Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 127/KH-UBND | Bạc Liêu, ngày 21 tháng 9 năm 2022 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 13-NQ/TU NGÀY 21/7/2022 CỦA TỈNH ỦY VỀ CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG ĐẾN NĂM 2025
Căn cứ Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 21/7/2022 của Tỉnh ủy về công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2025 (gọi tắt là Nghị quyết số 13).
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 21/7/2022 của Tỉnh ủy về công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2025, với những nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Mục đích:
- Quán triệt, triển khai thực hiện đầy đủ, nghiêm túc nội dung Nghị quyết số 13-NQ/TU, nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động, ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội đối với công tác giảm nghèo bền vững; động viên, tạo điều kiện cho hộ nghèo phát huy nội lực, ý chí tự lực, tự cường, vươn lên thoát nghèo bền vững, xây dựng cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.
- Xác định rõ trách nhiệm của các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong thực hiện nhiệm vụ, giải pháp giảm nghèo bền vững đến năm 2025.
2. Yêu cầu:
- Việc triển khai, thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TU được thực hiện đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở, đảm bảo nghiêm túc, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, cơ quan, đơn vị.
- Xác định công tác giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, đặc biệt là trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
II. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU:
1. Mục tiêu chung:
Thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, giảm dần khoảng thu nhập giữa khu vực thành thị và nông thôn. Hạn chế thấp nhất tái nghèo và phát sinh hộ nghèo mới; hỗ trợ người nghèo vượt lên mức sống tối thiểu. Quan tâm đào tạo nghề, giải quyết việc làm, sinh kế và tiếp cận, thụ hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt, vệ sinh, thông tin và thích ứng với biến đổi khí hậu. Tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là các địa phương còn gặp nhiều khó khăn; đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế và an sinh xã hội bền vững, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI.
2. Chỉ tiêu:
a) Phấn đấu đến cuối năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo bình quân toàn tỉnh giảm còn dưới 1% (năm 2022 giảm 1,5%, năm 2023 giảm 2%, năm 2024 giảm 1%). Trong đó, khu vực nông thôn có tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 2%; khu vực thành thị (gồm các phường, thị trấn) giảm còn dưới 1% hộ nghèo (trừ hộ nghèo có đối tượng bảo trợ xã hội); tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số mỗi năm giảm 1%; không có hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng.
b) Phấn đấu đến cuối năm 2025, tỷ lệ hộ cận nghèo bình quân toàn tỉnh giảm còn dưới 2% (năm 2022 giảm 1,54%, năm 2023 đến năm 2025 giảm 1%).
c) Đảm bảo nguồn vốn cho vay 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có đủ điều kiện, có nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh; phấn đấu 100% người nghèo trong độ tuổi, đủ năng lực lao động có nhu cầu học nghề được hỗ trợ đào tạo nghề, tập huấn, định hướng nghề nghiệp và được giới thiệu việc làm để có thu nhập ổn định.
d) Tập trung thực hiện nâng cao các chỉ số thiết hụt cơ bản ở mức cao của hộ nghèo, hộ cận nghèo; phấn đấu đến cuối năm 2025 như:
* Các chỉ số thiếu hụt của hộ nghèo:
- Bảo hiểm y tế: Giảm còn dưới 5% (hiện nay thiếu hụt bảo hiểm y tế 8.936 hộ nghèo, chiếm 77,72%).
- Việc làm: Giảm còn dưới 10% (hiện nay thiếu hụt việc làm 5.758 hộ chiếm 50,08%).
- Nhà ở: Giảm còn dưới 15% (hiện nay thiếu hụt về chất lượng nhà ở có 5.363 hộ, chiếm 46,65%).
- Sử dụng dịch vụ viễn thông: Giảm còn dưới 5% (hiện nay thiếu hụt về sử dụng dịch vụ viễn thông có 6.518 hộ, chiếm 56,69 %)
- Nhà tiêu hợp vệ sinh: Giảm còn dưới 5% (hiện nay thiếu hụt nhà tiêu hợp vệ sinh có 6.059 hộ, chiếm 52,70%).
* Các chỉ số thiếu hụt của hộ cận nghèo:
- Bảo hiểm y tế: Giảm còn dưới 5% (hiện nay thiếu hụt bảo hiểm y tế 10.578 hộ, chiếm 71,69%).
- Việc làm: Giảm còn dưới 10% (hiện nay thiếu hụt việc làm có 5.043 hộ chiếm 34,18%).
- Nhà ở: Giảm còn dưới 15% (hiện nay thiếu hụt về chất lượng nhà ở có 3.410 hộ, chiếm 23,11%).
- Sử dụng dịch vụ viễn thông: Giảm còn dưới 5% (hiện nay thiếu hụt về sử dụng dịch vụ viễn thông có 3.729 hộ chiếm 25,27 %).
- Nhà tiêu hợp vệ sinh: Giảm còn dưới 5% (hiện nay thiếu hụt nhà tiêu hợp vệ sinh có 2.957 hộ, chiếm 20,04%).
e) Phấn đấu mỗi năm vận động Quỹ “An sinh xã hội”, Quỹ “Vì người nghèo” các cấp đạt ít nhất 100 tỷ đồng. Hàng năm, các Sở, Ban, Ngành, địa phương và vận động doanh nghiệp nhận hỗ trợ, giúp đỡ ít nhất 3.000 hộ nghèo, hộ cận nghèo.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP:
1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức Đảng, sự điều hành của chính quyền các cấp đối với công tác giảm nghèo bền vững:
- Tiếp tục quán triệt các mục tiêu, quan điểm Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, Nghị quyết số 13/NQ-TU; xây dựng mô hình học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để tạo động lực cho công tác giảm nghèo.
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và đề cao tinh thần trách nhiệm của các cấp, các ngành, đặc biệt là hệ thống chính trị ở cơ sở đối với công tác giảm nghèo, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện công tác giảm nghèo.
- Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, phân công, phân cấp, xác định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành, tổ chức, cá nhân, nhất là trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác giảm nghèo. Vận động các mạnh thường quân phát huy tinh thần tương thân tương ái, trực tiếp tham gia giúp đỡ, hỗ trợ người nghèo, phong trào “Thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no”, “Giảm nghèo theo địa chỉ”.
2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, Nhân dân, nhất là người đứng đầu trong công tác giảm nghèo bền vững:
- Tăng cường công tác triển khai, quán triệt, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công tác giảm nghèo, tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động trong các cấp, các ngành và toàn xã hội trong thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu, giải pháp giảm nghèo bền vững.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền mục tiêu giảm nghèo sâu rộng đến Nhân dân, nhất là người nghèo bằng nhiều hình thức, đa dạng về nội dung nhằm khơi dậy ý chí chủ động, tự lực vươn lên của người nghèo, sử dụng có hiệu quả nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, cộng đồng để vươn lên thoát nghèo bền vững.
- Xây dựng, phát triển trang thông tin điện tử thành phần về giảm nghèo của tỉnh để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành; cập nhật tin, bài tuyên truyền, kịp thời giới thiệu các cá nhân, tập thể, mô hình, kinh nghiệm hay trong giảm nghèo bền vững; trao đổi thông tin giữa các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố trong lĩnh vực giảm nghèo.
3. Tăng cường các giải pháp nâng cao chất lượng công tác giảm nghèo và thực hiện tốt các mục tiêu giảm nghèo bền vững:
- Đổi mới tư duy, phương thức giảm nghèo theo hướng hỗ trợ người nghèo có năng lực sản xuất, có việc làm và thu nhập ổn định.
- Triển khai và thực hiện tốt các chính sách của Trung ương và các chính sách đặc thù của tỉnh hỗ trợ cho người nghèo, hộ nghèo; tiếp tục hỗ trợ, chăm lo về đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt, hố xí hợp vệ sinh, bảo hiểm y tế, tạo điều kiện cho hộ nghèo tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản để ổn định cuộc sống, thoát nghèo bền vững, hạn chế phát sinh hộ nghèo và tái nghèo.
- Hoàn thành và tiếp tục đầu tư xây dựng nhà tình nghĩa cho các đối tượng chính sách có hoàn cảnh khó khăn, nhằm giải quyết cơ bản, đồng bộ chính sách nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.
- Triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động, dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trong giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
- Tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng thiết yếu phục vụ cho sản xuất và dân sinh, duy tu, bảo dưỡng công trình trên địa bàn xã đặc biệt khó khăn; hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng các hình thức sinh kế, nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả, góp phần tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người dân trên địa bàn.
- Hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư ở những địa bàn khó khăn gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh.
- Đẩy mạnh việc chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ về giống và kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi... xây dựng nhiều mô hình ứng dụng có hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn và những mô hình phù hợp với điều kiện sản xuất của hộ nghèo, người nghèo.
- Đầu tư, xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin ở địa bàn còn khó khăn, khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện cho người dân, trong đó có hộ nghèo, cận nghèo được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ viễn thông phục vụ cho sản xuất và đời sống.
- Trang bị kiến thức, ý chí vươn lên thoát nghèo cho người nghèo; quan tâm giáo dục - đào tạo để làm nền tảng cho thoát nghèo.
- Khuyến khích doanh nghiệp và hợp tác xã liên kết trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, phát triển đa dạng các mô hình sản xuất, kinh doanh phù hợp với người nghèo, nhất là ở vùng nông thôn.
- Tăng cường mở rộng thị trường và đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng.
- Tăng cường tổ chức đào tạo nghề cho người lao động ở nông thôn, nhất là người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số; trong đó, chú trọng đào tạo nghề gắn với tạo việc làm, đào tạo nghề theo địa chỉ; tập trung giải quyết việc làm cho người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, nhất là tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
- Nghiên cứu, xây dựng chính sách đặc thù của tỉnh hỗ trợ cho hộ gia đình không có khả năng thoát nghèo, hỗ trợ cho hộ nghèo mới thoát nghèo để ổn định cuộc sống, hỗ trợ cho người nghèo thuộc đối tượng bảo trợ xã hội; hạn chế hỗ trợ kinh phí đầu tư mà hỗ trợ tư liệu sản xuất để người nghèo có điều kiện thoát nghèo bền vững.
4. Huy động tối đa mọi nguồn lực để triển khai thực hiện đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các chương trình, dự án, chính sách giảm nghèo; gắn xây dựng nông thôn mới với giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội:
- Tiếp tục tăng cường huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ của Trung ương, nguồn đối ứng của địa phương thực hiện công tác giảm nghèo; tăng nguồn vốn thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi đặc thù của tỉnh hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.
- Khuyến khích và huy động sự tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp hỗ trợ người nghèo vươn lên xây dựng cuộc sống, địa bàn nghèo thoát khỏi tình trạng khó khăn. Thúc đẩy việc huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong nước và quốc tế cho công tác giảm nghèo.
- Thực hiện đồng bộ, lồng ghép nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững với Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2020 - 2025 và định hướng đến năm 2030.
5. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua giảm nghèo trên địa bàn tỉnh:
- Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”; triển khai thực hiện phong trào “Mỗi xã, phường, thị trấn xây dựng mô hình giảm nghèo tiêu biểu” phù hợp với điều kiện của từng địa phương, với cách làm sáng tạo.
- Xây dựng mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ tự quản, hộ gia đình thoát nghèo, sản xuất giỏi, làm kinh tế tiêu biểu. Xây dựng và nhân rộng các mô hình, sáng kiến hay về giảm nghèo.
- Thực hiện các cuộc vận động địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khá, giàu nhận hỗ trợ địa phương nghèo, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; hộ khá, giàu giúp đỡ hộ nghèo. Khuyến khích các doanh nghiệp giúp đỡ các huyện, xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
6. Đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành thực hiện công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh:
- Tập trung nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước lĩnh vực giảm nghèo theo hướng tập trung, thống nhất đầu mối quản lý; tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong thực hiện công tác giảm nghèo.
- Củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo giảm nghèo các cấp, cơ quan giúp việc hiện có; nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan điều phối giảm nghèo các cấp.
- Xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác giảm nghèo các cấp chuyên nghiệp, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng và năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
- Từng bước hình thành đội ngũ cộng tác viên, tuyên truyền viên giảm nghèo ở ấp, khóm.
- Có chính sách khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức có năng lực, nhiệt tình về công tác tại xã đặc biệt khó khăn.
- Duy trì hoạt động của Văn phòng Ban Chỉ đạo giảm nghèo để giúp việc cho Ban Chỉ đạo tỉnh trong việc điều phối thực hiện các hoạt động giảm nghèo, triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trong giai đoạn 2021 - 2025.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về giảm nghèo; tăng cường cung cấp thông tin, giúp người nghèo kết nối với thị trường lao động, thị trường hàng hóa.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Yêu cầu thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, nhiệm vụ, giải pháp nêu tại Mục III và trách nhiệm được phân công tại Phụ lục kèm theo Kế hoạch này xây dựng kế hoạch cụ thể để tổ chức triển khai thực hiện; định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này; đồng thời, chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện của các cơ quan, đơn vị, địa phương; định kỳ hàng năm báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả thực hiện.
3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh tham gia thực hiện Kế hoạch này; đẩy mạnh công tác vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân tích cực tham gia công tác giảm nghèo bền vững; hưởng ứng Phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”; vận động các nguồn lực xã hội, nhất là vận động ủng hộ Quỹ “An sinh xã hội” và “Vì người nghèo” để cùng với ngân sách nhà nước hỗ trợ cho hộ nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững. Tổ chức hoạt động giám sát, phản biện xã hội góp phần phát huy hiệu quả, sử dụng đúng mục đích các nguồn lực của Nhà nước, xã hội để đạt được mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 21/7/2022 của Tỉnh ủy về công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2025./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỤ LỤC
NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 13-NQ/TU NGÀY 26/7/2022 CỦA TỈNH ỦY VỀ CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Kế hoạch số: 127/KH-UBND ngày 21/9/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
TT | Nhiệm vụ, giải pháp | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | Thời gian thực hiện |
I | Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức Đảng, sự điều hành của chính quyền các cấp đối với công tác giảm nghèo bền vững |
|
|
|
1 | Tiếp tục quán triệt các mục tiêu, quan điểm Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, Nghị quyết số 13/NQ-TU; xây dựng mô hình học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để tạo động lực cho công tác giảm nghèo | Các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố | Sở Lao động - Thương binh và Xã hội | Hàng năm |
2 | Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và đề cao tinh thần trách nhiệm của các cấp, các ngành, đặc biệt là hệ thống chính trị ở cơ sở đối với công tác giảm nghèo, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện công tác giảm nghèo | Các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố | Sở Lao động - Thương binh và Xã hội | Giai đoạn 2021 - 2025 |
3 | Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, phân công, phân cấp, xác định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành, tổ chức, cá nhân, nhất là trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác giảm nghèo. Vận động mạnh thường quân phát huy tinh thần đoàn kết, tình làng nghĩa xóm, trực tiếp tham gia giúp đỡ, hỗ trợ người nghèo, phong trào “Thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no”, “Giảm nghèo theo địa chỉ” | Các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố | Sở Lao động - Thương binh và Xã hội | Giai đoạn 2021 - 2025, và hàng năm |
II | Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhân dân, nhất là người đứng đầu trong công tác giảm nghèo bền vững. |
|
|
|
1 | Triển khai, quán triệt, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công tác giảm nghèo | Các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố | Sở Lao động - Thương binh và Xã hội | Hàng năm |
2 | Đẩy mạnh công tác tuyên truyền mục tiêu giảm nghèo sâu rộng đến Nhân dân, nhất là người nghèo bằng nhiều hình thức, đa dạng về nội dung nhằm khơi dậy ý chí chủ động, tự lực vươn lên của người nghèo, sử dụng có hiệu quả nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, cộng đồng để vươn lên thoát nghèo bền vững | Các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố | Sở Lao động - Thương binh và Xã hội | Hàng năm |
3 | Xây dựng, phát triển trang thông tin điện tử thành phần về giảm nghèo của tỉnh | Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch | Sở Lao động - Thương binh và Xã hội | Năm 2022 - 2023 |
III | Tăng cường các giải pháp nâng cao chất lượng công tác giảm nghèo và thực hiện tốt các mục tiêu giảm nghèo bền vững. |
|
|
|
1 | Đổi mới tư duy, phương thức giảm nghèo theo hướng hỗ trợ người nghèo có năng lực sản xuất, có việc làm và thu nhập ổn định | Các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố | Sở Lao động - Thương binh và Xã hội | Giai đoạn 2021 - 2025 |
2 | Triển khai và thực hiện tốt các chính sách của Trung ương và các chính sách đặc thù của tỉnh hỗ trợ cho người nghèo, hộ nghèo; tiếp tục hỗ trợ, chăm lo về đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt, hố xí hợp vệ sinh, bảo hiểm y tế, tạo điều kiện cho hộ nghèo tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản để ổn định cuộc sống, thoát nghèo bền vững, hạn chế phát sinh hộ nghèo và tái nghèo | Các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố | Các Sở, Ban, Ngành tỉnh liên quan | Giai đoạn 2021 - 2025 |
3 | Hoàn thành và tiếp tục đầu tư xây dựng nhà tình nghĩa cho các đối tượng chính sách có hoàn cảnh khó khăn, nhằm giải quyết cơ bản, đồng bộ chính sách nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. | Sở Xây dựng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội | UBND các huyện, thị xã, thành phố, các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh liên quan | Giai đoạn 2021 - 2025 |
4 | Triển khai thực hiện tốt các hoạt động, dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trong giai đoạn 2021 - 2025 | Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh có liên quan | UBND các huyện, thị xã, thành phố | Giai đoạn 2021 - 2025 |
5 | Tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng thiết yếu phục vụ cho sản xuất và dân sinh, duy tu, bảo dưỡng công trình trên địa bàn xã đặc biệt khó khăn; hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng các hình thức sinh kế, nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả, góp phần tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người dân trên địa bàn | Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính | Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND các huyện, thị xã, thành phố | Giai đoạn 2021 - 2025 |
6 | Hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư ở những địa bàn khó khăn gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh | Sở Kế hoạch và Đầu tư | Các Sở, Ngành cấp tỉnh có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố | Giai đoạn 2021 - 2025 |
7 | Đẩy mạnh việc chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ về giống và kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi... xây dựng nhiều mô hình ứng dụng có hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn và những mô hình phù hợp với điều kiện sản xuất của hộ nghèo, người nghèo | Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | UBND các huyện, thị xã, thành phố | Giai đoạn 2021 - 2025 |
8 | Trang bị kiến thức, ý chí vươn lên thoát nghèo cho người nghèo; quan tâm giáo dục - đào tạo để làm nền tảng cho thoát nghèo | UBND các huyện, thị xã, thành phố | Các Sở, Ngành tỉnh liên quan | Giai đoạn 2021 - 2025 |
9 | Khuyến khích doanh nghiệp và hợp tác xã liên kết trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, phát triển đa dạng các mô hình sản xuất, kinh doanh phù hợp với người nghèo, nhất là ở vùng nông thôn | Sở Kế hoạch và Đầu tư, Liên minh Hợp tác xã | UBND các huyện, thị xã, thành phố | Giai đoạn 2021 - 2025 |
10 | Tăng cường tổ chức đào tạo nghề cho người lao động ở nông thôn, nhất là người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số; trong đó, chú trọng đào tạo nghề gắn với tạo việc làm, đào tạo nghề theo địa chỉ; tập trung giải quyết việc làm cho người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, nhất là tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn | Sở Lao động - Thương binh và Xã hội | UBND các huyện, thị xã, thành phố | Giai đoạn 2021 - 2025 và hàng năm |
11 | Xây dựng chính sách đặc thù của tỉnh hỗ trợ cho hộ gia đình không có khả năng thoát nghèo, hỗ trợ cho hộ nghèo mới thoát nghèo để ổn định cuộc sống, hỗ trợ cho người nghèo thuộc đối tượng bảo trợ xã hội; hạn chế hỗ trợ kinh phí đầu tư mà hỗ trợ tư liệu sản xuất để người nghèo có điều kiện thoát nghèo bền vững | Sở Lao động - Thương binh và Xã hội | Các Sở, Ngành tỉnh liên quan | Giai đoạn 2021 - 2025 |
IV | Huy động tối đa mọi nguồn lực để triển khai thực hiện đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các chương trình, dự án, chính sách giảm nghèo; gắn xây dựng nông thôn mới với giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội |
|
|
|
1 | Tiếp tục tăng cường huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ của Trung ương, nguồn đối ứng của địa phương thực hiện công tác giảm nghèo; tăng nguồn vốn thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi đặc thù của tỉnh hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo | Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính | Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và UBND các huyện, thị xã, thành phố | Giai đoạn 2021 - 2025 và hàng năm |
2 | Khuyến khích và huy động sự tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp hỗ trợ người nghèo vươn lên xây dựng cuộc sống, địa bàn nghèo thoát khỏi tình trạng khó khăn. Thúc đẩy việc huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong nước và quốc tế cho công tác giảm nghèo | Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh chủ trì vận động, tổ chức thực hiện | Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các Sở, Ban, Ngành tỉnh liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố | Giai đoạn 2021 - 2025 |
3 | Thực hiện đồng bộ, lồng ghép nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững với Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2020 - 2025 và định hướng đến năm 2030 | Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính | Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố | Giai đoạn 2021 - 2025 và đến năm 2030 |
V | Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua giảm nghèo trên địa bàn tỉnh |
|
|
|
1 | Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”, triển khai thực hiện phong trào “Mỗi xã, phường, thị trấn xây dựng mô hình giảm nghèo tiêu biểu” phù hợp với điều kiện của từng địa phương, với cách làm sáng tạo | Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND các huyện, thị xã, thành phố | Các Sở, Ban, Ngành tỉnh liên quan. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh phối hợp thực hiện | Giai đoạn 2021 - 2030 |
2 | Xây dựng mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ tự quản, hộ gia đình thoát nghèo, sản xuất giỏi, làm kinh tế tiêu biểu. Xây dựng và nhân rộng các mô hình, sáng kiến hay về giảm nghèo | UBND các huyện, thị xã, thành phố | Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Sở, Ban, Ngành tỉnh liên quan | Giai đoạn 2021 - 2030 |
3 | Thực hiện các cuộc vận động địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khá, giàu nhận hỗ trợ địa phương nghèo, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; hộ khá, giàu giúp đỡ hộ nghèo. Khuyến khích các doanh nghiệp giúp đỡ các huyện, xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn | Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh chủ trì vận động, tổ chức thực hiện | Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các Sở, Ban, Ngành tỉnh liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố | Giai đoạn 2021 - 2030 |
VI | Đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành thực hiện công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh |
|
|
|
1 | Tập trung nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước lĩnh vực giảm nghèo theo hướng tập trung, thống nhất đầu mối quản lý; tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong thực hiện công tác giảm nghèo | Sở Lao động - Thương binh và Xã hội | Các Sở, Ban, Ngành tỉnh liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố | Giai đoạn 2021 - 2025 |
2 | Kiện toàn,củng cố Ban Chỉ đạo giảm nghèo các cấp, cơ quan giúp việc hiện có; nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan điều phối giảm nghèo các cấp | Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND các huyện, thị xã, thành phố | Các Sở, Ban, Ngành tỉnh liên quan | Giai đoạn 2021 - 2025 |
3 | Xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác giảm nghèo các cấp chuyên nghiệp, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng và năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ | Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nội vụ | UBND các huyện, thị xã, thành phố | Giai đoạn 2021 - 2025 |
4 | Từng bước hình thành đội ngũ cộng tác viên, tuyên truyền viên giảm nghèo ở ấp, khóm | Sở Lao động - Thương binh và Xã hội | UBND các huyện, thị xã, thành phố | Giai đoạn 2021 - 2025 |
5 | Có chính sách khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức có năng lực, nhiệt tình về công tác tại xã đặc biệt khó khăn | Sở Nội vụ | Sở Lao động - Thương binh và Xã hội | Giai đoạn 2021 - 2025 |
6 | Duy trì hoạt động của Văn phòng Ban Chỉ đạo giảm nghèo để giúp việc cho Ban Chỉ đạo tỉnh trong việc điều phối thực hiện các hoạt động giảm nghèo, triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trong giai đoạn 2021 - 2025 và những năm tiếp theo. | Sở Lao động - Thương binh và Xã hội | Các Sở, Ban, Ngành tỉnh liên quan | Giai đoạn 2021 - 2025 |
7 | Xây dựng cơ sở dữ liệu về giảm nghèo | Sở Lao động - Thương binh và Xã hội | Các Sở, Ban, Ngành tỉnh liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố | Giai đoạn 2021 - 2025 |
8 | Tăng cường cung cấp thông tin, giúp người nghèo kết nối với thị trường lao động, thị trường hàng hóa | Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch | UBND các huyện, thị xã, thành phố | Giai đoạn 2021 - 2025 |
- 1Kế hoạch 3124/KH-UBND thực hiện công tác giảm nghèo bền vững năm 2022 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 2Kế hoạch 5055/KH-UBND triển khai thực hiện công tác giảm nghèo, an sinh xã hội bền vững năm 2022 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 3Kế hoạch 2442/KH-UBND năm 2022 triển khai công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 4Kế hoạch 2278/KH-UBND năm 2022 truyền thông về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 5Kế hoạch 2276/KH-UBND năm 2022 về giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 6Kế hoạch 269/KH-UBND năm 2022 truyền thông, thông tin, tuyên truyền về công tác giảm nghèo thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025 do Thành phố Hà Nội ban hành
- 7Kế hoạch 139/KH-UBND 2023 thực hiện công tác giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, 2023 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 8Kế hoạch 151/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 9Kế hoạch 03/KH-UBND thực hiện công tác giảm nghèo bền vững năm 2024 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 10Kế hoạch 59/KH-UBND thực hiện công tác giảm nghèo bền vững năm 2024 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 1Kế hoạch 3124/KH-UBND thực hiện công tác giảm nghèo bền vững năm 2022 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 2Kế hoạch 5055/KH-UBND triển khai thực hiện công tác giảm nghèo, an sinh xã hội bền vững năm 2022 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 3Kế hoạch 2442/KH-UBND năm 2022 triển khai công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 4Kế hoạch 2278/KH-UBND năm 2022 truyền thông về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 5Kế hoạch 2276/KH-UBND năm 2022 về giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 6Kế hoạch 269/KH-UBND năm 2022 truyền thông, thông tin, tuyên truyền về công tác giảm nghèo thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025 do Thành phố Hà Nội ban hành
- 7Kế hoạch 139/KH-UBND 2023 thực hiện công tác giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, 2023 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 8Kế hoạch 151/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 9Kế hoạch 03/KH-UBND thực hiện công tác giảm nghèo bền vững năm 2024 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 10Kế hoạch 59/KH-UBND thực hiện công tác giảm nghèo bền vững năm 2024 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
Kế hoạch 127/KH-UBND năm 2022 thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TU về công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2025 do tỉnh Bạc Liêu ban hành
- Số hiệu: 127/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 21/09/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Bạc Liêu
- Người ký: Phan Thanh Duy
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra