Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 20/KH-UBND | Thái Bình, ngày 22 tháng 01 năm 2021 |
PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI TỈNH THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2021 - 2026.
SỰ CẦN THIẾT, CĂN CỨ PHÁP LÝ, MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
Trong giai đoạn từ năm 2015 - 2020 công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tỉnh Thái Bình đã có những bước phát triển đáng kể, nhất là trong công tác chủ động phòng ngừa. Các địa phương trong tỉnh đã chủ động hơn trong công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội; trong đó, công tác lập Kế hoạch Phòng, chống thiên tai 5 năm và cập nhật hằng năm giữ vai trò rất quan trọng và luôn được chính quyền các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo thực hiện.
Trước diễn biến thiên tai ngày càng phức tạp, để nâng cao tính chủ động, hiệu lực và hiệu quả trong phòng, chống thiên tai cần thiết phải xây dựng và ban hành Kế hoạch Phòng, chống thiên tai giai đoạn 2021 - 2026 giúp các cơ quan, đơn vị, các cấp chính quyền nghiên cứu triển khai thực hiện nhằm giảm thiệt hại về người, tài sản của nhà nước và nhân dân; đồng thời, phân công, phân cấp trách nhiệm và phối hợp trong triển khai thực hiện kế hoạch.
- Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19/6/2013;
- Luật Khí tượng thủy văn ngày 23/11/2015;
- Luật Đầu tư công ngày 13/6/2019;
- Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai;
- Nghị định số 83/2019/NĐ-CP ngày 12/11/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 94/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ quy định về thành lập và quản lý Quỹ Phòng, chống thiên tai;
- Chỉ thị số 24-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai;
- Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai;
- Quyết định số 1061/QĐ-TTg ngày 01/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng, chống thiên tai;
- Quyết định số 44/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai;
- Quyết định số 03/QĐ-TTg ngày 13/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai;
- Kế hoạch số 241-KH/TU ngày 06/5/2020 của Tỉnh ủy Thái Bình về việc thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai;
- Quyết định số 129/QĐ-UBND ngày 26/01/2010 của Ủy ban nhân dân tính phê duyệt Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng;
- Quyết định số 22/2013/QĐ-UBND ngày 26/12/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành “Quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc kêu gọi tàu thuyền vào nơi trú ẩn, bố trí sắp xếp, hướng dẫn và kiểm tra việc neo đậu tàu thuyền tránh trú bão, lũ nhằm đảm bảo an toàn cho người và tài sản trên địa bàn tỉnh Thái Bình”;
- Quyết định số 10/2014/QĐ-UBND ngày 20/8/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy chế quản lý khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá trên địa bàn tính Thái Bình;
- Quyết định số 11/2014/QĐ-UBND ngày 20/8/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy chế quản lý cảng cá, bến cá trên địa bàn tỉnh Thái Bình;
- Quyết định số 2141/QĐ-UBND ngày 23/9/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án hiện đại hóa hệ thống thủy lợi tỉnh Thái Bình giai đoạn 2014 - 2020 và những năm tiếp theo;
- Quyết định số 3013/QĐ-UBND ngày 15/12/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển bền vững kinh tế xã hội tỉnh Thái Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 209/QĐ-UBND ngày 27/01/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về tổ chức hoạt động của Quỹ Phòng, chống thiên tai;
- Quyết định số 797/QĐ-UBND ngày 23/4/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Phương án triển khai ứng phó với tình huống bão mạnh, siêu bão tỉnh Thái Bình;
- Quyết định số 2220/QĐ-UBND ngày 25/9/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai tỉnh Thái Bình;
- Quyết định số 1648/QĐ-UBND ngày 28/6/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch ứng phó sự cố sập đổ công trình, nhà cao tầng trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn đến năm 2020;
- Quyết định số 31/2017/QĐ-UBND ngày 29/12/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế phối hợp quản lý nhà nước về khí tượng thủy văn trên địa bàn tỉnh;
- Quyết định số 501/QĐ-UBND ngày 11/02/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Kế hoạch phát triển mạng lưới khí tượng thủy văn chuyên dụng trên địa bàn tỉnh Thái Bình;
- Quyết định số 40/QĐ-BCHPCTT ngày 11/3/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thái Bình;
- Quyết định số 736/QĐ-UBND ngày 11/3/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế về tổ chức và hoạt động của Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh Thái Bình ban hành theo Quyết định số 209/QĐ-UBND ngày 27/01/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Quyết định số 974/QĐ-UBND ngày 03/4/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu tỉnh Thái Bình giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
- Quyết định số 03/QĐ-PCTT ngày 11/9/2020 của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh về việc phê duyệt nội dung rà soát, cập nhật Phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai tỉnh Thái Bình;
- Kế hoạch số 10/KH-UBND ngày 05/3/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Đề án Quy hoạch tổng thể lĩnh vực ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đến năm 2020 tỉnh Thái Bình;
- Kế hoạch số 66/KH-UBND ngày 29/8/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai, tỉnh Thái Bình;
- Kế hoạch số 32/KH-UBND ngày 08/3/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai, thực hiện Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai, tỉnh Thái Bình;
- Kế hoạch số 49/KH-UBND ngày 18/4/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phối hợp ứng phó tai nạn hàng không dân dụng;
- Kế hoạch số 127/KH-UBND ngày 03/12/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai Nghị định số 02/2019/NĐ-CP của Chính phủ về phòng thủ dân sự;
- Kế hoạch số 105/KH-UBND ngày 07/10/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện Chỉ thị số 35/CT-TTg ngày 01/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai một số biện pháp cấp bách để chủ động ứng phó thiên tai.
- Công tác phòng, chống thiên tai (bao gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác) và tìm kiếm cứu nạn phải được tiến hành chủ động và thường xuyên, đồng thời ứng phó kịp thời để giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra.
- Luôn quán triệt và thực hiện có hiệu quả phương châm “bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư, phương tiện và kinh phí tại chỗ; hậu cần tại chỗ) và nguyên tắc phòng ngừa, chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả.
- Nâng cao năng lực xử lý tình huống, sự cố, chỉ huy, điều hành tại chỗ để ứng phó thiên tai đạt hiệu quả của các cấp, các ngành.
- Tăng cường thông tin, tuyên truyền, cảnh báo, hướng dẫn các biện pháp phòng, tránh ứng phó thiên tai kịp thời đến cộng đồng dân cư.
- Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng để phát huy ý thức tự giác, chủ động phòng, tránh thiên tai của toàn dân trên địa bàn tỉnh.
ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ TỰ NHIÊN, DÂN SINH, KINH TẾ - XÃ HỘI, CƠ SỞ HẠ TẦNG CHỦ YẾU
1. Giới thiệu chung về tỉnh Thái Bình.
Thái Bình là tỉnh đồng bằng hạ du châu thổ sông Hồng; ba mặt giáp sông là sông Hồng, sông Luộc, sông Hóa; một mặt giáp biển Đông; có sông Trà Lý là phân lưu của sông Hông chảy ra biên Đông, chia tỉnh làm hai khu vực Bắc sông Trà Lý và Nam sông Trà Lý. Điều kiện địa lý tự nhiên đã tạo cho Thái Bình nhiều lợi thế về tài nguyên đất đai, tài nguyên nước, giao thông thủy và nuôi trồng, khai thác thủy sản... tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh những mặt thuận lợi nêu trên, Thái Bình cũng là nơi thường xuyên chịu ảnh hưởng của các yếu tố thiên tai bất lợi như: bão, lũ, triều cường và các yếu tố hệ quả của nó như sóng, nước dâng do bão, úng lụt, xói lở bờ bãi, xâm nhập mặn.v.v... gây ảnh hưởng đến sự ổn định và phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Đê điều của Thái Bình vào loại nhiều nhất so với các tỉnh có đê, công trình lại có nhiều điểm xung yếu khi phải đối phó với cả lũ, bão, triều dâng trùng hợp. Tuy những năm qua được Nhà nước đầu tư kinh phí để tu bổ, nâng cấp đê, song nhiều công trình đê, kè, công bị hư hỏng vẫn chưa được khắc phục. Mặt khác, cao trình mặt đất tự nhiên của tỉnh rất thấp, về mùa lũ mực nước sông thường cao hơn mặt đất tự nhiên từ 3 - 5 m, do đó khi lũ cao, vỡ đê sông bất cứ chỗ nào thì nửa tỉnh phải chìm sâu từ 4 đến 5 m nước trở lên, vỡ đê biển bất cứ chỗ nào thì hàng nghìn ha đất canh tác bị nhiễm mặn, phải qua nhiều năm mới cải tạo lại được. Trong thời gian gần đây, cùng với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, trên thế giới đã xảy ra nhiều trận bão mạnh, siêu bão, gây thiệt hại lớn về người và tài sản như bão Katrina đổ bộ vào Hoa Kỳ năm 2005, bão Nargis đổ bộ vào Myanmar năm 2008, bão Bopha đổ bộ vào Philippin năm 2012. Đặc biệt, siêu bão Haiyan năm 2013 là cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào Philippin với gió mạnh trên cấp 17, nước dâng cao tới 7 m, bão đã làm hơn 6.000 người chết và phá hủy nghiêm trọng cơ sở hạ tầng khu vực bão đổ bộ. Tỉnh Thái Bình đã ghi nhận nhiều trận bão lớn, gây thiệt hại không nhỏ cho con người và tài sản như các năm 1986,1996; gần đây nhất là trận bão số 8 (bão Sơn Tinh) năm 2012, cơn bão số 1 (bão Mirinae) năm 2016.
Thái Bình là tỉnh đồng bằng ven biển, nằm ở phía Nam châu thổ sông Hồng, có ba mặt giáp sông và một mặt giáp biển. Thái Bình nằm ở tọa độ 20°17’ đến 20°44’ vĩ độ Bắc và 106°06’ đến 106°39’ kinh độ Đông, từ Tây sang Đông dài 54 km, từ Bắc xuống Nam dài 49 km.
Phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ,
Phía Tây giáp tỉnh Hà Nam,
Phía Nam giáp tỉnh Nam Định,
Phía Bắc giáp tỉnh Hưng Yên, Hải Dương và thành phố Hải Phòng.
Với vị trí như vậy, tỉnh Thái Bình có vị trí quan trọng tại khu vực Nam Đồng bằng sông Hồng. Đây là vùng chuyển tiếp giữa kinh tế biển và kinh tế lục địa với chiều dài tiếp giáp với biển 54 km; là vùng hạ lưu xung yếu của sông Hồng, huyết mạch giao thông đường thủy và hàng hải quan trọng; là vùng tiệm cận với các trung tâm đô thị lớn, đặc biệt là thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng và khu vực kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và là vùng sản xuất lương thực, thực phẩm lớn của Đồng bằng sông Hồng, có điều kiện tự nhiên sinh thái rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp đa dạng và toàn diện. Đồng thời, đây cũng là vùng đông dân (đứng thứ 9 trong cả nước), với mật độ phân bố dân cư cao, có nhiều tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, xã hội, nhân văn và khoa học, công nghệ khác.v.v. Đó là những nhân tố nội sinh thuận lợi cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Bản đồ vị trí hành chính của tỉnh Thái Bình
3. Đặc điểm địa hình, địa chất.
Địa hình của tỉnh Thái Bình tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Bắc xuống Nam. Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 1 - 2 m. Địa mạo của tỉnh Thái Bình được phân thành 2 khu vực:
- Khu vực phía Bắc sông Trà Lý: Đất được hình thành sớm bởi phù sa sông Thái Bình, độ chia cắt phức tạp, đây là vùng tương đối cao (trừ vùng Nam huyện Đông Hưng).
- Khu vực phía Nam sông Trà Lý: Tương đối bằng phẳng, thấp hơn so với khu vực phía Bắc. Đây là vùng điển hình của phù sa sông Hồng.
Trong thực tế, từng khu vực cũng bị chia cắt thành những tiểu vùng khác nhau về độ cao tạo nên vùng thâm canh tăng vụ, bố trí cây trồng và hệ thống thủy lợi thuận lợi.
Nhìn chung, tỉnh Thái Bình tương đối bằng phẳng, đất đai được hình thành do phù sa của sông Hồng, sông Luộc, sông Hóa, sông Trà Lý, thuận lợi để phát triển nông nghiệp, đặc biệt là lúa nước.
4. Đặc điểm khí tượng, thủy văn, hải văn, tình hình thiên tai trong địa bàn.
4.1. Khí hậu
Thái Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, bức xạ mặt trời lớn với tổng bức xạ trên 100 kca/cm2/năm. Số giờ nắng trung bình từ 1.600 - 1.800 giờ/năm, tổng nhiệt cả năm khoảng 8.500°C, nhiệt độ trung bình năm từ 23 - 24 °C lượng mưa trung bình năm 1.500 - 1.900 mm, độ ẩm từ 80 - 90%:
- Mùa hè: Trùng với mùa mưa, bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào cuối tháng 10.
+) Mưa: Lượng mưa chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm, lượng mưa ngày lớn nhất có thể đạt 200 - 300 mm/ngày. Mưa lớn thường xảy ra trong ngày có bão và giông.
Bản đồ phân bố lượng mưa ở Thái Bình
Bảng: Lượng mưa trung bình tháng tại tỉnh Thái Bình
Tháng | I | II | III | IV | V | VI | VII | VIII | IX | X | XI | XII |
X(mm) | 24.7 | 26.9 | 47.8 | 79.7 | 164.9 | 197.8 | 209.6 | 298.8 | 306.7 | 229.1 | 63.6 | 23.7 |
+) Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình trên 26°C, cao nhất 39,2°C. Trong mùa hè thường gặp hai kiểu thời tiết, thời tiết dịu mát và thời tiết khô nóng kiểu gió Lào. Những ngày dịu mát nhiệt độ dưới 25°C, những ngày khô nóng nhiệt độ có thể lên tới 39,2°C, làm cho cây cối thoát nước mạnh, dễ bị khô héo.
Bảng: Nhiệt độ trung bình tháng tại tỉnh Thái Bình
Tháng | I | II | III | IV | V | VI | VII | VIII | IX | X | XI | XII |
T(°C) | 16.3 | 16.9 | 21.1 | 23.2 | 26.8 | 28.6 | 29.1 | 28.4 | 26.6 | 24.3 | 21.0 | 17.5 |
Bảng: Số giờ nắng trung bình tháng tại tỉnh Thái Bình
Tháng | I | II | III | IV | V | VI | VII | VIII | IX | X | XI | XII |
Số giờ | 73,0 | 38,8 | 42,2 | 91,7 | 194 | 186,6 | 212,4 | 177,2 | 180,3 | 174,8 | 142 | 126,2 |
+) Gió: Thịnh hành là gió Đông Nam. Tốc độ gió trung bình từ 2 - 4 m/giây. Trong mùa hè thường hay xuất hiện bão. Bão kèm theo gió mạnh và mưa to có sức tàn phá lớn. Trung bình mỗi năm có từ 2 - 3 cơn bão, cá biệt có năm có 6 cơn bão.
+) Độ ẩm không khí: Mùa hè độ ẩm rất cao, nhất là những ngày mưa ngâu (tới 90%). Nhưng khi có gió Tây Nam xuất hiện, độ ẩm xuống thấp (dưới 30%).
- Mùa đông: Bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 4.
+) Mưa: chiếm lượng nhỏ, khoảng 15 - 20% tổng lượng mưa cả năm. Các tháng 12 và tháng 1 lượng mưa nhỏ thậm chí không có mưa. Tháng 2 và tháng 3 là thời kỳ mưa phùn và ẩm ướt. Nhìn chung, lượng mưa giữa các tháng trong năm không đều. Do đó cần có biện pháp bảo đảm nước cho cây trồng, nhất là vào đầu mùa.
+) Gió: Gió hướng Bắc, Đông Bắc và Đông, thường gây ra lạnh đột ngột.
+) Độ ẩm không khí: Ngày khô hanh độ ẩm rất thấp, lượng bốc hơi cao, thường xuất hiện vào đầu mùa. Trong thời kỳ này hay xảy ra hạn nhưng có điều kiện làm ải đất. Thời tiết nồm thường xảy ra vào cuối đông và thời kỳ chuyển sang hè, độ ẩm lớn trên 90%.
4.2. Thủy văn
Tỉnh Thái Bình có hệ thống sông ngòi khá dày và phân bố khá đều giữa các vùng nội tỉnh, chủ yếu thuộc hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Các sông có tiềm năng về giao thông vận tải và cung cấp lượng phù sa rất lớn cho nội đồng nói riêng và đồng bằng Nam sông Hồng nói chung.
- Hệ thống sông Hồng: Bắt nguồn từ Vân Nam Trung Quốc, ở độ cao trên 1.000m, vào địa phận vùng Tây Bắc Bộ, qua vùng Đồng bằng sông Hồng, đến Thái Bình, gồm: Sông Hồng, sông Luộc và sông Trà Lý.
- Sông Hồng chảy qua địa phận Thái Bình có chiều dài 70 km. Lưu lượng trung bình 850 - 950m3/s, lưu lượng cao nhất mùa lũ 15.300m3/s. Lưu lượng thấp nhất mùa kiệt 105m3/s. Vào mùa kiệt tốc độ dòng chảy nước sông dao động khoảng 0,2 - 0,4m/s, mùa lũ 1,3 - 1,5m/s; bề rộng lòng sông 500 - 1.000m.
- Sông Luộc là phân lưu của sông Hồng, chảy qua địa phận Thái Bình, từ xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà đến xã An Khê, huyện Quỳnh Phụ qua 33 xã, có chiều dài 53km, chiều rộng lòng sông trung bình 100 - 300m.
- Sông Hóa là phân lưu của sông Luộc, bắt nguồn từ xã An Khê, huyện Quỳnh Phụ chảy dọc địa giới hành chính giữa Thái Bình và Hải Phòng, sau đó đổ vào sông Thái Bình tại xã An Tân, huyện Thái Thụy đổ ra cửa sông Thái Bình, chiều dài sông Hóa chảy qua tỉnh Thái Bình 35km, bề rộng lòng sông trung bình 100 - 250m.
- Sông Trà Lý là phân lưu của sông Hồng, toàn bộ dòng chảy thuộc địa phận tỉnh Thái Bình; bắt đầu từ xã Hồng Minh, huyện Hưng Hà; sông chảy qua 7/8 huyện, thành phố của tỉnh Thái Bình với 48 xã, phường ven sông sau đó đổ ra vịnh Bắc Bộ tại cửa Trà Lý, sông có tổng chiều dài 65km. Bề rộng lòng sông trung bình 100 - 200m.
- Hệ thống sông nội đồng: Do sông Trà Lý chảy cắt ngang qua tỉnh nên mạng lưới sông nội đồng chia làm hai hệ thống tách biệt là hệ thống Bắc Thái Bình và hệ thống Nam Thái Bình. Hệ thống sông trục của tỉnh có mật độ khá dày, được phân cấp gồm sông trục chính dài 150,5km, sông trục cấp 1 có tổng chiều dài 461,5km, sông trục cấp 2 có tổng chiều dài 890km và sông trục cấp 3 có tổng chiều dài hơn 1.318km.
- Hệ thống các cửa sông: Bao gồm cửa Trà Lý - sông Trà Lý, cửa Diêm Hộ - sông Diêm Hộ (hay còn gọi là cửa Trà Linh), cửa Thái Bình - sông Hóa, cửa Lân - sông Kiến Giang, cửa Ba Lạt (Sông Hồng).
Chế độ thủy triều ở tỉnh Thái Bình là nhật triều khá thuần nhất. Biên độ dao động tối đa của thủy triều từ 3,0 đến 3,5m, trung bình từ 1,7 đến 1,9m và tối thiểu từ 0,3 đến 0,5m. Mực nước triều lớn nhất nhiều năm có thể đạt 4,0m và thấp nhất khoảng 0,08m. Độ cao thủy triều trung bình 1,8m, độ cao tuyệt đối từ 0,6 đến 3,8m. Số ngày triều cường từ 3m trở lên có từ 152 đến 176 ngày. Do biên độ thủy triều lớn nên độ mặn xâm nhập vào các cửa sông khá sâu: 22km trên sông Hồng; 20km trên sông Trà Lý.
4.3. Tình hình thiên tai trên địa bàn
Vì Thái Bình là một tỉnh đồng bằng Bắc Bộ nằm ven biển nên thiên tai xuất hiện trong tỉnh chủ yếu là bão, áp thấp nhiệt đới, lũ trên các triền sông, dông lốc, nước biển dâng, xâm nhập mặn, úng lụt, rét đậm, rét hại.
- Thái Bình đã ghi nhận nhiều trận bão lớn, gây thiệt hại không nhỏ cho người và tài sản như các năm 1986, 1996. Trận bão số 8 (bão Sơn Tinh) năm 2012, đây là trận bão lớn, đổ bộ vào tỉnh Thái Bình từ chiều và đêm ngày 28/10/2012 đã gây gió mạnh cấp 11, cấp 12, giật cấp 14, kèm theo mưa to đến rất to, lượng mưa được ghi nhận ở thành phố Thái Bình 404mm, Đông Hưng 378mm; mưa to, sóng, gió lớn đã gây thiệt hại rất nghiêm trọng về cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện lực, thông tin liên lạc, tài sản, lúa, hoa màu, phương tiện đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản tại hầu hết các địa phương trong tỉnh, đặc biệt là huyện Tiền Hải và huyện Thái Thụy. Gần đây nhất, cơn bão số 1 (bão Mirinae) năm 2016, cơn bão di chuyển không ổn định, khi vào gần bờ biển Thái Bình - Ninh Bình bão di chuyển chậm, có thời điểm vài ba giờ hầu như không di chuyển nên gây gió mạnh kéo dài trong đêm 27/7/2016 cho khu vực này, chính vì thế nhiều địa phương đã bị thiệt hại nặng nề do bão. Bão đã đổ bộ vào đất liền với tâm bão từ Thái Bình đến Ninh Bình. Bão mạnh hơn dự kiến, gió mạnh cấp 9, cấp 10, giật cấp 10-13. Mưa bão lớn, giông lốc đã làm cây cối ngã đổ, diện tích hoa màu cũng như cây trồng bị thiệt hại nặng, nhà cửa không kiên cố bị tốc mái và bị đổ sập, hàng loạt cột điện bị đổ gãy. Tổng giá trị thiệt hại do bão số 1 gây ra ước tính hơn 2.448 tỷ đồng.
- Các trận mưa lớn, dông lốc, sấm sét, rét đậm, rét hại, nước biển dâng cũng thường xuyên xuất hiện gây ảnh hưởng không nhỏ tới hệ thống công trình phòng, chống thiên tai, sản xuất nông nghiệp cũng như đời sống dân sinh. Năm 2017, tuy không bị bão đổ bộ trực tiếp nhưng do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 10 kết hợp triều cường, lũ trên các triền sông do hồ thủy điện Hòa Bình xả lũ đã gây ra nước dâng từ 0,15 - 0,90(m). Dông lốc ngày 10/10/2017 tại xã Nguyên Xá, huyện Vũ Thư đã gây thiệt hại về người và nhà ở, hoa màu. Tháng 8/2019, do sấm sét tại xã Tân Hòa, huyện Hưng Hà đã gây ảnh hưởng đến chăn nuôi gia súc, gia cầm. Năm 2020, tuy không chịu ảnh hưởng trực tiếp của cơn bão số 2, nhưng do ảnh hưởng của hoàn lưu bão kết hợp với triều cường đã làm tràn và vỡ một số bờ bao nuôi trồng thủy sản của một số hộ dân thuộc huyện Thái Thụy và huyện Quỳnh Phụ. Gần đây nhất ngày 26/01/2020 xuất hiện mưa lớn, dông lốc, sấm sét nhiều nơi trong tỉnh có mưa đá, lượng mưa trung bình toàn tỉnh 99,0mm đã gây ảnh hưởng lớn đến mạng lưới điện và sản xuất nông nghiệp...
5.1. Dân số
Quy mô dân số tỉnh Thái Bình tương đối ổn định, nhiều năm qua duy trì ở mức trên 1,86 triệu dân, năm 2020 ước đạt 1,87 triệu dân, trong đó dân số đô thị chiếm 10,6%, dân số nông thôn chiếm 89,4%. Mật độ dân số 1.174 người/km2 cao hơn mật độ dân số trung bình của vùng Đồng bằng sông Hồng (mật độ dân số của vùng 961,36 người/km2). Năm 2020, tuổi thọ trung bình của người dân Thái Bình ước đạt 75 tuổi. Cùng với cả nước, Thái Bình cũng trong thời kỳ có cơ cấu dân số “vàng”, là thời kỳ tỷ trọng dân số trong độ tuổi lao động cao hơn tỷ trọng dân số phụ thuộc (gồm dân số từ 0 đến 14 tuổi, nữ trên 55 tuổi và nam trên 60 tuổi).
Trong những năm gần đây, tình hình di dân, đặc biệt dân số trong độ tuổi lao động ở khu vực nông thôn của tỉnh di cư mùa vụ (nông nhàn) cũng như di dân đến các thành phố lớn để làm ăn, sinh sống khá hơn, Thái Bình là tính duy nhất bị “mất” dân số cả ở thành thị và nông thôn do di chuyển đến nơi khác; điều này cho thấy sự hấp dẫn về việc làm, thu nhập tại một số trung tâm kinh tế đã thu hút một lượng lớn lao động của tỉnh.
5.2. Phát triển nguồn nhân lực
Dự kiến trong giai đoạn 2020-2025 nguồn nhân lực Thái Bình phát triển cả về số lượng và chất lượng, bước vào thời kỳ tăng trưởng nhanh, đáp ứng cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Về quy mô lao động: Nguồn lao động của tình chiếm tỷ lệ khá cao so với dân số (bình quân 78%), trong đó lao động trong độ tuổi chiếm bình quân 60% so với dân số. Từ năm 2020-2025, dự kiến lao động trong độ tuổi tâng từ 1.134 nghìn người lên 1.273 nghìn người, bình quân mỗi năm tăng khoảng 2,6 nghìn lao động. Cùng chung đặc điểm của cả nước, tỉnh đang có nguồn lao động dồi dào để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, điều này cũng tạo ra áp lực về giải quyết việc làm cho lao động, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế khó khăn vẫn đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu cũng như trong cả nước.
- Chất lượng lao động: Tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh tăng từ 43% năm 2019 lên 45,5% năm 2020, ước đạt 50% năm 2025 trong đó qua đào tạo nghề lần lượt từ 29% lên 36,5%, ước tính lên 41,5%. Công tác xã hội hóa hoạt động đào tạo nhân lực được đẩy mạnh, huy động được sự tham gia của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động đào tạo nhân lực; thực hiện tốt các chính sách, ưu đãi thu hút, bồi dưỡng, trọng dụng và đãi ngộ người có tài năng, chính sách hỗ trợ tài chính cho học sinh, sinh viên. Tỉnh còn quan tâm phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo nghề và cung cấp nhân lực; đầu tư nâng cấp, nâng cao năng lực Trung tâm giới thiệu việc làm của tỉnh và xây dựng sàn giao dịch việc làm, tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng tham gia học nghề có nhiều cơ hội tìm việc làm.
5.3. Các khu vực dân cư nằm trong vùng có nguy cơ cao ảnh hưởng của thiên tai
Tỉnh Thái Bình là một tỉnh đồng bằng ven biển, nhân dân trong tỉnh chủ yếu sinh sống bên trong đê chính. Nghề nghiệp chủ yếu là canh tác nông nghiệp và lao động tự do. Trong tỉnh còn nhiều khu vực tập trung đông dân cư nằm ngoài đê chính có nguy cơ cao ảnh hưởng của thiên tai.
* Điển hình có 04 khu dân cư nằm ngoài đê chính có nguy cơ sạt lở bờ sông khi xảy ra lũ trên sông, bão cụ thể như sau:
- Khu dân cư ngoài đê chính xã Canh Tân, huyện Hưng Hà gồm 24 hộ dân, 96 nhân khẩu.
- Khu dân cư ngoài đê chính phường Kỳ Bá, thành phố Thái Bình với tổng số hộ dân cần di dời 48 hộ dân, 192 nhân khẩu.
- Khu dân cư xã Đông Quý, huyện Tiền Hải nằm ngoài đê chính gồm 62 hộ dân, 111 nhân khẩu.
- Khu dân cư xã Tân Lập, xã Dũng Nghĩa, huyện Vũ Thư nằm ngoài đê chính gồm 20 hộ dân, 98 nhân khẩu.
- Khu dân cư thuộc các xã An Bài, An Thanh, An Mỹ, An Ninh, huyện Quỳnh Phụ nằm ngoài đê chính khoảng 121 hộ dân.
- Khu dân cư thuộc các xã Thụy Ninh, Thụy Dũng, huyện Thái Thụy nằm ngoài đê chính khoảng 115 hộ dân.
- Khu dân cư xã Vũ Hòa, huyện Kiến Xương nằm ngoài đê chính khoảng 16 hộ dân, 51 nhân khẩu.
- Một số vị trí dân cư sinh sống sát bờ sông, bờ biển nằm rải rác trên các tuyến đê như khu vực dân cư xã An cầu (05 hộ dân), huyện Quỳnh Phụ, xã Đông Long, huyện Tiền Hải...
* Ngoài ra còn có các khu vực xung yếu, trọng điểm trên địa bàn tỉnh Thái Bình gồm các khu vực có nguy cơ ngập lụt cao, nhà xung yếu, các khu vực dễ bị tổn thương do thiên tai... đặc biệt là hai huyện ven biển:
- Huyện Thái Thụy: Tập trung tại thị trấn Diêm Điền và các xã: Thụy Trường, Thụy Xuân, An Tân, Thái Đô, Mỹ Lộc, Thái Thọ, Thuần Thành, Thụy Ninh, Sơn Hà cùng toàn bộ số lao động trên các tàu, thuyền đã neo đậu; các công trình đê, kè, cống xung yếu, đoạn đê trực diện với biển, các tuyến đê cửa sông.
- Huyện Tiền Hải: Các xã Đông Trà, Đông Xuyên, Đông Long, Đông Hoàng, Đông Minh, Nam Phú, Nam Hưng, Nam Trung, Nam Hồng, Nam Hà, Bắc Hải, Phương Công, Vân Trường, cùng toàn bộ số lao động trên các tàu, thuyền đã neo đậu; các công trình đê, kè, cống xung yếu, đặc biệt các đoạn đê trực diện với biển, các tuyến đê cửa sông.
- Các huyện, thành phố khác:
+ Huyện Kiến Xương: Các xã Hồng Tiến, Bình Định, Minh Quang, Quang Trung, Bình Thanh, Minh Tân, Vũ Bình, Vũ Hòa, Vũ Thắng, Vũ Trung, Vũ Vinh, Trà Giang, Quốc Tuấn, An Bình, Tây Sơn, Vũ An, Đình Phùng, Vũ Lễ; các trọng điểm xung yếu trên các tuyến đê hữu Trà Lý, Hồng Hà II, cửa sông hữu Trà Lý và cửa sông Hồng, đặc biệt cần đắp chạch chống tràn các đoạn đê thấp bé ở cửa sông hữu Trà Lý và đê tuyến ngoài Đại Thắng.
+ Thành phố Thái Bình: Các xã Vũ Lạc, Vũ Phúc, Vũ Chính, Vũ Đông, Đông Hòa; các phường Hoàng Diệu, Phúc Khánh, Quang Trung, Kỳ Bá; Khu vực nhà yếu, khu vực nguy hiểm ngoài đê chính và đê bối.
+ Huyện Đông Hưng: Tập trung các xã Đông Quan, Đông Á, Đông Hoàng, Đông Phương, Đông La; khu vực nhà yếu; các trọng điểm xung yếu tuyến đê tả Trà lý, đặc biệt các đoạn đê có mái kè là mái đê.
+ Huyện Hưng Hà: Thị trấn Hưng Nhân và các xã Điệp Nông, Cộng Hòa, Canh Tân, Tân Lễ, Tiến Đức, Hồng An, Độc Lập, Hồng Minh; các trọng điểm xung yếu tuyến đê Hồng Hà I.
+ Huyện Quỳnh Phụ: Các xã Quỳnh Lâm, An Khê, An Thái, An Cầu, An Thanh, An Mỹ, An Tràng, Đồng Tiến; người dân đang nuôi trồng ven sông; các trọng điểm xung yếu tuyến đê hữu Luộc, hữu Hóa.
+ Huyện Vũ Thư: Các xã Hồng Lý, Vũ Vân, Việt Thuận, Vũ Đoài, Duy Nhất, Vũ Tiến, Nguyên Xá, Trung An, Tự Tân, Hòa Bình, Bách Thuận, Tân Lập, trọng điểm xung yếu trên các tuyến đê Hồng Hà II, hữu Trà Lý.
Và các khu vực nằm trong các kịch bản ứng phó với bão mạnh, siêu bão đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
6. Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Thái Bình
Kinh tế liên tục tăng trưởng khá (nhất là trong 4 năm đầu nhiệm kỳ), chất lượng tăng trưởng được cải thiện, quy mô và tiềm lực nền kinh tế được nâng lên. Tổng sản phẩm GRDP (giá so sánh năm 2010) bình quân 5 năm (2016-2020) ước tăng 9%/năm, vượt mục tiêu đề ra (8,6%/năm), cao hơn mức trung bình cả nước và gấp 1,3 lần mức tăng trưởng của 5 năm trước (6,7%/năm). Quy mô nền kinh tế và thu nhập bình quân đầu người có bước tăng mạnh. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, đúng hướng; tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ trong GRDP đạt 75,5%, tăng 9,5% so với năm 2015. Các ngành sản xuất đều tăng trưởng khá cao và toàn diện, cơ bản đạt và vượt mục tiêu đề ra. Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 5 năm (2016-2020) ước đạt 235,5 nghìn tỷ đồng, gấp 2 lần 5 năm 2011-2015, tăng bình quân 7,8%/năm. Thu ngân sách trên địa bàn hằng năm luôn vượt dự toán được giao; năm 2020 ước đạt trên 8.000 tỷ đồng, gấp 1,35 lần so với năm 2015.
6.1. Nông, lâm nghiệp, thủy sản.
Nông, lâm nghiệp, thủy sản phát triển khá toàn diện, đang chuyển dần sang sản xuất hàng hóa gắn với tập trung, tích tụ đất đai và ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, phát triển nông nghiệp hữu cơ, sản xuất theo chuỗi giá trị. Tỷ trọng chăn nuôi, thủy sản và dịch vụ nông nghiệp tăng cao; năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế, trình độ kỹ thuật, công nghệ sản xuất và mức độ cơ giới hóa tăng lên rõ rệt. Công tác quy hoạch, thu hút đầu tư xây dựng các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được quan tâm; đã thu hút được nhà đầu tư lớn vào đầu tư phục vụ nông nghiệp tại huyện Quỳnh Phụ. Các loại hình sản xuất nông nghiệp có giá trị kinh tế cao được đẩy mạnh triển khai; xuất hiện nhiều hình thức liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân để tổ chức sản xuất với quy mô lớn, đạt hiệu quả kinh tế cao; các mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản theo hình thức tập trung, ứng dụng công nghệ cao được nhân rộng; chăn nuôi trâu, bò thương phẩm theo chuỗi liên kết bước đầu được chú trọng. Năng lực khai thác đánh bắt hải sản xa bờ tiếp tục được nâng lên. Công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, thủy sản nuôi được tăng cường; trồng và bảo vệ rừng phòng hộ ven biển được thực hiện tích cực, hiệu quả, góp phần quan trọng bảo vệ môi trường sinh thái và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
Sản xuất nông nghiệp đạt mức tăng trưởng khá; giá trị sản xuất bình quân 5 năm (2016-2020) tăng 2,5%/năm. Giữ vững năng suất lúa trên 132 tạ/ha/năm, tăng 1,6 tạ/ha so với bình quân giai đoạn trước, sản lượng thóc duy trì trên 1 triệu tấn/năm. Chuyển đổi diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng khác và nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao hơn đạt kết quả bước đầu, đáng khích lệ. Diện tích cây vụ Đông hằng năm đạt 36.000 ha, giá trị sản xuất chiếm 25% tổng giá trị sản xuất trồng trọt. Diện tích đất nông nghiệp được tích tụ, tập trung (theo các hình thức: Thuê đất và chuyển nhượng quyền sử dụng đất) đạt 7.883,6 ha, gấp 10,7 lần so với năm đầu nhiệm kỳ. Hầu hết các mô hình tích tụ, tập trung ruộng đất đều có hiệu quả kinh tế cao hơn từ 1,5 - 2 lần so với trước khi chưa được tích tụ, tập trung.
Xây dựng nông thôn mới được đẩy mạnh và đạt được những thành quả quan trọng. Đến hết năm 2019, đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trên phạm vi toàn tỉnh, vượt trước 3 năm so với mục tiêu đề ra; đặc biệt, có 100% dân cư nông thôn được cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt, vượt trước 2 năm so với mục tiêu. Xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu đạt kết quả bước đầu. Kinh tế nông thôn ngày càng phát triển với nhiều loại hình sản xuất kinh doanh, góp phần tạo việc làm ổn định và tăng thu nhập cho người lao động; kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn ngày càng hoàn thiện; bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên, rút ngắn đáng kể khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.
6.2. Công nghiệp, xây dựng
Sản xuất công nghiệp, xây dựng tăng trưởng khá; cơ cấu lại các ngành sản xuất công nghiệp đạt kết quả bước đầu; tập trung phát triển một số ngành công nghiệp theo hướng sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng cao, giá trị xuất khẩu lớn, sử dụng công nghệ hiện đại, từng bước xây dựng thương hiệu, sức cạnh tranh của sản phẩm. Đã kịp thời thực hiện hiệu quả các giải pháp của Chính phủ và của tỉnh về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, nhất là sau đại dịch Covid -19; hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư được chú trọng và đạt nhiều kết quả. Quy mô giá trị sản xuất và số lượng doanh nghiệp tăng nhanh; nhiều doanh nghiệp đổi mới công nghệ, sản xuất mặt hàng mới, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, mở rộng thị trường nội địa và xuất khẩu.
Giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng tăng bình quân 15,2%/năm, vượt mục tiêu đề ra (13,8%/năm). Một số dự án quy mô lớn hoàn thành đầu tư đúng tiến độ, đi vào sản xuất kinh doanh ổn định. Năng lực sản xuất của hầu hết các ngành công nghiệp đều tăng mạnh so với năm đầu nhiệm kỳ. Thu hút đầu tư tăng nhanh; đến nay toàn tỉnh có 1.060 dự án đăng ký đầu tư trên địa bàn tỉnh với tổng vốn đăng ký trên 130,4 nghìn tỷ đồng, trong đó, có trên 850 dự án đang sản xuất kinh doanh, tạo việc làm ổn định cho 115 nghìn lao động. Tỷ lệ lấp đầy diện tích đất đã thu hồi tại các khu công nghiệp đạt 93,5%, cụm công nghiệp đạt 68,3%. Nghề, làng nghề truyền thống có thị trường tiêu thụ sản phẩm được quan tâm, tạo điều kiện phát triển; đã rà soát, loại bỏ 106 làng nghề không đạt tiêu chuẩn, gây ô nhiễm môi trường.
Huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường và đạt kết quả tốt (nhất là nguồn vốn xã hội hóa). Nguồn vốn đầu tư công được phân bổ tập trung cho xây dựng kết cấu hạ tầng trọng điểm và ưu tiên thanh toán nợ xây dựng cơ bản. Kết cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp tiếp tục được đầu tư hoàn thiện khá đồng bộ. Các chính sách thu hút đầu tư được điều chỉnh, bổ sung kịp thời và thực hiện có hiệu quả; đã huy động được nguồn vốn xã hội lớn cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Tập trung xây dựng hạ tầng giao thông, nhất là các trục giao thông kết nối các đô thị trong tỉnh với các trung tâm kinh tế vùng và tỉnh, thành phố lân cận. Hạ tầng thủy lợi, y tế, giáo dục, hạ tầng nông thôn mới... được quan tâm đầu tư, phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống dân sinh. Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch xây dựng và quản lý chất lượng công trình được chú trọng; trong 5 năm đã xây dựng, nâng cấp nhiều công trình hạ tầng đô thị quan trọng; tỷ lệ đô thị hóa năm 2020 ước đạt 21,4%, cao gấp 1,65 lần so với năm 2015.
6.3. Thương mại, dịch vụ
Thương mại, dịch vụ từng bước phát triển theo hướng văn minh, hiện đại, cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân. Kết cấu hạ tầng thương mại, du lịch tiếp tục được đầu tư xây dựng, nâng cấp. Một số trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, khách sạn cao cấp đã hoàn thành đưa và khai thác hiệu quả. Hoạt động xúc tiến thương mại được đẩy mạnh, hỗ trợ tích cực và kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm. Công tác quản lý thị trường, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại được tăng cường, góp phần bảo vệ sản xuất và tiêu dùng. Phát triển du lịch gắn với phát huy các giá trị văn hóa truyền thống được chú trọng. Dịch vụ vận tải, viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm... phát triển khá mạnh, cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh.
Công tác quy hoạch, xây dựng Khu Kinh tế Thái Bình được đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Khu Kinh tế Thái Bình đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập và phê duyệt Quy hoạch chung, tạo vị thế, điều kiện và đột phá mới cho tỉnh khai thác tiềm năng, lợi thế ven biển để phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch và đô thị hướng biển trong những năm tới. Chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư trong Khu Kinh tế Thái Bình đã hoàn thành và được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cấp ủy, chính quyền tỉnh đang tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai hoàn thiện các quy hoạch phân khu, xây dựng một số công trình hạ tầng kỹ thuật quan trọng theo quy hoạch và đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thu hút đầu tư vào Khu Kinh tế, nhất là thu hút các nhà đầu tư có năng lực.
Các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp được khuyến khích, tạo điều kiện phát triển: Các doanh nghiệp nhà nước được sắp xếp lại, hoạt động có hiệu quả. Kinh tế tư nhân phát triển mạnh ở nhiều lĩnh vực, đóng góp quan trọng vào giải quyết việc làm, tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách của tỉnh. Kinh tế tập thể được khuyến khích, tạo điều kiện phát triển; các hợp tác xã chuyển đổi theo luật, chất lượng, hiệu quả hoạt động được nâng lên. Môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, số doanh nghiệp thành lập mới 5 năm qua tăng 53,7% về số lượng và tăng 1,5 lần về vốn đăng ký so với nhiệm kỳ trước.
7.1. Cơ sở, kỹ thuật hạ tầng thủy lợi
Cơ sở hạ tầng thủy lợi được tăng cường đầu tư xây dựng và ứng dụng các công nghệ mới trong thi công từ đó đẩy nhanh được tiến độ thi công, do vậy trong 5 năm qua, cơ sở hạ tầng thủy lợi đã được tăng cường đáng kể, đặc biệt là hệ thống các tuyến đê biển, đê sông được đầu tư nâng cấp.
Hiện tại hệ thống công trình thủy lợi của tỉnh làm nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, cấp và tiêu nước phục vụ sản xuất của các ngành kinh tế và nhu cầu nước sinh hoạt, bao gồm: 16 tuyến đê, tổng chiều dài 584,6km, trong đó có 356,3km đê Trung ương, còn lại 228,3km đê bối, đê bao, đê vùng; có 103 kè hộ bờ trên các tuyến đê cấp I, II, III; 12 kè trên các tuyến đê bối và 10 kè trên các tuyến đê cửa sông chưa được phân cấp với tổng chiều dài trên 160km kè lát mái và trên 50 kè mỏ; 189 cống dưới đê cấp I, II, III lớn nhỏ làm nhiệm vụ tưới, tiêu nước; có 1.541 trạm bơm điện các loại, 2.297 cống đập nội đồng, 150,5km sông trục chính, 461,5km sông trục cấp I, 889,6km sông trục cấp II, 7.712km kênh mương các cấp.
Hệ thống công trình thủy nông của tỉnh bao gồm hệ thống thủy nông Bắc Thái Bình và hệ thống thủy nông Nam Thái Bình:
* Hệ thống thủy nông Bắc Thái Bình được giới hạn bởi sông Hồng ở phía Tây, sông Luộc, sông Hóa ở phía Bắc, sông Trà Lý ở phía Nam và phía Đông là biển Đông. Vùng Bắc Thái Bình bao gồm 04 huyện Đông Hưng, Hưng Hà, Quỳnh Phụ, Thái Thụy và 04 xã Hoàng Diệu, Đông Hòa, Đông Mỹ, Đông Thọ của thành phố Thái Bình, diện tích tự nhiên 87.341 ha, diện tích canh tác 54.628ha.
Hiện trạng công trình tưới
Diện tích yêu cầu tưới vùng 54.628ha, trong đó yêu cầu tưới vùng trong đồng 52.529ha, yêu cầu tưới vùng ngoài bãi 2.099ha. Vùng trong đồng hiện có 24 cống lớn dưới đê (trong đó triền sông Luộc có 06 cống diện tích cấp nguồn nước tưới thiết kế 29.204ha, triền sông Hóa có 08 cống diện tích cấp nguồn nước tưới tiêu 6.120ha, triền sông Trà Lý có 10 cống diện tích nước tưới thiết kế 17.205ha) lấy nước trữ vào nội đồng sông Tiên Hưng, Sa Lung và các sông trục cấp I, II để tưới trực tiếp một phần, còn tưới tiêu trực tiếp bằng bơm điện với tổng số 803 trạm bơm (trong đó Công ty KTCTTL Bắc Thái Bình quản lý 31 trạm, HTX nông nghiệp quản lý 772 trạm, các loại máy bơm từ 540m3/h đến 8.000m3/h). Vùng ngoài bãi có công trình thiết kế 1.259ha (diện tích thực tưới đạt 65% so với thiết kế) phần diện tích còn lại 840ha chủ yếu là hình thức tưới thủ công.
Hiện trạng công trình tiêu
Diện tích tiêu toàn vùng Bắc Thái Bình 84.125ha (Trong đồng 80.996ha, ngoài bãi 3.129ha). Hướng tiêu cho diện tích nội đồng:
- Tiêu tự chảy cho diện tích 62.486ha của các huyện Hưng Hà, Đông Hưng, Quỳnh Phụ và một phần Thái Thụy qua cống Trà Linh I, II ra biển và ra hạ lưu sông Hóa, sông Trà Lý bằng 35 cống dưới đê ven sông, ven biển, trục tiêu chính là sông Tiên Hưng, Sa Lung và hệ thống sông trục cấp 1,2,3.
- Tiêu động lực bằng 13 trạm bơm tiêu qua đê cho 18.510ha những vùng úng, trũng tập trung ven sông Hồng, sông Trà Lý, sông Luộc, sông Hóa của các huyện Hưng Hà, Đông Hưng, Quỳnh Phụ và Thái Thụy.
Vùng bãi tiêu qua đê bối với diện tích 3.129ha hiện chưa có công trình tiêu chủ động.
* Hệ thống thủy nông Nam Thái Bình: Giới hạn bởi sông Hồng về phía Tây và Nam, sông Trà Lý về phía Bắc và về phía Đông giáp biển Đông. Vùng Nam Thái Bình gồm 03 huyện Vũ Thư, Kiến Xương, Tiền Hải và thành phố Thái Bình. Diện tích tự nhiên toàn vùng 67.200ha, diện tích canh tác 38.163ha.
Hiện trạng công trình tưới: Diện tích yêu cầu tưới của vùng 38.163ha, trong đó yêu cầu tưới trong đồng 32.849ha, yêu cầu tưới ngoài bãi 5.314ha. Vùng trong đồng hiện có 14 cống lớn dưới đê (trong đó triền sông Hồng có 06 cống, triền sông Trà Lý có 08 cống) cấp nguồn tưới vào sông Kiến Giang, các sông trục cấp 1, 2, 3 để tưới trực tiếp một phần, còn lại chủ yếu tưới bơm điện với tổng số 472 trạm bơm (trong đó công trình thủy lợi Nam Thái Bình quản lý 40 trạm, HTX nông nghiệp quản lý 432 trạm, các loại máy bơm từ 540m3/h đến 4.000m3/h). Vùng ngoài bãi có công trình tưới theo thiết kế 3.188ha (diện tích thực đạt 65% công suất thiết kế) phần diện tích còn lại 2.126ha chủ yếu tưới theo hình thức thủ công.
Hiện trạng công trình tiêu: Toàn vùng có diện tích cần tiêu 59.872ha (Trong đồng 56.552ha, ngoài bãi 3.230ha). Hướng tự tiêu chính cho diện tích nội đồng:
- Tiêu tự chảy cho 47.141 ha của các huyện Vũ Thư, Kiến Xương, Tiền Hải và thành phố Thái Bình qua cống cửa Lân I và II ra biển và hạ lưu sông Hồng, sông Trà Lý bằng 16 cống dưới đê ven sông, ven biển, trục tiêu chính là sông Kiến Giang và hệ thống sông trục cấp 1,2,3.
- Tiêu động lực bằng 11 trạm bơm tiêu qua đê cho 9.411ha những vùng úng trũng tập trung nằm ven sông Hồng, sông Trà Lý của các huyện Vũ Thư, Kiến Xương và thành phố Thái Bình.
Vùng bãi tiêu qua đê bối với diện tích 3.230ha, hiện chưa có công trình tiêu chủ động.
Thực trạng 584km đê sông, đê biển, đê bối, đê bao, đê vùng: Có 356,3km đê Trung ương gồm 06 tuyến đê sông gồm: Hồng Hà I, Hồng Hà II, tả Trà Lý, hữu Trà Lý, hữu Luộc và hữu Hóa với tổng chiều dài 227,6km; 06 tuyến đê cửa sông gồm: Cửa sông tả Hồng, cửa sông hữu Trà Lý, cửa sông tả Trà Lý, cửa sông hữu Diêm Hộ, cửa sông tả Diêm Hộ, cửa sông hữu Hóa với tổng chiều dài 57,3km; 04 tuyển đê biển là đê biển 5, 6, 7, 8 với chiều dài 71,4km còn lại là đê bao, đê bối, đê vùng.
Hệ thống đê điều có 103 kè hộ bờ trên các tuyến đê cấp I, II, III; 12 kè trên các tuyến đê bối và 10 kè trên các tuyến đê cửa sông chưa được phân cấp với tổng chiều dài trên 160km kè lát mái và trên 50 kè mỏ; 189 cống dưới đê cấp I, II, III lớn nhỏ làm nhiệm vụ tưới, tiêu nước và phòng chống lụt bão.
Do đê đắp tôn cao qua nhiều thời kỳ; đất đắp không đồng chất; mặt cắt ngang đê nhiều đoạn chưa đủ kích thước thiết kế; địa chất nền đê xấu; thân đê có nhiều ẩn họa v.v... Nên khi có lũ từ báo động số II trở lên và kéo dài, hầu hết các tuyến đê có hiện tượng thẩm lậu, rò rỉ qua thân đê, mạch sủi qua nền đê và sạt trượt mái đê ở một số đoạn đê Hồng Hà I, đê hữu Luộc, tả Trà Lý.
Đê bối làm nhiệm vụ bảo vệ 8.644ha đất canh tác và trên 62.000 người dân sinh sống. Khả năng đê bối đa số chỉ chống được với mức nước lũ dưới báo động số II.
Do chịu ảnh hưởng trực tiếp từ thiên tai như: Bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, triều cường và các yếu tố hệ quả của nó như sóng, nước dâng do bão, úng lụt, xói lở bờ bãi, xâm nhập mặn.v.v... gây ảnh hưởng đến sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Thái Bình cũng là tỉnh có hệ thống đê điều vào loại nhiều nhất so với các tỉnh có đê, công trình lại có nhiều điểm xung yếu khi phải đối phó với cả lũ, bão, triều dâng trùng hợp. Những năm qua được Nhà nước đầu tư kinh phí để tu bổ, nâng cấp cải tạo đê và các công trình trên đê cụ thể: Từ năm 2015 đến nay hệ thống đê điều đã được đầu tư nâng cấp, tu bổ, sửa chữa được gần 175,8km đê, xây mới cống dưới đê được 20 cống, tu bổ kè hộ bờ được 15 tuyến kè với tổng chiều dài gần 27,4km, ngoài ra tỉnh còn đầu tư nâng cấp một số công trình trên tuyến đê như đường hành lang chân đê được 2,4km và 21 điểm canh đê, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, nhiều công trình đê, kè, cống bị hư hỏng vẫn chưa được khắc phục, đặc biệt là sau cơn bão số 8 năm 2012, bão số 1 năm 2016 và đợt mưa lũ năm 2017 đã có thêm nhiều công trình bị sạt lở, hư hỏng nghiêm trọng.
Nhận xét chung về hiện trạng công trình tưới, tiêu thoát nước trong tỉnh
Toàn tỉnh có 92.791ha đất canh tác cần tưới, diện tích có công trình thiết kế 89.825ha, trong đó có khoảng 12.700ha diện tích canh tác có khó khăn về nguồn nước như vùng Hồng An, Tiến Đức, Minh Tân (huyện Hưng Hà), khu Bắc, Nam đường 10 (huyện Vũ Thư);
Các công trình đầu mối xây dựng từ thập kỷ 70, 80 hầu hết đã bị hư hỏng nhiều; nhiều trạm bơm trong đó có Trạm bơm Thái Học cấp nước tưới cho vùng Nam Thái Thụy hiện trạng máy bơm, thiết bị lạc hậu, rão nát dẫn đến hiệu quả tưới chỉ đạt 50- 60% công suất thiết kế, chi phí quản lý vận hành cao, chưa đáp ứng kịp yêu cầu dùng nước theo phương thức canh tác và cơ cấu cây trồng phát triển ở trình độ thâm canh cao.
Hệ thống lấy sa bằng kênh nổi, hệ thống kênh mương nội đồng khá hoàn chỉnh nhưng phần lớn là kênh đất nên diện tích chiếm đất lớn, tổn thất nước nhiều, chi phí tu bổ nạo vét cao dẫn đến hiệu quả tưới còn thấp, vốn đầu tư cho kiên cố hóa kênh có hạn. Nhiều vùng nội đồng có công trình đầu mối để lấy sa, nhưng lại thiếu công trình điều tiết nên việc lấy sa tự chảy còn bị hạn chế như vùng Thuyền Quan, vùng Tam Kỳ...
Các cống đập phần lớn xây dựng từ thời kỳ hoàn chỉnh thủy nông, hệ thống thiết bị đóng mở, cánh van vận hành nặng nề mất nhiều công và thời gian, chưa có kinh phí để sửa chữa, tu bổ nâng cấp kịp thời, nên công trình đã xuống cấp, hiệu quả điều tiết phân vùng tưới thấp. Hệ thống các sông trục chính cấp I, II và hệ thống kênh mương tưới mặt ruộng bị bồi lắng, sạt lở cần phải nạo vét và kiên cố hóa.
Các sông trục dẫn nước tiêu quá nông, hẹp do thường xuyên lấy sa bị bồi lắng nhanh, nhiều năm không được nạo vét, mặt khác tình trạng lấn chiếm dòng chảy còn diễn ra phổ biến, gây nhiều vật cản, khả năng dẫn nước chỉ đạt 40 - 60% so với năng lực thiết kế, vì vậy thời gian tiêu kéo dài từ 12-15 ngày. Công trình tiêu nội đồng (công trình điều tiết, bờ vùng) xây dựng không đồng bộ, chưa hoàn chỉnh tình trạng nước vùng cao vẫn bị dồn xuống gây úng cho vùng trũng, như vùng Ba Đạc Tám mươi, Thái Hồng, vùng ven sông Sinh, sông Cô, sông Sành, Tà Sa, vùng Nam sông Sa Lung. Diện tích úng khoảng 30.000 - 45.000ha, tập trung ở những vùng thấp và vàn thấp ở cốt <1,0m, đặc biệt có khoảng 15.000ha ở cốt < 0,75m.
Từ năm 2016 đến nay, được sự quan tâm đầu tư của các cấp, các ngành đã đầu tư xây dựng, cải tạo: Cứng hóa được khoảng 343km kênh mương, cải tạo, xây mới được 1.634 cống đập nội đồng, cải tạo nâng cấp được 117 trạm bơm điện, nạo vét được 4.375.096m3 sông trục dẫn, từng bước cải tạo, nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai, cấp và thoát nước cho hệ thống công trình thủy lợi trong tỉnh.
7.2. Xây dựng nông thôn mới
Tính hết năm 2020, toàn tỉnh đã có 100% các huyện, được công nhận đạt chuẩn quốc gia về nông thôn mới, thành phố Thái Bình được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và 100% xã hoàn thành 19 tiêu chí nông thôn mới. Mục tiêu phấn đấu: Đến hết năm 2025, có 20% số xã trở lên đạt tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao.
Kết cấu hạ tầng nông thôn từng bước được đầu tư xây dựng theo hướng văn minh, hiện đại, gắn với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Đời sống văn hóa tinh thần của nông dân từng bước được nâng cao với 100% số xã có đủ điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt; 100% xã có nhà văn hóa, trạm y tế, trường học... Tiến trình cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp được đẩy mạnh theo hướng hiện đại hóa, nâng cao chất lượng và hiệu quả, đặc biệt trong các khâu: Làm đất, tưới tiêu, ra hạt, xay xát... do vậy, đã tiết kiệm được chi phí, thời gian và thời vụ sản xuất, từng bước giải quyết được vấn đề việc làm và tăng thu nhập, giảm nghèo cho nông dân. Hệ thống công trình hạ tầng của các xã được xây dựng và củng cố góp phần không nhỏ trong việc phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, đặc biệt là công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng, chống thiên tai; công tác di dân theo các phương án phòng, chống thiên tai; công tác kiểm tra, hộ đê; công tác tìm kiếm cứu nạn...
7.3. Cơ sở, kỹ thuật hạ tầng giao thông vận tải
- Thái Bình là tỉnh có mạng lưới giao thông hoàn thiện, phát triển sớm và nhanh so với cả nước. Các công trình vượt sông lớn đã được xây dựng xong và đưa vào sử dụng, nhu cầu Thái Bình qua sông Trà Lý, cầu Triều Dương qua sông Luộc, cầu Tân Đệ qua sông Hồng, cầu Hiệp qua sông Luộc... giúp cho giao thông đường bộ giữa Thái Bình với cả nước thuận lợi, thông suốt.
- Mạng lưới giao thông đường bộ của tỉnh phân bố hợp lý, toàn tỉnh có 04 tuyến quốc lộ gồm: Quốc lộ 10, quốc lộ 39, quốc lộ 37 và quốc lộ 37B với tổng chiều dài 151km. Đường tỉnh có 33 tuyến dài 284,41km. Hệ thống đường giao thông nông thôn gồm đường huyện (thành phố) dài 788,46km; đường trục xã và thôn dài 4.053,1km. Chất lượng đường không ngừng được nâng cấp lên. Quốc lộ, tỉnh lộ, đường nội thị được mở rộng, nâng cấp, được rải thảm bê tông nhựa. Hệ thống giao thông nông thôn được cứng hóa mặt đường bằng đá, nhựa và bê tông xi măng. 100% xã, phường có đường ô tô về trung tâm xã tạo thành một hệ thống khép kín từ tỉnh về huyện, xuống tận các xã, bảo đảm được sự thông suốt trong mọi thời tiết.
- Những năm gần đây được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, tỉnh Thái Bình đã xây dựng và nâng cấp được hệ thống giao thông của tỉnh như: Đường vành đai ven biển, đường ĐT454, đường 221A, đường Thái Bình - Hà Nam, đường và cầu La Tiến... Công tác đầu tư xây dựng đúng định hướng giúp hạ tầng giao thông được cải thiện, tạo thuận lợi cho giao thông đi lại, góp phần kích cầu và phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Tuy nhiên, một số năm gần đây do ảnh hưởng của thiên tai bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, ngập lụt đã gây thiệt hại không nhỏ đến hạ tầng giao thông trong tỉnh như: Một số tuyến đường giao thông bị sạt lở ta luy, ngập nước gây bong tróc, lún nứt, hệ thống các bến tàu, bến phà bị sạt lở, hư hỏng.
7.4. Cơ sở, hạ tầng mạng lưới điện
- Hệ thống lưới điện tỉnh Thái Bình không ngừng được đầu tư xây dựng và phát triển. Hiện nay tỉnh có 01 trạm biến áp 220KV và 42,2km đường dây 220KV; 08 trạm biến áp 110KV và 143km đường dây 110KV được bố trí trên cả 08 huyện, thành phố trong tỉnh. Hệ thống lưới điện thực hiện nhiệm vụ nhận điện từ lưới điện Quốc gia truyền tải điện năng về cung cấp cho tỉnh Thái Bình và liên thông với các tỉnh lân cận, để tạo điều kiện điều tiết nguồn điện ổn định, đảm bảo hệ số cung cấp điện, an toàn, ổn định cao khi có sự cố lưới truyền tải điện xảy ra.
- Về lưới điện trung áp và hạ áp, lưới điện đã phủ kín các xã, đến tận các thôn xóm và các hộ nông dân nông thôn; toàn tỉnh có 19 trạm biến áp trung gian 35/10kV; 1.990 trạm biến áp phân phối 35/04kV, 10/0,4kV; 1.790km đường dây 35KV, 10KV; 5.700km đường dây hạ thế và 461.925 chiếc công tơ, hệ thống lưới điện trung, hạ áp này thực hiện nhiệm vụ cung cấp điện trực tiếp cho các xã, các đơn vị và cơ quan trên địa bàn tỉnh.
- Đặc biệt trong giai đoạn này và các năm tiếp theo Thái Bình đang tập trung việc đầu tư phát triển lưới điện nông thôn, cụ thể: 84 xã trong tỉnh, do các tổ chức quản lý điện nông thôn quản lý đã được Ủy ban nhân dân tỉnh tạo điều kiện cho tham gia dự án năng lượng nông thôn 2 (REII) phần hạ áp với vốn vay khoảng 20 triệu USD của Ngân hàng Thế giới, đồng thời tỉnh cũng bố trí gần 50 tỷ đồng cho vốn đối ứng dự án. Hiện nay, về cơ bản đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng lưới điện hạ áp nông thôn ở 50 xã và đang chuẩn bị triển khai thi công xây dựng lưới điện hạ áp nông thôn ở 34 xã theo dự án REII mở rộng.
Do ảnh hưởng của thiên tai những năm gần đây đặc biệt là ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới đã gây ra cho cơ sở hạ tầng ngành điện nhiều tổn thất như trận mưa bão số 1 năm 2016: 5.079 cột điện bị gãy đổ, dây điện bị đứt 149.520m, trạm biến thế bị hư hỏng 10 trạm...
7.5. Cơ sở, hạ tầng về thông tin, truyền thông
- Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước các cấp cơ bản đáp ứng phục vụ công tác chỉ đạo điều hành và xử lý công việc. 100% cơ quan nhà nước cấp tỉnh, huyện có trang bị thiết bị tường lửa lớp mạng để đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho hệ thống mạng nội bộ của cơ quan, đơn vị.
- Trung tâm Tích hợp dữ liệu của tỉnh được quan tâm đầu tư, bổ sung trang thiết bị cơ bản đảm bảo để vận hành các hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin dùng chung của tỉnh, được Ban Cơ yếu Chính phủ thực hiện giám sát an toàn thông tin mạng từ năm 2014. Năm 2019, được doanh nghiệp tài trợ cơ sở hạ tầng ban đầu của Trung tâm Giám sát an toàn thông tin mạng của tính nên cơ bản đảm bảo an toàn thông tin theo quy định “mô hình 4 lớp” của Bộ Thông tin và Truyền thông. Có 03 hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin dùng chung của tỉnh được phê duyệt đảm bảo an toàn thông tin cấp độ 3.
- Tỉnh đã hoàn thành triển khai xây dựng Hệ thống nền tảng chia sẻ dữ liệu (LGSP) của tỉnh nhằm kết nối chia sẻ các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu (CSDL) của tỉnh với các hệ thống thông tin, CSDL của quốc gia. Các hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin khác cũng đang được triển khai trong toàn tỉnh như: Hệ thống Mạng Văn phòng điện tử liên thông của tỉnh đảm bảo liên thông 3 cấp tỉnh, huyện, xã từ năm 2016 đã thực hiện gửi, nhận văn bản điện tử với Trục liên thông của Văn phòng Chính phủ từ ngày 25/10/2017. 5525 chứng thư số chuyên dùng cho tổ chức và cá nhân đã được cấp xác thực văn bản điện tử, kê khai thuế điện tử và kê khai bảo hiểm xã hội qua mạng, thực hiện các dịch vụ công của Kho bạc nhà nước (trong đó có hơn 800 bác sỹ đã thực hiện ký số bệnh án điện tử trong ngành y tế Thái Bình), Cổng thông tin điện tử của tỉnh gồm 01 Cổng chính của Ủy ban nhân dân tỉnh, 287 Cổng thành phần của cơ quan nhà nước các cấp thuộc tỉnh đảm bảo truy cập thuận tiện, công khai thông tin tới mọi người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Hệ thống CSDL xác thực người dùng phục vụ tích hợp các hệ thống thông tin, CSDL dùng chung của tỉnh lên hệ thống nền tảng chia sẻ dữ liệu LGSP của tỉnh. Hệ thống hội nghị truyền hình tại 09 điểm cầu (điểm cầu Ủy ban nhân dân tỉnh và 08 điểm cầu tại Ủy ban nhân dân huyện, thành phố) được triển khai từ cuối năm 2018 đã phát huy hiệu quả: Giảm thời gian đi lại, tiết kiệm chi phí giấy tờ, hội họp so với các cuộc họp truyền thống trước đây.
- Tỉnh đã thực hiện xây dựng hệ thống phần mềm quản lý CSDL dùng chung toàn tỉnh. Đã thực hiện chuyển đổi một số CSDL quy hoạch xây dựng và 60% CSDL thửa đất của tỉnh Thái Bình; CSDL của ngành Thông tin và Truyền thông, CSDL ngành Giao thông vận tải, CSDL Khu Công nghiệp và CSDL các khu di tích của tỉnh vào hệ thống quản lý CSDL dùng chung của tỉnh. Các ngành đồng thời xây dựng, triển khai 07 hệ thống thông tin, trong đó 10 CSDL đã đưa vào hoạt động (bao gồm: 04 CSDL của ngành Y tế, 01 CSDL của ngành Lao động Thương binh và Xã hội, 01 CSDL của ngành Giáo dục và Đào tạo, 01 CSDL của ngành Thông tin và Truyền thông, 01 CSDL của ngành Giao thông vận tải, CSDL của Khu Công nghiệp của Ban quản lý Khu kinh tế và các khu công nghiệp; CSDL các khu di tích của ngành Văn hóa Thể thao và Du lịch); 09 CSDL chuyên ngành đã hoàn thiện trong giai đoạn 2019 - 2020 (bao gồm: 01 CSDL dùng chung của tỉnh (cán bộ công chức), 06 CSDL của ngành Tài nguyên và Môi trường; 02 CSDL của ngành Y tế).
- Tỉnh đang thực hiện thuê dịch vụ triển khai, vận hành, chuyển giao sử dụng Cổng dịch vụ công trực tuyến đến cấp xã. Hệ thống này phải được kết nối liên thông với hệ thống Mạng Văn phòng điện tử liên thông của tỉnh; tích hợp trên Hệ thống nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng chung (LGSP) của tỉnh; kết nối liên thông với Cổng dịch vụ công trực tuyến Quốc gia; kết nối với hệ thống thanh toán quốc gia và hệ thống giám sát của Bộ Thông tin và Truyền thông; kết nối với các hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin dùng chung khác của tỉnh, của Bộ, ngành Trung ương để tăng cường triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 của tỉnh Thái Bình.
7.6. Cơ sở, hạ tầng về cấp nước sạch
Đến nay, toàn tỉnh Thái Bình có 75 công trình cấp nước sạch tập trung đang hoạt động cấp nước sạch với tổng công suất thiết kế 395.000m3/ngày đêm, cung cấp nước sạch cho 100% số xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh, trong đó:
- Có 33 doanh nghiệp quản lý, khai thác 68 công trình, tổng công suất 364.900m3/ngày đêm, cấp nước cho 270 xã, thị trấn;
- Có 07 đơn vị cấp xã, gồm Ủy ban nhân dân xã, HTX Dịch vụ nông nghiệp quản lý, khai thác 07 công trình, tổng công suất 5.550m3/ngày đêm, cấp nước tại chỗ cho 07 xã.
- Hộ sử dụng nước/hộ thực tế: 515.570 (hộ)/531.244 (hộ).
- Mục tiêu giai đoạn 5 năm của địa phương: 100% các hộ nông thôn được sử dụng nước sạch đáp ứng QCVN.
- Tỉ lệ hộ nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh (HVS): 100%.
+ Tỉ lệ hộ nông thôn sử dụng nước HVS từ công trình cấp nước tập trung: 97,05%.
+ Tỉ lệ hộ nông thôn sử dụng nước HVS từ công trình cấp nước quy mô hộ gia đình: 2,95%.
- Tỉ lệ hộ nông thôn sử dụng nước sạch đáp ứng QCVN (quy chuẩn áp dụng): 97,05%.
- Tổng số hộ được cấp nước tăng thêm trong năm 2019: 6.873 hộ.
- Các giải pháp, hoạt động triển khai trong năm để nâng cao năng lực quản lý vận hành, cải tạo, sửa chữa công trình cấp nước tập trung:
+ Tăng cường quản lý hoạt động sản xuất nước sạch để thường xuyên duy trì và nâng cao chất lượng nước sạch đảm bảo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia theo quy định hiện hành;
+ Tiếp tục rà soát các công trình cấp nước tập trung còn lại hiện do Ủy ban nhân dân xã, HTX đang quản lý, nếu công trình hoạt động kém hiệu quả sẽ chuyển giao cho doanh nghiệp ngoài nhà nước quản lý để cải tạo, nâng cấp công trình nhằm phát huy tối đa hiệu quả, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch của nhân dân.
+ Tập huấn kỹ thuật, nâng cao công tác vận hành cho cán bộ, công nhân vận hành trạm cấp nước. Tuyên truyền vận động các tổ chức, cá nhân trong khai thác, bảo vệ công trình.
+ Việc thanh lý các công trình hư hỏng, không thể sử dụng hoặc sửa chữa không hiệu quả: Thực hiện Thông tư 54 đã tham mưu thanh lý Trạm cấp nước xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy.
7.7. Cơ sở, hạ tầng về xử lý môi trường, hệ thống trường học, bệnh viện.
Cơ sở hạ tầng các công trình xử lý môi trường, hệ thống trường học, bệnh viện... đã được Ủy ban nhân dân các cấp trong tính củng cố, xây dựng, cải tạo và nâng cấp. Đưa việc cải tạo, nâng cấp các hệ thống công trình trên vào tiêu chí xây dựng nông thôn mới của các cấp trong tỉnh.
- Hiện nay, các công trình xử lý môi trường, hệ thống trường học, bệnh viện, trạm y tế trên toàn tỉnh được bố trí rộng khắp đến từng xã, phường, thị trấn, được đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân, hỗ trợ công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
- Về giáo dục: Quy mô giáo dục và đào tạo được mở rộng, chất lượng giáo dục toàn diện ở các bậc học tiếp tục được nâng lên; duy trì vững chắc kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở và xóa mù chữ; tỷ lệ học sinh trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng luôn đứng tốp đầu cả nước. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục được củng cố, kiện toàn, đạt chuẩn. Cơ sở vật chất trường, lớp được tăng cường đầu tư xây dựng, nâng cấp theo chuẩn quốc gia. Đã tích cực sắp xếp lại các trường trung học cơ sở, tiểu học, mầm non, bảo đảm ổn định. Hệ thống giáo dục chuyên nghiệp, dạy nghề được tổ chức lại, chất lượng đào tạo được nâng lên. Công tác quản lý giáo dục, đào tạo có chuyển biến tích cực. Xã hội hóa giáo dục đạt kết quả tốt. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn, phòng học kiên cố, trường học đạt chuẩn quốc gia và tỷ lệ lao động qua đào tạo đều tăng ở mức cao. Đến năm 2020, có 99,95% giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và 100% giáo viên trung học phổ thông đạt chuẩn; tỷ lệ phòng học kiên cố cấp học mầm non đạt 95,7% (tăng 10,5%), cấp học tiểu học và trung học cơ sở đạt 92,4%, cấp học trung học phổ thông đạt 92% (tăng 5%); tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia đạt 93,15%, tăng 12,3% so với năm 2015; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70%, trong đó đào tạo nghề đạt 56,5%, tăng 15% so với năm đầu nhiệm kỳ.
- Về y tế: Toàn tỉnh có 312 cơ sở y tế phân bố rộng khắp đến từng xã, phường, thị trấn. Tỷ lệ trẻ em được tiêm phòng, tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin đạt 97,5%. Tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh 98,8%.
HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI
I. Hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế chính sách liên quan đến phòng, chống thiên tai (PCTT)
* Hiện trạng thực thi và ban hành các văn bản pháp luật về PCTT
- Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19/6/2013;
- Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai;
- Nghị định số 83/2019/NĐ-CP ngày 12/11/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 94/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ quy định về thành lập và quản lý Quỹ Phòng, chống thiên tai;
- Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai;
- Quyết định số 1002/QĐ-TTg ngày 13/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng”;
- Quyết định số 1061/QĐ-TTg ngày 01/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng, chống thiên tai;
- Quyết định số 44/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai;
- Quyết định số 03/QĐ-TTg ngày 13/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai.
Thực thi và triển khai các văn bản pháp luật về PCTT của Đảng, Chính phủ, của cấp trên; tỉnh Thái Bình đã ban hành các văn bản về PCTT sau:
+ Quyết định số 129/QĐ-UBND ngày 26/01/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng tỉnh Thái Bình”.
+ Quyết định số 2141/QĐ-UBND ngày 23/9/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án hiện đại hóa hệ thống thủy lợi tỉnh Thái Bình giai đoạn 2014 - 2020 và những năm tiếp theo.
+ Quyết định số 3013/QĐ-UBND ngày 15/12/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển bền vững kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
+ Quyết định số 797/QĐ-UBND ngày 23/4/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Phương án triển khai ứng phó với tình huống bão mạnh, siêu bão tỉnh Thái Bình.
+ Quyết định số 2220/QĐ-UBND ngày 25/9/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai tỉnh Thái Bình.
+ Quyết định số 40/QĐ-BCHPCTT ngày 11/3/2020 của Trưởng ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thái Bình ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thái Bình.
+ Kế hoạch số 10/KH-UBND ngày 05/3/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Đề án Quy hoạch tổng thể lĩnh vực ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đến năm 2020 tỉnh Thái Bình.
+ Kế hoạch số 46/KH-UBND ngày 14/8/2015 của Ủy ban nhân dân tính ban hành Kế hoạch Phòng, chống thiên tai tỉnh Thái Bình giai đoạn 2015 - 2020.
+ Kế hoạch số 110/KH-UBND ngày 27/10/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Kế hoạch Phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
Ngoài ra để tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch số 10/KH-UBND ngày 15/3/2015 về việc triển khai thực hiện Đề án Quy hoạch tổng thể lĩnh vực ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đến năm 2020; Ủy ban nhân dân tỉnh thường xuyên ban hành các Chỉ thị, Quyết định nhằm thực thi, đảm bảo ứng phó kịp thời, an toàn trong công tác PCTT cụ thể: Quyết định số 1648/QĐ-UBND ngày 28/6/2016 ban hành Kế hoạch ứng phó sự cố sập đổ công trình, nhà cao tầng trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn đến năm 2020; Kế hoạch số 49/KH-UBND ngày 18/4/2019 về phối hợp ứng phó tai nạn hàng không dân dụng; Kế hoạch số 401/KH-BCH ngày 18/3/2020 về phối hợp ứng phó tai nạn tàu, thuyền trên biển; Kế hoạch số 355/KH-CVHHTB ngày 15/5/2020 về ứng phó tai nạn tàu, thuyền trên biển và tai nạn tàu bay dân dụng; Kế hoạch số 53/KH-CAT-PV11 ngày 10/01/2017 về triển khai Đề án Quy hoạch tổng thể lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn ngành Công an đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Viện Dầu khí Việt Nam xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu tỉnh Thái Bình; Chỉ thị số 08/CT-UBND ngày 06/3/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tăng cường công tác đảm bảo an toàn công trình đê điều, thủy lợi, chủ động phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, chống lũ năm 2020; Kế hoạch số 07/KH-UBND ngày 24/01/2018 triển khai các hoạt động phối hợp giữa Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn với lực lượng dân quân tự vệ; Kế hoạch số 66/KH-UBND ngày 29/8/2018 về việc thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai; Chỉ thị số 11/CT-UBND ngày 20/4/2018 về tăng cường công tác bảo đảm an toàn công trình đê điều, chủ động PCTT và TKCN, chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, chống lũ năm 2018; Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 03/4/2019 về tăng cường công tác bảo đảm an toàn công trình đê điều, thủy lợi, chủ động PCTT và TKCN, chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, chống lũ năm 2019; Chỉ thị số 18/CT-UBND ngày 21/10/2019 về việc tăng cường xử lý vi phạm pháp luật về đê điều và quản lý bãi sông, bãi triều ven biển.
- Kế hoạch số 66/KH-UBND ngày 29/8/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai, tỉnh Thái Bình;
- Kế hoạch số 32/KH-UBND ngày 08/3/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai, thực hiện Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai, tỉnh Thái Bình;
- Kế hoạch số 241-KH/TU ngày 06/5/2020 của Tỉnh ủy Thái Bình về việc thực hiện Chỉ thị số 24-CTATW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai;
- Kế hoạch số 105/KH-UBND ngày 07/10/2020 của Ủy ban nhân dân tình về việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TTg ngày 01/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai một số biện pháp cấp bách để chủ động ứng phó thiên tai;
- Quyết định số 974/QĐ-UBND ngày 03/4/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu tỉnh Thái Bình giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
- Quyết định số 03/QĐ-PCTT ngày 11/9/2020 của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh về việc phê duyệt nội dung rà soát, cập nhật Phương án Ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai tỉnh Thái Bình.
* Đánh giá mức độ hiệu quả thực thi pháp luật về PCTT
Thực hiện các văn bản pháp luật về PCTT của Trung ương cũng như các văn bản triển khai của địa phương đến nay tỉnh đã xây dựng, kiện toàn được tương đối hoàn chỉnh hệ thống bộ máy cũng như cơ sở vật chất nhằm đảm bảo ứng phó, an toàn, hạn chế tới mức thấp nhất tác hại của thiên tai cụ thể:
+ Hoàn thiện bộ máy của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN từ cấp tỉnh đến cấp xã, phường, thị trấn.
+ Quy định rõ chức năng nhiệm vụ của các cấp, các ngành, của từng thành viên Ban Chỉ huy các cấp trong công tác PCTT và TKCN.
+ Xây dựng, triển khai các văn bản pháp luật về PCTT và TKCN, phổ biến quán triệt tới từng người dân.
+ Xây dựng các kế hoạch, phương án, chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện, nhu yếu phẩm theo phương châm “Bốn tại chỗ” từ nhân dân, các cấp, các ngành nhằm đảm bảo ứng phó với các kịch bản thiên tai xảy ra.
+ Chủ động kiểm tra, xây dựng kế hoạch đầu tư nâng cấp, cải tạo, sửa chữa hệ thống các công trình hạ tầng đảm bảo phục vụ PCTT và TKCN.
+ Nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, cán bộ điều hành, lực lượng thực hiện, nhân dân trong PCTT và TKCN bằng các hình thức tập huấn, bồi dưỡng, diễn tập, thông tin, tuyên truyền...
2. Hệ thống chỉ huy PCTT và TKCN các cấp và quy chế phối hợp
- Tổ chức bộ máy Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp thực hiện cơ bản đúng theo Điều 20, 21, 22 Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ cụ thể:
+ Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp tỉnh được thành lập theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; Trưởng ban Chỉ huy là Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; các Phó trưởng ban là Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Công an tỉnh, Chỉ huy Trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Chỉ huy Trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng. Các ủy viên Ban Chỉ huy là lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố.
+ Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện được thành lập theo Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện; Trưởng ban Chỉ huy là Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện; các Phó trưởng ban là Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện. Các ủy viên Ban Chỉ huy là các lãnh đạo các phòng, ban, ngành, đoàn thể và Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
+ Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp xã, phường, thị trấn được thành lập theo Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; Trưởng ban Chỉ huy là Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; các Phó trưởng ban là Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Các ủy viên Ban Chỉ huy là cán bộ, ban, ngành, đoàn thể xã, phường, thị trấn.
- Nguồn nhân lực, năng lực của cán bộ của cơ quan thường trực các cấp:
+ Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy cấp tỉnh: Được đặt tại Văn phòng Chi cục Thủy lợi (Số 01 đường Lê Lợi, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình). Đồng chí Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi kiêm Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN chịu trách nhiệm trước Ban Chỉ huy về tổ chức, hoạt động của Văn phòng Thường trực. Sử dụng bộ máy và cơ sở vật chất, trang thiết bị của Chi cục Thủy lợi - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Chế độ làm việc của Văn phòng Thường trực cấp tỉnh theo chế độ kiêm nhiệm. Toàn thể cán bộ Văn phòng Chi cục gồm 34 đồng chí và 72 đồng chí tại các Hạt quản lý đê đều tham gia vào công tác thường trực PCTT và TKCN. Cụ thể 34 cán bộ Văn phòng Chi cục tham gia thường trực 24/24 giờ tại Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn từ 5/5 đến hết 30/11 hằng năm; 72 cán bộ các Hạt quản lý để tham gia thường trực 24/24 giờ tại Văn phòng hạt. Nội quy, quy chế thường trực PCTT và TKCN đều được Chi cục xây dựng và ban hành hằng năm. Xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể cho từng đồng chí trong ban lãnh đạo và các phòng, ban cũng như các Hạt quản lý đê trong công tác PCTT và TKCN hằng năm. Cơ sở vật chất, trang thiết bị của Văn phòng: Có phòng họp trực tuyến với diện tích 180m2, với đầy đủ trang thiết bị, máy móc đảm bảo công tác họp chỉ đạo, điều hành, có bếp ăn phục vụ công tác trực ban 24/24, có phòng thường trực và đầy đủ các trang thiết bị, có xe ôtô phục vụ công tác phòng, chống thiên tai, số máy tính đơn vị đang sử dụng 33 máy, có kết nối Internet, sử dụng tất cả các hình thức truyền/nhận tin như Internet; SMS; điện thoại; fax; văn bản trong dự báo, cảnh báo, chỉ đạo điều hành khi thiên tai xảy ra.
+ Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy cấp huyện, thành phố: Sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị của Ủy ban nhân dân huyện, lực lượng làm nhiệm vụ thường trực được lãnh đạo huyện giao cho phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (hoặc phòng Kinh tế) đảm nhiệm. Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Trưởng phòng Kinh tế là Chánh Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN chịu trách nhiệm trước Ban Chỉ huy về tổ chức, hoạt động của Văn phòng thường trực. Sử dụng bộ máy và cơ sở vật chất, trang thiết bị của phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (hoặc phòng Kinh tế). Chế độ làm việc của Văn phòng thường trực cấp huyện theo chế độ kiêm nhiệm. Có phòng họp trực tuyến, có kết nối Internet, sử dụng tất cả các hình thức truyền/nhận tin như Internet; SMS; điện thoại; fax; văn bản trong dự báo, cảnh báo, chỉ đạo điều hành khi thiên tai xảy ra.
+ Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy cấp xã, phường, thị trấn: Sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị của Ủy ban nhân dân cấp xã. Lực lượng làm nhiệm vụ thường trực được lãnh đạo xã, Trưởng ban Chỉ huy PCTT và TKCN xã phân công trực tiếp cho các thành viên trong Ban Chỉ huy PCTT và TKCN của xã, phường, thị trấn. Sử dụng bộ máy và cơ sở vật chất, trang thiết bị của Ủy ban nhân dân xã. Chế độ làm việc của Văn phòng thường trực cấp xã theo chế độ kiêm nhiệm. Có kết nối Internet, sử dụng tất cả các hình thức truyền/nhận tin như Internet; SMS; điện thoại; fax; văn bản trong dự báo, cảnh báo, chỉ đạo điều hành khi thiên tai xảy ra.
- Các văn bản liên quan đến hệ thống chỉ huy PCTT và TKCN các cấp và quy chế phối hợp:
+ Hằng năm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định thành lập Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh; phân công nhiệm vụ cụ thể thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị tham gia công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh; quyết định phân công nhiệm vụ công tác Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đối với thành viên Ban Chỉ huy PCTT và TKVN tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị, các tiểu ban; quyết định về việc giao chỉ tiêu chuẩn bị lực lượng, vật tư, phương tiện phục vụ công tác PCTT và TKCN; phê duyệt Phương án hộ đê toàn tuyến tỉnh Thái Bình; ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh; ban hành các Kế hoạch về tổng diễn tập, chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện, nhu yếu phẩm phục vụ công tác PCTT và TKCN; kế hoạch kiểm tra công tác PCTT và TKCN. Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh ban hành các công văn, công điện hỏa tốc triển khai đến các huyện, thành phố và các sở, ban, ngành trong tỉnh.
+ Hằng năm sau khi thành lập Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố ban hành quyết định thành lập Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện, thành phố; phân công nhiệm vụ cụ thể các thành viên Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; lãnh đạo các phòng, ban, các tổ chức chính trị xã hội, các đơn vị tham gia công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện; quyết định phân công nhiệm vụ công tác Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đối với thành viên Ban Chỉ huy PCTT và TKVN huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; lãnh đạo các phòng, ban, các tổ chức chính trị xã hội, các đơn vị, các tiểu ban. Quyết định về việc giao chỉ tiêu chuẩn bị lực lượng, vật tư, phương tiện phục vụ công tác PCTT và TKCN cấp huyện; ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện; ban hành các kế hoạch về tổng diễn tập, chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện, nhu yếu phẩm phục vụ công tác PCTT và TKCN; kế hoạch kiểm tra công tác PCTT và TKCN của huyện. Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện ban hành các công văn, công điện hỏa tốc triển khai đến các xã, phường, thị trấn, các phòng, ban, các tổ chức chính trị xã hội, các đơn vị, các tiểu ban.
+ Hằng năm sau khi thành lập Ban Chỉ huy PCTT huyện; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, ban hành quyết định thành lập Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp xã, phường, thị trấn; phân công nhiệm vụ cụ thể các thành viên Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, cán bộ các phòng, ban, các tổ chức chính trị xã hội, các đơn vị tham gia công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn xã, phường, thị trấn. Giao chỉ tiêu chuẩn bị lực lượng, vật tư, phương tiện phục vụ công tác PCTT và TKCN cấp xã, phường, thị trấn. Ban hành các Kế hoạch về tổng diễn tập, chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện, nhu yếu phẩm phục vụ công tác PCTT và TKCN; xây dựng các lực lượng xung kích, canh coi, cừ sách, tiếp vận, hỏa tốc; kế hoạch kiểm tra công tác PCTT và TKCN của xã, phường, thị trấn. Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn xã, phường, thị trấn ban hành các thông tin, cảnh báo thiên tai, tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước đến các thôn, xóm, đến trực tiếp người dân.
3. Công tác dự báo cảnh báo sớm
- Áp dụng các công nghệ trong công tác dự báo, cảnh báo các loại hình thiên tai đã được triển khai trong thời gian qua, việc theo dõi cảnh báo bão, lũ, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ), gió mùa, hạn hán, mưa lớn trên diện rộng... thông qua hệ thống cảnh báo thiên tai từ vệ tinh của Đài khí tượng Thủy văn Trung ương, địa phương, trang web Windy để người dùng dễ dàng cập nhật với mục tiêu phòng tránh. Thông tin dự báo, cảnh báo chính xác, chi tiết, đầy đủ, liên tục kịp thời, ngôn từ dễ hiểu về diễn biến của thời tiết, mưa, lũ, bão; thông báo cho lãnh đạo tỉnh, huyện, thành phố và Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh để chỉ đạo các địa phương triển khai, đối phó kịp thời, hiệu quả. Công cụ truyền tin bằng nhiều hình thức, đa dạng, tiện lợi như: Điện thoại thông báo trực tiếp, báo cáo bằng văn bản chuyển qua máy Fax, mạng Văn phòng điện tử, hoặc thông qua trang Web của trung tâm.
- Đáng chú ý, ngoài phương thức chuyển tải thông tin truyền thống bằng văn bản giấy, email, thời gian qua địa phương đã ứng dụng đa dạng các loại hình truyền thông, mạng xã hội để tương tác với người dân chịu ảnh hưởng của thiên tai: Tivi, loa đài, trang mạng xã hội Facebook, Zalo... Đây được coi là những phương thức truyền tải thông tin có mức độ tương tác rất nhanh với người dân.
- Ngoài ra, tỉnh đã chỉ đạo các nhà mạng viễn thông trong tỉnh thực hiện việc nhắn tin cảnh báo thiên tai qua tin nhắn SMS. Tình hình, hướng di chuyển của bão được gửi tới người dân thường xuyên, liên tục để người dân biết, chủ động phòng tránh và có kế hoạch sản xuất phù hợp, đảm bảo an toàn cho người và tài sản.
- Đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp các hệ thống cảnh báo, dự báo sớm về thiên tai như: Các trạm đo mưa, đo gió tự động, hệ thống camera theo dõi các vị trí xung yếu, nguy hiểm như: Xây dựng các trạm đo mưa tự động tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hạt Quản lý đê Hưng Hà, Hạt Quản lý đê Tiền Hải, Hạt Quản lý đê Thái Thụy. Xây dựng Camera giám sát tình trạng đê điều tại đê Nhật Tảo, kè Nhật Tảo, huyện Hưng Hà, thượng lưu, hạ lưu cống Lân I, huyện Tiền Hải. Ngoài ra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn còn phối hợp với Tổng cục Phòng, chống thiên tai lắp đặt 02 trạm đo mưa kết hợp đo gió tại huyện Thái Thụy, huyện Tiền Hải; camera giám sát tại các tuyến đê biển trên địa bàn tỉnh.
4. Phương tiện, vật tư, trang thiết bị phục vụ phòng, chống thiên tai
- Căn cứ vào Phương án triển khai ứng phó với tình huống bão mạnh, siêu bão tỉnh Thái Bình đã được phê duyệt tại Quyết định số 797/QĐ-UBND ngày 23/4/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh; phương án hộ đê toàn tuyến, phương án bảo vệ trọng điểm xung yếu hằng năm do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Hằng năm Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh ban hành quyết định giao chuẩn bị lực lượng, vật tư, phương tiện, nhu yếu phẩm nhằm phục vụ PCTT và TKCN trên địa bàn tỉnh quy định cụ thể về danh mục, số lượng, chất lượng vật tư, phương tiện, nhu yếu phẩm như sau:
+ Về lực lượng: Sử dụng các lực lượng quân đội, công an, dân quân tự vệ, lực lượng xung kích, canh coi, cừ sách, cán bộ tăng cường.
(Có Phụ lục 1 tổng hợp lực lượng phục vụ PCTT kèm theo).
+ Về vật tư, trang thiết bị, phương tiện: Huy động phương tiện tại các sở, ban, ngành, đoàn thể và các huyện, thành phố. Sử dụng vật tư dự trữ tại các kho dự trữ phòng chống lụt bão (PCLB) Trung ương; huy động vật tư, trang thiết bị của các sở, ban, ngành, đoàn thể, các huyện, thành phố được tỉnh giao theo quyết định giao chỉ tiêu chuẩn bị lực lượng, vật tư, phương tiện phục vụ công tác PCTT và TKCN.
(Có Phụ lục 2 tổng hợp vật tư, phương tiện, trang thiết bị kèm theo).
- Vật tư dự trữ phòng, chống lụt bão được tập kết tại các kho vật tư bên trong và ngoài trời, tại các trọng điểm xung yếu đê, kè, cống trên tất cả các tuyến đê trong tỉnh và của Ủy ban nhân dân huyện, thành phố.
- Cơ quan quản lý vật tư: Vật tư Trung ương và vật tư của địa phương để tại kho PCLB của tỉnh do các Hạt Quản lý đê điều thuộc Chi cục Thủy lợi quản lý. Ngoài ra vật tư dự trữ phòng, chống lụt bão của tỉnh còn để tại kho của Ủy ban nhân dân huyện Tiền Hải, Ủy ban nhân dân huyện Thái Thụy, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, do các cơ quan này quản lý.
- Thẩm quyền huy động vật tư trang thiết bị để phục vụ phòng, chống thiên tai thực hiện theo điều 35 Luật Đê điều năm 2006.
- Đánh giá chung: Nhìn chung về danh mục, số lượng, chất lượng, địa điểm, cơ quan quản lý, thẩm quyền huy động phương tiện, vật tư, trang thiết bị cơ bản đáp ứng được yêu cầu phục vụ công tác PCTT và TKCN trên địa bàn tỉnh; công tác quản lý vật tư dự trữ chống lụt bão là tương đối tốt. Hằng năm trước mùa mưa bão, vật tư PCLB để trong kho được phơi đảo, kiểm tra chất lượng, thanh lý các vật tư không đảm bảo chất lượng, bổ sung kịp thời; vật tư để ở các kho ngoài trời như đá hộc, đá dăm thường xuyên được kiểm tra, rà soát, vị trí được bố trí tập trung tại các trọng điểm xung yếu đê, kè, cống ở tất cả các tuyến đê trong tỉnh, do vậy rất thuận tiện khi cần xử lý sự cố về đê điều, PCTT. Khả năng đáp ứng của vật tư dự trữ PCLB (kể cả huy động trong xã hội) và nhu cầu trong tương lai cơ bản đảm bảo.
Các cơ quan nòng cốt trong công tác cứu hộ, cứu nạn trong quá trình ứng phó thiên tai bao gồm:
* Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh:
- Là cơ quan Thường trực tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn; thực hiện việc tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, chịu trách nhiệm điều hành xử lý công tác tìm kiếm cứu nạn của tỉnh và tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn theo chỉ đạo của cấp trên. Chuẩn bị lực lượng, phương tiện sẵn sàng tác chiến và làm đầu mối phối hợp các đơn vị liên quan thực hiện công tác tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ khi cần thiết. Chịu trách nhiệm bảo vệ an ninh vùng biển, phối hợp cùng lực lượng công an, chính quyền địa phương (huyện, xã) hỗ trợ, giúp đồng bào vùng ven biển sơ tán ra khỏi vùng nguy hiểm.
- Thực hiện việc kêu gọi tàu thuyền vào nơi trú ẩn theo quy định, bố trí sắp xếp, hướng dẫn và kiểm tra việc neo đậu tàu thuyền tránh trú bão, lũ nhằm đảm bảo an toàn cho người và tài sản trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
* Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh:
- Tổ chức xây dựng Kế hoạch PCTT và TKCN của lực lượng vũ trang tỉnh gồm: Bộ đội thường trực, dân quân tự vệ, dự bị động viên.
- Xây dựng phương án, bố trí lực lượng, phương tiện sẵn sàng tham gia ứng cứu và xử lý các tình huống cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả và sơ tán, di dời dân khỏi những nơi nguy hiểm, làm tốt công tác vận động, tuyên truyền để người dân hiểu, chấp hành sơ tán di dời khi có thiên tai. Đây là lực lượng chủ lực trong công tác PCTT và TKCN.
* Công an tỉnh:
- Tổ chức xây dựng Kế hoạch phòng, chống thiên tai của ngành mình hằng năm và theo Kế hoạch.
- Thực hiện công tác an ninh trật tự xã hội, bảo vệ các cơ quan, công trình quan trọng. Thực hiện việc huy động lực lượng công an tham gia sơ tán dân, di dân, cứu hộ cứu nạn và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.
- Phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ độ Biên phòng tỉnh, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc kêu gọi tàu thuyền vào nơi tránh trú theo quy định, bố trí sắp xếp, hướng dẫn và kiểm tra việc neo đậu tàu thuyền tránh trú bão, lũ nhằm đảm bảo an toàn cho người và tài sản trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
- Xây dựng kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội, ngăn ngừa, trấn áp các đối tượng xấu lợi dụng khi xảy ra thiên tai để trộm cắp, cướp giật. Đồng thời, phối hợp, cùng với các ngành, địa phương tham gia cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả và sơ tán, di dời dân ra khỏi những nơi nguy hiểm; thực hiện công tác vận động, tuyên truyền để người dân hiểu, chấp hành sơ tán, di dời khi có thiên tai.
Nguồn nhân lực chỉ đạo và thực hiện công tác TKCN của tỉnh là nguồn nhân lực chính quy chuyên nghiệp của Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh. Trang thiết bị, phương tiện thực hiện nhiệm vụ được Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và TKCN và Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh cấp; trang thiết bị, phương tiện cứu hộ, cứu nạn được giao cho các cơ quan, đơn vị này trực tiếp quản lý, bảo quản. Khi có tình huống xảy ra các cơ quan, đơn vị này trực tiếp phối hợp với các tổ chức chính trị-xã hội, các cá nhân liên quan tổ chức thực hiện nhiệm vụ cứu hộ cứu nạn. Các tình huống cứu hộ cứu nạn đều được lên kế hoạch, phương án và được diễn tập từ trước thể hiện ở các Kế hoạch, Phương án PCTT và TKCN của tỉnh.
6. Thông tin, truyền thông trong PCTT
Theo phương án đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ công tác PCTT và TKCN của Sở Thông tin và Truyền thông Thái Bình:
- Tỉnh đã kiện toàn Ban Chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Thái Bình; Sở Thông tin và Truyền thông là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo. Công tác chuẩn bị nguồn nhân lực phục vụ cho ứng dụng và phát triển CNTT được tỉnh quan tâm, bước đầu đã xây dựng được đội ngũ cán bộ chuyên môn đủ trình độ và năng lực đảm đương các nhiệm vụ cơ bản của ngành, lĩnh vực.
- Các đơn vị, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Thông tin và Truyền thông trên địa bàn tỉnh Thái Bình, trong đó Bưu điện tỉnh Thái Bình, Viễn thông Thái Bình, Viettel Thái Bình, Mobifone Thái Bình, Chi nhánh FPT Thái Bình và Trung tâm Truyền hình cáp Thái Bình là các đơn vị chủ lực trong công tác PCTT và TKCN của ngành và của tỉnh, có trách nhiệm xây dựng phương án PCTT và TKCN của đơn vị, kế hoạch phối hợp với các đơn vị có liên quan, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt, phục vụ công tác PCTT trong mọi tình huống; ưu tiên các vị trí trọng điểm xung yếu.
- Khả năng tiếp nhận thông tin của hệ thống PCTT tại các cấp trong tỉnh tương đối đa dạng và mang tính chuyên nghiệp. Tiếp nhận và truyền đạt thông tin đến người dân bằng nhiều hình thức như: Fax, mạng internet, thông tin truyền thống bằng văn bản giấy, email, điện thoại; thời gian qua địa phương đã ứng dụng đa dạng các loại hình truyền thông, mạng xã hội để tương tác với người dân chịu ảnh hưởng của thiên tai: Hệ thống phát thanh, truyền hình, báo chí, trang mạng xã hội Facebook, Zalo... Đây được coi là những phương thức truyền tải thông tin có mức độ tương tác rất nhanh với người dân. Ngoài ra, tỉnh đã chỉ đạo các nhà mạng viễn thông trong tỉnh thực hiện việc nhắn tin cảnh báo thiên tai qua tin nhắn SMS. Tình hình, hướng di chuyển của bão được gửi tới người dân thường xuyên, liên tục để người dân biết, chủ động phòng tránh và có kế hoạch sản xuất phù hợp, đảm bảo an toàn người và tài sản.
Với thực trạng như trên, tỉnh Thái Bình đã có những bước đi đúng hướng và cơ sở ban đầu để xây dựng Đô thị thông minh tỉnh Thái Bình như: Tỉnh Thái Bình đã phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử; Đề án xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Thái Bình giai đoạn 2016 - 2020; Đề án xây dựng đô thị thông minh tỉnh Thái Bình giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030. Xây dựng đô thị thông minh trên nền tảng xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số để tiến tới xã hội số. Cơ sở hạ tầng dùng chung của tỉnh cơ bản mới đáp ứng để triển khai hạ tầng ban đầu của Chính quyền điện tử tỉnh Thái Bình.
7. Năng lực và nhận thức của cộng đồng trong PCTT
Thực hiện Quyết định số 1002/QĐ-TTg ngày 13/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng” tỉnh đã ban hành Quyết định số 129/QĐ-UBND ngày 26/01/2010 về việc phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng tỉnh Thái Bình” và đã thực hiện được các nội dung sau:
- Hoàn thiện bộ máy phòng, chống và quản lý thiên tai của cơ quan chuyên trách các cấp: Tỉnh, huyện, thành phố, các xã, phường, thị trấn.
- Xây dựng hệ thống đào tạo về quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng (QLTTDVCĐ) thống nhất ở các cấp.
- Tham gia xây dựng bộ tài liệu đào tạo về chính sách, cơ chế thực hiện quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng.
- Tổ chức đào tạo về các bước thực hiện quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng cho các đội ngũ giảng dạy quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng ở các cấp. Đưa chương trình đào tạo nâng cao năng lực cho cơ quan chính quyền và đội ngũ giảng dạy chuyên nghiệp quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng như một hoạt động thiết yếu trong chương trình, kế hoạch hoạt động về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.
- Trang bị công cụ hỗ trợ công tác PCTT và TKCN cho các cơ quan, chính quyền các cấp và bộ công cụ giảng dạy về QLTTDVCĐ cho đội ngũ giảng dạy chuyên nghiệp. Cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới trụ sở cơ quan chuyên trách về phòng, chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai cấp tỉnh, huyện, thành phố.
- Thiết lập bản đồ thiên tai và tình trạng dễ bị tổn thương ở từng cộng đồng; xây dựng bản đồ và bảng hướng dẫn các bước cơ bản về chuẩn bị, ứng phó và phục hồi với từng giai đoạn: Trước, trong và sau thiên tai phù hợp cho từng cộng đồng.
- Xây dựng sổ tay hướng dẫn triển khai các hoạt động cơ bản của cộng đồng về chuẩn bị, ứng phó và phục hồi ứng với từng giai đoạn: Trước, trong và sau thiên tai phù hợp cho từng cộng đồng.
- Thu thập, cập nhập thông tin cho bản đồ thiên tai và tình trạng dễ bị tổn thương và được duy trì thực hiện hằng năm. Các thành viên cộng đồng xây dựng kế hoạch phát triển của cộng đồng có lồng ghép biến đổi khí hậu. Xây dựng kế hoạch diễn tập về phòng và giảm nhẹ thiên tai tại cộng đồng hằng năm (bao gồm cả các trang thiết bị và dụng cụ hỗ trợ).
- Thiết lập hệ thống cảnh báo, truyền tin sớm về thiên tai trong cộng đồng (bao gồm cả các trang thiết bị và dụng cụ hỗ trợ). Thiết lập hệ thống đánh giá và giám sát các hoạt động về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai trong cộng đồng.
- Các hoạt động về quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng thường xuyên được truyền bá thông qua trang Web, ti vi, đài báo, các pano áp phích, tờ rơi... Tổ chức các lớp đào tạo hằng năm cho cộng đồng về từng hoạt động riêng biệt trong công tác quản lý rủi ro thiên tai tại cộng đồng (các hoạt động đào tạo, tập huấn này được tổ chức riêng biệt cho từng đối tượng cụ thể trong giới tính, học sinh phổ thông, người lớn tuổi,...). Tổ chức các buổi biểu diễn, kịch về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tại cộng đồng nhân các ngày lễ của cộng đồng. Xây dựng các công trình quy mô nhỏ phục vụ công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai cộng đồng.
Sau khi thực hiện Quyết định số 1002/QĐ-TTg ngày 13/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng” triển khai trên toàn tỉnh nhận thức của cán bộ, nhân dân về công tác PCTT và TKCN ngày một nâng cao; đặc biệt là đội ngũ cán bộ thực hiện công tác PCTT và TKCN của các cấp; qua khảo sát của Viện Quản lý và Phát triển Châu Á (AMDI) tại một số trường của huyện Tiền Hải thấy học sinh có hiểu biết tốt về thiên tai và phòng tránh thiên tai. Ý thức của cán bộ và nhân dân trong tỉnh về PCTT và TKCN ngày càng phát triển theo hướng tự giác. Khi được các cấp trong tỉnh thông tin cảnh báo, dự báo các tình huống thiên tai có thể xảy ra nhận thức của cán bộ và nhân dân trong tỉnh thực hiện mang tính tự giác cao như: Chủ động chằng chống nhà cửa, cắt tỉa cây cối, chuẩn bị nhu yếu phẩm cần thiết, sẵn sàng di dời khi có lệnh của chính quyền.
8. Đánh giá năng lực các cơ sở hạ tầng phòng, chống thiên tai
8.1. Hệ thống công trình đê điều
- Hệ thống đê sông, đê biển khép kín với 16 tuyến đê, tổng chiều dài 584,6km đê, trong đó có 356,3km đê Trung ương, còn lại 228,3km đê bối, đê bao, đê vùng; có 103 kè hộ bờ trên các tuyến đê cấp I, II, III; 12 kè trên các tuyến đê bối và 10 kè trên các tuyến đê cửa sông chưa được phân cấp với tổng chiều dài trên 160km kè lát mái và trên 50 kè mỏ; 189 cống dưới đê cấp I, II, III.
- Đê sông nếu được kiểm tra, tổ chức xử lý, cứu hộ đê tốt mới đảm bảo chống được với lũ thiết kế. Đê biển những đoạn đã được củng cố, nâng cấp chống được với bão cấp 9, cấp 10, triều thiết kế. Tuyến đê cửa sông chưa được củng cố, nâng cấp chống được bão cấp 8, cấp 9 ở mức triều trung bình.
- Hệ thống cống dưới đê làm nhiệm vụ tưới, tiêu nước hiện tại một số cống xây dựng từ lâu, đã xuống cấp, cống ngắn không đảm bảo an toàn phòng chống lũ, bão.
8.2. Hệ thống công trình thủy lợi nội đồng
- Hiện tại có 1.545 trạm bơm điện (trong đó có 1.208 trạm bơm tưới, 02 trạm bơm tiêu và 335 trạm bơm tưới tiêu kết hợp) với tổng công suất các trạm bơm 782m3/s, 22 trạm bơm tiêu qua đê; có 150,5km sông trục chính, 461,5km sông trục cấp I, 889,6km sông trục cấp II; 2.297 cống đập nội đồng và hơn 7.712km kênh mương các cấp.
- Về tưới: Hệ thống công trình thủy lợi cơ bản đáp ứng được yêu cầu tưới của tỉnh; tuy nhiên về mùa khô lưu lượng và mực nước sông giảm, mặn thường xâm nhập sâu vào các cửa sông Hóa, sông Trà Lý, sông Hồng. Đặc biệt vụ Xuân 2010, mặn xâm nhập vào triền sông Hóa qua cống Hệ, sông Trà Lý qua cống Thuyền Quan, sông Hồng đến khu vực cống Vũ Đoài (huyện Vũ Thư) ảnh hưởng lớn đến vận hành các cống tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp và cấp nguồn cho nước sinh hoạt trên địa bàn các huyện Thái Thụy, Tiền Hải, Quỳnh Phụ, Đông Hưng, Kiến Xương và Vũ Thư. Hệ thống các sông trục chính, cấp I, II và hệ thống kênh mương tưới mặt ruộng bị bồi lắng, lấn chiếm, ảnh hưởng đến năng lực hoạt động.
- Về tiêu: Năng lực tiêu của các cống dưới để nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu vì hệ số tiêu thiết kế mới đạt 51/s/ha còn nhỏ so với hệ số tiêu yêu cầu là 7 l/s/ha. Các sông trục dẫn nước tiêu quá nông, hẹp, nhiều năm không được nạo vét, mặt khác tình trạng lấn chiếm dòng chảy còn diễn ra phổ biến, gây nhiều vật cản, khả năng dẫn nước chỉ đạt 40 - 60% so với năng lực thiết kế. Công trình tiêu nội đồng (công trình điều tiết, bờ vùng) xây dựng không đồng bộ, chưa hoàn chỉnh tình trạng nước vùng cao vẫn bị dồn xuống gây úng cho vùng trũng, như vùng Ba Đạc Tám Mươi, xã Thái Hồng, vùng ven sông Sinh, sông Cô, sông Sành, Tà Sa, vùng Nam sông Sa Lung. Đặc biệt những năm gần đây do chuyển dịch cơ cấu kinh tế, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đã làm giảm diện tích canh tác nông nghiệp; nhu cầu tiêu nước tăng (hệ số tiêu tăng theo diện tích không trữ nước) nên áp lực về tiêu nước đối với hệ thống công trình tiêu cũng tăng.
8.3. Hệ thống quan trắc, đo đạc, cảnh báo
- Hệ thống mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn (KTTV) do Đài KTTV tỉnh Thái Bình quản lý trên toàn tỉnh có 01 trạm khí tượng, 06 trạm thủy văn, 06 điểm đo mặn, 13 điểm đo mưa tự động Vrain (do Tổng cục KTTV thuê dịch vụ); ngoài ra còn hệ thống đo mưa chuyên dùng của tỉnh gồm có 09 trạm đo tự động và 04 điểm còn đo thủ công. Các số liệu thực đo về gió, mưa, mực nước, nhiệt độ, độ ẩm đa số được quan trắc bằng thiết bị tự động hoặc tự ghi, riêng quan trắc độ mặn chủ yếu vẫn là thủ công.
- Các số liệu thực đo về gió, mưa, mực nước, nhiệt độ, độ ẩm, độ mặn, mức độ xâm nhập mặn đều có máy tự ghi.
- Ngoài ra còn các trạm đo mưa tự động tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hạt Quản lý đê Hưng Hà, Hạt Quản lý đê Tiền Hải, Hạt Quản lý đê Thái Thụy. Xây dựng Camera giám sát tình trạng đê điều tại đê Nhật Tảo, kè Nhật Tảo, huyện Hưng Hà, thượng lưu, hạ lưu cống Lân I, huyện Tiền Hải.
Hệ thống quan trắc, đo đạc, cảnh báo trên toàn tỉnh cơ bản đáp ứng được yêu cầu trong công tác PCTT; tuy nhiên, với tình hình diễn biến thiên tai ngày càng phức tạp và cực đoan, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu cần tăng cường công tác quan trắc, đo đạc, cảnh báo thêm về vấn đề nước dâng, xâm nhập mặn, lốc, sét.
8.4. Hệ thống giám sát, cảnh báo thiên tai
- Hiện tại hệ thống giám sát, cảnh báo thiên tai trong tỉnh đã có Camera giám sát tình trạng đê điều tại đê Nhật Tảo, kè Nhật Tảo, huyện Hưng Hà, thượng lưu, hạ lưu cống Lân I, huyện Tiền Hải. Các trạm đo mưa, đo gió tự động của Tổng cục PCTT tại Hạt Quản lý đê Tiền Hải và Thái Thụy, Camera giám sát của Tổng cục tại đê biển 5, 6, 7,8 nhằm giám sát, cảnh báo đối với các vị trí xung yếu của công trình PCTT.
- Do hệ thống công trình đê điều đã được xây dựng từ lâu, sử dụng vật liệu đắp đê không đồng nhất, ẩn họa thân đê do mối, chuột... nên khi có lũ, bão, mưa lớn dễ xảy ra các sự cố đê điều; cần tăng cường đầu tư xây dựng thêm Camera giám sát tình trạng đê điều ở tất cả các tuyến đê.
8.5. Các khu neo đậu tàu thuyền, tránh trú bão (đối với khu vực ven biển)
- Toàn tỉnh Thái Bình hiện có 04 khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cấp tỉnh thuộc hai huyện Thái Thụy (cửa sông Trà Lý, cửa sông Diêm Hộ) và huyện Tiền Hải (bến cá Cửa Lân, khu neo đậu tránh trú bão Cửa Lân) với sức chứa tại vùng nước neo đậu khoảng 852 chiếc, loại tàu lớn nhất được vào khu neo đậu tránh trú bão có công suất 300CV.
- Khu neo đậu tàu thuyền, tránh trú bão cơ bản đáp ứng được nhu cầu neo đậu, tránh trú bão; tuy nhiên, để phát triển kinh tế biển, giao thông vận tải thủy; cần nâng cấp, đau tư xây dựng thêm khu neo đậu phục vụ PCTT.
8.6. Hệ thống điện, thông tin liên lạc, truyền thanh, truyền hình
- Về lưới điện trung áp và hạ áp, hệ thống lưới điện đã phủ kín các xã, đến tận các thôn xóm và các hộ nông dân nông thôn; toàn tỉnh có 19 trạm biến áp trung gian 35/10kV; 1.990 trạm biến áp phân phối 35/04kV, 10/0,4kV; 1.790km đường dây 35kV, 10kV; 5.700km đường dây hạ thế và 461.925 chiếc công tơ, hệ thống lưới điện trung, hạ áp này thực hiện nhiệm vụ cung cấp điện trực tiếp cho các xã, các đơn vị và cơ quan trên địa bàn tỉnh. Hằng năm Điện lực Thái Bình xây dựng phương án bảo vệ mạng lưới điện; chuẩn bị đầy đủ về nhân lực, vật tư, phương tiện để đảm bảo công tác xử lý các sự cố về điện và PCTT một cách nhanh nhất; tổ chức kiểm tra, cắt tỉa cây cối để bảo vệ lưới điện; đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng nhằm đáp ứng yêu cầu PCTT.
- Hằng năm Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng phương án đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt phục vụ chỉ huy, chỉ đạo công tác PCTT và TKCN trong mọi tình huống; chỉ đạo các cơ quan báo chí, đài phát thanh và truyền hình của tỉnh phối hợp với Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, các cơ quan thông tin đại chúng Trung ương thông báo thường xuyên về tình hình thiên tai, lụt, bão. Xây dựng, triển khai phương án bảo đảm thông tin liên lạc phục vụ công tác PCTT và TKCN, bám sát tình hình thực tế, có tính đến yếu tố bất thường của thời tiết trong xây dựng phương án. Xử lý ứng cứu kịp thời công tác thông tin trong công tác PCTT và TKCN. Thực hiện thường xuyên công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng, chống thiên tai để nâng cao nhận thức, ý thức người dân về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai. Chỉ đạo, đôn đốc và kiểm tra các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông trên địa bàn lập kế hoạch và triển khai các phương án PCTT và TKCN, chuẩn bị sẵn sàng các thiết bị thông tin liên lạc phù hợp với điều kiện, đặc điểm của từng địa phương, đặc biệt tại các khu vực trọng điểm thiên tai, các công trình quan trọng liên quan đến công tác phòng, chống thiên tai.
- Phát thanh và Truyền hình: Hệ thống phát thanh được lắp đặt, xây dựng đến từng cụm dân cư; đảm bảo thực hiện nhiệm vụ truyền tin, tuyên truyền đến từng người dân. Hệ thống truyền hình của tỉnh được xây dựng đến cấp huyện; truyền tin, thông báo chính xác, kịp thời các thông tin dự báo, cảnh báo về thời tiết, lũ, bão, động đất và các văn bản chỉ đạo, chỉ huy ứng phó thiên tai kịp thời, chính xác theo đúng quy định hiện hành; thường xuyên đưa tin về các kinh nghiệm, các điển hình trong công tác PCTT và TKCN và khắc phục hậu quả. Phối hợp với các cơ quan chuyên môn tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân những kiến thức cơ bản về phòng, chống và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra, để nhân dân biết và chủ động phòng, ứng phó an toàn. Tổ chức xây dựng Kế hoạch phòng, chống thiên tai của ngành hằng năm và theo kế hoạch.
8.7. Hệ thống giao thông phục vụ cứu hộ, cứu nạn
- Thái Bình là tỉnh có mạng lưới giao thông hoàn thiện, phát triển sớm và nhanh so với cả nước. Các công trình vượt sông lớn đã được xây dựng xong và đưa vào sử dụng, như: cầu Tịnh Xuyên; cầu Hòa Bình; cầu Thái Bình; cầu Bo; cầu Quảng Trường Vũ Đông; cầu Thái Hà; cầu Trà Lý qua sông Trà Lý, cầu Triều Dương; cầu La Tiến, cầu Hiệp qua sông Luộc; cầu Nghìn, cầu Hồng Quỳnh qua sông Hóa; cầu Thái Hà, cầu Tân Đệ qua sông Hồng giúp cho giao thông đường bộ giữa Thái Bình với cả nước thuận lợi, thông suốt.
- Mạng lưới giao thông đường bộ của tỉnh phân bố hợp lý, toàn tỉnh có 04 tuyến quốc lộ gồm: Quốc lộ 10, quốc lộ 39, quốc lộ 37 và quốc lộ 37B với tổng chiều dài 151km. Đường tỉnh có 33 tuyến dài 284,41km. Đang xây dựng tuyến đường bộ ven biển tỉnh Thái Bình có chiều dài 34,4km nối Thái Bình với Hải Phòng và Nam Định. Hệ thống đường giao thông nông thôn gồm đường huyện (thành phố) dài 788,46km; đường trục xã và thôn dài 4.053,1km. Chất lượng đường không ngừng được nâng cấp lên. Quốc lộ, tỉnh lộ, đường nội thị được mở rộng, nâng cấp, được rải thảm bê tông nhựa. Hệ thống giao thông nông thôn được cứng hóa mặt đường bằng đá, nhựa và bê tông xi măng. 100% xã, phường có đường ô tô về trung tâm xã tạo thành một hệ thống khép kín từ tỉnh về huyện, xuống tận các xã, bảo đảm được sự thông suốt trong mọi thời tiết. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới các xã, phường, thị trấn của tỉnh đã thực hiện việc đầu tư xây dựng đường liên xã, liên thôn, đường thôn xóm, đường giao thông nội đồng tạo ra thuận lợi rất lớn cho công tác PCTT và TKCN; ngoài ra những năm gần đây được sự hỗ trợ của Trung ương và nỗ lực của chính quyền địa phương hệ thống đê điều của tỉnh được cải tạo nâng cấp, gia cố mặt đê; xây dựng đường hành lang chân đê cũng góp phần không nhỏ trong công tác cứu hộ, cứu nạn.
8.8. Nhà tránh trú thiên tai cộng đồng
Thái Bình không xây dựng nhà tránh trú thiên tai cộng đồng riêng biệt mà sử dụng lồng ghép mục tiêu vào Chương trình xây dựng nông thôn mới, cụ thể: Xây dựng kiên cố các cơ sở hạ tầng từ cấp thôn, xã, phường, thị trấn như trụ sở Ủy ban nhân dân các cấp, hệ thống trường học, hội trường các cấp, trạm y tế... làm nơi tránh trú thiên tai khi cần thiết phải di dời dân cư.
9.1. Lồng ghép nội dung PCTT trong lĩnh vực tài nguyên nước
- Lập quy hoạch có liên quan đến phát triển bền vững tài nguyên nước trên cơ sở gắn kết với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trước hết, ưu tiên rà soát, xây dựng công trình thủy lợi, hệ thống công trình ven sông, ven biển (đê điều...) có tính đến biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai.
- Xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý tổng hợp tài nguyên nước trên quy mô lưu vực. Quản lý tổng hợp nguồn nước theo đúng quy chế đáp ứng nhu cầu của: Sản xuất, tưới tiêu, thủy sản.
- Nâng cao nhận thức cộng đồng về tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH), sử dụng an toàn, hợp lý nước mặt và nước ngầm.
- Thực hiện sử dụng nguồn nước tiết kiệm và hợp lý:
+ Cân đối nguồn cung và nhu cầu nước trên địa phương;
+ Định mức sử dụng nước và giá nước phù hợp với thực tế;
+ Phổ biến các biện pháp tưới tiêu khoa học, tiết kiệm nước trong ngành nông nghiệp.
- Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội của vùng ven sông và ven biển.
- Bổ sung giải pháp quan trắc đánh giá chất lượng và trữ lượng tài nguyên nước mặt để kiểm soát chặt chẽ việc khai thác, sử dụng nước mặt, hạn chế việc gia tăng xâm nhập mặn.
- Lồng ghép các hoạt động ứng phó với BĐKH, phòng, chống thiên tai trong lĩnh vực tài nguyên nước vào các chương trình được thực hiện tại địa phương:
+ Chương trình phát triển nông thôn; xóa đói, giảm nghèo;
+ Chương trình nước sạch nông thôn và vệ sinh môi trường;
+ Chương trình phòng, chống thiên tai;
+ Chương trình bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn.
9.2. Lồng ghép nội dung PCTT trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn
- Lồng ghép các hoạt động phòng, chống thiên tai với ứng phó biến đổi khí hậu vào các chương trình được thực hiện tại địa phương:
+ Nâng cao nhận thức cộng đồng và các bên liên quan trong bảo vệ môi trường biển, ven biển; tích cực trồng mới và khoanh vùng bảo tồn rừng ngập mặn theo mô hình quản lý khu dự trữ sinh quyển thế giới Đồng bằng sông Hồng.
+ Tăng cường hiệu quả bảo vệ tài nguyên môi trường biên; quản lý và bảo tồn dựa vào cộng đồng ven biển.
+ Phát triển sinh kế theo hướng bền vững; hướng tới mô hình phát triển kinh doanh cộng đồng.
+ Tăng cường công tác quản lý tổng hợp biển, tổ chức thực hiện chiến lược phát triển bền vững biển, ven biển tỉnh Thái Bình, kế hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển theo hướng dẫn của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam.
+ Đề xuất nhu cầu khai thác sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển của tỉnh để đưa vào quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển quốc gia. Lập báo cáo hiện trạng môi trường biển ven biển tỉnh Thái Bình; dự báo thiên tai, sự cố trên biển, ven biển, ô nhiễm môi trường biển do sự cố tràn dầu, hoạt động vận tải biển hàng hải.
+ Thẩm định các quy hoạch chuyên ngành, các đề án thành lập, các công trình quan trọng ven biển, trên biển phục vụ cho khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo.
- Nghiên cứu và ứng dụng các biện pháp tác nghiệp đồng ruộng ngắn hạn, tập trung vào:
+ Áp dụng các biện pháp canh tác bảo vệ đất trồng trọt, độ phì nhiêu của đất. Lựa chọn giống cây trồng thích nghi với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai (chọn giống ngắn ngày, chín sớm, giống chống chịu các điều kiện bất lợi như: Hạn, chua, sâu bệnh...).
+ Thay đổi thời vụ và lịch gieo trồng thích hợp để phòng, chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu. Thay đổi các biện pháp canh tác thích hợp (mật độ trồng, cách bón phân, làm cỏ, cày bừa, phủ rơm rạ trên ruộng khi gặt xong, phòng trừ sâu bệnh, luân canh cây trồng...). Tăng cường sản xuất, chế biến, dự trữ và sử dụng hợp lý thức ăn chăn nuôi. Xây dựng chuồng trại với kiểu cách thích hợp, xử lý phân và nước thải gia súc.
- Nghiên cứu và ứng dụng các biện pháp tác nghiệp đồng ruộng dài hạn, bao gồm:
+ Thay đổi cơ cấu cây trồng trên đồng ruộng thích hợp với biến đổi khí hậu.
+ Lai tạo giống mới thích nghi với điều kiện BĐKH, các giống có khả năng chịu hạn, chịu mặn, úng ngập, sâu bệnh...
+ Hiện đại hóa kỹ thuật và biện pháp canh tác trên đồng ruộng và chăn nuôi. Cải thiện và nâng cao năng lực quản lý việc sử dụng đất để bảo tồn đất.
- Áp dụng công nghệ canh tác phù hợp với hoàn cảnh BĐKH. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý và quy hoạch liên quan đến BĐKH:
+ Quy hoạch lại sử dụng đất, hệ thống cơ cấu cây trồng, vật nuôi từng vùng cho phù hợp với BĐKH. Bố trí cây trồng hợp lý, nhất là ở những nơi dễ bị tổn thương do BĐKH. Trên cơ sở quy hoạch, vùng đất cao sẽ chuyển sang trồng cây chịu hạn để giảm áp lực về nước tưới, vùng thường xuyên xảy ra úng ngập chuyển sang trồng các loại cây có khả năng chịu úng.
+ Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư.
+ Dự tính, dự báo sản lượng mùa màng, cảnh báo thiên tai, sâu bệnh cho nông nghiệp, phát triển hệ thống thông tin và truyền thông.
+ Phát triển công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật nông nghiệp. Xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách thích ứng với BĐKH.
- Nâng cao khả năng giảm thiểu tác động của BĐKH đến khả năng cung cấp nước cho trồng trọt, tập trung vào:
+ Quản lý, điều phối việc sử dụng tài nguyên nước một cách khoa học và hiệu quả.
+ Thực hiện các biện pháp tưới hiệu quả và tiết kiệm như tưới phun, tưới nhỏ giọt. Nâng cấp và mở rộng hệ thống tưới tiêu.
+ Nâng cấp hệ thống tưới tiêu, các trạm bơm phục vụ nông nghiệp.
+ Rà soát, đánh giá công năng hệ thống thủy lợi, điều chỉnh khả năng tích nước, điều hòa nước trong mùa khô, mở rộng hệ thống tưới tiêu.
- Các biện pháp khác:
+ Nghiên cứu, xây dựng, ứng dụng các mô hình sản xuất nông nghiệp nhằm giảm thiểu và thích ứng với sự BĐKH.
+ Nâng cao nhận thức về BĐKH, các biện pháp thích ứng với BĐKH cho nông dân.
+ Bảo tồn và giữ gìn các giống loài đặc hữu ở địa phương.
+ Phát triển và nâng cấp mô hình sản xuất vườn, ao, chuồng (VAC).
+ Tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho nông dân trong mùa mưa lũ, nông nhàn.
+ Đào tạo nguồn nhân lực, phát triển khoa học công nghệ của tỉnh trong phòng tránh, khắc phục hậu quả thiên tai, ứng phó và giảm nhẹ tác động biến đổi khí hậu trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.
- Lồng ghép:
+ Chương trình xây dựng Trung tâm giống cây trồng, giống chăn nuôi, Khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;
+ Chương trình giảm nhẹ, phòng, chống thiên tai;
+ Chương trình đưa khuyến nông về cơ sở;
+ Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn;
+ Chương trình xây dựng vùng lúa thâm canh năng suất chất lượng, hiệu quả cao.
- Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Chuyển nền nông nghiệp tự cấp, tự túc là chủ yếu sang sản xuất hàng hóa hướng xuất khẩu, thực hiện chiến lược chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Một năm sản xuất 4-5 vụ có 2-3 vụ màu, trong đó mở rộng và thâm canh cây vụ Đông, đưa vụ Đông thành vụ chính chiếm trên 50% diện tích, đạt giá trị chiếm trên 20% giá trị sản xuất ngành trồng trọt.
- Rà soát, chỉnh sửa quy hoạch, kế hoạch nuôi trồng thủy sản tại các vùng sinh thái khác nhau, có tính đến tác động của BĐKH và yêu cầu phòng, chống thiên tai. Nuôi trồng các loài chịu được biến đổi môi trường (thích nghi với nhiệt độ tăng, tăng độ sâu của ao hồ để tạo nhiệt độ thích hợp và giảm tổn hại do quá trình tăng nhiệt độ và bốc hơi nhanh của mặt nước). Tăng cường năng lực quản lý thủy sản trong bối cảnh BĐKH và phòng, chống thiên tai. Nâng cấp, xây dựng mới các khu dịch vụ hậu cần nghề cá, chế biến thủy sản. Xây dựng Quỹ bảo hiểm thủy sản đề phòng rủi ro do thiên tai và BĐKH. Khai thác thủy sản mặt nước và bãi triều: Nuôi trồng thủy sản nước ngọt tập trung trong nội đồng, nuôi thủy sản nước lợ kết hợp phát triển rừng ngập mặn và bảo vệ sinh thái ruộng đất ngập nước.
- Đánh giá hiện trạng và xác định khả năng ứng phó với BĐKH của các hệ thống công trình thủy lợi ở các vùng miền;
- Kiện toàn hệ thống chỉ đạo, chỉ huy hộ đê, phòng, chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai; bổ sung các quy định, quy chế phối hợp ứng phó trong các tình huống khẩn cấp và thiên tai từ Trung ương đến địa phương. Tăng cường trang bị cơ sở vật chất và tính chuyên nghiệp cho lực lượng ứng cứu khi thiên tai xảy ra; tăng cường năng lực trong công tác tham mưu, chỉ đạo, điều hành và hệ thống hỗ trợ ra quyết định về cảnh báo sớm thiên tai;
- Nâng cao năng lực và trình độ khoa học công nghệ (KHCN) về quy hoạch, thiết kế, xây dựng công trình thủy lợi. Xây dựng các giải pháp tưới tiêu, quy trình quản lý, vận hành, điều tiết hệ thống công trình thủy lợi, nhằm né tránh các tác động bất lợi, hạn chế thiệt hại, rủi ro do BĐKH gây ra;
- Rà soát quy hoạch, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống đê sông, đê biển, đê vùng cửa sông đảm bảo chống được nước biển dâng theo kịch bản đã được xác lập cho từng giai đoạn;
- Xây dựng phương án hỗ trợ đặc biệt cho các vùng dân cư, ở các vùng thường xảy ra lũ lụt để người dân có nơi trú ẩn an toàn vào mùa lũ, di dời dân ra khỏi các vùng bị sạt lở ven sông, ven biển đe dọa tới an toàn của người dân;
- Xây dựng chương trình nâng cấp các hệ thống thủy lợi, đê điều, phòng, chống lụt bão, bảo đảm sử dụng nước tiết kiệm;
- Lồng ghép:
+ Lồng ghép các vấn đề BĐKH vào quá trình xây dựng các biện pháp bảo đảm an ninh nước cho các hệ thống thủy lợi, an toàn hệ thống đê biển;
+ Tu bổ, cải tạo, chống tổn thất nước trên hệ thống kênh mương, vận hành hệ thống hợp lý để tăng diện tích tự chảy, tiết kiệm năng lượng bơm nước;
+ Thực hiện đề án hiện đại hóa hệ thống thủy lợi tỉnh Thái Bình giai đoạn 2014 - 2020 và những năm tiếp theo.
9.3. Lồng ghép nội dung PCTT trong lĩnh vực năng lượng, giao thông vận tải và cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải và năng lượng là những lĩnh vực cốt yếu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, phòng, chống thiên tai do vậy các tác động tiêu cực của BĐKH cần phải được giảm thiểu tối đa để đảm bảo các mục tiêu phát triển của tỉnh cũng như đáp ứng các yêu cầu về an ninh, quốc phòng. Các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính cũng rất cần được tính đến trong lĩnh vực năng lượng và giao thông vận tải.
Giải pháp:
- Lồng ghép vấn đề BĐKH vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển năng lượng, giao thông vận tải của tỉnh.
- Đánh giá tác động của BĐKH đến công tác thi công thiết kế, quy hoạch hệ thống giao thông hiện tại và trong tương lai.
- Nâng cao hiệu suất trong khai thác, sản xuất, phân phối, chuyền tải và sử dụng năng lượng.
- Nâng cao nền móng và cải tạo các công trình của ngành năng lượng, giao thông vận tải tại các vùng có nguy cơ bị thiên tai đe dọa.
- Phát triển các loại bếp tiết kiệm, đạt hiệu suất cao và vận động sử dụng rộng rãi bếp tiết kiệm, nhất là ở nông thôn.
- Quản lý nhu cầu năng lượng trên nguyên tắc bảo đảm hiệu suất năng lượng cao, tiêu thụ điện hợp lý, giữ vững an ninh năng lượng.
- Vận động sử dụng các nguồn chất thải hữu cơ từ động vật (phân động vật, phân người, rác thải của các cơ sở chế biến hải sản, sinh vật) đến thực vật (rơm rạ, thân và lá ngô, khoai lang và các loại rau đậu,...) để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hoặc phát điện biogas.
- Kiên cố hóa các công trình giao thông vận tải, hệ thống cột truyền tải điện ở vùng có nguy cơ thường xuyên bị ngập lụt, gia cố mái taluy các công trình đường bộ.
- Thực hiện nghiêm ngặt luật giao thông thủy, cảnh báo cho tàu thuyền trong mùa lũ lẫn mùa kiệt.
- Phát triển các phương tiện giao thông công cộng để giảm thiểu phương tiện giao thông cá nhân, giảm lượng khí thải; thu hồi các loại phương tiện giao thông cũ, nát có lượng khí thải không đảm bảo tiêu chuẩn môi trường.
- Ưu tiên sử dụng các loại vật liệu có khả năng chống chịu tốt với những tác động của BĐKH (như bê tông xi măng).
- Quy hoạch lại khu dân cư, nâng cấp và hệ thống thoát nước có tính đến ảnh hưởng của thiên tai tại các vùng nhạy cảm như vùng ven sông, ven biển, những khu vực đất thấp...
- Xây dựng và hoàn chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải trong đó chú trọng lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào các kế hoạch, dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông.
- Chương trình tiết kiệm năng lượng; sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo.
- Chương trình áp dụng công nghệ cao trong các ngành công nghiệp tỉnh Thái Bình đến năm 2020.
- Dự án quốc lộ ven biển, quốc lộ 37 và cầu sông Hóa, quốc lộ 39A từ cầu Triều Dương - Diêm Điền.
- Xây dựng đường tránh trú bão, cứu hộ, cứu nạn phát triển kinh tế biển và đảm bảo an ninh quốc phòng ven biển phía Nam (đường 221A cũ); đường tránh trú bão Quang Bình - Quang Minh - Minh Tân - Bình Thanh (Kiến Xương); ĐH 72, ĐH 91; đường 221D.
- Cải tạo, nâng cấp đường 39B (Thanh Nê - Diêm Điền); đường 454 (tỉnh lộ 223 cũ) và cầu Tịnh Xuyến, đường 457 (đường 222 cũ), cầu Sa Cao.
- Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011-2020.
9.4. Lồng ghép nội dung PCTT trong thực hiện Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng (Quyết định số 129/QĐ-UBND ngày 26/01/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh).
- Đảm bảo 100% cán bộ chính quyền địa phương các cấp trực tiếp làm công tác quản lý thiên tai được tập huấn, nâng cao năng lực và trình độ về quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng.
- Hoàn thiện bộ máy phòng chống và quản lý thiên tai của cơ quan chuyên trách các cấp.
- Trang bị công cụ hỗ trợ công tác phòng, chống thiên tai cho các cơ quan chính quyền các cấp.
- Cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới trụ sở cơ quan chuyên trách về phòng, chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai cấp tỉnh, huyện, thành phố.
10. Đánh giá về công tác phục hồi, tái thiết
- Công tác khắc phục hậu quả đã được triển khai khẩn trương và hiệu quả, huy động tối đa các nguồn lực trong nước, các tổ chức quốc tế, các nhà hảo tâm, doanh nghiệp, phát huy mạnh mẽ tinh thần tương thân tương ái, kịp thời hỗ trợ, thăm hỏi, động viên chung sức giúp đồng bào bị ảnh hưởng bởi thiên tai vượt qua khó khăn sớm ổn định đời sống.
- Sau mỗi đợt thiên tai, trên cơ sở thống kê thiệt hại và đề xuất của địa phương, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã phối hợp với các sở, ngành liên quan nhanh chóng, kịp thời tổng hợp, đề xuất, báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai trình Thủ tướng Chính phủ quyết định hỗ trợ cho các địa phương trong tỉnh bị thiệt hại nặng để khôi phục đời sống, sản xuất, đặc biệt là gạo cứu đói, giống cây trồng để khôi phục sản xuất, thuốc, hóa chất khử trùng phòng, chống dịch bệnh và kinh phí hỗ trợ từ dự phòng ngân sách Trung ương để khắc phục các cơ sở hạ tầng thiết yếu. Sử dụng nguồn Ngân sách dự phòng của địa phương để đầu tư, sửa chữa, nâng cấp các công trình PCTT bị hư hỏng; hỗ trợ nhân dân bị thiệt hại.
- Các lực vũ trang đã huy động số lượng lớn các cán bộ, chiến sỹ, phương tiện, trang thiết bị tìm kiếm người mất tích, giúp dân dọn dẹp vệ sinh môi trường, dựng lại nhà cửa sớm ổn định cuộc sống và khôi phục sản xuất,...
Các hoạt động phục hồi tái thiết sau thiên tai bao gồm các bước sau:
- Báo cáo nhanh thiệt hại sau thiên tai. Công việc này thực hiện một cách nhanh chóng và kịp thời qua Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp:
+ Cấp xã: Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp xã giao nhiệm vụ đánh giá nhanh tình hình thiệt hại trên địa bàn từng thôn cho trưởng thôn phối hợp với lực lượng xung kích xã theo sự phân công của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN xã. Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp xã tổ chức thẩm định thông tin, sau đó lập báo cáo bằng văn bản gửi về Ban Chỉ huy PCTT và TKCN huyện.
+ Cấp huyện: Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện, cập nhật tổng hợp tình hình thiệt hại từ các xã báo cáo lên vào biểu mẫu thống nhất, lập báo cáo bằng văn bản (có thể thêm báo cáo nhanh bằng điện thoại) về Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp tỉnh, đồng thời gửi báo cáo bằng văn bản về Ủy ban nhân dân huyện theo quy định.
+ Cấp tỉnh: Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp tỉnh (qua bộ phận Văn phòng thường trực) sẽ cập nhật, tổng hợp tình hình từ các huyện báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để báo cáo về Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai.
- Thống kê, đánh giá đầy đủ các thiệt hại sau thiên tai.
- Lập kế hoạch phục hồi tái thiết sau thiên tai.
- Phân bổ nguồn lực cho phục hồi, tái thiết.
- Giám sát quá trình thực hiện.
Sau mỗi một đợt thiên tai lớn: Thủ tướng Chính phủ quyết định hỗ trợ kinh phí dự phòng ngân sách Trung ương cho các địa phương chịu ảnh hưởng lớn để khắc phục hậu quả cấp bách. Việc sử dụng nguồn lực này cần được các địa phương triển khai kịp thời, đúng mục đích, có hiệu quả và thường xuyên báo cáo về Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai để báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định.
Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành, do cơ quan thường trực làm trưởng đoàn, đánh giá việc thực hiện ở các địa phương, trong đó, trọng tâm là kiểm tra các quy trình về thống kê đánh giá thiệt hại; nội dung, cơ sở thực tiễn của việc xây dựng kế hoạch phục hồi sau thiên tai; việc thực hiện các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân cũng như khôi phục các cơ sở hạ tầng thiết yếu.
Ban Chỉ huy các cấp tỉnh, huyện cũng tổ chức các đoàn xuống kiểm tra cấp dưới trong việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân, chất lượng và tiến độ khôi phục tái thiết các công trình hạ tầng.
Tuy nhiên, các đoàn kiểm tra cần có sự phối hợp giữa các cấp, nhất là cấp Trung ương với các tỉnh, tránh trường hợp chồng chéo hoặc quá nhiều đoàn xuống một nơi, gây lãng phí tiền bạc và thời gian cho cơ sở.
- Hằng năm sử dụng nguồn hỗ trợ từ Trung ương và nguồn ngân sách địa phương, Quỹ PCTT tỉnh để thực hiện đầu tư, sửa chữa, duy tu, nâng cấp hệ thống công trình PCTT và TKCN trong tỉnh bảo đảm năng lực, yêu cầu về PCTT.
- Xây dựng và thực hiện Kế hoạch đầu tư ngắn hạn, trung hạn, dài hạn để thực hiện đầu tư hệ thống công trình cũng như cơ sở hạ tầng PCTT và TKCN bảo đảm an toàn, phục hồi tái thiết.
- Sử dụng nguồn hỗ trợ từ Trung ương, nguồn ngân sách dự phòng địa phương, Quỹ PCTT tỉnh để xử lý khẩn cấp các tình huống thiên tai xảy ra nhằm bảo đảm an toàn hệ thống công trình PCTT, phục hồi tái thiết, ổn định kinh tế - xã hội, hỗ trợ sản xuất.
- Ngoài ra chủ động bố trí các nguồn lực thực hiện lồng ghép PCTT và TKCN vào các chương trình, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của tinh.
- Tiếp nhận và thực hiện các nguồn vốn khác như: Nguồn vốn ODA, các nguồn vốn hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế, các nguồn vốn từ các tổ chức chính trị - xã hội (Chữ Thập đỏ, Phụ nữ, Thanh niên, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Phi chính phủ, khối tư nhân...).
1. Xác định rủi ro thiên tai và thiên tai thường gặp
Dựa trên đặc điểm điều kiện tự nhiên, đặc điểm địa lý và dân sinh kinh tế của tỉnh, Thái Bình có thể gặp các loại hình rủi ro thiên tai sau đây: Áp thấp nhiệt đới, bão, lốc, sét, mưa lớn, lũ, ngập lụt, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối và các loại thiên tai khác có thể gây ra về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và hoạt động kinh tế - xã hội.
Tỉnh Thái Bình đã ghi nhận nhiều trận bão lớn, gây thiệt hại không nhỏ cho con người và tài sản như các năm 1986, 1996, gần đây nhất là trận bão số 8 (bão Sơn Tinh) năm 2012, đây là trận bão lớn, đổ bộ vào tỉnh Thái Bình từ chiều và đêm ngày 28/10/2012 đã gây gió mạnh cấp 11, cấp 12, giật cấp 14, kèm theo mưa to đến rất to, lượng mưa được ghi nhận ở thành phố Thái Bình 404mm, Đông Hưng 378mm. Mưa to, sóng, gió lớn đã gây thiệt hại rất nghiêm trọng về cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện lực, thông tin liên lạc, tài sản, lúa hoa màu, phương tiện đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản tại hầu hết các địa phương trong tỉnh, đặc biệt là hai huyện Tiền Hải và Thái Thụy.
Các trận mưa lớn, dông lốc, sấm sét, rét đậm, rét hại, nước biển dâng cũng thường xuyên xuất hiện gây ảnh hưởng không nhỏ tới hệ thống công trình PCTT, sản xuất nông nghiệp cũng như đời sống dân sinh. Năm 2017, tuy không bị bão đổ bộ trực tiếp nhưng do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 10 kết hợp triều cường, lũ trên các triền sông do hồ Thủy điện Hòa Bình xả lũ đã gây ra nước dâng từ 0,15 - 0,90m. Dông lốc ngày 10/10/2017 tại xã Nguyên Xá, huyện Vũ Thư đã gây thiệt hại về người và nhà ở, hoa màu. Tháng 8 năm 2019, do sấm sét tại xã Tân Hòa, huyện Hưng Hà đã gây ảnh hưởng đến chăn nuôi gia súc, gia cầm. Gần đây nhất, ngày 26/01/2020 xuất hiện mưa lớn, dông lốc, sấm sét nhiều nơi trong tỉnh có mưa đá, lượng mưa trung bình toàn tỉnh 99,0mm đã gây ảnh hưởng lớn đến mạng lưới điện và sản xuất nông nghiệp.
2. Xác định cấp độ rủi ro thiên tai
Căn cứ: Các tình huống, các loại hình thiên tai đã xảy ra trên địa bàn tỉnh, mức độ ảnh hưởng, tình hình thiệt hại của từng loại hình thiên tai để xác định cấp độ rủi ro thiên tai; các văn bản quy phạm về Luật PCTT, các Quyết định, Nghị định trong lĩnh vực PCTT và TKCN, Phương án ứng phó với thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai tỉnh Thái Bình đã được phê duyệt tại Quyết định số 2220/QĐ-UBND ngày 25/9/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh xác định cấp độ rủi ro thiên tai như sau:
2.1. Cấp độ rủi ro thiên tai do áp thấp nhiệt đới, bão
Cấp độ rủi ro thiên tai do áp thấp nhiệt đới, bão có 3 cấp, thấp nhất là cấp 3 và cao nhất là cấp 5:
2.1.1. Rủi ro thiên tai cấp độ 3 gồm các trường hợp sau:
a) Áp thấp nhiệt đới, bão cấp 8, cấp 9 hoạt động trên Biển Đông (Bao gồm cả khu vực quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa), vùng biển ven bờ vịnh Bắc Bộ, trên đất liền khu vực Bắc Bộ;
b) Bão mạnh cấp 10, cấp 11 hoạt động trên Biển Đông (Bao gồm cả khu vực quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa), vùng biển ven bờ, trên đất liền khu vực Bắc Bộ;
c) Bão rất mạnh từ cấp 12 đến cấp 15 hoạt động trên Biển Đông (Bao gồm cả khu vực quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa).
2.1.2. Rủi ro thiên tai cấp độ 4 gồm các trường hợp sau:
a) Bão rất mạnh từ cấp 12 đến cấp 15 hoạt động trên vùng biển ven bờ, đất liền khu vực Bắc Bộ;
b) Siêu bão từ cấp 16 trở lên hoạt động trên Biển Đông (Bao gồm cả khu vực quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa).
2.1.3. Rủi ro thiên tai cấp độ 5 trong trường hợp sau: Siêu bão từ cấp 16 trở lên hoạt động trên vùng biển ven bờ, đất liền khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ.
2.1.4. Cấp độ rủi ro thiên tai do áp thấp nhiệt đới, bão được xem xét xác định tăng thêm một cấp, đến cấp cao nhất là cấp 5, khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
a) Áp thấp nhiệt đới, bão hoạt động trên Biển Đông (Bao gồm cả khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa), vùng biển ven bờ kết hợp với hoạt động của gió mùa Đông Bắc, gió mùa Tây Nam mạnh;
b) Áp thấp nhiệt đới, bão hoạt động trên đất liền nơi đang xảy ra mưa lớn, lũ, ngập lụt lớn hoặc trùng hợp với thời kỳ triều cường, nước biển dâng cao ở vùng ven bờ.
2.2. Cấp độ rủi ro thiên tai do lốc, sét, mưa đá
Cấp độ rủi ro thiên tai do lốc, sét, mưa đá có 2 cấp:
2.2.1. Rủi ro thiên tai cấp độ 1: Lốc, sét, mưa đá mức độ trung bình trên phạm vi nhỏ.
2.2.2. Rủi ro thiên tai cấp độ 2: Lốc, sét, mưa đá mức độ mạnh, trên phạm vi rộng.
2.3. Cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn
Cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn có 3 cấp:
2.3.1. Rủi ro thiên tai cấp độ 1 trong trường hợp sau: Lượng mưa trong 24 giờ từ trên 200mm đến 500mm, kéo dài từ 1 ngày đến 2 ngày trên địa bàn tỉnh.
2.3.2. Rủi ro thiên tai cấp độ 2 gồm các trường hợp sau: Lượng mưa trong 24 giờ trên 500mm, kéo dài từ 1 ngày đến 2 ngày trên địa bàn tỉnh.
2.3.3. Rủi ro thiên tai cấp độ 3 trong trường hợp sau: Lượng mưa trong 24 giờ từ trên 200mm đến 500mm, kéo dài từ trên 2 ngày đến 4 ngày trên địa bàn tỉnh.
2.4. Cấp độ rủi ro thiên tai do nắng nóng
Cấp độ rủi ro thiên tai do nắng nóng có 3 cấp:
2.4.1. Rủi ro thiên tai cấp độ 1 gồm các trường hợp sau:
a) Đợt nắng nóng với nhiệt độ cao nhất trong ngày lên đến 39°C, 40°C, kéo dài từ trên 5 ngày đến 10 ngày;
b) Đợt nắng nóng với nhiệt độ cao nhất trong ngày vượt qua 40°C, kéo dài từ 3 ngày đến 5 ngày.
2.4.2. Rủi ro thiên tai cấp độ 2 gồm các trường hợp sau:
a) Đợt nắng nóng với nhiệt độ cao nhất trong ngày lên đến 39°C, 40°C, kéo dài trên 10 ngày.
b) Đợt nắng nóng với nhiệt độ cao nhất trong ngày vượt qua 40°C, kéo dài từ trên 5 ngày đến 10 ngày.
2.4.3. Rủi ro thiên tai cấp độ 3 khi xảy ra đợt nắng nóng với nhiệt độ cao nhất trong ngày vượt qua 40°C, kéo dài nên 10 ngày.
2.5. Cấp độ rủi ro thiên tai do hạn hán
Cấp độ rủi ro thiên tai do hạn hán có 4 cấp:
2.5.1. Rủi ro thiên tai cấp độ 1 gồm các trường hợp sau:
a) Tình trạng thiếu hụt lượng mưa tháng trên 50%, kéo dài từ 2 tháng đến 3 tháng và nguồn nước trong khu vực hạn hán thiếu hụt từ trên 50% đến 70% so với trung bình nhiều năm.
b) Tình trạng thiếu hụt lượng mưa tháng trên 50%, kéo dài từ trên 3 tháng đến 6 tháng và nguồn nước trong khu vực hạn hán thiếu hụt từ 20% đến 50% so với trung bình nhiều năm.
2.5.2. Rủi ro thiên tai cấp độ 2 gồm các trường hợp sau:
a) Tình trạng thiếu hụt lượng mưa tháng tới trên 50%, kéo dài từ 2 tháng đến 3 tháng và nguồn nước trong khu vực hạn hán thiếu hụt tới trên 70% so với trung bình nhiều năm.
b) Tình trạng thiếu hụt lượng mưa tháng tới trên 50%, kéo dài từ trên 3 tháng đến 6 tháng và nguồn nước trong khu vực hạn hán thiếu hụt từ trên 50% đến 70% so với trung bình nhiều năm.
c) Tình trạng thiếu hụt lượng mưa tháng tới trên 50%, kéo dài trên 6 tháng, nguồn nước trong khu vực hạn hán thiếu hụt từ 20% đến 50% so với trung bình nhiều năm.
2.5.3. Rủi ro thiên tai cấp độ 3 gồm các trường hợp sau:
a) Tình trạng thiếu hụt lượng mưa tháng tới trên 50%, kéo dài từ trên 3 tháng đến 6 tháng và nguồn nước trong khu vực hạn hán thiếu hụt tới trên 70% so với trung bình nhiều năm.
b) Tình trạng thiếu hụt lượng mưa tháng tới trên 50%, kéo dài trên 6 tháng và nguồn nước trong khu vực hạn hán thiếu hụt từ trên 50% đến 70% so với trung bình nhiều năm.
2.5.4. Rủi ro thiên tai cấp độ 4 khi xảy ra tình trạng thiếu hụt lượng mưa tháng tới trên 50%, kéo dài trên 6 tháng và nguồn nước trong khu vực hạn hán thiếu hụt tới trên 70% so với trung bình nhiều năm.
2.6. Cấp độ rủi ro thiên tai do rét hại, sương muối
Cấp độ rủi ro thiên tai do rét hại, sương muối có 3 cấp:
2.6.1. Rủi ro thiên tai cấp độ 1 gồm các trường hợp sau:
a) Đợt rét hại với nhiệt độ không khí trung bình ngày từ trên 8°C đến 13°C, kéo dài từ trên 5 ngày đến 10 ngày trên địa bàn tỉnh.
b) Đợt rét hại với nhiệt độ không khí trung bình ngày từ trên 4°C đến 8°C, kéo dài từ 3 ngày đến 5 ngày trên địa bàn tỉnh.
2.6.2. Rủi ro thiên tai cấp độ 2 gồm các trường hợp sau:
a) Đợt rét hại với nhiệt độ không khí trung bình ngày từ trên 8°C đến 13°C, kéo dài trên 10 ngày trên địa bàn tỉnh.
b) Đợt rét hại với nhiệt độ không khí trung bình ngày từ trên 4°C đến 8°C, kéo dài từ trên 5 ngày đến 10 ngày trên địa bàn tỉnh.
c) Đợt rét hại với nhiệt độ không khí trung bình ngày từ 0°C đến 4°C, kéo dài từ 3 ngày đến 5 ngày trên địa bàn tỉnh.
2.6.3. Rủi ro thiên tai cấp độ 3 gồm các trường hợp sau:
a) Đợt rét hại với nhiệt độ không khí trung bình ngày từ trên 4°C đến 8°C, kéo dài trên 10 ngày trên địa bàn tỉnh.
b) Đợt rét hại với nhiệt độ không khí trung bình ngày từ 0°C đến 4°C, kéo dài từ trên 5 ngày đến 10 ngày trên địa bàn tỉnh.
c) Đợt rét hại với nhiệt độ không khí trung bình ngày xuống dưới 0°C, kéo dài từ trên 5 ngày đến 10 ngày trên địa bàn tỉnh.
2.7. Cấp độ rủi ro thiên tai do sương mù
Cấp độ rủi ro thiên tai do sương mù có 3 cấp:
2.7.1. Rủi ro thiên tai cấp độ 1 gồm các trường hợp sau:
a) Sương mù dày, tầm nhìn xa trên 50m, gây nguy hiểm cho các phương tiện giao thông trên biển.
b) Sương mù dày đặc, tầm nhìn xa giảm xuống dưới 50m, gây nguy hiểm cho các phương tiện giao thông trên đất liền.
2.7.2. Rủi ro thiên tai cấp độ 2 trong trường hợp sau: Sương mù dày đặc, tầm nhìn xa giảm xuống dưới 50m, gây nguy hiểm cho các phương tiện giao thông trên biển.
2.8. Cấp độ rủi ro thiên tai do lũ, ngập lụt
Cấp độ rủi ro thiên tai do lũ, ngập lụt có 5 cấp:
2.8.1. Rủi ro thiên tai cấp độ 1 trong trường hợp sau: Mực nước lũ cao từ báo động 2 lên đến báo động 3 tại các nhánh của sông Hồng.
2.8.2. Rủi ro thiên tai cấp độ 2 trong trường hợp sau: Mực nước lũ cao từ báo động 2 lên đến báo động 3 tại trạm thủy văn Tiến Đức.
2.8.3. Rủi ro thiên tai cấp độ 3 trong trường hợp sau: Mực nước lũ cao từ báo động 3 lên đến trên báo động 3 khoảng 1,0m tại trạm thủy văn Tiến Đức.
2.8.4. Rủi ro thiên tai cấp độ 4 trong trường hợp sau: Mực nước lũ cao từ trên báo động 3 khoảng 1,0m đến mức lũ lịch sử tại trạm thủy văn Tiến Đức.
2.8.5. Rủi ro thiên tai cấp độ 5 khi xảy ra lũ với mực nước cao trên mức lũ lịch sử tại trạm thủy văn Tiến Đức.
2.8.6. Cấp độ rủi ro thiên tai do lũ, ngập lụt khi có tác động tổ hợp với các thiên tai khác
a) Cấp độ rủi ro thiên tai do lũ, ngập lụt được xem xét xác định tăng lên một cấp, đến cấp cao nhất là cấp 5, khi có tổ hợp tác động của áp thấp nhiệt đổi, bão có cấp độ rủi ro thiên tai thấp hơn cấp độ rủi ro của lũ, ngập lụt.
b) Cấp độ rủi ro thiên tai do lũ, ngập lụt được xem xét xác định tăng lên hai cấp, đến cấp cao nhất là cấp 5, khi có tổ hợp tác động của áp thấp nhiệt đới, bão và sự cố vỡ đập hồ chứa nước ở thượng nguồn.
c) Cấp độ rủi ro thiên tai do lũ, ngập lụt khi có tổ hợp tác động của áp thấp nhiệt đới, bão có cấp độ rủi ro thiên tai bằng hoặc lớn hơn cấp độ rủi ro của lũ, ngập lụt, được xem xét xác định theo cấp độ rủi ro thiên tai của bão, áp thấp nhiệt đới.
2.9. Cấp độ rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn
Cấp độ rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn có 2 cấp:
2.9.1. Rủi ro thiên tai cấp độ 1 khi xảy ra trường hợp các cửa sông: Thái Bình, Trà Lý, Ba Lạt bị nhiễm mặn với ranh giới độ mặn 4‰ xâm nhập vào sâu từ 25km đến 50km tính từ cửa sông, trong thời kỳ dài và nguồn nước ngọt trong sông bị thiếu hụt không quá 40% so với trung bình nhiều năm.
2.9.2. Rủi ro thiên tai cấp độ 2 khi xảy ra trường hợp các cửa sông: Thái Bình, Trà Lý, Ba Lạt bị nhiễm mặn với ranh giới độ mặn 4‰ xâm nhập vào sâu tới hơn 50km tính từ cửa sông, trong thời kỳ dài và nắng nóng, khô hạn thiếu nước kéo dài nhiều tháng, nguồn nước ngọt trong sông bị thiếu hụt trên 40% so với trung bình nhiều năm.
2.10. Cấp độ rủi ro thiên tai do nước dâng
2.10.1. Rủi ro thiên tai cấp độ 1 gồm các trường hợp sau: Độ cao nước dâng từ trên 2,0m đến 4,0m ở dải ven biển Thái Bình.
2.10.2. Rủi ro thiên tai cấp độ 2 gồm các trường hợp sau: Độ cao nước dâng từ trên 4,0m đến 6,0m ở dải ven biển Thái Bình.
2.10.3. Rủi ro thiên tai cấp độ 3 khi độ cao nước dâng từ trên 6,0m đến 8,0m ở dải ven biển Thái Bình.
2.11. Cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển
2.11.1. Rủi ro thiên tai cấp độ 1 khi có gió mạnh từ cấp 6 đến cấp 9, xảy ra trên vùng biển ngoài khơi (bao gồm cả các đảo, quần đảo).
2.11.2. Rủi ro thiên tai cấp độ 2 gồm các trường hợp sau:
a) Gió mạnh từ cấp 6 đến cấp 9, xảy ra trên vùng biển ven bờ.
b) Gió mạnh từ cấp 9 trở lên, xảy ra trên vùng biển ngoài khơi (bao gồm cả các đảo, quần đảo).
2.11.3. Rủi ro thiên tai cấp độ 3 khi có gió mạnh từ cấp 9 trở lên, xảy ra trên vùng biển ven bờ.
2.11.4. Cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển được xem xét xác định tăng thêm một cấp, đến cấp cao nhất là cấp 4, khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
a) Gió mạnh trên biển xảy ra đồng thời với hoạt động của áp thấp nhiệt đới, bão trên Biển Đông hoặc vùng biển ven bờ.
b) Gió mạnh trên biển xảy ra vào đầu mùa hoặc cuối mùa bão và duy trì trong nhiều ngày liên tục.
3. Đánh giá rủi ro thiên tai theo cấp độ và loại hình thiên tai thường xuyên xuất hiện
3.1. Các loại thiên tai và rủi ro thiên tai thường xuyên xuất hiện
Tỉnh Thái Bình thường xuất hiện các loại hình thiên tai sau: Áp thấp nhiệt đới, bão, lốc, sét, mưa lớn, lũ, ngập lụt, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối.
3.2. Đánh giá về thiệt hại, tình trạng dễ bị tổn thương
*Áp thấp nhiệt đới, bão
Đây là loại rủi ro thiên tai thường xuyên xảy ra trên địa bàn tỉnh; hằng năm tình Thái Bình phải chịu ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp trung bình từ 3 đến 5 cơn bão và áp thấp nhiệt đới.
Bão và áp thấp nhiệt đới đã gây ra cho Thái Bình những thiệt hại không nhỏ về người, tài sản, sản xuất và cơ sở hạ tầng như:
- Cơn bão số 8 (bão Sơn Tinh) năm 2012, đây là trận bão lớn, đổ bộ vào tỉnh Thái Bình từ chiều và đêm ngày 28/10/2012 đã gây gió mạnh cấp 11, cấp 12, giật cấp 14, kèm theo mưa to đến rất to, lượng mưa được ghi nhận ở thành phố Thái Bình 404mm, Đông Hưng 378mm. Bão số 8 (Sơn Tinh) đã gây thiệt hại: 03 người chết, 76 người bị thương; 5.973ha lúa bị thiệt hại, 25.366ha hoa màu bị hư hại, 143ha cây ăn quả bị gãy đổ; 75.000 cây xanh bị đổ; 122ha rừng ngập mặn mới trồng bị hư hỏng; 11.130 con gia súc và 337.252 con gia cầm bị chết và cuốn trôi. Công trình đê điều bị hư hỏng đặc biệt 12 kè bị sạt lở nghiêm trọng. Diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại 6.014ha. Các công trình cơ sở hạ tầng, công trình giao thông bị ảnh hưởng: 279 nhà dân bị sập đổ, 40.840 nhà bị tốc mái, 30 phòng học bị sập, 1.927 phòng học bị tốc mái, 76 cơ sở y tế, trạm xá bị ảnh hưởng, 693 trang trại chăn nuôi bị hư hỏng, 536 nhà máy, 184 trụ sở cơ quan bị thiệt hại; 41 chợ, 5.000m2 nhà kho bị hư hỏng; 78.438m tường xây bị đổ, 4.610m đường giao thông bị sạt lở, 01 cầu bị sập, 13 cầu cống bị hư hỏng, 1.355 chòi canh ngao bị sập, 167 tàu, thuyền bị chìm và hư hỏng, 03 ca nô bị hỏng nặng, 15.668 cột điện bị gãy đổ, 2.430.000m dây điện bị đứt, 21 trạm biến áp bị hư hỏng, 210 trạm thông tin bị hư hỏng, 1.461 cột điện thoại và cột phát sóng Viba bị đổ, 1.065.000m dây viễn thông bị đứt.
- Bão số 1 năm 2016 đổ bộ vào Thái Bình ngày 27-28/7/2016 có gió mạnh cấp 10 giật cấp 13 đến cấp 15 và có mưa to, lượng mưa các nơi trong tỉnh giao động từ 110-265mm. Khi đến gần bờ bão di chuyển chậm đã gây thiệt hại lớn: 45 người bị thương, 4.030 nhà bị hư hỏng, 538 phòng học bị thiệt hại, 277 cơ sở y tế bị ảnh hưởng, 238 công trình văn hóa bị hư hỏng, 5.100ha lúa bị thiệt hại, 8.269,2ha hoa màu, 337.779 cây cảnh các loại, 1.631,3ha cây lâu năm, 1.086,9ha cây hàng năm, 1.273,7ha cây ăn quả, 0,7ha rừng, 25.149 cây bóng mát bị gãy đổ, 6.175 con gia súc, 178.741 con gia cầm bị chết hoặc cuốn trôi, 1.613,5m đê bị sạt lở, 5.400m kè bị hư hỏng, 4.720m kênh mương, 66 cống đập nội đồng, 45 trạm bơm điện bị hư hỏng, 32.081m đường giao thông, 4.210,2ha hồ nuôi cá, 2.187,7ha nuôi tôm, 2.913,9ha nuôi ngao bị thiệt hại, 218 tàu thuyền các loại bị hư hỏng, 10.610 cột ăng ten bị gãy đổ, 5.079 cột điện, 149.520m dây điện, 10 trạm biến thế bị hư hỏng, 2.673 nhà xưởng, xí nghiệp, công trình bị thiệt hại, 05 công trình cấp nước sạch bị hư hỏng...
Thống kê các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện tại tỉnh Thái Bình
Hiện tượng/năm | 1996 | 1997 | 1998 | 1999 | 2000 | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 |
Lũ lụt, ngập úng | 12 | 8 | 5 | 8 | 7 | 7 | 9 | 10 | 5 | 10 | 11 | 8 |
Bão và ATNĐ | 4 | 1 | 2 | 0 | 0 | 0 | 2 | 2 | 1 | 2 | 2 | 2 |
Hiện tượng/năm | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 |
Lũ lụt, ngập úng | 12 | 4 | 7 | 2 | 2 | 4 | 1 | 1 | 3 | 9 | 9 | 7 |
Bão và ATNĐ | 3 | 4 | 2 | 3 | 5 | 4 | 3 | 1 | 3 | 2 | 1 | 2 |
* Lốc, sét, mưa đá
Loại hình thiên tai này cũng thường xuyên xảy ra trên địa bàn tỉnh gây thiệt hại về người, tài sản và sản xuất nông nghiệp... như: Dông lốc ngày 10/10/2017 tại xã Nguyên Xá, huyện Vũ Thư đã gây thiệt hại về người và nhà ở, hoa màu: 17 nhà cấp 4 bị tốc mái, sập đổ, 01 xưởng sản xuất, 48 công trình phụ bị hư hỏng. Ngày 09/7/2018 tại xã An Mỹ, huyện Quỳnh Phụ đã có 01 người chết, 03 người bị thương do sấm sét. Tháng 8 năm 2019 do sấm sét tại xã Tân Hòa, huyện Hưng Hả đã gây ảnh hưởng đến chăn nuôi gia súc, gia cầm: 5.660 con gia cầm bị chết, máy móc, trang thiết bị chăn nuôi bị hư hỏng.
Gần đây nhất ngày 26/01/2020 xuất hiện mưa lớn, dông lốc, sấm sét, nhiều nơi trong tỉnh có mưa đá, lượng mưa trung bình toàn tỉnh 99,0mm đã gây ảnh hưởng lớn đến mạng lưới điện và sản xuất nông nghiệp: 10ha mạ, 650ha cây vụ Đông, 900ha cây màu vụ Xuân mới trồng bị ngập nước, dập nát, mưa đá, sấm sét đã gây sự cố lưới điện trung áp làm mất điện trên diện rộng; 20 cột điện trung thế bị gãy đổ, 81 cột bị nghiêng, 01 máy biến áp bị hư hỏng, 1.050m dây điện bị đứt.
* Thiên tai do mưa lớn
Thiên tai do mưa lớn chủ yếu thường xảy ra trên địa bàn tỉnh khi có bão, áp thấp nhiệt đới đổ bộ hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến tỉnh; các đợt mưa lớn xuất hiện trước, trong và sau bão gây ra ngập úng cục bộ hoặc ngập úng diện rộng trên toàn tỉnh; làm sạt trượt mái đê phía sông, phía đồng, ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
Đặc điểm chung về mưa gây úng ở Thái Bình: Tổng lượng mưa năm và mùa mưa của Thái Bình lớn hơn các tỉnh khác: Lượng mưa trung bình năm tại thành phố Thái Bình 1.805mm, tại Hải Dương 1.562 mm, Hưng Yên 1,729mm, Nam Định 1.757mm.
+ Những đợt mưa lớn 200-300mm trở lên, xảy ra trong mùa mưa gây úng lụt thường do bão, ATNĐ, rãnh thấp, hội tụ nhiệt đới gây ra. Lượng mưa lớn nhất 1 ngày đã quan trắc được tại thành phố Thái Bình tháng VII là 294,9mm (24/7/1963), tháng VIII là 253 mm (31/8/1975), tháng IX là 508 mm (09/9/2003).
+ Mưa lớn thường trùng kỳ triều kém: Theo số liệu phân tích thống kê các trận mưa lớn có: 63% số trận vào thời kỳ triều kém, 16% số trận vào thời kỳ triều trung bình và 21 % số trận mưa lớn vào thời kỳ triều cường. Như vậy, tổ hợp bất lợi xảy ra với tần suất cao là khi mưa lớn vào lúc triều kém khả năng tiêu tự chảy nhỏ nhất nên gây ra úng ngập.
+ Tình hình úng ngập điển hình một số năm vào tháng 7:
* Vụ Mùa (7/1980): Lượng mưa 400-588mm, diện tích úng 35.897ha, trong đó diện tích mất trắng 15.190ha.
* Vụ Mùa (7/1992): Diện tích úng 29.982ha, mất trắng 5.770ha.
* Vụ Mùa (7/2004): Trận mưa úng từ ngày 20-24/7/2004 là trận mưa lớn thứ 2 ở Thái Bình khoảng thời gian 60 năm lại đây, nơi cao như Quỳnh Phụ (Phụ Dực) 611mm, Thái Thụy (Thụy Ninh) 647mm, thấp nhất Đông Hưng 345mm, tập trung vào đúng thời kỳ lúa mùa đang cấy, mực nước trên các sông lớn cao ở mức báo động số II và số III, lũ trên các sông lớn đã chặn toàn bộ các cửa tiêu tự chảy qua các công tiêu hạ du, đồng thời lại trùng với thời kỳ triều lửng nên khả năng tiêu tự chảy qua các cống tiêu lớn ra biến như cống Trà Linh I, II và cống Lân I, II bị giảm đáng kể, gây ngập úng lớn với tổng diện tích úng 53.741ha, trong đó úng nặng phải tỉa, cấy lại 27.091ha.
+ Trận mưa gây ngập úng lịch sử xảy ra 7-14/9/2003: Lượng mưa phía Nam tỉnh 850 - 1.078 mm, trùng kỳ triều lửng và lũ sông Hồng nên thời gian tiêu nước kéo dài đã gây ra những thiệt hại nặng nề trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản và dân sinh. Tổng diện tích bị úng lên tới 57.000ha, mất trắng 27.676ha.
+ Đợt mưa úng từ ngày 29/10/2008 đến 10/11/2008 trên diện rộng ở hầu hết các huyện, thành phố trong tỉnh, như huyện Vũ Thư 461mm, Đông Hưng, Quỳnh Phụ 400mm, các huyện còn lại lượng mưa bình quân 300mm. Đồng thời, lũ sông Hồng lên nhanh từ 10 giờ ngày 04/11 lên báo động số 1, đạt đỉnh vượt báo động số 2 là 24cm và duy trì tới ngày 09/11 mới xuống dưới báo động số 1. Mưa lớn tập trung đã làm ngập úng toàn bộ 32.028ha cây vụ Đông, trong đó có khoảng 15.000ha ngập trắng, diện tích cây vụ Đông bị thiệt hại 20.485ha, ước tính tổng thiệt hại về nông nghiệp và thủy lợi gần 200 tỷ đồng.
+ Từ ngày 28-29/10/2014, do ảnh hưởng của rìa Tây Nam lưỡi áp cao lục địa suy yếu kết hợp với hội tụ gió trên cao đã gây mưa to, có nơi mưa rất to trên diện rộng, đặc biệt lượng mưa tại huyện Hưng Hà là 254mm, Quỳnh Phụ 105mm đã gây ngập úng 5.118ha cây vụ Đông tại các huyện Hưng Hà, Vũ Thư, Quỳnh Phụ, Đông Hưng và một số vùng trũng của tỉnh bị úng cục bộ.
Mưa to kết hợp với gió bão, nước biển dâng gây sạt lở mái đê và hệ thống công trình phòng, chống thiên tai cụ thể: Mưa, bão số 1 ngày 27/7/2016 với lượng mưa trên 200mm đã làm sạt lở kè Đào Thành tại K4+550 đê hữu Luộc; kè Nội Lang từ K2+300 đến K3+300 đê cửa sông tả Hồng Hà I; kè Nam Thịnh đê Biển 6; kè Vũ Đông I, II đê hữu Trà Lý; kè đê bối Quỳnh Hoa, kè Tịnh Xuyên đê tả Trà Lý. Sạt mái đê phía đồng K21+640 đến K21+770 đê Biển 6; K1+570 đến K1+680 đê Biển 5; K6+250 đến K6+300 đê cửa sông tả Hồng Hà; sạt mang cống Láng Quai tại K4+100 đê tả cửa sông Diêm Hộ; cống Thụy Việt; đê bối Vũ Vân... Mưa, bão số 4 từ 15 - 17/8/2018 đã gây mưa to trung bình trên 80mm gây sạt lở mái đê phía đồng một số tuyến đê cụ thể: Lở mái đê phía đồng K193+400 đê Hồng Hà 2, xã Bình Thanh, huyện Kiến Xương và đã được xử lý giờ đầu chiều dài L=7m; từ K6+940 đến K6+980 đê biển 5, xã Nam Phú, huyện Tiền Hải chiều dài L=40m; từ K7+600 đến K8+130 đê biển 5, xã Nam Phú, huyện Tiền Hải; tại vị trí K4+050 đê cửa sông Hồng Hà, xã Nam Hải, huyện Tiền Hải lở nhẹ mái đê phía đồng chiều dài 10m; tại vị trí K7+100 đê cửa sông hữu Hóa, xã Thụy Tân, huyện Thái Thụy lở nhẹ mái đê phía đồng dài 2m; tại vị trí K9+500 đê cửa sông hữu Hóa, xã Thụy Tân, huyện Thái Thụy lở nhẹ mái đê phía đồng tại 2 vị trí: Vị trí 1 dài 4m; vị trí 2 dài 3m; tại K16+000 đê biển 7, xã Thái Thượng, huyện Thái Thụy lở mái đê phía đồng dài 2m...
* Thiên tai do nắng nóng hạn hán
- Loại thiên tai do nắng nóng và hạn hán xảy ra trên địa bàn tỉnh trong năm không nhiều và thường xuyên, cấp độ xảy ra cũng chỉ ở mức trung bình và thấp. Các đợt nắng nóng kéo dài chủ yếu xuất hiện vào mùa hè từ tháng 5 đến tháng 9 hằng năm gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân lao động, đời sống dân sinh và sản xuất nông nghiệp chủ yếu là chăn nuôi, trồng rừng. Trong tỉnh ở một số địa phương đôi khi có xuất hiện hạn hán cục bộ nguyên nhân do công trình cấp nước phục vụ sản xuất nằm xa nguồn cấp, hệ thống công trình cấp nguồn xuống cấp, co hẹp, bồi lắng điển hình như: Vùng Hồng An, Tiến Đức, Minh Tân, huyện Hưng Hà; vùng Việt Hùng, Thanh Phú, Hồng Lý, Đồng Đại, Thanh Hương, huyện Vũ Thư và một số vùng thấp trũng trước đây quy hoạch hoàn toàn cấp nước tưới bằng biện pháp tự chảy.
- Diện tích hạn thường xuyên về vụ Xuân trong tỉnh khoảng 10.000ha - 12.000ha. Những năm liên tục từ 2004 - 2011, mực nước trên sông Hồng xuống rất thấp, tại Hà Nội dưới 2m, phải có điều tiết của các hồ Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang trong giai đoạn đổ ải mới duy trì được mực nước dao động từ 2,1 - 2,46m. Khi mực nước sông Hồng tại Thái Bình xuống thấp, trên tất cả các triền sông. Do vậy nhiều cống lấy nước tưới chủ lực từ thượng nguồn của hệ thống Nam (cống Nguyệt Lâm), hệ thống Bắc (Thái Phúc), trong giai đoạn đổ ải thời gian mở cống rất hạn chế, cống Nguyệt Lâm cấp nguồn tưới chủ lực cho huyện Tiền Hải bị mặn xâm nhập không mở được... gây thiếu nguồn nước
- Trong giai đoạn từ năm 1980 đến năm 1999, có nhiều năm xảy ra hạn hán với các mức độ khác nhau, đặc biệt các năm 1987, 1988, 1991 là những năm có hạn nặng.
- Theo đánh giá của Sở Tài nguyên và Môi trường, từ các bản đồ phân vùng hạn hán tại tỉnh Thái Bình năm 1991 hạn bắt đầu xảy ra và đến mức hạn nặng từ tháng I đến tháng IV. Thời kỳ từ tháng XI - I, huyện Hưng Hà và một phần huyện Vũ Thư, Đông Hưng, Quỳnh Phụ đã bắt đầu bị hạn hán. Quá trình hạn tiếp tục diễn ra trong thời kỳ từ tháng I đến tháng III, phạm vi hạn hán xảy ra trên toàn bộ diện tích của tỉnh, tuy nhiên chỉ ở mức độ bắt đầu có hạn.
- Sang tới thời kỳ tháng II - IV, mức độ hạn đã tăng dần và đạt tới mức hạn nặng. Mức độ hạn nặng diễn ra từ vùng ven biển trở vào, trong đó ba huyện Tiền Hải, Kiến Xương và Thái Thụy chịu mức độ hạn nặng nhất so với các huyện khác. Mức độ hạn giảm dần vào sâu trong nội đồng, trong đó các huyện Vũ Thư, Đông Hưng, Quỳnh Phụ và thành phố Thái Bình chịu hạn vừa, còn lại huyện Hưng Hà chịu ảnh hưởng ở mức bắt đầu hạn.
- Thòi kỳ từ tháng II đến tháng IV, các huyện, thị trấn ven biển chịu tác động nặng của hạn hán, tình hình cấp nước cho sản xuất vụ Mùa gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là việc vận hành các trạm bơm. Trong thời kỳ này, hạn hán kết hợp với mặn xâm nhập sâu vào nội địa gây thiệt hại nặng nề đến sự phát triển kinh tế của tỉnh, vì vậy cần phải tiến hành những biện pháp kịp thời, nhằm hạn chế tác động tiêu cực do hạn hán gây ra.
* Thiên tai do rét hại, sương muối, sương mù
- Rét đậm, rét hại, sương muối, sương mù thường hay xảy ra vào các tháng chính đông (tháng 12 năm trước và tháng 1, tháng 2 năm sau).
- Trong tỉnh đã xảy ra các đợt rét đậm, rét hại, sương muôi, sương mù tác động đến đời sống nhân dân như mất an toàn giao thông cả về đường bộ và đường thủy, học sinh phải nghỉ học, năng suất cây trồng bị ảnh hưởng, chăn nuôi gia súc, gia cầm bị chết; đặc biệt là nuôi trồng thủy hải sản bị ảnh hưởng nặng. Tuy các đợt rét đậm, rét hại, sương muối, sương mù không xuất hiện thường xuyên nhưng tác động của nó đến sản xuất nông nghiệp và vật nuôi cũng như đời sống dân sinh tương đối lớn.
- Năm 2008, xảy ra 2 sự biến đổi thời tiết khác thường đầu năm xuất hiện một đợt rét đậm, rét hại kéo dài 41 ngày có 30 ngày liên tục từ 21/01 đến 20/02/2008, ngày 02/02 nhiệt độ xuống thấp đến 6,2°C. Cuối năm mưa trái mùa đặc biệt hiếm thấy từ 30/10 đến 03/11 ở diện rộng cả vùng đồng bằng, trung du và Bắc Trung bộ với cường độ lớn phổ biến từ 400 đến 600ly.
Năm 2016, tại huyện Thái Thụy do ảnh hưởng của không khí lạnh rất mạnh, từ ngày 23-27/01/2016 xuất hiện rét đậm, rét hại diện rộng. Thái Thụy chịu ảnh hưởng trực tiếp của đợt không khí lạnh rất mạnh này, nhiệt độ trung bình ngày dưới 10°C (ngày 24/01, lúc 13 giờ 00 phút, nhiệt độ là 6,2°C; ngày 25/01, lúc 6 giờ 00 phút, nhiệt độ là 7,4°C) đã gây thiệt hại lớn cho các vùng nuôi trồng thủy sản. Thống kê tại các địa phương, diện tích nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng 445ha, trong đó cá bị chết rét tại 11 xã 1.403,7 tấn, 589.700 con cá giống bị chết rét, 20ha mạ bị chết và 1.650ha cây màu bị ảnh hưởng, thiệt hại trên 18 tỷ đồng.
* Thiên tai do lũ, ngập lụt
- Những năm gần đây mực nước trên sông Hồng xuống rất thấp, tại Hà Nội dưới 2m, do có điều tiết của các hồ Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang nên lũ trên hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình xuất hiện ít, tần suất lũ không cao; tuy nhiên, trong lịch sử về lũ, ngập lụt tại địa phương đã từng xảy ra hết sức nghiêm trọng như:
- Tháng 8 năm 1913 trên hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình, xảy ra lũ lớn cả miền núi, trung du và đồng bằng, gây vỡ đê ngập lụt trên diện rộng ở Đồng bằng Bắc Bộ. Ngày 09/8/1913, khi lũ tại Hà Nội là 11,35m đã vỡ đê sông Hồng, đoạn đê Phú Chử, huyện Vũ Thư gây ngập lụt diện tích phía Nam tỉnh.
- Cũng vào tháng 08/1915 tại Hà Nội mực nước lũ dao động từ 11,55 - 11,64m; đỉnh lũ hoàn nguyên tại Hà Nội là 12,92m tuy tỉnh Thái Bình không bị vỡ đê song lũ lớn đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống đê điều của tỉnh.
- Ngày 29/7/1926, mực nước Hà Nội lên tới 11,93m gây vỡ đê hữu ngạn sông Luộc tại Hạ Lao, Văn Quán tỉnh Thái Bình.
- Năm 1945, lũ to với mực nước thực đo tại Hà Nội là 12,68m và mực nước hoàn nguyên là 14,05m. Ngày 16/8, khi mực nước Hà Nội lên tới mức 11,45m thì đê phía hữu ngạn sông Thao bị vỡ ở khu vực huyện Lâm Thao. Đến 13/9, hầu hết các tuyến đê sông Đà, Thao, Lô, Hồng, Phó Đáy, Đáy, Đuống, Cầu, Thái Bình và đê sông Hóa đều bị vỡ. Tổng cộng có 52 chỗ vỡ, gây ngập lụt 11 tỉnh, không kể các tỉnh trung du và miền núi. Tổng diện tích đất canh tác bị ngập lụt 312.000ha. Hàng triệu dân vùng đông bằng bị ảnh hưởng trực tiếp của ngập lụt. Thái Bình bị vỡ đê Phú Chử.
- Tháng 8 năm 1968, lũ đặc biệt lớn, kéo dài nhiều ngày trên báo động 3 xảy ra ở sông Hồng và Thái Bình. Đỉnh lũ tại Hà Nội là 12,23m, vượt báo động 3 0,73m, duy trì trên báo động 3 trong 4 ngày. Mưa, lũ đặc biệt lớn kết hợp với nước biển dâng do gió bão và mưa lớn nội đồng đã uy hiếp nghiêm trọng hệ thống đê sông ở đồng bằng và đê biển.
- Mưa, lũ lụt lớn trên sông Hông và Thái Bình đã gây thiệt hại rất nghiêm trọng. Tổng diện tích úng lụt ở Đồng bằng Bắc Bộ là 214,854ha lúa.
- Năm 1969, trên sông Hồng - Thái Bình xảy ra lũ rất lớn, trên mức báo động 3. Mực nước đỉnh lũ tại Hà Nội là 13,22m (13h/18/8) vượt báo động 3 là 1,72m, thời gian duy trì trên báo động 3 tới 10 ngày. Đỉnh lũ tại Phả Lại 6,48m (5h/20), vượt báo động 3 là 0,98m, thời gian duy trì mức lũ trên báo động 3 là 11 ngày.
- Năm 1971, mưa lớn nhiều ngày, nước trên các triền sông dâng rất cao. Áp lực nước tăng nhanh, gây nguy cơ vỡ đê, lụt khắp miền Bắc. Đây là trận lụt thuộc loại lớn nhất thế kỷ 20.
- Tháng 7 năm 1986, lũ đặc biệt lớn đã gây sạt lở, tràn, vỡ nhiều đê bối, đê địa phương thuộc các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên. Tuy Thái Bình không bị vỡ đê song hệ thống công trình đê điều PCTT bị ảnh hưởng, hư hỏng nghiêm trọng.
* Thiên tai do xâm nhập mặn, nước dâng
- Trong những năm gần đây, diễn biến mặn ở các cửa sông trên địa bàn tỉnh Thái Bình khá phức tạp, nhất là vào mùa khô, khi lưu lượng nước sông nhỏ, triều ảnh hưởng sâu trong lục địa. Mực nước và độ mặn biến đổi theo từng giờ, từng ngày trong một con nước triều và dọc theo sông phụ thuộc vào các quá trình thủy văn, hải văn và khí tượng: Vào những ngày triều trung và triều cường khi có gió mạnh thổi dọc sông từ biển vào, khoảng cách xâm nhập mặn tăng lên, còn khi có mưa trên lưu vực thì độ mặn sẽ giảm đi.
- Sự xâm nhập mặn vào cửa sông Hồng, sông Hóa và sông Trà Lý cũng như các sông vùng hạ lưu Thái Bình còn phụ thuộc vào sự điều tiết của hồ chứa Hòa Bình, Thác Bà và Tuyên Quang; thực tế theo dõi nhiều năm trở lại đây nước mặn có xu thế ngày càng lấn sâu hơn vào khu vực nội địa: Tại huyện Thái Thụy, vụ Xuân bị ảnh hưởng của mặn từ cửa sông Hóa lên tới khu vực cầu Nghìn và Tiền Hải, Thái Thụy mặn triền sông Trà Lý ảnh hưởng lên qua cống Thái Phúc tới giáp cống Thuyền Quan, là cống lấy nước chủ yếu cho vùng Nam huyện Thái Thụy; triền sông Hồng mặn xâm nhập lên tới cống Nguyệt Lâm, là cống lấy nước chủ yếu cho huyện Tiền Hải. Độ mặn có xu hướng tăng ở dòng chính sông Hồng. Nhờ bổ sung lưu lượng về mùa cạn từ các hồ chứa làm cải thiện tình hình xâm nhập mặn. Tính trung bình nhiều năm từ chuỗi số liệu đo đạc, chiều dài xâm nhập mặn xa nhất trên sông Trà Lý là 26km và sông Hồng là 20km.
Độ mặn trung bình tháng trên một số sông chính thuộc tỉnh Thái Bình
Đơn vị: ‰
Trạm/sông | Tháng | STBmin | STBmax | Smax | |||||
XII | I | II | III | IV | V | ||||
Ba Lạt (Hồng) | 3.17 | 3.8 | 3.14 | 3.44 | 2.5 | 1.77 | 0.01-0.05 | 19.5-24.1 | 24.1 |
Ngũ Thôn (Trà Lý) | 0.36 | 1 | 0.762 | 0.84 | 0.59 | 0.31 | 0.01-0.02 | 1.87-22.7 | 22.7 |
Khoảng cách xâm nhập mặn trên một số sông chính thuộc tỉnh Thái Bình
Đơn vị tính: km
Stt | Sông | Chiều dài trung bình | Chiều dài lớn nhất | ||
1%0 | 4‰ | 1% | 4‰ | ||
1 | Hồng | 14 | 10 | 20 | 16 |
2 | Trà Lý | 16 | 12 | 26 | 24 |
Ranh giới độ mặn 1‰ và 4‰ tại tỉnh Thái Bình
* Thiên tai do gió mạnh trên biển
- Thiên tai do gió mạnh trên biển cũng thường xảy ra trên biển thuộc tỉnh nhất là vào những thời kỳ giao mùa, thời tiết thay đổi thường hay xuất hiện gió mạnh trên biển. Đối tượng ảnh hưởng chính khi có gió mạnh trên biển chủ yếu là tàu, thuyền, ngư dân, nuôi trồng thủy hải sản, rừng ngập mặn mới trồng.
- Những năm gần đây do gió mạnh trên biển, tại vùng biển của tỉnh đã gây ra một số thiệt hại như sau:
- Ngày 14/11/2017 lúc 15 giờ tàu cá HP20290TS hỏng máy tại vị trí 20°12’ Bắc, 106°37’ Đông, có 08 thuyền viên trên tàu, do gió mạnh trên biển có nguy cơ chìm tàu. Được Bộ đội biên phòng tỉnh cứu hộ đã neo được tàu; không xảy ra thiệt hại về người và tài sản.
- Hồi 05 giờ 00' ngày 24/6/2020 tại khu vực biển huyện Thái Thụy cách cửa sông Diêm hộ khoảng 7 hải lý về phía Nam, tàu cá TB90024 TS/04 thuyền viên do ông Trịnh Quang Hải, thôn Xuân Bàng, xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy làm thuyền trưởng và là chủ phương tiện đang trên đường đi khai thác thủy sản bị nạn trên biển. Ngay sau khi nhận được thông tin, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã chỉ đạo Đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng Diêm Điền sử dụng 01 xuồng (740CV) cùng 06 cán bộ, chiến sỹ do đồng chí Phó đồn trưởng chỉ huy ra vị trí tàu bị nạn tổ chức tìm kiếm 04 thuyền viên bị nạn. Đến 07 giờ 30’ cùng ngày, đơn vị đã cứu vớt được 04 thuyền viên của tàu bị nạn đưa vào bờ an toàn và tiến hành trục vớt tàu bị chìm lai dắt vào bờ.
(Có Phụ lục 3 tổng hợp các thiệt hại do thiên tai kèm theo).
3.3. Đánh giá năng lực phòng, chống thiên tai
* Năng lực ban hành và thực thi các văn bản hướng dẫn, thi hành pháp luật, cơ chế chính sách.
- Năng lực ban hành: Thường xuyên ban hành các kế hoạch, chương trình, phương án, đề án, các văn bản quy phạm pháp luật, các quyết định, công văn, công điện... nhằm xây dựng, củng cố, cảnh báo, điều hành, giao nhiệm vụ, phổ biến rộng rãi về lĩnh vực PCTT và TKCN đến các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội, đến cá nhân và đến từng người dân trong tỉnh.
- Năng lực thực hiện các văn bản của Chính phủ, của các Bộ, ngành về lĩnh vực PCTT và TKCN: Tổ chức triển khai thực hiện các văn bản:
Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19/6/2013;
Luật Đầu tư công ngày 18/6/2014;
Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai;
Nghị định số 83/2019/NĐ-CP ngày 12/11/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 94/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ quy định về thành lập và quản lý Quỹ Phòng, chống thiên tai;
Quyết định số 1061/QĐ-TTg ngày 1/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng, chống thiên tai;
Quyết định số 03/QĐ-TTg ngày 13/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai;
Quyết định số 44/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai;
Quyết định số 1002/QĐ-TTg ngày 13/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng”;
Quyết định số 1041/QĐ-TTg ngày 24/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án quy hoạch tổng thể lĩnh vực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2020.
- Năng lực về thực thi các văn bản hướng dẫn, thi hành pháp luật, cơ chế chính sách tại địa phương:
Hằng năm tại địa phương đều tiến hành kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT và TKCN theo 3 cấp (tỉnh, huyện, xã). Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp xây dựng kế hoạch ứng phó trên cơ sở phù hợp với tình hình, đặc điểm cụ thể của từng cấp, từng địa phương. Xây dựng phương án tiền phương, hậu phương, tìm kiếm cứu nạn và lập các phương án bảo vệ các trọng điểm xung yếu của đê, kè, cống; chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện theo phương châm 4 tại chỗ; chuẩn bị mọi nguồn lực để phục vụ công tác PCTT và TKCN trong năm.
Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp chủ động điều hành, chỉ huy việc phòng tránh, ứng phó khắc phục hậu quả thiên tai; tổng hợp, thống kê đánh giá thiệt hại do thiên tai báo cáo cho Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp trên. Khi có tình huống thiên tai xảy ra trên địa bàn, ngoài thực hiện các chỉ đạo của Trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh sẽ có các chỉ đạo cụ thể, xuyên suốt theo từng tình huống.
* Năng lực dự báo, cảnh báo và truyền tin về thiên tai:
Đài Khí tượng Thủy văn Thái Bình đã được đầu tư về công nghệ hiện đại trong dự báo, cảnh báo thiên tai, trong đó có ứng dụng các mô hình, sử dụng các sản phẩm dự báo của Trung tâm dự báo KTTV quốc gia, các trung tâm dự báo trên thế giới giúp nâng cao chất lượng các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai. Cụ thể đã dự báo trước 72 giờ về bão, ATNĐ; dự báo, cảnh báo trước 48-72h các loại hình thiên tai như mưa lớn, lũ, ngập lụt, nắng nóng, rét đậm, rét hại, sóng lớn, nước dâng, triều cường; Đài đã sử dụng sản phẩm ảnh mây vệ tinh, ra đa, định vị sét để tăng cường cảnh báo dông, lốc, sét vào bất cứ thời gian nào trong ngày.
Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh thường xuyên cập nhật thông tin, ban hành các công văn, công điện đến các cấp, các ngành, các địa phường, đến từng người dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như phát thanh, truyền hình, báo, đài, mạng xã hội, tin nhắn nhằm cảnh báo, dự báo và điều hành chỉ đạo công tác PCTT và TKCN.
Áp dụng các công nghệ trong công tác dự báo, cảnh báo các loại hình thiên tai đã được triển khai trong thời gian qua, việc theo dõi cảnh báo bão, lũ, ATNĐ, gió mùa, hạn hán, mưa lớn trên diện rộng... thông qua hệ thống cảnh báo thiên tai từ vệ tinh của Đài Khí tượng Thủy vãn Trung ương, địa phương, trang web Windy để người dùng dễ dàng cập nhật với mục tiêu phòng tránh.
Đáng chú ý, ngoài phương thức chuyển tải thông tin truyền thống bằng văn bản giấy, email, thời gian qua địa phương đã ứng dụng đa dạng các loại hình truyền thông, mạng xã hội để tương tác với người dân chịu ảnh hưởng của thiên tai: Ti vi, loa đài, trang mạng xã hội Facebook, Zalo... Đây được coi là những phương thức truyền tải thông tin có mức độ tương tác rất nhanh với người dân.
Ngoài ra, tỉnh đã chỉ đạo các nhà mạng viễn thông trong tỉnh thực hiện việc nhắn tin cảnh báo thiên tai qua tin nhắn SMS. Tình hình, hướng di chuyển của bão được gửi tới người dân thường xuyên, liên tục để người dân biết, chủ động phòng tránh và có kế hoạch sản xuất phù hợp, đảm bảo an toàn cho người và tài sản.
* Lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, vật tư:
Hằng năm trước mùa mưa, lũ, bão tỉnh đều tiến hành kiểm tra hiện trạng hệ thống các công trình PCTT, đánh giá hiện trạng; phân loại trọng điểm xung yếu, xây dựng phương án bảo vệ trọng điểm xung yếu; phê duyệt phương án bảo vệ đê điều toàn tuyến; chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương xây dựng phương án PCTT và TKCN tại địa phương. Ban hành các quyết định về thành lập, phân công nhiệm vụ của Ban Chỉ huy, các tiểu ban, từng thành viên Ban Chỉ huy; quyết định tăng cường cán bộ kỹ thuật cho các địa phương; quyết định về giao chỉ tiêu chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, vật tư phục vụ công tác PCTT và TKCN cho các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố đảm bảo phục vụ ứng phó các sự cố thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai đã xây dựng.
* Năng lực và nhận thức của cán bộ làm công tác PCTT và người dân:
- Đội ngũ cán bộ làm công tác PCTT của các cấp chủ yếu là kiêm nhiệm, tuy nhiên về năng lực cán bộ luôn đảm bảo theo yêu cầu; cán bộ làm công tác PCTT và TKCN thường xuyên được đào tạo, tập huấn, trau dồi kiến thức về PCTT và TKCN nhằm nâng cao năng lực về quản lý, điều hành và thực hiện các nhiệm vụ PCTT.
- Từ tỉnh, huyện đến xã, phường, thị trấn trước mùa lũ bão, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp đã phối hợp với các địa phương trong tỉnh tổ chức các lớp tập huấn, phổ biến kiến thức về phòng, chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai cho các cấp, các ngành và cộng đồng các xã ven đê trên địa bàn toàn tỉnh; tổ chức tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho trên 6.000 người trực tiếp làm nhiệm vụ phòng, chống thiên tai gồm: Canh coi, cừ sách, xung kích, bơi lội... như tập huấn công tác PCTT và TKCN, các văn bản quy phạm pháp luật, kỹ thuật xử lý giờ đầu sự cố đê, kè, cống, tổng hợp thiệt hại cho cán bộ văn phòng Chi cục Thủy lợi, các hạt quản lý đê. Tập huấn cán bộ kỹ thuật tăng cường các văn bản quy phạm pháp luật, kỹ thuật xử lý giờ đầu sự cố đê, kè, cống, tổng hợp thiệt hại cho cán bộ tăng cường của tỉnh trong công tác PCTT và TKCN. Tập huấn kỹ năng PCTT, kỹ thuật xử lý giờ đâu sự cố đê, kè, cống, tổng hợp thiệt hại cho Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện, lãnh đạo chủ chốt xã, cán bộ Hạt quản lý đê, cán bộ kỹ thuật Xí nghiệp thủy lợi, cán bộ chuyên môn xã, lực lượng quản lý đê nhân dân. Tập huấn nâng cao nhận thức cộng đồng, kỹ năng PCTT, kỹ thuật xử lý giờ đầu sự cố đê, kè, cống, tổng hợp thiệt hại cho Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp xã, lãnh đạo chủ chốt xã, cán bộ chuyên môn xã, bí thư, trưởng thôn, lực lượng canh coi, cơ động, cừ sách, xung kích, lực lượng quản lý đê nhân dân. Thường xuyên tuyên truyền giáo dục về quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo đài và các pano, áp phích, tờ rơi. Tổ chức tuyên truyền lồng ghép một số nội dung vào giờ chào cờ đầu tuần của các cấp trường từ phổ thông trung học trở xuống; tổ chức các hoạt động tuyên truyền phòng, chống đuối nước cho học sinh trong nhà trường, nhất là trong dịp nghỉ hè; kiểm tra việc thực hiện các nội dung kế hoạch phòng, chống thiên tai trong ngành giáo dục.
* Năng lực công trình PCTT tại địa phương:
Hệ thống công trình PCTT tai địa phương bao gồm: Hệ thống công trình thủy lợi; hệ thống công trình cảnh báo, dự báo; hệ thống các cảng, khu neo đậu tàu thuyền tránh trú; hệ thống các công trình phục vụ di dời dân cư; rừng phòng hộ ven biển.
+ Hệ thống công trình thủy lợi:
a. Hệ thống công trình đê điều: Hệ thống công trình đê điều bao gồm hệ thống đê, kè, cống, các công trình phụ trợ như tre chắn sóng, điểm canh đê, đường hành lang chân đê. Hệ thống đê của tỉnh có tổng số 584,6km đê, trong đó có 356,3km đê Trung ương, còn lại 228,3km đê bối, đê bao, đê vùng; có 103 kè hộ bờ trên các tuyến đê cấp I, II, III; 12 kè trên các tuyến đê bối và 10 kè trên các tuyến đê cửa sông chưa được phân cấp với tổng chiều dài trên 160km kè lát mái và trên 50 kè mỏ; 189 cống dưới đê cấp I, II, III làm nhiệm vụ tưới, tiêu nước. Các tuyến đê sông, đê cửa sông bảo đảm hệ thống chống được lũ tương ứng với mực nước sông Hồng tại trạm Long Biên là 13,1 m; các tuyến đê biển bảo đảm hệ thống chống được bão cấp 10, triều tần suất 5%. Hệ thống các cống dưới đê từng bước được cải tạo, đầu tư nâng cấp đảm bảo phục vụ sản xuất và PCTT. Các tuyến kè hộ bờ, lát mái và kè mỏ thường xuyên được theo dõi, tu bổ, sửa chữa, nâng cấp cơ bản đáp ứng được yêu cầu. Tre chắn sóng, điểm canh đê được giao khoán cho nhân dân quản lý, chăm sóc, bảo vệ và thường xuyên được tu bổ, nâng cấp đảm bảo phục vụ nhiệm vụ đặt ra về PCTT. Đường hành lang chân đê từng bước được hình thành, đầu tư, xây dựng nhằm hạn chế vi phạm Luật Đê điều, phục vụ công tác hộ đê và PCTT.
b. Hệ thống công trình thủy lợi nội đồng: Toàn tỉnh có 1.541 trạm bơm điện các loại, 2.297 cống đập nội đồng, 150,5km sông trục chính, 461,5km sông trục cấp 1, 889,6km sông trục cấp 2, 7.712km kênh mương các cấp. Hệ thống công trình thủy lợi nội đồng của tỉnh được phân chia thành hai hệ thống:
- Hệ thống Bắc Thái Bình được giới hạn bởi sông Hồng ở phía Tây, sông Luộc, sông Hóa ở phía Bắc, sông Trà Lý ở phía Nam và phía Đông là biển Đông. Vùng Bắc Thái Bình bao gồm 04 huyện Đông Hưng, Hưng Hà, Quỳnh Phụ, Thái Thụy và 04 xã Hoàng Diệu, Đông Hòa, Đông Mỹ, Đông Thọ, thành phố Thái Bình.
Diện tích tự nhiên 87.342ha, yêu cầu tưới 54.628ha (Diện tích trong đê chính 52.529ha, diện tích đất bãi 2.099ha). Trong đó vùng trong đê chính: Diện tích có công trình tưới 52.529ha, hiện có 24 cống lớn dưới đê (trong đó triền sông Luộc có 06 cống diện tích cấp nguồn nước tưới thiết kế 29.204ha, triền sông Hóa có 08 cống diện tích cấp nguồn nước tưới thiết kế 6.120ha, triền sông Trà Lý có 10 cống diện tích cấp nguồn nước tưới thiết kế 17.205ha). Chủ yếu tưới bằng bơm điện với tổng số 803 trạm bơm (Trong đó Xí nghiệp thủy nông quản lý 31 trạm, HTX dịch vụ nông nghiệp quản lý 772 trạm). Vùng bãi: Diện tích có công trình tưới theo thiết kế 1.259ha (diện tích thực tưới đạt 65% so với thiết kế) phần diện tích còn lại 840ha chủ yếu tưới theo hình thức thủ công.
Tiêu tự chảy bằng sông Tiên Hưng, Sa Lung qua cống Trà Linh I và II cho diện tích 44.494ha thuộc các huyện Hưng Hà, Đông Hưng, Quỳnh Phụ và một phần Thái Thụy. Tự chảy ra hạ du sông Hóa, sông Trà Lý cho 17.992ha của huyện Quỳnh Phụ và Thái Thụy bằng 35 cống dưới đê ven sông, ven biển tổng khẩu độ 138m.Tiêu bằng động lực: Qua 13 trạm bơm động lực cho 18.510ha những vùng úng trũng tập trung nằm ven đê sông Hồng, sông Trà Lý, sông Luộc, sông Hóa của các huyện Hưng Hà, Đông Hưng, Quỳnh Phụ và Thái Thụy. Vùng bãi tiêu qua đê bối gồm 12 bãi diện tích cần tiêu 3.129ha (Tân Hà 97ha, Triều Dương 148ha, Điệp Nông 64ha, Hồng Minh 260ha, Quỳnh Lâm 260ha, Quỳnh Hoa 224ha, An Khê 250ha, Hồng Quỳnh 527ha, Thụy Quỳnh 150ha, Hồng Hà 514ha, Minh Tân 344ha, Tịnh Xuyên 291ha) hiện chưa có công trình tiêu chủ động.
- Hệ thống thủy nông Nam Thái Bình giới hạn bởi sông Hồng về phía Tây và Nam, sông Trà Lý về phía Bắc, về phía Đông giáp biển Đông. Vùng Nam Thái Bình gồm 03 huyện Vũ Thư, Kiến Xương, Tiền Hải và thành phố Thái Bình. Diện tích tự nhiên toàn vùng 67.200ha, diện tích canh tác 38.163ha.
Diện tích yêu cầu tưới của vùng 38.163ha, trong đó yêu cầu tưới trong đồng 32.849ha, yêu cầu tưới ngoài bãi 5.314ha. Vùng trong đồng hiện có 14 cống lớn dưới đê (trong đó triền sông Hồng có 06 cống, triền sông Trà Lý có 08 cống) cấp nguồn tưới vào sông Kiến Giang, các sông trục cấp 1, 2, 3 để tưới trực tiếp một phần, còn lại chủ yếu tưới bơm điện với tổng số 472 trạm bơm (trong đó công trình thủy lợi Nam Thái Bình quản lý 40 trạm, HTX nông nghiệp quản lý 432 trạm, các loại máy bơm từ 540m3/h đến 4.000m3/h). Vùng ngoài bãi có công trình tưới theo thiết kế 3.188ha (diện tích thực đạt 65% công suất thiết kế) phần diện tích còn lại 2.126ha chủ yếu tưới theo hình thức thủ công.
Toàn vùng có diện tích cần tiêu 59.872ha (Trong đồng 56.552ha, ngoài bãi 3.230ha). Hướng tự tiêu chính cho diện tích nội đồng. Tiêu tự chảy cho diện tích 47.141 ha của các huyện Vũ Thư, Kiến Xương, Tiền Hải và thành phố Thái Bình qua cống cửa Lân I và II ra biển và hạ lưu sông Hồng, sông Trà Lý bằng 16 cống dưới đê ven sông, ven biển, trục tiêu chính là sông Kiến Giang và hệ thống sông trục cấp 1, 2, 3. Tiêu động lực bằng 11 trạm bơm tiêu qua đê cho 9.411 ha những vùng úng trũng tập trung nằm ven sông Hồng, sông Trà Lý của các huyện Vũ Thư, Kiến Xương và thành phố Thái Bình. Vùng bãi tiêu qua đê bối với diện tích 3.230ha, hiện chưa có công trình tiêu chủ động.
Những năm gần đây được sự quan tâm của Đảng, của Nhà nước, sự vào cuộc của các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội, đặc biệt là nguồn lực từ nhân dân từng bước hệ thống công trình thủy lợi nội đồng được đầu tư cải tạo nâng cấp như hệ thống kênh mương mặt ruộng được cứng hóa theo chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh; hệ thống sông trục cấp 1, 2, 3 cơ bản được đầu tư nạo vét; hệ thống các trạm bơm tưới, tiêu được cải tạo nâng cấp đặc biệt là các trạm bơm tiêu qua đê nhằm đảm bảo phục vụ sản xuất theo hướng đa ngành, đa nghề và PCTT.
(Chi tiết về hệ thống công trình PCTT có Phụ lục 4 kèm theo).
- Năng lực về nguồn lực tài chính: Nguồn lực tài chính để phục vụ cho lĩnh vực PCTT và TKCN chủ yếu được Trung ương hỗ trợ, nguồn ngân sách tỉnh, nguồn ngân sách dự phòng, nguồn hỗ trợ của các tổ chức chính tộ xã hội, nguồn kinh phí nộp Quỹ PCTT.
3.4. Đánh giá mức độ rủi ro thiên tai
Mức độ rủi ro thiên tai đối với các loại hình thiên tai thường xảy ra trên địa bàn tỉnh chủ yếu phụ thuộc vào cấp độ rủi ro thiên tai. Cấp độ rủi ro thiên tai càng lớn thì ảnh hưởng của nó tác động đến con người, cơ sở hạ tầng, đời sống dân sinh càng nguy hiểm và gây hậu quả càng lớn. Những năm gần đây toàn thể hệ thống chính trị xã hội của tỉnh cũng như Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh đã từng bước hoàn thiện, kiện toàn, nâng cao năng lực PCTT cả về nhân lực và vật lực nhằm hạn chế tới mức thấp nhất tác động của thiên tai đến con người cũng như cơ sở hạ tầng và đời sống dân sinh.
Tình hình thiên tai những năm gần đây và các năm tiếp theo, theo nhận định của Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu thiên tai diễn ra ngày càng phức tạp, cực đoan, bất thường do vậy mức độ ảnh hưởng của nó tác động đến con người, cơ sở hạ tầng, đời sống dân sinh là rất khó lường. Trên địa bàn tỉnh Thái Bình mức độ rủi ro thiên tai tác động rộng nhất, nhiều nhất và gây ảnh hưởng lớn nhất đến con người, cơ sở hạ tầng, đời sống dân sinh chủ yếu là thiên tai do bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn.
3.5. Xác định rủi ro thiên tai trên bản đồ
- Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu đã xây dựng kịch bản và bản đồ ngập lụt của tính ứng với các tình huống bão mạnh và siêu bão kết quả như sau:
* Kết quả tính toán nước dâng do bão và ngập lụt tại khu vực tỉnh Thái Bình
+ Bão cấp 16 đổ bộ vào thời kỳ triều cường gây ngập 98,14% diện tích tỉnh Thái Bình. Tất cả các huyện đều bị ngập diện rộng, dao động từ 96,27% (huyện Vũ Thư) đến 99,99% (Thành phố Thái Bình). Bão cấp 15 đổ bộ vào thời kỳ triều cường gây ngập 42,38% diện tích tỉnh Thái Bình. Tỷ lệ diện tích bị ngập ở các huyện dao động từ 0,00% (Hưng Hà) đến 97,14% (Thái Thụy). Bão cấp 14 đổ bộ vào thời kỳ triều cường gây ngập 19,70% diện tích tỉnh Thái Bình.
+ Tỷ lệ diện tích bị ngập ở các huyện dao động từ 0,00% (Hưng Hà) đến 62,00% (Thái Thụy). Bão cấp 13 đổ bộ vào thời kỳ triều cường gây ngập 15,14% diện tích tỉnh Thái Bình. Tỷ lệ diện tích bị ngập của các huyện dao động từ 0,00% (Hưng Hà) đến 46,05% (Thái Thụy); bão cấp 13 đổ bộ vào thời kỳ triều trung bình gây ngập 13,44% diện tích toàn tỉnh Thái Bình. Tỷ lệ diện tích bị ngập của các huyện dao động từ 0,00% (Hưng Hà) đến 38,79% (Thái Thụy).
Bảng thống kê tỷ lệ diện tích ngập ở các huyện của tỉnh Thái Bình
Huyện/TP | Diện tích (ha) | Tỉ lệ ngập (%) | ||||
Cấp 16 | Cấp 15 | Cấp 14 | Cấp 13 | Cấp 13 TB | ||
Đông Hưng | 20651,7 | 99,94 | 34,86 | 2,03 | 1,22 | 1,20 |
Hưng Hà | 21087,7 | 98,00 | 0,00 | 0,00 | 0,00 | 0,00 |
Kiến Xương | 21749,3 | 99,00 | 21,13 | 13,58 | 11,41 | 10,19 |
Quỳnh Phụ | 21060,8 | 97,08 | 22,61 | 0,53 | 0,53 | 0,52 |
Thái Thụy | 26755,7 | 97,55 | 97,14 | 62,00 | 46,05 | 38,79 |
Tiền Hải | 22313,4 | 98,76 | 95,01 | 36,85 | 27,30 | 26,56 |
TP. Thái Bình | 4350,7 | 99,99 | 11,7 | 3,36 | 3,36 | 3,34 |
Vũ Thư | 20161,6 | 96,27 | 13,69 | 13,45 | 12,62 | 11,02 |
Toàn tỉnh | 158130,8 | 98,14 | 42,38 | 19,70 | 15,14 | 13,44 |
+ Kêt quả tính toán kịch bản KB 1 ứng với kịch bản bão cấp 16, đổ bộ vào thời kỳ triều cường cho thấy, do ảnh hưởng của siêu bão cấp 16, độ sâu mực nước tổng cộng ở khu vực ven biển Thái Bình rất lớn. Mức ngập khu vực ven biển dao động từ 4,0m đến 6,2m, càng vào sâu nội địa mức ngập giảm dần. Tuy nhiên, khu vực huyện Quỳnh Phụ có mức ngập khá lớn do hiện tượng dồn nước vào khu vực trũng. Khu vực bị ảnh hưởng mạnh từ cửa sông Ba Lạt đến bờ biển phía Bắc Thái Bình nằm phía bên phải của vị trí bão đổ bộ theo hướng di chuyển của bão sau 6 giờ nước bắt đầu ảnh hưởng tới thành phố Thái Bình. Sau 13 giờ kể từ khi bão đổ bộ toàn tỉnh đã bị ngập. Khu vực phía Bắc sông Trà Lý nước truyền nhanh hơn khu vực phía Nam sông Trà Lý (hình 3.6).
Hình 3.6. Bản đồ ngập lụt bởi nước dâng do bão cấp 16 đổ bộ vào thời kỳ triều cường tại tỉnh Thái Bình
+ Kết quả tính toán kịch bản KB2, ứng với kịch bản bão cấp 15, đổ bộ vào thời kỳ triều cường cho thấy mức ngập khu vực ven biển Thái Bình dao động từ 1,5m đến 6,0m, càng vào sâu nội địa mức ngập giảm dần. Khu vực bị ảnh hưởng mạnh từ cửa sông Ba Lạt đến bờ biển phía Bắc Thái Bình nằm phía bên phải của vị trí bão đổ bộ theo hướng di chuyển của bão. Sau 13 giờ kể từ khi bão đổ bộ, gần 50% diện tích toàn tỉnh đã bị ngập, khu vực ngập nằm ở phía Đông quốc lộ 10 phần giáp với vịnh Bắc Bộ. Theo kết quả tính toán ngập lụt do bão ảnh hưởng tới phần phía Đông Bắc thành phố Thái Bình, khu vực Bắc sông Trà Lý nước truyền nhanh hơn, sâu hơn khu vực Nam (hình 3.7).
Hình 3.7. Bản đồ ngập lụt bởi nước dâng do bão cấp 15 đổ bộ vào thời kỳ triều cường tại tỉnh Thái Bình
+ Kết quả tính toán kịch bản KB3 ứng với kịch bản bão cấp 14, đổ bộ vào thời kỳ triều cường cho thấy, mức ngập khu vực ven biển Thái Bình dao động từ 1,0m đến 4,0m, càng vào sâu trong nội địa mức ngập giảm dần. Tuy nhiên, với bão cấp 14, nước tràn vào chủ yếu tại các khu vực cửa sông hõm hình phễu. Khu vực bị ảnh hưởng dọc bờ biển từ cửa sông Ba Lạt đến bờ biển phía Bắc Thái Bình nằm phía bên phải của vị trí bão đổ bộ theo hướng di chuyển của bão. Sau 13 giờ kể từ khi bão đổ bộ, gần 50% diện tích huyện Thái Thụy đã bị ngập, khu vực ngập nằm ở phía Đông quốc lộ 10 phần giáp với vịnh Bắc Bộ, phần phía Bắc sông Trà Lý. Kết quả tính toán cũng cho thấy ngập lụt do bão ảnh hưởng tới phần phía Đông Bắc thành phố Thái Bình, khu vực phía Bắc sông Trà Lý có xu hướng nước truyền nhanh hơn khu vực phía Nam sông Trà Lý (hình 3.8).
Hình 3.8. Bản đồ ngập lụt bởi nước dâng do bão cấp 14 đổ bộ vào thời kỳ triều cường tại tỉnh Thái Bình
+ Kết quả tính toán kịch bản KB4 ứng với kịch bản bão cấp 13, đổ bộ vào thời kỳ triều cường cho thấy mức ngập khu vực ven biển Thái Bình dao động từ 0,5m đến 5,0m, vùng ngập 5,0m là khu vực ngoài đê, càng vào sâu trong nội địa mức ngập giảm dần. Tuy nhiên, với bão cấp 13, nước tràn vào chủ yếu các khu vực cửa sông hõm hình phễu, Khu vực bị ảnh hưởng dọc bờ biển từ cửa sông Ba Lạt đến bờ biển phía Bắc Thái Bình nằm phía bên phải của vị trí bão đổ bộ theo hướng di chuyển của bão. Sau 13 giờ kể từ khi bão đổ bộ, gần 40% diện tích huyện Thái Thụy đã bị ngập, khu vực ngập nằm ở phía Đông quốc lộ 10 phần giáp với vịnh Bắc Bộ, phía Bắc sông Trà Lý (hình 3.9).
Hình 3.9. Bản đồ ngập lụt bởi nước dâng do bão cấp 13 đổ bộ vào thời kỳ triều cường tại tỉnh Thái Bình
+ Kết quả tính toán kịch bản KB5 ứng với kịch bản bão cấp 13, đổ bộ vào thời kỳ triều trung bình cho thấy mức ngập khu vực ven biển dao động từ 0,5m đến 4,7m, vùng ngập 4,7m là khu vực ngoài đê, càng vào sâu trong nội địa mức ngập giảm dần, nước tràn chủ yếu các khu vực cửa sông hõm hình phễu. Khu vực bị ảnh hưởng dọc bờ biển từ cửa sông Ba Lạt đến bờ biển phía Bắc Thái Bình nằm phía bên phải của vị trí bão đổ bộ theo hướng di chuyển của bão. Sau 13 giờ kể từ khi bão đổ bộ, gần 30% diện tích huyện Thái Thụy bị ngập, khu vực ngập nằm ở phía Đông quốc lộ 10 phần giáp với vịnh Bắc Bộ, phần phía Bắc sông Trà Lý (hình 3.10).
Hình 3.10. Bản đồ ngập lụt bởi nước dâng do bão cấp 13 đổ bộ vào thời kỳ triều trung bình tại tỉnh Thái Bình
CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI
1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu
1.1. Biện pháp chung
Căn cứ vào các loại hình thiên tai thường xảy ra trên địa bàn; mức độ ảnh hưởng của các loại hình thiên tai, thiệt hại của thiên tai đã gây ra cho con người, cơ sở hạ tầng, kinh tế-xã hội xây dựng các biện pháp chung để phòng ngừa, giảm thiểu thiên tai như sau:
- Về con người:
+ Củng cố hệ thống chỉ huy, chỉ đạo phòng, chống thiên tai các cấp.
+ Hoàn thiện hệ thống pháp luật phòng, chống thiên tai.
+ Tăng cường phương tiện, trang thiết bị phục vụ sơ tán, cứu hộ, cứu nạn.
+ Tăng cường công tác dự báo, cảnh báo.
+ Nâng cao năng lực, kiến thức.
+ Tham gia của các tổ chức, đoàn thể và toàn xã hội.
+ Tăng cường công tác thông tin, truyền thông.
+ Tăng cường công tác cứu hộ, cứu nạn.
+ Hệ thống đánh giá thiệt hại và nhu cầu nhằm tăng cường nguồn lực từ bên ngoài.
+ Chính sách hỗ trợ thiệt hại sau thiên tai.
+ Phát triển hệ thống bảo hiểm phòng, chống thiên tai cho người dân.
+ Bảo đảm nguồn lực xây dựng, sửa chữa công trình PCTT (biện pháp giảm thiểu).
+ Bảo đảm nguồn lực về tài chính để thực hiện phòng ngừa, phục hồi tái thiết.
- Về kinh tế - xã hội:
+ Củng cố hệ thống chỉ huy, chỉ đạo phòng, chống thiên tai các cấp.
+ Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách phòng, chông thiên tai.
+ Tăng cường phương tiện, trang thiết bị trong quá trình ứng phó thiên tai.
+ Tăng cường công tác dự báo, cảnh báo.
+ Nâng cao năng lực, kiến thức cho người dân, cho cán bộ.
+ Tham gia của các tổ chức, đoàn thể và toàn xã hội.
+ Tăng cường công tác thông tin, truyền thông.
+ Hệ thống đánh giá thiệt hại và nhu cầu nhằm tăng cường nguồn lực từ bên ngoài.
+ Chính sách hỗ trợ thiệt hại sau thiên tai đảm bảo phục hồi sản xuất, kinh doanh liên tục.
+ Phát triển hệ thống bảo hiểm phòng, chống thiên tai cho các ngành.
+ Bảo đảm nguồn lực về tài chính để lồng ghép PCTT trong các ngành (giảm thiểu, phòng ngừa, phục hồi, tái thiết).
+ Bảo đảm nguồn lực xây dựng, sửa chữa công trình PCTT (biện pháp giảm thiểu).
+ Ứng dụng khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế.
- Về cơ sở hạ tầng:
+ Củng cố hệ thống chỉ huy, chỉ đạo phòng thiên tai các cấp.
+ Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách phòng, chống thiên tai.
+ Tăng cường phương tiện, trang thiết bị trong quá trình ứng phó sự cố công trình.
+ Tăng cường công tác dự báo, cảnh báo.
+ Nâng cao nhận thức, kiến thức cho người dân, cho cán bộ.
+ Tham gia của các tổ chức, đoàn thể và toàn xã hội.
+ Tăng cường công tác thông tin, truyền thông.
+ Hệ thống đánh giá thiệt hại và nhu cầu nhằm tăng cường nguồn lực từ bên ngoài.
+ Phát triển hệ thống bảo hiểm phòng, chống thiên tai cho các công trình.
+ Bảo đảm nguồn lực về tài chính để lồng ghép PCTT trong các ngành (giảm thiểu, phòng ngừa, phục hồi, tái thiết).
+ Bảo đảm nguồn lực xây dựng, sửa chữa các công trình PCTT (giảm thiểu).
+ Ứng dụng khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế.
* Nhóm biện pháp phi công trình:
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách.
Triển khai, thực hiện các văn bản pháp luật, cơ chế chính sách trong lĩnh vực PCTT và TKCN từ Trung ương; tỉnh xây dựng, hoàn thiện, thể chế nhằm thực hiện các chiến lược, luật, chương trình, đề án, kế hoạch, phương án, dự án về PCTT và TKCN đảm bảo nâng cao hiệu quả trong công tác PCTT và TKCN.
+ Hăng năm kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh nhằm tổ chức quản lý nhà nước cao nhất tại địa phương chỉ đạo điều hành công tác PCTT và TKCN; đảm bảo về quyền lực, chủ động, tiện lợi, hiệu quả thể hiện trong danh sách các thành viên Ban Chỉ huy; thể chế thành lập các tiểu ban chỉ huy, quy định rõ trách nhiệm của các tiểu ban (cơ quan ra quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh; cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, tổ chức, cá nhân có liên quan).
+ Phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh đảm bảo trách nhiệm cụ thể của cá nhân và đơn vị ngành phụ trách của các thành viên trong công tác PCTT và TKCN nhằm huy động tối đa nguồn lực của các cơ quan, tổ chức liên quan trong toàn xã hội; đảm bảo trách nhiệm của toàn xã hội, giảm thiểu thiệt hại về người và kinh tế - xã hội trên toàn tỉnh (cơ quan ra quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh; cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, tổ chức, cá nhân có liên quan).
+ Quản lý thu, chi Quỹ PCTT đảm bảo thực hiện theo đúng Nghị định 94/2014/NĐ-CP, Nghị định 83/2019/NĐ-CP ngày 12/11/2019 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 94/2014/NĐ-CP nhằm thực hiện chi hỗ trợ cho các hoạt động PCTT bao gồm các hoạt động về phòng ngừa, ứng phó và cứu trợ, khắc phục hậu quả thiên tai (cơ quan ra quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh; cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; cơ quan phối hợp: Sở Tài chính, các sở, ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố).
+ Thực hiện chính sách hỗ trợ phục hồi sau thiên tai theo Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013. Rà soát, xây dựng chính sách hỗ trợ hộ nghèo, hộ bị thiệt hại do thiên tai, xây dựng nhà ở PCTT đảm bảo cho các hộ nghèo, hộ bị thiệt hại do thiên tai được hỗ trợ và được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội để cải tạo, xây dựng nhà ở PCTT (cơ quan ra quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh; cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng; cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố).
+ Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai đảm bảo thực hiện theo Nghị định 02/2017/NĐ-CP của Chính phủ về hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản hoặc một phần chi phí sản xuất ban đầu để khôi phục sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại do thiên tai (cơ quan ra quyết định: Chính phủ; cơ quan chủ trì: Sở Tài chính; cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố).
+ Chính sách hỗ trợ di dời, sắp xếp bố trí lại dân cư thực hiện theo Quyết định số 1776/QĐ-TTg về phê duyệt chương trình bố trí dân cư các vùng: Thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng. Rà soát, xây dựng dự án trình Trung ương hỗ trợ các khu dân cư nằm trong vùng có nguy cơ mất an toàn cao khi có thiên tai cần di dời (cơ quan ra quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh; cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố).
+ Quản lý, sử dụng kinh phí phục vụ hoạt động của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp theo Thông tư số 85/2020/TT-BTC ngày 01/10/2020 (cơ quan ra quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh; cơ quan chủ trì: Sở Tài chính; cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố).
- Kiện toàn tổ chức, bộ máy và tăng cường năng lực quản lý thiên tai
+ Kiện toàn tổ chức, củng cố bộ máy chỉ huy cũng như Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp trên địa bàn tỉnh đảm bảo năng lực hoạt động có hiệu quả. Quyết định thành lập và kiện toàn; Quyết định phân công nhiệm vụ cho từng thành viên Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp cũng như các đơn vị Văn phòng thường trực các cấp (cơ quan ra quyết định: Ủy ban nhân dân các cấp; cơ quan chủ trì: Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp; cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị có thành viên tham gia Ban Chỉ huy).
+ Thực hiện Đề án 1002 “Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng” của Thủ tướng Chính phủ. Phấn đấu đạt các mục tiêu của Đề án.
Hợp phần 1: Nâng cao năng lực về quản lý, triển khai thực hiện các hoạt động quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng (QLTTDVCĐ) cho cán bộ chính quyền các cấp.
Hợp phần 2: Tăng cường truyền thông giáo dục và nâng cao năng lực cho cộng đồng về quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng.
(Cơ quan ra quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh; cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; cơ quan phối hợp: Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố).
+ Tăng cường nguồn lực cán bộ chuyên trách làm công tác PCTT và TKCN ở các cấp nhất là lực lượng cán bộ chuyên trách ở các Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN đảm bảo đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ. Thành lập cơ quan chuyên trách PCTT cấp tỉnh và cán bộ chuyên trách ở cấp huyện, thành phố, cấp xã, phường, thị trấn. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho cán bộ làm công tác PCTT (Cơ quan ra quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh; cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; cơ quan phối hợp: Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư).
+ Củng cố, nâng cấp, đầu tư trang thiết bị cho Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp nhằm đảm bảo điều kiện tốt hơn để tham mưu Ban Chỉ huy thực hiện nhiệm vụ PCTT và TKCN với diễn biến ngày càng phức tạp của thiên tai. Các hạng mục đầu tư bao gồm: Trụ sở làm việc, trang thiết bị họp trực tuyến, phòng thường trực và các trang thiết bị thường trực, trang thiết bị văn phòng, phương tiện (ô tô), vật tư trang thiết bị (đảm bảo nguồn lực 4 tại chỗ) (cơ quan ra quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh; cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; cơ quan phối hợp: Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư).
+ Đầu tư, tăng cường năng lực và trang thiết bị cho lực lượng tìm kiếm cứu nạn nhằm đảm bảo tính chuyên nghiệp, chủ động, nhanh, chính xác đáp ứng hoạt động cứu hộ, cứu nạn. Nâng cao năng lực của lực lượng nòng cốt trong công tác cứu hộ, cứu nạn và sự phối kết hợp với các tổ chức liên quan. Mua sắm các trang thiết bị, phương tiện để thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn (cơ quan ra quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh; cơ quan chủ trì: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; cơ quan phối hợp: Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, Cảnh sát PCCC).
+ Nâng cấp, hoàn chỉnh hệ thống thông tin liên lạc phục vụ công tác PCTT và TKCN đảm bảo thông suốt trong quá trình ứng phó thiên tai của Ban Chỉ huy các cấp, cụ thể: Hoàn chỉnh hệ thống thông tin liên lạc tại Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy các cấp, đảm bảo thông tin trên các phương tiện truyền thông, internet được liên tục (cơ quan ra quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh; cơ quan chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông; cơ quan phối hợp: Các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân huyện).
+ Xây dựng cơ chế phối hợp giữa Ban Chỉ huy PCTT và TKCN với các tổ chức chính trị, xã hội. Xây dựng một xã hội PCTT, huy động các nguồn lực bao gồm cả các tổ chức như: Ủy ban Mặt trận tổ quốc, thanh niên, phụ nữ, chữ thập đỏ,... tham gia PCTT và TKCN. Thực hiện Đề án 1002, xây dựng kế hoạch tham gia của các tổ chức chính trị, xã hội trong quá trình ứng phó thiên tai. Kêu gọi, quản lý thực hiện chương trình hỗ trợ, vận động của các tổ chức trong và ngoài nước (cơ quan ra quyết định: Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh; cơ quan chủ trì: Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh; cơ quan phối hợp: các tổ chức chính trị, xã hội).
- Lập, rà soát và thực hiện các kế hoạch, quy hoạch
+ Lập Kế hoạch PCTT và TKCN 5 năm, rà soát điều chỉnh, bổ sung và thực hiện hằng năm nhằm giảm thiểu thiệt hại về người, kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng. Đưa ra các giải pháp, biện pháp PCTT và TKCN hợp lý, hiệu quả; xác định rõ các nguồn lực vả trách nhiệm thực hiện cụ thể của các đơn vị liên quan. Nâng cao nhận thức của cả hệ thống PCTT (cơ quan ra quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh; cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; cơ quan phối hợp: Các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn).
+ Xây dựng, phê duyệt, triển khai Kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu; các nhiệm vụ, dự án thực hiện Kế hoạch quốc gia về thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tỉnh Thái Bình theo Văn bản số 4290/UBND- KTTNMT ngày 01/9/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Quyết định số 1055/QĐ-TTg ngày 20/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) đến đời sống nhân dân, sản xuất kinh doanh. Đưa ra các biện pháp ứng phó và giảm thiểu BĐKH; xác định các nguồn lực và trách nhiệm thực hiện của các đơn vị liên quan, nâng cao nhận thức của cộng đồng về BĐKH (cơ quan ra quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh; cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường; cơ quan phối hợp: Các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn).
+ Xây dựng, phê duyệt và triển khai Kế hoạch Tìm kiếm cứu nạn nhằm xác định quy chế phối hợp với Ban Chỉ huy giảm thiểu thiệt hại về người và kinh tế. Xác định các nguồn lực và trách nhiệm thực hiện của các đơn vị liên quan; bổ sung các trang thiết bị, phương tiện TKCN (cơ quan ra quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh; cơ quan chủ trì: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh; cơ quan phối hợp: Các sở, ngành liên quan, thành viên Ban Chỉ huy, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn).
+ Lập, rà soát, bổ sung bản đồ phân vùng rủi ro thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai. Xác định các vị trí rủi ro thiên tai để đưa ra các biện pháp ứng phó phù hợp. Cập nhật các bản đô nguy cơ rủi ro do bão, lũ, sạt lở đất, hạn hán, ngập lụt, xâm nhập mặn,... Xác định các vùng có nguy cơ tổn thương cao, các đối tượng dễ bị tổn thương để có giải pháp phòng tránh phù hợp (cơ quan ra quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh; cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; cơ quan phối hợp: Các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn).
+ Rà soát, cập nhật, bổ sung vào Quy hoạch hệ thống đê sông, đê biển theo diễn biến thiên tai và BĐKH. Phòng chống nguy cơ lũ lụt từ sông và ngập lụt khu vực ven biển. Đảm bảo an toàn khu vực được bảo vệ nằm trong lưu vực sông hoặc vùng trũng ven biển; ổn định cuộc sống dân sinh, phát triển kinh tế an toàn trong khu vực (cơ quan ra quyết định: Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; cơ quan phối hợp: Các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố).
+ Rà soát, đề xuất nhu cầu sử dụng đất giai đoạn 2021-2030 để đưa vào phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện trong quy hoạch tỉnh; kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện trình cấp thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
+ Lập, rà soát, bổ sung quy hoạch cơ sở hạ tầng một số ngành nằm trong khu vực ảnh hưởng của thiên tai nhằm giảm thiểu tác động của thiên tai đến các ngành trong việc đầu tư xây dựng mới cũng như quản lý vận hành. Đánh giá tác động của thiên tai để xác định vị trí, quy mô,... công trình phù hợp và có giải pháp giảm thiểu tác động; quy hoạch xây dựng, giao thông, thủy lợi,... lồng ghép nội dung PCTT (cơ quan ra quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh; cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây Dựng, Sở Giao thông vận tải, Sở Công Thương, Sở Thông tin và Truyền thông; cơ quan phối hợp: Các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố).
- Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo cấp tỉnh
+ Đầu tư nâng cấp cơ quan Khí tượng thủy văn (KTTV); nâng cấp chất lượng dự báo, cảnh báo của Đài KTTV khu vực và Trung tâm KTTV tỉnh cụ thể: Hiện đại hóa và bổ sung mạng lưới quan trắc về khí tượng - thủy văn; cảnh báo, dự báo có độ tin cậy cao về mưa, bão, lũ..., dự báo thời gian dài hơn về hạn hán, nguồn nước.... Phát triển cơ sở dữ liệu quan trắc và tra cứu hiệu quả các bản tin dự báo. Bổ sung các trang thiết bị, máy móc, các phần mềm và nhân lực chất lượng cao cho Đài khu vực và Đài tỉnh (cơ quan ra quyết định: Bộ Tài nguyên và Môi trường; cơ quan chủ trì: Đài khí tượng thủy văn Thái Bình; cơ quan phối hợp: Đài khí tượng thủy văn khu vực).
+ Thực hiện xã hội hóa các dịch vụ khí tượng thủy văn; nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo phục vụ công tác điều hành, chỉ đạo PCTT. Lắp đặt bổ sung các trạm đo KTTV tại các khu vực có nhu cầu để chia sẻ thông tin dữ liệu. Đầu tư xây dựng một số trạm đo quan trắc, giám sát riêng biệt về mặn, mưa, sét, các trọng điểm sung yếu... Chia sẻ, cung cấp các thông tin dự báo với các đơn vị chuyên môn để phục vụ công tác điều hành quản lý (cơ quan ra quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh; cơ quan chủ trì: Đài khí tượng thủy văn Thái Bình; cơ quan phối hợp: Đài khí tượng thủy văn khu vực).
+ Tăng cường, cải tiến, chi tiết hóa các bản tin dự báo phục vụ phát triển KTXH và PCTT nhằm giảm chi phí đầu tư và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Cung cấp các bản tin dự báo, cảnh báo phục vụ đa ngành; lồng ghép PCTT, điều kiện bất lợi về KTTV với phát triển KTXH (cơ quan ra quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh; cơ quan chủ trì: Đài khí tượng thủy văn Thái Bình; cơ quan phối hợp: Đài khí tượng thủy văn khu vực).
- Nâng cao nhận thức, kiến thức PCTT cho cộng đồng
+ Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng. Nâng cao nhận thức và cung cấp kiến thức cho cán bộ và người dân về PCTT và TKCN nhằm phòng tránh, giảm thiểu rủi ro thiên tai có sự tham gia của cộng đồng. Bổ sung, cập nhật Kế hoạch thực hiện Đề án; đào tạo, phê duyệt đội ngũ giảng viên cấp tỉnh; đào tạo đội ngũ giảng viên cấp huyện; thành lập Nhóm hỗ trợ kỹ thuật cấp xã và tiến hành đánh giá, xây dựng kế hoạch PCTT cho cấp xã; đưa nội dung PCTT lồng ghép vào chương trình của các cấp học; tổ chức các hoạt động liên quan khác; xây dựng các dự án có quy mô nhỏ ở cấp cộng đồng (cơ quan ra quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh; cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và các cơ quan liên quan).
+ Tổ chức thông tin, tuyên truyền về thiên tai thông qua hệ thống thông tin đại chúng của tỉnh nhằm nâng cao nhận thức và kiến thức của cộng đồng về PCTT và giảm nhẹ thiên tai. Xây dựng các chương trình truyền thông để đưa lên sóng phát thanh, vào các trường học,... Tuyên truyền nâng cao ý thức phòng tránh và chủ động đối phó với thiên tai. Mua sắm, lắp đặt hệ thống truyền thông cấp xã (cơ quan ra quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh; cơ quan chủ trì: Đài Phát thanh và Truyền hình; cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn).
- Chương trình trồng và bảo vệ rừng
+ Xây dựng kế hoạch, dự án trồng rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển; củng cố, chăm sóc, bảo vệ rừng đã trồng nhằm bảo vệ dân cư, chắn sóng, giảm áp lực của bão đối với đất liền. Khảo sát, xây dựng kế hoạch, tiến hành trồng mới rừng tại các khu vực có khả năng trồng được. Quản lý khu vực đã được trồng rừng kết hợp bảo vệ sinh thái đầm bảo bền vững (cơ quan ra quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh; cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; cơ quan phối hợp: Các sở, ngành, đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân huyện Thái Thụy, Ủy ban nhân dân huyện Tiền Hải, Ủy ban nhân dân các xã).
- Bào vệ rừng, phòng tránh thiệt hại giảm diện tích, chất lượng rừng do thiên tai. Xây dựng phương án, chuẩn bị 4 tại chỗ về phòng, chống cháy rừng; quản lý khai thác, bảo vệ rừng hợp lý (cơ quan ra quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh; cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; cơ quan phối hợp: Các sở, ngành, đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân huyện Thái Thụy, Ủy ban nhân dân huyện Tiền Hải, Ủy ban nhân dân các xã).
* Nhóm biện pháp công trình:
- Đầu tư; nâng cấp công trình PCTT công trình thủy lợi
+ Xây dựng, củng cố, nâng cấp hệ thống đê, kè, công dưới đê, các công trình phụ trợ cho đê nhằm đảm bảo phòng, chống lũ trên các lưu vực sông chảy qua tỉnh và các tác động từ biển, thiên tai, phòng chống xói lở, xâm thực. Thực hiện chương trình nâng cấp đê sông, đê biển đã được phê duyệt. Nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống đê an toàn. Xây dựng và triển khai phương án xử lý sự cố đê điều theo phương châm giờ đầu, 4 tại chỗ (cơ quan ra quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh; cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; cơ quan phối hợp: Các sở, ngành, đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn).
+ Đầu tư, cải tạo, hiện đại hóa hệ thống trạm bơm tưới tiêu, sông trục nội đồng, cống đập, kênh mương nhằm giảm thiểu thiệt hại do lũ, lụt, hạn hán, xâm nhập mặn gây ra, đảm bảo PCTT. Xây dựng phương án quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng; chuẩn bị phương án xử lý sự cố theo phương châm 4 tại chỗ (cơ quan ra quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh; cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; cơ quan phối hợp: Các sở, ngành, đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn).
+ Đầu tư, nâng cấp hệ thống cảnh báo sớm nhằm thông báo cho người dân phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra. Xây dựng, bổ sung hệ thống giám sát, cảnh báo thiên tai ở các vị trí sung yếu cần thiết (cơ quan ra quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh; cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường; cơ quan phối hợp: Các sở, ngành, đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn).
- Đầu tư, nâng cấp công trình xây dựng có xem xét đến PCTT
+ Xây dựng, nâng cấp nhà ở PCTT cho các hộ nghèo nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn PCTT như bão, lũ, lụt; theo tiêu chuẩn an toàn trước thiên tai của các công trình xây dựng; hướng dẫn mô hình, mẫu nhà trong các chương trình hỗ trợ xây dựng nhà khác do các tổ chức, cá nhân trong địa bàn thực hiện; hỗ trợ về tài chính, các chính sách khác cho người dân (cơ quan ra Quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh; cơ quan chủ trì: Sở Xây dựng; cơ quan phối hợp: Các sở, ngành, đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và các tổ chức chính trị, xã hội).
+ Xây dựng Chương trình, dự án tái định cư, sắp xếp lại nơi ở mới cho các hộ dân nhằm đảm bảo an toàn cho các khu dân cư sống trong vùng có nguy cơ rủi ro cao khi có thiên tai đến chỗ ở mới và thuận lợi trong sinh kế; quy hoạch, bố trí xây dựng các khu tái định cư, khu di dời dân cư; xây dựng, hỗ trợ về tài chính, cơ chế chính sách cho người dân; đảm bảo sinh kế bền vững cho người dân và các nhu cầu dịch vụ tối thiểu cho người dân (cơ quan ra quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh; cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng; cơ quan phối hợp: Các sở, ngành, đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn).
+ Trụ sở, cơ quan, các công trình công cộng xây dựng đảm bảo an toàn trước thiên tai và kết hợp làm nơi tránh trú an toàn cho người dân; đảm bảo an toàn khi thực hiện công tác di dân khi có thiên tai xảy ra; bổ sung các tiêu chuẩn xây dựng an toàn trước thiên tai; kết hợp đa mục tiêu sử dụng có công năng tránh trú an toàn cho cộng đồng và các điều kiện sinh hoạt tối thiểu khi có thiên tai theo kịch bản, phương án đã dự tính xảy ra; có phương án để xử lý sự cố công trình khi có thiên tai gây ra (cơ quan ra quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh; cơ quan chủ trì: Sở Xây dựng; cơ quan phối hợp: Các sở, ngành, đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn).
- Đầu tư, nâng cấp công trình giao thông kết hợp PCTT
+ Xây dựng, nâng cấp các công trình giao thông kết hợp PCTT đảm bảo điều kiện đi lại an toàn và cứu hộ, cứu nạn khi có thiên tai xảy ra; nâng cao tần suất thiết kế chống lũ và các tiêu chuẩn khác của hệ thống đường giao thông đảm bảo an toàn trước thiên tai; nâng cao trình đường đủ để kết hợp với đường di tản, khoanh vùng úng ngập cũng như cứu hộ, cứu nạn cho khu dân cư vùng thấp trũng có thể xảy ra ngập lụt (cơ quan ra quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh; cơ quan chủ trì: Sở Giao thông vận tải; cơ quan phối hợp: Các sở, ngành, đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn).
+ Hệ thống giao thông thủy nội địa lồng ghép PCTT đảm bảo an toàn và kết hợp PCTT; đảm bảo giao thông thủy kết hợp cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ; công trình giao thông thủy không làm gia tăng rủi ro mà còn kết hợp chỉnh trị, an toàn cho hệ thống đê điều (cơ quan ra quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh; cơ quan chủ trì: Sở Giao thông vận tải; cơ quan phối hop: Các sở, ngành, đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn).
- Công trình hạ tầng cấp, thoát nước
+Xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt có tính đến yếu tố PCTT như hạn hán, xâm nhập mặn; tính toán nhu cầu thực tế về lượng nước cần và khả năng của nguồn nước trong điều kiện bình thường để xây dựng phương án thiếu nước sạch khi hạn hán, xâm nhập mặn bằng các giải pháp trữ nước (cơ quan ra quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh; cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng; cơ quan phối hợp: Các sở, ngành, đơn vị liên quan).
+ Quy hoạch, xây dựng chương trình chống ngập lụt cho thành phố, đô thị, khu tập trung dân cư, khu công nghiệp, kinh tế, chính trị nhằm nâng cao khả năng tiêu thoát nước chống úng ngập; xây dựng hệ thống quan trắc, cảnh báo sớm chống úng ngập cho khu vực; xây dựng hệ thống thoát nước trong nội đô kết hợp hệ thống sông tiêu, trạm bơm tiêu; bố trí không gian công cộng có năng lực trữ nước (cơ quan ra quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh; cơ quan chủ trì: Sở Xây dựng; cơ quan phối hợp: Các sở, ngành, đơn vị liên quan).
- Công trình neo đậu tàu thuyền tránh trú bão
Củng cố, nâng cấp, xây dựng các khu neo đậu tàu, thuyền tránh trú thiên tai; đảm bảo an toàn cho tàu, thuyền các loại tránh trú; lựa chọn vị trí quy hoạch, xây dựng kiên cố khu tránh trú; xác định số lượng, công suất tàu, thời gian di chuyển, sắp xếp, bố trí để có phương án quản lý hợp lý; lắp đặt hệ thống cảnh báo tại khu neo đậu để người dân biết, chủ động phòng tránh (cơ quan ra quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh; cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; cơ quan phối hop: Các sở, ngành, đơn vị liên quan).
- Công trình đo đạc, giám sát, cảnh báo sớm
Xây dựng, lắp đặt bổ sung các công trình đo đạc KTTV, giám sát và cảnh báo thiên tai hệ thống dùng riêng trên địa bàn tỉnh nhằm dự báo và cảnh báo sớm về thiên tai; bổ sung các trạm đo mưa, đo mực nước, cảnh báo sấm sét trên các lưu vực, khu vực trên địa bàn tỉnh; lắp đặt hệ thống giám sát, cảnh báo tại các vị trí công trình sung yếu, chịu tác động phổ biến từ thiên tai (cơ quan ra quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh; cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Đài khí tượng thủy văn Thái Bình; cơ quan phối hợp: Các sở, ngành, đơn vị liên quan).
b. Biện pháp cụ thể
* Áp thấp nhiệt đới, bão
- Biện pháp phi công trình:
+ Xây dựng, cập nhật, bổ sung phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão; xây dựng bản đồ phân vùng ngập lụt do bão theo các kịch bản.
+ Tăng cường khả năng dự báo sớm, thông tin liên lạc nhằm cung cấp thông tin sớm để người dân có thời gian chuẩn bị ứng phó, đặc biệt dự báo bão khi vào gần bờ, trên đất liền.
+ Xây dựng phương án di dân theo kịch bản bão, nâng cao công tác tuyên truyền.
(Có Phụ lục 05 kế hoạch di dân tránh bão trên địa bàn tỉnh kèm theo).
+ Xây dựng phương án, hướng dẫn kỹ thuật neo đậu, tránh trú bão an toàn cho các tàu, thuyền vào nơi neo đậu. Hiện đại hóa biện pháp theo dõi, quản lý tàu, thuyền hoạt động trong tỉnh (như bắt buộc tất cả các tàu thuyền hoạt động phải lắp thiết bị giám sát hành trình để kiểm soát các phương tiện hoạt động trên biển).
- Biện pháp công trình:
+ Chuẩn bị, đầu tư, xây dựng nhà tránh trú cộng đồng, nhà an toàn chống gió lớn, gió giật.
+ Rà soát, nâng cấp, bổ sung các khu neo đậu tàu, thuyền tránh trú bão.
+ Củng cố, bảo vệ, đầu tư trồng rừng ngập mặn, rừng phòng hộ.
+ Duy tu, nâng cấp, sửa chữa hệ thống đê sông, đê biển, đê vùng cửa sông đảm bảo năng lực PCTT.
+ Rà soát quy hoạch, nâng cấp xây dựng các công trình tiêu cả tự chảy và động lực đáp ứng tiêu thoát nước do mưa lớn.
* Lốc, sét, mưa đá
- Biện pháp phi công trình:
+ Tăng cường cảnh báo, dự báo để người dân được biết sớm để phòng tránh.
+ Hướng dẫn người dân tăng cường nhận thức, kiến thức để phòng tránh, lựa chọn mô hình, vật liệu xây dựng nhà ở an toàn.
- Biện pháp công trình:
+ Xây dựng hệ thống quan trắc, cảnh báo.
+ Rà soát, đầu tư xây dựng hệ thống thu sét tại các khu vực dân cư, khu vực thường xảy ra sét.
* Thiên tai do mưa lớn
- Biện pháp phi công trình:
+ Xây dựng, triển khai các Đề án sản xuất theo mùa, vụ; phương án phòng, chống úng ngập đã phê duyệt.
+ Thường xuyên tuần tra, kiểm tra hệ thống công trình đê, kè, cống nhằm phát hiện những hư hỏng ngay từ giờ đầu để xử lý.
+ Rà soát, kiểm tra năng lực hệ thống công trình chống úng trên địa bàn toàn tỉnh.
+ Tăng cường khả năng dự báo sớm, thông tin liên lạc nhằm chủ động trong công tác phòng, chống úng ngập đảm bảo an toàn sản xuất và dân sinh.
- Biện pháp công trình:
+ Đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp hệ thống công trình thủy nông nội đồng như hệ thống sông trục chính, sông cấp I, cấp II; hệ thống cống dưới đê nhất là hệ thống các cống tiêu nước qua đê; hệ thống trạm bơm tiêu qua đê nhằm đảm bảo năng lực tiêu thoát nước chống úng ngập của lưu vực.
+ Cải tạo, nâng cấp hệ thống cống đập nội đồng nhằm đáp ứng yêu cầu tiêu thoát nước của công trình đầu mối.
+ Cứng hóa, xử lý công trình đê, kè, cống tại các vị trí, khu vực xung yếu có khả năng xảy ra mất an toàn khi có mưa lớn gây ra.
+ Rà soát, xây dựng hệ thống công trình cảnh báo, theo dõi, giám sát nhằm phát hiện sớm các tình huống ngập úng, hư hỏng công trình có thể xảy ra.
* Thiên tai do nắng nóng hạn hán
- Biện pháp phi công trình:
+ Tăng cường công tác dự báo dài hạn để xây dựng phương án phòng tránh, có biện pháp an toàn cho người và gia súc; chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Xây dựng phương án cấp nước, trữ nước nhằm phục vụ sản xuất và dân sinh.
+ Nâng cao năng lực công tác thông tin, truyền thông đến các cộng đồng để nhân dân biết và chuẩn bị các biện pháp phòng tránh.
- Biện pháp công trình:
+ Xây dựng các công trình trữ nước, hoặc phương án khai thác nguồn nước như biện pháp lấy nước sớm, nạo vét hệ thống sông trục, kênh mương để giữ nước.
+ Đầu tư, xây dựng hệ thống tưới tự động, tưới tiết kiệm nước.
* Thiên tai do rét hại, sương muối, sương mù
- Biện pháp phi công trình:
+ Tăng cường công tác dự báo dài hạn để xây dựng phương án phòng tránh, có biện pháp an toàn cho người, gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản; chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
+ Nâng cao năng lực công tác thông tin, truyền thông đến các cộng đồng để nhân dân biết và chuẩn bị các biện pháp phòng tránh.
- Biện pháp công trình:
+ Rà soát, xây dựng hệ thống công trình chỉ dẫn, cảnh báo cả đường sông và đường bộ nhằm cảnh báo và chỉ dẫn cho các phương tiện giao thông.
+ Quy hoạch, xây dựng hệ thống chuồng trại, ao nuôi nhằm đảm bảo an toàn sản xuất trước thiên tai.
* Thiên tai do lũ, ngập lụt
- Biện pháp phi công trình:
+ Xây dựng bản đồ ngập lụt do lũ theo các kịch bản; sử dụng bản đồ ngập lụt hạ du được bàn giao từ các Bộ liên quan nhằm xác định các khu vực rủi ro, mức độ rủi ro để có các biện pháp phòng tránh.
+ Tăng cường cảnh báo các khu vực nguy hiểm: Cùng với các thông tin được cập nhật thường xuyên trên các phương tiện truyền thông từ Trung ương theo quy định tại Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai, sử dụng hệ thống truyền tin trên địa bàn để thông tin chi tiết hơn đến người dân.
+ Triển khai các phương án phòng chống lũ, ngập lụt đã xây dựng tại địa phương theo các kịch bản lũ.
- Biện pháp công trình:
+ Xây dựng, củng cố, nâng cấp hệ thống đê, kè, cống dưới đê đảm bảo phòng chống lũ trên các triền sông và tác động từ biển, phòng chống xói lở, xâm thực. Thực hiện chương trình nâng cấp đê sông, đê biển đã được phê duyệt. Tiến hành quản lý hệ thống đê an toàn. Phương án xử lý sự cố đê điều theo phương châm giờ đầu, 4 tại chỗ.
+ Đầu tư, nâng cấp hệ thống trạm bơm, kênh, cống nhằm phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại do lũ lụt gây ra.
+ Rà soát, đầu tư nâng cấp hệ thống cảnh báo nhằm thông báo cho nhân dân phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.
+ Xây dựng, đầu tư nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước trong thành phố, nơi tập trung đông dân cư.
* Thiên tai do xâm nhập mặn, nước dâng
- Biện pháp phi công trình:
+ Tăng cường công tác dự báo dài hạn để xây dựng phương án phòng tránh, có biện pháp an toàn cho người và gia súc; chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
+ Nâng cao năng lực công tác thông tin, truyền thông đến các cộng đồng để nhân dân biết và chuẩn bị các biện pháp phòng tránh.
- Biện pháp công trình:
+ Củng cố, nâng cấp hệ thống đê bao, đê bối, bờ bao nhằm đảm bảo an toàn sản xuất và dân sinh.
+ Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống công trình thủy lợi nhằm giữ ngọt, ngăn mặn, thủy triều, nước dâng do thiên tai.
+ Rà soát, đầu tư nâng cấp hệ thống cảnh báo do nước dâng và xâm nhập mặn trên các cửa sông, cửa biển.
* Thiên tai do gió mạnh trên biển
- Biện pháp phi công trình:
+ Tăng cường công tác cảnh báo, dự báo, thông tin, truyền thông đến các cộng đồng để nhân dân biết và chuẩn bị các biện pháp phòng tránh.
+ Xây dựng, triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn theo phương án đã được phê duyệt.
- Biện pháp công trình:
+ Đầu tư xây dựng các công trình bến cảng để phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn; củng cố hệ thống các khu neo đậu tàu thuyền.
+ Bổ sung mua sắm các trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện nhằm đáp ứng các yêu cầu về tìm kiếm cứu nạn; khắc phục các hậu quả của thiên tai đã xây dựng phương án, kế hoạch đề ra.
c. Trách nhiệm của các sở, ngành trong biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TNT:
* Lĩnh vực trồng trọt
- Cây lương thực và rau, quả:
+ Xây dựng quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
+ Nghiên cứu, ứng dụng các loại cây chổng chịu voi thiên tai.
+ Xây dựng các biện pháp kỹ thuật như: Quy hoạch nhà kính, nhà lưới... phát triển nông nghiệp xanh, sạch.
- Cây công nghiệp:
+ Lựa chọn các loại cây phù hợp với đặc thù thiên tai từng vùng miền.
+ Triển khai xây dựng các biện pháp tưới tiết kiệm nước.
* Lĩnh vực lâm nghiệp
- Quy hoạch, xây dựng rừng ngập mặn, rừng phòng hộ trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường nguồn lực “4 tại chỗ” trong xử lý cháy rừng; xây dựng phương án phòng, chống cháy rừng do thiên tai.
- Xây dựng cơ chế chính sách phát triển và bảo vệ rừng.
- Lập bản đồ rủi ro do nắng nóng, hạn hán nhằm phòng, chống cháy rừng.
* Lĩnh vực chăn nuôi
- Quy hoạch, thực hiện quy hoạch cho các vùng chăn nuôi tập trung và phân tán.
- Xây dựng cơ chế chính sách, quy chuẩn về chuồng trại trong chăn nuôi.
- Xây dựng các biện pháp đảm bảo an toàn trong chăn nuôi trước thiên tai.
* Lĩnh vực thủy sản
- Xây dựng, củng cố, lắp đặt hệ thống theo dõi, giám sát và thông tin quản lý tàu cá.
- Tổ chức thành các tổ đội hỗ trợ trên biển.
- Kiểm tra, giám sát điều kiện an toàn PCTT khi khai thác, nuôi trồng thủy hải sản.
- Quy hoạch, phát triển khu nuôi trồng tập trung đảm bảo an toàn trước thiên tai.
- Xây dựng Đề án sản xuất nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai như: Sản xuất theo mùa vụ, thu hoạch sớm trước thời gian có nguy cơ thiên tai cao...
* Lĩnh vực làng nghề
- Tổ chức thành các hợp tác xã để chia sẻ thông tin về thiên tai.
- Xây dựng biện pháp đảm bảo an toàn các sản phẩm khi có thiên tai.
- Phát triển hệ thống cung cấp nguyên liệu và thu mua sản phẩm đảm bảo kinh doanh liên tục.
* Lĩnh vực phòng, chống thiên tai và thủy lợi
- Phòng chống thiên tai:
+ Thành lập và kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT và TXCN các cấp; phân công, giao nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban Chỉ huy; thành lập và kiện toàn các tiểu ban; trưng dụng và phân công cán bộ kỹ thuật tăng cường cho các huyện, thành phố, các cụm PCTT trong địa bàn tỉnh...
+ Kiểm tra hệ thống công trình PCTT trước và sau lũ bão; rà soát, xây dựng trọng điểm xung yếu; xây dựng phương án hộ đê toàn tuyến; chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị đảm bảo phục vụ công tác PCTT.
+ Cập nhật, bổ sung chỉnh sửa các kế hoạch, phương án về lĩnh vực PCTT và TKCN hằng năm của các cấp.
+ Tổ chức thường trực PCTT và TKCN 24/24h từ ngày 05/05 đến hết 31/11 hằng năm tại Văn phòng thường trực PCTT và TKCN các cấp; tập huấn kỹ năng PCTT và TKCN cho cán bộ làm công tác PCTT; nâng cao năng lực, nhận thức cộng đồng về PCTT và TKCN.
+ Xây dựng các kế hoạch đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống công trình PCTT và TKCN trên địa bàn tỉnh.
+ Xây dựng phương án hỗ trợ đặc biệt cho các vùng dân cư, ở các vùng thường xảy ra lũ lụt để người dân có nơi trú ẩn an toàn vào mùa lũ, di dời dân ra khỏi các vùng bị sạt lở ven sông, ven biển đe dọa tới an toàn của người dân.
- Đê điều:
+ Xây dựng các phương án xử lý sự cố công trình do thiên tai gây ra ứng với các cấp báo động khác nhau.
+ Quản lý nhà nước về các công trình đê điều, PCTT; xây dựng biện pháp xử lý giờ đầu theo phương châm 4 tại chỗ; quy trình vận hành hệ thống công trình PCTT nhất là quy trình vận hành cống dưới đê, trạm bơm tiêu qua đê.
+ Xây dựng hệ thống kiểm tra, đo đạc, giám sát an toàn hệ thống đê điều.
+ Phân cấp quản lý đê, quản lý đê kiểu mẫu dựa vào cộng đồng; áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến xử lý các sự cố công trình do thiên tai gây ra kết hợp kiến thức địa phương, vật liệu địa phương, chi phí thấp.
+ Trồng cây chắn sóng, chống xói lở bờ sông, bờ biển.
- Thủy lợi nội đồng:
+ Đảm bảo vận hành an toàn công trình trạm bơm theo quy trình khi có thiên tai.
+ Tiến hành kiểm tra công trình trước lũ bão, sau lũ bão nhất là hệ thống sông trục dẫn, bể hút, bể xả, máy bơm, hệ thống điện đảm bảo điều kiện an toàn công trình trong PCTT.
+ Xây dựng Đề án sản xuất theo mùa, vụ, lên các phương án xử lý an toàn khi có sự cố công trình.
+ Xây dựng Phương án phòng chống úng ngập, hạn hán, xâm nhập mặn hằng năm.
+ Xây dựng Kế hoạch đầu tư, cải tạo, nâng cấp hệ thống công trình thủy lợi nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ, PCTT.
+ Quản lý vận hành theo quy trình; thường xuyên kiểm tra xói lở, phát hiện kịp thời các tình huống sự cố rò rỉ, mạch đùn sủi,... để xử lý kịp thời hệ thống cống dưới đê; biện pháp hàn khẩu khi cống không đảm bảo an toàn vận hành.
Sở Công thương:
- Tuân thủ các tiêu chuẩn xây dựng nhà xưởng, công trình hạ tầng cơ sở đảm bảo chống bão, lũ, ngập lụt.
- Đảm bảo an toàn phòng, chống cháy nổ khi thiên tai xảy ra.
- Xây dựng phương án phòng, chống thiên tai, lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn, đặc biệt với các tình huống bão mạnh và siêu bão phù hợp với tình hình thực tế và điều kiện cụ thể của cơ quan, đơn vị.
- Lập kế hoạch dự trữ, phương án cung cấp hàng hóa thiết yếu lương thực, thực phẩm và nước uống đảm bảo cung ứng đủ, kịp thời cho nhân dân, tại các vùng bị thiên tai. Kiểm tra hệ thống kho tàng, nhà xưởng, các công trình... để sửa chữa, gia cố đảm bảo an toàn nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản khi thiên tai xảy ra.
- Tăng cường công tác quản lý thị trường trong khi có thiên tai, phối hợp với các ngành chức năng thường xuyên kiểm tra, kiểm soát thị trường đồng thời xử lý ngăn chặn kịp thời những hành vi đầu cơ, lợi dụng thiên tai để tăng giá làm mất ổn định thị trường.
- Tổ chức kiểm tra, diễn tập ứng phó với các tình huống thiên tai, thảm họa xảy ra; có phương án ứng phó với sự cố cháy nổ giàn khoan, đường ống dẫn khí. Phối hợp với chính quyền địa phương trong công tác phòng chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn.
- Huy động nguồn lực để phục hồi, có phương án xử lý sự cố công trình khi thiên tai gây ra.
Sở Giáo dục và Đào tạo:
- Tổ chức xây dựng Kế hoạch phòng, chống thiên tai của ngành mình hằng năm và theo Kế hoạch.
- Thực hiện công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan quản lý thuộc ngành giáo dục và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục về công tác phòng chống, giảm nhẹ thiên tai.
- Các cơ sở giáo dục thuộc khu vực chịu nhiều ảnh hưởng bởi thiên tai xây dựng được kế hoạch hành động về công tác phòng chống, giảm nhẹ thiên tai của đơn vị mình.
- Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp được trang bị kiến thức và kỹ năng về công tác phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, cùng hệ thống thông tin liên lạc phù hợp hiệu quả.
- Thực hiện việc lồng ghép, tích hợp những kiến thức cơ bản về công tác phòng chống, giảm nhẹ thiên tai vào các chương trình giáo dục, hoạt động ngoại khóa trong nhà trường; xây dựng kế hoạch dạy bơi và kỹ năng phòng tránh thiên tai cho học sinh.
- Thực hiện việc rà soát cơ sở vật chất tại các cơ sở giáo dục có phương án tu bổ sửa chữa để đảm bảo an toàn trước thiên tai.
Sở Lao động và thương binh xã hội:
- Thực hiện các chính sách trợ giúp xã hội, trực tiếp theo dõi công tác liên quan đến công tác trợ giúp xã hội đột xuất khi thiên tai; cùng sở, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố nắm chắc các đối tượng để có biện pháp tổ chức cứu trợ kịp thời, hướng dẫn Ủy ban nhân dân huyện, thành phố xét duyệt, thẩm định và quyết định hỗ trợ cho các đối tượng đảm bảo đúng chính sách trợ giúp xã hội theo quy định đặc biệt cho các đối tượng dễ bị tổn thương.
- Đưa chương trình đào tạo nội dung PCTT vào các trường dạy nghề.
Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch:
- Thực hiện công tác huấn luyện nghiệp vụ bơi lặn phục vụ cho công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, thực hiện việc kiểm tra công trình khi có yêu cầu của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.
- Thực hiện việc đầu tư mua sắm phương tiện khí tài trang bị cho đội lặn; hằng năm tổ chức huấn luyện nghiệp vụ cho đội lặn có khí tài của tỉnh, phục vụ cho công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và kiểm tra công trình khi có yêu cầu của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN.
- Thực hiện việc biên kịch các vở diễn, hoạt cảnh, chương trình văn nghệ, tổ chức biểu diễn tuyên truyền cho công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn của tỉnh.
- Có trách nhiệm thông báo, khuyến cáo, yêu cầu các doanh nghiệp quảng cáo thực hiện chằng chống, gia cố các pa nô, biển quảng cáo đúng quy định nhằm đảm bảo an toàn khi có thiên tai, lốc xoáy, giông gió và triển khai các biện pháp tuyên truyền nội dung về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.
- Tổ chức xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai của ngành mình hằng năm và theo Kế hoạch.
Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Là cơ quan đầu mối giúp Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn, giám sát công tác phòng, chống ứng phó sự cố chất thải do thiên tai, bão, động đất, sóng thần... gây ra; tổ chức kiểm tra, đánh giá nguy cơ xảy ra sự cố chất thải trên địa bàn tỉnh; cung cấp thông tin cho báo chí, truyền hình... về sự cố chất thải xảy ra trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Quyết định số 09/2020/QĐ-TTg ngày 18/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ và Văn bản số 2125/UBND-KTTNMT ngày 12/5/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh; quản lý, khai thác tài nguyên khoáng sản không làm gia tăng hay trầm trọng hơn các sự cố do thiên tai (sạt lở bờ biển, sông, sử dụng nước...) và quy hoạch sử dụng đất liên quan đến các dự án, chương trình phòng, chống lụt, bão, thiên tai.
- Phát triển hệ thống qua trắc, đo đạc, giám sát khí tượng, thủy văn, hải văn phục vụ công tác dự báo, cảnh báo.
- Chủ trì tham mưu thực hiện Chiến lược quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu và Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
- Thực hiện nhiệm vụ do Ban Chỉ huy Phòng, chống Thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh phân công.
- Xây dựng Kế hoạch Phòng, chống thiên tai của ngành hằng năm và theo Kế hoạch. Huy động nguồn lực để phục hồi, có phương án xử lý sự cố môi trường khi công trình không hoạt động.
Sở Xây dựng:
- Thực hiện chỉ đạo, kiểm tra công tác xây dựng các công trình dân dụng theo thẩm quyền quản lý để đảm bảo an toàn trong việc ứng phó với thiên tai, lũ, bão; cập nhật, bổ sung Kế hoạch ứng phó sự cố sập đổ các công trình xây dựng dân dụng, nhà cao tầng đã được phê duyệt.
- Chuẩn bị vật tư, phương tiện, thiết bị để phục vụ cho công tác phòng chống thiên tai, lũ, bão.
- Phổ biến, hướng dẫn các đơn vị, tổ chức, người dân thực hiện đúng tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng các công trình, nhà ở, pa nô, biển quảng cáo nhằm có khả năng chịu được bão, lũ, lốc xoáy, giông gió có cường độ cao.
- Tổ chức xây dựng Kế hoạch Phòng, chống thiên tai của ngành hằng năm và theo Kế hoạch.
Sở Giao thông vận tải:
- Tổ chức xây dựng Kế hoạch Phòng, chống thiên tai của ngành mình hằng năm và theo Kế hoạch chung của tỉnh.
- Bổ sung, cập nhật Kế hoạch ứng phó với tai nạn tàu, thuyền trên biển, bờ biển, trên sông và hàng không dân dụng theo Kế hoạch đã duyệt.
- Xây dựng phương án và phối hợp với các ngành liên quan trong việc ứng phó với các tình huống tai nạn tàu thuyền, trên biển, bờ biển, trên sông, tai nạn hàng không trên địa bàn tỉnh; tai nạn giao thông đường bộ, đường thủy đặc biệt nghiêm trọng.
- Có phương án xây dựng kế hoạch xây dựng, tu bổ công trình giao thông, thuộc phạm vi của ngành lồng ghép với công tác phòng, chống thiên tai.
- Phòng chống sạt lở 2 bên đường và xói lở taluy âm; sử dụng các vật liệu làm đường phù hợp với các điều kiện thiên tai của địa phương. Hệ thống cầu trên đường, cống qua đường, cao trình đường đảm bảo không làm gia tăng ngập úng trong khu vực.
- Xây dựng kế hoạch và phương án đảm bảo giao thông thông suốt, liên tục trên địa bàn tỉnh. Có kế hoạch chủ động chuẩn bị phương tiện vận tải thủy, bộ đáp ứng đầy đủ, kịp thời khi có yêu cầu; giúp nhân dân di tản khi có lụt, bão xảy ra ở các địa bàn.
- Kiểm tra công tác neo đậu của các bến đò ngang trong tỉnh và hướng dẫn các chủ phương tiện tiến hành neo đậu tàu thuyền vào đúng vị trí đã xác định, đúng kỹ thuật để đảm bảo an toàn. Vận tải thủy không làm gia tăng xói lở hệ thống đê điều; chịu trách nhiệm xây dựng và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực giao thông vận tải.
Sở Thông tin và truyền thông:
- Tổ chức xây dựng Kế hoạch Phòng, chống thiên tai của ngành hằng năm và theo Kế hoạch chung.
- Tổ chức triển khai các phương án bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt phục vụ chỉ huy, chỉ đạo công tác phòng, chống lụt bão trong mọi tình huống; chỉ đạo các cơ quan báo chí, Đài Phát thanh và Truyền hỉnh của tỉnh phối hợp với Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, các cơ quan thông tin đại chúng Trung ương thông báo thường xuyên về tình hình thiên tai, lụt, bão.
- Xây dựng, triển khai phương án bảo đảm thông tin liên lạc phục vụ công tác PCTT và TKCN, bám sát tình hình thực tế, có tính đến yếu tố bất thường của thời tiết trong xây dựng phương án. Xử lý ứng cứu kịp thời công tác thông tin trong công tác PCTT và TKCN.
- Thực hiện thường xuyên công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng, chống thiên tai để nâng cao nhận thức, ý thức người dân về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai.
- Chủ động phối hợp làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến văn bản pháp luật về PCTT và TKCN.
- Chỉ đạo, đôn đốc và kiểm tra các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông trên địa bàn lập kế hoạch và triển khai các phương án PCTT và TKCN, chuẩn bị sẵn sàng các thiết bị thông tin liên lạc phù hợp với điều kiện, đặc điểm của từng địa phương, đặc biệt tại các khu vực trọng điểm thiên tai, các công trình quan trọng liên quan đến công tác phòng chống thiên tai.
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh:
- Tổ chức xây dựng Kế hoạch PCTT và TKCN của lực lượng vũ trang tỉnh gồm: Bộ đội thường trực, Dân quân tự vệ, Dự bị động viên.
- Cập nhật, bổ sung Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu theo Kế hoạch đã phê duyệt.
- Xây dựng phương án, bố trí lực lượng, phương tiện sẵn sàng tham gia ứng cứu và xử lý các tình huống cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả và sơ tán, di dời dân khỏi những nơi nguy hiểm, làm tốt công tác vận động, tuyên truyền để người dân hiểu, chấp hành sơ tán di dời khi có thiên tai. Đây là lực lượng chủ lực trong công tác PCTT và TKCN.
- Nâng cao năng lực của cán bộ trong công tác PCTT và TKCN; tổ chức diễn tập, tập huấn kiến thức về thiên tai.
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng
- Là cơ quan thường trực TKCN trên biển của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh. Chịu trách nhiệm điều hành, xử lý, tổ chức tìm kiếm cứu nạn các vụ việc tai nạn xảy ra trên biển theo chỉ đạo của cấp trên và các vụ việc đột xuất xảy ra trên địa bàn.
- Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng Hải quân, Cảnh sát biển, Chi cục Thủy sản, Trung tâm TKCN Hàng hải Khu vực I và chính quyền địa phương xây dựng phương án, sử dụng lực lượng, phương tiện hiện có của đơn vị và lực lượng hiệp đồng. Khẩn trương triển khai ra khu vực có người, phương tiện bị nạn để tổ chức tìm kiếm cứu nạn.
- Phối hợp chặt chẽ với công an, chính quyền địa phương hỗ trợ giúp nhân dân sơ tán người, tài sản ở những vừng ngập lụt, vùng có nguy cơ chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão vào nơi tránh trú an toàn.
- Sử dụng mạng thông tin TKCN hiện có của đơn vị thông báo cho chủ tàu, thuyền trưởng kêu gọi tàu thuyền vào nơi tránh trú hoặc thoát ra khỏi vùng nguy hiểm, tổ chức tuyên truyền, ngăn chặn, cưỡng chế người, phương tiện không cho ra biển hoạt động khi có lệnh. Hướng dẫn sắp xếp phương tiện vào nơi tránh trú an toàn, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc không để ngư dân ở trên phương tiện khi có bão đổ bộ.
Công an tỉnh:
- Tổ chức xây dựng Kế hoạch Phòng, chống thiên tai của ngành hằng năm và theo Kế hoạch chung.
- Thường xuyên cập nhật, bổ sung Kế hoạch ứng phó với sự cố cháy lớn nhà cao tầng, khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư theo Kế hoạch đã phê duyệt.
- Thực hiện công tác an ninh trật tự xã hội, bảo vệ các cơ quan, công trình quan trọng. Thực hiện việc huy động lực lượng Công an tham gia sơ tán dân, di dân, cứu hộ cứu nạn và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.
- Phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc kêu gọi tàu thuyền vào nơi trú ẩn theo quy định, bố trí sắp xếp, hướng dẫn và kiểm tra việc neo đậu tàu thuyền tránh trú bão, lũ nhằm đảm bảo an toàn cho người và tài sản trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội, ngăn ngừa, trấn áp các đối tượng xấu lợi dụng khi xảy ra thiên tai để trộm cắp, cướp giật. Đồng thời, phối hợp và cùng với các ngành, địa phương tham gia cứu hộ, cứu nạn, sơ tán, di dời dân ra khỏi những nơi nguy hiểm và khắc phục hậu quả do thiên tai; thực hiện công tác vận động, tuyên truyền để người dân hiểu, chấp hành sơ tán, di dời khi có thiên tai.
Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Chủ trì xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 trong đó, cân đối nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của tỉnh.
- Chủ trì xây dựng quy hoạch tỉnh giai đoạn 2020 - 2030, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hằng năm, trong đó lồng ghép các nội dung ứng phó biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai; hướng dẫn các sở, ngành, địa phương lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai trong các quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế xã hội.
Sở Tài chính:
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN xây dựng kế hoạch và phân bổ hợp lý nguồn ngân sách phục vụ cho việc ứng cứu, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra, kể cả phần tiếp nhận nguồn vốn viện trợ trong và ngoài tỉnh; cùng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN giải quyết kịp thời kinh phí phục vụ công tác PCTT và TKCN của tỉnh.
- Bố trí kinh phí hằng năm để thực hiện các nội dung của Kế hoạch PCTT.
Sở Y Tế:
- Thực hiện, xây dựng kế hoạch của ngành đối với công tác PCTT và TKCN trên địa bàn tỉnh.
- Chuẩn bị đủ cơ số thuốc, phương tiện, vật tư, trang thiết bị cần thiết, lực lượng y tế đáp ứng nhu cầu cứu thương, phòng ngừa bệnh dịch và khắc phục hậu quả về sức khỏe, môi trường sau thiên tai, đảm bảo điều kiện sinh hoạt cho nhân dân. Phối hợp chặt chẽ với lực lượng vũ trang làm tốt công tác kết hợp quân, dân y trong phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai.
- Chỉ đạo các đơn vị y tế trong ngành triển khai thực hiện các công tác tuyên truyền, huấn luyện, đào tạo, giám sát, đánh giá... các hoạt động về chuẩn bị, đáp ứng và khắc phục hậu quả thiên tai.
- Tăng cường củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, tăng cường nguồn lực cho hệ thống cấp cứu cơ động, giảm thiểu hậu quả do thiên tai gây ra. Tổ chức cấp cứu, vận chuyển cấp cứu để đưa người bị nạn vào các cơ sở cấp cứu nhanh nhất, an toàn nhất.
Sở Khoa học và công nghệ:
- Thực hiện công tác nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai, nhằm đưa những ứng dụng khoa học công nghệ áp dụng có hiệu quả phục vụ công tác phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai.
- Cập nhật, bổ sung Kế hoạch ứng phó với sự cố rò rỉ phóng xạ, bức xạ hạt nhân và tán phát hóa chất độc hại theo Kế hoạch đã phê duyệt.
Ủy ban nhân dân huyện, thành phố:
- Chỉ đạo việc xây dựng Kế hoạch Phòng, chống thiên tai của địa phương theo quy định của Luật Phòng, chống thiên tai.
- Chịu trách nhiệm toàn diện đối với công tác phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai của huyện, thành phố.
- Tổ chức chỉ đạo phổ biến, tuyên truyền Luật Phòng, chống thiên tai; Luật Đê điều; xây dựng, phê duyệt, kiểm tra, đôn đốc và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo vệ an toàn đê điều; phòng, chống giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra thuộc phạm vi địa phương quản lý.
- Chỉ đạo tổ chức triển khai kiểm tra việc thực hiện các phương án, kế hoạch phòng, chống thiên tai của địa phương; tổ chức việc chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện và tổ chức diễn tập theo phương án được duyệt.
- Chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc việc dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm, hóa chất xử lý nước, thuốc chữa bệnh, phòng dịch, phương tiện, vật tư và trang thiết bị theo phương châm “4 tại chỗ” để chủ động ứng phó khi thiên tai xảy ra.
- Xây dựng kế hoạch tu bổ, nâng cấp và quản lý, bảo vệ công trình phòng, chống lụt, bão trên địa bàn thuộc trách nhiệm quản lý.
- Chịu trách nhiệm chỉ đạo trực tiếp trong việc tuyên truyền và tổ chức di dời người dân sống và sản xuất ở ngoài đê vào tránh trú bão an toàn ở trong đê và người dân ở nơi không an toàn vào nơi tránh trú an toàn trước khi xảy ra thiên tai.
- Tổ chức thường trực, chỉ huy công tác ứng phó thiên tai; tổng hợp, thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra; triển khai xử lý kịp thời các văn bản, công điện chỉ đạo của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh.
- Chịu trách nhiệm huy động nhân lực, vật tư, phương tiện tại địa phương theo phương châm “4 tại chỗ” và chịu trách nhiệm chỉ đạo xử lý, ứng cứu các sự cố do lũ, bão, thiên tai xảy ra tại địa phương; việc kêu gọi tàu thuyền vào nơi trú ẩn thực hiện theo Điều 6, Mục 1, Chương II, Quyết định số 22/2013/QĐ-UBND ngày 26/12/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện biện pháp bảo vệ sản xuất khi xảy ra thiên tai để giảm nhẹ thiệt hại, nhanh chóng phục hồi sản xuất; nhanh chóng tổ chức khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra; sớm ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân trên địa bàn huyện, thành phố.
- Tổ chức kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống thiên tai, Luật Đê điều theo thẩm quyền.
Đài Khí tượng Thủy văn Thái Bình: Thực hiện nhiệm vụ trong công tác dự tính, dự báo, kịp thời về diễn biến khí tượng thủy văn, phục vụ phòng, chống lụt bão trên địa bàn tỉnh, thường xuyên cung cấp thông tin dự báo khí tượng thủy văn giúp Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh để chỉ đạo điều hành kịp thời.
Công ty Điện lực Thái Bình:
- Xây dựng kế hoạch tu bổ nâng cấp các công trình điện và chuẩn bị vật tư, thiết bị, phương tiện nhằm đảm bảo an toàn và đáp ứng tốt cho công tác ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai, lũ, bão.
- Lập kế hoạch ứng phó và khắc phục hậu quả do thiên tai. Đảm bảo nguồn điện phục vụ cho việc ứng cứu khắc phục sự cố do bão, lũ, thiên tai gây ra.
Các sở, ngành, cơ quan đơn vị trực thuộc tỉnh: Theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm chỉ đạo làm tốt công tác phòng, tránh, ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong phạm vi của đơn vị mình quản lý; đồng thòi, có phương án, kế hoạch chuẩn bị lực lượng, vật tư, phương tiện cần thiết để phối hợp tham gia công tác phòng chống, giảm nhẹ thiên tai và tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng, chống Thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh.
2.1. Trách nhiệm của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp
a. Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp xã
Có trách nhiệm ứng phó với tất cả các cấp độ rủi ro thiên tai của các loại hình thiên tai; có trách nhiệm báo cáo và đề nghị cấp huyện hỗ trợ khi vượt quá khả năng chỉ huy và huy động nguồn lực tại địa phương.
Căn cứ vào nội dung hướng dẫn ở các phần trước về cấp độ và loại hình thiên tai thường gặp và thông tin cảnh báo về thiên tai của cấp trên để quyết định biện pháp ứng phó phù hợp.
b. Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện, thành phố
Có trách nhiệm ứng phó với cấp độ rủi ro thiên tai cấp độ 1 xảy ra tại 2 xã trở lên và với tất cả các cấp độ rủi ro thiên tai vượt quá cấp 1; báo cáo và đề nghị cấp tỉnh hỗ trợ khi vượt quá năng lực chỉ huy và huy động nguồn lực tại địa phương.
Căn cứ vào các loại hình thiên tai thường gặp, cấp độ rủi ro thiên tai đã hướng dẫn ở các phần trước và thông tin cảnh báo về thiên tai của cấp trên để quyết định các biện pháp ứng phó phù hợp.
c. Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp tỉnh
Hỗ trợ cấp dưới ứng phó với cấp độ rủi ro thiên tai cấp độ 1 nếu có đề nghị; triển khai ứng phó với tất cả các cấp độ rủi ro thiên tai vượt quá cấp độ 1; báo cáo và đề nghị cấp Trung ương hỗ trợ khi vượt quá năng lực chỉ huy và huy động nguồn lực tại địa phương.
2.2. Nhiệm vụ của các sở, ban, ngành, đoàn thể
- Căn cứ vào trách nhiệm của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp, quyết định phân công nhiệm vụ của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, quyết định phân bổ nhân lực, vật tư, phương tiện, nhu yếu phẩm của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, công vãn, công điện của Ban Chỉ huy triển khai thực hiện các biện pháp ứng phó theo cấp độ rủi ro thiên tai.
- Chuẩn bị nguồn lực và có kế hoạch rà soát từ đầu mùa thiên tai đảm bảo nguồn lực được huy động trong quá trình ứng phó thiên tai đã được cấp có thẩm quyền giao.
- Các thành viên Ban Chỉ huy các cấp căn cứ vào nhiệm vụ được giao, được phân công phụ trách các địa bàn chủ động kiểm tra, đôn đốc, đánh giá tình hình chuẩn bị phòng ngừa, ứng phó của các địa bàn phụ trách; đồng thời, cùng với lãnh đạo Ban Chỉ huy xuống các địa phương để chỉ đạo trực tiếp công tác ứng phó, cứu trợ cũng như đánh giá thiệt hại do thiên tai để tổng hợp báo cáo về Văn phòng Ban Chỉ huy.
- Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy các cấp tổ chức thường trực PCTT và TKCN 24/24 giờ; thu thập các thông tin, phân tích, đánh giá và tham mưu kịp thời xử lý các tình huống trong quá trình chuẩn bị phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả. Công tác điều phối, công tác hậu cần, tổng hợp báo cáo các hoạt động của cả hệ thống và các địa phương để giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và kinh tế xã hội.
2.3. Xác định nguồn lực của địa phương, sở ngành
- Nguồn lực ứng phó thiên tai của tỉnh đã được xác định thông qua số liệu đánh giá năng lực trong phần đánh giá rủi ro thiên tai như: Hệ thống công trình PCTT; hệ thống cơ sở hạ tầng vật chất của các ngành; nhân lực chỉ huy điều hành; nguồn nhân lực triển khai ứng phó; vật tư trang thiết bị của Trung ương; vật tư trang thiết bị của tỉnh; vật tư trang thiết bị của cơ sở, huy động trong nhân dân; phương tiện, máy móc...
- Căn cứ vào Phương án Ứng phó với bão mạnh và siêu bão của tỉnh đã được phê duyệt; phương án bảo vệ trọng điểm xung yếu, phương án hộ đê toàn tuyến hằng năm để xác định và chuẩn bị nguồn lực ứng phó thiên tai của tỉnh.
2.4. Nhiệm vụ ứng phó với từng cấp độ rủi ro thiên tai
a. Áp thấp nhiệt đới, bão
Căn cứ vào cấp độ của bão, áp thấp nhiệt đới được cảnh báo, dự báo; Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp chuẩn bị các phương án ứng phó kịp thời; tuy nhiên, do mức độ nguy hiểm cũng như đặc điểm thời gian diễn ra ngắn của bão nên công tác chuẩn bị phải tập trung và khẩn trương, phải được chuẩn bị từ trước, có phương án ứng phó xây dựng và triển khai chuẩn bị từ trước. Đối với bão cấp độ 5 (cấp thảm họa), các nhiệm vụ và phân công tương tự như cấp độ 3 và 4 nhưng thực hiện ở mức thảm họa theo chỉ đạo của các cơ quan cấp trên ứng phó thảm họa theo quy định của Pháp lệnh về Tình trạng khẩn cấp.
Cụ thể thực hiện các nhiệm vụ ứng phó sau:
- Khi bão vào biển Đông hoặc bắt đầu hình thành ở biển Đông:
+ Ban hành công điện, văn bản chỉ đạo các địa phương, đơn vị tổ chức liên quan phòng tránh, ứng phó.
+ Thống kê số người, các phương tiện, tàu, thuyền đang hoạt động trên biển, hướng dẫn các phương tiện, tàu, thuyền đang hoạt động trên biển về nơi tránh trú an toàn.
+ Hướng dẫn, đôn đốc nhân dân chằng chống nhà cửa, phát dọn cây cối, thu hoạch mùa màng, nuôi trồng thủy sản... Lên phương án sơ tán dân theo cấp độ rủi ro.
+ Chuẩn bị sẵn sàng nguồn lực 4 tại chỗ, phương án cứu hộ cứu nạn.
+ Thực hiện các phương án bảo vệ an toàn các công trình xây dựng, giao thông, viễn thông, điện lực, khu công nghiệp, công trình công cộng... đặc biệt các công trình đang thi công dang dở, công trình xuống cấp, công trình xung yếu.
+ Thực hiện các phương án bảo vệ an toàn hệ thống công trình đê điều, PCTT; sẵn sàng nguồn lực xử lý sự cố. Chủ động biện pháp tiêu nước bảo vệ sản xuất.
+ Cánh báo về thiên tai và thông báo, tuyên truyền, hướng dẫn ứng phó trên các phương tiện thông tin, truyền thông. Kiểm tra, đôn đốc các địa phương chuẩn bị phương án ứng phó theo phân công.
- Khi bão vào gần bờ và có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp:
+ Tiếp nhận và xử lý các công điện, chỉ đạo của Trung ương; triển khai bộ phận chỉ đạo tiền phương tại các vùng có nguy cơ cao.
+ Tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc chuẩn bị ứng phó; hoãn tất cả các cuộc họp chưa cần thiết
+ Ra lệnh cấm biển; lệnh nghỉ học đối với các trường trên địa bàn; hướng dẫn tàu, thuyền neo đậu an toàn.
+ Sơ tán người dân ở những vùng nguy hiểm, những hộ có nhà yếu, tạm bợ, chòi canh NTTS, lều, trại, trên các tàu, thuyền, bè, địa điểm có nguy cơ sạt lở, vùng trũng, thấp... theo Phương án di dân đã phê duyệt đến nơi tránh trú an toàn. Đảm bảo hậu cần cho người dân tại các nơi, các điểm tránh trú.
+ Thu dọn, di chuyển lồng bè nuôi trồng thủy sản; tổ chức lực lượng ứng cứu, sẵn sàng triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn.
+ Bố trí lực lượng, phân luồng, hướng dẫn giao thông, tổ chức canh trực tại các điểm nguy hiểm. Đảm bảo giao thông và thông tin liên lạc đáp ứng nhu cầu chỉ đạo, chỉ huy, phòng chống thiên tai.
+ Sẵn sàng lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, thuốc men cần thiết để cứu trợ, đặc biệt là các vùng có nguy cơ ảnh hưởng cao.
+ Kiểm tra phát hiện, xử lý sự cố công trình phòng, chống thiên tai, công trình trọng điểm về kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng.
b. Lũ, ngập lụt
Khác với bão, lũ và ngập lụt được phân thành 5 cấp độ và vùng ảnh hưởng nằm trong các lưu vực sông liên quan. Tùy thuộc vào lượng mưa thượng nguồn, lũ thượng nguồn, điều tiết xả lũ của các đập thủy điện dẫn đến cường suất lũ và thời gian lũ, ngập lụt sẽ khác nhau. Căn cứ vào đánh giá rủi ro lũ, ngập lụt (Chương IV) xác định được khu vực ảnh hưởng tương ứng với các cấp độ rủi ro. Xác định các nhiệm vụ ứng phó cụ thể sau:
- Lũ cấp độ 1: Mực nước lũ cao từ báo động 2 lên đến báo động 3 tại các nhánh của sông Hồng.
+ Ban hành công điện, văn bản chỉ đạo các địa phương bị ảnh hưởng, đơn vị, tổ chức liên quan phòng tránh, ứng phó.
+ Hướng dẫn, đôn đốc người dân tại các vùng bị ảnh hưởng sơ tán, di dời lương thực, động vật, vật dụng,... đến vị trí an toàn.
+ Sẵn sàng nguồn lực 4 tại chỗ để ứng phó; lên phương án cứu hộ, cứu nạn.
+ Bố trí lực lượng canh gác, hướng dẫn nhân dân qua lại tại các khu vực bị ngập lụt; cắm các biển cảnh báo tại các khu vực nguy hiểm.
+ Thực hiện các phương án bảo vệ an toàn công trình đê điều, PCTT, vận hành theo quy trình, sẵn sàng nguồn lực để xử lý sự cố.
+ Cảnh báo về thiên tai và thông báo, tuyên truyền, hướng dẫn ứng phó trên các phương tiện thông tin, truyền thông.
+ Cấm tất cả các phương tiện thủy nội địa lưu thông trên sông, trên đê trừ các phương tiện làm công tác PCTT và TKCN.
+ Kiểm tra, đôn đốc các địa phương chuẩn bị phương án ứng phó theo phân công.
- Lũ cấp độ 2: Mực nước lũ cao từ báo động 2 lên đến báo động 3 tại trạm thủy văn Nhật Tảo.
+ Triển khai các nhiệm vụ như đối với cấp độ 1, vùng ảnh hưởng do lũ, ngập lụt sẽ rộng hơn, các khu vực ảnh hưởng cấp độ rủi ro 1 tăng lên cấp độ rủi ro 2.
+ Sơ tán người dân tại các vùng bị ảnh hưởng, nguy hiểm, khu vực dân cư ngoài đê chính đến vị trí an toàn.
+ Cập nhật thường xuyên các thông tin ứng phó tại các địa phương để có biện pháp, phương án chỉ đạo kịp thời.
- Lũ cấp độ 3, 4: Mực nước lũ cao từ báo động 3 lên đến trên báo động 3 khoảng 01m tại Trạm Thủy văn Nhật Tảo; đến mức lũ lịch sử tại Trạm Thủy văn Nhật Tảo.
+ Triển khai các nhiệm vụ như đối với cấp độ 2.
+ Huy động nguồn lực của toàn tỉnh để ứng phó.
+ Đề xuất hỗ trợ nguồn lực từ Trung ương.
- Lũ cấp độ 5: Khi xảy ra lũ với mực nước cao trên mức lũ lịch sử tại trạm thủy văn Nhật Tảo.
+ Triển khai các nội dung, nhiệm vụ như cấp độ 3, 4.
+ Thực hiện phương án ứng phó thảm họa.
c. Thiên tai do mưa lớn
- Mưa lớn cấp độ 1: Lượng mưa trong 24 giờ từ trên 200mm đến 500mm, kéo dài từ 1 ngày đến 2 ngày trên địa bàn tỉnh.
+ Ban hành công văn, công điện, văn bản chỉ đạo các địa phương, các đơn vị liên quan phòng tránh, ứng phó.
+ Chủ động triển khai các biện pháp tiêu nước bảo vệ sản xuất, dân sinh; tiêu nước đệm trên hệ thống sông trục trước khi có mưa lên, hạ thấp mực nước hệ thống; chuẩn bị, kiểm tra, sẵn sàng vận hành hệ thống tiêu động lực.
+ Kiểm tra, rà soát, phát hiện, xử lý sự cố công trình phòng, chống thiên tai, công trình trọng điểm về kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng.
- Mưa lớn cấp độ 2: Lượng mưa trong 24 giờ trên 500mm, kéo dài từ 1 ngày đến 2 ngày trên địa bàn tỉnh.
+ Triển khai các nhiệm vụ như đối với cấp độ 1.
+ Sơ tán người dân tại các vùng nguy hiểm, có độ ngập sâu, khu vực thấp trũng.
+ Sẵn sàng lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, thuốc men cần thiết để cứu trợ, đặc biệt là các vùng bị chia cắt bởi úng, ngập.
+ Sẵn sàng nguồn lực 4 tại chỗ để ứng phó; lên phương án cứu hộ, cứu nạn,
- Mưa lớn cấp độ 3: Lượng mưa trong 24 giờ từ trên 200mm đến 500mm, kéo dài từ trên 2 ngày đến 4 ngày trên địa bàn tỉnh.
+ Triển khai các nhiệm vụ như đối với cấp độ 2.
+ Huy động nguồn lực của toàn tỉnh để ứng phó.
+ Đề xuất hỗ trợ nguồn lực từ Trung ương.
d. Xâm nhập mặn, nước dâng
* Xâm nhập mặn:
- Xâm nhập mặn cấp độ 1: Cửa Thái Bình, cửa Trà Lý, cửa Ba Lạt bị nhiễm mặn với ranh giới độ mặn 4%0 xâm nhập vào sâu từ 25km đến 50km tính từ cửa sông, trong thời kỳ dài và nguồn nước ngọt trong sông bị thiếu hụt không quá 40% so với trung bình nhiều năm.
+ Ban hành công văn, chỉ đạo các địa phương, các đơn vị liên quan phòng tránh, ứng phó;
+ Vận hành hợp lý công trình cấp nước, ưu tiên cấp nước sinh hoạt; sử dụng tiết kiệm chống thất thoát nước;
+ Ưu tiên cung cấp điện và vật tư, nhiên liệu cần thiết cho các trạm bơm tưới phục vụ sản xuất và dân sinh;
+ Tổ chức quan trắc độ mặn, điều hành đóng mở cống lấy nước và ngăn mặn phù hợp với tình huống cụ thể;
+ Thực hiện các biện pháp tưới hiệu quả và tiết kiệm như tưới phun, tưới nhỏ giọt. Nâng cấp và mở rộng hệ thống tưới tiêu;
+ Quản lý, điều phối việc sử dụng tài nguyên nước một cách khoa học và hiệu quả;
+ Nâng cấp các trạm bơm và hệ thống kênh tưới phục vụ nông nghiệp, cấp nguồn nước sinh hoạt cho nhân dân vùng ven biển.
- Xâm nhập mặn cấp độ 2: Cửa Thái Bình, cửa Trà Lý, cửa Ba Lạt bị nhiễm mặn với ranh giới độ mặn 4‰ xâm nhập vào sâu tới hơn 50km tính từ cửa sông, trong thời kỳ dài và nắng nóng, khô hạn thiếu nước kéo dài nhiều tháng, nguồn nước ngọt trong sông bị thiếu hụt trên 40% so với trung bình nhiều năm.
+ Triển khai các nhiệm vụ như đối với cấp độ 1.
+ Huy động nguồn lực tối đa để ứng phó.
+ Đề xuất Trung ương hỗ trợ chỉ đạo, điều hành công trình xả nước thượng nguồn để ứng phó.
* Nước dâng:
- Nước dâng cấp độ 1: Độ cao nước dâng từ trên 2m đến 4m ở dải ven biển Thái Bình.
+ Ban hành công văn, chỉ đạo các địa phương, các đơn vị liên quan phòng tránh, ứng phó.
+ Tổ chức thường trực theo dõi diễn biến; chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng triển khai biện pháp ứng phó.
+ Hướng dẫn, đôn đốc người dân tại các vùng ngoài đê chính sơ tán, di dời lương thực, động vật, vật dụng,... đến vị trí an toàn,
+ Thực hiện các phương án bảo vệ an toàn công trình đê điều, PCTT, sẵn sàng nguồn lực để xử lý sự cố.
- Nước dâng cấp độ 2: Độ cao nước dâng từ trên 4m đến 6m ở dải ven biển Thái Bình.
+ Triển khai các nhiệm vụ như đối với cấp độ 1.
+ Huy động nguồn lực tối đa để ứng phó.
+ Đề xuất Trung ương hỗ trợ về nguồn lực.
- Nước dâng cấp độ 3: Độ cao nước dâng từ trên 6m đến 8m ở dải ven biển Thái Bình.
+ Triển khai các nội dung, nhiệm vụ như cấp độ 2.
+ Thực hiện phương án ứng phó thảm họa.
e. Nắng nóng, hạn hán
Nắng nóng, hạn hán ít xuất hiện ở Thái Bình; hạn chỉ xảy ra cục bộ tại một số vùng, phạm vi nhỏ, thời gian ngắn, nguyên nhân chủ yếu do khách quan. Để chủ động ứng phó với tình hình hạn hán của tỉnh cần thực hiện một số nội dung sau:
+ Theo dõi chặt chẽ lịch xả nước của các hồ thủy điện trong lưu vực; diễn biến mực nước trên các triền sông và các công trình cấp nước. Thường xuyên kiểm tra, quan trắc độ mặn và mức độ xâm nhập mặn để chủ động lấy nước vào hệ thống.
+ Tổ chức công tác thủy lợi nội đồng: Nạo vét kênh mương, sông trạc dẫn, duy tu, bảo dưỡng các tuyến đê bao, bờ bao, hệ thống trạm bơm điện, xây dựng các biện pháp trữ, tích nước.
g. Gió mạnh trên biển
- Gió manh trên biển cấp độ 1: Khi có gió mạnh từ cấp 6 đến cấp 9, xảy ra trên vùng biển ngoài khơi (bao gồm cả các đảo, quần đảo).
+ Ban hành công văn, chỉ đạo các địa phương, các đơn vị liên quan phòng tránh, ứng phó.
+ Tổ chức theo dõi, giữ liên lạc, cảnh báo khu vực nguy hiểm cho các tàu thuyền đang hoạt động trên biển; sẵn sàng nguồn lực thường trực tìm kiếm cứu nạn.
- Gió mạnh trên biển cấp độ 2: Gió mạnh từ cấp 6 đến cấp 9, xảy ra trên vùng biển ven bờ; gió mạnh từ cấp 9 trở lên, xảy ra trên vùng biển ngoài khơi (bao gồm cả các đảo, quần đảo).
+ Triển khai các nhiệm vụ như đối với cấp độ 1.
+ Sơ tán người dân tại các vùng nguy hiểm, chòi ngao, nuôi trồng thủy sản ven biển.
+ Kêu gọi, hướng dẫn các tàu thuyền neo đậu vào nơi tránh trú an toàn; triển khai công tác TKCN.
+ Ra lệnh cấm biển.
- Gió mạnh trên biển cấp độ 3: Khi có gió mạnh từ cấp 9 trở lên, xảy ra trên vùng biển ven bờ.
+ Triển khai các nhiệm vụ như đối với cấp độ 2.
+ Huy động nguồn lực toàn tỉnh để ứng phó.
- Gió manh trên biển cấp độ 4: Gió mạnh trên biển xảy ra đồng thời với hoạt động của áp thấp nhiệt đới, bão trên Biển Đông hoặc vùng biển ven bờ; gió mạnh trên biển xảy ra vào đầu mùa hoặc cuối mùa bão và duy trì trong nhiều ngày liên tục.
+ Triển khai các nhiệm vụ như đối với cấp độ 3.
+ Thực hiện các nhiệm vụ ứng phó như đối với bão, áp thấp nhiệt đới.
h. Lốc, sét, mưa đá
- Lốc, sét, mưa đá cấp độ 1: Lốc, sét, mưa đá mức độ trung bình, trên phạm vi nhỏ.
+ Ban hành công văn, chỉ đạo các địa phương, các đơn vị liên quan phòng tránh, ứng phó. Tăng cường cảnh báo, dự báo các khu vực nguy hiểm, rủi ro cao tới người dân.
+ Triển khai phương án ứng phó đối với các khu vực rủi ro cao, bảo vệ hoa màu, sản xuất nông nghiệp, cắt tỉa cây cối, chằng chống nhà cửa nhất là các hộ dân có nhà yếu.
+ Chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng ứng phó, khắc phục hậu quả.
- Lốc, sét, mưa đá cấp độ 2: Lốc, sét, mưa đá mức độ mạnh, trên phạm vi rộng.
+ Triển khai các nhiệm vụ như đối với cấp độ 1.
+ Huy động nguồn lực toàn tỉnh để ứng phó.
i. Rét hại, sương muối, sương mù
+ Ban hành công văn, chỉ đạo các địa phương, các đơn vị liên quan phòng tránh, ứng phó. Tăng cường cảnh báo, dự báo diễn biến thời tiết, các hiện tượng thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu và các thảm họa do thiên tai gây ra.
+ Thay đổi thời vụ và lịch gieo trồng thích hợp với BĐKH. Thay đổi các biện pháp canh tác thích hợp (mật độ trồng, cách bón phân, làm cỏ, cày bừa, phủ rơm rạ trên ruộng khi gặt xong, phòng trừ sâu bệnh, luân canh cây trồng...). Tăng cường sản xuất, chế biến, dự trữ và sử dụng hợp lý thức ăn chăn nuôi. Xây dựng chuồng trại với kiểu cách thích hợp, xử lý phân và nước thải gia súc.
+ Triển khai biện pháp chống rét cho người, đặc biệt đối tượng dễ bị tổn thương.
+ Triển khai chống rét và đảm bảo nguồn thức ăn cho gia súc.
+ Triển khai các biện pháp bảo vệ cây trồng phù hợp.
+ Triển khai biện pháp ứng phó đảm bảo về an toàn giao thông nhất là giao thông đường thủy.
3. Tổ chức khắc phục hậu quả, tái thiết
a. Triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, hỗ trợ lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nhu yếu phẩm
- Lực lượng cứu hộ, cứu nạn, y tế tổ chức cấp cứu kịp thời cho người gặp nguy hiểm về tính mạng, sức khỏe, tìm kiếm người, phương tiện bị mất tích, ưu tiên các đối tượng dễ bị tổn thương là người già, người tàn tật, trẻ em, phụ nữ.
- Các đơn vị y tế phối hợp với lực lượng quân y và các lực lượng khác lập các trạm cấp cứu lưu động hoặc trưng dụng các trụ sở cơ quan, trường học... tại các khu vực xảy ra thiên tai để tiếp nhận và sơ, cấp cứu người bị nạn.
- Tiến hành xác định những đối tượng cần được hỗ trợ để có biện pháp cứu trợ, hỗ trợ kịp thời.
- Huy động lực lượng, vật tư, trang thiết bị, thuốc chữa bệnh để tham gia vào công tác cấp cứu người bị nạn.
- Xây dựng các lán trại tạm thời cho người bị mất nhà cửa, tiến hành cấp phát lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho người bị nạn.
b. Thống kê, đánh giá thiệt hại, nhu cầu hỗ trợ
- Các cấp, các ngành chức năng tổ chức kiểm tra, thống kê, đánh giá mức độ thiệt hại do thiên tai, xác định nhu cầu cần hỗ trợ để đề xuất phương án khắc phục hậu quả kịp thời.
- Địa phương kiến nghị hỗ trợ lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh... để kịp thời ổn định đời sống người dân, khôi phục sản xuất.
- Ngành y tế, môi trường tổ chức vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh tại các khu vực bị ảnh hưởng bởi thiên tai.
- Tổ chức huy động lực lượng kiểm tra, rà soát, đánh giá hư hỏng hệ thống công trình PCTT, cơ sở hạ tầng vật chất, công trình công cộng, đề xuất giải pháp sửa chữa, nâng cấp, khôi phục.
c. Xây dựng tái thiết
- Căn cứ vào mục b về thống kê, đánh giá thiệt hại, nhu cầu hỗ trợ tiến hành các thủ tục hỗ trợ người dân bị thiệt hại về người, dân sinh, sản xuất theo quy định.
- Phân bổ kinh phí hỗ trợ từ Trung ương và nguồn kinh phí dự phòng của địa phương để đầu tư sửa chữa, nâng cấp cơ sở hạ tầng bị thiệt hại sau thiên tai theo thứ tự ưu tiên (tiến hành khắc phục hậu quả khẩn cấp đảm bảo thời gian ngắn nhất sau khi thiên tai xảy ra).
- Dựa vào báo cáo đánh giá thiệt hại, rà soát lại cấp độ rủi ro của loại hình thiên tai vừa xảy ra so với nội dung đã đánh giá rủi ro (Chương IV) và giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu ở phần đầu Chương V để điều chỉnh. Tiến hành rà soát, điều chỉnh Kế hoạch cho phù hợp
- Tiến hành thực hiện các dự án, chương trình theo kế hoạch cập nhật mới.
LỒNG GHÉP NỘI DUNG PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI
- Nâng cao tiêu chuẩn an toàn các công trình cơ sở hạ tầng:
+ Căn cứ các Tiêu chuẩn TCVN 9902:2016 Công trình thủy lợi - Yêu cầu thiết kế đê sông, TCVN 9901: 2014 Công trình thủy lợi - Yêu cầu thiết kế đê biển, Quyết định số 3032/QĐ-BNN-TCTL 19/7/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định mực nước, lưu lượng lũ thiết kế cho các tuyến đê thuộc hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình và các quy định có liên quan; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành thẩm định, hướng dẫn các huyện, thành phố thiết kế các công trình đê điều đảm bảo tiêu chuẩn phục vụ công tác phòng, chống thiên tai.
+ Căn cứ Quyết định số 1648/QĐ-UBND ngày 28/6/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch ứng phó sự cố sập đổ công trình, nhà cao tầng trên địa bàn tỉnh Thái Bình, Sở Xây dựng tiếp tục nghiên cứu, phổ biến, hướng dẫn thực hiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế xây dựng các công trình, nhà ở, chung cư nhằm có khả năng chịu được động đất, gió; bão, lốc xoáy có cường độ cao, đặc biệt là các đối tượng nhà yếu, dễ bị tổn thương do thiên tai như bão, lốc xoáy, gió giật mạnh...
+ Sở Công thương, Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các đơn vị chức năng Công ty Điện lực, Đài Phát thanh và Truyền hình triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn đường điện, mạng lưới viễn thông để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành ứng phó thiên tai.
+ Sở Giao thông vận tải phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành rà soát, tu bổ, sửa chữa, nâng cấp các tuyến đường giao thông kết hợp cứu hộ cứu nạn.
+ Đối với các Khu Công nghiệp cần nâng cao tiêu chuẩn nhà xưởng có khả năng chống chịu với các hiện tượng cực đoan của thời tiết đặc biệt ảnh hưởng của bão, dông, lốc... Xây dựng phương án phòng, chống thiên tai đảm bảo an toàn cho người, nhà xưởng, máy móc, thiết bị của các đơn vị sản xuất kinh doanh tại các Khu Công nghiệp, duy trì hệ thống sản xuất, kinh doanh liên tục khi xảy ra thiên tai; lồng ghép chương trình nâng cao kiến thức, nhận thức về thiên tai trong cộng đồng doanh nghiệp.
- Di dời người dân ra khỏi vùng nguy cơ nguy hiểm của thiên tai:
Bám sát Quyết định số 1776/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai, từng bước di dời các hộ dân sinh sống ngoài đê chính thường xuyên bị ảnh hưởng của thiên tai, không đảm bảo an toàn đến nơi an toàn. Trước mắt ưu tiên triển khai di dời công trình nhà ở của 154 hộ dân tại Khu dân cư ngoài đê hữu Luộc, xã Canh Tân, huyện Hưng Hà, Khu dân cư ngoài đê hữu Trà Lý, phường Kỳ Bá, thành phố Thái Bình, Khu dân cư xã Đông Quý, huyện Tiền Hải nằm ngoài đê cửa sông hữu Trà Lý, Khu dân cư xã Tân Lập, xã Dũng Nghĩa, huyện Vũ Thư nằm ngoài đê tả Hồng Hà II. Lưu ý đảm bảo nhu cầu thiết yếu cho người dân tại những nơi tái định cư mới như điện, đường, trường, trạm, nước sạch và hỗ trợ tạo sinh kế mới cho người dân.
- Nâng cao nhận thức và kiến thức của cán bộ, người dân về an toàn phòng, chống thiên tai, ứng phó với BĐKH:
+ Tiếp tục triển khai Quyết định số 129/QĐ-UBND ngày 26/01/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng”: Nâng cao năng lực về quản lý, triển khai thực hiện các hoạt động quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng cho cán bộ chính quyền các cấp, ưu tiên đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho các đội ngũ giảng viên, tập huấn viên các cấp liên quan trực tiếp trong công tác phòng, chống thiên tai.
+ Tăng cường truyền thông giáo dục và nâng cao năng lực cho cộng đồng về quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng: Cung cấp sổ tay hướng dẫn triển khai các hoạt động cơ bản của cộng đồng về chuẩn bị, ứng phó và phục hồi ứng với từng giai đoạn trước, trong và sau thiên tai phù hợp với từng cộng đồng. Chuyển giao toàn bộ số tài liệu tuyên truyền về công tác phòng, chống lụt bão; động đất, sóng thần gồm các tờ rơi và Poster do Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai cấp cho Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão 8 huyện, thành phố trong tỉnh, Công an, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ đội biên phòng tỉnh để tuyên truyền tới người dân vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai.
+ Hằng năm tổ chức các đợt tập huấn trên địa bàn tỉnh Thái Bình kết hợp công tác tập huấn kỹ thuật và công tác tập huấn công tác quản lý đê điều, phổ biến các quy định của pháp luật trong lĩnh vực đê điều, phòng, chống thiên tai, đặc biệt chú trọng đến nội dung liên quan trực tiếp đến công tác quản lý, bảo vệ đê điều tại các địa phương, cũng như trách nhiệm quản lý của các cấp chính quyền địa phương; tập huấn, tuyên truyền liên quan đến ứng phó với biến đổi khí hậu.
+ Căn cứ Quyết định số 09/QĐ-UBND ngày 03/01/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định về bộ tiêu chí về xã nông thôn mới và cách đánh giá bộ tiêu chí về xã nông thôn mới; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục hướng dẫn các huyện, thành phố triển khai Tiêu chí 3.2 “Đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định về phòng, chống thiên tai tại chỗ” trong việc đánh giá địa phương đạt chuẩn nông thôn mới.
- Nâng cấp các công trình phòng, chống thiên tai:
+ Rà soát các dự án đã triển khai theo Chương trình nâng cấp đê sông tại Quyết định số 2068/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ; Dự án theo Chương trình nâng cấp đê biển tại các Quyết định số 58/2006/QĐ-TTg và số 667/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ; Quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình tại Quyết định 257/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và các Chương trình, dự án khác (chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu; dự án trái phiếu Chính phủ; dự án ODA; dự án khắc phục hậu quả thiên tai bão, lũ...) để tiếp tục đầu tư, nâng cấp, hoàn thiện hệ thống đê của tỉnh trong giai đoạn 2021 - 2026, tầm nhìn 2030.
+ Lồng ghép nâng cao hiệu quả tưới, tiêu phục vụ nông nghiệp. Triển khai nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương cùng với chính sách phát triển thủy lợi nội đồng để góp phần xây dựng nông thôn mới. Chất lượng xây dựng công trình mang lại hiệu quả cao về tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp. Kiên cố hóa kênh mương vừa đảm bảo việc dẫn nước tưới thuận lợi, tiết kiệm nước, giảm thời gian tưới, mở rộng diện tích tưới, giảm chi phí tu bổ kênh mương, có điều kiện mở rộng đường giao thông, tàng thêm vẻ đẹp cảnh quan nông thôn. Tiếp tục thực hiện Quyết định số 3312/QĐ-UBND ngày 29/12/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thái Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trong đó định hướng áp dụng các giải pháp khoa học, công nghệ để tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn như cây hoa màu, cây ăn quả.
+ Quy hoạch xây dựng khu cảng cá kết hợp neo đậu tàu thuyền phòng, chống thiên tai.
+ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Nghiên cứu, tham mưu chuyển đổi cơ cấu cây trồng (nghiên cứu các loại cây trồng có khả năng chống chịu với mặn, ngập lụt,...), vật nuôi, phát triển nông nghiệp xanh, sạch gắn với khả năng chống chịu thiên tai; tiếp tục triển khai lắp đặt hệ thống theo dõi giám sát nghề cá, dự án vừa đảm bảo thông tin cảnh báo kịp thời phòng, chống thiên tai vừa hỗ trợ các tổ đội đánh bắt hiệu quả hay quy hoạch các cảng cá có chức năng tránh trú an toàn cho tàu thuyền; tăng cường biện pháp trồng, phát triển và bảo vệ rừng ngập mặn hai huyện Tiền Hải và Thái Thụy; phổ biến, hướng dẫn thực hiện Nghị định 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ
- 1Chỉ thị 03/CT-UBND về phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh Điện Biên năm 2021
- 2Kế hoạch 1049/KH-UBND về phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2021 tỉnh Bắc Giang
- 3Chỉ thị 09/CT-UBND về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2021 do thành phố Hà Nội ban hành
- 1Quyết định 58/2006/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình đầu tư củng cố, bảo vệ và nâng cấp đê biển hiện có tại các tỉnh có đê từ Quảng Ninh đến Quảng Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật Đê điều 2006
- 3Quyết định 667/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt chương trình củng cố, nâng cấp hệ thống đê biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 1002/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 2068/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt Chương trình nâng cấp hệ thống đê sông đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 1776/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chương trình Bố trí dân cư vùng: Thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Luật phòng, chống thiên tai năm 2013
- 8Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội
- 9Quyết định 22/2013/QĐ-UBND về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc kêu gọi tàu thuyền vào nơi trú ẩn, bố trí sắp xếp, hướng dẫn và kiểm tra việc neo đậu tàu thuyền tránh trú bão, lũ nhằm đảm bảo an toàn cho người và tài sản trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- 10Quyết định 1041/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Đề án Quy hoạch tổng thể lĩnh vực Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Quyết định 1061/QĐ-TTg năm 2014 về Kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng, chống thiên tai do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Quyết định 44/2014/QĐ-TTg hướng dẫn về cấp độ rủi ro thiên tai do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13Quyết định 10/2014/QĐ-UBND về Quy chế quản lý khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- 14Quyết định 11/2014/QĐ-UBND về Quy chế quản lý cảng cá, bến cá trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- 15Nghị định 94/2014/NĐ-CP thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai
- 16Quyết định 209/QĐ-UBND năm 2015 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh Thái Bình
- 17Quyết định 3013/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển bền vững kinh tế xã hội tỉnh Thái Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 18Luật khí tượng thủy văn 2015
- 19Quyết định 257/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 20Quyết định 3312/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Thái Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 21Kế hoạch 10/KH-UBND năm 2016 thực hiện Đề án Quy hoạch tổng thể lĩnh vực ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn đến năm 2020 tỉnh Thái Bình
- 22Quyết định 2141/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề án hiện đại hóa hệ thống thủy lợi tỉnh Thái Bình giai đoạn 2014 - 2020 và những năm tiếp theo
- 23Quyết định 1648/QĐ-UBND năm 2016 Kế hoạch Ứng phó sự cố sập đổ công trình, nhà cao tầng trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn đến năm 2020
- 24Nghị định 02/2017/NĐ-CP về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh
- 25Luật Đầu tư công 2019
- 26Quyết định 31/2017/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý nhà nước về khí tượng thủy văn trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- 27Nghị quyết 76/NQ-CP năm 2018 về công tác phòng, chống thiên tai do Chính phủ ban hành
- 28Quyết định 09/QĐ-UBND năm 2018 quy định về Bộ tiêu chí về xã nông thôn mới và cách đánh giá Bộ tiêu chí về xã nông thôn mới; trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận và công bố địa phương đạt chuẩn nông thôn mới; địa phương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- 29Kế hoạch 66/KH-UBND năm 2018 thực hiện Nghị quyết 76/NQ-CP về công tác phòng, chống thiên tai, tỉnh Thái Bình
- 30Nghị định 160/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng, chống thiên tai
- 31Nghị định 83/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 94/2014/NĐ-CP quy định về thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai
- 32Chỉ thị 18/CT-UBND năm 2019 về tăng cường xử lý vi phạm pháp luật về đề điều và quản lý bãi sông, bãi triều ven biển do tỉnh Thái Bình ban hành
- 33Quyết định 03/2020/QĐ-TTg quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 34Quyết định 09/2020/QĐ-TTg về Quy chế ứng phó sự cố chất thải do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 35Chỉ thị 42-CT/TW năm 2020 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 36Chỉ thị 08/CT-UBND về tăng cường công tác bảo đảm an toàn công trình đê điều, thủy lợi; chủ động phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, chống lũ năm 2020 do tỉnh Thái Bình ban hành
- 37Quyết định 736/QĐ-UBND năm 2020 sửa đổi Quy chế về tổ chức và hoạt động của Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh Thái Bình theo Quyết định 209/QĐ-UBND
- 38Quyết định 974/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu tỉnh Thái Bình giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
- 39Thông tư 85/2020/TT-BTC quy định về quản lý, sử dụng kinh phí phục vụ hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai và Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 40Chỉ thị 03/CT-UBND về phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh Điện Biên năm 2021
- 41Kế hoạch 1049/KH-UBND về phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2021 tỉnh Bắc Giang
- 42Chỉ thị 09/CT-UBND về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2021 do thành phố Hà Nội ban hành
- 43Kế hoạch 110/KH-UBND năm 2020 về Kế hoạch Phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- 44Kế hoạch 07/KH-UBND năm 2018 triển khai các hoạt động phối hợp giữa Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn với lực lượng dân quân tự vệ do tỉnh Thái Bình ban hành
Kế hoạch 20/KH-UBND năm 2021 về phòng, chống thiên tai tỉnh Thái Bình giai đoạn 2021-2026
- Số hiệu: 20/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 22/01/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Thái Bình
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra