- 1Thông tư 53/2022/TT-BTC quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Quyết định 216/QĐ-UBND năm 2023 thực hiện Nghị quyết 41/2022/NQ-HĐND về Quy định cơ chế lồng ghép nguồn vốn, huy động nguồn vốn và tỷ lệ số lượng dự án đầu tư xây dựng thực hiện theo cơ chế đặc thù trong các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021-2025
- 1Quyết định 263/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 925/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị quyết 21/2022/NQ-HĐND quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh; tỷ lệ vốn đối ứng ngân sách địa phương và cơ chế hỗ trợ, huy động, lồng ghép nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021-2025
- 4Quyết định 2105/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2021-2025
- 5Quyết định 07/QĐ-BCĐCTW-VPĐP năm 2022 về Kế hoạch triển khai Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 do Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia ban hành giai đoạn 2021-2025
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1659/KH-UBND | Quảng Nam, ngày 23 tháng 3 năm 2023 |
Căn cứ Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Quyết định số 925/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Quyết định số 07/QĐ-BCĐCTW-VPĐP ngày 17/10/2022 của Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm thuộc Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Nghị quyết số 21/2022/NQ-HĐND ngày 20/7/2022 của HĐND tỉnh Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh; tỷ lệ vốn đối ứng ngân sách địa phương và cơ chế hỗ trợ, huy động, lồng ghép nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Quyết định số 2105/QĐ-UBND ngày 11/8/2022 của UBND tỉnh về việc Ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2021-2025.
Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành Kế hoạch triển khai Quyết định số 925/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam (sau đây gọi tắt là Kế hoạch), cụ thể như sau:
1. Mục đích
Thực hiện hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ của “Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 925/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 (sau đây gọi tắt là Chương trình 925), phát huy vai trò của các bên có liên quan, huy động các nguồn lực xã hội để thực hiện các nhiệm vụ đề ra.
2. Yêu cầu
a) Xác định nhiệm vụ trọng tâm, phân công thực hiện, lộ trình phù hợp với tình hình thực tiễn, đảm bảo tính khả thi, tăng cường sự phối hợp, hạn chế chồng chéo trong quá trình thực hiện Chương trình 925 với các chương trình, dự án khác.
b) Phát huy vai trò và trách nhiệm của các Sở, Ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, chủ thể sản xuất, kinh doanh, cộng đồng dân cư ở thôn và chính quyền địa phương cấp huyện, xã; lồng ghép, huy động tối đa nguồn lực để thực hiện Chương trình 925, như nguồn sự nghiệp môi trường, nguồn các Chương trình MTQG….; phát huy vai trò kiểm tra giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội.
c) Ngoài các nhiệm vụ trọng tâm được đề cập tại Kế hoạch này, theo phạm vi trách nhiệm quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực, địa bàn quản lý, các Sở, Ban, ngành, cấp huyện, cấp xã chủ động triển khai các nội dung, nhiệm vụ tại Quyết định số 925/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
1. Tối thiểu 55% dân số nông thôn được tiếp cận bền vững với nước sạch đạt quy chuẩn; 40% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung; đảm bảo cấp nước sạch sinh hoạt quy mô hộ gia đình cho các hộ dân tại những khu vực chưa có khả năng tiếp cận với nước cấp tập trung, vùng khan hiếm, khó khăn về nguồn nước, vùng thường xuyên bị ảnh hưởng thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn.
2. Ít nhất 50% số hộ dân nông thôn triển khai các giải pháp phân loại chất thải tại nguồn; 80% chất thải rắn sinh hoạt được thu gom và xử lý; mỗi huyện, thị xã, thành phố triển khai 1 - 2 mô hình xử lý chất thải sinh hoạt quy mô cấp huyện trở lên với công nghệ phù hợp.
3. Ít nhất 80% chất thải chăn nuôi và 60% phụ phẩm nông nghiệp phải được thu gom, tái sử dụng, tái chế thành các nguyên liệu, nhiên liệu và các sản phẩm thân thiện với môi trường.
4. Có 95% bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng được thu gom và xử lý theo đúng quy định.
5. Có 100% chất thải rắn và 50% nước thải sản xuất của các làng nghề truyền thống được thu gom và xử lý theo quy định.
6. Có 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm; 80% số xã có tổ cộng đồng tự quản về vệ sinh an toàn thực phẩm.
7. Ít nhất 85% hộ gia đình nông thôn và 95% trường học, trạm y tế có nhà tiêu hợp vệ sinh được xây dựng và quản lý sử dụng đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn.
1. Tuyên truyền, tập huấn, nâng cao năng lực Chương trình 925
a) Tổ chức các lớp tập huấn chuyên đề cho cán bộ nông thôn mới các cấp và người dân nhằm thay đổi nhận thức, nâng cao năng lực về bảo vệ môi trường; xây dựng các bộ tài liệu tập huấn, sổ tay, tờ rơi về thực hiện Chương trình 925; xây dựng các thiết kế mẫu về bảo vệ môi trường, thiết kế mẫu về nhà vệ sinh quy mô hộ gia đình để địa phương áp dụng.
b) Xây dựng và nhân rộng một số mô hình tổ khuyến nông cộng đồng, mô hình tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường để tham gia hỗ trợ, tư vấn nghiệp vụ cho địa phương thực hiện Chương trình 925.
c) Xây dựng các chương trình chuyên đề, chuyên mục định kỳ về bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn, phát sóng định kỳ trên đài truyền hình, truyền thanh các cấp, báo viết, báo điện tử; tổ chức các toạ đàm, diễn đàn về bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn.
d) Phát động các phong trào thi đua chuyên đề; biểu dương, tôn vinh, khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, có giải pháp, sáng kiến nhằm giảm thiểu ô nhiễm, cải thiện môi trường, đảm bảo an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn. Tổ chức các cuộc thi sáng - xanh - sạch - đẹp, vườn - tường - đường đẹp ở nông thôn.
2. Xây dựng hoàn thiện cơ chế, chính sách
a) Nghiên cứu trình HĐND tỉnh bổ sung nguồn lực để chi hỗ trợ phát triển, nhân rộng các mô hình phân loại chất thải tại nguồn phát sinh; chi xử lý, khắc phục ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường; chi giữ gìn và khôi phục cảnh quan truyền thống của nông thôn; phát triển các mô hình thôn, xóm sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn; chi hỗ trợ thực hiện Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới theo quy định tại Điều 29, Điều 30, Điều 31, Điều 32 Thông tư số 53/2022/TT-BTC ngày 12/8/2022 của Bộ Tài chính.
b) Nghiên cứu trình HĐND tỉnh: (i) Cơ chế, chính sách đặc thù trong sản xuất phân hữu cơ, tái chế và tái sử dụng chất thải; (ii) Đề án quy định chính sách hỗ trợ chi phí hỏa táng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2024-2030 để thực hiện chỉ tiêu 17.10 về tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng của tiêu chí số 17 về môi trường của xã NTM nâng cao; (iii) Xây dựng Đề án phát triển nước sạch nông thôn và miền núi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
3. Phân loại, thu gom, trung chuyển rác thải sinh hoạt và xử lý nước thải
a) Hướng dẫn và hỗ trợ (kỹ thuật, trang thiết bị, chế phẩm sinh học…) xây dựng mô hình phân loại rác thải tại nguồn quy mô hộ gia đình và cộng đồng dân cư; xử lý rác thải tại nguồn quy mô hộ gia đình và cộng đồng dân cư; xử lý rác thải (phân bón hữu cơ, nhựa tái chế…) sau khi phân loại theo hướng tái chế và tuần hoàn khép kín.
b) Hỗ trợ hình thành mạng lưới thu gom (các tổ, đội, hợp tác xã trong thu gom, tập kết chất thải) gắn với hoàn thiện điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt phù hợp trước khi xử lý tập trung (đảm bảo thuận tiện, thân thiện môi trường và mỹ quan) quy mô thôn, xã.
c) Xây dựng một số mô hình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt quy mô nhóm hộ, hộ gia đình và khu dân cư áp dụng công nghệ phù hợp tạo hiệu ứng lan tỏa.
d) Triển khai thí điểm quản lý và xử lý rác thải dựa trên nguyên lý thu hồi, tái sử dụng bằng công nghệ sinh học, ứng dụng cho xây dựng NTM.
4. Cấp nước sạch, trữ nước sạch tại các vùng khó khăn về nguồn nước
a) Hỗ trợ xây dựng mô hình cấp nước sinh hoạt cho vùng khan hiếm, khó khăn về nguồn nước sinh hoạt quy mô nhóm hộ, hộ gia đình.
b) Hỗ trợ xây dựng thí điểm một số mô hình trữ nước sạch hiệu quả, an toàn cho các hộ gia đình hoặc nhóm hộ gia đình chưa được tiếp cận với nguồn nước sinh hoạt tập trung.
c) Sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, mở rộng công trình cấp nước tập trung nông thôn hiện có.
5. Kinh tế tuần hoàn trong xử lý chất thải và phụ phẩm nông nghiệp
a) Xây dựng mô hình xử lý chất thải chăn nuôi, phụ phẩm nông nghiệp theo hướng tuần hoàn, khép kín, đa giá trị.
b) Mô hình xưởng thu gom và xử lý phụ phẩm nông nghiệp tại các vùng sản xuất tập trung trên địa bàn tỉnh.
6. Cải tạo cảnh quan nông thôn, môi trường làng nghề theo hướng xanh và bền vững
a) Xây dựng mô hình cải tạo cảnh quan và khôi phục chất lượng môi trường nước mặt khu vực công cộng khi bị ô nhiễm (nhất là nước mặt ở các ao, hồ khu trung tâm xã, nếu có).
b) Xây dựng mô hình cảnh quan nông thôn xanh, sạch, đẹp gắn với văn hóa vùng, miền; phát triển các tuyến đường hoa, cây xanh bóng mát.
c) Xây dựng mô hình cải tạo môi trường làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch nông thôn.
7. Vệ sinh an toàn thực phẩm ở nông thôn
a) Xây dựng mô hình cộng đồng tự quản và giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp và các cơ sở sản xuất, chế biến.
b) Xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp an toàn gắn với việc cấp mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc…
c) Xây dựng mô hình chuỗi cung cấp sản phẩm nông lâm thủy sản chất lượng, an toàn thực phẩm ở các chợ an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2023-2025.
8. Tổ chức nhân rộng các mô hình hiện có về cấp nước, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm
a) Nhân rộng các mô hình tuyên truyền bảo vệ môi trường cấp huyện, xã và ở thôn.
b) Nhân rộng các mô hình về cấp nước, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm có hiệu quả để đạt được các mục tiêu đề ra của Chương trình 925.
c) Lồng ghép các nội dung của Chương trình 925 trong thực hiện nhiệm vụ của các Sở, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và địa phương.
a) Từng bước xóa bỏ nhà tiêu không hợp vệ sinh, chấm dứt đi vệ sinh ngoài trời, chú trọng vệ sinh an toàn cho phụ nữ và các đối tượng dễ bị tổn thương, tiếp cận vệ sinh cho người khuyết tật; huy động, vận động hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo xây dựng, sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh.
b) Hoàn thiện, phổ biến và nhân rộng các mô hình nhà tiêu hợp vệ sinh đơn giản, ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu, phù hợp tập quán địa phương và khả năng chi trả của người dân; áp dụng thí điểm mô hình nhà vệ sinh đa năng tại một số trường học, nhà văn hóa, công sở.
10. Kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng kết
a) Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các nội dung của Chương trình 925.
b) Tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình 925 trên địa bàn tỉnh.
(Một số nội dung nhiệm vụ trọng tâm cụ thể tại Phụ lục kèm theo)
1. Nguồn kinh phí thực hiện được trích từ nguồn vốn ngân sách Trung ương, nguồn vốn đối ứng ngân sách địa phương (kể cả nguồn kinh phí sự nghiệp ngân sách các cấp bổ sung cho Chương trình NTM) phân bổ trực tiếp hàng năm cho Chương trình MTQG gia xây dựng nông thôn mới.
2. Sử dụng nguồn lực từ nội dung nhân rộng các mô hình điển hình, tiên tiến, nguồn dự phòng các chương trình chuyên đề theo Nghị quyết 21/2022/NQ- HĐND ngày 20/7/2022 của HĐND tỉnh để nhân rộng các mô hình, dự án về môi trường có hiệu quả trong thực hiện các nội dung của Chương trình 925 và Kế hoạch này.
3. Nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác đang thực hiện trên địa bàn (như nguồn các Chương trình MTQG, nguồn các cơ chế, chính sách có liên quan của HĐND tỉnh, nguồn thôn NTM kiểu mẫu....) theo quy định tại Quyết định số 216/QĐ-UBND ngày 06/02/2023 về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 41/2022/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của HĐND tỉnh về Quy định cơ chế lồng ghép nguồn vốn, huy động nguồn vốn và tỷ lệ số lượng dự án đầu tư xây dựng thực hiện theo cơ chế đặc thù trong các Chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021-2025.
4. Nguồn sự nghiệp môi trường theo phân cấp.
5. Nguồn huy động các nguồn lực xã hội hóa từ doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư... có liên quan và tham gia trực tiếp các nội dung của Kế hoạch theo nguyên tắc tự nguyện, phù hợp với quy định của pháp luật.
6. Cơ chế tài chính: Thực hiện theo cơ chế tài chính của Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, Nghị quyết của HĐND tỉnh trong lồng ghép nguồn vốn các Chương trình MTQG và các quy định của pháp luật hiện hành.
1. Sở Nông nghiệp và PTNT, Văn phòng Điều phối NTM tỉnh
a) Chủ trì, phối hợp với Sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện Kế hoạch này; theo dõi, giám sát, tổng hợp và định kỳ báo cáo UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo tỉnh về kết quả thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan; tham mưu tổ chức tổng kết việc thực hiện Kế hoạch.
b) Triển khai kế hoạch bồi dưỡng tập huấn, nâng cao năng lực về công tác bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm, cấp nước sạch nông thôn cho cán bộ NTM các cấp và người dân lồng ghép với Chương trình tập huấn Chương trình NTM.
c) Tổng hợp nhu cầu và đề xuất kinh phí thực hiện các nội dung, nhiệm vụ liên quan của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong kế hoạch vốn ngân sách hằng năm của Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (bao gồm ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh), gửi Sở Tài chính và Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp trình UBND tỉnh phân bổ theo quy định.
d) Nghiên cứu tham mưu UBND tỉnh Đề án quy định chính sách hỗ trợ chi phí hỏa táng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2024-2030 để thực hiện chỉ tiêu 17.10 về tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng của tiêu chí số 17 về môi trường của xã NTM nâng cao và Đề án phát triển nước sạch nông thôn và miền núi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Hướng dẫn các nội dung về nghiệp vụ môi trường liên quan đến Kế hoạch này; nghiên cứu xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các quy định về bảo vệ môi trường phù hợp với điều kiện nông thôn; nghiên cứu tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh cơ chế, chính sách đặc thù trong sản xuất phân hữu cơ, tái chế và tái sử dụng chất thải; chỉ đạo đẩy nhanh việc triển khai Kế hoạch phân loại rác thải tại nguồn đến năm 2025.
b) Chỉ đạo Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh nghiên cứu, tham mưu về việc ưu tiên bố trí vốn vay để thực hiện xây dựng các mô hình trong tổ chức thực hiện các nội dung nhiệm vụ về bảo vệ môi trường trong thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Lồng ghép có hiệu quả nguồn sự nghiệp môi trường để thực hiện Kế hoạch này.
c) Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động bảo vệ môi trường trên địa bàn nông thôn; xử phạt nghiêm minh các hành vi gây ô nhiễm môi trường theo đúng quy định của pháp luật.
3. Sở Kế hoạch và đầu tư
Trên cơ sở đề xuất của Sở Nông nghiệp và PTNT, Văn phòng Điều phối NTM tỉnh, tổng hợp và đề xuất UBND tỉnh phân bổ vốn ngân sách trung ương và địa phương để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ liên quan của Kế hoạch này từ nguồn vốn đầu tư của Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.
4. Sở Tài chính
a) Trên cơ sở đề xuất của Sở Nông nghiệp và PTNT, Văn phòng Điều phối NTM tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, tham mưu UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí sự nghiệp để thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình 925 và Kế hoạch này từ nguồn Chương trình nông thôn mới.
b) Cân đối tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh bố trí bổ sung kinh phí sự nghiệp từ ngân sách tỉnh trong giao kinh tế xã hội hằng năm cho Chương trình nông thôn mới để thực hiện các nội dung tại Kế hoạch này.
5. Sở Y tế
Khẩn trương rà soát, trình UBND tỉnh ban hành quy chuẩn về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt áp dụng trên địa bàn tỉnh cho phù hợp với từng vùng, miền (đồng bằng, miền núi, vùng sâu vùng xa), làm cơ sở để thực hiện nội dung cấp nước sạch nông thôn.
6. Sở Xây dựng
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan ban hành các thiết kế mẫu nhà tiêu hợp vệ sinh của hộ gia đình nông thôn, trường học, trạm y tế cho phù hợp với từng vùng, miền trên địa bàn tỉnh.
7. Các Sở, Ban, ngành có liên quan
a) Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm triển khai thực hiện các nhiệm vụ có liên quan quy định tại Quyết định số 925/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ và theo Kế hoạch này.
b) Lồng ghép các nguồn vốn có liên quan để thực hiện Kế hoạch này.
c) Đề xuất kinh phí cần hỗ trợ thực hiện mô hình thí điểm, mô hình nhân rộng và các nội dung liên quan để thực hiện các nội dung tại Kế hoạch này, gửi Văn phòng Điều phối NTM tỉnh để tổng hợp, phối hợp với Sở, ngành tham mưu UBND tỉnh quyết định.
8. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh
a) Tăng cường thông tin, tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên tích cực tham gia công tác giữ gìn, bảo vệ môi trường ở nông thôn. Xây dựng các phương án, mô hình để thực hiện các nội dung tại Kế hoạch này, gửi về Văn phòng Điều phối NTM tỉnh để tổng hợp, phối hợp với Sở, ngành tham mưu UBND tỉnh quyết định.
b) Phối hợp với chính quyền cơ sở tham gia xây dựng, vận hành các công trình, hệ thống, mô hình về bảo vệ môi trường; chỉ đạo cấp cơ sở đứng ra đảm nhận quản lý, vận hành các mô hình thí điểm đảm bảo hiệu quả, thiết thực.
c) Tham gia giám sát, phản biện và đánh giá sự hài lòng của người hưởng thụ các mô hình đã triển khai thực hiện.
d) Tiếp tục duy trì và phát triển mạng lưới tuyên truyền viên bảo vệ môi trường cấp cơ sở.
9. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
a) Tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của Chương trình 925 và Kế hoạch này trên địa bàn quản lý. Chịu trách nhiệm về hiệu quả của các mô hình được triển khai trên địa bàn.
b) Xây dựng và rà soát, hoàn thiện các đề án, kế hoạch, quy hoạch có liên quan về các nội dung nhiệm vụ bảo vệ môi trường nông thôn; phê duyệt và triển khai thực hiện các mô hình, dự án thuộc Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 theo thẩm quyền.
c) Xây dựng nội dung, nhu cầu, kinh phí để thực hiện Kế hoạch này hằng năm, 5 năm trên địa bàn cấp huyện và bố trí ngân sách cấp huyện để tổ chức thực hiện; đề xuất kế hoạch đối với các mô hình điểm triển khai để gửi về Văn phòng Điều phối NTM tỉnh tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh xem xét, hỗ trợ thực hiện. Chỉ đạo tổ chức triển khai các mô hình thí điểm, mô hình nhân rộng thuộc thẩm quyền phê duyệt; bố trí kinh phí đối ứng và huy động nguồn xã hội hóa để thực hiện các mô hình theo đúng quy định tại Nghị quyết số 21/2022/NQ-HĐND ngày 20/7/2022 của HĐND tỉnh.
d) Huy động sự tham gia của doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện các nội dung của Kế hoạch này.
đ) Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung của Chương trình 925 và các mô hình thí điểm, mô hình nhân rộng tại địa phương; định kỳ hằng năm báo cáo về Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh (qua Văn phòng Điều phối NTM tỉnh) để tổng hợp, báo cáo theo quy định.
Yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện; trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc báo cáo về UBND tỉnh (qua Văn phòng Điều phối NTM tỉnh) để kịp thời xử lý./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM TRONG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH TĂNG CƯỜNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, AN TOÀN THỰC PHẨM VÀ CẤP NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2021-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
(Kèm theo Kế hoạch số 1659/KH-UBND ngày 23/3/2023 của UBND tỉnh Quảng Nam)
TT | Nhiệm vụ | Cơ quan thực hiện chính | Cơ quan phối hợp | Thời gian thực hiện |
I | Tuyên truyền, tập huấn, nâng cao năng lực thực hiện Chương trình 925 |
|
|
|
1 | Tổ chức các lớp tập huấn chuyên đề cho cán bộ nông thôn mới các cấp và người dân nhằm thay đổi nhận thức, nâng cao năng lực về bảo vệ môi trường | Các Sở ngành, đoàn thể; UBND các cấp | Cơ quan liên quan | 2023-2025 |
2 | Xây dựng và nhân rộng một số mô hình tổ khuyến nông cộng đồng, mô hình tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường để tham gia hỗ trợ, tư vấn nghiệp vụ cho địa phương thực hiện Chương trình 925 | Sở Nông nghiệp và PTNT; các tổ chức chính trị - xã hội | Cơ quan liên quan | 2023-2025 |
II | Phân loại, thu gom, trung chuyển rác thải sinh hoạt và xử lý nước thải |
|
|
|
1 | Hướng dẫn và hỗ trợ (kỹ thuật, trang thiết bị, chế phẩm sinh học…) xây dựng mô hình phân loại rác thải tại nguồn quy mô hộ gia đình và cộng đồng dân cư và xử lý rác thải tại nguồn quy mô hộ gia đình và cộng đồng dân cư và xử lý rác thải (phân bón hữu cơ, nhựa tái chế…) sau khi phân loại theo hướng tái chế và tuần hoàn khép kín. | Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thị xã, thành phố; các tổ chức chính trị - xã hội | Sở, ngành liên quan | 2023-2025 |
2 | Hỗ trợ hình thành mạng lưới thu gom (các tổ, đội, hợp tác xã trong thu gom, tập kết chất thải) gắn với hoàn thiện điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt phù hợp trước khi xử lý tập trung (đảm bảo thuận tiện, thân thiện môi trường và mỹ quan) quy mô thôn, xã. | UBND các huyện, thị xã, thành phố | Sở Nông nghiệp và PTNT; Sở Tài Nguyên và Môi trường; các tổ chức chính trị - xã hội | 2023-2025 |
3 | Xây dựng một số mô hình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt quy mô hộ gia đình và khu dân cư áp dụng công nghệ phù hợp tạo hiệu ứng lan tỏa. | UBND các huyện, thị xã, thành phố; các tổ chức chính trị - xã hội | Sở Nông nghiệp và PTNT; Sở Tài Nguyên và Môi trường | 2023-2025 |
III | Cấp nước sạch, trữ nước sạch tại các vùng khó khăn về nguồn nước |
|
|
|
1 | Hỗ trợ xây dựng mô hình cấp nước sinh hoạt cho vùng khan hiếm, khó khăn về nguồn nước sinh hoạt quy mô hộ gia đình. | Sở Nông nghiệp và PTNT; các tổ chức chính trị - xã hội | Cơ quan liên quan | 2023-2025 |
2 | Hỗ trợ xây dựng thí điểm một số mô hình trữ nước sạch hiệu quả, an toàn cho các hộ gia đình hoặc nhóm hộ gia đình chưa được tiếp cận với nguồn nước sinh hoạt tập trung. | UBND các huyện, thị xã, thành phố; các tổ chức chính trị - xã hội | Sở Nông nghiệp và PTNT | 2023-2025 |
3 | Sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, mở rộng công trình cấp nước tập trung nông thôn hiện có. | Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND các huyện, thị xã, thành phố | Cơ quan liên quan | 2023-2025 |
IV | Kinh tế tuần hoàn trong xử lý chất thải và phụ phẩm nông nghiệp |
|
|
|
1 | Xây dựng mô hình xử lý chất thải chăn nuôi, phụ phẩm nông nghiệp theo hướng tuần hoàn, khép kín, đa giá trị. | Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các tổ chức chính trị - xã hội | Cơ quan liên quan | 2023-2025 |
V | Cải tạo cảnh quan nông thôn, môi trường làng nghề theo hướng xanh và bền vững |
|
|
|
1 | Xây dựng mô hình cải tạo cảnh quan và khôi phục chất lượng môi trường nước mặt khu vực công cộng khi bị ô nhiễm | UBND các huyện, thị xã thành phố; các tổ chức chính trị - xã hội | Sở Nông nghiệp và PTNT; Sở Tài nguyên và Môi trường | 2023-2025 |
2 | Xây dựng mô hình cảnh quan nông thôn xanh, sạch đẹp gắn với văn hóa vùng, miền; phát triển các tuyến đường hoa, cây xanh bóng mát. | Sở Nông nghiệp và PTNT; Văn phòng Điều phối NTM tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các tổ chức chính trị - xã hội | Cơ quan liên quan | 2023-2025 |
3 | Xây dựng mô hình cải tạo môi trường làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch nông thôn | UBND các huyện, thị xã, thành phố; các tổ chức chính trị - xã hội | Sở Nông nghiệp và PTNT; Sở Tài nguyên và Môi trường | 2023-2025 |
VI | Vệ sinh an toàn thực phẩm ở nông thôn |
|
|
|
1 | Xây dựng mô hình cộng đồng tự quản và giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp và các cơ sở sản xuất, chế biến. | UBND các huyện, thị xã, thành phố; Sở Nông nghiệp và PTNT | Các Sở, ngành liên quan | 2023-2025 |
2 | Xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp an toàn gắn với việc cấp mã số vùng trồng, truy cập nguồn gốc… | Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND các huyện, thị xã thành phố | Các Sở, ngành liên quan | 2023-2025 |
3 | Xây dựng mô hình chợ vệ sinh an toàn thực phẩm | Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thị xã, thành phố | Các Sở, ngành liên quan | 2023-2025 |
VII | Tổ chức nhân rộng các mô hình hiện có về cấp nước, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm |
|
|
|
1 | Nhân rộng các mô hình tuyên truyền bảo vệ môi trường cấp cơ sở | UBND các huyện, thị xã thành phố; các tổ chức chính trị - xã hội; Sở Tài nguyên và Môi trường | Các Sở, ngành liên quan | 2023-2025 |
2 | Nhân rộng các mô hình về cấp nước, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm có hiệu quả để đạt được các mục tiêu đề ra của Chương trình 925 | Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND các huyện, thị xã, thành phố | Các Sở, ngành liên quan | 2023-2025 |
3 | Lồng ghép các nội dung của Chương trình 925 trong thực hiện nhiệm vụ của Bộ, ngành, các tổ chức chính trị- xã hội và địa phương | Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các tổ chức chính trị - xã hội | Các Sở, ngành liên quan | 2023-2025 |
VIII | Công tác vệ sinh |
|
|
|
1 | Từng bước xóa bỏ nhà tiêu không hợp vệ sinh, chấm dứt đi vệ sinh ngoài trời, chú trọng vệ sinh an toàn cho phụ nữ và các đối tượng dễ bị tổn thương, tiếp cận vệ sinh cho người khuyết tật; huy động, vận động hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo xây dựng, sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh. | Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các tổ chức chính trị - xã hội | Các Sở, ngành liên quan | 2023-2025 |
2 | Hoàn thiện, phổ biến và nhân rộng các mô hình nhà tiêu hợp vệ sinh đơn giản, ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu, phù hợp tập quán địa phương và khả năng chi trả của người dân; áp dụng thí điểm mô hình nhà vệ sinh đa năng tại một số trường học, nhà văn hóa, công sở. | Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các tổ chức chính trị - xã hội | Các Sở, ngành liên quan | 2023-2025 |
IX | Kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng kết thực hiện Chương trình 925 |
|
|
|
1 | Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các nội dung của Chương trình 925 | Sở Nông nghiệp và PTNT, Văn phòng Điều phối NTM tỉnh | Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thị xã, thành phố | Hằng năm |
2 | Tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình 925 trên địa bàn tỉnh | Sở Nông nghiệp và PTNT, Văn phòng Điều phối NTM tỉnh | Sở Tài nguyên và Môi trường; UBND các huyện, thị xã, thành phố | 2025 |
X | Một số mô hình đăng ký mô hình điểm theo chỉ đạo Trung ương |
|
|
|
1 | Triển khai thí điểm quản lý và xử lý rác thải dựa trên nguyên lý thu hồi, tái sử dụng bằng công nghệ sinh học, ứng dụng cho xây dựng nông thôn mới (triển khai thí điểm tại huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam trước khi nhân rộng). | UBND huyện Quế Sơn | Sở, ngành liên quan | 2023-2025 |
2 | Mô hình xưởng thu gom và xử lý phụ phẩm nông nghiệp tại các vùng sản xuất tập trung trên địa bàn tỉnh. | Sở Nông nghiệp và PTNT | Sở, ngành, địa phương liên quan | 2023-2025 |
3 | Xây dựng mô hình chuỗi cung cấp sản phẩm nông lâm thủy sản chất lượng, an toàn thực phẩm ở các chợ an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2023-2025 | Sở Nông nghiệp và PTNT | Sở, ngành, địa phương liên quan | 2023-2025 |
- 1Kế hoạch 630/KH-UBND về triển khai kiểm tra việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm tại một số cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh Trung thu năm 2016 kết hợp với "kiểm tra sâu" nguồn gốc thực phẩm tại các chợ truyền thống và khu dân cư trên địa bàn quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh
- 2Kế hoạch 74/KH-UBND về đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh năm 2017
- 3Kế hoạch 75/KH-UBND về triển khai "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" năm 2017 do Ủy ban nhân dân Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 4Kế hoạch 490/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2025
- 5Kế hoạch 490/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2025
- 6Kế hoạch 37/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2023-2025
- 7Quyết định 05/2023/QĐ-UBND quy định quản lý, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 8Kế hoạch 494/KH-UBND năm 2023 thực hiện Quyết định 923/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 9Kế hoạch 106/KH-UBND về đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản năm 2023 do thành phố Hà Nội ban hành
- 10Kế hoạch 110/KH-UBND năm 2023 thực hiện bảo vệ môi trường và thực hiện chỉ tiêu môi trường trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 11Quyết định 19/2023/QĐ-UBND quy định về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 12Kế hoạch 81/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025
- 13Quyết định 08/2023/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 04/2014/QĐ-UBND quy định về bảo vệ môi trường nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc
- 14Kế hoạch 92/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, giai đoạn 2021-2025
- 1Quyết định 263/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 925/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị quyết 21/2022/NQ-HĐND quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh; tỷ lệ vốn đối ứng ngân sách địa phương và cơ chế hỗ trợ, huy động, lồng ghép nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021-2025
- 4Thông tư 53/2022/TT-BTC quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5Quyết định 2105/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2021-2025
- 6Kế hoạch 630/KH-UBND về triển khai kiểm tra việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm tại một số cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh Trung thu năm 2016 kết hợp với "kiểm tra sâu" nguồn gốc thực phẩm tại các chợ truyền thống và khu dân cư trên địa bàn quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh
- 7Quyết định 07/QĐ-BCĐCTW-VPĐP năm 2022 về Kế hoạch triển khai Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 do Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia ban hành giai đoạn 2021-2025
- 8Kế hoạch 74/KH-UBND về đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh năm 2017
- 9Kế hoạch 75/KH-UBND về triển khai "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" năm 2017 do Ủy ban nhân dân Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 10Quyết định 216/QĐ-UBND năm 2023 thực hiện Nghị quyết 41/2022/NQ-HĐND về Quy định cơ chế lồng ghép nguồn vốn, huy động nguồn vốn và tỷ lệ số lượng dự án đầu tư xây dựng thực hiện theo cơ chế đặc thù trong các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021-2025
- 11Kế hoạch 490/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2025
- 12Kế hoạch 490/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2025
- 13Kế hoạch 37/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2023-2025
- 14Quyết định 05/2023/QĐ-UBND quy định quản lý, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 15Kế hoạch 494/KH-UBND năm 2023 thực hiện Quyết định 923/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 16Kế hoạch 106/KH-UBND về đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản năm 2023 do thành phố Hà Nội ban hành
- 17Kế hoạch 110/KH-UBND năm 2023 thực hiện bảo vệ môi trường và thực hiện chỉ tiêu môi trường trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 18Quyết định 19/2023/QĐ-UBND quy định về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 19Kế hoạch 81/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025
- 20Quyết định 08/2023/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 04/2014/QĐ-UBND quy định về bảo vệ môi trường nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc
- 21Kế hoạch 92/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, giai đoạn 2021-2025
Kế hoạch 1659/KH-UBND năm 2023 về triển khai Quyết định 925/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Quảng Nam ban hành
- Số hiệu: 1659/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 23/03/2023
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam
- Người ký: Trần Anh Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/03/2023
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định