Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/2017/TT-BNNPTNT | Hà Nội, ngày 17 tháng 4 năm 2017 |
HƯỚNG DẪN PHÂN LOẠI VÀ ĐÁNH GIÁ HỢP TÁC XÃ HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP
Căn cứ Luật Hợp tác xã số 23/2012/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13 ngày 22/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CPngày17tháng 02năm 2017quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Pháttriểnnông thôn;
Căn cứ Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã số 23/2012/QH13;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn,
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư Hướng dẫn phân loại và đánh giá hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp,
Thông tư này hướng dẫn phân loại; tiêu chí, phương pháp và trình tự đánh giá; xếp loại hợp tác xã có hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp gồm: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp và hoạt động dịch vụ nông nghiệp có liên quan (sau đây gọi chung là hợp tác xã nông nghiệp).
1. Các hợp tác xã hoạt động theo Luật Hợp tác xã số 23/2012/QH13 do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 25 tháng 11 năm 2012 trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp và các dịch vụ có liên quan.
2. Các cơ quan và tổ chức có liên quan.
Điều 3. Phân loại hợp tác xã nông nghiệp
1. Hợp tác xã trồng trọt: Là hợp tác xã có hoạt động sản xuất trồng trọt (trồng cây hàng năm, cây lâu năm; nhân và chăm sóc cây giống nông nghiệp) và dịch vụ trồng trọt có liên quan; dịch vụ sau thu hoạch; xử lý hạt giống để nhân giống.
2. Hợp tác xã chăn nuôi: Là hợp tác xã có hoạt động sản xuất chăn nuôi (trâu, bò, ngựa, lừa, la, dê, cừu, lợn, gia cầm và chăn nuôi khác); dịch vụ chăn nuôi có liên quan; săn bắt, đánh bẫy và hoạt động dịch vụ có liên quan.
3. Hợp tác xã lâm nghiệp: Là hợp tác xã có hoạt động sản xuất lâm nghiệp (trồng và chăm sóc rừng; khai thác gỗ và lâm sản khác; thu nhặt sản phẩm từ rừng không phải gỗ và lâm sản khác) và dịch vụ lâm nghiệp có liên quan.
4. Hợp tác xã thủy sản: Là hợp tác xã có hoạt động nuôi trồng thuỷ sản (nuôi trồng thuỷ sản biển, nội địa; sản xuất giống thuỷ sản); khai thác thủy sản (khai thác thủy sản biển và nội địa, bao gồm cả bảo quản thuỷ sản ngay trên tàu đánh cá).
5. Hợp tác xã diêm nghiệp: Là hợp tác xã có hoạt động khai thác muối (khai thác muối mỏ, đập vụn muối và sàng muối; sản xuất muối từ nước biển, nước mặn ở hồ hoặc nước mặn tự nhiên khác; nghiền, tẩy rửa, và tinh chế muối phục vụ cho sản xuất) và dịch vụ có liên quan đến phục vụ khai thác muối.
6. Hợp tác xã nước sạch nông thôn: Là hợp tác xã có hoạt động khai thác, xử lý và cung cấp nước sạch (khai thác nước từ sông, hồ, ao; thu nước mưa; thanh lọc nước để cung cấp; khử muối của nước biển để sản xuất nước như là sản phẩm chính; phân phối nước thông qua đường ống, bằng xe hoặc các phương tiện khác) cho nhu cầu sinh hoạt trên địa bàn nông thôn.
7. Hợp tác xã nông nghiệp tổng hợp: Là hợp tác xã có hoạt động từ hai lĩnh vực hoạt động của các hợp tác xã được phân loại tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6 Điều này trở lên.
Khi tiến hành phân loại, các hợp tác xã căn cứ Quyết định số 10/2017/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2007 ban hành Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam (190) và văn bản hướng dẫn thi hành của Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xác định các hoạt động chi tiết chưa được nêu cụ thể trong phân loại hợp tác xã trên.
Điều 4. Tiêu chí đánh giá hợp tác xã nông nghiệp
1. Hợp tác xã nông nghiệp được đánh giá theo 06 tiêu chí:
a) Tiêu chí 1: Doanh thu và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm của hợp tác xã;
b) Tiêu chí 2: Lợi ích của các thành viên hợp tác xã;
c) Tiêu chí 3: Vốn hoạt động của hợp tác xã;
d) Tiêu chí 4: Quy mô thành viên ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng;
đ) Tiêu chí 5: Hợp tác xã được khen thưởng trong năm;
e) Tiêu chí 6: Mức độ hài lòng của thành viên đối với hợp tác xã.
2. Các tiêu chí và điểm chấm chi tiết được quy định cụ thể tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 5. Phương pháp và trình tự đánh giá hợp tác xã nông nghiệp
1. Phương pháp đánh giá được thực hiện theo hình thức hợp tác xã tự chấm điểm các tiêu chí (theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này).
2. Trình tự đánh giá xếp loại hợp tác xã nông nghiệp được thực hiện hàng năm theo 05 bước sau:
a) Bước 1: Lấy ý kiến thành viên về mức độ hài lòng đối với hợp tác xã
Đối tượng thực hiện: Hội đồng quản trị hợp tác xã nông nghiệp.
Đối tượng lấy ý kiến: Các thành viên dự đại hội (hoặc đại hội đại biểu) thành viên hàng năm hoặc nhiệm kỳ tổ chức trong quý I của năm.
Cách tiến hành: Hội đồng quản trị hợp tác xã nông nghiệp phát phiếu đánh giá mức độ hài lòng của thành viên hợp tác xã (theo Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này) cho thành viên dự đại hội, thu thập phiếu đánh giá, rà soát phiếu đánh giá, chuyển phiếu đánh giá chưa đúng hoặc chưa đầy đủ để hướng dẫn thành viên đánh giá lại, thu thập phiếu đánh giá hợp lệ, tổng hợp, tính điểm đánh giá bình quân của thành viên (bằng tổng điểm đánh giá của các phiếu hợp lệ chia cho số thành viên có phiếu đánh giá hợp lệ).
b) Bước 2: Hợp tác xã nông nghiệp tổ chức tự chấm điểm
Đối tượng thực hiện: Hội đồng quản trị hợp tác xã nông nghiệp.
Đối tượng kiểm tra: Ban Kiểm soát (hoặc kiểm soát viên).
Cách tiến hành: Hội đồng quản trị hợp tác xã nông nghiệp tổ chức tự chấm điểm và tổng hợp kết quả vào bảng tự chấm điểm của hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp (theo Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này), gửi Ban Kiểm soát (hoặc kiểm soát viên) để kiểm tra.
c) Bước 3: Hợp tác xã nông nghiệp gửi bảng tự chấm điểm
Đối tượng thực hiện: Hội đồng quản trị hợp tác xã nông nghiệp.
Đối tượng nhận: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Phòng Kinh tế (sau đây gọi chung là Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cấp huyện.
Thời gian thực hiện: Trước ngày 01 tháng 4 hàng năm.
d) Bước 4: Báo cáo kết quả cho cơ quan quản lý nhà nước cấp huyện, tỉnh và thông báo công khai kết quả tự chấm điểm và xếp loại hợp tác xã cho thành viên
Đối với việc Báo cáo kết quả cho cơ quan quản lý nhà nước cấp huyện, tỉnh:
Đối tượng thực hiện báo cáo: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đối tượng nhận báo cáo: Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Phát triển nông thôn). Nội dung báo cáo: Danh sách xếp loại các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn (về số lượng từng loại hợp tác xã nông nghiệp đạt loại tốt, khá, trung bình, yếu và số lượng hợp tác xã không xếp loại). Cách tiến hành: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đôn đốc, hướng dẫn các hợp tác xã nông nghiệp tự chấm điểm (trường hợp cần thiết phải xem xét, kiểm tra lại mức độ phù hợp của bảng tự chấm điểm của hợp tác xã, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm việc với hợp tác xã để hướng dẫn hợp tác xã rà soát chấm điểm lại cho đúng với nội dung của Thông tư này); tổng hợp để báo cáo. Thời gian báo cáo: Trước ngày 10 tháng 4 hàng năm.
Đối với việc thông báo công khai kết quả tự chấm điểm và xếp loại hợp tác xã cho thành viên:
Đối tượng thông báo: Hội đồng quản trị hợp tác xã nông nghiệp. Đối tượng nhận thông báo: Thành viên hợp tác xã nông nghiệp. Thời gian và cách tiến hành: Đến hết 15 tháng 4 hàng năm, nếu không có ý kiến của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hội đồng quản trị hợp tác xã nông nghiệp thông báo công khai kết quả tự chấm điểm và xếp loại hợp tác xã cho các thành viên.
đ) Bước 5: Báo cáo kết quả cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Đối tượng thực hiện báo cáo: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Phát triển nông thôn).
Đối tượng nhận báo cáo: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn).
Nội dung báo cáo: Danh sách các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh đã xếp loại (tốt, khá, trung bình, yếu) và hợp tác xã không xếp loại.
Thời gian báo cáo: Trước ngày 15 tháng 4 hàng năm.
Điều 6. Xếp loại hợp tác xã nông nghiệp
1. Hợp tác xã nông nghiệp được xếp loại theo 04 mức sau:
a) Hợp tác xã hoạt động tốt: Tổng số điểm đạt từ 80 điểm đến 100 điểm;
b) Hợp tác xã hoạt động khá: Tổng số điểm đạt từ 65 điểm đến dưới 80 điểm;
c) Hợp tác xã hoạt động trung bình: Tổng số điểm đạt từ 50 điểm đến dưới 65 điểm;
d) Hợp tác xã hoạt động yếu: Tổng số điểm đạt dưới 50 điểm hoặc trong năm bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động của hợp tác xã.
2. Hợp tác xã mới thành lập và sản xuất kinh doanh chưa đủ 12 tháng trong năm thì không tự chấm điểm và xếp loại.
1. Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện, kiểm tra đôn đốc, tổng hợp báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn việc thực hiện Thông tư này.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp huyện; các cơ quan liên quan trong ngành nông nghiệp và các hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.
3. Hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp có trách nhiệm hàng năm thực hiện tự phân loại, đánh giá, xếp loại và báo cáo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp huyện). Kết quả đánh giá xếp loại hợp tác xã là cơ sở để xem xét, lựa chọn khen thưởng của ngành nông nghiệp.
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 31 tháng 5 năm 2017.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hợp tác xã nông nghiệp, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
TIÊU CHÍ VÀ CÁCH CHẤM ĐIỂM ĐÁNH GIÁ HỢP TÁC XÃ HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Thông tư số ……./2017/TT-BNNPTNT ngày ....…/….../2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)
Số TT | Tên tiêu chí | Chi tiết nội dung đánh giá | ||
|
| Chỉ tiêu đánh giá | Thang điểm tối đa | Cách tính điểm |
1 | Doanh thu và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm của hợp tác xã | Tỷ lệ doanh thu thực hiện / doanh thu kế hoạch | 8 | - Dưới 100%: 0 điểm |
- Từ 100% đến dưới 120%: 4 điểm | ||||
- Từ 120% trở lên: 8 điểm | ||||
Tổng doanh thu năm của hợp tác xã | 10 | - Dưới 1 tỷ đồng/năm: 4 điểm | ||
- Từ 1 tỷ đồng đến dưới 5 tỷ đồng/năm: 6 điểm | ||||
- Từ 5 tỷ đồng đến dưới 10 tỷ đồng/năm: 8 điểm | ||||
- Từ 10 tỷ đồng/năm trở lên: 10 điểm | ||||
Thu nhập sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính bình quân đầu thành viên hợp tác xã (Thu nhập năm sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính /thành viên) | 10 | - Không có lợi nhuận sau thuế: 0 điểm | ||
- Có lợi nhuận, bình quân dưới 1 triệu đồng/người: 2 điểm | ||||
- Có lợi nhuận, bình quân 1 đến dưới 5 triệu đồng/người: 4 điểm | ||||
- Có lợi nhuận, bình quân 5 đến dưới 10 triệu đồng/người: 7 điểm | ||||
- Có lợi nhuận, bình quân 10 triệu đồng/người trở lên: 10 điểm | ||||
Trích quỹ đầu tư phát triển không thấp hơn 20% trên thu nhập | 5 | - Không trích lập hoặc trích lập thấp hơn 20% trên thu nhập: 0 điểm | ||
- Trích quỹ phát triển không thấp hơn 20% trên thu nhập: 5 điểm | ||||
Trích quỹ dự phòng tài chính không thấp hơn 5% trên thu nhập | 5 | - Không trích lập hoặc trích lập quỹ thấp hơn 5% trên thu nhập: 0 điểm | ||
- Trích lập quỹ không thấp hơn 5% trên thu nhập: 5 điểm | ||||
2 | Lợi ích của các thành viên hợp tác xã | Ưu tiên giá dịch vụ cho thành viên so với khách hàng không là thành viên | 8 | - Không ưu tiên giá dịch vụ cho thành viên: 0 điểm |
- Có ưu tiên giá dịch vụ cho thành viên (hoặc hợp tác xã chỉ cung ứng dịch vụ cho thành viên): 8 điểm | ||||
Ưu tiên phân phối thu nhập cho thành viên theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã (hoặc công sức lao động đóng góp của thành viên đối với HTX tạo việc làm) | 8 | - Thu nhập còn lại sau khi đã trích lập các quỹ không phân phối hoặc phân phối cho thành viên dưới 50% theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ (hoặc công sức lao động đóng góp của thành viên): 0 điểm | ||
- Thu nhập còn lại sau khi đã trích lập các quỹ phân phối cho thành viên từ 50% trở lên theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ (hoặc công sức lao động đóng góp của thành viên): 8 điểm | ||||
3 | Vốn hoạt động của hợp tác xã | Tỷ lệ tăng vốn góp và huy động từ thành viên hợp tác xã (%) = (vốn góp và huy động từ TV năm nay – vốn góp và huy động từ TV năm trước)/ vốn góp và huy động từ TV năm trước (trường hợp năm trước không có, năm nay có góp và huy động thì tính tỷ lệ là 100%) | 7 | - Giảm vốn chủ sở hữu hoặc không tăng: 0 điểm |
- Dưới 20%: 3 điểm | ||||
- Từ 20% đến 50%: 5 điểm | ||||
- Từ 50% trở lên: 7 điểm | ||||
Vốn hoạt động của hợp tác xã (bao gồm toàn bộ vốn góp của thành viên, vốn huy động, vốn tích lỹ, các quỹ của; các khoản trợ cấp, hỗ trợ của nhà nước, của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các khoản tặng, cho và các nguồn thu hợp pháp khác) | 10 | Dưới 500 triệu đồng: 1 điểm | ||
Từ 500 triệu đến dưới 1 tỷ đồng: 5 điểm | ||||
Từ 1 tỷ đến dưới 10 tỷ đồng: 7 điểm | ||||
Từ 10 tỷ đồng trở lên: 10 điểm | ||||
4 | Quy mô thành viên hợp tác xã ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng | Quy mô thành viên hợp tác xã ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng | 8 | - Hợp tác xã có dưới 30 thành viên: 2 điểm |
- Hợp tác xã có từ 30 thành viên đến dưới 100 thành viên: 4 điểm | ||||
- Hợp tác xã có từ 100 thành viên đến dưới 500 thành viên: 6 điểm | ||||
- Hợp tác xã có trên 500 thành viên: 8 điểm | ||||
5 | Hợp tác xã được khen thưởng trong năm | Hợp tác xã được khen thưởng trong năm | 6 | - Hợp tác xã không được khen thưởng trong năm: 0 điểm |
- Hợp tác xã được cấp huyện khen thưởng trong năm: 3 điểm | ||||
- Hợp tác xã được cấp tỉnh khen thưởng trở lên trong năm: 6 điểm | ||||
6 | Mức độ hài lòng của thành viên đối với hợp tác xã | Mức độ hài lòng của thành viên đối với hợp tác xã | 15 | Chuyển số điểm tổng hợp bình quân/phiếu hợp lệ của thành viên hợp tác xã tham gia đánh giá mức độ hài lòng của thành viên hợp tác xã vào bảng tự chấm điểm của hợp tác xã |
|
| |||
Tổng điểm | 100 |
PHIẾU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LONG CỦA THÀNH VIÊN ĐỐI VỚI HỢP TÁC XÃ HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Thông tư số ……./2017/TT-BNNPTNT ngày ....…/….../2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)
Hợp tác xã …………...
Địa chỉ: ........................
PHIẾU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA THÀNH VIÊN
ĐỐI VỚI HỢP TÁC XÃ
Tên thành viên:
Địa chỉ:
Điện thoại:
Kết quả đánh giá:
TT | Chỉ tiêu | Điểm số | Nhận xét | ||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | |||
1 | Cung cấp thông tincủa hợp tác xã cho thành viên (thông tin phục vụ sản xuất kinh doanh của thành viên, thông tin về hoạt động của hợp tác xã) | ||||||
2 | Chất lượngsản phẩm và dịch vụ của hợp tác xã cung ứng cho thành viên | ||||||
3 | Tínhkịp thờitrong cung ứng sản phẩm và dịch vụ của hợp tác xã cho thành viên | ||||||
Tổng cộng điểm đánh giá | ……….điểm |
| ........, ngày..... tháng..... năm ......... |
Ghi chú:
- Các thành viên hợp tác xã căn cứ vào tình hình hoạt động của hợp tác xã đánh giá từng chỉ tiêu trong phiếu đánh giá theo mức độ hài lòng của thành viên đối với hợp tác xã bằng cách đánh dấu (x) vào ô điểm số tương ứng với số điểm tăng dần theo mức độ hài lòng (từ thấp nhất là 1 điểm đến cao nhất là 5 điểm) đối với từng chỉ tiêu đánh giá. Nếu có ý kiến đánh giá bổ sung thì ghi vào cột nhận xét.
- Phiếu đánh giá hợp lệ là phiếu đánh giá đủ cả 3 chỉ tiêu, mỗi chỉ tiêu chỉ đánh dấu 01 ô điểm. Trường hợp tổng số điểm không khớp với điểm chi tiếp thì được tỉnh lại tổng theo số điểm chi tiết chấm.
BẢNG TỰ CHẤM ĐIỂM CỦA HỢP TÁC XÃ HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Thông tư số ……./2017/TT-BNNPTNT ngày ....…/….../2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)
Tên hợp tác xã:………………
Địa chỉ:……………………
Phân loại theo lĩnh vực hoạt động: Hợp tác xã ……………………………………….
BẢNG TỰ CHẤM ĐIỂM HỢP TÁC XÃ HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP
Kết quả tự đánh giá của Hội đồng quản trị: Hợp tác xã tự nhận đạt loại …………….
Số TT | Tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá | Thang điểm tối đa | Điểm hợp tác xã tự chấm | Diễn giải |
1 | Doanh thu và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm của hợp tác xã | |||
a | Tỷ lệ doanh thu thực hiện/doanh thu kế hoạch | 8 | ||
b | Tổng doanh thu năm của hợp tác xã | 10 | ||
c | Thu nhập sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính bình quân đầu thành viên hợp tác xã (Thu nhập năm sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính /thành viên) | 10 | ||
d | Trích quỹ phát triển không thấp hơn 20% trên thu nhập | 5 | ||
đ | Trích quỹ dự phòng tài chính (hoặc quỹ rủi ro) không thấp hơn 5% trên thu nhập | 5 | ||
2 | Lợi ích của các thành viên hợp tác xã | |||
a | Ưu tiên giá dịch vụ cho thành viên so với khách hàng không là thành viên | 8 | ||
b | Ưu tiên phân phối thu nhập cho thành viên theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã | 8 | ||
3 | Vốn hoạt động của hợp tác xã | |||
a | Tỷ lệ tăng vốn góp và huy động từ thành viên hợp tác xã (%) = (vốn góp và huy động từ TV năm nay – vốn góp và huy động từ TV năm trước)/ vốn góp và huy động từ TV năm trước (trường hợp năm trước không có, năm nay có góp và huy động thì tính tỷ lệ là 100%) | 7 | ||
b | Vốn hoạt động của hợp tác xã (bao gồm toàn bộ vốn góp của thành viên, vốn huy động, vốn tích lỹ, các quỹ của; các khoản trợ cấp, hỗ trợ của nhà nước, của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các khoản tặng, cho và các nguồn thu hợp pháp khác) | 10 | ||
4 | Quy mô thành viên hợp tác xã ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng | 8 | ||
5 | Hợp tác xã được khen thưởng trong năm | 6 | ||
6 | Mức độ hài lòng của thành viên đối với hợp tác xã | 15 |
| |
Tổng điểm | 100 |
Ghi chú:
- Hợp tác xã căn cứ vào
- Hợp tác xã ghi số điểm đạt từng tiêu chí, chỉ tiêu tại cột “Điểm hợp tác xã tự chấm” và ghi cụ thể nội dung tại cột diễn giải.
| ........, ngày..... tháng..... năm ......... |
- 1Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký hợp tác xã và chế độ báo cáo tình hình hoạt động của hợp tác xã do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 2Thông tư 15/2016/TT-BNNPTNT hướng dẫn điều kiện và tiêu chí thụ hưởng hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đối với hợp tác xã nông nghiệp do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Công văn 3065/VPCP-NN năm 2017 về văn bản của Hợp tác xã Mây tre lá Ba nhất do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 201/QĐ-BCĐĐMPTKTTTHTX năm 2017 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã
- 1Luật hợp tác xã 2012
- 2Nghị định 193/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật hợp tác xã
- 3Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký hợp tác xã và chế độ báo cáo tình hình hoạt động của hợp tác xã do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 4Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 5Thông tư 15/2016/TT-BNNPTNT hướng dẫn điều kiện và tiêu chí thụ hưởng hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đối với hợp tác xã nông nghiệp do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Quyết định 10/2017/QĐ-TTg Quy chế quản lý và thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Nghị định 15/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 8Công văn 3065/VPCP-NN năm 2017 về văn bản của Hợp tác xã Mây tre lá Ba nhất do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 201/QĐ-BCĐĐMPTKTTTHTX năm 2017 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã
Thông tư 09/2017/TT-BNNPTNT hướng dẫn phân loại và đánh giá hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 09/2017/TT-BNNPTNT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 17/04/2017
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Trần Thanh Nam
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 357 đến số 358
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra