3.048 triệu đồng).
(2) Tiểu dự án 2: Hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Mục tiêu: Đẩy mạnh hoạt động đưa người lao động sinh sống trên địa bàn các huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; hỗ trợ hoạt động đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ, kỹ năng nghề cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập và giảm nghèo bền vững, nhất là người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động trên địa bàn huyện nghèo.
- Đối tượng thụ hưởng:
+ Người lao động cư trú trên địa bàn các huyện nghèo có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài (không bao gồm các địa bàn được hưởng cơ chế, chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài quy định tại Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030); ưu tiên lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.
+ Cơ sở đào tạo, doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; các tổ chức, cá nhân tư vấn cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
+ Người lao động tham gia các khóa đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ để đi làm việc ở nước ngoài theo các Hiệp định ký giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước tiếp nhận.
- Nội dung hoạt động:
+ Người lao động sinh sống trên địa bàn các huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng: tiền đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ; hỗ trợ tiền ăn, sinh hoạt phí, tiền ở trong thời gian tham gia đào tạo (bao gồm cả thời gian tham gia giáo dục định hướng), trang cấp đồ dùng cá nhân thiết yếu; chi phí khám sức khỏe, hộ chiếu, thị thực và lý lịch tư pháp; giới thiệu, tư vấn cho người lao động và thân nhân người lao động;
+ Một phần chi phí đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo các hiệp định ký giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước tiếp nhận, ưu tiên người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người dân tộc thiểu số, người lao động sinh sống trên địa bàn huyện nghèo.
- Kết quả đầu ra: Người lao động thuộc các huyện nghèo, đặc biệt là lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được hỗ trợ các nội dung theo quy định để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, góp phần thoát nghèo bền vững.
- Nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn: Thực hiện theo Nghị quyết số 22/2022/NQ-HĐND ngày 23 tháng 7 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum.
- Nhu cầu vốn thực hiện: Khoảng 2.518 triệu đồng (vốn sự nghiệp), trong đó: Ngân sách trung ương: 2.289 triệu đồng; ngân sách địa phương: 229 triệu đồng.
(3) Tiểu dự án 3: Hỗ trợ việc làm bền vững
- Mục tiêu: Cung cấp thông tin thị trường lao động, đa dạng hóa các hoạt động giao dịch việc làm, kết nối cung cầu lao động, hỗ trợ tạo việc làm bền vững cho người lao động, ưu tiên người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người lao động sinh sống trên địa bàn huyện nghèo.
- Đối tượng thụ hưởng:
+ Người lao động, ưu tiên lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo;
+ Người lao động sinh sống trên địa bàn huyện nghèo;
+ Các trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm trên địa bàn tỉnh và cơ quan, tổ chức có liên quan;
+ Cơ quan quản lý nhà nước các cấp.
- Nội dung hoạt động:
+ Về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị công nghệ thông tin để hiện đại hóa hệ thống thông tin thị trường lao động, hình thành sàn giao dịch việc làm trực tuyến và xây dựng các cơ sở dữ liệu;
+ Xây dựng cơ sở dữ liệu việc tìm người - người tìm việc;
+ Hỗ trợ giao dịch việc làm;
+ Quản lý lao động gắn với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu khác;
+ Thu thập, phân tích, dự báo thị trường lao động;
+ Hỗ trợ kết nối việc làm thành công.
- Kết quả đầu ra
+ Hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động được vận hành.
+ Cung cấp kịp thời thông tin về chính sách lao động, việc làm và cơ hội việc làm phù hợp với khả năng, nguyện vọng của người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.
+ Tạo việc làm cho người lao động thuộc huyện nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo để thoát nghèo bền vững.
- Nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn: Thực hiện theo Nghị quyết số 22/2022/NQ-HĐND ngày 23 tháng 7 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum.
- Nhu cầu vốn thực hiện: Khoảng 11.111 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển: 2.882 triệu đồng, vốn sự nghiệp: 8.229 triệu đồng), trong đó:
+ Ngân sách trung ương: 10.101 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển: 2.620 triệu đồng, vốn sự nghiệp: 7.481 triệu đồng);
+ Ngân sách địa phương: 1.010 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển: 262 triệu đồng, vốn sự nghiệp: 748 triệu đồng).
e) Dự án 5: Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo:
- Mục tiêu: Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo; đảm bảo hộ nghèo, cận nghèo có nhà ở an toàn, ổn định, có khả năng chống chịu tác động của thiên tai, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm nghèo bền vững.
- Đối tượng thụ hưởng:
+ Hộ nghèo, hộ cận nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia giai đoạn
2021 - 2025) trong danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý, đang cư trú trên địa bàn huyện nghèo và là hộ độc lập có thời gian tách hộ đến khi Chương trình có hiệu lực thi hành tối thiểu 03 năm;
+ Đối tượng thụ hưởng dự án không bao gồm các hộ đã được hỗ trợ nhà ở thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 và các chương trình, đề án, chính sách khác.
- Nội dung hoạt động: Tổ chức, thực hiện hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện: Kon Plông, Ia H’Drai, Tu Mơ Rông theo Quyết định số 59/QĐ-UBND ngày 02 tháng 3 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh[4].
- Kết quả đầu ra
+ Hộ nghèo, hộ cận nghèo sinh sống trên địa bàn các huyện nghèo chưa có nhà ở hoặc đã có nhà ở nhưng nhà ở quá tạm bợ, hư hỏng, dột nát, có nguy cơ sập đổ và không có khả năng tự cải thiện nhà ở được hỗ trợ về nhà ở.
+ Giảm tỷ lệ thiếu hụt về nhà ở tại các huyện nghèo.
- Nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn: Thực hiện theo Nghị quyết số 22/2022/NQ-HĐND ngày 23 tháng 7 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum.
- Nhu cầu vốn thực hiện: 8.778 triệu đồng (vốn sự nghiệp), trong đó: Ngân sách trung ương: 7.980 triệu đồng; ngân sách địa phương: 798 triệu đồng.
g) Dự án 6: Truyền thông và giảm nghèo về thông tin
(1) Tiểu dự án 1: Giảm nghèo về thông tin
- Mục tiêu:
+ Hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người dân sinh sống trên địa bàn huyện nghèo sử dụng dịch vụ viễn thông, tiếp cận thông tin, giảm nghèo về thông tin;
+ Nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống thông tin cơ sở; đảm bảo 100% xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có hệ thống đài truyền thanh hoạt động, phục vụ tốt cho công tác thông tin, tuyên truyền và quản lý, điều hành tại địa phương;
+ Tăng cường thông tin, tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin thiết yếu cho xã hội, nhất là cung cấp thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, thông tin cho người dân sinh sống trên địa bàn các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bao gồm thông tin về kiến thức, kỹ năng, mô hình, kinh nghiệm lao động, sản xuất, kinh doanh; truyền thông nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội, của người nghèo về công tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội bền vững;
+ Tăng cường tiếp cận thông tin thiết yếu cho cộng đồng dân cư; đảm bảo
100% xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có điểm cung cấp thông tin công cộng phục vụ người dân sử dụng dịch vụ thông tin thiết yếu, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở các khu vực này.
- Đối tượng thụ hưởng:
+ Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người dân sinh sống trên địa bàn các huyện nghèo;
+ Các huyện nghèo; khu vực biên giới (huyện biên giới, xã biên giới).
+ Các tổ chức và cá nhân có liên quan.
- Nội dung hoạt động:
+ Nâng cao năng lực cho cán bộ thông tin và truyền thông;
+ Tiếp tục vận hành cụm thông tin điện tử công cộng phục vụ thông tin, tuyên truyền đối ngoại tại cửa khẩu biên giới và cung cấp nội dung thông tin phục vụ tuyên truyền ở các xã biên giới;
+ Cung cấp dịch vụ thông tin công cộng tại các điểm cung cấp dịch bưu chính công cộng phục vụ tiếp cận thông tin của nhân dân ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
+ Tăng cường cơ sở vật chất cho hoạt động thông tin cơ sở (bao gồm cơ sở vật chất cho hoạt động của Đài truyền thanh xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn). Trên cơ sở ứng dụng công nghệ số, đẩy mạnh trang bị cơ sở vật chất, nền tảng cung cấp nội dung thông tin thiết yếu cho xã hội.
- Kết quả đầu ra
+ Cán bộ làm công tác thông tin, tuyên truyền các ngành, các cấp; cán bộ thông tin, tuyên truyền ở cơ sở; cán bộ làm công tác thông tin, tuyên truyền của các tổ chức chính trị - xã hội được tham gia các lớp tập huấn, nâng cao năng lực về kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ thông tin, tuyên truyền.
+ Mở rộng hoạt động của đài truyền thanh xã để đáp ứng nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền: hệ thống cụm loa ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông đối với các thôn, bản trong xã để đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin thiết yếu đến các hộ dân trong xã; Thay thế cụm loa có dây, không dây FM bị hỏng, không còn sử dụng được sang cụm loa ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông.
+ Cung cấp các dịch vụ thông tin công cộng phục vụ nhân dân các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn tiếp nhận các xuất bản phẩm, báo chí in từ Dự án và các chương trình, đề án khác để phục vụ nhân dân trên địa bàn; Phục vụ (miễn phí) người dân đọc sách, báo, tạp chí (bao gồm xuất bản phẩm điện tử và báo điện tử); Cung cấp dịch vụ phục vụ truy nhập internet băng rộng để người dân khai thác các thông tin thiết yếu, đọc các xuất bản phẩm điện tử, báo điện tử, sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
+ Tiếp tục quản lý vận hành cụm thông tin điện tử cửa khẩu quốc tế Bờ Y, huyện Ngọc Hồi: Cung cấp sản phẩm thông tin, tuyên truyền dùng chung toàn quốc và đặc thù của tỉnh để phổ biến, tuyên truyền trên hệ thống cụm thông tin điện tử bằng tiếng Việt; tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài (nếu có). Ngoài ra công tác bảo quản, bảo vệ an toàn hệ thống thiết bị, sửa chữa thường xuyên, duy trì hoạt động, phát các sản phẩm thông tin trên cụm thông tin điện tử.
- Nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn: Thực hiện theo Nghị quyết số 22/2022/NQ-HĐND ngày 23 tháng 7 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum.
- Nhu cầu vốn thực hiện: Khoảng 11.531 triệu đồng (vốn sự nghiệp), trong đó: Ngân sách trung ương: 10.483 triệu đồng; ngân sách địa phương: 1.048 triệu đồng.
(2) Tiểu dự án 2: Truyền thông về giảm nghèo đa chiều
- Mục tiêu: Tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội về công tác giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững nhằm khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường vươn lên thoát nghèo của người dân và cộng đồng; nâng cao khả năng tiếp cận và thụ hưởng trợ giúp pháp lý, huy động nguồn lực để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững; tuyên truyền các gương điển hình, sáng kiến, mô hình tốt về giảm nghèo để thúc đẩy, nhân rộng và lan tỏa trong xã hội.
- Đối tượng thụ hưởng: Người nghèo, người dân tại các địa bàn thực hiện Chương trình; các tổ chức và cá nhân có liên quan.
- Nội dung hoạt động:
+ Xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình, chuyên mục, phóng sự, tài liệu truyền thông về giảm nghèo bền vững.
+ Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm các cấp, các ngành và toàn xã hội về công tác giảm nghèo.
+ Hỗ trợ các cơ quan báo chí, xuất bản thông tin, tuyên truyền về công tác giảm nghèo, kịp thời giới thiệu các cá nhân, tập thể, mô hình, kinh nghiệm hay trong giảm nghèo bền vững.
+ Tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, biểu dương, khen thưởng các địa phương, cộng đồng, hộ nghèo và tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực giảm nghèo.
+ Xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình thông tin và truyền thông định hướng cho người dân tham gia, thụ hưởng Chương trình; tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản về việc làm, giáo dục nghề nghiệp, đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin, trợ giúp pháp lý, trợ giúp xã hội và bình đẳng giới.
+ Tổ chức các hoạt động đối thoại chính sách, nói chuyện chuyên đề về giảm nghèo ở các cấp, các ngành, nhất là cơ sở.
+ Tăng cường viết bài về giảm nghèo trên trang thông tin điện tử.
- Kết quả đầu ra
+ Người nghèo, người dân tại các địa bàn thực hiện Chương trình; các tổ chức và cá nhân có liên quan được nâng cao nhận thức về công tác giảm nghèo, các chính sách có liên quan đến giảm nghèo.
+ Các hoạt động truyền thông được tổ chức với nhiều hình thức phù hợp: trên các phương tiện thông tin đại chúng; trang thông tin điện tử của các đơn vị, địa phương; tờ rơi, tờ gấp, pano; đối thoại chính sách; nói chuyện chuyên đề; trợ giúp pháp lý…
- Nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn: Thực hiện theo Nghị quyết số 22/2022/NQ-HĐND ngày 23 tháng 7 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum.
- Nhu cầu vốn thực hiện: Khoảng 2.602 triệu đồng (vốn sự nghiệp), trong đó: Ngân sách trung ương 2.365 triệu đồng; ngân sách địa phương 237 triệu đồng.
h) Dự án 7: Nâng cao năng lực và giám sát đánh giá Chương trình
(1) Tiểu dự án 1: Nâng cao năng lực thực hiện Chương trình
- Mục tiêu: Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ở các cấp nhằm hỗ trợ người nghèo vươn lên thoát nghèo, phòng ngừa, hạn chế người dân rơi vào tình trạng nghèo đói; bảo đảm thực hiện Chương trình đúng mục tiêu, đúng đối tượng, hiệu quả, bền vững.
- Đối tượng thụ hưởng:
+ Cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp, nhất là cấp cơ sở (cán bộ thôn, tổ dân phố, đại diện cộng đồng, lãnh đạo tổ nhóm, cán bộ chi hội đoàn thể, cộng tác viên giảm nghèo, người có uy tín), chú trọng nâng cao năng lực cho cán bộ nữ;
+ Các tổ chức và cá nhân có liên quan.
- Nội dung hoạt động:
+ Xây dựng tài liệu và đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo; chú trọng các nội dung thực hiện Chương trình, giải quyết các chiều thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo về việc làm, giáo dục nghề nghiệp, đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin. Nâng cao kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác trợ giúp pháp lý, công tác xã hội, bình đẳng giới nhằm hỗ trợ hiệu quả cho người nghèo, đối tượng yếu thế, có hoàn cảnh khó khăn;
+ Tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài nước; tổ chức hội thảo, hội nghị và các hoạt động khác về công tác giảm nghèo.
- Kết quả đầu ra
+ Đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác giảm nghèo các cấp được nâng cao năng lực, áp dụng vào thực tế triển khai nhiệm vụ.
+ Các chính sách, chương trình về giảm nghèo được thực hiện đảm bảo đúng đối tượng, mục tiêu, hiệu quả, bền vững.
- Nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn: Thực hiện theo Nghị quyết số 22/2022/NQ-HĐND ngày 23 tháng 7 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum.
- Nhu cầu vốn thực hiện: Khoảng 7.433 triệu đồng (vốn sự nghiệp), trong đó: Ngân sách trung ương 6.757 triệu đồng; ngân sách địa phương 676 triệu đồng.
(2) Tiểu dự án 2: Giám sát, đánh giá
- Mục tiêu:
+ Triển khai quy trình, hệ thống giám sát, đánh giá đồng bộ, toàn diện đáp ứng yêu cầu quản lý Chương trình;
+ Tổ chức giám sát, đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình, đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu, đúng đối tượng và quy định của pháp luật.
- Đối tượng:
+ Cơ quan chủ trì Chương trình các cấp, các cơ quan chủ trì các dự án thành phần/nội dung trong các dự án thành phần các cấp và các cán bộ được phân công phụ trách và tổ chức thực hiện công tác giám sát, đánh giá;
+ Các tổ chức và cá nhân có liên quan.
- Nội dung hoạt động:
+ Triển khai, thực hiện Chương trình, gồm: Hệ thống các mục tiêu, chỉ tiêu đánh giá kết quả thực hiện các chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo tiếp cận đa chiều; triển khai quy trình, chi tiết hệ thống giám sát và đánh giá, hệ thống các biểu mẫu báo cáo, cơ chế thu thập thông tin; nội dung, cơ chế báo cáo; cách thức sử dụng thông tin của hệ thống giám sát và đánh giá cho quản lý và tổ chức thực hiện.
+ Kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo định kỳ, hằng năm hoặc đột xuất.
+ Rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm; tổ chức điều tra, đánh giá đầu kỳ, giữa kỳ và cuối kỳ ở các cấp.
+ Triển khai hệ thống cơ sở dữ liệu và phần mềm quản lý dữ liệu giảm nghèo ở các cấp theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Kết quả đầu ra: Bảo đảm tổ chức triển khai thực hiện cơ chế, chính sách, Chương trình, đúng mục tiêu, đúng định hướng, đúng luật pháp, hiệu quả. Kịp thời kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện, giải quyết những vấn đề khó khăn, vướng mắc, hạn chế.
- Nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn: Thực hiện theo Nghị quyết số 22/2022/NQ-HĐND ngày 23 tháng 7 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum.
- Nhu cầu vốn thực hiện: Khoảng 3.436 triệu đồng (vốn sự nghiệp), trong đó: Ngân sách trung ương: 3.124 triệu đồng; ngân sách địa phương: 312 triệu đồng.
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân đối với các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về giảm nghèo theo phương pháp tiếp cận đa chiều bằng các hình thức đa dạng, phù hợp với từng đối tượng nhằm tạo sự đồng thuận của người dân; khơi dậy ý chí, khát vọng vươn lên thoát nghèo bền vững.
2. Thực hiện có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Trung ương[5], của tỉnh[6] nhằm đảm bảo thực hiện đạt các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra tại Kế hoạch.
3. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực và ý thức trách nhiệm đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ở cấp xã, huyện, đặc biệt là các huyện nghèo, các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số cao.
4. Tích cực, chủ động huy động, lồng ghép các nguồn lực Nhà nước, xã hội và Nhân dân để đầu tư thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững phù hợp với đặc điểm của từng địa phương. Trong đó, chú trọng đầu tư kết cấu hạ tầng và các công trình xây dựng cơ bản phục vụ nhu cầu thiếu yếu cho người dân; hỗ trợ triển khai các mô hình sản xuất hiệu quả, gắn với Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm, thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã kiểu mới trên cơ sở liên kết theo chuỗi giá trị với cơ sở chế biến để đảm bảo ổn định nguồn tiêu thụ hàng hóa nông sản.
5. Phát huy vai trò Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội trong phối hợp, triển khai thực hiện công tác giảm nghèo.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và các địa phương: Tổ chức triển khai, thực hiện Kế hoạch theo quy định. Tổng hợp, đề xuất kế hoạch, dự kiến phương án phân bổ vốn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình năm 2025 gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tổng hợp chung. Đồng thời, hướng dẫn triển khai thực hiện Dự án 2, Dự án 4, Tiểu dự án 1 thuộc Dự án 6, Dự án 7.
- Theo dõi, kiểm tra, giám sát, tổng hợp kết quả thực hiện Kế hoạch, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định tại Quyết định số 86/QĐ-UBND ngày 22 tháng 02 năm 2022, Quyết định số 314/QĐ-UBND ngày 30 tháng 5 năm 2024[7] của Ủy ban nhân dân tỉnh và Quyết định số 671/QĐ-BCĐ ngày 10 tháng 3 năm 2022[8] của Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021 - 2025.
- Tổng hợp nhu cầu, dự kiến phân bổ kinh phí, chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững vào kế hoạch năm 2025, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tổng hợp, cân đối, bố trí nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và tỷ lệ vốn đối ứng của địa phương cho Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững theo tiến độ và kế hoạch đầu tư trung hạn, hàng năm, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định; huy động các nguồn tài trợ để thực hiện Kế hoạch theo quy định.
3. Sở Tài chính: Trên cơ sở dự toán kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững được Bộ Tài chính giao hàng năm, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định phân bổ nguồn vốn Trung ương thực hiện Chương trình và nguồn vốn địa phương đối ứng theo phân cấp quản lý ngân sách theo quy định.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì, trực tiếp quản lý, hướng dẫn tổ chức thực hiện Tiểu dự án 1 thuộc Dự án 3; theo dõi, giám sát, tổng hợp kết quả thực hiện và báo cáo cơ quan quản lý Chương trình để tổng hợp báo cáo chung.
5. Sở Y tế: Chủ trì, trực tiếp quản lý, hướng dẫn tổ chức thực hiện Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 3; theo dõi, giám sát, tổng hợp kết quả thực hiện và báo cáo cơ quan quản lý Chương trình để tổng hợp báo cáo chung.
6. Sở Xây dựng: Chủ trì, trực tiếp quản lý, hướng dẫn tổ chức thực hiện Dự án 5; theo dõi, giám sát, tổng hợp kết quả thực hiện và báo cáo cơ quan quản lý Chương trình để tổng hợp báo cáo chung.
7. Sở Thông tin và Truyền thông: Chủ trì, trực tiếp quản lý, hướng dẫn tổ chức thực hiện Tiểu dự án 1 thuộc Dự án 6; theo dõi, giám sát, tổng hợp kết quả thực hiện và báo cáo cơ quan quản lý Chương trình để tổng hợp báo cáo chung.
8. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Căn cứ Kế hoạch này và tình hình thực tế của địa phương, xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình năm 2025 trên địa bàn quản lý; chủ động huy động, lồng ghép các nguồn lực và ưu tiên phân bổ nguồn vốn cho các xã, thôn có tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn cao; bố trí một phần ngân sách địa phương để hỗ trợ thực hiện, hoàn thành các mục tiêu giảm nghèo theo quy định. Chịu trách nhiệm sử dụng các nguồn vốn đúng mục tiêu, đảm bảo hiệu quả.
- Phân công trách nhiệm của các đơn vị, địa phương trong việc tổ chức thực hiện Chương trình theo nguyên tắc tăng cường phân cấp và đề cao tinh thần trách nhiệm cho cơ sở;
- Chỉ đạo tổ chức thực hiện Kế hoạch rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo; xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2024, báo cáo kết quả rà soát kịp thời theo quy định.
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện đối với cấp xã.
- Tổ chức đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2025 và báo cáo tình hình thực hiện Chương trình theo quy định.
9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh
- Phối hợp tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân chủ động, sáng tạo, tự lực, tự cường, có ý chí, khát vọng vươn lên thoát nghèo bền vững. Gắn việc triển khai thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững”, Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh" với Phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”.
- Vận động các tổ chức, cá nhân tham gia hỗ trợ các nguồn lực giúp người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững theo kế hoạch giảm nghèo của địa phương.
- Tổ chức thực hiện công tác phản biện, giám sát trong việc xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách giảm nghèo trên địa bàn tỉnh.
Căn cứ nội dung Kế hoạch, các đơn vị địa phương chủ động triển khai thực hiện. Quá trình thực hiện nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc kịp thời báo cáo về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh bổ sung, điều chỉnh phù hợp./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỤ LỤC
KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NĂM 2024 VÀ BỐI CẢNH XÂY DỰNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NĂM 2025
(Kèm theo Kế hoạch số: 2601/KH-UBND ngày 22 tháng 7 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum)
A. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 06 THÁNG ĐẦU NĂM, KHẢ NĂNG THỰC HIỆN 9 THÁNG VÀ ƯỚC THỰC HIỆN CẢ NĂM 2024
I. Công tác chỉ đạo, điều hành
1. Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum đã ban hành 65 văn bản cụ thể hóa và chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình, trong đó có 14 văn bản quy phạm pháp luật (10 Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh và 04 Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh) (Chi tiết tại biểu 01 kèm theo).
2. Cấp huyện, thành phố: Có 10/10 huyện, thành phố đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024 và thành lập, kiện toàn Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn; thành lập Tổ công tác và ban hành Quy chế hoạt động của Tổ công tác thực hiện Chương trình. Ở cấp xã, các địa phương đã triển khai công tác kiện toàn, thành lập Ban quản lý xã, Ban giám sát của cộng đồng xã, Ban phát triển thôn đảm bảo năng lực quản lý, tổ chức triển khai thực hiện các nội dung, hoạt động thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia và quy định tại Nghị định số 27/2022/NĐ-CP; Nghị định số 38/2023/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ.
II. Kết quả phân bổ, sử dụng nguồn lực thực hiện Chương trình
1. Kết quả phân bổ vốn năm 2024
- Ngân sách Trung ương: 325.739 triệu đồng (trong đó vốn đầu tư phát triển: 171.101 triệu đồng; Vốn sự nghiệp: 154.638 triệu đồng).
- Ngân sách địa phương:
+ Vốn đầu tư: Ngân sách tỉnh đã bố trí thực hiện các CTMTQG nói chung, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững nói riêng (30.000 triệu đồng) trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 để đối ứng thực hiện các CTMTQG (chưa tính nguồn ngân sách cấp huyện, xã). Hiện nay, Ủy ban nhân dân tỉnh đã trình Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp thứ 7 về phân bổ vốn đối ứng đối với các dự án đầu tư cấp tỉnh[9]. Đối với cấp huyện, xã: thực hiện phân cấp và đảm bảo theo quy định tại Khoản 1 Điều 12, Nghị quyết số 22/2022/NQ- HĐND ngày 23 tháng 6 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh[10].
+ Vốn đối ứng sự nghiệp thực hiện Chương trình của các đơn vị, địa phương được lồng ghép, sắp xếp trong dự toán chi thường xuyên (lồng ghép với kinh phí thực hiện các Chương trình, Dự án, đề án, các nhiệm vụ chi có nội dung tương đồng với các nội dung chi của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững). Trong đó năm 2024 các đơn vị, địa phương đăng ký lồng ghép thực hiện là 13.755 triệu đồng.
Ủy ban nhân dân tỉnh đã phân bổ cho các đơn vị, địa phương để triển khai thực hiện[11].
2. Kết quả giải ngân vốn năm 2024[12]:
- Ngân sách trung ương: 77.707 triệu đồng, đạt tỷ lệ 24% vốn giao (trong đó vốn đầu tư phát triển: 74.578 triệu đồng; vốn sự nghiệp: 3.129 triệu đồng).
- Ngân sách địa phương: Hiện nay, các đơn vị, địa phương đang triển khai, thực hiện đảm bảo theo quy định.
III. Tình hình thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, Kiểm toán nhà nước
1. Tình hình thực hiện Nghị quyết số 108/2023/QH15, Nghị quyết số 111/2024/QH15 của Quốc hội.
Căn cứ Nghị quyết số 108/2023/QH15 ngày 29 tháng 11 năm 2023 của Quốc hội về giám sát chuyên đề “Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030” (Nghị quyết số 108/2023/QH15); Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 290/QĐ- UBND, ngày 20 tháng 5 năm 2024[13]; đồng thời các huyện, thành phố thực hiện chuyển nguồn vốn thực hiện Chương trình theo quy định phân cấp tại Quyết định số 14/2023/QĐ-UBND ngày 06 tháng 4 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh[14];
Thực hiện Nghị quyết số 111/2024/QH15 ngày 18 tháng 01 năm 2024 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (Nghị quyết số 111/2024/QH15) và ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 tại Công văn số 1058/VPCP-QHĐP ngày 19 tháng 02 năm 2024 của Văn phòng Chính phủ[15], Ủy ban nhân dân tỉnh đã có Văn bản số 709/UBND-KTTH ngày 01 tháng 3 năm 2024 chỉ đạo các đơn vị, địa phương khẩn trương nghiên cứu các cơ chế, chính sách đặc thù tại Nghị quyết số 111/2024/QH15 để tổ chức triển khai thực hiện ngay; đồng thời rà soát, tham mưu ban hành, sửa đổi, bổ sung các quy định địa phương đã ban hành liên quan đến các cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh phù hợp với quy định tại Nghị quyết số 111/2024/QH15 và tình hình thực tế của địa phương.
2. Kết quả thực hiện kết luận của Kiểm toán nhà nước, các cơ quan thanh tra liên quan trong thực hiện Chương trình.
Trong năm 2024, Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã tiến hành thanh tra việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 tại tỉnh Kon Tum[16] và đã có Kết luận số 145/KL-TTr ngày 01 tháng 7 năm 2024 của Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội[17]. Hiện các đơn vị, địa phương đang triển khai thực hiện nội dung kiến nghị theo quy định.
IV. Kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình
1. Về giảm hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo
a) Kết quả hộ nghèo, hộ cận nghèo toàn tỉnh năm 2023 theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025[18]:
- Kết quả hộ nghèo, hộ cận nghèo toàn tỉnh:
+ Tính đến cuối năm 2023 hộ nghèo toàn tỉnh theo chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2022 - 2025 là 10.220 hộ, chiếm tỷ lệ 6,84% so với tổng số hộ dân toàn tỉnh; trong đó hộ nghèo dân tộc thiểu số là 9.716 hộ, chiếm 95,06% so với tổng số hộ hộ nghèo toàn tỉnh. Tỷ lệ hộ nghèo giảm 4,19%/năm, đạt 104,75% so với kế hoạch giao[19].
+ Tổng số hộ cận nghèo và tỷ lệ hộ cận nghèo: 6.568 hộ, chiếm tỷ lệ 4,39% so với tổng số hộ dân toàn tỉnh, trong đó 5.867 hộ cận nghèo dân tộc thiểu số.
- Kết quả hộ nghèo, hộ cận nghèo ở các huyện nghèo:
(1) Huyện Kon Plông: Tổng số hộ nghèo đến cuối năm 2023 là 1.731 hộ, chiếm tỷ lệ 22,38% so với tổng số hộ dân toàn huyện, trong đó có 1.731 hộ nghèo DTTS; hộ cận nghèo là 708 hộ, chiếm tỷ lệ 9,15% % so với tổng số hộ dân toàn huyện.
(2) Huyện Tu Mơ Rông: Tổng số hộ nghèo đến cuối năm 2023 là 2.145 hộ, chiếm tỷ lệ 30,36% so với tổng số hộ dân toàn huyện, trong đó có 2.144 hộ nghèo DTTS; hộ cận nghèo là 338 hộ, chiếm tỷ lệ 4,78% % so với tổng số hộ dân toàn huyện.
(3) Huyện Ia H’Drai: Tổng số hộ nghèo đến cuối năm 2023 là 300 hộ, chiếm tỷ lệ 7,93% so với tổng số hộ dân toàn huyện, trong đó có 241 hộ nghèo DTTS; hộ cận nghèo là 285 hộ, chiếm tỷ lệ 7,53% % so với tổng số hộ dân toàn huyện.
c) Ước thực hiện năm 2024 giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều giai đoạn 2022 - 2025:
- Toàn tỉnh: Phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo giảm 3-4%.
- Các huyện nghèo: Tỷ lệ giảm nghèo 6-8%.
2. Kết quả đo lường về mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản (chiều thiếu hụt) và ngưỡng thiếu hụt qua các chỉ số đo lường đến cuối năm 2023 trên địa bàn tỉnh:
- Các chỉ số thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo: Việc làm: 1.992 hộ, chiếm tỷ lệ 19,49%. Người phụ thuộc trong hộ gia đình: 2.917 hộ, chiếm tỷ lệ 28,54%. Dinh dưỡng: 1.600 hộ, chiếm tỷ lệ 15,66%. Bảo hiểm y tế: 6.678 hộ, chiếm tỷ lệ 65,34%. Trình độ giáo dục của người lớn: 2.354 hộ, chiếm tỷ lệ 23,03%. Tình trạng đi học của trẻ em: 270 hộ, chiếm tỷ lệ 2,64%. Chất lượng nhà ở: 2.046 hộ, chiếm tỷ lệ 20,02%. Diện tích nhà ở bình quân đầu người: 3.538 hộ, chiếm tỷ lệ 34,62%. Nguồn nước sinh hoạt: 1.395 hộ, chiếm tỷ lệ 13,65%. Nhà tiêu hợp vệ sinh: 5.987 hộ, chiếm tỷ lệ 58,58%. Sử dụng dịch vụ viễn thông: 4.494 hộ, chiếm tỷ lệ 43,97%. Phương tiện phục vụ tiếp cận thông tin: 3.090 hộ, chiếm tỷ lệ 30,23%.
- Các chỉ số thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản của hộ cận nghèo: Việc làm: 846 hộ, chiếm tỷ lệ 12,88%. Người phụ thuộc trong hộ gia đình: 1.507 hộ, chiếm tỷ lệ 22,94%. Dinh dưỡng: 454 hộ, chiếm tỷ lệ 6,91%. Bảo hiểm y tế: 4.859 hộ, chiếm tỷ lệ 73,97%. Trình độ giáo dục của người lớn: 831 hộ, chiếm tỷ lệ 12,65%. Tình trạng đi học của trẻ em: 139 hộ, chiếm tỷ lệ 2,12%. Chất lượng nhà ở: 572 hộ, chiếm tỷ lệ 8,71%. Diện tích nhà ở bình quân đầu người: 925 hộ, chiếm tỷ lệ 14,08%. Nguồn nước sinh hoạt: 480 hộ, chiếm tỷ lệ 7,31%. Nhà tiêu hợp vệ sinh: 2.240 hộ, chiếm tỷ lệ 34,10%. Sử dụng dịch vụ viễn thông: 1.114 hộ, chiếm tỷ lệ 16,96%. Phương tiện phục vụ tiếp cận thông tin: 481 hộ, chiếm tỷ lệ 7,32%.
V. Kết quả thực hiện các dự án, tiểu dự án, hoạt động của Chương trình
1. Tiểu dự án 1, dự án 1: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội các huyện nghèo
Kinh phí Trung ương phân bổ: 164.870 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển: 147.106 triệu đồng, vốn sự nghiệp: 17.764 triệu đồng).
Kết quả thực hiện: Tổng số công trình được đầu tư là 23 công trình, trong đó có 8 công trình đầu tư mới và 12 công trình chuyển tiếp[20] được triển khai trên địa bàn 03 huyện nghèo. Đồng thời, có 27 công trình được duy tu bảo dưỡng từ nguồn vốn sự nghiệp[21]. Các công trình được đầu tư xây dựng, duy tu bảo dưỡng nhằm phục vụ trực tiếp cho sản xuất và dân sinh, đáp ứng nhu cầu của người dân hưởng lợi, ưu tiên các công trình có nhiều người hưởng lợi là hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo, hộ dân tộc thiểu số, phụ nữ.
2. Dự án 2: Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo
Ngân sách trung ương phân bổ: 45.881 triệu đồng (vốn sự nghiệp)[22], Ủy ban nhân dân tỉnh đã phân bổ 100% kinh phí về các huyện, thành phố. Hiện nay các huyện, thành phố đã thực hiện phân bổ vốn cho các đơn vị, địa phương để triển khai, thực hiện.
Kết quả thực hiện: Các huyện, thành phố đã hoàn tất công tác phân bổ vốn cho các đơn vị, địa phương và triển khai thực hiện 19 mô hình giảm nghèo, dự án phát triển sản xuất có gắn với quy hoạch phát triển sản xuất và thích ứng với biến đổi khí hậu của từng địa phương[23]. Đa số các địa phương đều triển khai thực hiện dự án mô hình giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng.
3. Dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng
a) Tiểu dự án 1. Hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp
Ngân sách trung ương phân bổ: 18.967 triệu đồng, trong đó phân bổ cho Sở Nông nghiệp và PTNT: 379 triệu đồng; các huyện, thành phố: 18.558 triệu đồng. Hiện nay các huyện, thành phố đã thực hiện phân bổ vốn cho các đơn vị, địa phương để triển khai, thực hiện.
Kết quả thực hiện: các địa phương xây dựng và triển khai thực hiện 65 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp[24].
b) Tiểu dự án 2. Cải thiện dinh dưỡng
- Ngân sách trung ương phân bổ: 9.707 triệu đồng, trong đó phân bổ cho Sở Y tế: 970 triệu đồng; các huyện, thành phố: 8.737 triệu đồng.
- Kết quả thực hiện:
+ Hoạt động tăng cường việc tiếp cận với các can thiệp trực tiếp phòng chống suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng cho bà mẹ, trẻ em dưới 5 tuổi thuộc hộ gia đình nghèo, cận nghèo và mới thoát nghèo trên toàn tỉnh: Tổng số trẻ dưới 5 tuổi được bổ sung đa vi chất dinh dưỡng là 139 trẻ. Tổng số phụ nữ có thai được bổ sung đa vi chất dinh dưỡng trên địa bàn 3 huyện nghèo là 475 người. Tổng số bà mẹ có con dưới 5 tuổi thuộc hộ nghèo, cận nghèo và mới thoát nghèo được tư vấn dinh dưỡng là 10.993 người. Số trẻ em thuộc hộ nghèo, cận nghèo và mới thoát nghèo được theo dõi và quản lý suy dinh dưỡng cấp tính tại cộng đồng là 710 trẻ.
+ Tổ chức giám sát triển khai Chiến dịch uống bổ sung vitamin A liều cao tại 05 huyện[25].
+ Theo dõi tăng trưởng trẻ em: Duy trì thường xuyên công tác theo dõi cân nặng, chiều cao, đánh giá tình trạng dinh dưỡng và tăng trưởng của trẻ em dưới 2 tuổi và trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng; tỷ lệ trẻ em dưới 2 tuổi được cân, đo ít nhất 3 tháng/lần đạt 95,8%, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi được theo dõi tình trạng dinh dưỡng hàng tháng đạt 99,7%.
+ Tiếp nhận và cấp phát đa vi chất cho phụ nữ mang thai trên địa bàn 3 huyện nghèo[26] là 475/550 tỷ lệ bao phủ đạt 86,4%.
+ Tổ chức truyền thông, tư vấn, nói chuyện chuyên đề hưởng ứng ngày vi chất dinh dưỡng cho 360 bà mẹ tại 03 xã thuộc huyện Ia H’Drai...; Tổ chức 50 buổi hướng dẫn trình diễn thức ăn dựa trên các sản phẩm/thực phẩm sẵn có tại địa phương với 1.045 người tham dự[27].
+ Triển khai các hoạt động uống bổ sung vitamin A kết hợp với tẩy giun và cân/đo cho trẻ dưới 5 tuổi đợt 1 năm 2024 đảm bảo theo quy định[28].
+ Hoạt động tăng cường hoạt động chất lượng bữa ăn học đường và giáo dục chăm sóc dinh dưỡng; bảo vệ, chăm sóc cho trẻ học đường: Tổng số trẻ em từ 5 đến dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo, cận nghèo và mới thoát nghèo được bổ sung đa vi chất dinh dưỡng là 721 trẻ. Tổng số trẻ em từ 5 đến dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo, cận nghèo và mới thoát nghèo được tư vấn dinh dưỡng là 6.982 trẻ.
4. Dự án 4. Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững
a) Tiểu dự án 1. Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn
Ngân sách trung ương phân bổ: 49.624 triệu đồng, trong đó vốn đầu tư phát triển là 20.051 triệu đồng, vốn sự nghiệp là 29.573 triệu đồng.
Kết quả thực hiện: Đối với vốn đầu tư phát triển, kinh phí được giao là 20.051 triệu đồng, đã triển khai thực hiện 01 dự án (dự án chuyển tiếp)[29]; Đối với vốn sự nghiệp: hiện nay các huyện, thành phố đã thực hiện phân bổ vốn cho các đơn vị, địa phương để triển khai, thực hiện; đến nay đã tổ chức được 19 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn với 530 học viên tham gia[30];
b) Tiểu dự án 2. Hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Ngân sách trung ương phân bổ: 2.296 triệu đồng, trong đó phân bổ cho Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội (Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh): 414 triệu đồng; phân bổ cho các huyện, thành phố: 1.882 triệu đồng.
Kết quả thực hiện: Hiện nay các đơn vị, địa phương đang triển khai thực hiện.
c) Tiểu dự án 3. Hỗ trợ việc làm bền vững
Ngân sách trung ương phân bổ: 11.461 triệu đồng, trong đó vốn đầu tư phát triển là 3.944 triệu đồng, vốn sự nghiệp là 7.517 triệu đồng.
Kết quả thực hiện: Đối với vốn đầu tư phát triển, đã được phê duyệt 01 danh mục dự án (dự án chuyển tiếp)[31]; Đối với vốn sự nghiệp: hiện nay các huyện, thành phố đã thực hiện phân bổ vốn cho các đơn vị, địa phương để triển khai, thực hiện; đã tổ chức được 23 phiên có 772 người tham gia[32]. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ thu thập, cập nhật, chỉnh sửa thông tin về người lao động; Tổ chức tuyên truyền chính sách pháp luật lao động việc làm và tư vấn giới thiệu việc làm trên địa bàn quản lý.
5. Dự án 5. Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo
- Ủy ban nhân dân tỉnh đã phê duyệt Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025[33]. Hiện nay, theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng[34], Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Sở Xây dựng, các đơn vị liên quan và 03 huyện nghèo xây dựng dự thảo Quyết định về việc điều chỉnh, bổ sung Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo, tỉnh Kon Tum thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.
- Ngân sách trung ương phân bổ là 6.040 triệu đồng[35].
- Kết quả thực hiện: Hiện nay 03 huyện nghèo thực hiện phân bổ vốn cho các đơn vị, địa phương để triển khai, thực hiện, dự kiến năm 2024 sẽ hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo là 176 hộ (bao gồm: 126 hộ xây mới nhà và 50 hộ sửa chữa nhà ở)[36].
6. Dự án 6. Truyền thông và giảm nghèo về thông tin
a) Tiểu dự án 1. Giảm nghèo về thông tin
Ngân sách trung ương phân bổ: 4.553 triệu đồng, trong đó cấp cho Sở Thông tin và Truyền thông: 1.366 triệu đồng; các huyện, thành phố: 3.187 triệu đồng.
Kết quả thực hiện: Hiện nay các huyện, thành phố đã thực hiện phân bổ vốn cho các đơn vị, địa phương để triển khai, thực hiện.
b) Tiểu dự án 2. Truyền thông về giảm nghèo đa chiều
Ngân sách trung ương phân bổ: 2.447 triệu đồng, trong đó cấp cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: 612 triệu đồng; các huyện, thành phố: 1.835 triệu đồng.
Kết quả thực hiện: cấp tỉnh đã triển khai thực hiện hợp đồng với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Kon Tum, Tạp chí Lao động và Xã hội tuyên truyền về công tác giảm nghèo với hình thức là phóng sự và tin[37]; triển khai kế hoạch in 23.500 tờ rơi tuyên truyền về Chương trình năm 2024. Cấp huyện, thành phố đã thực hiện phân bổ vốn cho các đơn vị, địa phương để triển khai, thực hiện với các hình thức tuyên truyền phong phú[38].
7. Dự án 7. Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá Chương trình
a) Tiểu dự án 1: Nâng cao năng lực thực hiện Chương trình
Ngân sách trung ương phân bổ: 6.179 triệu đồng, trong đó cấp cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: 1.232 triệu đồng; các huyện, thành phố: 4.947 triệu đồng.
Kết quả thực hiện: Cấp tỉnh đang xây dựng kế hoạch tổ chức 01 đoàn tham quan học tập kinh nghiệm nhằm nâng cao năng lực, kiến thức về thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo. Cấp huyện, thành phố đã thực hiện phân bổ vốn cho các đơn vị, địa phương để triển khai, thực hiện theo quy định[39].
b) Tiểu dự án 2: Giám sát, đánh giá
Ngân sách trung ương phân bổ: 3.714 triệu đồng, trong đó cấp cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: 743 triệu đồng; các huyện, thành phố: 2.971 triệu đồng.
Kết quả thực hiện: Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 1496/KH-UBND ngày 02 tháng 5 năm 2024[40]; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các Sở, ngành có liên quan tổ chức 01 đợt kiểm tra, giám sát cấp tỉnh tại huyện Ngọc Hồi; ngoài ra, Ủy ban nhân dân tỉnh đã tiến hành kiểm tra các dự án, tiểu dự án hỗ trợ trực tiếp thuộc Chương trình[41]; kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia tại các địa phương của tỉnh Kon Tum năm 2024[42].
Cấp huyện, thành phố đã thực hiện phân bổ vốn cho các đơn vị, địa phương để triển khai, thực hiện và tổ chức được 10 đợt kiểm tra, giám sát trên địa bàn các xã, phường, thị trấn[43].
VI. Đánh giá chung
1. Kết quả đạt được
- Cấp ủy, chính quyền địa phương đã chủ động ban hành theo thẩm quyền các văn bản chỉ đạo, điều hành, hệ thống cơ chế, chính sách, chủ động trong công tác tổ chức triển khai thực hiện các CTMTQG trên địa bàn tỉnh. Ban Chỉ đạo các cấp được thành lập, kiện toàn kịp thời, thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo, điều hành, điều phối, đảm bảo Chương trình được triển khai thực hiện có hiệu quả. Quá trình thực hiện Chương trình tại các đơn vị, địa phương luôn nhận được sự phối hợp tham gia của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp.
- Đảm bảo tiến độ về phân bổ, giao kế hoạch vốn năm 2024 nguồn ngân sách Trung ương cho các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó có Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.
- Việc triển khai thực hiện các chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo tại các địa phương đã tạo điều kiện, cơ hội cho người dân được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống. Tỷ lệ giảm nghèo trên địa bàn tỉnh đạt kế hoạch đề ra; Tỷ lệ giảm nghèo tại các huyện nghèo đạt và vượt kế hoạch được giao.
- Một số dự án đầu tư quan trọng đã và đang chuẩn bị đầu tư trên địa bàn các huyện nghèo, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người dân, giảm nghèo bền vững.
- Công tác kiểm tra, giám sát Chương trình được chú trọng triển khai thực hiện, được cụ thể hóa thành kế hoạch kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện giai đoạn 2021 - 2025 và hằng năm; kịp thời đánh giá, báo cáo tình hình triển khai thực hiện Chương trình theo yêu cầu và đảm bảo quy định; kịp thời rà soát, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tài liệu phục vụ công tác thanh tra Chương trình của Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Hạn chế
- Văn bản triển khai, hướng dẫn của Trung ương về thực hiện Chương trình có sửa đổi, bổ sung cần có thời gian để địa phương điều chỉnh, triển khai vì vậy đã ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân kế hoạch vốn được giao; tỷ lệ giải ngân vốn thực hiện Chương trình còn thấp, đặc biệt đối với tiểu dự án 2, dự án 3 và dự án 4.
- Địa phương gặp nhiều khó khăn trong việc cân đối nguồn lực đối ứng để thực hiện Chương trình, do kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách địa phương đã phân bổ hết từ năm 2021, các nguồn thu ngân sách hàng năm hạn chế.
- Cấp ủy, chính quyền một số xã chưa thực sự quyết liệt, chủ động trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện Chương trình; chưa có các giải pháp để huy động, tăng cường nguồn lực đầu tư cho Chương trình như huy động sự hỗ trợ của các tổ chức, doanh nghiệp, người dân.
- Một số đơn vị chưa có hoặc thống kê chưa đầy đủ số liệu thống kê kết quả thực hiện theo các biểu mẫu kèm theo Thông tư số 10/2022/TT-BLĐTBXH ngày 31 tháng 5 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội[44].
- Một số hộ nghèo người đồng bào DTTS vẫn còn phương thức sản xuất truyền thống, lạc hậu, chưa có điều kiện áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, việc tiếp thu kiến thức tiến bộ kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất còn hạn chế; chưa mạnh dạn vay vốn để sản xuất, kinh doanh, chưa tự ý thức vươn lên thoát nghèo.
3. Nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế
a) Nguyên nhân khách quan
- Thời tiết diễn biến phức tạp, khó lường đã ảnh hưởng đến đời sống, hoạt động sản xuất của một bộ phận người dân và gây khó khăn cho các cơ quan, địa phương triển khai các chương trình, chính sách về giảm nghèo.
- Trong 06 tháng đầu năm 2024 một số văn bản, quy định của Trung ương về triển khai, thực hiện các CTMTQG được sửa đổi, bổ sung; vì vậy các địa phương cần có thời gian nghiên cứu, cập nhật.
b) Nguyên nhân chủ quan
- Một số công chức cấp xã chưa dành thời gian nghiên cứu kĩ về nội dung, phạm vi, đối tượng, mục tiêu, nhiệm vụ của từng dự án, tiểu dự án được quy định tại các Nghị định, Thông tư, hướng dẫn thuộc Chương trình dẫn đến công tác tham mưu triển khai thực hiện còn lúng túng, bị động.
- Công tác tham mưu, phối hợp giữa các sở, ban, ngành có liên quan trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình và tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản đôi lúc còn chậm, chưa kịp thời; việc giải quyết những bất cập, khó khăn ở địa phương có nội dung, có lúc chưa kịp thời.
B. BỐI CẢNH XÂY DỰNG KẾ HOẠCH I. Thuận lợi
1. Được sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh trong triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia nói chung và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững nói riêng.
2. Các cấp Ủy đảng, chính quyền xác định công tác giảm nghèo bền vững là nội dung quan trọng trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 của các ngành, địa phương. Các văn bản về giảm nghèo đã được ban hành tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình chỉ đạo, triển khai thực hiện.
3. Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia các cấp được thành lập, kiện toàn kịp thời, thực hiện tốt nhiệm vụ chỉ đạo, điều hành, điều phối, đảm bảo Chương trình được triển khai thực hiện có hiệu quả.
II. Khó khăn, thách thức
1. Một số văn bản triển khai, hướng dẫn thực hiện Chương trình chưa cụ thể, chi tiết, gây khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện tại địa phương; một số văn bản được sửa đổi, bổ sung trong năm 2023, 2024 vì vậy các địa phương cần có thời gian nghiên cứu, cập nhật.
2. Một số công chức cấp xã chưa dành thời gian nghiên cứu kĩ về nội dung, phạm vi, đối tượng, mục tiêu, nhiệm vụ của từng dự án, tiểu dự án được quy định tại các Nghị định, Thông tư, hướng dẫn thuộc Chương trình dẫn đến công tác tham mưu triển khai thực hiện còn lúng túng, bị động.
3. Hộ nghèo chủ yếu tập trung vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trong khi các điều kiện khó khăn, thiếu việc làm lại tập trung vùng này, vì vậy điều kiện để thoát nghèo gặp nhiều khó khăn. Thu nhập của hộ nghèo hiện chỉ đáp ứng nhu cầu tối thiểu cuộc sống; không đủ tích lũy để đề phòng tai nạn, ốm đau, mất việc làm…, luôn tiềm ẩn nguy cơ tái nghèo./.
Biểu 1
KẾT QUẢ XÂY DỰNG VĂN BẢN QUẢN LÝ, TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA ĐẾN NĂM 2024
TT | Số/Ký hiệu/ngày ban hành | Trích yếu văn bản |
I | Văn bản của Tỉnh ủy | |
1 | 31-KH/TU ngày 28-10-2021 | Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 23-6-2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030 |
2 | 13-NQ/TU ngày 19-5-2022 | Về lãnh đạo thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Kon Tum |
II | Văn bản của Hội đồng nhân dân tỉnh | |
1 | 22/2022/NQ- HĐND ngày 23/6/2022 | Ban hành Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Nhà nước và tỷ lệ vốn đối ứng ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum |
2 | 24/NQ-HĐND ngày 23/6/2022 | Về mục tiêu, nhiệm vụ và phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Trung ương; mức vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách địa phương đối ứng thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum |
3 | 25/NQ-HĐND ngày 23/6/2022 | Về mục tiêu, nhiệm vụ và dự toán ngân sách Trung ương năm 2022 thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Kon Tum |
4 | 42/NQ-HĐND ngày 12/7/2022 | Về danh mục dự án đầu tư thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2022 trên địa bàn tỉnh |
5 | 04/NQ-HĐND ngày 29/4/2022 | Về phân bổ kinh phí thường xuyên thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động năm 2021 |
6 | 59/2022/NQ- HĐND ngày 29/8/2022 | Ban hành Quy định cơ chế huy động nguồn vốn tín dụng và nguồn vốn hợp pháp khác thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025 |
7 | 60/2022/NQ- HĐND ngày 29/8/2022 | Ban hành Quy định nội dung hỗ trợ, mẫu hồ sơ, trình tự, thủ tục lựa chọn dự án, kế hoạch, phương án sản xuất, lựa chọn đơn vị đặt hàng trong thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025 |
8 | 62/2022/NQ- HĐND ngày 29/8/2022 | Quy định cơ chế lồng ghép các nguồn vốn trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021 - 2025 |
9 | 81/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 | Về phê duyệt kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023 trên địa bàn tỉnh Kon Tum |
10 | 85/2022/NQ- HĐND ngày 09/12/2022 | Về tỷ lệ số lượng dự án đầu tư xây dựng thực hiện theo cơ chế đặc thù thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum |
11 | 87/2022/NQ- HĐND ngày 09/12/2022 | Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định ban hành kèm theo Nghị quyết số 60/2022/NQ-HĐND ngày 29 tháng 8 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Quy định nội dung hỗ trợ, mẫu hồ sơ, trình tự, thủ tục lựa chọn dự án, kế hoạch, phương án sản xuất, lựa chọn đơn vị đặt hàng trong thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025 |
12 | 88/2022/NQ- HĐND ngày 09/12/2022 | Quy định nội dung, mức chi hỗ trợ thực hiện Dự án 5 (Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện nghèo) và Dự án 6 (Truyền thông và giảm nghèo về thông tin) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum |
13 | 31/2023/NQ- HĐND ngày 11/7/2023 | Quy định định mức hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện một (01) dự án, kế hoạch liên kết theo chuỗi giá trị; thực hiện một (01) dự án, phương án phát triển sản xuất cộng đồng thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum |
14 | 09/NQ-HĐND ngày 25/4/2023 | về kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch năm 2022 sang năm 2023 và phân bổ kế hoạch năm 2023 từ nguồn kế hoạch năm 2022 chưa phân bổ chi tiết |
15 | 33/NQ-HĐND ngày 11/7/2023 | Về điều chỉnh kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2022, 2023 và phân bổ vốn sự nghiệp ngân sách Trung ương năm 2023 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Kon Tum |
16 | 72/2023/NQ- HĐND ngày 13/12/2023 | Quy định nội dung hỗ trợ dự án, kế hoạch liên kết theo chuỗi giá trị; mẫu hồ sơ, trình tự, thủ tục lựa chọn dự án, kế hoạch, liên kết trong các ngành nghề, lĩnh vực khác không thuộc lĩnh vực sản xuất nông nghiệp; nội dung hỗ trợ, trình tự, thủ tục, mẫu hồ sơ, tiêu chí lựa chọn dự án, phương án sản xuất cộng đồng trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025 |
17 | 64/NQ-HĐND ngày 10/12/2023 | về việc phê duyệt kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2024 trên địa bàn tỉnh Kon Tum |
18 | 48/2023/NQ- HĐND ngày 01/11/2023 | Về phân cấp cho Hội đồng nhân dân cấp huyện quyết định danh mục dự án đầu tư công, điều chỉnh danh mục dự án đầu tư công trung hạn và hằng năm trong giai đoạn 5 năm của các chương trình mục tiêu quốc gia |
III | Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh | |
1 | 86/QĐ-UBND ngày 22/02/2022 | Về việc thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025 |
2 | 381/QĐ-UBND ngày 29/6/2022 | Về việc giao mục tiêu, nhiệm vụ và kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Trung ương; mức vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách địa phương đối ứng thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum |
3 | 380/QĐ-UBND ngày 29/6/2022 | Về việc giao mục tiêu, nhiệm vụ và dự toán ngân sách Trung ương năm 2022 thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Kon Tum |
4 | 419/QĐ-UBND ngày 18/7/2022 | Về việc công bố công khai dự toán ngân sách Trung ương bổ sung mục tiêu năm 2022 thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Kon Tum |
5 | 431/QĐ-UBND ngày 21/7/2022 | Về việc giao danh mục dự án đầu tư thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2022 trên địa bàn tỉnh Kon Tum |
6 | 706/QĐ-UBND ngày 03/11/2022 | Về việc giao chi tiết kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2022 (đợt 1) |
7 | 671/QĐ-BCĐ ngày 10/3/2022 | Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025 |
8 | 1666/QĐ-BCĐ ngày 01/6/2022 | Ban hành Chương trình công tác năm 2022 của Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025 |
9 | 736/QĐ-UBND ngày 14/11/2022 | Về việc điều chỉnh, bổ sung danh mục dự án đầu tư năm 2022 thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Kon Tum |
10 | 795/QĐ-UBND ngày 09/12/2022 | Về việc giao kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023 trên địa bàn tỉnh Kon Tum |
11 | 39/2022/QĐ-UBND ngày 25/11/2022 | Quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện các dự án, công trình theo định mức hỗ trợ (bằng hiện vật hoặc bằng tiền) trên địa bàn tỉnh Kon Tum |
12 | 528/QĐ-UBND ngày 17/8/2022 | Ban hành danh mục loại dự án được áp dụng cơ chế đặc thù thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025 |
13 | 580/QĐ-UBND ngày 12/9/2022 | Về việc ủy quyền cho cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thiết kế mẫu, thiết kế điển hình và áp dụng các thiết kế sẵn có đối với các dự án được áp dụng cơ chế đặc thù thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025 |
14 | 763/QĐ-UBND ngày 22/12/2022 | Phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2022 |
15 | 02/2023/QĐ-UBND ngày 10/02/2023 | Ban hành Quy định về cơ chế quay vòng một phần vốn hỗ trợ để luân chuyển trong cộng đồng thực hiện dự án, phương án phát triển sản xuất cộng đồng, thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum |
16 | 59/QĐ-UBND ngày 02/3/2023 | Phê duyệt Đề án Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo, tỉnh Kon Tum thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 |
17 | 3299/CTr-UBND ngày 04/10/2022 | Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 19 tháng 5 năm 2022 của Tỉnh ủy về lãnh đạo thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Kon Tum |
18 | 3778/KH-UBND ngày 20/10/2021 | Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2022 trên địa bàn tỉnh Kon Tum |
19 | 2344/KH-UBND ngày 21/7/2022 | Triển khai thực hiện Phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum |
20 | 2871/KH-UBND ngày 31/8/2022 | Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023 trên địa bàn tỉnh Kon Tum |
21 | 4362/KH-UBND ngày 23/12/2022 | Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025 |
22 | 2442/KH-UBND ngày 28/7/2022 | Về việc triển khai công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum |
23 | 2973/KH-UBND ngày 08/9/2022 | Về triển khai các hoạt động truyền thông về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum |
24 | 3365/KH-UBND ngày 07/10/2022 | Kiểm tra, giám sát tình hình triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2022 trên địa bàn tỉnh |
25 | 2995/KH-UBND ngày 12/9/2022 | Rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo; xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình năm 2022 trên địa bàn tỉnh Kon Tum |
26 | 353/KH-UBND ngày 13/02/2023 | Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2022 - 2025 |
27 | 632/KH-UBND ngày 10/3/2023 | Thực hiện nội dung “Cải thiện dinh dưỡng” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum |
28 | 14/2023/QĐ-UBND ngày 04/4/2023 | ban hành Quy định phân cấp quản lý và tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Kon Tum |
29 | 4587/KH-UBND ngày 27/12/2021 | về triển khai thực hiện Kế hoạch số 31-KH/TU ngày 28-10-2021 của Ban Thường vụ Tỉnh Ủy thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 23-6-2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030” |
30 | 729/KH-UBND ngày 17/3/2023 | Kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023 trên địa bàn tỉnh |
31 | 611/UBND-KGVX ngày 09/3/2023 | về đôn đốc triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh |
32 | 1976/UBND- KGVX ngày 27/6/2023 | về việc đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 năm 2023 và rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo |
33 | 1425/KH-UBND ngày 18/5/2023 | về kiểm tra, giám sát tình hình triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023 trên địa bàn tỉnh Kon Tum |
34 | 2304/KH-UBND ngày 19/7/2023 | Về tổ chức đánh giá giữa kỳ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 |
35 | 2260/UBND- KGVX ngày 14/7/2023 | Về triển khai thực hiện Nghị định số 38/2023/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ |
36 | 2470/KH-UBND ngày 01/8/2023 | Về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2024 |
37 | 3078/KH-UBND ngày 14/9/2023 | Kế hoạch rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo; xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình năm 2023 trên địa bàn tỉnh Kon Tum |
38 | 3147/UBND-KTTH ngày 20/9/2023 | Về xây dựng phương án thực hiện các dự án, tiểu dự án thành phần thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững (vốn sự nghiệp) giai đoạn 2024-2025 |
39 | 3554/KH-UBND ngày 18/10/2023 | Thực hiện nội dung “Cải thiện dinh dưỡng” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum |
40 | 1496/KH-UBND ngày 02/5/2024 | về kiểm tra, giám sát tình hình triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024 trên địa bàn tỉnh Kon Tum |
41 | 733/QĐ-UBND ngày 12/12/2023 | về việc giao kế hoạch thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2024 trên địa bàn tỉnh Kon Tum |
42 | 570/KH-UBND ngày 19/02/2024 | về thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2024 |
43 | 709/UBND-KTTH ngày 01/3/2024 | về triển khai Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia |
44 | 14/2024/QĐ-UBND ngày 19/02/2024 | Quy định về chi phí hỗ trợ chuẩn bị đầu tư, quản lý dự án, giám sát thi công công trình được áp dụng cơ chế đặc thù thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Kon Tum |
45 | 2310/UBND- KGVX ngày 01/7/2024 | về tăng cường thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024 |
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|
[1] Tỷ lệ giảm nghèo tại các huyện, thành phố, đặc biệt là các huyện nghèo sẽ giao cụ thể, chi tiết gắn với việc giao kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2025.
[2] Theo Khoản 1, Điều 12, Nghị quyết số 22/2022/NQ-HĐND ngày 23 tháng 7 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum: ngân sách địa phương bố trí bằng 10% ngân sách trung ương.
[3] Huyện nghèo theo Quyết định số 353/QĐ-TTg ngày 15 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ.
[4] Phê duyệt Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo, tỉnh Kon Tum thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.
[5] Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28 tháng 5 năm 2022 về giao kế hoạch vố đầu tư nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 cho các địa phương thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia.
[6] Kế hoạch số 31-KH/TU ngày 28-10-2021 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 23-6-2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030”; Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 19-5-2022 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI về lãnh đạo thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
[7] Về việc thành lập và kiện toàn Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025.
[8] Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025.
[9] Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững có 02 dự án do Trường Cao đẳng Kon Tum và Sở Lao động – TB&XH làm chủ đầu tư.
[10] ban hành Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum, trong đó, quy định: “Hằng năm, ngân sách địa phương đối ứng tối thiểu 10% tổng ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình cho địa phương”
[11] Tại Quyết định số 733/QĐ-UBND ngày 12 tháng 12 năm 2023 về việc giao kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2024 trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
[12] Thời điểm đến 30/6/2024.
[13] Về việc chuyển nguồn vốn đầu tư công thuộc ngân sách cấp tỉnh năm 2023 sang năm 2024 (đợt 1).
[14] Về Quy định phân cấp quản lý và tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
[15] Về việc triển khai Nghị quyết của Quốc hội về các cơ chế đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và tổ chức Phiên họp thứ 5 của Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia.
[16] Tại Quyết định số 227/QĐ-TTr ngày 13 tháng 5 năm 2024
[17] về Kết luận thanh tra việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 tại tỉnh Kon Tum
[18] Theo Quyết định số 654/QĐ-UBND ngày 27 tháng 12 năm 2023 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2023 trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
[19] Theo Nghị quyết của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh: tỷ lệ giảm nghèo năm 2021 - 2023 giảm ít nhất 4%/năm.
[20] Huyện Kon Pông: 03 công trình, trong đó 01 công trình khởi công mới. Huyện Tu Mơ Rông: 12 công trình, trong đó 03 công trình khởi công mới. Huyện Ia H’drai: 08 công trình, trong đó 04 công trình mới.
[21] Huyện Kon Pông: 16 công trình. Huyện Tu Mơ Rông: 07 công trình. Huyện Ia H’drai: 04 công trình.
[22] Thành phố Kon Tum: 4.373 triệu đồng; huyện Đăk Hà: 4.738 triệu đồng; huyện Đăk Tô: 3.474 triệu đồng; huyện Ngọc Hồi: 2.527 triệu đồng; huyện Tu Mơ Rông: 6.997 triệu đồng; huyện Đăk Glei: 5.102 triệu đồng; huyện Sa Thầy: 5.466 triệu đồng; huyện Kon Rẫy: 3.352 triệu đồng; huyện Kon Plông: 6.220 triệu đồng; huyện Ia H’drai: 3.632 triệu đồng.
[23] Huyện Ia H’Drai xây dựng 03 dự án nuôi bò sinh sản. Huyện Ngọc Hồi: triển khai thực hiện dự án tại 05 xã. Huyện Đăk Hà xây dựng 10 dự án đa dạng hóa sinh kế, mô hình giảm nghèo. Huyện Kon Rẫy triển khai 03 dự án của 02/7 xã, thị trấn thực hiện hỗ trợ bò sinh sản, hỗ trợ cây mắc ca, sầu riêng. Huyện Sa Thầy đã thực hiện 03 dự án của 02 xã.
[24] Huyện Đăk Hà xây dựng 12 dự án. Huyện Ia H’drai triển khai 01 dự án. Huyện Kon Rẫy triển khai 02 dự án. Huyện Sa Thầy thực hiện 01 dự án của 01 xã. Huyện Ngọc Hồi: triển khai thực hiện dự án tại 03 xã, thị trấn. Các huyện, thành phố còn lại đang thực hiện khâu thẩm định, phê duyệt dự án.
[25] Trạm Y tế xã Đăk Na, xã Đăk Tờ Kan (Trung tâm Y tế huyện Tu Mơ Rông), Trạm Y tế xã Ngọc Tụ (Trung tâm Y tế huyện Đăk Tô), Trạm Y tế xã Đăk Long (Trung tâm Y tế huyện Đăk Hà), Trạm Y tế xã Hiếu (Trung tâm Y tế huyện Kon Plông) và Trạm Y tế xã Tân Lập (Trung tâm Y tế huyện Kon Rẫy)
[26] Tu Mơ Rông, Kon Plông và Ia H’Drai (nguồn Viện Dinh dưỡng hỗ trợ).
[27] trong đó bà mẹ có con dưới 2 tuổi: 1.000 người và phụ nữ có thai: 45 người
[28] Tỷ lệ trẻ từ 06-11 tháng được uống vitamin A: 5.691/5.786 đạt 98,4%. Tỷ lệ trẻ từ 12-35 tháng được uống vitamin A: 22.246/22.431 đạt 99,2%. Tỷ lệ trẻ từ 36-59 tháng được uống vitamin A: 24.517/24.785 đạt 98,9%. Tỷ lệ trẻ từ 06-59 tháng được uống vitamin A: 52.454/53.002 đạt 99,0%. Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi được cân, đo: 55.981/57.135 đạt 98,0%. Tỷ lệ trẻ 24-60 tháng tuổi uống thuốc tẩy giun: 36.947/37.270 đạt 99,1%.
[29] - Dự án 4: Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững: Tiểu dự án 1: Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn: 01 dự án, Dự án Cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất và bổ sung trang thiết bị Trường Cao đẳng Kon Tum.
[30] Đăk Hà: 08 lớp với 179 học viên. Kon Rẫy: 05 lớp với 175 học viên. Ia H’drai: 06 lớp với 176 học viên.
[31] Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị công nghệ thông tin để hiện đại hoá hệ thống thông tin thị trường lao động, hình thành sàn giao dịch việc làm trực tuyến và xây dựng, nâng cấp các cơ sở dữ liệu phần mềm giai đoạn 2021 - 2025: 01 dự án.
[32] Huyện Tu Mơ Rông: 11 phiên, có 270 người tham gia; Kon Plông: 09 phiên có 390 người tham gia; Huyện Ia H’Drai: 03 phiên có 112 người tham gia.
[33] Quyết định số 59/QĐ-UBND ngày 02 tháng 3 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh, trong đó: Tổng số hộ nghèo, cận nghèo hỗ trợ nhà ở trên địa bàn các huyện nghèo giai đoạn 2021 - 2025: là 876 hộ (bao gồm: xây dựng mới nhà ở 606 hộ và sửa chữa nhà ở 270 hộ). Định mức hỗ trợ: Nhà ở xây mới 44 triệu đồng/hộ; gồm có: ngân sách trung ương 40 triệu đồng/hộ, ngân sách địa phương (ngân sách cấp huyện) 4 triệu đồng/hộ; Sửa chữa nhà ở 22 triệu đồng/hộ; gồm có: ngân sách trung ương 20 triệu đồng/hộ, ngân sách địa phương (ngân sách cấp huyện) 2 triệu đồng/hộ. Tổng nguồn vốn thực hiện Đề án: Ngân sách trung ương và địa phương là 32.604 triệu đồng, gồm có: Ngân sách trung ương là 29.640 triệu đồng và ngân sách địa phương (ngân sách cấp huyện) là 2.964 triệu đồng (bao gồm: Xây dựng mới nhà ở là 26.664 triệu đồng và 5.940 triệu đồng).
[34] Công văn số 5418/BXD-QLN ngày 27 tháng 11 năm 2023 về việc trả lời kiến nghị của Đại biểu Quốc hội Phạm Đình Thanh.
[35] trong đó: huyện Tu Mơ Rông: 3.780 triệu đồng; huyện Kon Plông: 1.560 triệu đồng và huyện Ia H’Drai: 700 triệu đồng.
[36] Huyện Ia H'Drai 24 hộ, gồm xây mới 11 hộ và sửa chữa là 13 hộ. Huyện Kon Plông 42 hộ, gồm xây mới 36 hộ và sửa chữa là 06 hộ. Huyện Tu Mơ Rông 110 hộ, gồm xây mới 79 hộ và sửa chữa là 31 hộ.
[37] Thực hiện 04 phóng sự; 09 bài.
[38] Huyện Đăk Hà: xây dựng 02 cụm pano, tổ chức truyền thông và thông tin, đối thoại trực tiếp với người dân, nhằm định hướng cho người dân tham gia, thụ hưởng chương trình, tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản từ Chương trình tại các xã đặc biệt khó khăn; đồng thời phối hợp các xã treo băng rôn tuyên truyền trong Tháng Vì người nghèo; in cấp tờ rơi truyền thông về dự án phát triển sản xuất cộng đồng, tư vấn giáo dục nghề nghiệp. Huyện Sa Thầy đã tổ chức 11 hội nghị đối thoại tại các xã, thị trấn, có 950 đại biểu tham gia. Huyện Ngọc Hồi xây dựng phóng sự tuyên truyền về công tác giảm nghèo và những gương điển hình thoát nghèo tiêu biểu.
[39] Huyện Đăk Hà: có 04/11 xã tổ chức đoàn học tập kinh nghiệm triển khai thực hiện Chương trình. Huyện Sa Thầy đã triển khai 01 lớp tập huấn có 146 đại biểu tham gia.
[40] Về kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024 trên địa bàn tỉnh.
[41] Tại Giấy mời số 131/GM-VP ngày 21 tháng 5 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Chương trình kiểm tra của đồng chí Y Ngọc, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình triển khai chính sách hỗ trợ trực tiếp đối với hộ nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; công tác mua sắm, quản lý, sử dụng trang thiết bị, cơ sở vật chất tại các cơ sở giáo dục và công tác kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn huyện Đăk Glei.
[42] Tại Quyết định số 309/QĐ-UBND ngày 29 tháng 5 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh; kiểm tra tại huyện Đăk Tô, Kon Plông, Sa Thầy, Đăk Hà.
[43] Mỗi huyện, thành phố tổ chức 01 đợt.
[44] về hướng dẫn giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025 (Huyện Tu Mơ Rông, Đăk Tô, Kon Plông)
- 1Chỉ thị 05-CT/TW năm 2021 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030 do Ban Chấp hành Trung ương ban hanh
- 2Kế hoạch 3778/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2022
- 3Kế hoạch 4587/KH-UBND năm 2021 thực hiện Kế hoạch 31-KH/TU thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030” do tỉnh Kon Tum ban hành
- 4Quyết định 90/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 353/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Danh sách huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Nghị định 27/2022/NĐ-CP quy định về cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
- 7Quyết định 652/QĐ-TTg năm 2022 về giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 cho các địa phương thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Thông tư 10/2022/TT-BLĐTBXH hướng dẫn giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 9Nghị quyết 42/NQ-HĐND về danh mục dự án đầu tư thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2022 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 10Kế hoạch 2344/KH-UBND năm 2022 thực hiện Phong trào thi đua "Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau" giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 11Kế hoạch 2442/KH-UBND năm 2022 triển khai công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 12Quyết định 528/QĐ-UBND năm 2022 về danh mục loại dự án được áp dụng cơ chế đặc thù thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025
- 13Nghị quyết 59/2022/NQ-HĐND quy định cơ chế huy động nguồn vốn tín dụng và nguồn vốn hợp pháp khác thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025
- 14Nghị quyết 60/2022/NQ-HĐND quy định nội dung hỗ trợ, mẫu hồ sơ, trình tự, thủ tục lựa chọn dự án, kế hoạch, phương án sản xuất, lựa chọn đơn vị đặt hàng trong thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025
- 15Nghị quyết 62/2022/NQ-HĐND quy định Cơ chế lồng ghép các nguồn vốn trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025
- 16Kế hoạch 2871/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 17Kế hoạch 2973/KH-UBND năm 2022 về triển khai các hoạt động truyền thông về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 18Kế hoạch 2995/KH-UBND về rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo; xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình năm 2022 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 19Chương trình hành động 3299/CTr-UBND năm 2022 thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TU về lãnh đạo thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 20Kế hoạch 3365/KH-UBND về kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2022 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 21Nghị quyết 85/2022/NQ-HĐND về tỷ lệ số lượng dự án đầu tư xây dựng thực hiện theo cơ chế đặc thù thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 22Quyết định 39/2022/QĐ-UBND quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện dự án, công trình theo định mức hỗ trợ (bằng hiện vật hoặc bằng tiền) trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 23Nghị quyết 87/2022/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết 60/2022/NQ-HĐND Quy định nội dung hỗ trợ, mẫu hồ sơ, trình tự, thủ tục lựa chọn dự án, kế hoạch, phương án sản xuất, lựa chọn đơn vị đặt hàng trong thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025
- 24Nghị quyết 88/2022/NQ-HĐND quy định nội dung, mức chi hỗ trợ thực hiện Dự án 5 (hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện nghèo) và Dự án 6 (Truyền thông và giảm nghèo về thông tin) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 25Nghị quyết 81/NQ-HĐND năm 2022 phê duyệt kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 26Quyết định 02/2023/QĐ-UBND quy định về cơ chế quay vòng một phần vốn hỗ trợ để luân chuyển trong cộng đồng thực hiện dự án, phương án phát triển sản xuất cộng đồng, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 27Kế hoạch 353/KH-UBND năm 2023 về đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2022-2025 do tỉnh Kon Tum ban hành
- 28Quyết định 59/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Đề án Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo, tỉnh Kon Tum thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025
- 29Quyết định 14/2023/QĐ-UBND quy định phân cấp quản lý và tổ chức thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 30Kế hoạch 729/KH-UBND thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2023
- 31Nghị định 38/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 27/2022/NĐ-CP quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
- 32Nghị quyết 31/2023/NQ-HĐND quy định về định mức hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện một (01) dự án, kế hoạch liên kết theo chuỗi giá trị; thực hiện một (01) dự án, phương án phát triển sản xuất cộng đồng thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 33Kế hoạch 2470/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2024
- 34Kế hoạch 3078/KH-UBND về rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo; xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình năm 2023 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 35Kế hoạch 3554/KH-UBND năm 2023 thực hiện nội dung Cải thiện dinh dưỡng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 36Nghị quyết 48/2023/NQ-HĐND về phân cấp cho Hội đồng nhân dân cấp huyện quyết định danh mục dự án đầu tư công, điều chỉnh danh mục dự án đầu tư công trung hạn và hằng năm trong giai đoạn 5 năm của chương trình mục tiêu quốc gia do tỉnh Kon Tum ban hành
- 37Nghị quyết 111/2024/QH15 cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia do Quốc hội ban hành
- 38Nghị quyết 108/2023/QH15 giám sát chuyên đề “Việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030" do Quốc hội ban hành
- 39Nghị quyết 72/2023/NQ-HĐND về Quy định nội dung hỗ trợ dự án, kế hoạch liên kết theo chuỗi giá trị; mẫu hồ sơ, trình tự thủ tục, tiêu chí lựa chọn dự án, kế hoạch liên kết trong các ngành, nghề, lĩnh vực khác không thuộc lĩnh vực sản xuất nông nghiệp; nội dung hỗ trợ, trình tự, thủ tục, mẫu hồ sơ, tiêu chí lựa chọn dự án, phương án sản xuất cộng đồng trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 40Quyết định 654/QĐ-UBND phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2023
- 41Quyết định 733/QĐ-UBND năm 2023 giao kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2024 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 42Quyết định 14/2024/QĐ-UBND quy định về chi phí hỗ trợ chuẩn bị đầu tư, quản lý dự án, giám sát thi công công trình được áp dụng cơ chế đặc thù thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 43Kế hoạch 570/KH-UBND thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2024
- 44Công văn 1058/VPCP-QHĐP năm 2024 triển khai Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế đặc thù thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia và tổ chức Phiên họp thứ 5 của Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu Quốc gia do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 45Kế hoạch 1496/KH-UBND kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
Kế hoạch 2601/KH-UBND năm 2024 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2025
- Số hiệu: 2601/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 22/07/2024
- Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum
- Người ký: Y Ngọc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/07/2024
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định