Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 158/KH-UBND | Lạng Sơn, ngày 19 tháng 7 năm 2023 |
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ, HỢP TÁC XÃ NĂM 2024 TỈNH LẠNG SƠN
Kính gửi: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Thực hiện Công văn số 4879/BKHĐT-KTHT ngày 23/6/2023 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã năm 2024, UBND tỉnh Lạng Sơn xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã năm 2024 trên địa bàn tỉnh như sau:
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ, HỢP TÁC XÃ NĂM 2023
I. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ, HỢP TÁC XÃ NĂM 2023
1.1. Về số lượng, doanh thu và thu nhập của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác (HTX, LHHTX, THT)
a) Tổ hợp tác (THT)
Đến 30/6/2023 lũy kế số tổ hợp tác là 230 THT với 4.650 thành viên, hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ lợi, cung cấp nước sạch và tiểu thủ công nghiệp. Ước đến 31/12/2023, có tổng số 250 THT đạt 100% so với kế hoạch. Doanh thu bình quân ước đạt khoảng 600 triệu đồng/năm, lãi bình quân 01 THT đạt 35 triệu đồng/năm.
Do trình độ quản lý của THT yếu, sự liên kết giữa các thành viên còn lỏng lẻo, hoạt động của các THT chưa được các cấp chính quyền quan tâm, công tác quản lý đối với THT có chỗ còn hạn chế nên hoạt động của các THT gặp nhiều khó khăn, chưa phát triển lớn, mạnh, doanh thu thấp.
b) Hợp tác xã (HTX)
Sáu tháng đầu năm 2023 thành lập mới là 20 HTX (đạt 50% kế hoạch), vốn đăng ký là 36,48 tỷ đồng; có 06 HTX đã giải thể. Đến hết 30/6/2023, có tổng số 474 HTX với tổng vốn đăng ký khoảng 991,5 tỷ đồng. Trong đó, 400 HTX đang hoạt động, 74 HTX tạm ngừng hoạt động (trong đó có 48 HTX không hoạt động nhưng vẫn tồn tại trên sổ sách, đang tiến hành thủ tục giải thểLĩnh vực hoạt động chủ yếu là nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 71%, lĩnh vực phi nông nghiệp chiếm 29%. Hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều HTX bị ảnh hưởng do giá nguyên liệu, chi phí đầu vào tăng cao, khó khăn về thị trường tiêu thụ hàng hoá, sản phẩm.
Ước đến ngày 31/12/2023, trên địa bàn tỉnh có khoảng 500 HTX, đạt 108% kế hoạch, trong đó có 420 HTX hoạt động; xem xét giải thể 10 HTX, đạt 50% kế hoạch; doanh thu bình quân 01 HTX ước đạt 900 triệu đồng/năm, đạt 72% kế hoạch; trong doanh thu bình quân đối với thành viên 75 triệu đồng/năm, đạt 100% kế hoạch; lãi bình quân 01 HTX ước đạt 90 triệu đồng/năm, đạt 47% kế hoạch.
- Số HTX hoạt động hiệu quả (tốt, khá) được 80 HTX, đạt 53% kế hoạch, doanh thu trên 1,3 tỷ đồng/HTX, vượt chỉ tiêu kế hoạch doanh thu bình quân 01 HTX. Các HTX này ngoài việc hoạt động kinh doanh có lãi, thực hiện các nghĩa vụ của một Tổ chức kinh tế đối với nhà nước, còn đem lại lợi ích cho các thành viên HTX...
c) Liên hiệp hợp tác xã (LHHTX)
Đến ngày 30/6/2023, có 02 LHHTX với 13 HTX thành viên tham gia, đã ngừng hoạt động chờ giải thể do kinh doanh không hiệu quả (LHHTX sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn Lạng Sơn và LHHTX Đông Bắc Lạng Sơn), đến nay chưa có LHHTX thành lập mới. Ước thực hiện đến ngày 31/12/2023 sẽ giải thể 02 LHHTX và thành lập mới 01 LHHTX.
d) Về thành viên, lao động của HTX, LH HTX, THT
Đến ngày 30/6/2023, tổng số thành viên THT có khoảng 4.650 người, đạt 145% kế hoạch, đây cũng là số lao động làm việc thường xuyên trong THT. Ước đến ngày 31/12/2023, số thành viên THT là 5.050 thành viên đạt 158% kế hoạch.
Tổng số thành viên HTX là 5.409 người, đạt 115% kế hoạch; trong đó số thành viên mới gia nhập là 170 người đạt 26% kế hoạch; tổng số lao động thường xuyên trong HTX là 7.302 người, đạt 87% kế hoạch. Ước đến ngày 31/12/2023, tổng số thành viên HTX đạt là 5.630 người, đạt 88% kế hoạch (trong đó: số lượng thành viên mới gia nhập 390 người, đạt 60% kế hoạch); tổng số lao động thường xuyên trong HTX là 8.100 người, đạt 96,4% kế hoạch năm 2023.
Tổng số thành viên LHHTX gồm 13 HTX thành viên.
đ) Về trình độ cán bộ quản lý hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác
- Đến 30/6/2023, tổng số cán bộ quản lý HTX là 1.550 người, đạt 100,6% kế hoạch (trong đó: cán bộ có trình độ sơ, trung cấp là 300 người; trình độ cao đẳng, đại học trở lên là 350 người). Ước đến ngày 31/12/2023, tổng số cán bộ quản lý HTX là 1.590 người, đạt 103,2% kế hoạch (trong đó: cán bộ có trình độ sơ, trung cấp là 320 người; trình độ cao đẳng, đại học trở lên là 360 người).
- Tổng số cán bộ quản lý tại thời điểm trước khi các LHHTX ngừng hoạt động là: 16 người, trong đó: cán bộ có trình độ sơ, trung cấp là 11 người; trình độ cao đẳng, đại học trở lên là 05 người.
- Tổng số cán bộ quản lý THT là: 230 người, đạt 92% kế hoạch. Ước đến ngày 31/12/2023, tổng số cán bộ quản lý là 250 người, đạt 100% kế hoạch năm 2023.
(Chi tiết tại Phụ lục 1 và 2 kèm theo)
2.1 Về các THT và LHHTX
THT và LHHTX chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Các THT chủ yếu được thành lập mang tính thời vụ, liên kết không bền vững, ít THT thực hiện đăng ký chứng thực tại chính quyền cấp xã theo quy định tại Nghị định số 77/2019/NĐ-CP ngày 10/10/2019 của Chính phủ về Tổ hợp tác. Hoạt động của các THT chưa chặt chẽ, nhiều THT chưa quan tâm đến việc tổ chức sản xuất kinh doanh theo hợp đồng hợp tác, chưa tích lũy vốn để mở rộng sản xuất; năng lực quản lý, điều hành của Tổ trưởng THT còn hạn chế, chưa thuyết phục được các thành viên góp thêm vốn để tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tạo thêm thu nhập cho các thành viên. Ngoài ra, các THT cũng không báo cáo tình hình hoạt động của mình với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng khác nên việc theo dõi, đánh giá hoạt động của các THT thiếu sát thực.
Toàn tỉnh có 02 LHHTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nhưng chưa hiệu quả, hiện nay đã ngừng hoạt động.
2.2. Về các HTX
a) Lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp
Tại thời điểm 30/6/2023 có 338 HTX (trong đó 293 HTX đang hoạt động, 45 HTX ngừng hoạt động); ước thực hiện đến 31/12/2023 có 358 HTX trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp (trong đó 308 HTX đang hoạt động, 50 HTX ngừng hoạt động); thực hiện giải thể 08 HTX.
Các HTX hoạt động chủ yếu là hỗ trợ cho thành viên ở một số khâu trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, như dịch vụ nông nghiệp, cây con giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc cây trồng, vật nuôi và thực hiện bao tiêu sản phẩm cho thành viên; do giá nguyên liệu đầu vào và chi phí sản xuất kinh doanh tăng, sản phẩm chất lượng thấp, khiến cho việc tiêu thụ nông sản gặp nhiều khó khăn, doanh thu bình quân ước đạt 550 triệu đồng/HTX/năm; lợi nhuận bình quân ước đạt 30 triệu đồng/HTX/năm; thu nhập bình quân người lao động ước đạt 3,5 triệu đồng/người/tháng.
b) Lĩnh vực phi nông nghiệp
- Đối với HTX công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng: tại thời điểm 30/6/2023 có 67 HTX (trong đó: có 52 HTX đang hoạt động, 15 HTX ngừng hoạt động); ước thực hiện đến ngày 31/12/2023 có 69 HTX hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, xây dựng (trong đó: có 54 HTX đang hoạt động, 15 HTX tạm ngừng hoạt động); thực hiện giải thể 01 HTX. Ngành nghề hoạt động chủ yếu là gia công may mặc, chế biến lâm sản, sản xuất dầu thực vật, khai thác chế biến đá vôi, vật liệu xây dựng, xây dựng các công trình nhỏ; vốn đầu tư không nhiều, thời gian thi công ngắn; doanh thu bình quân ước đạt trên 1.000 triệu đồng/HTX/năm; lợi nhuận bình quân ước đạt trên 50 triệu đồng/HTX/năm; thu nhập bình quân người lao động ước đạt khoảng 3,5 - 4,5 triệu đồng/người/tháng.
c) Đối với HTX thương mại-dịch vụ- vệ sinh môi trường:
Tại thời điểm 30/6/2023 có 52 HTX (trong đó: có 44 HTX đang hoạt động, 08 HTX ngừng hoạt động); ước thực hiện đến ngày 31/12/2023 có 56 HTX hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, vệ sinh môi trường (trong đó 46 HTX đang hoạt động, 09 HTX ngừng hoạt động); thực hiện giải thể 01 HTX. Ngành nghề hoạt động chủ yếu là dịch vụ bốc xếp vận chuyển hàng hoá; nhà trọ; dịch vụ bến bãi; kinh doanh nhà hàng, kinh doanh vật liệu xây dựng; hàng nông sản; dịch vụ thu gom rác thải, vệ sinh môi trường...; doanh thu bình quân ước đạt 1.000 triệu đồng/HTX/năm; lợi nhuận bình quân ước đạt 45 triệu đồng/HTX/năm; thu nhập bình quân người lao động ước đạt 4,5 triệu đồng/người/tháng.
d) Đối với HTX vận tải:
Tại thời điểm 30/6/2023 có 17 HTX; ước thực hiện đến ngày 31/12/2023 vẫn chỉ có 17 HTX hoạt động trong lĩnh vực vận tải (trong đó 11 HTX đang hoạt động, 06 HTX tạm ngừng hoạt động). Ngành nghề chủ yếu là vận tải hành khách, vận tải hàng hóa. Hoạt động của các HTX vận tải gặp nhiều khó khăn do phải cạnh tranh hành khách với các doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể. Doanh thu bình quân ước đạt 600 triệu đồng/HTX/năm; thu nhập bình quân người lao động ước đạt 4 - 4,5 triệu đồng/người/tháng.
Hoạt động của các HTX, THT trên địa bàn tỉnh đã có những tác động tích cực đối với các thành viên, kinh tế hộ thành viên trên mọi mặt về kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội. Hoạt động của các HTX đã thực sự thúc đẩy kinh tế hộ phát triển, bước đầu gắn kết và lồng ghép được với quá trình triển khai thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn, tạo mối liên kết, hợp tác giữa các cơ sở sản xuất nhỏ với nhau.
Các HTX trên địa bàn tỉnh đã thu hút và đảm bảo việc làm ổn định cho lao động thường xuyên trong HTX và tổ hợp tác, hầu hết là lao động ở khu vực nông thôn. Các HTX đã tổ chức các khâu dịch vụ như: hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm... hoặc trực tiếp giúp người lao động có việc làm nhất là trong những thời điểm “nông nhàn”. Qua đó góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, ổn định tình hình chính trị, trật tự xã hội và xây dựng nông thôn mới.
Ngoài ra, một số HTX đã tham gia tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn để chuyển hướng phát triển sản xuất; huy động các nguồn kinh phí giúp con em các hộ thành viên nghèo có điều kiện học tập; tham gia ủng hộ quỹ vì người nghèo, tặng sổ tiết kiệm cho các đối tượng nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; một số HTX còn tham gia thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo của địa phương đã giúp các hộ nghèo tham gia dự án, từ đó từng bước vươn lên thoát khỏi đói nghèo.
Một số HTX hoạt động trên địa bàn nông thôn có nhiều đóng góp tích cực vào Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, như: HTX thuỷ sản Lê Hồng Phong, HTX Thống Nhất - Chi Lăng; HTX Phượng Hoàng - huyện Chi Lăng; HTX An Sơn - TP Lạng Sơn, HTX Thiên Phú - huyện Đình Lập...
4. Một số mô hình hoạt động hiệu quả theo phương thức sản xuất gắn với chuỗi giá trị
Trên địa bàn tỉnh hiện có một số HTX hoạt động liên kết sản xuất gắn với chuỗi giá trị như:
HTX DVNN Quyết Thắng - Hữu Lũng liên kết Công ty cổ phần chế biến thực phẩm xuất khẩu G.O.C thu mua sản phẩm Măng tre Bát Độ;
Hợp tác xã nông sản huyện Chi Lăng liên kết với các hộ dân và THT sản xuất Na tiêu thụ sản phẩm Na trên địa bàn huyện Chi Lăng, Hữu Lũng;
HTX chăn nuôi thỏ Ngọc Thạch liên kết với Công ty TNHH NIPPON ZOKI VIỆT NAM - Bắc Ninh thu mua sản phẩm Thỏ thương phẩm;
HTX SXDVNN Yên Thịnh, HTX NLN Cai Kinh ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của các hộ dân, thành viên HTX với các doanh nghiệp (Công ty CP sản xuất và Thương mại Tân Nông - Bắc Giang, Công ty cổ phần Đại Nguyễn - Lạng Sơn, Công ty Cổ phần nông nghiệp vàng - Hưng Yên) sản phẩm Khoai tây;
HTX Nông nghiệp Yên Khoái - Lộc Bình liên kết Công ty Cổ phần giống cây trồng Lạng Sơn thu mua sản xuất gạo chất lượng cao JO2 của HTX;
HTX Thành Lộc liên kết bao tiêu sản phẩm gà sáu ngón cho các hộ sản xuất trên địa bàn.... HTX Lụa Vy liên kết vùng nguyên liệu trà Diếp cá gần 20 ha, tập trung ở bà con xã Quan Sơn và một số hộ dân trồng rau Diếp cá lớn ở xung quanh thành phố Lạng Sơn thu hái quanh năm (4 vụ/năm).
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ
1. Kết quả triển khai Luật và các văn bản hướng dẫn
1.1. Thuận lợi
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; các Kết luận của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX; Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Trung ương, Kết luận của Bộ chính trị về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, Luật Hợp tác xã năm 2012, Tỉnh ủy Lạng Sơn đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện; UBND tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể tỉnh, ban hành các chương trình, kế hoạch cụ thể để tổ chức thực hiệnRiêng 6 tháng đầu năm 2023, thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Chương trình hành động số 71-CTr/TU ngày 09/3/2023 thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII. UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 115/KH- UBND ngày 15/5/2023 thực hiện Chương trình hành động số 71-CTr/TU ngày 09/3/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; Kế hoạch số 143/KH-UBND ngày 24/6/2023 triển khai thực hiện Kế hoạch số 115/KH-UBND ngày 15/5/2023 của UBND tỉnh thực hiện trong năm 2023. Trong đó giao các ngành, các cấp thực hiện nhiệm vụ theo chức năng, lĩnh vực quản lý đạt mục tiêu đề ra.
1.2. Khó khăn, hạn chế
Theo Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ và Quyết định số 1084/QĐ-TTg ngày 13/11/2020 về phê duyệt chương trình hỗ trợ phát triển KTTT, HTX giai đoạn 2021 - 2025 đã có nhiều chính sách hỗ trợ, ưu đãi được ban hành, tuy nhiên, một số chính sách còn mang tính cào bằng, chưa có trọng tâm, trọng điểm và thiết thực đối với nhu cầu thực tế của HTX. Đặc biệt, một số chính sách không quy định điều kiện sát thực và cụ thể, gây khó khăn cho HTX, nhất là chính sách về tín dụng và đất đai (các HTX vay vốn thường phải sử dụng tài sản riêng của cán bộ HTX và thành viên HTX để thế chấp, không có tài sản chung để thế chấp; chính sách về đất đai chưa tạo điều kiện cho HTX thực hiện tập trung đất đai).
Các chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với HTX được quy định tại nhiều văn bản khác nhau, trong khi khả năng hiểu biết pháp luật của cán bộ và xã viên HTX còn hạn chế, một số cơ quan cấp huyện chưa quan tâm và đẩy mạnh công tác tuyên truyền nên HTX không tiếp cận được với chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Chính sách được ban hành nhiều nhưng chưa bố trí đủ nguồn lực để thực hiện nên hiệu quả chưa cao.
2. Công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể
Công tác quản lý nhà nước về KTTT được quan tâm, việc thành lập và kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về KTTT, HTX thường xuyên được thực hiện.
Đối với cấp tỉnh, cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế tập thể, hợp tác xã là Sở Kế hoạch và Đầu tư; Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký liên hiệp hợp tác xã (loại hình quỹ tín dụng và liên hiệp hợp tác xã). Đối với cấp huyện, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện là cơ quan đăng ký hợp tác xã tại cấp huyện (cử 01 chuyên viên kiêm nhiệm theo dõi, tham mưu về KTTT, HTX trên địa bàn huyện); trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký HTX, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh HTX; cấp, thay đổi, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký HTX, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh HTX; hướng dẫn HTX thực hiện các thủ tục về đăng ký, đăng ký thay đổi, thông báo thay đổi, tổ chức lại, giải thể đối với HTX. Đối với cấp xã cử 01 công chức kiêm nhiệm theo dõi, tham mưu cho UBND xã về hoạt động KTTT, HTX trên địa bàn.
Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu cho UBND tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể tỉnh (trên cơ sở Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển doanh nghiệp và Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể tỉnh)Để thực hiện phát triển KTTT, HTX năm 2023, UBND tỉnh đã ban hành các Kế hoạchBan Chỉ đạo đổi mới phát triển doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể tỉnh đã ban hành các Kế hoạch thực hiện trong năm 20223. Kết quả triển khai chính sách hỗ trợ, ưu đãi hợp tác xã
Thực hiện Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2025; Chương trình số 19/CTr-UBND ngày 23/5/2021 của UBND tỉnh Lạng Sơn về hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2025 (Bao gồm các nội dung hỗ trợ như: Tuyên truyền, thành lập mới, củng cố tổ chức KTTT, HTX; Nâng cao năng lực, nhận thức cho khu vực KTTT; Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; Hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng và chế biến sản phẩm; Hỗ trợ vay vốn từ Quỹ hỗ trợ phát triển HTX và các Ngân hàng thương mại; các cấp, các ngành thực căn cứ chức năng nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện. Kết quả thực hiện như sau:
(1) Hỗ trợ thành lập mới Hợp tác xã: 6 tháng đầu năm 2023 đã hỗ trợ thành lập mới 23 HTX, với tổng kinh phí 446 triệu đồng; dự kiến đến hết năm 2023 hỗ trợ thành lập mới 45 HTX, với tổng kinh phí 900 triệu đồng.
(2) Nâng cao năng lực, nhận thức cho khu vực KTTT
- Số người được cử đi đào tạo: theo Chương trình số 19/CTr-UBND ngày 23/5/2021, giai đoạn 2021-2025 tỉnh Lạng Sơn dự kiến cử đi đào tạo 40 người với dự toán 1.000 triệu đồng. Trong đó: Giao Sở Nội vụ chủ trì thực hiện đào tạo đối với công chức, viên chức của các cơ quan quản lý nhà nước về KTTT, HTX khoảng 20 người, với dự toán kinh phí 500 triệu đồng; Liên minh Hợp tác xã tỉnh chủ trì thực hiện đào tạo đối với thành viên và người lao động của KTTT, HTX khoảng 20 người, với dự toán kinh phí khoảng 500 triệu đồng. Đến nay UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch đào tạo cán bộ công chức quản lý nhà nước về kinh tế tập thể giai đoạn 2021-2025. Tuy nhiên đến nay chưa thực hiện được do chưa có hướng dẫn cụ thể nên còn lúng túng trong việc thực hiện công tác đào tạo khu vực kinh tế tập thể.
- Số người tham gia bồi dưỡng: 6 tháng đầu năm 2023 tổng số người đã tham gia bồi dưỡng là 200 người, kinh phí thực hiện là 228 triệu đồng; dự kiến đến hết năm 2023 bồi dưỡng 460 người với tổng kinh phí 526 triệu đồng. Nội dung tập huấn về xúc tiến thương mại, tiếp cận thị trường, nâng cao năng lực, nghiệp vụ kế toán HTX cho giám đốc, kế toán thành viên các HTX trên địa bàn tỉnh.
(3) Hỗ trợ về xúc tiến thương mại thị trường: 6 tháng đầu năm 2023 đã hỗ trợ 60 HTX, tổng kinh phí hỗ trợ là 1.508 triệu đồng; dự kiến đến hết năm 2023 hỗ trợ 70 HTX với tổng kinh phí 1.750 triệu đồng.
(4) Hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng và chế biến sản phẩm: theo Chương trình số 19/CTr-UBND ngày 23/5/2021 của UBND tỉnh, giai đoạn 2021-2025 tỉnh Lạng Sơn dự kiến hỗ trợ 40 HTX với dự toán 60 tỷ đồng. Tuy nhiên do nguồn ngân sách nhà nước hạn chế nên đến nay chưa thực hiện được.
(5) Các hỗ trợ khác đối với khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã theo quy định hiện hành
(5.1) Hỗ trợ đưa lao động trẻ về làm việc tại tổ chức KTTT, HTX: lũy kế từ khi thực hiện đến nay đã hỗ trợ 29 trí thức trẻ đưa về làm việc tại 27 hợp tác xã tại địa bàn 10 huyện, thành phố với mức lương bằng 1,5 mức lương tối thiểu, tổng kinh phí thực hiện khoảng 1.170 triệu đồng (Riêng huyện Bình Gia chưa có HTX nào đăng ký nhu cầu hỗ trợ HTX). Dự kiến đến hết năm 2023 có 30 tri thức trẻ làm việc tại HTX trên địa bàn các huyện.
(5.2) Chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm: dự kiến đến hết năm 2023 hỗ trợ 6 HTX, với dự toán kinh phí là 1.520 triệu đồng.
(5.3) Hỗ trợ phát triển sản xuất: đã hỗ trợ 01 HTX với tổng kinh phí là 264 triệu đồng.
(5.4) Hỗ trợ lãi suất tín dụng: đã hỗ trợ 02 HTX với tổng kinh phí là 731 triệu đồng.
4. Kết quả, tình hình thực hiện Đề án
4.1. Kết quả thực hiện Đề án “Lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước giai đoạn 2021-2025” theo Quyết định số 167/QĐ-TTg ngày 2/2/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
Thực hiện Quyết định số 167/QĐ-TTg ngày 03/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước giai đoạn 2021-2025, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 102/KH-UBND ngày 06/5/2021 về thực hiện Đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn; Quyết định số 243/QĐ-UBND ngày 07/02/2022 của UBND tỉnh Lạng Sơn về việc phê duyệt danh sách hợp tác xã tham gia Đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Theo đó, phê duyệt 04 HTX tham gia Đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình HTX kiểu mới hiệu quả giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, gồm: (1) Hợp tác xã dịch vụ chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản Lê Hồng Phong (huyện Bắc Sơn) tham gia hoàn thiện mô hình HTX đánh bắt, nuôi trồng thủy sản và bảo vệ nguồn lợi cộng đồng; (2) Hợp tác xã nông sản huyện Chi Lăng tham gia hoàn thiện mô hình HTX nông nghiệp đảm nhiệm các dịch vụ đầu vào, sơ chế/chế biến và đầu ra trong chuỗi giá trị nông sản; (3) Hợp tác xã nông nghiệp An Sơn (thành phố Lạng Sơn) tham gia hoàn thiện mô hình HTX vừa sản xuất, vừa tham gia trị trường (sàn giao dịch nông sản); (4) Hợp tác xã hợp tác sản xuất kinh doanh Hồng Vành Khuyên Nà Mò (huyện Văn Lãng) tham gia hoàn thiện mô hình HTX nông nghiệp đảm nhiệm các dịch vụ đầu vào, sơ chế/chế biến và đầu ra trong chuỗi giá trị nông sản.
Tham gia Đề án, các HTX sẽ được nhà nước hỗ trợ thực hiện một số nội dung để hoàn thiện mô hình như: hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; hỗ trợ xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; hỗ trợ ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới; hỗ trợ tiếp cận vốn và Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã; hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng và chế biến sản phẩm (hỗ trợ riêng cho mô hình HTX hoạt động lĩnh vực nông nghiệp),… Tổng kinh phí hỗ trợ giai đoạn 2021-2025 từ nguồn vốn ngân sách nhà nước 13.180 triệu đồng, trong đó NSTW 6.726 triệu đồng, ngân sách tỉnh 6.454 triệu đồng. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lạng Sơn đã ban hành Kế hoạch số 189/KH-SKHĐT ngày 16/6/2022 hoàn thiện 04 hợp tác xã tham gia Đề án làm cơ sở cho các huyện Chi Lăng, Bắc Sơn, Văn Lãng, thành phố Lạng Sơn hướng dẫn hợp tác xã thuộc địa bàn quản lý tổ chức thực hiện.
Đến nay, trong tổng số 04 HTX tham gia Đề án, 02 HTX chưa được hỗ trợ, đang làm thủ tục hỗ trợ (Hợp tác xã dịch vụ chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản Lê Hồng Phong và Hợp tác xã hợp tác sản xuất kinh doanh Hồng Vành Khuyên Nà Mò), có 02 HTX đã được hỗ trợ (Hợp tác xã nông sản huyện Chi Lăng và Hợp tác xã nông nghiệp An Sơn). Dự kiến đến tháng 9/2023 tổ chức sơ kết đánh giá kết quả thực hiện.
4.2. Kết quả xử lý tình hình hợp tác xã không hoạt động, khó khăn trong giải thể, chưa đăng ký và tổ chức lại theo Luật HTX năm 2012 theo hướng dẫn tại công văn số 6563/BKHĐT-HTX ngày 28/9/2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (kèm theo Phụ lục IV)
Thực hiện Công văn số 6563/BKHĐT-HTX ngày 28/9/2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn xử lý hoạt động hợp tác xã không hoạt động, khó khăn giải thể, chưa đăng ký và tổ chức lại theo Luật Hợp tác xã năm 2012, UBND tỉnh Lạng Sơn đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh và các cơ quan liên quan hướng dẫn UBND cấp huyện thực hiện; Sở Kế hoạch và Đầu tư đã có văn bản số 1757/SKHĐT-ĐKKD ngày 11/10/2021 gửi UBND cấp huyện hướng dẫn xử lý hợp tác xã không hoạt động, khó khăn trong giải thể, chưa đăng ký và tổ chức lại theo Luật Hợp tác xã năm 2012. UBND các huyện, thành phố đã tiến hành tổ chức, vận động các hợp tác xã không hoạt động hoặc hoạt động kém hiệu quả thực hiện giải thể theo quy định tại Điều 54 Luật Hợp tác xã năm 2012.
Đến 30/6/2023, tỉnh Lạng Sơn có 474 HTX, trong đó 400 HTX đang hoạt động, 74 HTX tạm ngừng hoạt động (trong đó có 48 HTX không hoạt động nhưng vẫn tồn tại trên sổ sách, có phát sinh vướng mắc, chưa xử lý được. Hiện nay UBND cấp huyện đang tiến hành giải thể theo quy địnhIII. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Các kết quả đạt được
Thời gian qua, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các hợp tác xã nhất là các hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ và giao thông vận tải, tuy nhiên đến thời điểm hiện nay kinh tế tập thể, hợp tác xã đã bắt đầu ổn định và duy trì hoạt động ổn định; doanh thu, thu nhập của hợp tác xã và người lao động trong các tổ chức kinh tế tập thể có chiều hướng gia tăng, mang lại lợi ích cho thành viên, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới.
2. Các tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
2.1. Tồn tại, hạn chế
- Các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh còn khó khăn về nguồn lực, số lượng hợp tác xã đang hoạt động chưa nhiều, khả năng cạnh tranh thấp, công tác quản trị, khả năng tiếp cận, ứng dụng công nghệ cao và đóng góp trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương còn hạn chế.
- Ban Chỉ đạo KTTT cấp huyện đã hướng dẫn các hợp tác xã tiếp cận và đăng ký các mô hình hợp tác xã sản xuất gắn với chuỗi giá trị hàng hóa, song còn nhiều vướng mắc trong công đoạn chế biến (do thiếu máy móc, thiết bị, điều kiện cơ sở hạ tầng), khó khăn trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tìm kiếm đối tác thị trường tạo đầu ra cho sản phẩm.
- Công tác thông tin, báo cáo chưa được các hợp tác xã chú trọng; công tác quản lý nhà nước về hợp tác xã tại địa phương còn nhiều bất cập.
2.2. Nguyên nhân
- Có sự lúng túng trong nhận thức của một bộ phận cán bộ và người dân về mô hình hoạt động của hợp tác xã và vai trò của hợp tác xã, nhất là các quy định về tổ chức hoạt động, tài sản và sở hữu đối với tài sản của hợp tác xã và của từng thành viên, các chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã.
- Vốn, quỹ của các hợp tác xã nông nghiệp còn khó khăn: đa số các hợp tác xã thiếu vốn để sản xuất, kinh doanh; các hợp tác xã rất khó tiếp cận được với nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng, trong khi đó việc huy động vốn từ thành viên khó khăn ảnh hưởng đến năng lực sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh của hợp tác xã. Nhiều hợp tác xã thiếu chủ động, trông đợi vào sự hỗ trợ của nhà nước.
- Chất lượng nguồn nhân lực của các hợp tác xã thấp. Hiện nay đa số cán bộ chủ chốt hợp tác xã nông nghiệp hiện có trình độ chuyên môn nghiệp vụ hạn chế, ít được đào tạo. Tư duy phát triển sản xuất kinh doanh chưa theo kịp với sự phát triển của cơ chế thị trường, thiếu tính nhạy bén và năng động trong tổ chức điều hành sản xuất kinh doanh.
- Đại dịch Covid-19 xuất hiện đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế - xã hội của các huyện nói chung và các hợp tác xã nói riêng.
I. Công tác triển khai Kế hoạch phát triển KTTT, HTX giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
Để triển khai Kế hoạch phát triển KTTT, HTX giai đoạn 2021-2025, tỉnh Lạng Sơn đã ban hành các văn bản sau:
1. Báo cáo số 229/BC-UBND ngày 17/6/2020 của UBND tỉnh về định hướng chiến lược phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021 - 2030;
2. Kế hoạch số 139/KH-UBND ngày 19/8/2020 của UBND tỉnh phát triển kinh tế tập thể giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh Lạng Sơn;
3. Chương trình số 19/CTr-UBND ngày 23/5/2021 của UBND tỉnh về hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021-2025 (triển khai các chính sách tại Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2025).
1. Các văn bản triển khai Kế hoạch phát triển KTTT, HTX giai đoạn 2021-2025 nêu trên là cơ sở để UBND tỉnh chỉ đạo các cấp, các ngành xây dựng kế hoạch hằng năm, tổ chức thực hiện đạt mục tiêu đề ra; các cấp, các ngành được giao nhiệm vụ chủ động xây dựng kế hoạch, lập dự toán trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, bố trí vốn trong kế hoạch hằng năm theo quy định.
2. Chương trình hỗ trợ kinh tế tập thể, hợp tác xã phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh, tạo điều kiện cho khu vực KTTT của tỉnh tiếp cận các chính sách thuận lợi, các hợp tác xã kịp thời đổi mới công nghệ, tiếp cận thị trường để sản xuất, tiêu thụ hàng hóa đáp ứng nhu cầu của người dân.
3. Kinh tế tập thể của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, phát triển nhanh về số lượng với nhiều hình thức, trình độ, quy mô khác nhau đóng góp quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh.
III. Tồn tại, hạn chế, nguyên nhân
1. Một số ngành, huyện còn lúng túng trong việc xây dựng kế hoạch thực hiện hỗ trợ phát triển KTTT, HTX, chưa tích hợp vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành, lĩnh vực, địa bàn phụ trách.
2. Nguồn lực bố trí vốn để thực hiện kế hoạch hàng năm còn hạn chế, phải lồng ghép với các nguồn vốn khác để thực hiện. Do đó khó khăn trong việc bố trí vốn thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển KTTT, HTX nên khó đạt được mục tiêu đề ra.
1. Đề nghị Trung ương tổ chức tập huấn trong việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế tập thể tích hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
2. Bố trí đủ nguồn lực thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế tập thể.
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ, HỢP TÁC XÃ NĂM 2024
I. MỘT SỐ YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ NĂM 2024
1. Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể năm 2024 phải đặt trong kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2025, kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước, của địa phương; phù hợp với Chiến lược Phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2025 (Quyết định số 340/QĐ- TTg ngày 12 tháng 3 năm 2021), Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2025 (Quyết định số 1318/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2021) và các chương trình, kế hoạch triển khai của bộ, ngành, địa phương để triền khai chiến lược, kế hoạch nêu trên.
2. Phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã phải xuất phát từ nhu cầu chung thực tế của các thành viên trên mọi lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội, trên mọi vùng lãnh thổ; phải theo đúng các giá trị và các nguyên tắc cơ bản của HTX.
3. Các chỉ tiêu kế hoạch phải khả thi, phù hợp với kết quả, tình hình thực hiện chỉ tiêu kế hoạch trong năm 2022 và phù hợp với chỉ tiêu kế hoạch dài hạn của địa phương. Ngoài các chỉ tiêu số lượng, cần chú trọng các chỉ tiêu phản ánh chất lượng, hiệu quả.
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KTTT NĂM 2024
1.1. Thuận lợi
Trong năm 2024 và những năm tiếp theo Đảng và Nhà nước, các cấp, các ngành của Trung ương, của tỉnh tiếp tục quan tâm phát triển sản xuất kinh doanh, có những chủ trương, chính sách ưu tiên cho đầu tư phát triển kinh tế tập thể, kinh tế - xã hội khu vực miền núi, biên giới, kiềm chế lạm phát hợp lý; cùng với việc thực hiện hiệu quả các chủ trương, giải pháp của cấp ủy, chính quyền tỉnh nhằm đảm bảo an sinh xã hội, tăng cường đầu tư hạ tầng cơ sở, kinh tế - xã hội...tiếp tục tạo tiền đề cho KTTT của tỉnh tiếp tục phát triển.
1.2. Khó khăn
Từ năm 2018 đến nay, tình hình kinh tế thế giới và khu vực vẫn còn có nhiều biến động bất ổn, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm, đặc biệt là ảnh hưởng của dịch Covid -19 và bị ảnh hưởng bởi tác động do chiến tranh giữa Nga - Ukraine đã tác động đến tốc độ phát triển kinh tế ở nước ta và của tỉnh Lạng Sơn.
Các THT, HTX của tỉnh quy mô nhỏ, hoạt động sản xuất kinh doanh đơn điệu, manh mún, thiếu vốn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, các HTX đang gặp khó khăn về các nguồn vốn vay ưu đãi từ các Ngân hàng thương mại, Quỹ hỗ trợ phát triển HTX do thiếu tài sản thế chấp, một số HTX làm thủ tục cấp phép mỏ khai thác đá vôi không thực hiện được do HTX không đáp ứng được các quy định của Nhà nước về khai thác khoáng sản (đá vôi) nên đã ngừng hoạt động làm thủ tục giải thể, hoặc chuyển sang hình thức kinh doanh khác.
Trình độ năng lực của một số bộ phận cán bộ quản lý điều hành HTX, THT còn hạn chế; thành viên, người lao động nhìn chung chưa thực sự gắn bó với THT, HTX do lợi ích chưa đảm bảo. Nhiều HTX không có trụ sở giao dịch, còn mượn tạm hoặc nhờ nhà riêng của thành viên.
Việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất còn khó khăn, vốn hoạt động của các đơn vị ít, cơ sở vật chất chưa đảm bảo. Ngoài ra do ảnh hưởng của những bất lợi về thời tiết, dịch bệnh diễn biến bất thường; giá vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất luôn biến động theo chiều hướng tăng... đó là những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các đơn vị thấp.
2. Định hướng chung về phát triển KTTT
- Phát triển KTTT là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài; phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của KTTT để KTTT ngày càng phát triển đóng góp thiết thực vào lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội trên địa bàn.
- Tập trung củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX trên địa bàn tỉnh trong mọi lĩnh vực; phấn đấu đưa KTTT thoát khỏi những yếu kém như hiện nay, góp phần tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về KTTT sâu rộng trong xã hội; giải thể các HTX không còn khả năng củng cố, hoạt động yếu kém. Tập trung vận động, thành lập mới các THT, HTX hoạt động theo quy định của pháp luật đi đôi với việc củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các THT, HTX hiện có.
- Tranh thủ nguồn kinh phí từ ngân sách tỉnh và sự hỗ trợ của Trung ương trong việc đầu tư hỗ trợ, khuyến khích xây dựng, phát triển, nhân rộng các mô hình tổ hợp tác, HTX trên từng lĩnh vực, từng ngành nghề. Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của tổ hợp tác, HTX hiện có nhằm tích cực đóng góp vào tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh; góp phần tạo việc làm cho người lao động, xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường.
- Đẩy mạnh sự liên kết, hợp tác giữa các THT, HTX với nhau; giữa THT, HTX với các thành phần kinh tế để ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ, tiêu thụ nông sản và các sản phẩm khác, nâng dần năng lực cạnh tranh của khu vực kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh.
- Định hướng và tuyên truyền cho các HTX hoạt động đa ngành, đa nghề, tập trung thực hiện trong lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ và các làng nghề nông thôn. Xác định tiềm năng một số ngành nghề phù hợp với đặc điểm kinh tế, tự nhiên, xã hội của tỉnh như: phát triển rừng, dịch vụ cung ứng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, mô hình chăn nuôi (nuôi lợn nái sinh sản với quy mô khép kín hoặc quy mô nhỏ tại các hộ thành viên, nuôi cá nước ngọt ở hồ, đập), trồng rau an toàn và một số cây đặc sản như: Cải ngồng, Quýt vàng Bắc Sơn, Na Chi Lăng, Hồng Bảo Lâm, Hồi....; dịch vụ cung ứng thức ăn chăn nuôi, thu gom rác thải, vận chuyển bốc xếp hàng hoá tại cửa khẩu, vận tải hàng hoá, hành khách đường bộ, khai thác chế biến vật liệu xây dựng (đá vôi) gắn với chuyển đổi mô hình phát triển theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh.
- Quan tâm bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực cho các HTX, THT.
Tiếp tục thực hiện đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT mà nòng cốt là HTX, không chỉ chú trọng phát triển về số lượng mà còn yêu cầu về chất lượng. Tập trung nguồn lực phát triển HTX ở các địa bàn các xã chưa có HTX, nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn có điều kiện khó khăn; nhằm phát huy vai trò, vị trí và tầm quan trọng của KTHT đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xây dựng nông thôn mới của tỉnh.
Số HTX thành lập mới: Từ 50 HTX trở lên.
Số HTX hoạt động khá, tốt: Đạt 40% trở lên.
Thu nhập bình quân của thành viên, người lao động trong HTX đạt trên 40 triệu đồng/người/năm.
Thực hiện hỗ trợ hoàn thiện 04 HTX tham gia Đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới đảm bảo đến 30/9/2023 đạt số điểm đánh giá5. Các giải pháp phát triển kinh tế tập thể năm 2024
5.1. Tiếp tục thực hiện và hoàn thiện thể chế chính sách
Thực hiện tốt các nhiệm vụ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và HTX theo quy định.
Tổ chức triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ của tỉnh đối với hợp tác xã: Nghị quyết số 15/2021/NQ-HĐND ngày 17/7/2021 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 08/2019/NQ-HĐND ngày 10/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chính sách đặc thù khuyến khích đầu tư, phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, giai đoạn 2020 - 2025; tổ chức lồng ghép các chương trình, dự án để hỗ trợ HTX phát triển thông qua Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới và các chương trình mục tiêu khác.
5.2. Tuyên truyền, tập huấn các chính sách, văn bản QPPL mới ban hành và nâng cao năng lực nguồn nhân lực HTX
Đẩy mạnh công tác quán triệt, tuyên truyền về đường lối, chính sách phát triển kinh tế tập thể của Đảng và Nhà nước ở các ngành, các cấp, các tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao nhận thức trong toàn bộ hệ thống chính trị về bản chất HTX và mô hình HTX kiểu mới; Báo Lạng Sơn, Đài Phát thanh và Truyền hình Lạng Sơn tiếp tục xây dựng các chuyên trang, chuyên mục về phát triển KTTT, làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức đầy đủ hơn về vị trí, vai trò của kinh tế tập thể.
Xây dựng các mô hình phát triển kinh tế tập thể, các gương điển hình, các HTX tiêu biểu; tổ chức tốt các đợt thi đua, các phong trào làm kinh tế giỏi; hằng năm tổ chức hội nghị tổng kết, đánh giá quá trình thực hiện chính sách hỗ trợ, ưu đãi hợp tác xã gắn với công tác tuyên dương, khen thưởng các HTX, cán bộ quản lý và các xã viên tiêu biểu có nhiều đóng góp cho công tác phát triển kinh tế của địa phương.
5.3. Tổ chức triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ, ưu đãi phát triển HTX theo quy định tại Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/ 2013 về quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã năm 2012
Hỗ trợ thành lập mới HTX tại các huyện, thành phố; củng cố hoạt động các HTX trung bình, yếu kém; hỗ trợ xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho các HTX trong và ngoài tỉnh; triển khai thực hiện các chính sách, chương trình, dự án cho các HTX tham gia; tổ chức thực hiện tốt tiêu chí số 13 trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới để xây dựng các HTX hoạt động hiệu quả góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Triển khai hỗ trợ HTX theo Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2025; Chương trình số 19/CTr-UBND ngày 23/5/2021 của UBND tỉnh về hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 167/QĐ-TTg ngày 03/02/2021 phê duyệt Đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước giai đoạn 2021 - 2025; Quyết định số 243/QĐ-UBND ngày 07/02/2022 của UBND tỉnh Lạng Sơn về việc phê duyệt danh sách hợp tác xã tham gia Đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn;
5.4. Nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực KTTT, HTX
Các cấp, các ngành thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX, THT như: rà soát tình hình hoạt động của HTX, hướng dẫn các huyện thực hiện giải thể các HTX đã ngừng hoạt động nhiều năm; tăng số lượng HTX thành lập mới hằng năm, thu hút thêm thành viên tham gia vào HTX; tăng số vốn điều lệ của HTX; tăng cường năng lực tổ chức, điều hành, hoạt động kinh doanh cho các HTX; các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; xúc tiến thương mại; tiếp tục hỗ trợ thí điểm mô hình đưa trí thức trẻ tốt nghiệp đại học, cao đẳng về làm việc có thời hạn ở các HTX nông nghiệp trên địa bàn; đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, chế biến sản phẩm; từng bước mở rộng quy mô hoạt động của các HTX... Phát triển các hình thức hợp tác liên kết, đa dạng, phù hợp, hình thành chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm. Khuyến khích xây dựng, phát triển, nhân rộng các mô hình HTX, THT làm ăn có hiệu quả trên từng lĩnh vực, từng ngành nghề để khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh của địa phương.
5.5. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng trong việc phát triển HTX. Bố trí cán bộ có đủ trình độ, năng lực thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước về KTTT. Cần chú ý tập trung khâu đăng ký HTX, THT; kịp thời triển khai thực hiện những chính sách đối với khu vực kinh tế tập thể.
UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các phòng Tài chính - Kế hoạch hoàn thành dứt điểm việc chuyển đổi dữ liệu đăng ký hợp tác xã vào Hệ thống thông tin Quốc gia về đăng ký hợp tác xã theo lộ trình và hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; triển khai thực hiện việc cấp đăng ký hợp tác xã trên Hệ thống thông tin Quốc gia về đăng ký hợp tác xã.
Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định pháp luật về hợp tác xã; thực hiện rà soát tình hình hoạt động của các HTX; thu hút thành viên; tăng vốn góp của thành viên vào HTX; tiến hành giải thể (bắt buộc hoặc tự nguyện) các hợp tác xã không hoạt động hoặc hoạt động kém hiệu quả, không bảo đảm tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã; thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo về hợp tác xã.
5.6. Huy động các lực lượng xã hội, tổ chức đoàn thể trong nước và quốc tế tham gia thúc đẩy phát triển kinh tế
Phát huy vai trò, trách nhiệm và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể tỉnh, Liên minh HTX tỉnh.
UBND các huyện, thành phố kiện toàn Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, đảm bảo các huyện, thành phố đều có Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; thành lập Hội đồng giải thể và tiến hành thực hiện giải thể bắt buộc đối với các hợp tác xã hoạt động không hiệu quả, hoạt động trên hình thức, đã ngừng hoạt động thuộc địa bàn quản lý; chỉ đạo và đôn đốc các phòng Tài chính - Kế hoạch khẩn trương tiến hành các thủ tục liên quan để thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký các hợp tác xã này.
Tiếp tục huy động và phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Hội phụ nữ tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh và Tỉnh đoàn thanh niên trong việc đẩy mạnh thực hiện Luật Hợp tác xã năm 2012, thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể.
Tổng nhu cầu vốn thực hiện hỗ trợ phát triển KTTT, HTX năm 2024 là: 23.720 triệu đồng (ĐTPT: 10.000 triệu đồng, SN: 13.720 triệu đồng). Trong đó:
- Ngân sách trung ương: 11.120 triệu đồng (ĐTPT: 6.000 triệu đồng, SN: 5.120 triệu đồng).
- Ngân sách địa phương: 12.600 triệu đồng (ĐTPT: 4.000 triệu đồng. SN: 8.600 triệu đồng).
(Chi tiết tại Phụ lục 3 và 4 kèm theo)
1. Đề nghị Trung ương sớm ban hành các văn bản hướng dẫn Luật Hợp tác xã (sửa đổi) để kịp thời triển khai thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới; xử lý các HTX tạm ngừng hoạt động, khó khăn trong giải thể HTX.
2. Các chính sách tại Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ cơ bản phù hợp với nhu cầu hỗ trợ cho KTTT, HTX. Tuy nhiên, nguồn lực bố trí cho phát triển KTTT, HTX chưa tương ứng với mục tiêu đề ra và chưa phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương. Hiện nay nguồn vốn thực hiện chủ yếu sử dụng ngân sách địa phương và lồng ghép với các nguồn vốn khác nên rất khó triển khai thực hiện. Đề nghị Trung ương bố trí nguồn vốn riêng cho thực hiện hỗ trợ phát triển KTTT, HTX.
3. Đề nghị Trung ương sớm ban hành văn bản hướng dẫn đối với những hợp tác xã ngừng hoạt động nhưng khó khăn trong giải thể (không đủ thành phần của Hội đồng giải thể và không đủ thành phần hồ sơ giải thể theo quy định tại Luật Hợp tác xã); ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về đào tạo đối với công chức, viên chức của các cơ quan quản lý nhà nước về KTTT và thành viên, người lao động của KTTT, HTX.
4. Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thống nhất phân loại, đánh giá HTX theo một văn bản hướng dẫn. Hiện nay địa phương đang phải thực hiện phân loại, đánh giá HTX đồng thời theo hai văn bản là Thông tư số 01/2020/TT-BKHĐT ngày 19/02/2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn phân loại đánh giá hợp tác xã (áp dụng cho HTX hoạt động trong tất cả các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế) và Thông tư số 09/2017/TT-BNNPTNT ngày 17/4/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn phân loại, đánh giá hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp (áp dụng riêng cho HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp), gây mất thời gian và không thống nhất trong cách phân loại, đánh giá hợp tác xã trong cùng một địa phương, dẫn đến khó khăn cho công tác tổng hợp, báo cáo.
UBND tỉnh Lạng Sơn trân trọng báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
span', 'dctk > span', 'dctd > span'];
var hasChild = selectors.some(function(selector) {
return clickedElement.closest(selector).find('span').length > 0;
});
if (!hasChild) {
var totalSubLevels = 1;
}
else
{
function findMatchingParent(element) {
var parent = element.parent();
if (parent.length === 0) return null;
for (var i = 0; i < selectors.length; i++) {
if (parent.is(selectors[i])) {
superLevel++;
return parent;
}
}
return findMatchingParent(parent);
}
var parentElement = findMatchingParent(clickedElement);
while (parentElement !== null) {
level++;
parentElement = findMatchingParent(parentElement);
}
var closestElement = clickedElement.closest(selectors.join(', '));
var nodeName = closestElement.prop('nodeName').toLowerCase();
var className = closestElement.attr('class');
var textContent = closestElement.text().trim();
var address = selectors.find(function(selector) {
return closestElement.is(selector);
});
var totalSubLevels = closestElement.find('span').length + 1;
var parent_id = closestElement.parent().attr('id');
var variableName = 'parent_id_' + level;
// Gán giá trị của parent_id cho biến động này
window[variableName] = parent_id;
}
if (totalSubLevels>1)
{
var dynamicVars = {};
var variableName = 'parent_id_' + level;
dynamicVars[variableName] = parent_id;
var buble_id = dynamicVars[variableName];
}
else
{
buble_id = 'dc_' + $(this).parent().attr('id');
}
if ($this.next('.pointy').length === 0) {
$this.after('