Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 243/KH-UBND

Phú Yên, ngày 30 tháng 12 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH PHÚ YÊN NĂM 2023 VÀ TÀI CHÍNH - NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 03 NĂM 2023 -2025 TỪ NGUỒN KINH PHÍ SỰ NGHIỆP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Thực hiện Công văn số 3557/BTNMT-KHTC ngày 23/6/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2023 - 2025 từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Nghị quyết số 57/NQ-UBND ngày 12/12/2022 của UBND tỉnh về Hội nghị UBND tỉnh thường kỳ tháng 11 năm 2022; theo đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường (tại Tờ trình số 561/TTr-STNMT ngày 25/11/2022); UBND tỉnh ban hành Kế hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Phú Yên năm 2023 và tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2023-2025 từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường, với nội dung như sau:

Phần thứ nhất

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH SỰ NGHIỆP MÔI TRƯỜNG NĂM 2021-2022

I. Đánh giá công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường ở địa phương năm 2021-2022

1.1. Xây dựng, ban hành và triển khai các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường (BVMT)

Năm 2021-2022, tỉnh Phú Yên đã ban hành các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn các cấp, các ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp, cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh triển khai, thực hiện tốt công tác BVMT, cụ thể như sau:

- Ban hành 02 Quyết định của UBND tỉnh: số 53/2021/QĐ-UBND ngày 08/12/2021 về ban hành quy định mức giá tối đa dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Yên; số 352/QĐ-UBND ngày 15/3/2022 về phê duyệt Cập nhật mạng lưới quan trắc môi trường giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030.

- Ban hành 02 Kế hoạch: số 78/KH-UBND ngày 04/4/20222 về triển khai thực hiện Chương trình hành động số 08-CTr/TU ngày 18/8/2021 của Tỉnh ủy về tăng cường công tác bảo vệ môi trường, phấn đấu xây dựng tỉnh Phú Yên trở thành điểm đến xanh, sạch, đẹp, thân thiện với môi trường; số 26/KH-UBND ngày 24/01/2022 về triển khai thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW của Ban Bí thư khóa XIII về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khí tượng thủy văn đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trên địa bàn tỉnh.

1.2. Công tác tuyên truyền và nâng cao nhận thức về BVMT

Giai đoạn năm 2021-2022, hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về BVMT đã được các cấp, ngành, địa phương quan tâm, ý thức của cộng đồng dân cư ngày được nâng cao, vệ sinh môi trường trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều tuyến đường phố, khu dân cư, nơi công cộng xanh-sạch-đẹp được hình thành. Bên cạnh đó, ý thức tự giác tham gia BVMT ở một bộ phận cộng đồng vẫn còn chưa cao, chưa trở thành thói quen; vi phạm pháp luật về BVMT, tình trạng gây ô nhiễm môi trường vẫn còn xảy ra. Để chuyển biến hơn nữa cả về nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, đoàn thể và từng người dân, cộng đồng dân cư về BVMT, từ đó xoá bỏ các điểm nóng về ô nhiễm môi trường, từng bước cải thiện chất lượng vệ sinh môi trường, nhất là trong quá trình thực hiện nông thôn mới; trong thời qua tỉnh Phú Yên đã và đang đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền nhằm thu hút rộng rãi sự quan tâm và tham gia của các cấp, các ngành và mọi tầng lớp nhân dân, cụ thể:

- Chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tập trung phối hợp với các cơ quan, đoàn thể của tỉnh: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Tỉnh đoàn, Hội Người cao tuổi tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo trong hoạt động tuyên truyền. Kết quả đã tiếp tục hình hình và nhân rộng các mô hình phân loại rác, giảm thiểu sử dụng đồ nhựa khó phân hủy dùng 01 lần ở khu dân cư, trường học, các tổ chức tôn giáo, qua đó đạt được các kết quả tích cực:

Công tác BVMT trong hoạt động du lịch, đặc biệt tại các khu di tích, danh thắng, cơ sở du lịch ngày càng xanh - sạch - đẹp hơn;

Việc nâng cao ý thức và hình thành thói quen cho cộng đồng phân loại rác thải tại nguồn, xem rác thải cũng là một dạng tài nguyên, bước đầu được chú trọng và tiếp tục triển khai, nhân rộng mô hình điểm: Phân loại, giảm thiểu rác tại nguồn ở khu dân cư (tại thôn Lộc Đông, xã Hòa Thành, thị xã Đông Hòa); Mô hình Trường học phân loại, giảm thiểu rác thải; Mô hình Chợ dân sinh giảm thiểu nhựa tại Chợ thị trấn Phú Thứ (huyện Tây Hòa), Chợ phường 7 (TP. Tuy Hòa). Đáng chú ý là Mô hình Câu lạc bộ (CLB) tự quản về môi trường tái chế rác thành nước tẩy rửa sinh học do Hội Phụ nữ xã Bình Ngọc, TP. Tuy Hòa quản lý đã tạo ra sản phẩm (nước lau sàn và nước rửa chén) có chất lượng với giá cạnh tranh (35.000 đồng/lít) chủ yếu từ vỏ cam được thu gom từ các điểm bán nước ép trái cây trên địa bàn thành phố, sản lượng bán ra bình quân 1.500 lít/tháng đã tạo thu nhập từ 2-4 triệu đồng/tháng cho các hội viên, tháng 8/2022 sản phẩm nước rửa chén sinh học đã được UBND tỉnh cấp chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao.

Triển khai mô hình cộng đồng tôn giáo tham gia BVMT, ứng phó biến đổi khí hậu tại các cơ sở thờ tự (Thánh thất Cao Đài, thị xã Sông Cầu; Nhà thờ Măng Lăng, huyện Tuy An; Chùa Bửu Lâm, thành phố Tuy Hòa; Phật Giáo Hòa, thị xã Sông Cầu). Các mô hình trên đã góp phần tuyên truyền, vận động người theo đạo nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, tham gia tích cực các hoạt động thu gom rác thải, nước thải, trồng thêm cây xanh, ký cam kết thực hiện bảo vệ môi trường ở địa phương. Đặc biệt, cuối năm 2021, Chùa Bảo Lâm ở TP. Tuy Hòa và Chùa phật giáo Hòa Hảo Sơn Tự ở thị xã Sông cầu là 2 cơ sở thờ tự đầu tiên vận động tín đồ thu gom vỏ trái cây các loại (bưởi, cam, dứa) để quyên góp cho chùa sản xuất nước rửa chén, nước lau sàn sinh học nhằm phục vụ cho cơ sở và nhu cầu của tín đồ. Đặc biệt, sản phẩm của Chùa Bảo Lâm đã được đông đảo cộng đồng hưởng ứng sử dụng với giá thành 25.000 đồng/lít nhằm đảm bảo được bù đắp chi phí sản xuất để Tổ tự quản của chùa duy trì hoạt động; hiện nay Chùa Bảo Lâm cung cấp cho thị trường bình quân 400 lít/tháng.

- Xuân Tân Sửu năm 2021, tỉnh Phú Yên tổ chức phát động “Tết trồng cây” hưởng ứng Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ và sáng kiến trồng 1 tỉ cây xanh. Tại buổi lễ có Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng đại diện các Bộ, ngành Trung ương đã về dự, đồng thời Thủ tướng Chính phủ đã tặng tỉnh Phú Yên những cây bàng vuông có thể chịu được với khí hậu khắc nghiệt, nhiều sóng gió ở vùng duyên hải Nam Trung bộ. Sự kiện trên nhằm kêu gọi, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tự trồng cây xanh, chăm sóc và bảo vệ cây xanh, góp phần xanh hóa môi trường sống; bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ cây xanh hiện có; ngăn chặn triệt để tình trạng phá rừng, khai thác rừng trái phép, chặt, phá cây xanh ven đường...

- Các hoạt động hưởng ứng Ngày lễ về môi trường (như: Ngày Môi trường Thế giới (05/6), Chiến dịch làm cho Thế giới sạch hơn (19/9), Ngày đa dạng sinh học (22/5), Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam (01-08/6), Ngày đại dương thế giới (08/6),...) đã được tổ chức với nhiều hình thức phù hợp, trong đó chú trọng thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng với nhiều nội dung phong phú. Nổi bật trong năm 2022, tỉnh Phú Yên phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức chuỗi sự kiện hưởng ứng Ngày đại dương thế giới, Tuần lễ Biển và Hải đảo cấp quốc gia.

- Từ năm 2018, tỉnh phát động chiến dịch “Môi trường xanh” được người dân, thanh niên tích cực hưởng ứng. Cho đến nay các đội nhóm tình nguyện ngày càng lớn mạnh, với nhiều hình thức tuyên truyền đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng dần hình thành thói quen giữ gìn vệ sinh chung. Chiến dịch này sẽ góp phần thúc đẩy, cổ vũ mục tiêu 12 triệu cây trồng phân tán của Đề án 15 triệu cây xanh giai đoạn 2021-2025 của tỉnh Phú Yên.

- Hợp tác với các Tổ chức môi trường trong và ngoài nước:

Trong năm 2021, tỉnh Phú Yên tiếp tục thu hút các nguồn tài trợ từ các tổ chức phi chính phủ phục vụ công tác quản lý hoạt động thu gom, lưu trữ và xử lý rác thải có nguy cơ lây nhiễm Covid-19, cụ thể: Tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (WWF) hỗ trợ các thùng rác với số tiền 225.350.000 đồng, Trung tâm hỗ trợ phát triển xanh (GreenHub) đã hỗ trợ với số tiền 4.500 USD.

Chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu phối hợp với Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản - JICA tiếp tục triển khai dự án xử lý bùn đáy vịnh Xuân Đài và tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả vào tháng 9/2022, theo đó tiếp tục đề xuất với JICA và các đơn vị tài trợ của JICA tiếp tục thực hiện hợp phần 2 của dự án để nhân rộng điểm xử lý bùn đáy.

Chỉ đạo UBND thành phố Tuy Hòa chủ trì phối hợp với Tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (WWF) triển khai mô hình phân loại rác tại Chợ Phường 7, thành phố Tuy Hòa.

Tổ chức Chương trình sơ kết đánh giá kết quả phối hợp giữa UBND tỉnh và Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga về nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ các hệ sinh thái trên địa bàn tỉnh Phú Yên nhân tổ chức chuỗi sự kiện Tuần lễ Biển và Hải đảo cấp quốc gia hưởng ứng Ngày đại dương thế giới năm 2022 tại Phú Yên.

Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu phối hợp với Cơ quan hợp tác kỹ thuật quốc tế Pháp ra quân Chiến dịch “Vệ sinh môi trường biển” tại thị xã Sông Cầu, thuộc khuôn khổ dự án thí điểm mô hình “Thu gom rác thải bằng tàu đánh cá lưới kéo” tại cảng cá Dân Phước vào tháng 3/2022.

Các hoạt động trên đã góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết về BVMT, đa dạng sinh học đến các đối tượng người dân, nhất là thanh niên, doanh nghiệp..., từng bước nâng cao hiệu quả trong sự nghiệp BVMT, bảo tồn sự đa dạng sinh học của tỉnh.

1.3. Công tác thanh tra, kiểm tra thực thi luật bảo vệ môi trường, kiểm soát ô nhiễm môi trường

1.3.1. Về công tác thanh tra, kiểm tra

Công tác theo dõi, kiểm tra được thực hiện thường xuyên, định kỳ hoặc đột xuất với mục tiêu kịp thời hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện và xử lý khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật; phần lớn các doanh nghiệp đều chấp hành đầy đủ các thủ tục theo quy định của pháp luật về BVMT (trước và trong khi triển khai dự án), đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải, tổ chức giám sát môi trường. Tuy nhiên, có lúc vẫn xảy ra tình trạng một số cơ sở sản xuất thực hiện không đúng, không đầy đủ các quy định pháp luật về môi trường. Các trường hợp này đã kiểm tra, hướng dẫn khắc phục các vi phạm ngay khi phát hiện; đến nay các vấn đề ô nhiễm này đã được giải quyết dứt điểm, không còn tình trạng tái diễn để trở thành điểm nóng về môi trường.

Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường; đồng thời nhắc nhở, hướng dẫn và xử lý vi phạm hành chính, cụ thể:

- Năm 2021: Chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành kiểm tra 20 cơ sở theo kế hoạch; tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp nên tiến hành kiểm tra 10/20 cơ sở. Số lượng đơn phản ánh là 08 đơn, trong đó Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành kiểm tra 05 đơn, còn lại chuyển cho địa phương giải quyết theo thẩm quyền. Nhìn chung các cơ quan chức năng đã kịp thời có biện pháp ngăn chặn, không để xảy ra điểm nóng, tạo dư luận không tốt trong cộng đồng. Kết quả trong năm 2021 xử phạt tổng 09 cơ sở, với số tiền 1.997.744.468 đồng (Một tỷ, chín trăm chín mươi bảy triệu, bảy trăm bốn mươi bốn nghìn, bốn trăm sáu mươi tám đồng), cụ thể:

04 Đơn vị liên quan đến chậm ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường với số tiền 3.744.468 đồng (Công ty Cổ phần XD-TM Trung Tây Nguyên; Công ty TNHH Bảo Trân; Công ty Cổ phần VLXD Phú Yên; Tổng Công ty Thành Trung - Công ty cphần);

Phạt liên quan đến xả nước thải, khí thải vượt chuẩn với số tiền 550 triệu đồng (Công ty TNHH Điều Đại Hưng Phát, 02 lần phạt: 300 triệu đồng và 250 triệu đồng);

Phạt liên quan đến xả thải vượt quy chuẩn với số tổng số tiền 821 triệu đồng (Công ty TNHH SX-TM-VT Trí Huệ, 02 lần phạt: 457 triệu đồng và 364 triệu đồng);

Phạt đối với các hành vi thực hiện không đúng một trong các nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường; thực hiện giám sát định kỳ không đúng, không đầy đủ; xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật với tổng số tiền 273 triệu đồng (Công ty TNHH MTV Thương mại Thanh Trang);

Phạt liên quan đến xả thải vượt quy chuẩn với số tổng số tiền 140 triệu đồng (Trung tâm ging nông nghiệp thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn);

Phạt đối với hành vi xả nước thải chăn nuôi heo có chứa các thông số môi trường vượt quy chuẩn cho phép với số tiền 210 triệu đồng (Hộ gia đình Phạm Thị Hồng Phấn).

- Năm 2022: Qua công tác nắm bắt tình hình và thực hiện công tác thanh tra đã kịp thời phát hiện và có biện pháp ngăn chặn, kết quả tiến hành xử phạt một số tổ chức, cá nhân như sau:

Trang trại chăn nuôi cho thuê 12.000 heo thịt Thanh Trang của Công ty TNHH MTV TM Thanh Trang: Tiếp nhận phản ánh của công dân, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sơn Hòa đã phối hợp với địa phương kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về lĩnh vực môi trường với số tiền 25.000.000 theo Quyết định số 1777/QĐ-UBND ngày 15/7/2022 của UBND huyện Sơn Hòa, buộc khắc phục chấm dứt tình trạng xả nước thải ra môi trường.

Trang trại chăn nuôi heo gia công C.P.F của ông Huỳnh Văn Đức: Ngày 14/9/2022, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp UBND huyện Sơn Hòa, UBND xã Sơn Phước làm việc tại trang trại; đề nghị chủ trang trại khẩn trương khắc phục 04 hồ chứa phát sinh ở khu vực Đông Bắc dự án, trả lại hiện trạng đất ban đầu của dự án, thường xuyên duy tu, vận hành hệ thống xử lý nước thải, vệ sinh chuồng trại, xử lý mùi hôi,... trước ngày 29/9/2022. Tuy nhiên, qua kiểm tra, trang trại chưa khắc phục và bị xử lý vi phạm hành chính với số tiền 35.000.000 đồng theo Quyết định số 2915/QĐ-UBND ngày 28/10/2022 của UBND huyện Sơn Hòa.

Trang trại chăn nuôi heo gia công hộ gia đình ông Nguyễn Văn Tạo: Năm 2021, Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành thanh tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên và môi trường đối với trang trại. Kết quả thanh tra, dự án chưa thực hiện báo cáo giám sát môi trường, kho chứa chất thải nguy hại thực hiện chưa đúng quy định, chưa đăng ký giấy phép xin khai thác nước ngầm theo quy định; Đoàn thanh tra đã có Quyết định xử phạt với số tiền 35.000.000 đồng. Hiện nay trang trại này đã khắc phục các tồn tại theo biên bản làm việc của Đoàn thanh tra.

Trang trại chăn nuôi heo gia công của Công ty TNHH Xây dựng và TM Khánh Nguyên: Năm 2019, Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra xử lý vi phạm hành chính theo Quyết định số 50/QĐ-Ttra ngày 27/12/2019 với số tiền 10.000.000 đồng. UBND huyện Sơn Hòa đã nhiều lần nhắc nhở nhưng chủ trang trại vẫn chưa khắc phục. Ngày 10/3/2022, UBND huyện Sơn Hòa có Báo cáo số 59/BC-UBND kiến nghị cơ quan chức năng thu hồi chủ trương dự án; đến nay cơ quan chuyên môn đang thu thập hồ sơ để giải quyết theo kiến nghị của UBND huyện Sơn Hòa.

Trang trại heo thịt 6000 con của Công ty TNHH chăn nuôi Sông Hinh: Năm 2022, Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường xử lý vi phạm hành chính theo Quyết định số 05/QĐ-XPVPHC ngày 28/01/2022 với số tiền 70.000.000đ, với hành vi thực hiện không đúng, không đầy đủ nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM).

Trang trại nuôi heo nái của Công ty Cổ phần đầu tư Sơn An: Năm 2022, Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường xử lý vi phạm hành chính theo Quyết định số 10/QĐ-XPVPHC ngày 09/06/2022 với số tiền 70.000.000 đồng, với hành vi thực hiện không đúng, không đầy đủ nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường.

1.3.2. Về Báo cáo ĐTM, kế hoạch BVMT, đề án BVMT cải tạo phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản

- Năm 2021: Tổng số hồ sơ tiếp nhận là 54 hồ sơ (Báo cáo ĐTM 35 hồ sơ, xác nhận hoàn thành 8 hồ sơ, kế hoạch BVMT 3 hsơ, đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại 8 hồ sơ).

- Năm 2022: Tổng hồ sơ tiếp nhận là 61 hồ sơ (Báo cáo ĐTM 38 hồ sơ, Giấy phép môi trường là 23 hồ sơ). Các hồ sơ được giải quyết đảm bảo thời gian theo quy định.

- Hiện nay việc tiếp nhận và trả kết quả các hồ sơ về môi trường được thực hiện theo Quyết định số 355/QĐ-UBND ngày 15/3/2022 của UBND tỉnh về việc công bố thủ tục hành chính đã được chuẩn hóa thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường. Để rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ, UBND tỉnh ủy quyền cho Sở Tài nguyên và Môi trường thành lập Hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM, Quyết định phê duyệt phương án cải tạo phục hồi môi trường/phương án cải tạo phục hồi bổ sung đối với dự án thuộc đối tượng lập Kế hoạch BVMT theo Quyết định số 563/QĐ-UBND ngày 21/4/2022 của UBND tỉnh.

- Công tác thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Giấy phép môi trường được thực hiện thông qua Hội đồng, gồm các thành viên là đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, đại diện địa phương và các chuyên gia độc lập trong lĩnh vực môi trường, ngoài ra còn mời UBND cấp xã nơi thực hiện dự án tham dự và cho ý kiến. Qua đó, công tác thẩm định, phê duyệt hồ sơ môi trường ngày càng được nâng cao về chất lượng và trở thành công cụ hữu hiệu để thực hiện công tác quản lý môi trường.

1.3.3. Về công tác quan trắc môi trường

Hiện nay, tổng số vị trí quan trắc môi trường năm 2022 là 251 vị trí (tăng 4 vị trí so với 247 vị trí của năm 2021), với tần suất 3 lần/năm. Các điểm quan trắc cụ thể như sau: 41 vị trí quan trắc môi trường nước dưới đất; 59 vị trí quan trắc môi trường nước mặt lục địa; 17 vị trí quan trắc môi trường đất; 72 vị trí quan trắc nước biển ven bờ; 59 vị trí quan trắc môi trường không khí xung quanh; 03 vị trí quan trắc môi trường trầm tích.

Kết quả đợt 1 quan trắc năm 2022 cho thấy:

- Chất lượng không khí: So sánh cùng đợt quan trắc với năm 2020 và 2021 thì nồng độ các chất ô nhiễm có xu hướng tăng do khí thải ở các loại phương tiện vận tải, tuy nhiên chỉ vượt chuẩn ở một vài nơi có mật độ giao thông cao. Nhìn chung chất lượng môi trường không khí xung quanh là tốt, nồng độ các chất ô nhiễm còn thấp hơn quy chuẩn.

- Chất lượng môi trường nước dưới đất: So sánh với kết quả quan trắc đợt 1 năm 2020 và năm 2021 thì chất lượng môi trường nước dưới đất đợt 1 năm 2022 có xu hướng giảm nồng độ ô nhiễm và số lượng vị trí ô nhiễm.

- Chất lượng nước mặt: So sánh cùng kỳ kết quả quan trắc đợt 1 năm 2022 với kết quả quan trắc đợt 1 năm 2021 và 2020, nhìn chung chất lượng nước mặt có chiều hướng chuyển biến tốt hơn.

- Qua kết quả quan trắc chất lượng môi trường nước biển ven bờ đợt 1 năm 2022 có 3/10 thông số bị ô nhiễm (NH4 , TSS, PO43-); so sánh cùng kỳ quan trắc năm 2021 giảm xuống thông số Coliform. Ngoài ra đa số nồng độ của các thông số ô nhiễm giảm so với năm 2020.

- Chất lượng đất: So sánh với các đợt quan trắc cùng kỳ năm 2020 và 2021, hàm lượng Cd đợt 1 năm 2022 có xu hướng tăng so với năm 2020, 2021.

Hiện nay, Sở Tài nguyên và Môi trường đang tiến hành các quá trình tổng kết đánh giá kết quả công tác quan trắc cả năm 2022

1.3.4. Về thu phí môi trường

Để việc triển khai thu phí kịp thời và đúng thời gian theo Nghị định số 53/2020/NĐ-CP ngày 05/5/2020 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải (thay thế Nghị định số 154/2016/NĐ-CP ngày 16/11/2016 của Chính phủ), Sở Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản hướng dẫn thực hiện thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp gửi UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ sở triển khai thực hiện (tại Công văn số 230/STNMT-MT ngày 28/01/2021 và s 231/STNMT-MT ngày 28/01/2021). Nhìn chung, qua thời gian áp dụng triển khai thực hiện việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp, cho đến nay phần lớn các đơn vị sản xuất đã chủ động hơn trong việc kê khai, nộp phí BVMT đối với nước thải. Các đơn vị sản xuất đã thực hiện xây dựng, lắp đặt hệ thống xử lý nước thải xử lý đạt quy chuẩn trước khi thải ra môi trường; sử dụng tiết kiệm nguồn nước hoặc tái sử dụng nguồn nước sau xử lý.

Thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp đạt kết quả như sau: Năm 2021 là 450.234.697 đồng; năm 2022 là 349.751.000 đồng. Đối với phí thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường, tình hình thu phí như sau: năm 2021 là 370.500.000 đồng; năm 2022 là 371.500.000 đồng.

1.4. Lồng ghép BVMT vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển

- Trong thời gian qua, các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh được thẩm định Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, thẩm định và phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật. Các chương trình, quy hoạch, kế hoạch được lồng ghép công tác BVMT vào trước khi phê duyệt thực hiện.

- Đối với Chương trình MTQG nông thôn mới: Chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành hướng dẫn, đôn đốc các xã thực hiện các chỉ tiêu 17 về môi trường nhằm đạt được mục tiêu theo hướng dẫn của bộ tiêu chí môi trường. Đến nay có 63/83 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 64/83 xã đạt tiêu chí môi trường, 15 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 02 huyện được công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới.

- Bên cạnh đó, các sở, ban ngành đã lồng ghép hài hòa và hiệu quả các nhiệm vụ được phân công theo Kế hoạch hành động của tỉnh Phú Yên thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững (ban hành theo Quyết định số 1273/QĐ-UBND ngày 21/6/2018 của UBND tỉnh), lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững tỉnh Phú Yên đến năm 2030 (ban hành theo Quyết định số 1633/QĐ-UBND ngày 10/10/2019 của UBND tỉnh).

- Các nội dung BVMT được xây dựng, thẩm định, phê duyệt đồng thời với các nội dung của quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh; bảo đảm tỷ lệ vốn đầu tư cho công tác BVMT phù hợp để thực hiện các yêu cầu về BVMT trong tổng vốn đầu tư của dự án phát triển.

- Thực hiện rà soát các quy hoạch, kế hoạch, các chương trình, dự án hiện chưa đáp ứng các yêu cầu về BVMT, đảm bảo phát triển bền vững. Không đưa vào xây dựng, vận hành, khai thác các cơ sở chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về BVMT

1.5. Phối hợp trong công tác quản lý môi trường giữa các cấp, các ngành, tổ chức

Quá trình phối hợp các Sở, ngành liên quan và UBND huyện, thị xã, thành phố ngày một chặt chẽ, nhịp nhàng, phát huy hiệu quả, nhất là trong công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về BVMT, giám sát, phát hiện, xử lý và khắc phục các vi phạm, góp phần BVMT của tỉnh ngày một tốt hơn.

Ngoài ra, nhằm tăng cường vai trò Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các thành viên trong giám sát hoạt động bảo vệ môi trường theo Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị về ban hành quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt nam và các đoàn thể chính trị - xã hội; định kỳ hàng năm, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức giám sát công tác quản lý nhà nước về BVMT tại các cơ quan quản lý nhà nước cấp xã, Khu công nghiệp và các doanh nghiệp nhạy cảm về môi trường. Bên cạnh đó, UBND tỉnh kịp thời nắm bắt và trả lời, giải quyết thỏa đáng các ý kiến, kiến nghị của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổng hợp từ kiến nghị, phản ánh của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.

1.6. Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý môi trường

- Ở cấp tỉnh: Đơn vị quản lý nhà nước về môi trường bao gồm: Sở Tài nguyên và Môi trường, BQL Khu kinh tế Phú Yên và Công an tỉnh. Tổng số cán bộ quản lý môi trường cấp tỉnh là 33 người, trong đó: Chi cục Bảo vệ môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường 12 người; Phòng Quy hoạch, Xây dựng và Môi trường - BQL Khu Kinh tế Phú Yên 03 người; Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường - Công an tỉnh 18 người.

- cấp huyện: Hiện nay, mỗi Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thị xã, thành phố đều có biên chế từ 1 đến 3 công chức làm công tác tham mưu quản lý nhà nước về môi trường và kiêm nhiệm thêm lĩnh vực tài nguyên nước, khoáng sản, khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu, biển và hải đảo (đối với các huyện có bin, đảo).

- Ở cấp xã: Tại cấp xã không có công chức chuyên trách về môi trường, chủ yếu công chức địa chính làm công tác kiêm nhiệm tham mưu quản lý nhà nước về môi trường, địa chính, xây dựng.

Đánh giá:

Số lượng cán bộ, công chức tham mưu quản lý nhà nước về lĩnh vực môi trường trên địa bàn tỉnh chưa đáp ứng được công tác quản lý môi trường hiện nay. Trong thời gian đến, nhìn chung lực lượng cán bộ, công chức làm công tác quản lý về môi trường vẫn còn thiếu và hiện phải kiêm nhiệm thêm nhiều công việc khác gây khó khăn trong công tác quản lý nhà nước lĩnh vực môi trường trong những năm tiếp theo.

1.7. Công tác xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Đến nay đã có 07/08 cơ sở hoàn thành việc thực hiện các biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để gồm: Nhà máy điện Tuy hòa - Công ty điện lực 3; Bệnh viện Đa khoa huyện Đồng Xuân; Trung tâm y tế thị xã Tuy Hòa cũ (nay là Bệnh viện đa khoa khu vực Phú Lâm (Tuy hòa)); Trung tâm y tế huyện Tuy Hòa cũ - đã giải thể; Bệnh viện Đa khoa thị xã Sông Cầu; Trung tâm Dịch vụ công ích - Ban quản lý Khu kinh tế Phú Yên; Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Phú Yên. Đối với Bãi rác thành phố Tuy Hòa, hiện HĐND thành phố Tuy Hòa đã chấp thuận đầu tư dự án “Hệ thống xử lý nước thải bãi chôn lấp chất thải rn sinh hoạt thành phố Tuy Hòa” để làm cơ sở xác nhận hoàn thành ô nhiễm nghiêm trọng cho Bãi rác thành phố Tuy Hòa; các Sở, ban ngành tỉnh đang hỗ trợ UBND thành phố Tuy Hòa triển khai dự án trên.

1.8. Quản lý chất thải

1.8.1. Đối với chất thải rắn sinh hoạt

Lượng phát sinh: Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh năm 2022 là khoảng 672 tấn/ngày (thành phố Tuy Hòa khoảng 170 tn/ngày, thị xã Sông Cầu khoảng 154 tấn/ngày, thị xã Đông Hòa 100 tấn/ngày, 06 huyện, thị còn lại khoảng 248 tấn/ngày), khối lượng được thu gom khoảng 485 tấn/ngày, đạt tỷ lệ 76%. So với năm 2021, khối lượng chất thải được thu gom tăng 37 tấn, đã góp phần cải thiện đáng kể chất lượng môi trường, đặc biệt khu vực nông thôn.

Công tác xã hội hóa hoạt động thu gom rác thải được đẩy mạnh, số lượng tổ chức, cá nhân tham gia đã tăng lên đáng kể. Chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh hiện đang được xử lý bằng phương pháp chôn lấp, đốt. Toàn tỉnh hiện nay có 20 bãi chôn lấp chất thải tập trung, có 03 bãi chôn lấp hợp vệ sinh đang hoạt động (Bãi rác Thọ Vức, thành phố Tuy Hòa; Bãi rác thị xã Sông Cầu và Bãi rác thị xã Đông Hòa). Giai đoạn 2021-2022, số lượng và chất lượng bãi chôn lấp và phương pháp xử lý chưa có sự chuyển biến đáng kể.

1.8.2. Đối với chất thải y tế

Tổng lượng chất thải nguy hại y tế phát sinh khoảng 16.388 tấn/năm. Hiện nay, công trình xử lý chất thải y tế hợp vệ sinh đối với bệnh viện đa khoa các cấp, bệnh viện chuyên khoa đã được đầu tư và đi vào hoạt động. Đối với các cơ sở y tế nhỏ lẻ, trạm y tế cấp huyện,... được Sở Y tế hướng dẫn xử lý chung với lò đốt tại các bệnh viện hoặc xử lý tại chỗ.

Đối với chất thải do y tế phát sinh từ dịch bệnh Covid-19 tại các cơ sở y tế, khu vực điều trị và chăm sóc bệnh nhân và khu vực cách ly đã được thu gom, vận chuyển, xử lý an toàn theo quy định. Chất thải sau khi được phân loại, thu gom được xử lý bằng 2 phương pháp chính gồm xử lý bằng lò đốt chất thải y tế và hợp đồng với các đơn vị chức năng để thu gom.

1.8.3. Đối với chất thải nguy hại (CTNH)

Tổng lượng chất thải nguy hại phát sinh và được thu gom xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường bình quân hàng năm là 16.444,9 tấn (trong đó: chất thải từ y tế là 16.388 tấn, chất thải từ hoạt động công nghiệp là 56,9 tấn).

Lượng CTNH phát sinh trên mỗi cơ sở không nhiều, trên địa bàn tỉnh hiện chưa có đơn vị thu gom và xử lý nên việc phải thuê các đơn vị từ thành phố Hồ Chí Minh hoặc các tỉnh khác thực hiện thu gom, xử lý CTNH gặp khó khăn cho doanh nghiệp vì chi phí xử lý cao. Các cơ sở đều thực hiện việc bố trí kho chứa theo đúng quy định, hợp đồng với đơn vị ngoài tỉnh có chức năng thu gom, xử lý.

1.8.4. Bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng

Tổng số bể để thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên toàn tỉnh là 1.123 bể. Nhờ vậy, tình trạng vứt bao bì thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng đã được hạn chế, ý thức của nông dân trong công tác bảo vệ môi trường đã có nhiều chuyển biến.

1.9. Bảo vệ đa dạng sinh học

Trong thời gian qua, tỉnh đã xây dựng cơ chế tổ chức, quản lý, bảo vệ và sử dụng bền vững các khu rừng đặc dụng; ban hành các chương trình, dự án và hệ thống giải pháp thực thi nhằm bảo tồn và phát triển các loài động, thực vật quý hiếm, đặc hữu tại Khu bảo tồn thiên nhiên Krông Trai và Khu văn hóa - lịch sử - môi trường Đèo Cả. Đối với rừng ngập mặn ven đầm, tỉnh đang triển khai việc phục hồi nhằm bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tại đầm Ô Loan và Cù Mông, về xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học, tỉnh Phú Yên đã hoàn thành cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học rừng và cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học vùng biển ven bờ.

1.10. Tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế để thu hút các nguồn lực về bảo vệ môi trường

Đã thu hút được sự hợp tác của nhiều tổ chức như:

- Tổ chức về bảo tồn thiên nhiên quốc tế tại Việt Nam (WWF) hỗ trợ Phú Yên trong hoạt động giảm thiểu chất thải nhựa giai đoạn năm 2020 - 2025.

- Tổ chức Quỹ môi trường toàn cầu GEF triển khai dự án “Tăng cường năng lực cộng đồng trong bảo tồn quần thể rạn san hô Hòn Yến, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên”, thời gian thực hiện dự án từ năm 2020 - 2021 và đang tiếp tục hỗ trợ giai đoạn 02; Dự án “Thúc đẩy Giao thông xanh góp phần xây dựng Thành phố Tuy hòa xanh, thông minh, phát triển bền vững”.

- Phối hợp với Trung tâm nhiệt đới Việt - Nga hỗ trợ tăng cường quản lý và bảo tồn hệ sinh thái san hô, cỏ biển.

- Phối hợp Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA hỗ trợ triển khai xử lý bùn đáy, ô nhiễm môi trường Vịnh Xuân Đài.

Qua đó, đã tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ của cộng đồng về trách nhiệm, ý thức BVMT và tăng cường cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị kỹ thuật để thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn tỉnh.

1.11. Đánh giá tình hình triển khai các nhiệm vụ BVMT của địa phương theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

1.11.1. Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 21/01/2021 của Chính phủ về Chương trình hành động tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương đảng khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường theo Kết luận số 56-KL/TW ngày 23/8/2019 của Bộ Chính trị

- Hoàn thành nhiệm vụ “Xây dựng, cập nhật Kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của tỉnh Phú Yên”.

- Ban hành Quyết định số 615/QĐ-UBND ngày 06/5/2021 của UBND tỉnh về Kế hoạch phát triển mạng lưới trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng trên địa bàn tỉnh Phú Yên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên cơ sở nhiệm vụ “Xây dựng kế hoạch phát triển mạng lưới Khí tượng thủy văn chuyên dùng trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

- Các mô hình phân loại, giảm thiểu rác thải dựa vào cộng đồng được khởi động và ngày càng phát triển. Cho đến nay, một số mô hình đã hoạt động hiệu quả ổn định và đang trở thành điểm sáng cho công tác phân loại, giảm thiểu rác là: (1) Mô hình trường học phân loại, giảm thiểu rác thải tại trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh; (2) Mô hình cơ sở khách sạn phân loại, tái chế rác thành nước tẩy rửa sinh học tại khách sạn Kaya; (3) Mô hình khu dân cư phân loại, tái chế rác thành phân compost tại huyện Phú Hòa (các xã Hòa An, Hòa Quang Bắc), huyện Tuy An (các xã An Cư, An Hòa Hải, An Hiệp, An Ninh Đông), huyện Tây Hòa (xã Hòa Đồng), thị xã Sông Cầu (phường Xuân Phú), thị xã Đông Hòa (xã Hòa Thành), huyện Sông Hinh (xã Sơn Giang), thành phố Tuy Hòa (xã Bình Ngọc); (4) Mô hình Câu lạc bộ tự quản về môi trường tái chế rác thành nước rửa chén sinh học tại xã Bình Ngọc, thành phố Tuy Hòa.

1.11.2. Tình hình triển khai Chỉ thị 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về BVMT

Theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ, bãi rác thành phố Tuy Hòa do thiếu kinh phí nên chưa hoàn tất hệ thống xử lý nước thải theo tiến độ. Hiện nay UBND tỉnh đã phân bổ vốn và chỉ đạo UBND thành phố Tuy Hòa thực hiện dự án đầu tư nâng cấp hệ thống xử lý nước thải từ rỉ rác. Ngoài ra, thành phố Tuy Hòa được đầu tư và đưa vào vận hành hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt tập trung với công suất 4.000 m3/ngày đêm, đến nay công suất hoạt động khoảng 800 m3/ngày đêm và đang tiếp tục mở rộng mạng lưới thu gom để tăng công suất hoạt động.

Các Khu Công nghiệp trên địa bàn tỉnh (gồm: KCN Đông Bắc Sông Cầu khu vực I, II, KCN An Phú và KCN Hòa Hiệp) và 100% khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

Số lượng cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh là 15 cơ sở, gồm: 05 Bệnh viện tuyến tỉnh (Bệnh viện Đa khoa, Bệnh viện Sản Nhi, Bệnh viện Y học Cổ truyền, Bệnh viện Phục hồi chức năng, Bệnh viện Mắt), 01 Trung tâm Da liễu, 09 Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố; tỷ lệ cơ sở y tế có hệ thống xử lý nước thải đạt 100%.

Nhằm phân công rõ trách nhiệm trong việc tổ chức triển khai, hoàn thành tốt mục tiêu được giao tại Chương trình hành động số 08-CTr/TU của Tỉnh ủy tăng cường công tác bảo vệ môi trường, phấn đấu xây dựng tỉnh Phú Yên trở thành điểm đến xanh, sạch, đẹp, thân thiện với môi trường, UBND tỉnh Phú Yên đã ban hành Kế hoạch số 78/KH-UBND ngày 04/4/2022. Theo đó, phấn đấu đến năm 2025, thực hiện hoàn thành, vượt các chỉ tiêu về bảo vệ môi trường theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã đề ra, cụ thể:

- Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung đạt 95%; tỷ lệ dân số nông thôn được tiếp cận nước sạch theo quy chuẩn quốc gia trên 60%.

- 100% khu công nghiệp, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp có đầu tư cơ sở hạ tầng, có hệ thống xử lý nước thải tập trung và hệ thống quan trắc nước thải tự động có đường truyền dữ liệu về cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực môi trường để kiểm tra, giám sát.

- 100% chất thải rắn y tế được xử lý đạt tiêu chuẩn.

- Chất thải rắn được thu gom, xử lý đúng quy định, cụ thể:

98% chất thải rắn đô thị được thu gom, xử lý đúng quy định, trong đó ít nhất 40% được xử lý bằng công nghệ hiện đại.

Ít nhất 40% chất thải rắn nông thôn được thu gom, xử lý đạt chuẩn.

- Trồng 12 triệu cây xanh phân tán, 3 triệu cây rừng; nâng tỷ lệ che phủ rừng đạt khoảng 48%.

- Phục hồi, trồng mới rừng ngập mặn tại các khu vực ven đầm, vịnh (đầm Cù Mông, đầm Ô Loan, vịnh Xuân Đài), trong đó ở đầm Ô Loan khoảng 50 ha.

- 100% hộ gia đình hiểu biết, có kiến thức bảo vệ môi trường sống và thích ứng với biến đổi khí hậu.

II. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ, dự án BVMT và sử dụng ngân sách sự nghiệp môi trường năm 2021-2022

2.1. Tình hình thực hiện kế hoạch và dự toán ngân sách sự nghiệp môi trường năm 2021-2022 (Phụ lục 1)

Tổng kinh phí sự nghiệp môi trường trên địa bàn tỉnh năm 2021-2022 là 85,052 tỷ đồng; trong đó: năm 2021 là 35,846 tỷ đồng, năm 2022 là 49,206 tỷ đồng. Mức phân bổ tuy có tăng so với với các năm trước nhưng so với nhu cầu như hiện nay mới chỉ giải quyết được một số nhiệm vụ bảo vệ môi trường mang tính cấp bách như:

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về môi trường; tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về bảo vệ môi trường.

- Thu gom, xử lý một phần chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.

- Hỗ trợ một số mô hình điểm về thu gom chất thải rắn nông thôn.

- Thực hiện các nhiệm vụ, dự án phục vụ công tác quản lý môi trường.

Do vậy, hiện nay UBND cấp huyện mới chỉ tập trung cho hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt, chưa đủ kinh phí để xử lý ô nhiễm môi trường khu vực đầm, vịnh, nuôi trồng thủy sản, kênh, mương,...

2.2. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ BVMT giai đoạn năm 2021-2022

2.2.1. Thuận lợi:

- Cơ sở pháp lý về quản lý nhà nước BVMT được củng cố và tăng cường đã giúp cho công tác quản lý, kiểm soát môi trường chặt chẽ và đạt hiệu quả hơn.

- Được sự chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ về chuyên môn của Bộ Tài nguyên và Môi trường; sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của Tỉnh ủy, sự giám sát của HĐND tỉnh về thực hiện nhiệm vụ BVMT trên địa bàn tỉnh.

- Ý thức về BVMT của các cơ sở, doanh nghiệp và người dân ngày một nâng lên, thúc đẩy công tác BVMT ngày càng phát triển sâu rộng.

2.2.2. Khó khăn:

- Số lượng công chức thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực môi trường cấp tỉnh còn thiếu so với nhu cầu thực tế. Đối với cấp huyện, xã thiếu về số lượng, còn kiêm nhiệm nhiều lĩnh vực, nên chức năng quản lý nhà nước về môi trường chưa được thực hiện đồng đều ở các cấp.

- Đối với công tác quan trắc môi trường: Với trang thiết bị, máy móc, dụng cụ lấy mẫu hiện trường và phân tích thí nghiệm hiện tại cơ bản mới chỉ đáp ứng được hoạt động lấy mẫu và phân tích môi trường nước (trừ phân tích kim loại nặng chưa thực hiện được), tiếng ồn; đối với các loại môi trường khác như: Không khí xung quanh, khí thải, đất, trầm tích, bùn từ hệ thống xử lý nước thải,... phải thuê đơn vị bên ngoài tỉnh phân tích. Chưa có hệ thống quan trắc tự động liên tục nước mặt, nước biển ven bờ và không khí. Do vậy, công tác dự báo và cảnh báo ô nhiễm môi trường đôi lúc chưa kịp thời, số liệu quan trắc không mang tính hệ thống nên về lâu dài gây khó khăn trong việc đánh giá diễn biến chất lượng môi trường liên tục qua các năm của tỉnh.

- Một số cơ sở chưa thực hiện nghiêm túc công tác xử lý chất thải theo báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường, kế hoạch BVMT, đề án BVMT đã được phê duyệt, dẫn đến tình trạng vi phạm về pháp luật môi trường còn xảy ra.

- Công tác xã hội hóa thu gom rác thải tuy có sự phát triển nhưng lực lượng chính tham gia thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt chủ yếu là các đơn vị công ích nên hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt chưa phủ hết khu vực nông thôn.

- Công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt: Bãi rác được chôn lấp hợp vệ sinh nhưng cũng đang phát sinh vấn đề là không xử lý được nước rỉ rác; hầu hết chất thải rắn sinh hoạt được xử lý bằng phương pháp chôn lấp kết hợp đốt thủ công, đang trở thành vấn đề môi trường đáng quan tâm.

- Tại các đầm, vịnh chất thải từ hoạt động sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản chưa được thu gom triệt để đang gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến hoạt động nuôi trồng thủy sản của người dân.

Phần thứ hai

KẾ HOẠCH VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH SỰ NGHIỆP MÔI TRƯỜNG NĂM 2023-2025

I. Kế hoạch BVMT năm 2023 và dự toán kinh phí giai đoạn 2023-2025 (Phụ lục 2 và Phụ lục 3)

Tổng kinh phí 03 năm là 153,069 tỷ đồng, trong đó năm 2023 là 51,623 tỷ đồng, năm 2024 là 50,437 tỷ đồng, năm 2025 là 51,009 tỷ đồng.

1. Mục tiêu

- Triển khai các hoạt động bám sát theo Chương trình hành động số 08-CTr/TU ngày 18/8/2021 của Tỉnh ủy về tăng cường công tác bảo vệ môi trường, phấn đấu xây dựng tỉnh Phú Yên trở thành điểm đến xanh, sạch, đẹp, thân thiện với môi trường.

- Tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức trong các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, đoàn thể, doanh nghiệp và toàn cộng đồng về trách nhiệm, ý thức BVMT.

- Giải quyết cơ bản tình trạng ô nhiễm môi trường ở các khu dân cư và các khu vực bị ô nhiễm do chất thải rắn sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản, do chất thải của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các làng nghề, bệnh viện,...

- Quản lý, kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải; phòng ngừa sự cố môi trường, phát sinh các điểm nóng về môi trường.

- Nhân rộng các mô hình, phong trào về phân loại, giảm thiểu rác thải trên địa bàn tỉnh.

Bảng 1. Các chỉ tiêu môi trường giai đoạn 2022-2024

TT

Chỉ tiêu

2023

2024

2025

1

Duy trì tỷ lệ KCN đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt Quy chuẩn, đạt 100%

100%

100%

100%

2

Duy trì tỷ lệ xử lý chất thải rắn y tế đạt tiêu chuẩn đạt 100%

100%

100%

100%

3

Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt ở đô thị

96%

97%

98%

2. Giải pháp

Trên cơ sở các kết quả đạt được, UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch và dự toán ngân sách sự nghiệp BVMT năm 2023-2025 được thể hiện ở Phụ lục 2 và Phụ lục 3 kèm theo Kế hoạch này. Nội dung của Kế hoạch cụ thể như sau:

2.1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về BVMT

- Tăng cường vai trò Hội, đoàn thể để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn hóa thân thiện với môi trường, tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về BVMT, biến đổi khí hậu với các hình thức, nội dung tuyên truyền phong phú, sinh động. Các hoạt động tuyên truyền cần ưu tiên tập trung vào hướng dẫn tái chế, tái sử dụng, giảm thiểu rác thải tại nguồn, bảo vệ đa dạng sinh học, đặc biệt tại khu vực ven biển.

- Tăng cường lồng ghép đưa tin, phát sóng các nội dung về BVMT, biến đổi khí hậu trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Phú Yên; chú trọng xây dựng chương trình chuyên đề định kỳ trên các phương tiện thông tin đại chúng.

2.2. Phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm môi trường

- Tiếp tục triển khai thực hiện chương trình quan trắc môi trường định kỳ hàng năm; tổng hợp số liệu, xây dựng báo cáo về môi trường hàng năm theo quy định.

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra và giám sát việc thực hiện pháp luật về BVMT, bao gồm cả kiểm tra việc thực hiện các nội dung trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt và trong cam kết BVMT, kế hoạch BVMT.

- Rà soát, giám sát chặt chẽ các cơ sở có nguồn thải lớn phải thực hiện lắp đặt hệ thống quan trắc tự động liên tục theo quy định.

- Tăng cường triển khai thực hiện một số nhiệm vụ, dự án phục vụ cho công tác kiểm soát, phòng ngừa ô nhiễm như: Rà soát, trám lấp giếng không sử dụng; rà soát, cập nhật quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường; xây dựng dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước Hòn Yến,...

2.3. Xử lý các điểm gây ô nhiễm môi trường, bức xúc ở địa phương

Định kỳ thường xuyên phát động các đợt ra quân tình nguyện nhằm kêu gọi cộng đồng tích cực tham gia các hoạt động vệ sinh môi trường góp phần xóa các điểm gây bức xúc về ô nhiễm môi trường.

2.4. Tăng cường năng lực quản lý nhà nước về BVMT

- Tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch số 53/KH-UBND ngày 28/02/2020 của UBND tỉnh về thực hiện Công văn số 554-CV/TU ngày 08/11/2019 của Tỉnh ủy triển khai Kết luận số 56-KL/TW ngày 23/8/2019 của Bộ Chính trị khóa XII về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Phú Yên; Kế hoạch số 78/KH-UBND ngày 04/4/2022 của UBND tỉnh về triển khai Chương trình hành động số 08-CTr/TU ngày 18/8/2021 của Tỉnh ủy về tăng cường công tác bảo vệ môi trường, phấn đấu xây dựng tỉnh Phú Yên trở thành điểm đến xanh, sạch, đẹp, thân thiện với môi trường.

- Tăng cường năng lực quản lý cho cơ quan chuyên môn và cán bộ BVMT các cấp thông qua đào tạo, tập huấn chuyên môn, quản lý về BVMT,...

- Hỗ trợ hoạt động BVMT của các tổ chức chính trị xã hội, nghề nghiệp.

- Xây dựng và triển khai các mô hình BVMT, mô hình tự quản ở địa phương.

- Cập nhật và duy trì hoạt động của mạng lưới quan trắc môi trường phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Hỗ trợ thực hiện các dự án, nhiệm vụ hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường ở địa phương.

- Thể chế hóa các cơ chế, chính sách về khuyến khích xã hội hóa, thu hút nguồn lực cho bảo vệ môi trường; khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ công tác BVMT, tập trung nghiên cứu và chuyển giao công nghệ xử lý chất thải, sản xuất sạch, tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường, các mô hình phát triển kinh tế xanh.

- Xây dựng Chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ BVMT trong danh mục Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp tỉnh.

2.5. Quản lý chất thải

- Tiếp tục tăng cường năng lực công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt, đặc biệt là vùng nông thôn của tỉnh; tiếp tục rà soát, đẩy mạnh xây dựng mô hình thí điểm về giảm thiếu chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, phấn đấu mỗi địa phương hình thành 01 mô hình điểm về phân loại rác.

- Tăng cường công tác thu gom, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng theo Quyết định số 2521/QĐ-UBND ngày 24/10/2016 của UBND tỉnh.

2.6. Bảo vệ đa dạng sinh học

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đa dạng sinh học; kiểm tra, phát hiện, xử lý hành vi buôn bán và tiêu thụ trái phép các loài động, thực vật nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ.

- Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn sự xâm nhập của sinh vật ngoại lai, sinh vật biến đổi gen gây ảnh hưởng đến môi trường.

- Chủ động lồng ghép quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

2.7. Thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về BVMT

Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 1073/QĐ-UBND ngày 30/5/2017 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về BVMT trên địa bàn tỉnh.

II. Tổ chức thực hiện

1. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ được phân công tại Kế hoạch này.

- Hướng dẫn, theo dõi việc triển khai các nhiệm vụ được phê duyệt tại Kế hoạch này.

- Tổ chức lập, thẩm định và nghiệm thu các dự án, đề án bảo vệ môi trường được giao chủ trì theo quy định tại Quyết định số 31/2018/QĐ-UBND ngày 11/7/2018 của UBND tỉnh Phú Yên quy định về lập, thẩm định, phê duyệt, nghiệm thu kết quả thực hiện dự án, nhiệm vụ sử dụng kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Phú Yên.

- Tổng hợp các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Kế hoạch này để tham mưu, đề xuất, kiến nghị UBND tỉnh xem xét, giải quyết; tổ chức tổng kết, sơ kết, báo cáo định kỳ.

2. Sở Tài chính

- Căn cứ các nhiệm vụ, dự án, đề án về bảo vệ môi trường đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và trên cơ sở đề nghị của các cơ quan, đơn vị liên quan, tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường theo quy định để các đơn vị triển khai thực hiện.

- Phân bổ dự toán chi thường xuyên bảo vệ môi trường đối với ngân sách các huyện, thị xã, thành phố theo định mức; tham mưu trình cấp có thẩm quyền phân bổ, giao dự toán theo quy định.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh điều phối các nguồn vốn cho các nhiệm vụ, dự án triển khai thực hiện Kế hoạch Bảo vệ môi trường năm 2023 và giai đoạn 2023-2025 phù hợp với khả năng cân đối vốn của ngân sách tỉnh, quy định của Luật Đầu tư công và các quy định khác có liên quan.

4. Các Sở, Ban, ngành, Hội đoàn thể tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Trên cơ sở Kế hoạch này, tổng hợp các nhiệm vụ được phân công (kèm theo dự toán kinh phí) vào Kế hoạch và dự toán ngân sách 2023 của đơn vị. UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường xây dựng các nhiệm vụ, dự án, đề án về bảo vệ môi trường trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định, đồng thời chỉ đạo Phòng Tài chính - Kế hoạch cân đối bổ sung từ nguồn ngân sách huyện để đảm bảo kinh phí thực hiện theo kế hoạch đã đề xuất; việc phân bổ, giao dự toán phải đảm bảo trình tự, thủ tục theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản quy định, hướng dẫn liên quan.

- Tổ chức thực hiện Kế hoạch này và báo cáo kết quả thực hiện về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 30/11/2023.

Trên đây là Kế hoạch về bảo vệ môi trường tỉnh Phú Yên năm 2023 và tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2023-2025 từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường; UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường (b/c);
- TT.Tỉnh ủy, TT.HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Cổng TTĐT UBND tỉnh;
- CVP, các PCVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KT, To, ThTM.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ
TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hồ Thị Nguyên Thảo

 

PHỤ LỤC 1

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2021 - 2022
(Kèm theo Kế hoạch số 243/KH-UBND ngày 30/12/2022 của UBND tỉnh Phú Yên)

Triệu đồng

TT

Tên nhiệm vụ/dự án

Mục tiêu

Nội dung thực hiện

Cơ quan chủ trì thực hiện

Thời gian

Tổng kinh phí

Kinh phí cấp 2021

Kinh phí cấp 2022

Ghi chú

A

Nhiệm vụ chuyên môn

 

2.457

1.380

 

I.

Nhiệm vụ chuyển tiếp

 

2.457

880

 

1

Dự án: Thống kê, phân loại, đánh giá về nguồn và lượng rác thải nhựa phát sinh trên địa bàn tỉnh

 

Rà soát, đánh giá, thống kê lượng rác thải nhựa phát sinh toàn tỉnh

Sở TN&MT

2021 - 2024

1.509

800

500

Đã được phê duyệt đề cương; năm 2021 không triển khai

2

Dự án: Xây dựng, cập nhật Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của tỉnh Phú Yên

 

 

Sở TN&MT

2019 -2020

1.149

257

-

Đã hoàn thành năm 2020

3

Nhiệm vụ: Tổ chức thực hiện trám lấp giếng không sử dụng trên địa bàn huyện Sông Hinh, Tp. Tuy Hòa

 

 

Sở TN&MT

2020 - 2021

1.200

1.200

-

Đã chuyển sang sử dụng nguồn kinh phí SNTN

4

Nhiệm vụ: Cập nhật mạng lưới quy hoạch quan trắc môi trường giai đoạn 2021-2015, tầm nhìn đến năm 2030

 

 

Sở TN&MT

2020 -2021

450

200

 

Đã hoàn thành

5

Nhiệm vụ: Lập phương án bảo vệ, bảo tồn hệ sinh thái san hô Hòn Yến thuộc DA tăng cường năng lực cộng đồng trong bảo tồn quần thể rạn san hô Hòn Yến, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên

Thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Hòn Yến, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên

Tổ chức khảo sát điều kiện tự nhiên, môi trường, đa dạng sinh học, kinh tế xã hội khu vực Hòn Yến.

Tổ chức xây dựng dự án theo đặc thù khu vực thành lập, các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, chủ trương của Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường....

Sở TN&MT

2021 - 2022

380

-

380

Đã hoàn thành trong năm 2022

II

Nhiệm vụ mmới

-

-

-

-

 

 

500

 

6

Nhiệm vụ: Xây dựng Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí trên địa bàn tỉnh Phú Yên

 

 

 

2022 -2024

 

-

500

Đang xây dựng đề cương và dự toán kinh phí

B

Nhiệm vụ thường xun

81.215

33.389

47.826

 

1

Phân bổ kinh phí sự nghiệp môi trường cho 9 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh

 

 

UBND các huyện/TX/TP

2021- 2022

66.969

24.593

42.376

 

2

Phân bổ kinh phí sự nghiệp môi trường cho Công an Tỉnh

 

 

Công an Tỉnh

2021- 2022

800

400

400

 

3

Phân bổ kinh phí sự nghiệp môi trường cho BQL Khu kinh tế Nam Phú Yên.

 

 

BQL KKT

2021- 2022

200

100

100

 

4

Phân bổ kinh phí sự nghiệp môi trường cho Hội Nông dân tỉnh

 

 

HND

2021

180

180

-

 

5

Phân bổ vốn điều lệ cho Quỹ Bảo vệ môi trường

 

 

Quỹ BVMT

2021

1.000

1.000

-

 

6

Quan trắc môi trường định kỳ hàng năm

Theo dõi, đánh giá diễn biến chất lượng môi trường của tỉnh.

- Quan trắc môi trường (nước mặt, nước dưới đất, nước biển ven bờ, không khí, đất, tiếng ồn,...; vùng NTTS)

- Hiệu chuẩn máy móc, thiết bị; Quản lý CTNH

Sở TN&MT

2021-2022

5.076

2.576

2.500

Đang triển khai thực hiện năm 2022

7

Xây dựng báo cáo công tác bảo vệ môi trường tỉnh Phú Yên định kỳ hàng năm

Báo cáo hàng năm

Báo cáo theo Thông tư số 19/2016/TT- BTNMT

Sở TN&MT

2021-2022

200

100

100

Đang triển khai thực hiện năm 2022; dự toán vượt so với số tiền phân bổ

8

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về môi trường, phát triển bền vững, Biến đổi khí hậu; tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, dự hội nghị, hội thảo về BVMT; Phối hợp BVMT với Hội, Đoàn thể, Sở ngành

 

 

Sở TN&MT

2020-2021

3.140

1.940

1.200

Đang triển khai thực hiện năm 2022

 

PHỤ LỤC 2

TỔNG HỢP CÁC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2023-2025
(Kèm theo Kế hoạch số 243/KH-UBND ngày 30/12/2022 của UBND tỉnh Phú Yên)

ĐVT: Triệu đồng

TT

Tên nhiệm vụ/ dự án

Cơ sở pháp lý

Mục tiêu

Nội dung thực hiện

Cơ quan chủ trì thực hiện

Thời gian

Tổng kinh phí

Lũy kế đến 6/2022

Kinh phí 2023

Kinh phí 2024

Kinh phí 2025

Ghi chú

A

Nhiệm vụ chuyên môn

 

 

2.274

1.709

2.000

 

1

Nhiệm vụ chuyên môn 2023

 

 

2.274

1.209

500

 

 

Nhiệm vụ chuyn tiếp

 

 

1.704

709

-

 

1

Dự án: Thống kê, phân loại, đánh giá về nguồn và lượng rác thải nhựa phát sinh trên địa bàn tỉnh Phú Yên

 

 

Rà soát, đánh giá, thống kê lượng rác thải nhựa phát sinh toàn tỉnh

Sở TN&MT

2021- 2024

1.509

484

900

609

-

Đang triển khai các thủ tục liên quan lựa chọn nhà thầu

2

Nhiệm vụ: Xây dựng Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí trên địa bàn tỉnh Phú Yên

- Điểm a khoản 3 Điều 14 Luật BVMT 2020;

- Quyết định số 343/QĐ-TTg 12/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ

Xây dựng Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí trên địa bàn tỉnh Phú Yên

Điều tra, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý môi trường không khí

 

2022-2023

904

450

804

100

-

Đang xây dựng đề cương và dự toán kinh phí

 

Nhiệm vụ mở mới

 

 

570

500

500

 

3

Nhiệm vụ: Lập bản đồ phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo tỉnh Phú Yên

Quyết định số 1184/QĐ-UBND ngày 09/7/2020 của UBND tỉnh

Phân vùng rủi ro môi trường phù hợp theo thực tế

Điều tra nguồn thải, đánh giá sức chịu tải làm cơ sở lập bản đồ phân vùng rủi ro môi trường phù hợp theo thực tế

 

2023-2025

1.080

-

80

500

500

Khái toán

4

Nhiệm vụ: Cập nhật Kế hoạch Ứng phó sự cố tràn dầu trên địa bàn tỉnh Phú Yên

Quyết định số 12/2021/QĐ- TTg ngày 24/3/2021

 

Điều tra các cơ sở xăng dầu, cập nhật Kế hoạch ứng trên địa bàn tỉnh Phú Yên

 

2023

490

 

490

-

-

Khái toán

II

Nhiệm vụ chuyên môn 2024-2025

 

 

 

 

 

500

1.500

 

 

 

Nhiệm vụ: Nghiên cứu thành lập Khu Bảo tồn loài và sinh cảnh cho các loài rùa cạn và rùa nước ngọt nguy cấp ở tỉnh Phú Yên

- Chương trình số 08-CTr/TU ngày 18/8/2021 của Tỉnh ủy về tăng cường công tác bảo vệ môi trường

Thành lập khu bảo tồn

Điều tra, đánh giá thực trạng; triển khai thành lập khu bảo tồn

Sở TN&MT

2024-2025

2.000

 

-

500

1.500

Khái toán

B

Nhiệm vụ thường xuyên

147.086

 

49.349

48.728

49.009

 

1

Phân bổ kinh phí sự nghiệp môi trường cho 9 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh

 

 

 

UBND các huyện/TX/TP

2023-2025

131.050

 

43.654

43.698

43.698

Nội dung chi cụ thể theo Phụ lục 3

2

Phân bổ kinh phí sự nghiệp môi trường cho Công an tỉnh

 

 

 

Công an Tỉnh

2023-2025

1.200

 

400

400

400

 

3

Phân bổ kinh phí sự nghiệp môi trường cho BQL Khu Kinh tế Nam Phú Yên.

 

 

 

BQL KKT

2023-2025

375

 

125

125

125

 

4

Quan trắc môi trường định kỳ hàng năm

 

Theo dõi, đánh giá diễn biến chất lượng môi trường của tỉnh.

- Quan trắc môi trường (nước mặt, nước dưới đất, nước biển ven bờ, không khí, đất, tiếng ồn,...; vùng NTTS)

- Hiệu chuẩn máy móc, thiết bị; Quản lý CTNH

Sở TN&MT

2023-2025

8.441

 

2.550

2.805

3.086

Khái toán

7

Nâng cấp hệ thống tiếp nhận, quản lý dữ liệu quan trắc tự động, liên tục

Điều 40 Thông tư số 10/2021/TT- BTNMT

Duy tu hệ thống tiếp nhận dữ liệu

Điều 40 Thông tư số 10/2021/TT- BTNMT

 

2023

920

 

920

-

-

Khái toán

8

Công tác quản lý về môi trường:

- Tập huấn, tuyên truyền, phổ biến GDPL về môi trường; Giải thưởng môi trường tỉnh lần 03- năm 2022 và lần 04- năm 2024; Dự hội nghị, hội thảo về BVMT;

- Phối hợp BVMT với Hội, Đoàn thể, Sở, ngành;

- Hoạt động nghiệp vụ kiểm tra việc thực hiện Pháp luật về bảo vệ môi trường (định kỳ, đột xuất, theo phản ánh, kiến nghị và ý kiến chỉ đạo của cấp trên); kiểm tra vận hành thử nghiệm công trình BVMT;

- Duy trì hệ thống nhận, truyền, quản lý dữ liệu quan trắc môi trường tự động, liên tục; Giải quyết các sự cố môi trường;

- Xây dựng báo cáo công tác BVMT tỉnh Phú Yên định kỳ (Thông tư số 02/2022/TT- BTNMT).

 

 

- Luật BVMT năm 2020;

- Thông tư số 02/2022/TT- BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ TN&MT quy định chi tiết thi hành một số điều của luật BVMT

- Quyết định số 51/2017/QĐ- UBND ngày 14/11/2017 của UBND tỉnh ban hành quy định giải thưởng môi trường tỉnh Phú Yên (Ghi chú: tổ chức trao giải định kỳ 02 năm/lần)

- Quyết định số 1306/QĐ-UBND ngày 02/11/2022 của UBND tỉnh về tặng giải thưởng môi trường tỉnh lần 03-năm 2022.

Sở TN&MT

2023-2025

5.100

 

1.700

1.700

1.700

 

 

TNG CỘNG

 

 

 

 

 

 

153.069

51.623

50.437

51.009

 

 

PHỤ LỤC 3

NỘI DUNG CHI THEO KẾ HOẠCH ĐỀ XUẤT CỦA CÁC SỞ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2023-2025
(Kèm theo Kế hoạch số 243/KH-UBND ngày 30/12/2022 của UBND tỉnh Phú Yên)

ĐVT: Triệu đồng

STT

Tên Đơn vị

Nội dung chi theo kế hoạch

Kinh phí 2023

Kinh phí 2024

Kinh phí 2025

I

Tổng hợp các huyện

43.654

43.698

43.698

1.1

Thành phố Tuy Hòa

- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BVMT, tổ chức hưởng ứng các ngày lễ môi trường.

- Thanh kiểm tra, xử lý sự cố môi trường, xử lý điểm ô nhiễm môi trường, phân bổ kinh phí môi trường cho cấp xã.

- Thu gom, xử lý bao bì thuốc BVTV sau sử dụng.

- Quản lý chất thải rắn: hỗ trợ thu gom, xử lý, mua sắm trang thiết bị, dụng cụ; mô hình phân loại rác...

- Hoạt động BVMT khác.

6.228

6.228

6.228

1.2

Huyện Phú Hòa

- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BVMT, tổ chức hưởng ứng các ngày lễ môi trường.

- Thanh kiểm tra, xử lý sự cố môi trường, xử lý điểm ô nhiễm môi trường, phân bổ kinh phí môi trường cho cấp xã.

- Thu gom, xử lý bao bì thuốc BVTV sau sử dụng.

- Quản lý chất thải rắn: hỗ trợ thu gom, xử lý, mua sắm trang thiết bị, dụng cụ; mô hình phân loại rác...

- Hoạt động BVMT khác.

3.991

3.991

3.991

1.3

Huyện Tây Hòa

- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BVMT, tổ chức hưởng ứng các ngày lễ môi trường.

- Thanh kiểm tra, xử lý sự cố môi trường, xử lý điểm ô nhiễm môi trường, phân bố kinh phí môi trường cho cấp xã.

- Thu gom, xử lý bao bì thuốc BVTV sau sử dụng.

- Quản lý chất thải rắn: hỗ trợ thu gom, xử lý, mua sắm trang thiết bị, dụng cụ; mô hình phân loại rác...

- Hoạt động BVMT khác.

5.210

5.254

5.254

1.4

Huyện Sông Hinh

- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BVMT, tổ chức hưởng ứng các ngày lễ môi trường.

- Xác nhận Kế hoạch BVMT, thanh kiểm tra, xử lý sự cố môi trường, xử lý điểm ô nhiễm môi trường; phân bổ kinh phí môi trường cho cấp xã, phối hợp các ban ngành, đoàn thể về BVMT.

- Thu gom, xử lý bao bì thuốc BVTV sau sử dụng.

- Quản lý chất thải rắn: hỗ trợ thu gom, xử lý, mua sắm trang thiết bị, dụng cụ; mô hình phân loại rác...

- Hoạt động BVMT khác.

4.900

4.900

4.900

1.5

Huyện Sơn Hòa

- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BVMT, tổ chức hưởng ứng các ngày lễ môi trường.

- Xác nhận Kế hoạch BVMT, thanh kiểm tra, xử lý sự cố môi trường, xử lý điểm ô nhiễm môi trường.

- Phân bổ kinh phí môi trường cho cấp xã.

- Thu gom, xử lý bao bì thuốc BVTV sau sử dụng.

- Triển khai báo cáo theo Thông tư số 19/2016/TT-BTNMT ngày 24/8/2019.

- Quản lý chất thải rắn: hỗ trợ thu gom, xử lý, mua sắm trang thiết bị, dụng cụ; mô hình phân loại rác...

- Hoạt động BVMT khác.

4.285

4.285

4.285

1.6

TX Đông Hòa

- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BVMT, tổ chức hưởng ứng các ngày lễ môi trường.

- Xác nhận Kế hoạch BVMT, thanh kiểm tra, xử lý sự cố môi trường, xử lý điểm ô nhiễm môi trường, quan trắc chất lượng môi trường, báo cáo công tác BVMT.

- Phân bổ kinh phí môi trường cho cấp xã; hỗ trợ với các ban, ngành, đoàn thể về BVMT.

- Thu gom, xử lý bao bì thuốc BVTV sau sử dụng.

- Quản lý chất thải rắn: hỗ trợ thu gom, xử lý, mua sắm trang thiết bị, dụng cụ; mô hình phân loại rác; thu gom chất thải từ nuôi trồng thủy sản...

- Hoạt động BVMT khác.

4.465

4.465

4.465

1.7

Huyện Tuy An

- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BVMT, tổ chức hưởng ứng các ngày lễ môi trường; xây dựng và nhân rộng các mô hình bảo vệ môi trường.

- Thanh kiểm tra; xử lý sự cố môi trường, xử lý điểm ô nhiễm môi trường; quan trắc môi trường.

- Phân bổ kinh phí môi trường cho cấp xã; hỗ trợ các ban, ngành, đoàn thể về BVMT.

- Thu gom, xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng.

- Quản lý chất thải rắn: hỗ trợ thu gom, xử lý, mua sắm trang thiết bị, dụng cụ; mô hình phân loại rác; thu gom chất thải từ nuôi trồng thủy sản...

- Hoạt động BVMT khác.

5.535

5.535

5.535

1.8

TX Sông Cầu

- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BVMT, tổ chức hưởng ứng các ngày lễ môi trường;

- Xác nhận Kế hoạch BVMT/Đề án BVMT, thanh kiểm tra, xử lý sự cố môi trường, phân bổ kinh phí môi trường cho cấp xã.

- Thu gom, xử lý bao bì thuốc BVTV sau sử dụng.

- Quản lý chất thải rắn: hỗ trợ thu gom, xử lý, mua sắm trang thiết bị, dụng cụ; mô hình phân loại rác; thu gom chất thải từ nuôi trồng thủy sản...

- Hoạt động BVMT khác.

4.648

4.648

4.648

1.9

Huyện Đồng Xuân

- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BVMT, tổ chức hưởng ứng các ngày lễ môi trường.

- Thanh kiểm tra, xử lý sự cố môi trường, vệ sinh môi trường.

- Phân bổ kinh phí môi trường cho cấp xã, hỗ trợ các ban ngành, đoàn thể về BVMT.

- Thu gom, xử lý bao bì thuốc BVTV sau sử dụng.

- Quản lý chất thải rắn: hỗ trợ thu gom, xử lý, mua sắm trang thiết bị, dụng cụ; mô hình phân loại rác...

- Hoạt động BVMT khác.

4.392

4.392

4.392

II

Các Sở ngành QLNN

7.969

6.739

7.311

2.1

Công an tỉnh

- Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về BVMT cho tổ chức, cá nhân, bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng cảnh sát môi trường cấp huyện.

- Công tác nghiệp vụ: Điều tra, khảo sát, đánh giá tình hình vi phạm pháp luật về môi trường để xây dựng cơ sở dữ liệu và xác định lĩnh vực, địa bàn trọng điểm, cơ sở sản xuất nhạy cảm để phục vụ công tác đấu tranh phòng chống tội phạm về môi trường.

- Hiệu chuẩn, bảo dưỡng thiết bị; thu và kiểm định mẫu môi trường.

- Thu gom xử lý CTNH tại các đơn vị công an.

400

400

400

2.2

BQL Khu kinh tế

- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về môi trường đến tất cả các doanh nghiệp trong Khu kinh tế (KKT) Nam Phú Yên và các Khu công nghiệp (KCN).

- Kiểm tra và giám sát việc thực hiện pháp luật về BVMT trong KCN, KKT Nam Phú Yên.

- Xây dựng chương trình quan trắc môi trường KCN, KKT Nam Phú Yên và tổng hợp, báo cáo về môi trường.

125

125

125

2.3

Sở Tài nguyên và Môi trường

- Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn được cấp có thẩm quyền giao.

- Quan trắc môi trường định kỳ.

- Thực hiện công tác quản lý môi trường:

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về môi trường, tham dự Hội nghị, hội thảo về BVMT; giải thưởng môi trường tỉnh; phối hợp BVMT với Hội, Đoàn thể, Sở, ngành; xây dựng Báo cáo công tác BVMT tỉnh định kỳ.

Duy trì hệ thống tiếp nhận, lưu trữ thông tin về kết quả quan trắc tự động.

Kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường, xử lý sự cố môi trường, kiểm tra vận hành thử nghiệm công trình BVMT.

Các nhiệm vụ khác theo chức năng nhiệm vụ.

7.444

6.214

6.786

 

Tổng Cộng (I II)

 

51.623

50.437

51.009

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 243/KH-UBND năm 2022 về bảo vệ môi trường tỉnh Phú Yên năm 2023 và tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2023-2025 từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường do tỉnh Phú Yên ban hành

  • Số hiệu: 243/KH-UBND
  • Loại văn bản: Kế hoạch
  • Ngày ban hành: 30/12/2022
  • Nơi ban hành: Tỉnh Phú Yên
  • Người ký: Hồ Thị Nguyên Thảo
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 30/12/2022
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản