Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 750/KH-UBND

Lâm Đồng, ngày 01 tháng 02 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

XÂY DỰNG QUY CHUẨN KỸ THUẬT ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH SỬ DỤNG CHO MỤC ĐÍCH SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG

I. Căn cứ pháp lý xây dựng`

- Thông tư số 23/2007/TT-BKHCN ngày 28/9/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn xây dựng, thẩm định và ban hành quy chuẩn kỹ thuật;

- Thông tư số 30/2011/TT-BKHCN ngày 28/9/2011 của Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bãi bỏ quy định Thông tư số 23/2007/TT-BKHCN ngày 28/9/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn xây dựng, thẩm định và ban hành quy chuẩn kỹ thuật;

- Thông tư số 240/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 về việc quy định giá tối đa dịch vụ kiểm dịch y tế, y tế dự phòng tại cơ sở y tế công lập;

- Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14/12/2018 của Bộ Y tế về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt.

II. Mục đích, yêu cầu

1. Mục đích:

- Ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

- Từng bước hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đáp ứng mục tiêu quản lý về đảm bảo an toàn, vệ sinh sức khỏe, quyền lợi người tiêu dùng...

- Tăng cường kiểm soát chặt chẽ chất lượng nước tại các cơ sở cung cấp nước sinh hoạt cho các tổ chức, cá nhân và nhân dân trong tỉnh, bảo đảm sự phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương.

2. Yêu cầu: Thực hiện đúng trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định và ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương quy định tại Thông tư số 23/2007/TT-BKHCN ngày 28/9/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ.

III. Nội dung

1. Thành lập Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt của tỉnh Lâm Đồng.

2. Biên soạn dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật địa phương

a) Chuẩn bị biên soạn dự thảo:

- Thu thập, tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan đến dự án xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

- Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước liên quan đến đối tượng quản lý và nội dung chính của dự án xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

- Tổ chức nghiên cứu thông tin, tư liệu có liên quan đến dự án xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

- Chuẩn bị và thông qua đề cương chi tiết việc triển khai dự án xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương kèm theo khung nội dung dự thảo quy chuẩn kỹ thuật địa phương.

b) Triển khai việc biên soạn dự thảo quy chuẩn kỹ thuật địa phương:

- Biên soạn dự thảo trên cơ sở khung nội dung dự thảo đã được Ban soạn thảo thống nhất và thuyết minh dự thảo.

- Tổ chức hội nghị, hội thảo, lấy ý kiến của các tổ chức, chuyên gia có liên quan đối với dự thảo quy chuẩn kỹ thuật địa phương.

- Nghiên cứu, tiếp thu ý kiến, chỉnh sửa dự thảo và trình Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương để xem xét.

c) Lấy ý kiến và hoàn chỉnh dự thảo quy chuẩn kỹ thuật địa phương:

- Tổ chức lấy ý kiến góp ý của các cơ quan tổ chức có liên quan về dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt của tỉnh.

- Thời gian lấy ý kiến về dự thảo ít nhất là 60 ngày, kể từ ngày gửi dự thảo đi lấy ý kiến. Trong trường hợp cấp thiết, thời gian lấy ý kiến có thể ngắn hơn theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Trên cơ sở các ý kiến đóng góp, Ban soạn thảo hoàn chỉnh dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật địa phương và lập hồ sơ dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật địa phương theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

d) Xem xét, cho ý kiến việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương

Chuyển hồ sơ dự thảo quy chuẩn kỹ thuật địa phương đến Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ để tổ chức xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ dự thảo theo quy định tại Điều 23, Nghị định số 127/2007/NĐ-CP.

đ) Ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương: Sau khi có ý kiến đồng ý của Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương.

IV. Dự kiến tiến độ thực hiện

TT

Nội dung công việc

Đơn vị thực hiện

Thời gian thực hiện

1

Xây dựng kế hoạch, dự toán quy chuẩn kỹ thuật địa phương

Sở Y tế

02/2021

2

Tham mưu thành lập Ban soạn thảo

Sở Y tế

02/2021

3

Đăng ký ban hành Quy chuẩn kỹ thuật địa phương

Sở Khoa học và Công nghệ

02/2021

4

Xây dựng dự thảo lần 01 Quy chuẩn kỹ thuật địa phương (QCKTĐP)

Sở Y tế

02/2021

5

Tổ chức điều tra, khảo sát, thu thập số liệu liên quan để phục vụ xây dựng QCKTĐP

Sở Y tế

02/2021

6

Lấy mẫu nước sạch tại các Công ty Cấp thoát nước trên địa bàn toàn tỉnh để kiểm nghiệm, phân tích phục vụ xây dựng QCKTĐP

Sở Y tế

7

Xây dựng dự thảo lần 02 QCKTĐP: Kèm thuyết minh QCĐP

Sở Y tế

3/2021

8

Tổ chức hội thảo lần 1 tham vấn trực tiếp lấy ý kiến QCKTĐP

UBND, Sở Y tế và các cơ quan tổ chức liên quan

3/2021

9

Tiếp thu ý kiến đóng góp QCKTĐP, chỉnh sửa QCKTĐP và hoàn chỉnh dự thảo

Sở Y tế

3/2021

10

Gửi lấy ý kiến góp ý bằng văn bản đến các cơ quan, chuyên gia, tổ chức có liên quan.

UBND tỉnh

4/2021

11

Tổ chức hội thảo lần 2 thông qua các ý kiến góp ý bằng văn bản về QCKTĐP

UBND, Sở Y tế và các cơ quan tổ chức liên quan

4/2021

12

Hoàn chỉnh dự thảo QCKTĐP lần 3

Sở Y tế

4/2021

13

Xin ý kiến thẩm định QCKTĐP của Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ

UBND tỉnh

4/2021

14

Chỉnh sửa theo ý kiến của Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ, hoàn chỉnh, lập hồ sơ QCKTĐP trình Ủy ban tỉnh phê duyệt

Sở Y tế

5/2021

16

Ban hành QCKT địa phương

UBND tỉnh

6/2021

V. Thời gian và kinh phí thực hiện

1. Thời gian: Hoàn thành trước ngày 01/7/2021.

2. Kinh phí thực hiện kế hoạch được bố trí từ các nguồn:

- Ngân sách của ngành Y tế hàng năm theo phân cấp hiện hành.

- Ngân sách của địa phương.

- Từ các nguồn tài trợ khác theo quy định.

VI. Tổ chức thực hiện

1. Sở Y tế

a) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt áp dụng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu, tổ chức triển khai các hoạt động theo Kế hoạch; chủ trì soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt tỉnh Lâm Đồng theo đúng quy định.

c) Lập hồ sơ đăng ký Quy chuẩn thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt của tỉnh. Tổng hợp, giải trình, tiếp thu các ý kiến góp ý của các sở, ban, ngành, các tổ chức liên quan và hoàn thiện hồ sơ dự thảo Quy chuẩn thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt sau khi được Bộ Khoa học và Công nghệ thống nhất.

d) Lập dự toán kinh phí thực hiện Kế hoạch, gửi Sở Tài chính thẩm định.

2. Sở Tài chính thẩm định dự toán kinh phí thực hiện Kế hoạch, tham mưu cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

3. Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công thương, các đơn vị cấp nước và các tổ chức, cá nhân khác liên quan có trách nhiệm tham gia đóng góp ý kiến về dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Y tế (Cục Quản lý Môi trường Y tế);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở: Y tế, Khoa học và Công nghệ, Tài chính, Nông nghiệp và PTNT, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư;
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh;
- Các đơn vị cấp nước và các tổ chức, cá nhân khác liên quan;
- Lưu: VT, VX3.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đặng Trí Dũng

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 750/KH-UBND năm 2021 xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

  • Số hiệu: 750/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 01/02/2021
  • Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
  • Người ký: Đặng Trí Dũng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản