Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 133/KH-UBND | Kiên Giang, ngày 16 tháng 8 năm 2018 |
Căn cứ Quyết định số 1566/QĐ-TTg ngày 09/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn giai đoạn 2016 - 2025;
Căn cứ Quyết định số 2147/QĐ-TTg ngày 24/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Quốc gia chống thất thoát, thất thu nước sạch đến năm 2025;
Căn cứ Quyết định số 988/QĐ-UBND ngày 28/4/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn đến năm 2025;
Căn cứ Quyết định số 2487/QĐ-UBND ngày 27/11/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch cấp nước vùng tỉnh Kiên Giang đến năm 2025;
Căn cứ Quyết định số 2789/QĐ-UBND ngày 09/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án kiểm soát mặn, giữ ngọt phục vụ sản xuất và nước sinh hoạt của nhân dân giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 558/QĐ-UBND ngày 12/3/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc triển khai thực hiện Chương trình quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn giai đoạn 2016 - 2020 và Chương trình quốc gia chống thất thoát, thất thu nước sạch đến năm 2025, Sở Xây dựng trình ban hành “Kế hoạch thực hiện Chương trình bảo đảm cấp nước an toàn và Chương trình chống thất thoát, thất thu nước sạch trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2025” với các nội dung cụ thể như sau:
I. HIỆN TRẠNG CẤP NƯỚC SINH HOẠT:
1. Các hệ thống cấp nước:
- Tổng công suất 23 hệ thống cấp nước đô thị là 128.940 m3/ng-đ1, đạt 53,3% so với dự báo nhu cầu dùng nước đến năm 2020. Trong đó:
+ Tổng công suất 13 hệ thống cấp nước phục vụ 14 đô thị hiện hữu là 110.880 m3/ng-đ.
+ Tổng công suất 06 hệ thống cấp nước phục vụ 06 đô thị dự kiến hình thành là 8.660 m3/ng-đ (Tắc Cậu, Đầm Chít, Thứ Bảy, U Minh Thượng, Định An, An Sơn).
+ Tổng công suất 04 hệ thống cấp nước phục vụ các khu, cụm công nghiệp, khu chức năng đô thị là 5.400m3/ng-đ (Thạnh Lộc, Trường Cao đẳng Cộng đồng, Hòn Chông, Vĩnh Hòa Hưng Nam).
- Tổng công suất 62 hệ thống cấp nước nông thôn là 22.750 m3/ng-đ.
- Tổng công suất hệ thống cấp nước dự phòng từ nguồn nước ngầm thuộc dự án phòng chống hạn mặn địa bàn thành phố Rạch Giá là 25.000 m3/ng-đ.
2. Đánh giá các chỉ tiêu cấp nước an toàn:
- Tỷ lệ dân cư đô thị được cung cấp nước sạch đạt trên 85,2%.
- Tỷ lệ dân cư nông thôn được cung cấp nước sạch, hợp vệ sinh đạt 92,8%, trong đó có 38,2 % sử dụng nước sạch theo QCVN 02:2009/BYT.
- Các hệ thống cấp nước đô thị, nông thôn chưa lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn.
- Nước thải sinh hoạt đô thị chưa qua xử lý trước khi xả ra môi trường.
- Chưa đánh giá tỷ lệ bệnh tiêu chảy liên quan tới nước ăn uống.
- Thành lập Ban Chỉ đạo Cấp nước an toàn và Chống thất thoát, thất thu nước sạch tỉnh Kiên Giang theo Quyết định số 1393/QĐ-UBND ngày 19/6/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh (thay thế Quyết định số 2940/QĐ-UBND ngày 30/11/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thành lập Ban Chỉ đạo Cấp nước an toàn tỉnh).
3. Đánh giá chỉ tiêu chống thất thoát, thất thu nước sạch:
Tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch bình quân khu vực đô thị là 23,63%, nông thôn 23,56%.
1. Mục tiêu tổng quát:
Huy động tối đa các nguồn lực để triển khai thực hiện các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu Chương trình Quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn giai đoạn 2016 - 2025 và Chương trình Quốc gia chống thất thoát, thất thu nước sạch đến năm 2020 cụ thể cho từng giai đoạn như sau:
a) Đầu tư xây dựng các hệ thống cấp nước theo Quy hoạch:
Đầu tư phát triển hệ thống cấp nước theo Quy hoạch xây dựng, Quy hoạch đô thị và Quy hoạch cấp nước vùng tỉnh đến năm 2025. Trong đó, ưu tiên khai thác nguồn vốn đầu tư của thành phần kinh tế tư nhân để giảm đầu tư từ ngân sách nhà nước, nâng cao hiệu quả đầu tư.
b) Về cấp nước an toàn:
Theo Chương trình Quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn giai đoạn 2016 - 2025, xác định các chỉ tiêu cụ thể sau:
- Đến năm 2020:
+ Tỷ lệ dân cư được cung cấp nước sạch, hợp vệ sinh đạt 90% - 95% (Trong đó, tỷ lệ dân cư được cung cấp nước sạch theo tiêu chuẩn Quốc gia về nông thôn mới là 65%).
+ Tỷ lệ hệ thống cấp nước đô thị được lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đạt 45%.
+ Tỷ lệ hệ thống cấp nước nông thôn được lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đạt 35%.
+ Giảm thiểu lượng nước thải sinh hoạt đô thị chưa qua xử lý trước khi xả ra môi trường xuống còn 80 - 85%.
+ Giảm thiểu 20% bệnh tiêu chảy liên quan tới nước ăn uống.
+ 100% các tỉnh, thành phố thành lập Ban Chỉ đạo Cấp nước an toàn.
- Đến năm 2025:
+ Tỷ lệ dân cư được cung cấp nước sạch, hợp vệ sinh đạt 95% - 100%.
+ Tỷ lệ hệ thống cấp nước đô thị được lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đạt 75%.
+ Tỷ lệ hệ thống cấp nước nông thôn được lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đạt 50%.
+ Giảm thiểu lượng nước thải sinh hoạt đô thị chưa qua xử lý trước khi xả ra môi trường xuống còn 70%.
+ Giảm thiểu 30% bệnh tiêu chảy liên quan tới nước ăn uống.
c) Về chống thất thoát, thất thu nước sạch:
Chương trình Quốc gia chống thất thoát, thất thu nước sạch đến năm 2025, xác định các chỉ tiêu cụ thể sau:
- Đến năm 2020: Tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch bình quân là 18%.
- Đến năm 2025: Tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch bình quân là 15%.
d) Về cấp nước sản xuất nông nghiệp:
Đảm bảo được yêu cầu kiểm soát mặn, nước tưới tiêu cho 800.000 ha diện tích gieo trồng lúa hàng năm; trên 4.000 ha cây trồng cần luân phiên trên đất lúa; các diện tích rau màu, cây ăn quả và cây công nghiệp; tổng diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 221.537 ha.
2. Mục tiêu cụ thể:
Trên cơ sở Quy hoạch cấp nước vùng tỉnh Kiên Giang đến năm 2025, Chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh đến năm 2025 và khả năng huy động nguồn lực để triển khai các hoạt động cấp nước an toàn và chống thất thoát, thất thu nước sạch, xác định các mục tiêu cụ thể sau:
2.1. Đến năm 2020:
a) Đầu tư phát triển các hệ thống cấp nước:
- Trên cơ sở các quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn mới, phát triển mạng lưới cấp nước các đô thị, nông thôn để phát huy tối đa công suất thiết kế đối với các hệ thống cấp nước hiện có.
- Xây dựng mới, nâng công suất các trạm cấp nước, nhà máy nước (NMN), mở rộng mạng lưới dịch vụ đáp ứng dự báo nhu cầu dùng nước đô thị đến năm 2020 là 242.160 m3/ng-đ (bao gồm rà soát, bổ sung các NMN của các đô thị Rạch Giá và Phú Quốc). 2
- Xây dựng mới, nâng công suất các NMN, mở rộng mạng lưới dịch vụ đáp ứng dự báo nhu cầu dùng nước sinh hoạt nông thôn đến năm 2020 là 71.742 m3/ng-đ.
b) Các chỉ tiêu cấp nước an toàn:
- Tỷ lệ dân cư được cung cấp nước sạch, hợp vệ sinh đạt 90% - 95%. Gồm:
+ Tỷ lệ hộ dân được cấp nước sạch, hợp vệ sinh tại các đô thị loại II, III đạt ≥95%, tiêu chuẩn ≥110 lít/người/ng-đ; loại IV đạt ≥90%, tiêu chuẩn ≥100 lít/người/ng-đ; loại V đạt ≥80%, tiêu chuẩn ≥80 lít/người/ng-đ.
+ Tỷ lệ dân cư nông thôn được cung cấp nước sạch, hợp vệ sinh đạt 98,9%, trong đó ≥45% sử dụng nước sạch theo QCVN 02:2009/BYT từ hệ thống cấp nước tập trung (so với tiêu chuẩn Quốc gia về nông thôn mới là 65%).
- Tỷ lệ hệ thống cấp nước đô thị được lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đạt 45%.
- Tỷ lệ hệ thống cấp nước nông thôn được lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đạt 35%.
- Giảm thiểu lượng nước thải sinh hoạt đô thị chưa qua xử lý trước khi xả ra môi trường xuống còn 80 - 85%.
- Giảm thiểu 20% bệnh tiêu chảy liên quan tới nước ăn uống.
- Ban hành Quy chế hoạt động, thành lập Tổ công tác giúp việc và xây dựng kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo Cấp nước an toàn và Chống thất thoát, thất thu nước sạch tỉnh (gọi tắt là Ban Chỉ đạo).
c) Chỉ tiêu chống thất thoát, thất thu nước sạch:
Tập trung các nguồn lực cho hoạt động chống thất thoát, thất thu nước sạch, giảm tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch bình quân ≤18% tại các đô thị từ loại II đến loại IV; ≤25% đối với các đô thị loại V và khu vực nông thôn.
d) Về cấp nước sản xuất nông nghiệp:
Hoàn thành đầu tư xây dựng các công trình kiểm soát mặn, giữ ngọt phục vụ sản xuất cho tuyến ven biển từ Kiên Lương đến Châu Thành; tuyến đê biển An Biên - An Minh.
2.2. Đến năm 2025:
Tiếp tục huy động nguồn lực đầu tư xây dựng mới, mở rộng mạng lưới cấp nước, nâng công suất các NMN theo Quy hoạch cấp nước vùng tỉnh đến năm 2025; tiếp tục triển khai các hoạt động nhằm đạt các chỉ tiêu cấp nước an toàn và chống thất thoát, thất thu nước sạch Quốc gia đến năm 2025.
1. Xây dựng cơ chế, chính sách về bảo đảm cấp nước an toàn:
a) Nghiên cứu, điều chỉnh khung giá tiêu thụ nước sạch theo hướng đến năm 2020 không phải trợ giá tiêu thụ nước sạch từ ngân sách nhà nước, đảm bảo các Đơn vị cấp nước có lợi nhuận định mức theo quy định.
b) Lập kế hoạch phát triển cấp nước các đô thị đến năm 2020, phù hợp Quy hoạch xây dựng, Quy hoạch đô thị, bảo đảm việc đấu nối các khách hàng sử dụng nước vào mạng lưới cấp nước trong vùng phục vụ tại các tuyến, cụm dân cư nội thành, nội thị, trung tâm thị trấn, bảo đảm cân đối nhu cầu sử dụng nước đối với các mục đích sử dụng nước khác nhau. Trong đó:
+ Thành phố Rạch Giá, đô thị Phú Quốc, thị xã Hà Tiên, thị trấn đô thị Kiên Lương đạt tỷ lệ bao phủ dịch vụ ≥ 90%;
+ Các thị trấn thuộc huyện là đô thị loại V đạt tỷ lệ bao phủ dịch vụ ≥70%.
- Trên cơ sở Quy hoạch xây dựng nông thôn mới, đảm bảo việc lắp đặt đồng hồ, nâng tỷ lệ đấu nối các hộ dùng nước thuộc các cụm, tuyến dân cư nông thôn có khả năng đấu nối với hệ thống cấp nước tập trung đạt tỷ lệ dân cư nông thôn được cung cấp nước sạch, hợp vệ sinh đạt ≥98,9%, trong đó ≥45% sử dụng nước sạch theo QCVN 02:2009/BYT. Ưu tiên các địa bàn hải đảo, vùng khó khăn về nguồn nước sinh hoạt thuộc các huyện An Biên, An Minh, Kiên Hải...
c) Triển khai ký kết thỏa thuận dịch vụ cấp nước nhằm nâng cao trách nhiệm quản lý giữa Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố đối với vùng cấp nước đô thị; Ủy ban nhân dân các xã đối với vùng cấp nước nông thôn và các Đơn vị cấp nước trong việc đầu tư, phát triển cấp nước, đồng thời thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn. Ưu tiên, kết hợp việc ký kết thỏa thuận dịch vụ cấp nước với việc xác định vùng phục vụ cấp nước, phù hợp Quy hoạch xây dựng, Quy hoạch đô thị, Quy hoạch xây dựng nông thôn mới và công tác lập kế hoạch phát triển cấp nước, lập kế hoạch cấp nước an toàn.
d) Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt và triển khai thực hiện Kế hoạch cấp nước an toàn các hệ thống cấp nước đô thị, nông thôn. Ưu tiên thực hiện các hệ thống cấp nước thuộc các địa bàn Rạch Giá, Phú Quốc, Hà Tiên.
đ) Ban hành Quy chế hoạt động, thành lập Tổ công tác giúp việc và bố trí kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo.
e) Xây dựng dự án chống thất thoát, thất thu nước sạch trên địa bàn tỉnh đảm bảo mục tiêu đến năm 2020.
g) Tiếp tục rà soát, đề xuất điều chỉnh Quy hoạch cấp nước vùng tỉnh đến năm 2025 phù hợp nhu cầu thực tế, ứng phó biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn và Quy hoạch cấp nước vùng đồng bằng sông Cửu Long đã được phê duyệt.
2. Đầu tư phát triển và quản lý, vận hành các công trình đầu mối:
2.1. Cấp nước sinh hoạt đô thị:
a) Phối hợp thực hiện dự án cấp nước an toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long.
b) Huy động tối đa các nguồn lực để đầu tư xây dựng các hồ chứa nước, tạo nguồn và dự trữ nước sinh hoạt cho các NMN trên địa bàn Phú Quốc, gồm: Hồ Cửa Cạn, W=15 triệu m3; hồ Suối Lớn, W=4 triệu m3, hồ Rạch Cá, W=2 triệu m3; hồ Rạch Tràm, W= 3 triệu m3.
c) Ưu tiên đầu tư, xây dựng đưa vào khai thác, quản lý vận hành trước năm 2020 các hệ thống cấp nước trọng điểm, gồm:
- Hệ thống cấp nước Cửa Cạn, Phú Quốc: Xây dựng NMN, công suất giai đoạn I đến năm 2020 là khoảng 20.000 m3/ng-đ; giai đoạn 2 đến năm 2030 là 50.000 m3/ng-đ và hệ thống tuyến ống cung cấp nước sạch.
- Nghiên cứu nâng dung tích dự trữ hồ chứa nước, bổ sung công suất nhà máy xử lý nước và mở rộng mạng lưới cấp nước Dương Đông, Phú Quốc.
- NMN Bắc Rạch Giá: Thi công xây dựng, vận hành chạy thử vào tháng 12/2018. Dự kiến công suất ban đầu khoảng 10.000 m3/ng-đ.
- NMN Nam Rạch Giá: Đảm bảo phát huy hết công suất thiết kế 10.000m3/ng-đ, nâng công suất thiết kế giai đoạn II đạt tổng công suất 20.000 m3/ng-đ trước năm 2020.
- Nghiên cứu khả thi dự án mở rộng hồ chứa nước Vĩnh Thông, thành phố Rạch Giá theo Quy hoạch phân khu được phê duyệt kết hợp xây dựng NMN Vĩnh Thông, làm cơ sở đề xuất điều chỉnh Quy hoạch, danh mục NMN theo Quy hoạch được duyệt.
d) Khuyến khích các Đơn vị cấp nước, các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành các hệ thống cấp nước, gồm:
- Xây dựng mới 03 hệ thống cấp nước và hồ chứa nước thuộc địa bàn Phú Quốc, gồm: NMN Suối Lớn, công suất 15.000 m3/ng-đ; NMN Rạch Tràm, công suất 10.000 m3/ng-đ; NMN Rạch Cá, công suất 8.000 m3/ng-đ. 3
- Mở rộng 09 mạng lưới, nâng công suất hệ thống cấp nước, gồm: Kiên Lương từ 10.000 m3/ng-đ lên 25.000 m3/ng-đ; Hà Tiên từ 8.000 m3/ng-đ lên 20.000 m3/ng-đ; An Biên từ 600 m3/ng-đ lên 5.000 m3/ng-đ; Ngã tư Công Sự từ 800 m3/ng-đ lên 1.200 m3/ng-đ; Giồng Riềng từ 2.400 m3/ng-đ lên 4.000 m3/ng-đ; Định An từ 320 m3/ng-đ lên 2.000 m3/ng-đ; Vĩnh Thuận từ 1.500 m3/ng-đ lên 3.000 m3/ng-đ; Hòn Tre từ 240 m3/ng-đ lên 1.000 m3/ng-đ; An Sơn từ 240 m3/ng-đ lên 1.000 m3/ng-đ.
- Xây dựng mới 04 hệ thống cấp nước, gồm: Thạnh Đông A, công suất 3.000 m3/ng-đ; Thuận Hưng công suất 2.000 m3/ng-đ; Bình Minh công suất 1.000 m3/ng-đ; Vĩnh Phú công suất 1.000 m3/ng-đ.
đ) Quản lý, vận hành các hệ thống cấp nước ngầm phòng chống xâm nhập mặn nguồn nước địa bàn thành phố Rạch Giá, đảm bảo duy trì hoạt động cung cấp nước sạch đủ lưu lượng, đảm bảo chất lượng trong thời gian tối thiểu 30 ngày khi nguồn nước mặt bị xâm nhập mặn.
e) Nghiên cứu các phương án tạo nguồn cấp nước cho đô thị Kiên Hải.
2.2. Cấp nước sinh hoạt nông thôn:
- Triển khai các dự án cấp nước thuộc Quy hoạch tổng thể cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Kiên Giang do Đan Mạch tài trợ.
- Tiếp tục thực hiện chương trình nước sạch nông thôn, chương trình cấp nước cho đồng bào dân tộc và lồng ghép với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Kế hoạch năm 2018, nâng công suất 03 trạm cấp nước với tổng công suất đạt 110 m3/h (Minh Thuận, Đông Yên, Thạnh Lộc) dự kiến có 688 hộ hưởng lợi; lắp đặt thêm 5.003m tuyến ống truyền tải nước ở Thạnh Yên, dự kiến có 260 hộ hưởng lợi. Tổng số hộ dân hưởng lợi và được lắp đặt thêm đồng hồ nước khoảng 948 hộ.
2.3. Cấp nước sản xuất nông nghiệp:
- Triển khai thực hiện Quyết định số 558/QĐ-UBND ngày 12/3/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp tỉnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
- Rà soát và triển khai cơ sở hạ tầng điện phục vụ sản xuất trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Hoàn thành xây dựng 03 cống ven sông Cái Bé (Cà Lang, Đập Đá, Sóc Tràm); khởi công xây dựng mới 09 cống kiểm soát mặn tuyến đê biển An Biên - An Minh. Tiếp tục kiến nghị Trung ương hỗ trợ cấp bách dự án ngăn mặn ven biển An Biên - An Minh, bao gồm nâng cấp đoạn đê biển này và xây dựng 16 cống còn lại nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn, đảm bảo sản xuất nông nghiệp an toàn, bền vững, hiệu quả. Ngăn mặn tuyến Kiên Lương - Châu Thành; đầu tư xây dựng các cống: T3 - Hòa Điền, Kênh Nhánh, Tà Niên, Vàm Bà Lịch.
- Tập trung thực hiện “Đề án kiểm soát mặn, giữ ngọt phục vụ sản xuất và nước sinh hoạt của nhân dân giai đoạn 2016 - 2020”; “Kế hoạch cơ cấu lại thủy lợi để phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”.
- Xây dựng kế hoạch thủy nông nội đồng mùa khô của từng năm, đến năm 2020.
- Duy tu, sửa chữa công trình thủy lợi từ nguồn kinh phí cấp bù thủy lợi phí năm 2018: Cống ngăn mặn, nạo vét hạ lưu các cống, nạo vét các kênh trong dự án thủy lợi Ô Môn - Xà No, sửa chữa nhà quản lý, dốc cầu giao thông, cửa phai thép ở các cống để chủ động đóng mở.
3. Quản lý, sử dụng và bảo vệ nguồn nước:
a) Xây dựng danh mục các nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ; triển khai việc cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước theo lộ trình ưu tiên đã được phê duyệt; điều tra, xác định các sông, kênh, rạch bị ô nhiễm để xây dựng phương án phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm, đảm bảo đáp ứng yêu cầu về cấp nước an toàn.
b) Điều tra, đánh giá tài nguyên nước, lập quy hoạch tài nguyên nước; tăng cường quản lý, giám sát, bảo vệ nguồn nước; kiểm soát chặt chẽ việc xả thải vào nguồn nước; đầu tư xây dựng, lắp đặt trang thiết bị thu nhận, lưu trữ dữ liệu từ các cơ sở có khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo quy định.
c) Xây dựng hệ thống hồ trữ nước mưa, nước mặt và các công trình ngăn mặn, xả lũ có tính đến biến đổi khí hậu; lập kế hoạch khai thác, sử dụng hồ trữ nước đa mục đích, ưu tiên cho khai thác cung cấp nước sinh hoạt.
d) Khai thác sử dụng nguồn nước ngầm hợp lý và từng bước giảm lưu lượng khai thác nước ngầm tại các đô thị...; nghiên cứu bổ cập nước ngầm hướng tới tạo nguồn nước dự phòng trong trường hợp xảy ra các sự cố về nguồn nước mặt, hệ thống cấp nước và biến đổi khí hậu.
đ) Thiết lập hệ thống kiểm soát, cảnh báo chất lượng, trữ lượng nguồn nước; nghiên cứu giải pháp dự phòng nguồn nước bảo đảm an toàn nguồn nước cho NMN.
1. Sở Xây dựng:
- Là cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn thực hiện kế hoạch, định kỳ báo cáo Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Đôn đốc tiến độ các dự án đầu tư xây dựng các hệ thống cấp nước theo quy hoạch, kế hoạch, nhất là các dự án trọng điểm khu vực đô thị.
- Tổ chức thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Kế hoạch cấp nước an toàn của các hệ thống cấp nước đô thị.
- Trình ban hành Quy chế hoạt động, thành lập Tổ công tác giúp việc và xây dựng kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan xây dựng cơ sở dữ liệu ngành cấp nước.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh: Trình duyệt các dự án ưu tiên cấp bách nhằm ứng phó biến đổi khí hậu, nước biển dâng, kiểm soát mặn, cấp nước sinh hoạt nông thôn để trình Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương xem xét hỗ trợ vốn đầu tư.
- Xây dựng, phê duyệt kế hoạch và lộ trình thực hiện đảm bảo cấp nước an toàn khu vực nông thôn giai đoạn 2018 - 2025. Tổ chức lập, thẩm định, trình phê duyệt hoặc phê duyệt Kế hoạch cấp nước an toàn hệ thống cấp nước nông thôn khi được Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền.
- Phê duyệt kế hoạch và kinh phí triển khai thực hiện các dự án cấp nước nông thôn, huy động và lồng ghép các nguồn lực từ các chương trình, dự án khác trên địa bàn để thực hiện các nội dung kế hoạch.
- Chỉ đạo Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh tham mưu lồng ghép nguồn kinh phí vào nội dung cấp nước sinh hoạt nông thôn trong quá trình chỉ đạo xây dựng nông thôn mới.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Tham mưu thực hiện các nội dung được quy định tại Điểm a, b Khoản 3 Mục III Kế hoạch này.
- Xây dựng kế hoạch tuyên truyền nâng cao nhận thức và vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ nguồn nước, hệ thống cấp nước cũng như việc sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.
4. Sở Y tế:
- Phối hợp với các Sở, ngành liên quan tăng cường thanh tra, kiểm tra chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan hướng dẫn thực hiện công tác truyền thông cho người dân về việc sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh góp phần phòng chống dịch bệnh.
5. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
- Đôn đốc tiến độ đầu tư phát triển và quản lý, vận hành hệ thống cấp nước trên địa bàn quản lý, nhất là các dự án trọng điểm khu vực đô thị Rạch Giá, Phú Quốc, Hà Tiên... các dự án cấp nước nông thôn vùng khó khăn về nguồn nước, vùng hải đảo.
- Phối hợp các Đơn vị cấp nước tiến hành xác định vùng phục vụ cấp nước; ban hành kế hoạch phát triển cấp nước, từng bước phủ kín dịch vụ cho các vùng phục vụ cấp nước đã được xác định.
- Ký kết thỏa thuận thực hiện dịch vụ cấp nước đô thị sau khi có ý kiến thống nhất của Sở Xây dựng. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã thuộc địa bàn quản lý đôn đốc các Đơn vị cấp nước thực hiện ký kết thỏa thuận dịch vụ cấp nước nông thôn.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức và vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ nguồn nước, hệ thống cấp nước cũng như việc sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.
6. Các Đơn vị cấp nước: (Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Kiên Giang, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Kiên Giang, Công ty Cổ phần Tư vấn và cấp nước Đông Nam Á Mekong Rạch Giá, Công ty Cổ phần Cấp nước Bắc Rạch Giá...)
- Tiếp tục đầu tư mới các NMN đô thị, nông thôn. Cải tạo, nâng công suất, mở rộng mạng lưới cấp nước do Đơn vị quản lý, bảo đảm việc đấu nối các khách hàng sử dụng vào mạng lưới cấp nước tập trung trong vùng phục vụ, phát huy tối đa công suất thiết kế của các NMN.
- Lập kế hoạch phát triển cấp nước đô thị, nông thôn đến năm 2020 để phát huy tối đa công suất thiết kế đối với các hệ thống cấp nước do Đơn vị quản lý, trình Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố phê duyệt theo quy định tại Điều 33 Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch.
- Triển khai ký kết thỏa thuận dịch vụ cấp nước theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch.
- Lập, trình thẩm định, phê duyệt và triển khai Kế hoạch cấp nước an toàn các hệ thống cấp nước do Đơn vị quản lý theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng tại Thông tư số 08/2012/TT-BXD ngày 21/11/2012.
- Bảo vệ an toàn hệ thống cấp nước; phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, rà soát, đánh giá các tác động ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước; nghiên cứu, đề xuất biện pháp quản lý các nguồn gây ô nhiễm; lựa chọn nguồn nước khai thác lâu dài, dự phòng; thông báo kịp thời tình hình chất lượng nước cấp trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Chủ trì, phối hợp Sở Xây dựng lập và trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch giảm tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch hàng năm và 5 năm làm cơ sở xây dựng dự án chống thất thoát, thất thu nước sạch đối với các hệ thống cấp nước do Đơn vị quản lý và triển khai thực hiện.
- Nâng cấp trang thiết bị giám sát, điều khiển hệ thống cấp nước; nghiên cứu, ứng dụng công nghệ xử lý nước trong điều kiện suy thoái chất lượng nguồn nước và xâm nhập mặn; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, vận hành hệ thống cấp nước.
- Xây dựng quy trình quản lý, ứng phó, khắc phục rủi ro; bố trí nguồn nhân lực, trang thiết bị kịp thời trong trường hợp xảy ra sự cố nhằm giảm thời gian ngừng cấp nước và đáp ứng yêu cầu cung cấp nước ổn định, liên tục, đủ lượng nước, duy trì đủ áp lực, chất lượng nước đạt chuẩn quy định góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo vệ sức khỏe con người.
- Xây dựng chương trình đào tạo, nâng cao năng lực cấp nước an toàn cho cán bộ, người lao động của đơn vị;
- Tổ chức tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ nguồn nước, sử dụng nước sạch tiết kiệm và an toàn;
- Báo cáo định kỳ tình hình triển khai thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn và chống thất thu, thất thoát nước sạch đến Ban Chỉ đạo và Sở Xây dựng.
7. Trách nhiệm của cộng đồng:
Cộng đồng dân cư, hộ gia đình, các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ nguồn nước, bảo vệ hệ thống cấp nước, bảo vệ môi trường, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; giám sát, kiểm tra chất lượng nước; phát hiện và thông báo, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm nhằm đảm bảo thực hiện cấp nước an toàn và chống thất thoát, thất thu nước sạch.
Trong quá trình thực hiện, giao Thường trực Ban Chỉ đạo, Sở Xây dựng định kỳ tổng hợp, đánh giá, báo cáo tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch đến Ban Chỉ đạo và đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp yêu cầu thực tế.
Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các đơn vị căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, tổ chức triển khai thực hiện./.
| KT. PHÓ CHỦ TỊCH |
RÀ SOÁT DANH MỤC, QUY MÔ CÁC NHÀ MÁY NƯỚC KHU VỰC ĐÔ THỊ THEO QUY HOẠCH CẤP NƯỚC VÙNG TỈNH; VÙNG PHỤC VỤ KHU VỰC ĐÔ THỊ; CÁC CHỈ TIÊU CẤP NƯỚC ĐẾN NĂM 2020.
(Kèm theo Kế hoạch số: 133/KH-UBND ngày 16/8/2018 của UBND tỉnh Kiên Giang)
TT | Nhà máy nước (theo Quy hoạch được duyệt có cập nhật, bổ sung) | Công suất dự kiến (m3/ng-đ) | Vùng phục vụ/ đô thị (hiện trạng, hình thành đến 2020) | Chỉ tiêu cấp nước sạch đến năm 2020 | ||||
Năm 2018 | Đến năm 2020 | Đến năm 2025 | Tỷ lệ hộ dân được cấp nước sạch, hợp vệ sinh (%) | Tỷ lệ thất thoát, thất thu (%) | Năm phê duyệt kế hoạch CNAT | |||
| Tổng công suất: | 128.940 | 242.160 | 377.760 |
| |||
I | Vùng 1 | 70.600 | 92.000 | 110.000 |
|
|
|
|
1 | NMN Rạch Giá | 50.000 | 70.000 | 70.000 | TP Rạch Giá (1) | ≥95 | <18 | 2018-2019 |
| NMN Vĩnh Thông | Nghiên cứu khả thi, xem xét chủ trương đầu tư; Rà soát điều chỉnh quy hoạch. | ||||||
| NMN Bắc Rạch Giá4 | Quyết định chủ trương đầu tư số 628/QĐ-UBND ngày 20/3/2018. | TT Hòn Đất (2) | ≥80 | <25 | |||
| NMN Thạnh Lộc: công suất 5.000m3/ng-đ | 5.000 |
|
| KCN Thạnh Lộc |
|
| |
2 | NMN Nam Rạch Giá | 10.000 | 20.000 | 40.000 | TT Sóc Sơn (3) | ≥80 | <25 | |
3 | TCN Minh Lương | 2.000 | TTA | TT Minh Lương (4) | ≥90 | <18 | 2018-2019 | |
4 | TCN Tắc Cậu | 2.400 | 2.000 | TTA | ĐTM Tắc Cậu | ≥80 | <25 | 2020 |
5 | TCN Trường CĐCĐ KG | 1.200 | TTA | Trường CĐCĐ KG | ||||
II | Vùng 2 | 22.500 | 50.500 | 96.500 |
|
|
|
|
6 | NMN Hà Tiên | 8.000 | 20.000 | 40.000 | Tx Hà Tiên (5) | ≥95 | <18 | 2018-2019 |
7 | NMN Kiên Lương | 10.000 | 25.000 | 50.000 | TT Kiên Lương (6) | ≥90 | <18 | 2018-2019 |
8 | TCN Hòn Chông | 2.000 | 2.000 | 2.000 | Đô thị hình hành sau năm 2020, khu chức năng đô thị | |||
9 | TCN Tân Khánh Hòa | 2.500 | 2.500 | 2.500 | ĐTM Đầm Chít | |||
10 | TCN Vĩnh Phú | Chưa ĐT | 1.000 | 2.000 | Đô thị hình hành sau năm 2020 | |||
III | Vùng 3 | 2.400 | 5.400 | 8.400 |
|
|
|
|
11 | TCN Tân Hiệp | 2.400 | 2.400 | 2.400 | TT Tân Hiệp (7) | ≥90 | <18 | 2019-2020 |
12 | NMN Thạnh Đông A | Chưa ĐT | 3.000 | 6.000 | Đô thị hình hành sau năm 2020 | |||
IV | Vùng 4 | 5.000 | 9.400 | 32.000 |
|
|
|
|
13 | TCN An Biên | 600 | 5.000 | TTA | TT Thứ Ba (8) | ≥80 | <25 | 2019-2020 |
14 | TCN An Minh | 1.200 | 2.000 | TT Thứ 11 (9) | ≥80 | <25 | 2019-2020 | |
15 | NMN Thứ Bảy | 2.400 | 1.200 | 2.000 | ĐTM Thứ Bảy |
|
|
|
16 | TCN Ngã tư Công Sự | 800 | 1.200 | TTA | ĐTM U Minh Thượng | |||
17 | NMN Sông Cái | Quy hoạch giai đoạn 2021-2025 | 30.000 |
|
|
|
| |
V | Các đô thị còn lại | 6.420 | 13.360 | 24.360 |
|
|
|
|
18 | TCN Giồng Riềng | 2.400 | 4.000 | 8.000 | TT Giồng Riềng (10) | ≥90 | <18 | 2019-2020 |
19 | TCN Gò Quao | 1.000 | 1.000 | 2.000 | TT Gò Quao (11) | ≥80 | <25 | 2019-2020 |
20 | TCN Vĩnh Thuận | 1.500 | 3.000 | 6.000 | TT Vĩnh Thuận (12) | ≥90 | <18 | 2019-2020 |
21 | TCN Thuận Hưng | Chưa ĐT | 2.000 | 2.000 | Các đô thị hình hành sau năm 2020 | |||
22 | TCN Định An | 320 | 2.000 | 4.000 | ||||
23 | TCN Bình Minh | Chưa ĐT | 1.000 | 2.000 | ||||
24 | TCN Vĩnh Hòa Hưng Nam | 1.200 | 360 | 360 | (*) | |||
VI | Đô thị hải đảo | 22.020 | 71.500 | 106.500 |
|
|
|
|
25 | NMN Phú Quốc | 21.500 | 69.500 | 103.000 | Phú Quốc (13) | ≥95 | <18 | 2018-2019 |
| (1) NMN Dương Đông5 | 21.500 | 16.500 | 20.000 | ||||
| (2) NMN Cửa Cạn | Chưa đầu tư. Thực hiện theo Thông báo số 872/TB- VP ngày 26/12/2017 của UBND tỉnh | 20.000 | 50.000 | ||||
| (3) NMN Rạch Cá | 8.000 | 8.000 | |||||
| (4) NMN Rạch Tràm | 10.000 | 10.000 | |||||
| (5) NMN Suối Lớn | 15.000 | 15.000 | |||||
26 | TCN Hòn Tre | 280 | 1.000 | 2.000 | Hòn Tre (14) | ≥80 | <25 | 2019-2020 |
27 | TCN An Sơn | 240 | 1.000 | 1.500 | Đô thị hình hành sau năm 2020 | |||
| Chưa có NMN |
| Thổ Chu | ≥80 | <25 | 2020 |
Ghi chú:
1. Hiện trạng năm 2018: Tổng công suất 23 NMN là 128.940 m3/ng-đ. Trong đó:
- Tổng công suất 13 NMN phục vụ 14 đô thị hiện hữu là 110.880 m3/ng-đ.
- Tổng công suất 06 NMN phục vụ 06 đô thị dự kiến hình thành là 8.660 m3/ng-đ (Tắc Cậu, Đầm Chít, Thứ Bảy, U Minh Thượng, Định An, An Sơn.)
- Tổng công suất 04 NMN phục vụ các khu, cụm công nghiệp, khu chức năng đô thị là 5.400m3/ng-đ (Thạnh Lộc, Trường Cao đẳng Cộng đồng Hòn Chông, Vĩnh Hòa Hưng Nam).
2. Quy hoạch đến năm 2020: Tổng công suất 34 NMN là 242.160 m3/ng-đ. Trong đó:
- Tổng công suất 13 NMN phục vụ 14 đô thị hiện hữu là 149.900 m3/ng-đ.
- Tổng công suất 06 NMN phục vụ 06 đô thị dự kiến hình thành là 9.900 m3/ng-đ (Tắc Cậu, Đầm Chít, Thứ Bảy, U Minh Thượng, Định An, An Sơn).
- Tổng công suất 03 NMN phục vụ các cụm công nghiệp, khu chức năng đô thị là 7.360 m3/ng-đ (Thạnh Lộc, Trường Cao đẳng Cộng đồng, Hòn Chông, Vĩnh Hòa Hưng Nam).
- Tổng công suất 12 NMN dự kiến xây dựng mới, tổng công suất 80.000 m3/ng-đ. Gồm:
+ Thành phố Rạch Giá và các đô thị lân cận: 01 (hoặc 02) NMN và bổ sung danh mục quy hoạch NMN Thạnh Lộc 5.000 m3/ng-đ.
+ Phú Quốc, Thổ Châu: 05 NMN, tổng công suất 53.000 m3/ng-đ (Cửa Cạn, Rạch Cá, Rạch Tràm, Suối Lớn, An Sơn);
+ Các đô thị mới: 05 NMN, tổng công suất 7.000 m3/ng-đ (Vĩnh Phú, Thạnh Đông A, Thuận Hưng, Bình Minh, Sông Cái).
3. Quy hoạch đến năm 2025: Tổng công suất 26 NMN là 337.776 m3/ng-đ.
DANH MỤC, QUY MÔ CÁC NHÀ MÁY NƯỚC HIỆN HỮU PHỤC VỤ KHU VỰC NÔNG THÔN; CÁC CHỈ TIÊU CẤP NƯỚC
(Kèm theo Kế hoạch số: 133/KH-UBND ngày 16/8/2018 của UBND tỉnh)
TT | Danh mục nhà máy nước (hiện hữu) | Công suất dự kiến (m3/ng-đ) | Vùng phục vụ/nông thôn (hiện trạng) | Chỉ tiêu cấp nước sạch đến năm 2020 | |||
Năm 2018 | Năm 2020 (Dự kiến) | Tỷ lệ hộ dân được cấp nước sạch, hợp vệ sinh (%) | Tỷ lệ thất thoát, thất thất thu (%) | Phê duyệt kế hoạch cấp nước an toàn | |||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) |
Tổng cộng | 22.750 | 70.280 |
|
|
|
| |
I | Rạch Giá | 200 | 1.716 |
|
|
|
|
1 | Phi Thông | 200 | 1.716 | Phi Thông | ≥95 | ≤25 | 2018-2019 |
II | Phú Quốc | 180 | 345 |
|
|
|
|
2 | Cửa Cạn | 180 | 345 | Ấp Lê Bát | ≥95 | ≤25 | 2018-2019 |
III | Kiên Hải | 160 | 639 |
|
|
|
|
3 | Bãi Nhà Lại Sơn | 80 | 639 | Ấp Bãi Nhà | ≥95 | ≤25 | 2020 |
4 | Bãi Giếng Lại Sơn | 80 | Ấp Thiên Tuế | ||||
IV | Châu Thành | 2.060 | 10.942 |
|
|
|
|
5 | Thạnh Lộc | 240 | 1.420 | Xã Thạnh Lộc | ≥95 | ≤25 | 2018-2019 |
6 | Minh Hòa I | 480 | 1.797 | Xã Minh Hòa | 2019-2020 | ||
7 | Minh Hòa II | 80 | Ấp Minh Long | ||||
8 | Hòa An | 240 | 1.460 | Xã Mong Thọ B | |||
9 | Xà Xiêm | 360 | 1.825 | Ấp Bình An | |||
10 | Giục Tượng | 360 | 1.532 | Ấp Tân Hưng; Ấp Tân Lợi | |||
11 | Vĩnh Hòa Hiệp | 300 | 1.580 | TT Xã Vĩnh Hòa Hiệp | 2018-2019 | ||
12 | Vĩnh Hòa Phú | Chưa đầu tư | 1.328 | Ấp Vĩnh Đằng | |||
V | Tân Hiệp | 2.280 | 8.135 |
|
|
|
|
13 | Đông An | 640 | 2.279 | Ấp Đông An | ≥95 | ≤25 | 2018-2019 |
14 | Tân Hội | 400 | 1.574 | Xã Tân Hội | |||
15 | Thạnh Đông B | 800 | 1.007 | Xã Thạnh Đông B | |||
16 | Tân Hiệp A | 160 | 1.609 | Xã Tân Hiệp A | 2020 | ||
17 | Thạnh Trị | 280 | 1.666 | Xã Thạnh Trị | |||
VI | Giồng Riềng | 3.740 | 13.227 |
|
|
|
|
18 | Bình Quang | 320 | 1.392 | Xã Hòa Thuận | ≥95 | ≤25 | 2019-2020 |
19 | Cụm Dân cư Ngọc Hòa | 70 | 1.076 | Xã Ngọc Hòa | |||
20 | Hòa Mỹ | 200 | 917 | Xã Hòa Hưng | |||
21 | Hòa Tân | 70 | Ấp Hòa Tân | ||||
22 | Hòa A | 70 | 922 | Ấp Hòa A | 2018-2019 | ||
23 | Hòa Hiệp | 320 | Xã Hòa Lợi | ||||
24 | Bàn Thạch | 300 | 1.153 | Xã Bàn Tân Định | |||
25 | Long Thạnh | 560 | 1.552 | Xã Long Thạnh | |||
26 | Chín Ghì | 70 | 1.392 | Ấp Chín Ghì | |||
27 | Ngọc Hòa | 180 | 1.076 | Ấp Ngọc Hòa | 2019-2020 | ||
28 | Ngọc Chúc | 180 | 1.290 | Ấp Ngọc Bình | |||
29 | Đường Xuồng | 800 | 1.552 | Xã Long Thạnh | |||
30 | Vĩnh Thạnh | 600 | 905 | Ấp Vĩnh Thạnh | |||
VII | Gò Quao | 2.980 | 7.432 |
|
|
|
|
31 | VHHB 1 (ấp 1) | 100 | 1.258 | Ấp 1 + Trung tâm xã | ≥95 | ≤25 | 2018-2019 |
32 | VHHB (CDC) | 80 | Ấp 1 + Trung tâm xã | ||||
33 | VHHB 2 (Ấp 8) | 80 | Ấp 8 + Ấp 9 | ||||
34 | VHHN 1 (Ấp 2) | 400 | 1.563 | Trung tâm xã | |||
35 | VHHN 2 (Ấp 6) | 80 | Ấp 6 | ||||
36 | VHHN (CDC) | 300 | Cụm dân cư | 2019-2020 | |||
37 | Thủy Liễu 1 | 80 | 1.187 | Trung tâm xã | |||
38 | Thủy Liễu 2 | 320 | Ấp Hòa Thạnh | ||||
39 | Định Hòa 1 | 900 | 1.568 | Trung tâm xã | |||
40 | Định Hòa 2 | 320 | Ấp Hòa Út | 2020 | |||
41 | Thới Quản | 320 | 1.856 | Trung tâm xã | |||
VIII | An Biên | 3.620 | 4.367 |
|
|
|
|
42 | Nam Thái | 400 | 1.427 | Xã Nam Thái | ≥95 | ≤25 | 2019-2020 |
43 | Đông Yên | 320 | 1.361 | Trung tâm xã | |||
44 | Nam Yên | 2.900 | 1.579 | Xã Nam Yên | |||
IX | An Minh | 1.600 | 7.294 |
|
|
|
|
45 | Thuận Hòa | 800 | 2.252 | Xã Thuận Hòa, xã Tân Thạnh | ≥95 | ≤25 | 2018-2019 |
46 | Đông Hưng | 800 | 2.142 | Ấp Thành Phụng Đông, xã Đông Hưng | |||
47 | Hồ chứa nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất KV huyện AM | Chưa đầu tư | 2.900 | Xã Vân Khánh Đông | |||
X | U Minh Thượng | 560 | 2.996 |
|
|
|
|
48 | Minh Thuận | 320 | 1.880 | Trung tâm xã | ≥95 | ≤25 | 2019-2020 |
49 | Hòa Chánh | 240 | 1.116 | ||||
XI | Vĩnh Thuận | 1.020 | 2.530 |
|
|
|
|
50 | Vĩnh Bình Bắc | 320 | 1.554 | Trung tâm xã | ≥95 | ≤25 | 2019-2020 |
51 | Vĩnh Bình Nam | 700 | 976 | ||||
XII | Hòn Đất | 3.710 | 9.086 |
|
|
|
|
52 | Hòn Me | 80 | 1.222 | Ấp Hòn Me | ≥95 | ≤25 | 2018-2019 |
53 | Hòn Quéo | 80 | Ấp Hòn Quéo | ||||
54 | Vạn Thanh | 160 | Ấp Vạn Thanh | ||||
55 | Lình Huỳnh | 1.200 | 868 | Xã Lình Huỳnh | |||
56 | Bình Sơn | 80 | 1.306 | Cụm dân cư | 2019-2020 | ||
57 | Bình Giang | 80 | 1.459 | ||||
58 | Sơn Kiên | 80 | 1.048 | ||||
59 | Mỹ Thuận - Mỹ Hiệp Sơn | 1.500 | 2.188 | Xã Mỹ Thuận | 2020 | ||
60 | Nam Thái Sơn | 450 | 995 | Ấp Mỹ Thái | |||
XIII | Kiên Lương | 640 | 1.571 |
|
|
|
|
61 | Rạch Đùng | 320 | 570 | Xã Bình Trị | ≥95 | ≤25 | 2018-2019 |
62 | Hòa Điền | 320 | 1.001 | Xã Hòa Điền |
Ghi chú:
- Trung tâm Nước sạch và VSMT nông thôn Kiên Giang quản lý 64 trạm, tổng công suất 32.270 m3/ng-đ. Trong đó, gồm:
+ Bảng 1: 08 trạm (gồm 03 trạm phục vụ các đô thị hiện trạng là: Hòn Tre, Gò Quao, Vĩnh Thuận và 05 trạm phục vụ các đô thị dự kiến hình thành đến năm 2025: An Sơn, Định An, Thứ Bảy, Công Sự, Tân Khánh Hòa) với tổng công suất 9.520 m3/ng-đ.
+ Bảng 2: 62 trạm với tổng công suất 22.750 m3/ng-đ.
- Thực hiện tiêu chí 17.1 theo hướng dẫn tại Quyết định số 69/QĐ-BNN-VPĐP ngày 09/01/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 đạt ≥95% (≥65% nước sạch).
- Công suất dự kiến các nhà máy nước đến năm 2025 chưa có thu thập được số liệu và cơ sở./.
1 So với đầu kỳ quy hoạch năm 2014: Xây dựng mới, nâng công suất và vận hành các NMN thêm 43.740 m3/ng-đ, đạt 151,3%. Gồm: Tắc Cậu Q2018= 2.400 m3/ng-đ (Q2014 = 2.000 m3/ng-đ); Minh Lương Q2017= 2.000 m3/ng-đ (Q2014= 600 m3/ng-đ); Trường CĐCĐ Q2018= 1.200 m3/ng-đ (Q2014= 360 m3/ng-đ); Kiên Lương Q2018= 10.000 m3/ng-đ (Q2014= 4.800 m3/ng-đ); CCN Vĩnh Hòa Hưng Nam Q2018 = 1.200 m3/ng-đ (Q2014= 360 m3/ng-đ); Dương Đông Q2018= 21.500 m3/ng-đ (Q2014= 5.000 m3/ng-đ); Nam Rạch Giá Q2018= 10.000 m3/ng-đ; KCN Thạnh Lộc Q2018= 5.000 m3/ng-đ...
2 So với hiện trạng: Cần bổ sung thêm công suất 113.220m3/ng-đ. Trong đó: Các đô thị Rạch Giá và lân cận (vùng 1 theo quy hoạch cấp nước) cần bổ sung thêm công suất khoảng 22.000m3/ng-đ; các đô thị Phú Quốc và hải đảo cần bổ sung thêm công suất khoảng 50.000 m3/ng-đ; các đô thị Hà Tiên, Kiên Lương, Giang Thành (vùng 2) cần bổ sung thêm công suất khoảng 28.000 m3/ng-đ; các đô thị còn lại cần bổ sung thêm công suất khoảng 14.000 m3/ng-đ.
3 Theo Quyết định số 633/QĐ-TTg ngày 11/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2030;
4 Quy mô dự án: Hồ chứa và hệ thống cung cấp nước sạch công suất 100.000 m3/ng-đ, diện tích khoảng 25 ha.
a) Giai đoạn 1: Đầu tư hệ thống hồ chứa, nhà máy xử lý và hệ thống cung cấp nước sạch công suất 50.000 m3/ng-đ (2017), bắt đầu vận hành khai thác từ năm 2018-2030 (gồm 2 phân kỳ). Phân kỳ 1A (2018-2025): Công suất thêm 25.000 m3/ng-đ (bao gồm công suất dự phòng cho thời điểm hạn mặn, ước khoảng 5.000-7.000 m3/ng-đ). Phân kỳ 1B (2025-2030): Nâng công suất thêm 25.000 m3/ngày đêm (đạt công suất 50.000 m3/ng-đ).
b) Giai đoạn 2: Đầu tư nâng cấp hệ thống xử lý và cung cấp nước sạch lên công suất 100.000 m3/ng-đ từ sau năm 2030 (tùy theo điều kiện thực tế sẽ tiến hành đầu tư vào thời điểm thích hợp).
5 Nguồn: Quyết định số 2789/QĐ-UBND ngày 09/12/2016 của UBND tỉnh; Thông báo 258/TB-VP ngày 23/3/2017 của Văn phòng UBND tỉnh.
- 1Quyết định 57/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch thực hiện Chương trình bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông thôn tỉnh Điện Biên giai đoạn đến năm 2025
- 2Quyết định 428/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình Quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn giai đoạn 2017–2025, khu vực nông thôn tỉnh An Giang
- 3Kế hoạch 39/KH-UBND năm 2018 về thực hiện Chương trình bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông thôn giai đoạn 2018-2025 trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 4Kế hoạch 95/KH-UBND năm 2019 về cấp nước an toàn, chống thất thoát, thất thu nước sạch trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2025
- 5Quyết định 04/2020/QĐ-UBND về thực hiện Nghị quyết 16/2019/NQ-HĐND quy định đối tượng cho vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường đối với các hộ gia đình định cư hợp pháp thuộc khu vực đô thị (phường, thị trấn) trên địa bàn tỉnh Long An
- 6Kế hoạch 100/KH-UBND năm 2021 triển khai Chỉ thị 34/CT-TTg về tăng cường công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh nước sạch, bảo đảm cấp nước an toàn, liên tục trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 7Kế hoạch 138/KH-UBND bảo đảm thoát nước, chống úng ngập khu vực nội thành Thành phố Hà Nội mùa mưa năm 2024
- 1Nghị định 117/2007/NĐ-CP về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch
- 2Quyết định 633/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 2147/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Chương trình quốc gia chống thất thoát, thất thu nước sạch đến năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Thông tư 08/2012/TT-BXD hướng dẫn thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 5Quyết định 1566/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn giai đoạn 2016-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 69/QĐ-BNN-VPĐP năm 2017 Sổ tay hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Quyết định 988/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn đến năm 2025 do tỉnh Kiên Giang ban hành
- 8Quyết định 57/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch thực hiện Chương trình bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông thôn tỉnh Điện Biên giai đoạn đến năm 2025
- 9Quyết định 428/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình Quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn giai đoạn 2017–2025, khu vực nông thôn tỉnh An Giang
- 10Kế hoạch 39/KH-UBND năm 2018 về thực hiện Chương trình bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông thôn giai đoạn 2018-2025 trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 11Quyết định 558/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- 12Kế hoạch 95/KH-UBND năm 2019 về cấp nước an toàn, chống thất thoát, thất thu nước sạch trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2025
- 13Quyết định 04/2020/QĐ-UBND về thực hiện Nghị quyết 16/2019/NQ-HĐND quy định đối tượng cho vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường đối với các hộ gia đình định cư hợp pháp thuộc khu vực đô thị (phường, thị trấn) trên địa bàn tỉnh Long An
- 14Kế hoạch 100/KH-UBND năm 2021 triển khai Chỉ thị 34/CT-TTg về tăng cường công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh nước sạch, bảo đảm cấp nước an toàn, liên tục trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 15Kế hoạch 138/KH-UBND bảo đảm thoát nước, chống úng ngập khu vực nội thành Thành phố Hà Nội mùa mưa năm 2024
Kế hoạch 133/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chương trình bảo đảm cấp nước an toàn và Chương trình chống thất thoát, thất thu nước sạch trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2025
- Số hiệu: 133/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 16/08/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Kiên Giang
- Người ký: Mai Anh Nhịn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra