Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 211/KH-UBND

Đồng Nai, ngày 04 tháng 10 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

XÂY DỰNG QUY CHUẨN KỸ THUẬT ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH SỬ DỤNG CHO MỤC ĐÍCH SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

- Căn cứ Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt;

- Căn cứ Thông tư số 26/2019/TT-BKHCN ngày 25 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc Quy định chi tiết xây dựng, thẩm định và ban hành quy chuẩn kỹ thuật;

- Căn cứ Thông tư 26/2021/TT-BYT ngày 15 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số điều của Thông tư số 41/2018/TT-BYT về ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia và Quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt;

- Căn cứ Thông tư số 338/2016/TT-BTC ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc Quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước đảm bảo cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật;

- Căn cứ Thông tư số 240/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định giá tối đa dịch vụ kiểm dịch y tế, y tế dự phòng tại cơ sở y tế công lập;

- Căn cứ Thông tư số 27/2020/TT-BTC ngày 17 tháng 4 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc Hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí xây dựng tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật;

- Căn cứ Nghị quyết số 90/2017/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai quy định mức chi chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;

- Căn cứ Nghị quyết số 28/2020/NQ-HĐND ngày 04 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai về việc quy định mức chi xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn nêu trên, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành Kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Ban hành được Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đảm bảo có hiệu lực trước ngày 01/6/2023, góp phần từng bước hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.

Tăng cường kiểm soát chặt chẽ chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt đảm bảo sức khỏe cộng đồng và phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Đồng Nai.

2. Yêu cầu

Bảo đảm sự phù hợp với các quy định của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt phải dựa trên nền tảng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ sức khỏe cộng đồng trong sử dụng nước sinh hoạt, giảm thiểu các bệnh tật liên quan đến sử dụng nước, ổn định cuộc sống nhân dân trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa và có tính đặc thù trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

II. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP

- Thành lập Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật địa phương.

- Xây dựng Dự án xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh (Chi tiết tại Phụ lục 2 kèm theo).

- Biên soạn dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật địa phương.

- Tổ chức khảo nghiệm lấy mẫu và phân tích mẫu nước.

- Tổ chức các hội thảo báo cáo, góp ý, chỉnh sửa, hoàn chỉnh nội dung dự thảo quy chuẩn kỹ thuật địa phương.

- Gửi bản dự thảo xin ý kiến góp ý của các cơ quan, ban, ngành địa phương và các đối tượng chịu tác động trực tiếp quy chuẩn kỹ thuật địa phương, hoàn chỉnh dự thảo.

- Hoàn thiện bản dự thảo, gửi hồ sơ dự thảo xin ý kiến của Bộ Y tế và Bộ Khoa học và Công nghệ.

- Tiếp thu, hoàn thiện dự thảo trên cơ sở ý kiến góp ý của Bộ Y tế và Bộ Khoa học và Công nghệ.

- Ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

- Thực hiện việc đăng ký quy chuẩn kỹ thuật theo quy định hiện hành.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Tổng kinh phí dự kiến: 4.738.550.000 đồng (Bằng chữ: Bốn tỷ, bảy trăm ba mươi tám triệu, năm trăm năm mươi nghìn đồng).

Nguồn kinh phí: Ngân sách tỉnh (chi tiết tại Phụ lục 1 kèm theo).

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, các đơn vị có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định thành lập Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu, tổ chức triển khai Kế hoạch này đảm bảo hiệu quả và đúng tiến độ; kịp thời báo cáo, đề xuất xử lý những vướng mắc vượt thẩm quyền trong quá trình thực hiện.

2. Sở Khoa học và Công nghệ

- Phối hợp, hướng dẫn Sở Y tế các trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định và ban hành Quy chuẩn địa phương theo đúng quy định.

- Tham gia xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Tham gia, phối hợp với Sở Y tế xây dựng quy chuẩn địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.

- Cung cấp số liệu về các nguồn nước có khả năng khai thác và xử lý để cung cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh theo quy định của ngành tài nguyên và môi trường.

4. Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Phối hợp Sở Y tế đề xuất các thông số chất lượng nước sạch để phục vụ việc xây dựng quy chuẩn địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.

- Tham gia, phối hợp với Sở Y tế xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

5. Sở Tài chính: Trên cơ sở dự toán đề nghị của Sở Y tế, Sở Tài chính kiểm tra, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh trình HĐND tỉnh phê duyệt theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

6. Các Sở, ban, ngành liên quan khác và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:

- Phối hợp Sở Y tế xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

- Tổ chức thực hiện các nội dung kế hoạch theo thẩm quyền và lĩnh vực ngành, đơn vị quản lý; triển khai kế hoạch lồng ghép với các hoạt động vệ sinh môi trường, sử dụng nước sạch theo quy chuẩn của Bộ Y tế.

7. Các đơn vị cấp nước trên địa bàn tỉnh: Phối hợp Sở Y tế đề xuất các thông số chất lượng nước sạch để phục vụ việc xây dựng quy chuẩn địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.

Trên đây là Kế hoạch xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt tại tỉnh Đồng Nai, yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan và các địa phương chủ động, phối hợp, triển khai thực hiện theo quy định, đạt hiệu quả. Trong quá trình thực hiện, nếu có nội dung chưa phù hợp cần sửa đổi, bổ sung, các cơ quan, đơn vị, địa phương chủ động thông tin phối hợp với Sở Y tế để tổng hợp, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Y tế;
- Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- UBND các huyện, TP. Long Khánh và TP. Biên Hòa;
- Chánh, Phó Văn phòng UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KTN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Võ Văn Phi

 

PHỤ LỤC 1

NỘI DUNG, KINH PHÍ ĐÁP ỨNG KẾ HOẠCH XÂY DỰNG QUY CHUẨN KỸ THUẬT ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH SỬ DỤNG CHO MỤC ĐÍCH SINH HOẠT TẠI TỈNH ĐỒNG NAI
(Kèm theo Kế hoạch số 211/KH-UBND ngày 04 tháng 10 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai)

TT

Nội dung chi

ĐVT

Số lượng

Định mức

Thành tiền

Cơ sở pháp lý

(đồng/đvt)

(đồng)

I

Nội dung chi trực tiếp cho việc xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật địa phương (QCĐP)

 

 

 

4.681.500.000

 

1

Chi lập dự án QCĐP trình cấp thẩm quyền phê duyệt

Dự án

01

1.500.000

1.500.000

Điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 28/2020/NQ-HĐND

2

Chi lấy mẫu và phân tích mẫu nước: (99 chỉ tiêu) 240 mẫu (mỗi cơ sở cấp nước tối thiểu 03 mẫu)

Mẫu

240

19.000.000

4.560.000.000

Chọn đơn vị thực hiện thông qua đấu thầu

3

Xăng xe, công tác phí đi lấy mẫu nước xét nghiệm (Chi theo thực tế)

Lượt

120

1.000.000

120.000.000

 

II

Tổ chức hội nghị, hội thảo chuyên đề lấy ý kiến xây dựng QCĐP (04 hội nghị, hội thảo)

 

 

 

27.800.000

 

1

Hỗ trợ tiền thuê hội trường, trang thiết bị, dọn dẹp, vệ sinh (Chi theo thực tế)

Cuộc

04

2.000.000

8.000.000

 

2

Chủ trì cuộc họp

Buổi

08

600.000

4.800.000

Điểm e, khoản 2, điều 1 Nghị quyết số 28/2020/NQ-HĐND

3

Hỗ trợ các thành viên tham dự họp: (25 người/cuộc x 04 cuộc)

Người

100

100.000

10.000.000

4

Tài liệu

Bộ

100

20.000

2.000.000

 

5

Nước uống

Phần

100

30.000

3.000.000

 

III

Tổ chức cuộc họp ban soạn thảo (02 cuộc)

 

 

 

2.300.000

 

1

Trưởng ban

Người

02

150.000

300.000

Điểm d, khoản 2, điều 1 Nghị quyết số 28/2020/NQ-HĐND

2

Thành viên ban soạn thảo

Người

20

100.000

2.000.000

IV

Chi soạn thảo các báo cáo phục vụ công tác xây dựng và hoàn thiện văn bản QCĐP

 

 

 

6.400.000

 

1

Chi lập báo cáo tổng hợp ý kiến đóng góp của đối tượng chịu tác động của QCĐP

Báo cáo

08

250.000

2.000.000

Điểm a khoản 3 Điều 4 TT số 338/2016/TT-BTC

2

Chi lập báo cáo giải trình và tiếp thu ý kiến đóng góp

Báo cáo

08

350.000

2.800.000

3

Chi chỉnh lý hoàn thiện báo cáo tổng hợp quá trình xây dựng dự án QCĐP

Lần

04

200.000

800.000

Khoản 5 Điều 4 TT số 338/2016/TT-BTC

4

Chi chỉnh lý hoàn thiện báo cáo thuyết minh dự án QCĐP

Lần

02

200.000

400.000

5

Chỉnh lý hoàn thiện nội dung dự thảo QCĐP

Lần

02

200.000

400.000

V

Chi khác: In ấn tài liệu, lấy dữ liệu từ Trung tâm Công nghệ thông tin, chi khác phát sinh (nếu có)

 

 

 

20.550.000

 

Tổng cộng

 

 

 

4.738.550.000

 

Bằng chữ: Bốn tỷ, bảy trăm ba mươi tám triệu, năm trăm năm mươi nghìn đồng.

 

PHỤ LỤC 2

DỰ ÁN XÂY DỰNG QUY CHUẨN KỸ THUẬT ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH SỬ DỤNG CHO MỤC ĐÍCH SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
(Kèm theo Kế hoạch số 211/KH-UBND ngày 04 tháng 10 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai)

1. Tên gọi quy chuẩn kỹ thuật: Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt.

2. Phạm vi và đối tượng áp dụng của Quy chuẩn kỹ thuật địa phương

- Phạm vi điều chỉnh: Quy chuẩn này quy định mức giới hạn các thông số chất lượng đối với nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt.

- Đối tượng áp dụng:

Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân thực hiện một phần hoặc tất cả các hoạt động khai thác, sản xuất, truyền dẫn, bán buôn, bán lẻ nước sạch theo hệ thống cấp nước tập trung hoàn chỉnh (sau đây gọi tắt là đơn vị cấp nước); các cơ quan quản lý nhà nước về thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch; các phòng thử nghiệm và tổ chức chứng nhận các thông số chất lượng nước.

Quy chuẩn này không áp dụng đối với nước uống trực tiếp tại vòi, nước đóng bình, đóng chai, nước khoáng thiên nhiên đóng bình, đóng chai, nước sản xuất ra từ các bình lọc nước, hệ thống lọc nước và các loại nước không dùng cho mục đích sinh hoạt,

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị

Tên cơ quan: Sở Y tế tỉnh Đồng Nai

Địa chỉ: Số 02, Phan Đình Phùng, P. Quang Vinh, TP. Biên Hòa, Đồng Nai

Điện thoại: 02513.942641 Fax: 02513.847.269

Email: syt@dongnai.gov.vn

Tên cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Đồng Nai

4. Tình hình quản lý đối tượng quy chuẩn kỹ thuật địa phương hoặc đối tượng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng tại địa phương

- Đối tượng quy chuẩn kỹ thuật là: Chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt: Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình đặc thù của địa phương □

- Tên Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý đối tượng trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật dự kiến ban hành: Bộ Y tế.

- Tình hình quản lý cụ thể đối tượng quy chuẩn kỹ thuật:

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có 18 cơ sở cấp nước (công suất thiết kế trên 1000 m3/24h) và 84 cơ sở cấp nước (công suất thiết kế dưới 1000 m3/24h) (cung cấp nước ăn uống, sinh hoạt cho khoảng 78,5% người dân địa bàn tỉnh, đang hoạt động phân bố 11/11 huyện/thành phố, chủ yếu khai thác nguồn nước bề mặt từ sông Đồng Nai và nguồn nước ngầm. Từ năm 2009 đến nay việc quản lý, kiểm tra, giám sát chất lượng nước của các cơ sở cấp nước này tuân thủ theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống (QCVN 01:2009/BYT) theo Thông tư số 04/2009/TT - BYT ngày 17/6/2009 của Bộ Y tế, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt (QCVN 02:2009/BYT) theo Thông tư số 05/2009/TT - BYT ngày 17/6/2009 của Bộ Y tế. Cả 02 quy chuẩn này đã hết hiệu lực từ ngày 01/02/2022.

Ngày 14/12/2018, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 41/2018/TT-BYT về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt, trong đó quy định trách nhiệm của UBND tỉnh, thành phố tại điểm b, khoản 2, điều 5: “Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt bảo đảm có hiệu lực trước ngày 01/7/2021”.

Ngày 15/12/2021, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 26/2021/TT-BYT về việc sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số điều của Thông tư số 41/2018/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế về ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia và Quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt;

Do đó, việc xây dựng và ban hành Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai là rất cần thiết và phải khẩn trương thực hiện ngay.

5. Lý do và mục đích xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương

- Quy chuẩn kỹ thuật nhằm đáp ứng những mục tiêu quản lý sau đây:

Đảm bảo an toàn

X

Đảm bảo vệ sinh, sức khoẻ

X

Bảo vệ môi trường

X

Bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia

X

Bảo vệ động, thực vật

X

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

X

- Quy chuẩn địa phương dùng để chứng nhận hoặc công bố hợp quy

X

- Căn cứ về nội dung quản lý nhà nước có liên quan:

Thông tư số 41/2018/TT-BYT, ngày 14/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt Quy định chất lượng nước ăn uống sinh hoạt.

Thông tư 26/2021/TT-BYT ngày 15/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số điều của Thông tư số 41/2018/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế về ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia và Quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt.

6. Loại quy chuẩn kỹ thuật

Quy chuẩn kỹ thuật chung

X

Quy chuẩn kỹ thuật an toàn

X

Quy chuẩn kỹ thuật môi trường

X

Quy chuẩn kỹ thuật về quá trình

X

Quy chuẩn kỹ thuật về dịch vụ

X

7. Những vấn đề sẽ quy định trong quy chuẩn kỹ thuật địa phương

- Những vấn đề sẽ quy định:

Quy định về kỹ thuật: Danh mục các thông số chất lượng nước sạch, tần suất lấy mẫu và ngưỡng giới hạn cho phép.

Quy định về quản lý.

- Bố cục, nội dung các phần chính của quy chuẩn kỹ thuật dự kiến.

Chương I: Quy định chung.

Chương II: Quy định về kỹ thuật.

Chương III: Quy định về quản lý.

Chương IV: Tổ chức thực hiện.

- Nhu cầu khảo nghiệm quy chuẩn kỹ thuật trong thực tế: không, đề nghị áp dụng ngay khi quy chuẩn được ban hành.

8. Phương thức thực hiện và tài liệu làm căn cứ xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương

- Xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương trên cơ sở Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt (QCVN01-1:2018/BYT).

- Xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương kết hợp cả tiêu chuẩn và tham khảo các tài liệu, dữ liệu.

- Tài liệu chính làm căn cứ xây dựng quy chuẩn kỹ thuật:

Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt;

Thông tư số 26/2019/TT-BKHCN ngày 25 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc Quy định chi tiết xây dựng, thẩm định và ban hành quy chuẩn kỹ thuật;

Thông tư 26/2021/TT-BYT ngày 15 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số điều của Thông tư số 41/2018/TT-BYT về ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia và Quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt;

Thông tư số 338/2016/TT-BTC ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc Quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước đảm bảo cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật;

Thông tư số 240/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định giá tối đa dịch vụ kiểm dịch y tế, y tế dự phòng tại cơ sở y tế công lập;

Thông tư số 27/2020/TT-BTC ngày 17 tháng 4 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc Hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí xây dựng tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật;

Nghị quyết số 90/2017/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai quy định mức chi chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;

Nghị quyết số 28/2020/NQ-HĐND ngày 04 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai về việc quy định mức chi xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

9. Kiến nghị ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật địa phương

- Cơ quan, tổ chức biên soạn Quy chuẩn địa phương: Sở Y tế Đồng Nai là cơ quan chủ trì biên soạn Quy chuẩn địa phương.

- Ban soạn thảo Quy chuẩn địa phương: UBND tỉnh Đồng Nai thành lập Ban soạn thảo Quy chuẩn địa phương để tổ chức hoạt động biên soạn: Dự kiến Ban soạn thảo Quy chuẩn địa phương gồm:

9.1. Ban soạn thảo:

- Trưởng ban: Phó Giám đốc Sở Y tế

- Phó ban: Phó Giám đốc Sở Khoa học và công nghệ

- Thư ký: Phó Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai

- Các thành viên: Đại diện các Sở, ban, ngành: Tài chính, Tư pháp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Xây dựng; Sở Y tế (phòng Nghiệp vụ).

9.2. Tổ thư ký:

- Tổ Trưởng: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai;

- Tổ phó: Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp tỉnh;

- Các Thành viên: Đại diện Công ty Cổ phần Cấp nước Đồng Nai, Công ty TNHH MTV Phát triển Đô thị và KCN IDICO, Công ty Cổ phần cấp nước Hồ Cầu Mới; Công ty Cổ phần Cấp nước Gia Tân.

10. Cơ quan phối hợp xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương

- Dự kiến cơ quan, tổ chức phối hợp xây dựng dự thảo quy chuẩn kỹ thuật: Sở Ban, ngành: Sở Tài chính, Sở Tư Pháp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Xây dựng; Sở Y tế, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp tỉnh, Công ty Cổ phần cấp nước Đồng Nai (nước sông), Công ty TNHH MTV Phát triển đô thị và KCN IDICO (nước ngầm), Công ty Cổ phần cấp nước Hồ Cầu Mới (nước hồ), Công ty Cổ phần cấp nước Gia Tân (nước hồ).

- Dự kiến cơ quan quản lý có liên quan bắt buộc phải lấy ý kiến về dự thảo quy chuẩn kỹ thuật: Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ.

- Dự kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân cần lấy ý kiến về dự thảo quy chuẩn kỹ thuật: Các chuyên gia lĩnh vực cấp nước và chất lượng nước, Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn và đo lường chất lượng 3, Viện Y tế công cộng TP. Hồ Chí Minh, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường. Sở Tài chính, Sở Tư Pháp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Xây dựng; Sở Y tế, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp tỉnh, Công ty Cổ phần cấp nước Đồng Nai (nước sông), công ty TNHH MTV Phát triển đô thị và KCN IDICO (nước ngầm), Công ty Cổ phần cấp nước Hồ Cầu Mới (nước hồ), Công ty Cổ phần cấp nước Gia Tân (nước hồ).

11. Dự kiến tiến độ thực hiện

TT

Nội dung công việc

Thời gian

Bắt đầu

Kết thúc

1

Xây dựng kế hoạch trình UBND tỉnh phê duyệt

Tháng 8/2022

Tháng 9/2022

2

Thành lập Ban soạn thảo, tổ thư ký

Tháng 9/2022

Tháng 9/2022

3

Họp Ban soạn thảo, tổ thư ký, phân công nhiệm vụ, Biên soạn dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật địa phương, đề cương khảo nghiệm lấy mẫu và phân tích

Tháng 10/2022

Tháng 10/2022

4

Tổ chức khảo nghiệm lấy mẫu và phân tích mẫu nước thông qua hoạt động đấu thầu

Tháng 10/2022

Tháng 12/2022

5

Tổ chức các hội thảo báo cáo, góp ý, chỉnh sửa, hoàn chỉnh nội dung dự thảo quy chuẩn kỹ thuật địa phương.

Tháng 12/2022

Tháng 01/2023

6

Gửi bản dự thảo xin ý kiến góp ý của các cơ quan, ban, ngành địa phương và các đối tượng chịu tác động trực tiếp quy chuẩn kỹ thuật địa phương, hoàn chỉnh dự thảo.

Tháng 01/2023

Tháng 02/2023

7

Hoàn thiện bản dự thảo, gửi hồ sơ dự thảo xin ý kiến của Bộ Y tế và Bộ Khoa học và Công nghệ.

Tháng 02/2023

Tháng 03/2023

8

Chỉnh sửa sau ý kiến của Bộ Y tế và Bộ Khoa học và Công nghệ, hoàn chỉnh dự thảo trình UBND tỉnh phê duyệt, ban hành.

Tháng 03/2023

Tháng 04/2023

9

Ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Tháng 04/2023

Tháng 05/2023

10

Thực hiện việc đăng ký quy chuẩn kỹ thuật theo quy định hiện hành.

Tháng 05/2023

Tháng 06/2023

12. Dự toán kinh phí thực hiện:

Tổng kinh phí dự kiến: 4.738.550.000 đồng (Bằng chữ: Bốn tỷ, bảy trăm ba mươi tám triệu, năm trăm năm mươi nghìn đồng).

Nguồn kinh phí: Ngân sách tỉnh

TT

Nội dung chi

ĐVT

Số lượng

Định mức

Thành tiền

Cơ sở pháp lý

(đồng/đvt)

(đồng)

I

Nội dung chi trực tiếp cho việc xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật địa phương (QCĐP)

 

 

 

4.681.500.000

 

1

Chi lập dự án QCĐP trình cấp thẩm quyền phê duyệt

Dự án

01

1.500.000

1.500.000

Điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 28/2020/NQ-HĐND

2

Chi lấy mẫu và phân tích mẫu nước: (99 chỉ tiêu) 240 mẫu (mỗi cơ sở cấp nước tối thiểu 03 mẫu)

Mẫu

240

19.000.000

4.560.000.000

Chọn đơn vị thực hiện thông qua đấu thầu

3

Xăng xe, công tác phí đi lấy mẫu nước xét nghiệm (Chi theo thực tế)

Lượt

120

1.000.000

120.000.000

 

II

Tổ chức hội nghị, hội thảo chuyên đề lấy ý kiến xây dựng QCĐP (04 hội nghị, hội thảo)

 

 

 

27.800.000

 

1

Hỗ trợ tiền thuê hội trường, trang thiết bị, dọn dẹp, vệ sinh (Chi theo thực tế)

Cuộc

04

2.000.000

8.000.000

 

2

Chủ trì cuộc họp

Buổi

08

600.000

4.800.000

Điểm e, khoản 2, Điều 1 Nghị quyết số 28/2020/NQ-HĐND

3

Hỗ trợ các thành viên tham dự họp: (25 người/cuộc x 4 cuộc)

Người

100

100.000

10.000.000

4

Tài liệu

Bộ

100

20.000

2.000.000

 

5

Nước uống

Phần

100

30.000

3.000.000

 

III

Tổ chức cuộc họp ban soạn thảo (02 cuộc)

 

 

 

2.300.000

 

1

Trưởng ban

Người

02

150.000

300.000

Điểm d, khoản 2, Điều 1 Nghị quyết số 28/2020/NQ-HĐND

2

Thành viên ban soạn thảo

Người

20

100.000

2.000.000

IV

Chi soạn thảo các báo cáo phục vụ công tác xây dựng và hoàn thiện văn bản QCĐP

 

 

 

6.400.000

 

1

Chi lập báo cáo tổng hợp ý kiến đóng góp của đối tượng chịu tác động của QCĐP

Báo cáo

08

250.000

2.000.000

Điểm a khoản 3 Điều 4 TT 338/2016/TT-BTC

2

Chi lập báo cáo giải trình và tiếp thu ý kiến đóng góp

Báo cáo

08

350.000

2.800.000

3

Chi chỉnh lý hoàn thiện báo cáo tổng hợp quá trình xây dựng dự án QCĐP

Lần

04

200.000

800.000

Khoản 5 Điều 4 TT 338/2016/TT-BTC

4

Chi chỉnh lý hoàn thiện báo cáo thuyết minh dự án QCĐP

Lần

02

200.000

400.000

5

Chỉnh lý hoàn thiện nội dung dự thảo QCĐP

Lần

02

200.000

400.000

V

Chi khác: In ấn tài liệu, lấy dữ liệu từ Trung tâm Công nghệ thông tin, chi khác phát sinh (nếu có)

 

 

 

20.550.000

 

Tổng cộng

 

 

 

4.738.550.000

 

Bằng chữ: Bốn tỷ, bảy trăm ba mươi tám triệu, năm trăm năm mươi nghìn đồng.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 211/KH-UBND năm 2022 xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

  • Số hiệu: 211/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 04/10/2022
  • Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai
  • Người ký: Võ Văn Phi
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 04/10/2022
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản