Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2141/QĐ-UBND | Thái Bình, ngày 23 tháng 09 năm 2014 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Quyết định số 1590/QĐ-TTg ngày 09/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định hướng chiến lược Phát triển Thủy lợi Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 08/6/2012 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2012 của Ban Chấp hành Trung ương về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020;
Căn cứ Thông báo số 841-TB/TU ngày 09/8/2014 thông báo kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Đề án hiện đại hóa hệ thống thủy lợi tỉnh Thái Bình giai đoạn 2014-2020;
Căn cứ Nghị quyết số 26/2014/NQ-HĐND ngày 10/9/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình Khóa XV, Kỳ họp chuyên đề về việc phê duyệt Đề án hiện đại hóa hệ thống thủy lợi tỉnh Thái Bình giai đoạn 2014 - 2020 và những năm tiếp theo;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án hiện đại hóa hệ thống thủy lợi tỉnh Thái Bình giai đoạn 2014 - 2020 và những năm tiếp theo, với những nội dung chủ yếu sau:
a) Nâng cao hiệu quả phục vụ của hệ thống thủy lợi đối với yêu cầu phát triển nông nghiệp, các ngành kinh tế và bảo vệ môi trường nước, cụ thể:
- Đáp ứng nhu cầu cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp; bảo đảm tưới chủ động 100% diện tích lúa, nâng tần suất tưới lên 85%.
- Đảm bảo năng lực cấp nước phục vụ phát triển công nghiệp với mức cấp 50 - 100m3/ngày/ha xây dựng.
- Tiêu thoát nước và bảo vệ môi trường nước: Tăng cường khả năng tiêu thoát nước với tần suất đảm bảo 5 ÷ 10%, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng; đảm bảo môi trường nước trong các hệ thống thủy lợi đạt tiêu chuẩn nước tưới và nước sinh hoạt.
b) Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng: Hệ thống đê biển, đê cửa sông đảm bảo mức tối thiểu chống được bão cấp 9, cấp 10, triều trung bình; hệ thống đê sông bảo đảm chống được lũ tương ứng với mực nước sông Hồng tại trạm Long Biên là 13,1m.
c) Ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong thiết kế, thi công và quản lý khai thác các công trình thủy lợi theo hướng hiện đại hóa; nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác các công trình thủy lợi, đảm bảo phát huy trên 90% năng lực thiết kế.
a) Xây dựng năng lực dự báo, cảnh báo, chủ động phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu;
b) Quy hoạch phát triển hệ thống công trình thủy lợi của tỉnh phục vụ đa mục tiêu, đáp ứng nhu cầu nước cho sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, chống úng ngập, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, tăng cường điều tra cơ bản phục vụ công tác quản lý;
c) Tập trung đầu tư xây dựng, hoàn chỉnh các công trình thủy lợi theo kế hoạch đầu tư có trọng tâm, trọng điểm nhằm phát huy hiệu quả, đảm bảo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;
d) Tăng cường quản lý khai thác, giám sát, bảo vệ nguồn nước trong các hệ thống công trình thủy lợi phục vụ phát triển kinh tế - xã hội;
đ) Triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, Quy hoạch phòng chống lũ hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình, Chương trình nâng cấp đê biển và các chương trình, đề án liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt:
- Thực hiện các chương trình nâng cấp các đoạn đê biển, đê sông xung yếu. Bảo vệ hành lang thoát lũ trên các lưu vực sông, lòng sông. Cải tạo nâng cấp và xây dựng mới các cống dưới đê, xử lý nền đê yếu, chỉnh trị sông, khai thông dòng chảy để thoát lũ... đáp ứng giai đoạn trước mắt, đồng thời định hướng để nâng cấp phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng;
- Đẩy mạnh các biện pháp phòng, chống, hạn chế tác động của triều cường, ngập lụt, xâm nhập mặn do nước biển dâng. Lập phương án phòng chống lũ đảm bảo an toàn công trình trong mùa mưa bão. Bảo vệ và phát triển rừng, cây chắn sóng bảo vệ đê biển;
- Xây dựng, cập nhật và bổ sung hệ thống bản đồ nguy cơ ngập lụt theo các kịch bản nước biển dâng đến cấp xã. Rà soát, bổ sung điều chỉnh chiến lược, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, phát triển kinh tế - xã hội vùng và địa phương phù hợp với kịch bản nước biển dâng. Chủ động di dời, sắp xếp lại các điểm dân cư ở những vùng thường xuyên bị tác động của lũ lụt, bão và những khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đất;
e) Tăng cường năng lực Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão, nâng cao chất lượng cảnh báo lũ. Chủ động chuẩn bị các phương án, điều kiện phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai phù hợp với từng vùng, miền, nhất là các địa phương ven biển dễ bị tổn thương trước thiên tai. Có phương án chủ động xử lý tình huống xấu nhất ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống của nhân dân và bảo đảm quốc phòng, an ninh.
g) Nghiên cứu ứng dụng công nghệ, thiết bị, vật liệu tiên tiến trong khảo sát, thiết kế, thi công các công trình thủy lợi, thích ứng và giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong tưới tiêu nhằm giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện nước ta. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước cho cây trồng.
h) Tăng cường công tác tổ chức và quản lý, hoàn thiện cơ chế chính sách, cơ chế hoạt động, tăng cường năng lực của các đơn vị quản lý thủy nông.
i) Huy động vốn và tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi, quản lý và giảm nhẹ thiên tai, nâng cao năng lực thích ứng biến đổi khí hậu cho người dân.
a) Hiện đại hóa hệ thống đê điều;
b) Hiện đại hóa công tác Quản lý đê điều;
c) Hiện đại hóa hệ thống thủy nông;
d) Hiện đại hóa công tác quản lý hệ thống thủy nông.
4. Tổng kinh phí dự kiến thực hiện Đề án và nguồn vốn đầu tư
Tổng kinh phí dự kiến: 14.455,18 tỷ đồng, trong đó:
a) Kinh phí hiện đại hóa hệ thống đê điều: 8.497,08 tỷ đồng, gồm:
- Hiện đại hóa hệ thống công trình: 8.367,08 tỷ đồng;
- Hiện đại hóa công tác quản lý đê điều: 130,00 tỷ đồng.
b) Kinh phí hiện đại hóa hệ thống thủy nông: 5.958,10 tỷ đồng, gồm:
- Hiện đại hóa hệ thống công trình: 5.918,10 tỷ đồng;
- Hiện đại hóa công tác quản lý: 40,00 tỷ đồng.
c) Nguồn vốn đầu tư:
- Ngân sách Trung ương: Tập trung đầu tư cho công tác nâng cấp hệ thống đê sông, đê cửa sông, đê biển, nắn các tuyến đê; nâng cấp hệ thống cống dưới đê; các đập lớn ngăn mặn, trữ ngọt; cải tạo, nâng cấp các trạm bơm lớn, các đập trên sông trục chính, nạo vét, gia cố các sông trục chính. Lập kế hoạch báo cáo, đề xuất ngân sách Trung ương và các nguồn vốn khác đầu tư theo kế hoạch trung hạn.
- Ngân sách cấp tỉnh, huyện, xã và nguồn thủy lợi phí: Tập trung cải tạo, nâng cấp các trạm bơm điện nhỏ, nạo vét sông trục cấp I, II, III; kiên cố hệ thống kênh mương; nâng cấp hệ thống cống đập nội đồng; hiện đại hóa công tác quản lý, xây dựng các mô hình tưới tiêu, Ủy ban nhân dân tỉnh lập kế hoạch vốn trung hạn báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt.
- Nguồn vốn xã hội hóa: Huy động nguồn lực của các doanh nghiệp tham gia các chương trình quai đê lấn biển, xây dựng các hệ thống tưới tiêu hiện đại trong các vùng sản xuất do các doanh nghiệp quản lý.
a) Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức thực hiện Đề án theo quy định; đôn đốc, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh; phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo, đề xuất ngân sách Trung ương và các nguồn vốn khác theo kế hoạch trung hạn để đầu tư thực hiện Đề án.
b) Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, các sở, ngành liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh: Kế hoạch vốn trung hạn để thực hiện đầu tư đối với việc cải tạo, nâng cấp các trạm bơm điện nhỏ, nạo vét sông trục cấp I, II, III, kiên cố hệ thống kênh mương, nâng cấp hệ thống cống đập nội đồng, hiện đại hóa công tác quản lý, xây dựng các mô hình tưới tiêu, báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt; kêu gọi và huy động các tổ chức, cá nhân, đơn vị tham gia các dự án về chương trình quai đê lấn biển; tham gia xây dựng các hệ thống tưới tiêu hiện đại trong các vùng sản xuất do các tổ chức, cá nhân, đơn vị quản lý.
c) Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình, Báo Thái Bình, và các cơ quan truyền thông tập trung tuyên truyền chủ trương, quan điểm, chính sách của Đảng và nhà nước về Đề án hiện đại hóa hệ thống thủy lợi.
d) Các sở, ban, ngành liên quan: Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động lập kế hoạch thực hiện hàng năm và hướng dẫn các địa phương, cơ sở thực hiện; kiểm tra giám sát, tổng hợp các kiến nghị, đề xuất trong quá trình thực hiện ở cơ sở; tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh về các cơ chế, chính sách, giải pháp thực hiện theo nội dung đề án được duyệt.
đ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố căn cứ Đề án, triển khai thực hiện hiện đại hóa hệ thống thủy lợi tỉnh Thái Bình giai đoạn 2014 - 2020 và những năm tiếp theo của huyện, thành phố theo quy định; chỉ đạo các xã, phường, thị trấn thuộc địa bàn quản lý tổ chức thực hiện Đề án theo quy định.
(có Đề án tóm tắt kèm theo).
Điều 3: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, các Giám đốc Sở, Thủ trưởng ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình, Báo Thái Bình; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
(Kèm theo Quyết định số 2141/QĐ-UBND ngày 23 tháng 9 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
TT | Tên công trình | Kinh phí | Giai đoạn 2014-2015 | Giai đoạn 2016-2020 | Sau năm 2020 |
A | NÂNG CẤP ĐÊ SÔNG | 2.098.980 | 283.000 | 1.815.980 |
|
1 | Đoạn đê Hồng Hà I, Hồng Hà II, Tả, Hữu Trà Lý, Hữu Luộc, Hữu Hóa; 4 kè: Lão Khê, Hướng Điền, Phú Nha, Vũ Bình, cống Khả Phú, cống Cự Lâm I. | 280.000 | 280.000 |
|
|
Đoạn đê Hồng Hà I, Hồng Hà II, Tả, Hữu Trà Lý, Hữu Luộc, Hữu Hóa để hoàn thiện mặt cắt cùng với 22 kè. | 1.803.380 |
| 1.803.380 |
| |
2 | Trồng tre chắn sóng bảo vệ đê | 15.600 | 3.000 | 12.600 |
|
B | NÂNG CẤP ĐÊ CỬA SÔNG | 548.100 | 183.100 | 365.000 |
|
1 | Đê cửa sông Hữu Trà Lý từ K0 đến K10,3 cùng với nâng cấp các kè Đồng Xâm, Vũ Lăng, Lương Phú. | 153.100 | 153.100 |
|
|
Nâng cấp các đoạn đê: đê cửa sông Tả Trà Lý là 15km (từ K0 đến K15); đê cửa sông hữu Hóa là 10km (từ K0 đến K10); đê cửa sông Tả Diêm Hộ 6,5km (từ K0 đến K6,5); đê cửa sông Hữu Diêm Hộ 5km (từ K0 đến K5), nâng cấp kè Hà My. | 365.000 |
| 365.000 |
| |
2 | Đê cửa sông Tả Hồng từ K0 đến K1,9 và K3,95 đến K4,63. | 30.000 | 30.000 |
|
|
C | NÂNG CẤP ĐÊ BIỂN | 236.000 | 90.000 | 146.000 |
|
1 | Đê biển số 8 từ K13 đến K15. | 80.000 | 80.000 |
|
|
Đê biển 7: nâng cấp đoạn từ K15,2 đến K16,1 (tương ứng K39,2 đến K40,1 đê biển 7 cũ) dài 900 mét. | 20.000 |
| 20.000 |
| |
2 | Trồng rừng ngập mặn. | 136.000 | 10.000 | 126.000 |
|
D | NẮN TUYẾN ĐÊ | 4.984.000 | 510.000 | 474.000 | 4.000.000 |
1 | Nắn tuyến cửa sông Tả Hồng từ cống Tân Lập đến K1+900. | 210.000 | 210.000 |
|
|
2 | Nắn tuyến đê biển số 8 từ K6+700 đến K11 +700 (GĐ1). | 300.000 | 300.000 |
|
|
3 | Nắn tuyến đê biển số 8 từ K6+700 đến K11+700 (tương ứng K26+700 đến K31+700 đê biển số 8 cũ) kết hợp giao thông, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. | 314.000 |
| 314.000 |
|
4 | Nắn tuyến đê bảo vệ khu dân cư số 1, 2, 3, 4 thuộc thị trấn Diêm Điền từ cống Diêm Điền K10+900 đến K12+870 (tương ứng K30+900 đến cống Ngoại Trình II …… | 80.000 |
| 80.000 |
|
5 | ….. ứng K16 đến K18 đê biển số 7 cũ) bỏ qua đoạn đê ống dài 1850m và cống 44 cũ. | …. |
| …. |
|
6 | Quai đê lấn biển 3 vùng lớn (Trên đê biển 5 đoạn Nam Phú - Nam Thịnh tăng diện tích đất khoảng 1.500ha; trên đê biển 6 đoạn Đông Long - Đông Hải, tăng diện tích đất 600ha; trên đê biển 8 đoạn Thụy Xuân - Thụy Trường, tăng diện tích đất 700ha). | 4.000.000 |
|
| 4.000.000 |
E | LÀM ĐƯỜNG HÀNH LANG CHÂN ĐÊ | 500.000 |
| 500.000 |
|
1 | Tổng chiều dài làm đường hành lang chân đê khoảng 50km. | 500.000 |
| 500.000 |
|
F | HIỆN ĐẠI HÓA QUẢN LÝ ĐÊ ĐIỀU | 130.000 | 14.000 | 116.000 |
|
1 | Xây mới kho chống lụt bão Bến Tìm | 7.000 | 7.000 |
|
|
2 | Cắm mốc chỉ giới thoát lũ sông Trà Lý 7 tỷ đồng; s. Hồng, s Luộc, Hóa 8 tỷ đồng. | 15.000 | 7.000 | 8.000 |
|
3 | Xây mới cơ quan thường trực chống lụt bão tỉnh 10 tỷ đồng, | 10.000 |
| 10.000 |
|
4 | Xây mới kho chống lụt bão Đông Hưng, Thái Thụy, Hưng Hà 7 tỷ, | 21.000 |
| 21.000 |
|
5 | Mua trang thiết bị phục vụ quản lý, xây dựng hai trạm đo sóng, gió bão tại hai huyện Tiền Hải và Thái Thụy và các công việc khác 15 tỷ đồng. | 77.000 |
| 77.000 |
|
| Tổng hợp | 8.497.080 | 1.080.100 | 3.416.980 | 4.000.000 |
LÀM MỚI, CẢI TẠO, NÂNG CẤP CÁC CÔNG TRÌNH THỦY NÔNG TỈNH THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2015-2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO
(Kèm theo Quyết định số 2141/QĐ-UBND ngày 23 tháng 9 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
TT | Tên công trình | Kinh phí | Thuộc khu | Giai đoạn 2014-2015 | Giai đoạn 2016-2020 | Sau năm 2020 |
(triệu đồng) | ||||||
A | CÔNG TRÌNH NGĂN CÁC CỬA SÔNG LỚN | 1.450.000 |
|
| 450.000 | 1.000.000 |
1 | Đập trên sông Hóa | 450.000 |
|
| 450.000 |
|
2 | Đập trên sông Trà Lý | 1.000.000 |
|
|
| 1.000.000 |
B | BỔ SUNG XÂY MỚI CÁC CÔNG TRÌNH | 424.000 | 2 hệ thống | 55.000 | 369.000 |
|
a | Cống dưới đê | 80.000 | 2 hệ thống | 35.000 | 45.000 |
|
1 | Cống Phú Lạc | 35.000 | Bắc Thái Bình | 35.000 |
|
|
2 | Cống Việt Hùng | 45.000 | Nam Thái Bình |
| 45.000 |
|
b | Đập tiết | 130.000 |
|
| 130.000 |
|
1 | Đập trên sông Tiên Hưng - Sa Lung | 65.000 | Bắc Thái Bình |
| 65.000 |
|
2 | Đập trên sông Kiến Giang | 65.000 | Nam Thái Bình |
| 65.000 |
|
c | Trạm bơm | 214.000 | 2 hệ thống | 20.000 | 194.000 |
|
1 | Xây mới TB các vùng bãi (15TB) | 30.000 | 2 hệ thống | 10.000 | 20.000 |
|
2 | Xây mới TB các xã NTM (88 TB) | 44.000 | 2 hệ thống | 10.000 | 34.000 |
|
3 | Trạm bơm tiêu vùng Bắc Hưng Hà - Quỳnh Phụ | 90.000 | Bắc Thái Bình |
| 90.000 |
|
4 | Trạm bơm tiêu vùng cống mức, nam Kiến Xương | 50.000 | Nam Thái Bình |
| 50.000 |
|
C | CẢI TẠO NÂNG CẤP CÁC CÔNG TRÌNH | 4.024.100 | 2 hệ thống | 884.100 | 3.140.000 |
|
a | Cống dưới đê | 1.113.950 | 2 hệ thống | 250.000 | 863.950 |
|
1 | Cống Đại Nẫm | 105.000 | Bắc Thái Bình | 70.000 | 35.000 |
|
2 | Cống Đồng Bàn | 15.000 | Bắc Thái Bình |
| 15.000 |
|
3 | Cống Dục Dương | 110.000 | Nam Thái Bình | 80.000 | 30.000 |
|
4 | Cống Tám Cửa | 89.950 | Nam Thái Bình | 60.000 | 29.950 |
|
5 | Cống Cá | 40.000 | Nam Thái Bình | 40.000 |
|
|
6 | Cống Vũ Đông | 12.000 | Nam Thái Bình |
| 12.000 |
|
7 | Cống Khổng | 15.000 | Nam Thái Bình |
| 15.000 |
|
8 |
|
|
|
|
|
|
9 | Cống Doãn Đông | 15.000 | Nam Thái Bình |
| 15.000 |
|
10 | Cống Trung Lang | 15.000 | Nam Thái Bình |
| 15.000 |
|
11 | Cống Thái Phúc | 25.000 | Bắc Thái Bình |
| 25.000 |
|
12 | Cống Nhâm Lang | 60.000 | Bắc Thái Bình |
| 60.000 |
|
13 | Cống Thuyền Quan | 30.000 | Bắc Thái Bình |
| 30.000 |
|
14 | Cống Nghĩa Phong | 15.000 | Bắc Thái Bình |
| 15.000 |
|
15 | Cống Dương Liễu | 5.000 | Nam Thái Bình |
| 5.000 |
|
16 | Cống Nam Long | 10.000 | Nam Thái Bình |
| 10.000 |
|
17 | Cống Tân Ấp | 5.000 | Nam Thái Bình |
| 5.000 |
|
18 | Cống Cao Bình 2 | 5.000 | Nam Thái Bình |
| 5.000 |
|
19 | Cống Cồn Nhất | 4.000 | Nam Thái Bình |
| 4.000 |
|
20 | Cống Thụy Bích | 15.000 | Nam Thái Bình |
| 15.000 |
|
21 | Cống Đắc Chúng | 15.000 | Nam Thái Bình |
| 15.000 |
|
22 | Cống Hệ | 15.000 | Bắc Thái Bình |
| 15.000 |
|
23 | Cống Đoài | 15.000 | Bắc Thái Bình |
| 15.000 |
|
24 | Cống Vân Am | 15.000 | Bắc Thái Bình |
| 15.000 |
|
25 | Cống Thọ Cách | 15.000 | Bắc Thái Bình |
| 15.000 |
|
26 | Cống Đồng Đỗi | 15.000 | Bắc Thái Bình |
| 15.000 |
|
27 | Cống Hồng Quỳnh 1 | 15.000 | Bắc Thái Bình |
| 15.000 |
|
28 | Cống Vân Đồn | 15.000 | Bắc Thái Bình |
| 15.000 |
|
29 | Cống Cao Cổ | 15.000 | Bắc Thái Bình |
| 15.000 |
|
30 | Cống Cháy | 15.000 | Bắc Thái Bình |
| 15.000 |
|
31 | Cống Mai Diêm | 15.000 | Bắc Thái Bình |
| 15.000 |
|
32 | Cống Trung Tỉnh | 5.000 | Bắc Thái Bình |
| 5.000 |
|
33 | Cống Tám Thôn | 18.000 | Bắc Thái Bình |
| 18.000 |
|
34 | Cống Thụy Xuân II | 15.000 | Bắc Thái Bình |
| 15.000 |
|
35 | Cống Tam Đồng I | 15.000 | Bắc Thái Bình |
| 15.000 |
|
36 | Cống Nam Cường | 15.000 | Bắc Thái Bình |
| 15.000 |
|
37 | Cống Xuân Hòa | 15.000 | Bắc Thái Bình |
| 15.000 |
|
38 |
|
|
|
|
|
|
39 | Cống Giáo Lạc | 15.000 | Bắc Thái Bình |
| 15.000 |
|
40 | Cống Tân Bồi 1 | 15.000 | Bắc Thái Bình |
| 15.000 |
|
41 | Cống Tân Bồi 2 | 15.000 | Bắc Thái Bình |
| 15.000 |
|
42 | Diêm Điền I | 25.000 | Bắc Thái Bình |
| 25.000 |
|
43 | Cống Hoàng Môn | 85.000 | Nam Thái Bình |
| 85.000 |
|
44 | Cống Đại Hoàng | 15.000 | Nam Thái Bình |
| 15.000 |
|
45 | Cống Ngạn | 15.000 | Nam Thái Bình |
| 15.000 |
|
46 | Cống Tam Đồng | 15.000 | Nam Thái Bình |
| 15.000 |
|
47 | Cống Đông Quý | 15.000 | Nam Thái Bình |
| 15.000 |
|
48 | Cống Văn Lang | 15.000 | Nam Thái Bình |
| 15.000 |
|
49 | Cống Tám Đạc | 15.000 | Nam Thái Bình |
| 15.000 |
|
b | Trạm bơm tưới-cấp nguồn nước cho vùng ven biển | 225.000 | 2 hệ thống | 45.000 | 180.000 |
|
1 | Cải tạo trạm bơm Thái Học | 180.000 | Bắc Thái Bình | 45.000 | 135.000 |
|
2 | Nâng cấp TB Nam Tiền Hải | 25.000 | Nam Thái Bình |
| 25.000 |
|
3 | Nâng cấp TB Thụy Quỳnh | 20.000 | Bắc Thái Bình |
| 20.000 |
|
c | Trạm bơm tiêu qua đê | 70.000 |
| 70.000 |
|
|
1 | Trạm bơm Đông Tây Sơn | 40.000 | Nam Thái Bình | 40.000 |
|
|
2 | Trạm bơm Lịch Bài | 25.000 | Nam Thái Bình | 25.000 |
|
|
3 | Trạm bơm Gia Mỹ | 5.000 | Nam Thái Bình | 5.000 |
|
|
d | Cải tạo nâng cấp 267 TBơm | 150.000 | 2 hệ thống | 50.000 | 100.000 |
|
e | Cải tạo nâng cấp các đập điều tiết chính nội đồng | 45.000 | 2 hệ thống | 25.000 | 20.000 |
|
f | Nạo vét sông trục dẫn chính, cấp I | 464.700 |
| 79.100 | 385.600 |
|
1 | Sông Yên Lộng | 5.000 | Bắc Thái Bình | 5.000 |
|
|
2 | Sông 217 | 7.000 | Bắc Thái Bình | 7.000 |
|
|
3 | Sông Hoàng Nguyên | 4.500 | Bắc Thái Bình | 4.500 |
|
|
4 | Sông Chợ Cổng | 5.000 | Bắc Thái Bình | 5.000 |
|
|
5 | Sông Lão Khê | 8.000 | Bắc Thái Bình | 8.000 |
|
|
6 | Sông Thái Sư | 6.900 | Bắc Thái Bình | 6.900 |
|
|
7 | Sông Đồng Cống | 7.000 | Bắc Thái Bình | 7.000 |
|
|
8 |
|
|
|
|
|
|
9 | Sông Hoàng Giang | 10.000 | Nam Thái Bình | 10.000 |
|
|
10 | Sông Lạng | 5.000 | Nam Thái Bình | 5.000 |
|
|
11 | Sông Thanh Bản | 5.000 | Nam Thái Bình | 5.000 |
|
|
12 | Sông Bến Hến | 10.000 | Nam Thái Bình | 10.000 |
|
|
13 | Sông Biên Hòa | 12.000 | Nam Thái Bình |
| 12.000 |
|
14 | Sông Tiên Hưng (c. Cả 1 - cầu Đình Thượng) | 10.000 | Bắc Thái Bình |
| 10.000 |
|
15 | Sông Đào Thành | 5.000 | Bắc Thái Bình |
| 5.000 |
|
16 | Sông Hoài | 16.000 | Bắc Thái Bình |
| 16.000 |
|
17 | Sông Đại Nẫm | 8.000 | Bắc Thái Bình |
| 8.000 |
|
18 | Sông Phong Lẫm | 7.700 | Bắc Thái Bình |
| 7.700 |
|
19 | Sông 223 | 4.500 | Bắc Thái Bình |
| 4.500 |
|
20 | Sông Sa Lung - Đông Xuân | 4.800 | Bắc Thái Bình |
| 4.800 |
|
21 | Sông Kiến Giang | 150.000 | Nam Thái Bình |
| 150.000 |
|
22 | Nạo vét, kè sông 223 Bắc | 20.000 | Nam Thái Bình |
| 20.000 |
|
23 | Sông Lịch Bài (Cù Là) | 4.800 | Nam Thái Bình |
| 4.800 |
|
24 | Sông Diêm | 10.000 | Bắc Thái Bình |
| 10.000 |
|
25 | Sông Thiên Kiều | 6.500 | Bắc Thái Bình |
| 6.500 |
|
26 | Sông Hệ | 5.000 | Bắc Thái Bình |
| 5.000 |
|
27 | Sông Hộn | 8.000 | Bắc Thái Bình |
| 8.000 |
|
28 | Sông Tam Kỳ | 4.500 | Bắc Thái Bình |
| 4.500 |
|
29 | Sông Búng | 4.800 | Nam Thái Bình |
| 4.800 |
|
30 | Sông Ngũ Thôn | 7.000 | Nam Thái Bình |
| 7.000 |
|
31 | Sông Dục Dương | 15.000 | Nam Thái Bình |
| 15.000 |
|
32 | Sông Bơi | 8.000 | Nam Thái Bình |
| 8.000 |
|
33 | Sông Sọng | 5.000 | Nam Thái Bình |
| 5.000 |
|
34 | Sông Dốc Lòng | 5.000 | Nam Thái Bình |
| 5.000 |
|
35 | Sông Cốc Giang | 6.000 | Nam Thái Bình |
| 6.000 |
|
36 | Sông Cổ Rồng | 12.000 | Nam Thái Bình |
| 12.000 |
|
37 | Sông Cá | 9.000 | Nam Thái Bình |
| 9.000 |
|
38 |
|
|
|
|
|
|
39 | Sông Hương | 8.000 | Nam Thái Bình |
| 8.000 |
|
40 | Sông Thủ Chính | 8.000 | Nam Thái Bình |
| 8.000 |
|
41 | Sông Vân- Trung -Thắng | 7.000 | Nam Thái Bình |
| 7.000 |
|
42 | Sông Đa Cốc | 8.000 | Nam Thái Bình |
| 8.000 |
|
g | Kiên cố hệ thống kênh mương tưới loại II, III cấp 1 | 1.155.450 | 2 hệ thống | 165.000 | 990.450 |
|
1 | KCKM loại II: 168 km | 429.450 | 2 hệ thống | 85.000 | 344.450 |
|
2 | KCKM loại III cấp 1: 1.370 km | 726.000 | 2 hệ thống | 80.000 | 646.000 |
|
h | Kiên cố 1 số sông trục chính | 800.000 | 2 hệ thống | 200.000 | 600.000 |
|
1 | Kè bờ sông Tiên Hưng, Sa lung (đoạn qua khu dân cư) | 400.000 | Bắc Thái Bình | 100.000 | 300.000 |
|
2 | Kè bờ Nam sông Kiến Giang (đoạn qua khu dân cư) | 400.000 | Nam Thái Bình | 100.000 | 300.000 |
|
D | HIỆN ĐẠI HÓA QUẢN LÝ THỦY NÔNG | 60.000 | 2 hệ thống | 17.500 | 42.500 |
|
1 | Lập quy hoạch và hiện đại hóa quản lý: | 2.000 | 2 hệ thống | 2.000 |
|
|
2 | Xây dựng hệ thống quan trắc, giám sát mực nước, độ mặn trên các sông, cắm mốc chỉ giới sông trục chính, cấp I. | 30.000 | 2 hệ thống | 5.000 | 25.000 |
|
3 | Xây dựng các mô hình công nghệ lưới tiết kiệm (Tưới đường ống, phun mưa, nhỏ giọt cho cây màu): | 20.000 | 2 hệ thống | 10.000 | 10.000 |
|
4 | Tập huấn chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ tưới tiêu | 8.000 | 2 hệ thống | 500 | 7.500 |
|
| Tổng hợp | 5.958.100 | 2 hệ thống | 956.600 | 4.001.500 | 1.000.000 |
TÓM TẮT VỀ HIỆN ĐẠI HÓA HỆ THỐNG THỦY LỢI TỈNH THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2014 - 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO
(Kèm theo Quyết định số 2141/QĐ-UBND ngày 23/9/2014 của UBND tỉnh)
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
- Hệ thống thủy lợi tỉnh Thái Bình trải qua nhiều giai đoạn quy hoạch và xây dựng, đến nay đã hình thành một hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng rộng lớn và tương đối đồng bộ, thực tế hệ thống thủy lợi đã khẳng định được vai trò đối với bảo vệ, phát triển sản xuất nông nghiệp và đời sống dân sinh; tuy nhiên trong quá trình hoạt động vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế:
+ Hệ thống công trình đê, kè nhằm chống lũ, bão đảm bảo an toàn dân sinh và phát triển sản xuất còn nhiều đoạn chưa đủ mặt cắt, nhiều đoạn đê nằm trên nền có độ thấm lớn. Hệ thống đê biển mới hoàn thiện ở những tuyến trực diện với biển. Mặt đê nhiều tuyến chưa được cứng hóa, nhiều kè sông, biển đã xuống cấp, cây chắn sóng chưa khép kín các tuyến đê.
+ Hệ thống thủy nông được quy hoạch, xây dựng khá hoàn chỉnh, nhưng năng lực thiết kế nhỏ hơn yêu cầu. Hiện trạng hệ thống công trình thủy nông đã xuống cấp, lạc hậu, hệ thống kênh trục chính đã bị thu hẹp lòng dẫn do bồi lắng, lấn chiếm làm ách tắc, hệ thống đập nội đồng, công trình trên sông, kênh chưa được hoàn chỉnh đồng bộ khó khăn trong việc phân vùng tưới, tiêu chủ động… Năng lực phục vụ của công trình còn thấp so với thiết kế quy hoạch. Công nghệ quản lý chủ yếu bằng thủ công và bằng kinh nghiệm, hiệu quả thấp chưa đáp ứng tốt yêu cầu phục vụ sản xuất và đời sống, nhất là trong điều kiện diễn biến khí hậu phức tạp.
- Yêu cầu thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu đối với hạ tầng thủy lợi trong Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2012 của Ban Chấp hành Trung ương về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 đã chỉ rõ: “Tập trung đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa các hệ thống thủy lợi là nhiệm vụ quan trọng cần thực hiện trong thời gian tới”.
- Trong tình hình hiện nay, biến đổi khí hậu, nước biển dâng đã, đang và sẽ tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế xã hội trên toàn cầu, trong đó Việt Nam là một trong số các nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Thái Bình, tỉnh đồng bằng ven biển là 1 trong 2 đồng bằng chịu tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu, nước biển dâng ở Việt Nam. Hiện đại hóa hệ thống thủy lợi nhằm bổ sung nâng cao quy hoạch thủy lợi, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong thiết kế, thi công xây dựng và quản lý hệ thống thủy lợi để chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, nước biển dân trên địa bàn tỉnh.
Do vậy, việc xây dựng Đề án Hiện đại hóa hệ thống thủy lợi tỉnh Thái Bình phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo môi trường phát triển bền vững của tỉnh trước mắt và trong tương lai thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng là đòi hỏi khách quan, rất cần thiết.
- Chương trình nâng cấp, hiện đại hóa các hệ thống thủy lợi tại Quyết định số 1590/QĐ-TTg ngày 09/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định hướng chiến lược phát triển Thủy lợi Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050.
- Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn 2013-2020 theo Quyết định số 3246/QĐ-BNN-KHCN ngày 27/12/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 08/6/2012 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2012 của Ban Chấp hành Trung ương về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 đã chỉ rõ nội dung những nhiệm vụ chủ yếu đối với hạ tầng thủy lợi: Tập trung đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa các hệ thống thủy lợi: Đầu tư dứt điểm cho từng hệ thống, nâng cấp, hiện đại hóa công trình đầu mối, kênh mương, thiết bị điều kiện vận hành để phát huy công suất thiết kế và nâng cao năng lực phục vụ.
- Nghị quyết số 46/NQ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 của Hội nghị lần thứ Sáu ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về Phát triển khoa học công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
- Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Hội nghị lần thứ Bảy Ban Chấp hành Trung ương Khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, đã nêu rõ quan điểm: Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu là cơ sở, tiền đề cho hoạch định đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và an sinh xã hội. Biến đổi khí hậu là vấn đề toàn cầu, là thách thức nghiêm trọng đối với toàn nhân loại trong thế kỷ 21. Phải tiến hành đồng thời thích ứng và giảm nhẹ, trong đó thích ứng với biến đổi khí hậu, chủ động phòng, tránh thiên tai là trọng tâm”.
- Quyết định số 794/QĐ-BNN-TCTL ngày 21/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt “Đề án Tái cơ cấu ngành thủy lợi”; Quyết định số 784/QĐ-BNN-TCTL; Quyết định số 785/QĐ-BNN-TCTL ngày 21/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành Đề án và kế hoạch hành động thực hiện Đề án nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi hiện có đã xác định mục tiêu, nhiệm vụ, quan điểm, định hướng và các giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác hệ thống công trình thủy lợi đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu nông nghiệp, gắn với xây dựng nông thôn mới, nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ nước cho các ngành kinh tế. Nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống công trình đê điều: đảm bảo về hệ thống đê sông được thiết kế, xây dựng, quản lý chống được lũ với mực nước 13,10m tại Hà Nội. Hệ thống đê biển mức đảm bảo thiết kế ứng phó với điều kiện nước biển dâng.
1. Mục tiêu chung: Hiện đại hóa hệ thống thủy lợi từng bước tăng mức đảm bảo cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, dịch vụ, góp phần đảm bảo an ninh lương thực và phục vụ sản xuất nông nghiệp hàng hóa nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh, góp phần phát triển kinh tế xã hội bền vững, xóa đói giảm nghèo; chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra; nâng cao mức bảo đảm tiêu thoát nước, chống úng ngập; giảm mức phát thải khí nhà kính; ngăn chặn xu hướng suy giảm tài nguyên nước; bảo vệ môi trường sinh thái, từng bước thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025
- Nâng cao hiệu quả phục vụ của hệ thống thủy lợi đối với yêu cầu phát triển nông nghiệp, các ngành kinh tế và bảo vệ môi trường nước, cụ thể:
+ Đáp ứng nhu cầu cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp; bảo đảm tưới chủ động 100% diện tích lúa, nâng tần suất tưới lên 85%.
+ Đảm bảo năng lực cấp nước phục vụ phát triển nông nghiệp với mức cấp 50 - 100m3/ngày/ha xây dựng.
+ Tiêu thoát nước và bảo vệ môi trường nước: Tăng cường khả năng tiêu thoát nước với tần suất đảm bảo 5 ÷ 10%, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng; đảm bảo môi trường nước trong các hệ thống thủy lợi đạt tiêu chuẩn nước tưới và nước sinh hoạt.
- Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng: Hệ thống đê biển, đê cửa sông đảm bảo mức tối thiểu chống được bão cấp 9, cấp 10, triều trung bình; hệ thống đê sông bảo đảm chống được lũ tương ứng với mực nước sông Hồng tại trạm Long Biên là 13,1m.
- Ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong thiết kế, thi công và quản lý khai thác các công trình thủy lợi theo hướng hiện đại hóa; nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác các công trình thủy lợi, đảm bảo phát huy trên 90% năng lực thiết kế.
1. Hiện đại hóa hệ thống đê điều
1.1. Nhiệm vụ
- Các tuyến đê sông, đê cửa sông bảo đảm hệ thống chống được lũ tương ứng với mực nước sông Hồng tại trạm Long Biên là 13,1m; nâng cấp đê biển bảo đảm hệ thống chống được bão cấp 10, triều tần suất 5%.
- Mở rộng diện tích đất canh tác, phát triển sản xuất, ổn định đời sống nhân dân.
- Đối phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, bảo vệ môi trường sinh thái.
- Nâng cao năng lực dự báo bão, lũ, báo tin động đất, cảnh báo sóng thần và các hiện tượng khí tượng, thủy văn nguy hiểm.
- Đảm bảo 100% cán bộ, chính quyền địa phương các cấp trực tiếp làm công tác phòng, chống thiên tai được tập huấn, nâng cao năng lực và trình độ về công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; trên 70% số dân các xã thường xuyên bị thiên tai được phổ biến kiến thức về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.
1.2. Hiện đại hóa công trình đê điều
- Hệ thống đê sông: Hoàn chỉnh phân cấp 14,2km; hoàn chỉnh cao trình và mặt cắt đê, gia cố mặt đê chiều dài 199,31km; nâng cấp, tu bổ, làm mới hệ thống 25 kè hộ đê; làm mới 28 điểm và tu bổ 79 điểm canh đê.
- Hệ thống đê cửa sông: Nâng cấp hoàn chỉnh 49,12km đê; hệ thống 04 kè (Đồng Xâm, Vũ Lăng, Lương Phú, Hà My) và 05 điểm canh đê.
- Nâng cấp hệ thống đê biển: Đê 7 từ K15,2 đến K16,1 dài 900m; đê biển 8 từ K13 đến K15 dài 4.100m; trồng rừng ngập mặn bảo vệ các tuyến đê.
- Nắn tuyến đê và quai đê lấn biển: Nắn tuyến đê cửa sông tả Hồng từ cống Tân Lập đến K1+900; đê cửa sông tả Trà Lý từ K7 (xã Thái Thọ) đến K9; tuyến đê biển 8 bảo vệ khu dân cư số 1, 2, 3, 4 thuộc thị trấn Diêm Điền từ cống Diêm Điền K10+900 đến K12+870 dài 2.000m và đoạn từ K6+700 đến K11+700. Quai đê lấn biển 03 vùng lớn (Trên đê biển 5, đoạn Nam Phú - Nam Thịnh, tăng diện tích đất khoảng 1.500ha; trên đê biển 6, đoạn Đông Long - Đông Hải, tăng diện tích đất 600ha; trên đê biển 8, đoạn Thụy Xuân - Thụy Trường, tăng diện tích đất 700ha).
- Làm đường hành lang chân đê: Tổng chiều dài cần làm đường hành lang chân đê khoảng 50km.
1.3. Hiện đại hóa công tác Quản lý đê điều
- Số hóa bản đồ đê điều; tu bổ nâng cấp toàn bộ hệ thống mốc cốt; hiện đại hóa công sở và trang thiết bị; xây mới kho chống lụt bão, cắm mốc chỉ giới thoát lũ các tuyến sông có đê.
- Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương.
- Lập quy hoạch, kế hoạch, phân vùng, đánh giá nguy cơ rủi ro thiên tai để từ đó có chính sách phù hợp cho từng vùng, địa phương, các khu vực trọng điểm làm cơ sở cho việc chủ động phòng tránh.
- Lập bản đồ phân vùng quy hoạch nguy cơ rủi ro do lũ, bão triều dâng, các loại thiên tai gây ra.
- Tổ chức lực lượng tự nguyện của cộng đồng tham gia chuẩn bị, ứng phó, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai.
- Đào tạo nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống thiên tai của địa phương.
- Xây dựng hệ thống thông tin cảnh báo sớm.
2. Hiện đại hóa hệ thống thủy nông
2.1. Nhiệm vụ
- Quy hoạch đầu tư xây dựng các công trình trên các sông lớn để ngăn mặn, giữ ngọt; bổ sung, hoàn chỉnh quy hoạch phát triển hệ thống công trình thủy lợi của tỉnh đáp ứng yêu cầu phục vụ đa ngành.
- Tập trung đầu tư xây dựng, hoàn chỉnh các công trình thủy lợi.
- Tăng cường quản lý khai thác, bảo vệ nguồn nước.
- Tăng cường công tác tổ chức và quản lý, hoàn thiện cơ chế chính sách: Hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành các văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh về xây dựng, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
- Tăng cường công tác khuyến thủy lợi, tập huấn đào tạo thủy nông cơ sở, tuyên truyền, giáo dục và đào tạo, nâng cao năng lực quản lý.
2.2. Hiện đại hóa hệ thống công trình thủy nông
- Xây dựng hai đập ngăn mặn trữ ngọt trên sông Hóa và sông Trà lý.
- Xây mới bổ sung các công trình thủy nông:
+ Về cấp nguồn nước tưới: Xây dựng cống Phú Lạc lấy nguồn nước sông Hồng cấp nước trực tiếp cho vùng Hồng An, Tiến Đức, Minh Tân huyện Hưng Hà; xây dựng cống Việt Hùng lấy nguồn nước sông Hồng cấp nước trực tiếp cho vùng Việt Hùng, Thanh Phú, Đồng Đại, Thanh Hương, Hồng Xuân, Tam Tỉnh của Tây Bắc Vũ Thư.
+ Xây dựng hai hệ thống đập điều tiết phân vùng tưới tiêu trên 02 hệ thống sông Tiên Hưng và sông Kiến Giang đáp ứng yêu cầu chủ động điều tiết dâng giữ nước cho vùng cao, hạ thấp mực nước cho vùng trũng.
+ Xây dựng hệ thống 15 trạm bơm tưới, tiêu cho các vùng bãi sản xuất cây rau màu, hiện chưa có công trình.
+ Xây dựng hệ thống 88 trạm bơm tưới cho các vùng nội đồng chưa có công trình tưới chủ động.
+ Xây mới 02 trạm bơm tiêu qua đê: Tiêu chủ động cho vùng có diện tích cây rau màu vụ Xuân, vụ Mùa và vụ Đông lớn ở Bắc huyện Hưng Hà và huyện Quỳnh Phụ; Trạm bơm cống Múc cho Đông Nam, huyện Kiến Xương.
- Cải tạo, nâng cấp các công trình thủy nông, nạo vét sông trục:
+ Cải tạo, nâng cấp 49 cống tưới, tiêu trên các tuyến đê sông, đê biển và đê cửa sông hiện có đã xuống cấp đảm bảo cấp nguồn nước tưới, tiêu nước.
+ Cải tạo, nâng cấp trạm bơm tưới cấp nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt cho vùng ven biển huyện Thái Thụy, Tiền Hải gồm: Trạm bơm Thái Học, Trạm bơm Thụy Quỳnh và trạm bơm Nam Tiền Hải.
+ Cải tạo, nâng cấp 03 trạm bơm tiêu qua đê đã hư hỏng xuống cấp nghiêm trọng gồm các Trạm bơm: Động Tây Sơn, Lịch Bài, Gia Mỹ.
+ Cải tạo, nâng cấp 267 trạm bơm tưới, tiêu nội đồng từ trục ngang sang trục đứng.
+ Cải tạo, nâng cấp hệ thống các đập điều tiết chính trong nội đồng hiện có để chủ động khoanh vùng tưới, tiêu nước theo yêu cầu phục vụ chuyển đổi cơ cấu sản xuất...
+ Nạo vét 42 sông trục dẫn chính cấp I để tăng năng lực dẫn, trữ nước tưới và tiêu thoát nước nhanh.
+ Kiên cố: Hệ thống kênh mương tưới loại II, loại III cấp 1 tổng chiều dài 1.538km nhằm tăng hiệu quả tưới, giảm tiêu hao nước; một số đoạn sông trục chính.
- Xây dựng các mô hình công nghệ tưới tiết kiệm (Tưới đường ống, phun mưa, nhỏ giọt cho cây rau màu).
2.3. Giải pháp hiện đại hóa công tác quản lý hệ thống thủy nông
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức trong quản lý, khai thác công trình thủy Iợi.
- Áp dụng khoa học công nghệ trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy nông.
3. Tổng kinh phí dự kiến thực hiện đề án, nguồn vốn đầu tư và kế hoạch thực hiện (Chi tiết theo các Phụ lục 1, 2 kèm theo)
3.1. Tổng kinh phí dự kiến: 14.455,18 tỷ đồng, trong đó:
- Kinh phí hiện đại hóa hệ thống đê điều: 8.497,08 tỷ đồng, gồm:
+ Hiện đại hóa hệ thống công trình: 8.367,08 tỷ đồng;
+ Hiện đại hóa công tác quản lý đê điều: 130,00 tỷ đồng.
- Kinh phí hiện đại hóa hệ thống thủy nông: 5.958,10 tỷ đồng, gồm:
+ Hiện đại hóa hệ thống công trình: 5.918,10 tỷ đồng,
+ Hiện đại hóa công tác quản lý: 40,00 tỷ đồng.
3.2. Nguồn vốn đầu tư:
- Ngân sách Trung ương: Tập trung đầu tư cho công tác nâng cấp hệ thống đê sông, đê cửa sông, đê biển, nắn các tuyến đê; nâng cấp hệ thống cống dưới đê; các đập lớn ngăn mặn, trữ ngọt; cải tạo, nâng cấp các trạm bơm lớn, các đập trên sông trục chính, nạo vét, gia cố các sông trục chính. Lập kế hoạch báo cáo, đề xuất ngân sách Trung ương và các nguồn vốn khác đầu tư theo kế hoạch trung hạn.
- Ngân sách cấp tỉnh, huyện, xã và nguồn thủy lợi phí: Tập trung cải tạo, nâng cấp các trạm bơm điện nhỏ, nạo vét sông trục cấp I, II, III; kiên cố hệ thống kênh mương; nâng cấp hệ thống cống đập nội đồng; hiện đại hóa công tác quản lý, xây dựng các mô hình tưới tiêu. Ủy ban nhân dân tỉnh lập kế hoạch vốn trung hạn báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt.
- Nguồn vốn xã hội hóa: Huy động nguồn lực của các doanh nghiệp tham gia các chương trình quai đê lấn biển, xây dựng các hệ thống tưới tiêu hiện đại trong các vùng sản xuất do các doanh nghiệp quản lý.
3.3. Kế hoạch thực hiện:
- Giai đoạn 2014 - 2015: Kinh phí thực hiện 2.036,70 tỷ đồng, trong đó:
+ Nâng cấp hệ thống đê điều: 1.080,10 tỷ đồng;
+ Nâng cấp hệ thống thủy nông: 956,60 tỷ 4ồng.
- Giai đoạn 2016 - 2020: Kinh phí thực hiện 7.418,48 tỷ đồng, trong đó:
+ Nâng cấp hệ thống đê điều: 3.416,98 tỷ đồng;
+ Nâng cấp hệ thống thủy nông: 4.001,50 tỷ đồng.
- Giai đoạn sâu năm 2020: Kinh phí thực hiện 5.000,00 tỷ đồng, trong đó:
+ Nâng cấp hệ thống đê điều: 4.000,00 tỷ đồng;
+ Nâng cấp hệ thống thủy nông: 1.000,00 tỷ đồng.
1. Các sở, ban, ngành
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức thực hiện Đề án theo quy định; đôn đốc, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh; phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo, đề xuất ngân sách Trung ương và các nguồn vốn khác theo kế hoạch trung hạn để đầu tư thực hiện Đề án.
- Sở kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, các sở, ngành liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh: Kế hoạch vốn trung hạn để thực hiện đầu tư đối với việc cải tạo, nâng cấp các trạm bơm điện nhỏ, nạo vét sông trục cấp I, II, III, kiên cố hệ thống kênh mương, nâng cấp hệ thống cống đập nội đồng, hiện đại hóa công tác quản lý, xây dựng các mô hình tưới tiêu, báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt; kêu gọi và huy động các tổ chức, cá nhân, đơn vị tham gia các dự án về chương trình quai đê lấn biển; xây dựng các hệ thống tưới tiêu hiện đại trong các vùng sản xuất do các các tổ chức, cá nhân, đơn vị quản lý.
- Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình, Báo Thái Bình, và các cơ quan truyền thông tập trung tuyên truyền chủ trương, quan điểm, chính sách của Đảng và nhà nước về Đề án hiện đại hóa hệ thống thủy lợi.
- Các sở, ban, ngành liên quan: Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động lập kế hoạch thực hiện hàng năm và hướng dẫn các địa phương, cơ sở thực hiện; kiểm tra giám sát, tổng hợp các kiến nghị, đề xuất trong quá trình thực hiện ở cơ sở; tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh về các cơ chế, chính sách, giải pháp thực hiện theo nội dung đề án được duyệt.
2. Các huyện, thành phố
Ủy ban nhân dân huyện, thành phố căn cứ Đề án triển khai thực hiện hiện đại hóa hệ thống thủy lợi tỉnh Thái Bình giai đoạn 2014 - 2020 và những năm tiếp theo của huyện, thành phố theo quy định; chỉ đạo các xã, phường, thị trấn thuộc địa bàn quản lý tổ chức thực hiện Đề án theo quy định.
3. Các xã, phường, thị trấn
- Quản Iý, chặt chẽ mọi nguồn lực huy động của nhân dân địa phương, hỗ trợ từ ngân sách các cấp theo quy định.
- Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của chính quyền và sự tham gia hiện đại hóa hệ thống thủy lợi của mọi tầng lớp cán bộ nhân dân, các tổ chức ở địa phương.
1. Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Xem xét quy hoạch tổng thể lưu vực sông Hồng - sông Thái Bình về lâu dài có dự án nghiên cứu kỹ lợi ích dâng, giữ nước tưới khai thác tưới tự chảy chung của cả lưu vực, ngăn mặn xâm nhập vùng hạ du góp phần ngọt hóa dần nguồn nước vùng ven biển Thái Thuỵ, Tiền Hải và tiêu thoát lũ với phương án quy hoạch có đập trên sông Hóa và đập trên sông Trà Lý cùng hệ thống các đập cuối sông của lưu vực sông Hồng - sông Thái Bình;
- Sớm xét duyệt Dự án Rà soát quy hoạch thủy lợi vùng kẹp giữa sông Hồng - sông Hóa để giúp Thái Bình triển khai quy hoạch nâng cao hệ thống thủy lợi đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, cấp thoát nước cho công nghiệp, làng nghề, nuôi trồng thủy hải sản, nhu cầu cấp nước sinh hoạt, yêu cầu giao thông, du lịch... và đảm bảo môi trường phát triển bền vững của tỉnh giai đoạn 2014 - 2020, tầm nhìn 2050.
2. Đề xuất:
- Đầu tư các dự án nâng cấp, tu sửa và xây mới công trình tưới và tiêu cấp bách trong giai đoạn đến năm 2015: cải tạo các cống Dục Dương, Đại Nẫm, cống Cá, cống Khổng..., nạo vét các tuyến sông trục chính của 2 hệ thống, cải tạo nâng cấp các trạm bơm Đông Tây Sơn, Lịch Bài.
Xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp và khai thác bãi bồi ven biển. Thực hiện chương trình kiên cố kênh mương.
- Xây dựng và bổ sung hoàn thiện các cơ chế chính sách trong lĩnh vực quản lý khai thác bảo vệ công trình thủy lợi phù hợp yêu cầu sản xuất. Đổi mới chính sách đầu tư đối với công trình thủy lợi. Tạo một cơ chế tài chính huy động được sự đầu tư của các ngành kinh tế vào lĩnh vực thủy lợi vì chính sự phát triển của các ngành.
- Đầu tư hiện đại hóa các trang thiết bị máy móc, ứng dụng trên diện rộng các tiếp bộ khoa học công nghệ mới trong lĩnh vực quy hoạch, thiết kế, thi công và hệ thống quản lý khai thác công trình thủy.
- Tăng cường vốn đầu tư cho công tác “khuyến thủy lợi” chuyển giao ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về tưới tiêu, về quản lý khai thác công trình thủy lợi đối với các HTX Dịch vụ nông nghiệp và hộ nông dân, ngăn chặn vi phạm pháp luật để công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi thực sự có hiệu quả./.
- 1Quyết định 2846/QĐ-UBND năm 2008 phê duyệt diện tích được miễn thủy lợi phí do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình ban hành
- 2Chỉ thị 08/CT-UBND tăng cường công tác chỉ đạo phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn, quản lý an toàn công trình thủy lợi, đê điều trong mùa mưa, lũ, bão năm 2014 do tỉnh Thái Bình ban hành
- 3Hướng dẫn 03/HD-LN năm 2015 thực hiện chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn quy định tại Nghị định 210/2013/NĐ-CP, trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- 4Kế hoạch 4716/KH-UBND năm 2017 về hiện đại hóa thủy lợi 05 năm 2016-2020 tỉnh Phú Thọ
- 5Quyết định 416/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Kế hoạch hiện đại hóa thủy lợi 5 năm (2016-2020) thuộc Dự án thành phần Cải thiện nông nghiệp có tưới, tỉnh Hà Tĩnh (WB7)
- 6Quyết định 3511/QĐ-UBND năm 2020 Kế hoạch hiện đại hóa hệ thống thủy lợi trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 3Quyết định 1590/QĐ-TTg năm 2009 về việc phê duyệt định hướng chiến lược phát triển thủy lợi Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 2846/QĐ-UBND năm 2008 phê duyệt diện tích được miễn thủy lợi phí do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình ban hành
- 5Nghị quyết 13-NQ/TW năm 2012 về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 do Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành
- 6Nghị quyết 16/NQ-CP năm 2012 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 13-NQ/T.Ư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 do Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 3246/QĐ-BNN-KHCN năm 2012 phê duyệt Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2013-2020
- 8Nghị quyết 46/NQ-CP năm 2013 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW về Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế do Chính phủ ban hành
- 9Nghị quyết 24-NQ/TW năm 2013 chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường do Ban chấp hành Trung ương ban hành
- 10Chỉ thị 08/CT-UBND tăng cường công tác chỉ đạo phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn, quản lý an toàn công trình thủy lợi, đê điều trong mùa mưa, lũ, bão năm 2014 do tỉnh Thái Bình ban hành
- 11Quyết định 785/QĐ-BNN-TCTL năm 2014 về Kế hoạch hành động thực hiện Đề án nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi hiện có do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 12Quyết định 794/QĐ-BNN-TCTL năm 2014 phê duyệt "Đề án Tái cơ cấu ngành thủy lợi" do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 13Nghị quyết 26/2014/NQ-HĐND phê duyệt Đề án hiện đại hóa hệ thống thủy lợi tỉnh Thái Bình giai đoạn 2014 - 2020 và những năm tiếp theo
- 14Hướng dẫn 03/HD-LN năm 2015 thực hiện chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn quy định tại Nghị định 210/2013/NĐ-CP, trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- 15Kế hoạch 4716/KH-UBND năm 2017 về hiện đại hóa thủy lợi 05 năm 2016-2020 tỉnh Phú Thọ
- 16Quyết định 416/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Kế hoạch hiện đại hóa thủy lợi 5 năm (2016-2020) thuộc Dự án thành phần Cải thiện nông nghiệp có tưới, tỉnh Hà Tĩnh (WB7)
- 17Quyết định 3511/QĐ-UBND năm 2020 Kế hoạch hiện đại hóa hệ thống thủy lợi trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
Quyết định 2141/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề án hiện đại hóa hệ thống thủy lợi tỉnh Thái Bình giai đoạn 2014 - 2020 và những năm tiếp theo
- Số hiệu: 2141/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 23/09/2014
- Nơi ban hành: Tỉnh Thái Bình
- Người ký: Phạm Văn Sinh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/09/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra