- 1Luật Đê điều 2006
- 2Quyết định 31 QĐ/PCLBTW về Quy chế chế độ thông tin, báo cáo, họp chỉ đạo, triển khai ứng phó với lũ, bão do Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương ban hành
- 3Luật phòng, chống thiên tai năm 2013
- 4Luật Thủy lợi 2017
- 5Nghị định 104/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều
- 6Nghị quyết 76/NQ-CP năm 2018 về công tác phòng, chống thiên tai do Chính phủ ban hành
- 7Nghị định 02/2019/NĐ-CP về phòng thủ dân sự
- 8Nghị định 65/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 104/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đề điều
- 9Chỉ thị 24/CT-TTg năm 2019 về tăng cường xử lý vi phạm pháp luật về đê điều do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1049/KH-UBND | Bắc Giang, ngày 18 tháng 3 năm 2021 |
PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN NĂM 2021 TỈNH BẮC GIANG
Nhằm chủ động trong công tác phòng, chống, ứng phó kịp thời, hiệu quả, giảm thiệt hại do thiên tai gây ra, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế, xã hội của tỉnh năm 2021, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) năm 2021 như sau:
- Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người, tài sản của nhà nước và nhân dân, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.
- Bảo vệ an toàn cho các tuyến đê, kè, cống, hồ đập, đặc biệt là các tuyến đê, đập trọng điểm đã được xác định qua công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng trước mùa lũ năm 2021.
- Bảo vệ sản xuất và môi trường sinh thái, ổn định đời sống, xã hội.
- Công tác phòng, chống thiên tai (bao gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, sương mù, động đất và các loại thiên tai khác) và tìm kiếm cứu nạn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, là trách nhiệm của người đứng đầu địa phương và của toàn dân, toàn xã hội; phải được tiến hành chủ động, thường xuyên, lấy phòng ngừa là chính; khi thiên tai xảy ra phải ứng phó kịp thời để giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra.
- Quán triệt và thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai, của Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, các Bộ, ngành Trung ương và của tỉnh; có sự phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ, thống nhất giữa các lực lượng tham gia phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; các ngành, các địa phương thực hiện tốt phương châm “bốn tại chỗ” (Chỉ huy tại chỗ; Lực lượng tại chỗ; Vật tư, phương tiện tại chỗ; Hậu cần tại chỗ) gắn với xây dựng cộng đồng an toàn, nông thôn mới.
- Phòng, chống thiên tai thực hiện theo hướng quản lý rủi ro tổng hợp theo vùng, liên ngành; lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào kế hoạch phát triển ngành, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương phải đánh giá đầy đủ các tác động làm gia tăng rủi ro thiên tai. Khi thiên tai xảy ra, địa phương sở tại và các ngành, đơn vị chủ quản phải có phương án, biện pháp đảm bảo không để xảy ra thiệt hại về người, giảm nhẹ thiệt hại về tài sản, cơ sở vật chất đến mức thấp nhất; việc khôi phục, tái thiết sau thiên tai phải đảm bảo tính bền vững và yêu cầu xây dựng lại tốt hơn.
1. Kiện toàn Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) các cấp, phân công nhiệm vụ cụ thể của các thành viên; rà soát quy chế hoạt động và triển khai thực hiện một cách đầy đủ, trách nhiệm, hiệu quả; tổ chức tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp. Thời gian xong trước ngày 20/3/2021.
2. Tổng kết công tác PCTT - TKCN năm 2020 và những tháng đầu năm 2021, triển khai nhiệm vụ, kế hoạch những tháng còn lại phù hợp với đặc điểm, tình hình diễn biến dịch bệnh Covid-19 của địa phương; chuẩn bị các phương án, kịch bản và sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện, dự trữ thiết yếu tại các khu vực xung yếu để triển khai ứng phó có hiệu quả với các tình huống thiên tai; đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân, giảm thiểu thiệt hại. Thời gian xong trước ngày 10/4/2021.
3. Nghiêm túc triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn... về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
4. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung và bố trí nguồn lực để tổ chức triển khai Kế hoạch của UBND tỉnh: số 2974/KH-UBND ngày 31/8/2018 thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai; Kế hoạch số 196/KH-UBND ngày 07/7/2020 thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, đặc biệt là công tác kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về phòng chống thiên tai theo hướng chuyên trách, đảm bảo tập trung, thống nhất, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
5. Nâng cao chất lượng thông tin dự báo, cảnh báo thời tiết, thủy văn và các hiện tượng thiên tai nguy hiểm. Tăng cường công tác thông tin phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng, thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”; tổ chức xây dựng, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã theo Nghị quyết 76/NQ- CP của Chính phủ và hướng dẫn của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai để chủ động ứng phó tại chỗ ngay từ giờ đầu khi xảy ra thiên thiên tai, đặc biệt là trong trường hợp chi viện từ bên ngoài không kịp thời do chia cắt hoặc ảnh hưởng của dịch bệnh.
6. Tiếp tục tổ chức tuyên truyền Luật Đê điều, Luật Phòng, chống thiên tai, Luật Thủy lợi, Nghị định 02/2019/NĐ-CP ngày 02/01/2019 của Chính phủ về Phòng thủ dân sự… và các Nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành có liên quan tới lĩnh vực phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; tập huấn cho các lực lượng tham gia phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh. Tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền, phổ biến kiến thức về các loại hình thiên tai nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng, người dân về phòng, tránh, ứng phó từng loại thiên tai. Hình thành, phát triển lực lượng tình nguyện, xung kích trong công tác phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong cộng đồng.
7. Triển khai công tác tu bổ, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng chống xuống cấp hệ thống công trình phòng, chống thiên tai trên địa bàn đã được phê duyệt đảm bảo chất lượng, tiến độ, kịp thời đưa công trình vào sử dụng; Tăng nguồn ngân sách Nhà nước dành cho công tác đê điều, thủy lợi để tu bổ, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp các công trình đã xuống cấp, hư hỏng.
8. Kiểm tra đánh giá hiện trạng các công trình phòng chống thiên tai thuộc phạm vi, trách nhiệm quản lý; đặc biệt là hệ thống đê điều, hồ đập, công trình phòng chống sạt lở, tiêu thoát nước, hệ thống điện lưới, thông tin liên lạc, khai thác khoáng sản... Xác định các trọng điểm xung yếu, bố trí nguồn lực để xử lý đảm bảo an toàn, tổ chức tuần tra canh gác, phát hiện, giải quyết kịp thời các sự cố hư hỏng có thể xảy ra; sẵn sàng các phương án, kịch bản bảo vệ an toàn công trình, tính mạng và tài sản của nhân dân khu vực chịu ảnh hưởng, kể cả tình huống sự cố đê điều, hồ đập, xả lũ khẩn cấp. Quản lý chặt chẽ công tác vận hành hồ chứa, nhất là các hồ đập xung yếu có nguy cơ cao xảy ra sự cố, do cấp huyện và cấp xã quản lý.
9. Triển khai các giải pháp nâng cao năng lực Văn phòng thường trực Ban chỉ huy các cấp, trong đó ưu tiên củng cố cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ theo dõi, giám sát, phân tích diễn biến, tác động của thiên tai đến đời sống kinh tế xã hội tại địa phương, khai thác hiệu quả các cơ sở dữ liệu đồng thời cung cấp, kết nối trực tuyến với cơ quan phòng chống thiên tai tại trung ương. Đặc biệt là xây dựng phòng họp trực tuyến tại Văn phòng thường trực Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh kết nối giao ban với Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai.
10. Tổ chức huấn luyện, luyện tập sử dụng thành thạo các phương tiện, trang bị hiện có; chỉ đạo diễn tập phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Hiệp Hòa (dự kiến tháng 6/2021). Tăng cường tổ chức kiểm tra các công trình phòng chống thiên tai, công tác chuẩn bị thực hiện kế hoạch, các phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại các đơn vị trực thuộc, địa bàn cơ sở. Thời gian xong trước ngày 30/6/2021.
11. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tiếp tục thực hiện kiểm tra, thanh tra các vi phạm pháp luật về đê điều, công trình thủy lợi, phòng chống thiên tai trên địa bàn theo Nghị định số 104/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều; Nghị định số 65/2019/NĐ-CP ngày 18/7/2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 104/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 của Chính phủ. Tiếp tục giải tỏa, xóa bỏ các bãi vật liệu ven đê không nằm trong quy hoạch; tăng cường kiểm tra và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm hành chính về phòng, chống thiên tai, đê điều, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi theo Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 07/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ. Kiện toàn Ban chỉ đạo xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về đê điều, phòng chống thiên tai, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi năm 2021 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện làm Trưởng ban.
12. Đẩy mạnh hoạt động quỹ phòng chống thiên tai, xây dựng kế hoạch, triển khai thu và sử dụng theo đúng quy định, phát huy hiệu quả quỹ, tạo nguồn lực phục vụ công tác phòng chống thiên tai của địa phương.
13. UBND các huyện, thành phố xây dựng Kế hoạch phòng chống thiên tai năm 2021, giai đoạn 2021-2025 và phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và PTNT (tại Văn bản số 175/SNN-TL ngày 02/02/2021).
14. Thực hiện lồng ghép nội dung phòng chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm hạn chế các hoạt động làm gia tăng rủi ro do thiên tai. Điều chỉnh cơ cấu cây trồng, mùa vụ, chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp phù hợp với đặc điểm vùng miền, đảm bảo hiệu quả và bền vững.
15. Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh, các ngành, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, cấp huyện, xã triển khai thực hiện kế hoạch, phương án phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra; tăng cường công tác phối hợp hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.
16. Tổ chức trực ban phòng, chống thiên tai (từ ngày 01/12 năm trước đến ngày 04/5 năm sau trực theo chế độ 12/24 giờ bắt đầu từ 7 giờ đến 19 giờ cùng ngày, trong trường hợp diễn biến thiên tai phức tạp, công tác chỉ đạo, ứng phó, khắc phục hậu quả khẩn trương, Trưởng Ban chỉ huy PCTT và TKCN các cấp có thể xem xét, điều chỉnh chế độ trực từ 12/24 giờ sang chế độ trực 24/24 giờ; từ ngày 05/5 đến ngày 30/11 trực theo chế độ 24/24 giờ bắt đầu từ 7 giờ đến khi kết thúc buổi giao ca của ngày hôm sau) và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai. Trong thời gian xảy ra thiên tai phải nắm chắc diễn biến tình hình, đề phòng tình huống xấu và chuẩn bị phương án ứng phó thích hợp, hiệu quả. Đồng thời theo dõi và thông tin kịp thời diễn biến thiên tai cho các địa phương, đơn vị và nhân dân trong khu vực biết để kịp thời ứng phó.
17. Chế độ báo cáo: Các cấp, các ngành, đơn vị thực hiện chế độ báo cáo về công tác PCTT và TKCN (qua Văn phòng thường trực Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh):
a) Báo cáo khi xảy ra thiên tai: Thực hiện theo Quy chế về chế độ thông tin, báo cáo trong chỉ đạo, triển khai ứng phó với lũ, bão Ban hành kèm theo Quyết định số 31/QĐ-PCLBTW ngày 24/02/2012 của Trưởng ban chỉ đạo Phòng, chống lụt bão Trung ương (nay là Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai).
b) Báo cáo đột xuất: Khi có tình huống khẩn cấp xảy ra thiên tai, phải báo cáo ngay bằng điện thoại (số máy: 0204.3854522), fax (số máy: 0204.3856913), email: phongchongthientaibg@bacgiang.gov.vn) và sau đó báo cáo chính thức bằng văn bản về tình hình thiệt hại, biện pháp khắc phục hậu quả và kiến nghị giải quyết.
c) Báo cáo định kỳ:
- Báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm 2021 (thực hiện trước ngày 15/7/2021).
- Báo cáo tổng kết năm (thực hiện trước ngày 10/01/2022).
1. Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh
- Tham mưu giúp UBND tỉnh chỉ đạo có hiệu quả công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn năm 2021. Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các cấp, các ngành triển khai công tác phòng, chống; khắc phục hậu quả; khôi phục sản xuất sau thiên tai; chỉ huy ứng phó, tham mưu xử lý kịp thời với mọi diễn biến của thiên tai xảy ra trên địa bàn tỉnh.
- Chỉ đạo Văn phòng thường trực tổ chức trực ban theo đúng quy định, kịp thời tham mưu các công điện chỉ đạo của Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh, đề xuất giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
- Các thành viên Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh chủ động trực tiếp xuống địa bàn được phân công phụ trách để kiểm tra công tác chuẩn bị phòng, chống, ứng phó trước khi thiên tai xảy ra; chỉ đạo công tác ứng phó khi thiên tai xảy ra và công tác khắc phục hậu quả sau khi thiên tai xảy ra.
- Tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2021.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Là cơ quan thường trực của Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh, có nhiệm vụ:
- Tham mưu giúp Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh về điều hành, đôn đốc công tác phòng, chống thiên tai.
- Đôn đốc các địa phương, đơn vị hoàn thành tu bổ, duy tu bảo dưỡng, xử lý sự cố công trình đê điều, công trình thủy lợi năm 2021 theo đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, khối lượng đã được phê duyệt.
- Chỉ đạo hướng dẫn kỹ thuật hộ đê, phòng ngập lụt; kiểm tra, phê duyệt các phương án kỹ thuật hộ đê (đê cấp II, III) do cấp huyện trình. Chỉ đạo các Công ty TNHH một thành viên KTCTTL tỉnh rà soát, điều chỉnh quy trình vận hành điều tiết các hồ chứa không còn phù hợp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định, đồng thời điều tiết các hồ chứa tuân thủ theo đúng quy trình vận hành điều tiết được phê duyệt; xây dựng phương án ứng phó với thiên tai và phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp đối với từng hồ đập, phương án tiêu úng đối với từng hệ thống công trình thủy lợi; tổ chức thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt theo phân cấp.
- Hướng dẫn cấp huyện chuẩn bị giống cây trồng, vật nuôi để khắc phục hậu quả, kịp thời phục hồi sản xuất sau thiên tai.
- Tổ chức tập huấn kỹ thuật chuyên môn hộ đê, đập, phòng chống thiên tai cho cán bộ cấp huyện.
- Chỉ đạo Chi cục Thủy lợi tổ chức tập huấn, phổ biến các kiến thức cơ bản về phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai và biến đổi khí hậu cho lực lượng tham gia công tác phòng, chống thiên tai và cán bộ chính quyền các cấp cũng như người dân ở các khu vực thường xuyên chịu tác động của thiên tai. Tổ chức tuyên truyền Luật đê điều, Luật phòng, chống thiên tai, Luật thủy lợi và các Nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành có liên quan tới lĩnh vực phòng, chống thiên tai.
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong việc kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về đê điều, phòng chống thiên tai và công trình thủy lợi. Đôn đốc, kiểm tra, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả xử lý vi phạm pháp luật về đê điều, phòng chống thiên tai và công trình thủy lợi của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố. Tham mưu đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý các trường hợp vượt quá thẩm quyền xử lý của Sở.
- Chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố xây dựng Kế hoạch phòng chống thiên tai giai đoạn 2021-2025 và phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai.
- Phối hợp với Cục thuế tỉnh lập kế hoạch thu, nộp, quản lý Quỹ Phòng, chống thiên tai của tỉnh. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra, giám sát hoạt động của Quỹ Phòng, chống thiên tai của tỉnh.
Là cơ quan thường trực tìm kiếm cứu nạn của tỉnh, có nhiệm vụ:
- Chủ động rà soát bổ sung, điều chỉnh các kế hoạch, phương án liên quan công tác PCTT-TKCN; hiệp đồng chặt chẽ về lực lượng, phương tiện, phương án với các đơn vị quân đội thuộc Bộ Quốc phòng, Quân khu I đóng quân trên địa bàn tỉnh; chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quan tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo huyện Hiệp Hòa diễn tập PCTT-TKCN sát với thực tế bảo đảm chất lượng, an toàn tuyệt đối. Duy trì nghiêm lực lượng, phương tiện trực sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn.
- Tổ chức huấn luyện, luyện tập, diễn tập ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cho các lực lượng theo hướng dẫn, quy định của Bộ Quốc phòng, Quân khu; cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn đúng thành phần quy định.
- Chỉ đạo Ban chỉ huy Quân sự các huyện, thành phố rà soát, bổ sung điều chỉnh kế hoạch, phương án PCTT-TKCN sát với thực tế địa phương; hiệp đồng chặt chẽ với các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn, duy trì nghiêm chế độ ứng trực, kịp thời nắp bắt và báo cáo tình hình liên quan đến công tác PCTT và TKCN theo quy định.
4. Các đơn vị quân đội tham gia PCTT-TKCN trên địa bàn tỉnh
Hiệp đồng với Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, các địa phương được phân công phụ trách, khảo sát nắm chắc tình hình địa bàn, thống nhất phương án PCTT-TKCN với các địa phương, chuẩn bị đầy đủ lực lượng sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ tham gia PCTT-TKCN đạt hiệu quả.
- Chỉ đạo các phòng nghiệp vụ, công an các huyện, thành phố triển khai lực lượng, phương tiện bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, an toàn giao thông trong mọi tình huống thiên tai; bảo vệ an toàn các mục tiêu kinh tế, chính trị, các công trình phòng chống thiên tai; thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với các đơn vị chức năng, chính quyền địa phương tham gia phòng, chống thiên tai, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra; di dời, sơ tán Nhân dân đến nơi an toàn.
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường, đê điều, thủy lợi, công trình phòng, chống thiên tai. Tiếp tục triển khai phương án đảm bảo an ninh trật tự trong mọi tình huống thiên tai. Bảo đảm lực lượng trực, ứng trực sẵn sàng huy động tham gia phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn khi có yêu cầu.
- Thường xuyên kiểm tra các khu vực đường xung yếu, các cầu yếu để đảm bảo giao thông thông suốt trong thời gian nhanh nhất khi có sự cố do thiên tai; chuẩn bị đầy đủ vật tư dự phòng, chủ động bố trí lực lượng, phương tiện sẵn sàng khắc phục khi có sự cố; bảo đảm việc vận chuyển hàng hóa cứu trợ cho nhân dân vùng bị thiên tai. Phối hợp với Ban chỉ huy PCTT-TKCN các địa phương xây dựng phương án tập kết phương tiện thủy, bộ đảm bảo chủ động cả về số lượng, chất lượng và thời gian khi có lệnh huy động ứng cứu. Phối hợp với Công an tỉnh có kế hoạch, phương án huy động lực lượng thực hiện cảnh báo an toàn khi xảy ra thiên tai trên các tuyến đường, công trình; cảnh báo an toàn khi xảy ra ngập úng đường phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn, di dời dân an toàn.
- Chỉ đạo xây dựng phương án để hoạt động của bến phà Đồng Việt bảo đảm giao thông, an toàn cho người và phương tiện trong mùa mưa bão. Tổ chức kiểm tra, rà soát các bến thủy nội địa (bến hàng hóa) trên địa bàn thuộc trách nhiệm quản lý, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định.
7. Sở Thông tin và Truyền thông
Xây dựng, chỉ đạo các cơ quan báo, đài trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện Kế hoạch tuyên truyền, giáo dục kiến thức ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Đề án “đánh giá hoạt động của hệ thống thông tin vệ tinh Inmarsat phục vụ PCTT-TKCN và phương án chuyển đổi sử dụng dịch vụ thông tin vệ tinh Inmarsat sang dịch vụ thông tin vệ tinh Vinaphone S”. Chỉ đạo các doanh nghiệp Bưu chính, Viễn thông, cơ quan Báo, Đài triển khai thực hiện kế hoạch và phương án phòng, chống thiên tai; kịp thời sửa chữa các hư hỏng do thiên tai gây ra đảm bảo duy trì hoạt động các trạm viễn thông cố định, các trạm thu phát sóng thông tin di động chủ chốt; duy trì hoạt động các mạng vô tuyến, cố định, di động đảm bảo thông suốt, đáp ứng việc chỉ đạo, điều hành công tác PCTT-TKCN; kịp thời thông tin về nhận định, dự báo, cảnh báo, diễn biến thời tiết, tình hình thiên tai để các ngành, địa phương và nhân dân nắm bắt, chủ động có biện pháp đối phó.
- Tham mưu, đề xuất kế hoạch vốn thực hiện lồng ghép việc giảm nhẹ thiên tai theo quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đầu tư công trình phòng chống thiên tai như: đê điều, hồ đập, tăng khả năng tiêu thoát lũ ...; sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư vùng thiên tai kết hợp phục vụ dân sinh, phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội góp phần xây dựng nông thôn mới.
- Hướng dẫn lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế - xã hội phù hợp với đặc thù thiên tai của địa phương để đảm bảo phát triển bền vững.
Phối hợp với các đơn vị huy động mọi nguồn lực tài chính cho công tác PCTT-TKCN. Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND tỉnh phân bổ kinh phí hỗ trợ từ ngân sách trung ương và ngân sách địa phương cho công tác phòng chống thiên tai đảm bảo theo yêu cầu. Kiểm tra, hướng dẫn công tác quản lý, sử dụng kinh phí phòng, chống thiên tai theo quy định.
10. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Nắm số lượng lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn để có thể huy động lực lượng tham gia phòng, chống thiên tai khi cần thiết; chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động ... Khi có thiên tai xảy ra gây thiệt hại về người và tài sản, chủ động tổ chức cứu trợ kịp thời cho các đối tượng khó khăn do hậu quả của thiên tai; trong quá trình thực hiện cần đặc biệt chú ý gia đình chính sách, hộ nghèo, gia đình có người bị chết, mất tích, hộ gia đình có nhà bị đổ, sập, trôi, hư hỏng nặng, các đối tượng bảo trợ xã hội nhằm thực hiện tốt phương châm cứu trợ kịp thời, đến tận tay người dân đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng, hiệu quả; ưu tiên mọi nguồn lực và các giải pháp hỗ trợ sản xuất, việc làm, xuất khẩu lao động cho nhân dân vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai.
Xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố sập hầm lò khai thác khoáng sản và rò rỉ, tán phát hóa chất độc hại. Chỉ đạo thực hiện đảm bảo an toàn lưới điện ở các địa phương, cơ sở; xây dựng kế hoạch dự trữ hàng hóa, nhu yếu phẩm cần thiết (mỳ ăn liền, nước uống đóng chai, xăng dầu v.v...) sẵn sàng cung cấp cho vùng bị thiên tai khi có yêu cầu; chỉ đạo kiểm soát thị trường về giá cả và hàng hóa, không để xảy ra tình trạng lợi dụng khó khăn để đầu cơ, nâng giá làm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.
12. Công ty Điện lực Bắc Giang
Chỉ đạo các đơn vị thuộc trách nhiệm quản lý xây dựng và thực hiện phương án đảm bảo an toàn mạng lưới điện do ngành quản lý, đảm bảo nguồn điện liên tục cho các cơ quan chỉ đạo, phòng chống thiên tai và các địa phương, các trạm bơm chống úng; phối hợp với Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh đảm bảo nguồn điện dự phòng khi xảy ra mất điện lưới cho công tác chỉ huy và cứu hộ khi thiên tai xảy ra; xử lý khắc phục nhanh chóng sự cố đường dây tải điện bị hư hỏng do thiên tai.
Chỉ đạo, tăng cường các y, bác sỹ của các bệnh viện, trung tâm y tế để thực hiện cứu chữa người thương vong tại các khu vực xảy ra thiên tai; chuẩn bị cơ số thuốc, dụng cụ y tế tổ chức thực hiện phương án cấp cứu, điều trị, chăm sóc sức khỏe Nhân dân, vệ sinh môi trường, nguồn nước sinh hoạt, phòng chống dịch bệnh nhất là phương án ứng phó với thiên tai trong tình hình dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 diễn biến phức tạp, vệ sinh an toàn thực phẩm và khắc phục hậu quả thiên tai. Chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, phương tiện; tổ chức kiểm tra và bố trí lực lượng phòng, chống dịch bệnh. Thành lập và củng cố các đội vệ sinh phòng dịch, làm sạch môi trường, đội sơ cấp cứu ở cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.
15. Sở Tài nguyên và Môi trường
Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác cát, sỏi, khoáng sản khác ở lòng sông, bãi bồi ven sông để không làm ảnh hưởng đến bờ sông. Phối hợp với chính quyền địa phương kiểm tra, xử lý nghiêm những bến bãi kinh doanh tập kết vật liệu xây dựng (cát, sỏi v.v..) sai quy định pháp luật về đất đai. Phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, các đơn vị có liên quan tổ chức ứng phó, khắc phục kịp thời, bảo vệ môi trường trong trường hợp xảy ra sự cố tràn dầu trên sông.
Xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố sập đổ công trình nhà cao tầng. Chỉ đạo các địa phương có biện pháp phòng, chống khắc phục hậu quả các công trình xây dựng, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của Nhà nước và của nhân dân. Chỉ đạo các đơn vị có công trình đang thi công lập phương án, biện pháp thi công đảm bảo an toàn cho người và công trình; kiểm tra chặt chẽ quy trình kỹ thuật thi công để đảm bảo chất lượng công trình xây dựng.
Chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác tuyên truyền, cảnh báo về thảm họa do thiên tai gây ra nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên và học sinh, sinh viên, cha mẹ học sinh; kiểm tra, rà soát, sửa chữa những phòng học, phòng chứa các trang thiết bị, nhà lưu trú không đảm bảo an toàn; chỉ đạo Thủ trưởng các đơn vị căn cứ vào tình hình thực tế nếu xảy ra thiên tai diễn biến phức tạp chủ động quyết định cho học sinh nghỉ học và đảm bảo tính mạng cho các học sinh đã đến trường. Chủ động phối hợp tổ chức các hoạt động, chương trình huấn luyện dạy bơi cho các em học sinh, thiếu nhi nhằm trang bị cho các em những kiến thức, kỹ năng tự ứng cứu khi gặp sự cố.
Phối hợp với Ban chỉ huy PCTT-TKCN các huyện, thành phố chỉ đạo thành lập các đội thanh niên tình nguyện tham gia bảo vệ đê, đập, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả do thiên tai ở các địa phương. Tuyên truyền vận động nhân dân không vi phạm Luật đê điều, Luật phòng, chống thiên tai, Luật thủy lợi. Tổ chức tập huấn, diễn tập tình huống trong công tác PCTT và các cuộc thi tìm hiểu về thiên tai, biến đổi khí hậu đối với đoàn viên, thanh niên.
18. Đài khí tượng thủy văn Bắc Giang
Theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, nhận định, dự báo kịp thời phục vụ chỉ đạo, ứng phó hiệu quả với các tình huống thiên tai.
Xây dựng kế hoạch thu, nộp Quỹ Phòng, chống thiên tai của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài trên địa bàn do Cục thuế quản lý thu (bao gồm cả người lao động); chỉ đạo các Chi cục thuế tham mưu với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức thu, nộp quỹ đảm bảo hiệu quả, đúng quy định. Đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xử phạt các đối tượng không chấp hành thu, nộp Quỹ theo quy định. Kiểm tra, đôn đốc thu, nộp Quỹ đúng đối tượng, tránh thu chồng chéo, trùng lắp hoặc bỏ sót đối tượng phải thu, nộp Quỹ.
20. Các cơ quan thông tin, truyền thông
Tăng cường thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền kịp thời các thông tin dự báo, cảnh báo về thời tiết, thiên tai, các văn bản chỉ đạo về công tác PCTT-TKCN trong tỉnh; tổ chức phát sóng một số chương trình, chuyên đề về phòng, chống thiên tai trên đài truyền hình; tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai phải kịp thời, chính xác.
21. Các Công ty TNHH Một thành viên KTCTTL Bắc Sông Thương và Nam sông Thương
Xây dựng phương án đảm bảo an toàn cho các hồ chứa và các công trình đầu mối, thủy lợi. Tiến hành kiểm tra, đánh giá việc vận hành điều tiết hệ thống các hồ chứa trên địa bàn quản lý, đồng thời rà soát, lập, điều chỉnh, bổ sung quy trình vận hành hồ theo quy định; xây dựng kế hoạch phòng, chống hạn cụ thể, chi tiết sát thực tế, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thiếu nước do yếu tố chủ quan gây nên. Kịp thời tiêu úng các khu công nghiệp, đô thị, phục vụ sản xuất nông nghiệp. Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Bắc Sông Thương thực hiện việc điều tiết, xả lũ hồ Cấm Sơn hợp lý, đảm bảo an toàn công trình, phục vụ sản xuất nông nghiệp và phòng, chống lũ, lụt cho hạ du hiệu quả
22. Các cơ quan, đơn vị và các doanh nghiệp khác trên địa bàn tỉnh
Chủ động xây dựng, bảo vệ công trình, cơ sở vật chất của đơn vị mình và tổ chức sản xuất, kinh doanh bảo đảm an toàn trước thiên tai; xây dựng và tổ chức thực hiện phương án phòng, chống thiên tai; tham gia chương trình tập huấn, huấn luyện diễn tập kỹ năng phòng, chống thiên tai theo kế hoạch của địa phương; chấp hành sự hướng dẫn, chỉ đạo, chỉ huy của cơ quan, người có thẩm quyền trong việc thực hiện biện pháp phòng, chống thiên tai và chấp hành lệnh huy động khẩn cấp nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm để phục vụ hoạt động ứng phó tình huống khẩn cấp; tham gia hoạt động tìm kiếm, cứu nạn, hỗ trợ khẩn cấp và khắc phục hậu quả thiên tai tại địa phương; thu và nộp Quỹ Phòng, chống thiên tai theo đúng quy định của pháp luật.
23. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn năm 2020 và triển khai nhiệm vụ năm 2021 đến các cấp, các ngành. Thời gian xong trước ngày 10/4/2021.
- Chỉ đạo tổ chức truyền thông, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về Luật đê điều; Luật phòng, chống thiên tai; Luật thủy lợi và các văn bản hướng dẫn khác có liên quan.
- Kiện toàn Ban chỉ đạo xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về đê điều, phòng chống thiên tai năm 2021 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố làm trưởng ban. Thời gian thực hiện xử lý, giải tỏa vi phạm xong trước ngày 30/6/2021.
- Tổ chức việc chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm và tổ chức diễn tập theo phương án được duyệt; kiểm tra đôn đốc việc dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm, hóa chất xử lý nước, thuốc chữa bệnh, phòng dịch, phương tiện, vật tư và trang thiết bị theo phương châm “bốn tại chỗ” để chủ động ứng phó khi thiên tai xảy ra; xây dựng, tu bổ, nâng cấp và quản lý, bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai trên địa bàn thuộc trách nhiệm quản lý.
- Tổ chức kiểm tra, rà soát, xác định và cắm biển cảnh báo khu vực nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất đến từng thôn, bản, hộ dân, công trình công cộng, tuyến đường giao thông ... để chủ động di dời đảm bảo an toàn khi xảy ra thiên tai.
- Tổ chức lực lượng, thực hiện nghiêm việc tuần tra canh gác đê điều theo cấp báo động được quy định. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc công tác tuần tra, canh gác ở các tuyến đê để phát hiện và xử lý đảm bảo an toàn cho đê, kè, cống, công trình thủy lợi được kịp thời ngay từ giờ đầu; bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt và báo cáo kịp thời khi công trình xảy ra sự cố.
- Chỉ đạo kiểm tra hoạt động của các bến khách ngang sông, yêu cầu các chủ bến phải trang bị đủ phương tiện cứu sinh, thiết bị an toàn khi hoạt động trên sông nhất là khi có gió bão và mùa mưa lũ.
- Chỉ đạo các chủ đập, hồ chứa nước trên địa bàn xây dựng phương án ứng phó với thiên tai và phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp đảm bảo an toàn đập, hồ chứa, đồng thời tổ chức thẩm định, phê duyệt theo phân cấp. Chỉ đạo các chủ đập, hồ chứa nước thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước trên địa bàn.
- Tổ chức thực hiện các biện pháp giảm nhẹ thiên tai như sơ tán người ra khỏi khu vực nguy hiểm, nơi không an toàn; tập trung triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho người, đặc biệt đối tượng dễ bị tổn thương; thực hiện biện pháp đảm bảo an toàn đối với nhà cửa, công sở... và các công trình cơ sở an ninh, quốc phòng; kiểm tra phát hiện và xử lý sự cố công trình phòng, chống thiên tai; thực hiện hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu chữa người bị thương, hỗ trợ lương thực, thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm khác tại khu vực bị chia cắt, khu vực ngập lụt nghiêm trọng và khu sơ tán; bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của Nhà nước và nhân dân tại khu vực xảy ra thiên tai.
- Rà soát, chủ động di dời dân cư ra khỏi các khu vực có nguy cơ chịu ảnh hưởng thiên tai, đặc biệt tại khu vực nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất. Cập nhật, rà soát, bổ sung, điều chỉnh các phương án, kế hoạch liên quan tới công tác PCTT và TKCN trên địa bàn đã phê duyệt.
- Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng tham gia phòng chống thiên tai ở địa phương trong việc xác định trọng điểm xung yếu, trinh sát đường cơ động, nơi tập kết sở chỉ huy, các phương án xử lý sự cố, vật tư thiết bị và thông tin liên lạc. Phối hợp chặt chẽ với Công ty TNHH một thành viên KTCTTL Bắc Sông Thương và Nam Sông Thương, các đơn vị quản lý điện để chủ động bơm tiêu nước hợp lý, xử lý chống úng, ngập kịp thời, đặc biệt ở các khu công nghiệp lớn, trọng điểm của các địa phương và của tỉnh.
- Tăng cường tuyên truyền, cảnh báo thiên tai, bảo đảm thông tin chỉ đạo của các cấp chính quyền đến từng thôn, bản, người dân, đặc biệt người dân ở vùng sâu, vùng xa, miền núi để người dân sẵn sàng ứng phó trước các tình huống thiên tai bất thường, cực đoan. Thực hiện đề án nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng tại địa phương đã phê duyệt.
- Xây dựng kế hoạch thu, nộp Quỹ Phòng, chống thiên tai; chỉ đạo Chi cục thuế xây dựng kế hoạch thu Quỹ của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài trên địa bàn do Chi cục thuế quản lý (bao gồm cả người lao động); kiểm tra, đôn đốc các đơn vị, tổ chức, Chi cục thuế, xã, phường, thị trấn thu, nộp Quỹ trên địa bàn.
- Chủ động bố trí ngân sách địa phương và huy động các nguồn lực hợp pháp khác để thực hiện công tác phòng, chống khắc phục hậu quả thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn.
- Tổ chức thường trực, chỉ huy công tác ứng phó thiên tai; tổng hợp, thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện biện pháp bảo vệ sản xuất khi xảy ra thiên tai để giảm nhẹ thiệt hại, nhanh chóng phục hồi sản xuất; tổ chức, quản lý, phân bổ tiền, hàng cứu trợ khẩn cấp của Nhà nước, tổ chức và cộng đồng để ổn định đời sống, phục hồi sản xuất và khắc phục hậu quả thiên tai theo quy định của pháp luật.
Yêu cầu các Sở, ban, ngành, các cơ quan, đoàn thể và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện tốt kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2021./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 2385/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt kế hoạch Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2018-2020
- 2Quyết định 05/2021/QĐ-UBND Quy chế về tổ chức và hoạt động của Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh Vĩnh Phúc
- 3Quyết định 02/2021/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong công tác xử lý vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- 4Quyết định 556/QĐ-UBND năm 2021 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh Quảng Nam
- 5Quyết định 5559/QĐ-UBND năm 2020 về Quy chế quản lý, sử dụng, vận hành điện thoại di động vệ tinh phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành trong phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 6Kế hoạch 20/KH-UBND năm 2021 về phòng, chống thiên tai tỉnh Thái Bình giai đoạn 2021-2026
- 7Quyết định 456/QĐ-UBND về Phương án Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bắc Kạn năm 2021
- 1Luật Đê điều 2006
- 2Quyết định 31 QĐ/PCLBTW về Quy chế chế độ thông tin, báo cáo, họp chỉ đạo, triển khai ứng phó với lũ, bão do Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương ban hành
- 3Luật phòng, chống thiên tai năm 2013
- 4Luật Thủy lợi 2017
- 5Nghị định 104/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều
- 6Nghị quyết 76/NQ-CP năm 2018 về công tác phòng, chống thiên tai do Chính phủ ban hành
- 7Nghị định 02/2019/NĐ-CP về phòng thủ dân sự
- 8Nghị định 65/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 104/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đề điều
- 9Chỉ thị 24/CT-TTg năm 2019 về tăng cường xử lý vi phạm pháp luật về đê điều do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Quyết định 2385/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt kế hoạch Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2018-2020
- 11Quyết định 05/2021/QĐ-UBND Quy chế về tổ chức và hoạt động của Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh Vĩnh Phúc
- 12Quyết định 02/2021/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong công tác xử lý vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- 13Quyết định 556/QĐ-UBND năm 2021 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh Quảng Nam
- 14Quyết định 5559/QĐ-UBND năm 2020 về Quy chế quản lý, sử dụng, vận hành điện thoại di động vệ tinh phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành trong phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 15Kế hoạch 20/KH-UBND năm 2021 về phòng, chống thiên tai tỉnh Thái Bình giai đoạn 2021-2026
- 16Quyết định 456/QĐ-UBND về Phương án Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bắc Kạn năm 2021
Kế hoạch 1049/KH-UBND về phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2021 tỉnh Bắc Giang
- Số hiệu: 1049/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 18/03/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Giang
- Người ký: Lê Ô Pích
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 18/03/2021
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định