Hệ thống pháp luật

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 9174/BKHĐT-ĐTNN
V/v Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2023

Hà Nội, ngày 16 tháng 12 năm 2022

 

Kính gửi:

- Các Bộ và cơ quan ngang Bộ;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Căn cứ quy định tại Điều 92 và Điều 93 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có công văn số 3289/BKHĐT-ĐTNN ngày 19 tháng 5 năm 2022 hướng dẫn các Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng Chương trình xúc tiến đầu tư (XTĐT) năm 2023. Trên cơ sở báo cáo, đề xuất của các Bộ và UBND các địa phương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến về chương trình xúc tiến đầu tư năm 2023 như sau:

1. Đánh giá kết quả thực hiện chương trình XTĐT những tháng đầu năm 2022

Trong bối cảnh kinh tế, chính trị thế giới diễn biến phức tạp, khó lường, công tác XTĐT nói riêng và tình hình kinh tế - xã hội nói chung những tháng đầu năm 2022 gặp nhiều khó khăn. Tranh chấp thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc tiếp tục diễn biến phức tạp, đại dịch Covid vẫn tiếp tục ảnh hưởng lớn đến việc mở cửa nền kinh tế của nhiều quốc gia, đặc biệt là Trung Quốc, việc đứt gãy chuỗi cung ứng, chính sách của nhiều quốc gia nhằm thu hút trở lại các nhà đầu tư, xung đột Nga - Ukraina khiến kinh tế châu Âu và thế giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nguồn cung năng lượng bị gián đoạn, nguy cơ lạm phát và suy thoái kinh tế hiện hữu. Luồng vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đang có xu hướng tái định vị, là cơ hội lớn nhưng cũng là thách thức không nhỏ đối với Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh có sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các quốc gia trong khu vực.

Trước tình hình đó, sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự đồng lòng của các địa phương, bằng cách làm linh hoạt, phù hợp, hoạt động đầu tư nước ngoài trong những tháng đầu năm vẫn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, cụ thể: trong 9 tháng đầu năm 2022, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp (GVMCP) của nhà đầu tư nước ngoài đạt trên 18,7 tỷ USD. Trong đó, tuy vốn đăng ký mới chưa hồi phục hoàn toàn sau sự gián đoạn của các biện pháp chống dịch năm 2021 và biến động địa - chính trị toàn cầu, song vốn điều chỉnh và GVMCP tăng lần lượt là 29,9% và 1,9%, vốn đầu tư thực hiện dự án đầu tư nước ngoài ước đạt 15,4 tỷ USD, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm 2021, phản ánh sự tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài vào các chính sách, chỉ đạo điều hành của Chính phủ trong phục hồi kinh tế sau đại dịch.

2. Kết quả cụ thể:

2.1 Những kết quả đạt được:

- Trên cơ sở tình hình dịch bệnh cơ bản đã được kiểm soát trong nước, một số địa phương, thành phố lớn tiếp tục duy trì tốt kết quả thu hút ĐTNN. Các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 53 tỉnh, thành phố trên cả nước trong 9 tháng đầu năm 2022. TP.Hồ Chí Minh dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 2,96 tỷ USD, chiếm 15,8% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng 26,2% so với cùng kỳ năm 2021. Bình Dương đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư trên 2,7 tỷ USD, chiếm 14,4% tổng vốn, tăng trên 58% so với cùng kỳ. Bắc Ninh xếp thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký gần trên 1,78 tỷ USD, chiếm 9,5% tổng vốn và tăng gấp 2,1 lần so với cùng kỳ năm 2021, tiếp theo lần lượt là Thái Nguyên, TP. Hải Phòng và Đồng Nai.

- Niềm tin của nhà đầu tư tăng lên: Các tổ chức quốc tế đều có đánh giá tích cực về môi trường đầu tư Việt Nam. UNCTAD đã đánh giá Việt Nam nằm trong nhóm 20 quốc gia hấp dẫn thu hút ĐTNN hàng đầu thế giới. Theo khảo sát nhanh gần đây do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Liên minh Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF) thực hiện trong tháng 9/2022, cho thấy những thông tin tích cực về hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Cụ thể như sau: (1) Trên 90% doanh nghiệp đạt hiệu quả kinh doanh và tình hình tài chính ở mức trung bình và cao; (2) 76% doanh nghiệp đánh giá hiệu quả của các chính sách hỗ trợ sản xuất kinh doanh của Chính phủ ở mức trung bình và cao, 66% doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng đầu tư.

- Hoạt động XTĐT của các Bộ, địa phương: ngay khi các thị trường trọng điểm mở cửa trở lại, nhiều Bộ, địa phương đã chủ động triển khai các hoạt động XTĐT, với sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp, qua đó đã tạo động lực duy trì và phục hồi dòng vốn ĐTNN tại địa phương vẫn trầm lắng trong giai đoạn Covid. Đặc biệt, một số Bộ ngành, địa phương đã chủ động nghiên cứu đổi mới phương thức XTĐT phù hợp, hiệu quả, hỗ trợ kịp thời cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước. Cụ thể:

(i) Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức các hội nghị XTĐT cấp vùng gắn với công bố quy hoạch phát triển các vùng Trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Đông và Tây Nam bộ để thông tin tới cộng đồng doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.

(ii) Đối với thị trường trọng điểm Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu, các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngoại giao, Công Thương, Nông nghiệp và phát triển Nông thôn đã phối hợp xây dựng nhiều hoạt động đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các ngành, lĩnh vực ưu tiên trong giai đoạn 2021-2025.

(iii) Đặc biệt, một số địa phương đã có những đổi mới, điều chỉnh hoạt động XTĐT đảm bảo gắn kết giữa hoạt động XTĐT với các định hướng quy hoạch vùng, quy hoạch địa phương, qua đó giúp phát huy được những tiềm năng, thế mạnh của địa phương, thực hiện thu hút đầu tư có chọn lọc, không dàn trải; triển khai công tác XTĐT theo hướng hiệu quả, thực chất, đẩy mạnh thu hút vào 1 số ngành lĩnh vực ưu tiên.

(iv) Bên cạnh đó, nhiều địa phương với các mức độ khác nhau (đặc biệt các tỉnh khu vực kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và Nam Bộ) đã có nhiều nỗ lực nhằm từng bước đảm bảo các điều kiện cần thiết để triển khai dự án ngay, như hoàn thiện sớm các công trình hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông, chuẩn bị sẵn quỹ đất sạch, đảm bảo yêu cầu về tiếp cận điện năng, năng lượng, đồng thời thực hiện các giải pháp nhằm tăng cường đào tạo nhân lực tại chỗ, góp phần giúp giải quyết việc đứt gãy nguồn cung lao động vốn là vấn đề khó khăn gặp phải trong giai đoạn Covid, do vậy đã giúp các nhà đầu tư thêm tin tưởng, quan tâm đầu tư tại Việt Nam

2.2 Những tồn tại, hạn chế:

Bên cạnh những kết quả nêu trên, hoạt động XTĐT của các Bộ, địa phương còn những bất cập:

(i) Công tác XTĐT tại một số địa phương vẫn chưa thực sự gắn kết với quy hoạch phát triển vùng và địa phương với các quan điểm, mục tiêu tại Quyết định số 667/QĐ-TTg ngày 02/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2030.

(ii) Phương thức XTĐT của một số địa phương vẫn chưa có nhiều đổi mới, mang tính chủ động và đẩy mạnh áp dụng các phương thức mới, hiện đại, áp dụng công nghệ thông tin trong xúc tiến.

Công tác chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thu hút đầu tư tại một số địa phương chưa đảm bảo: các dự án thuộc danh mục kêu gọi đầu tư được sàng lọc; lựa chọn những dự án thực sự hấp dẫn, khả thi; đảm bảo các điều kiện cần thiết để có thể triển khai ngay (quỹ đất sạch,...). Cách thức XTĐT và đội ngũ cán bộ thực hiện công tác này tại một số địa phương còn chưa thực sự chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu thực tế.

(iii) Một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến XTĐT tại chỗ, việc giải quyết khó khăn của các nhà đầu tư trên địa bàn chưa được chú trọng, hiệu quả còn hạn chế làm ảnh hưởng đến niềm tin của các nhà đầu tư.

Vẫn còn tình trạng cạnh tranh lẫn nhau trong thu hút đầu tư, đặc biệt là giữa các địa phương lân cận, dẫn đến làm giảm hiệu quả thu hút đầu tư. Đặc biệt vẫn còn một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến thu hút đầu tư có chọn lọc, gắn kết giữa thu hút đầu tư với cơ cấu lại nền kinh tế, theo đúng với định hướng phát triển ngành, lĩnh vực theo quy hoạch vùng và địa phương.

(iv) Việc tổ chức hoạt động, sự kiện XTĐT của một số địa phương vẫn còn hình thức, thiếu tính chiến lược, chất lượng và hiệu quả chưa cao. Đặc biệt, sự gắn kết giữa công tác XTĐT của địa phương và của Trung ương vẫn còn hạn chế, dẫn đến tình trạng XTĐT manh mún, thiếu hệ thống, nhất quán. Công tác báo cáo XTĐT tại một số địa phương chưa đảm bảo, dẫn đến thiếu số liệu đánh giá thực chất hiệu quả công tác này.

(v) Các thông tin, số liệu phục vụ thu hút đầu tư tại nhiều địa phương chưa thực hiện có hệ thống, thiếu cập nhật, chưa có đánh giá về kết quả công tác XTĐT với hiệu quả sử dụng nguồn lực đầu tư nước ngoài, giữa hiệu quả đầu tư nước ngoài với kết quả phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

(vi) Một số địa phương chưa thực hiện nghiêm túc quy định về việc phê duyệt Chương trình XTĐT năm 2022 và Báo cáo kết quả thực hiện hoạt động XTĐT năm 2021 theo quy định tại Nghị định số 31/2021/NĐ-CP (Chi tiết tại Phụ lục 1 kèm theo)

3. Về chương trình XTĐT năm 2023 của các Bộ, ngành và địa phương

3.1 Định hưng chung

Căn cứ định hướng chỉ đạo tại Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030; Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030 và Quyết định số 667/QĐ-TTg ngày 02/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2030. Theo đó, chương trình XTĐT năm 2023 phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Chủ động thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu. Ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sạch, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan toả, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Lựa chọn khu vực, thị trường, đối tác để thúc đẩy hợp tác phát triển phù hợp với bối cảnh thế giới và khu vực; tái định vị dòng vốn đầu tư, giảm sự phụ thuộc vào các thị trường nhiều rủi ro và tiềm ẩn xảy ra tranh chấp; ưu tiên việc kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu; thu hút đầu tư xanh, công nghệ cao, công nghệ phụ trợ, phương pháp quản lý, quản trị tiên tiến.

- Phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng, địa phương. Không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của địa phương, ngành và doanh nghiệp; đồng thời tăng cường sự liên kết nội vùng và giữa các vùng trên cơ sở lợi thế so sánh.

- Đảm bảo tính thống nhất, gắn kết giữa các hoạt động của chương trình XTĐT quốc gia với các hoạt động của chương trình XTĐT Bộ ngành và địa phương.

- Tăng cường kết nối sản xuất trong nước với chuỗi sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia; nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, hàm lượng giá trị gia tăng của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước; đề cao trách nhiệm với xã hội và bảo vệ môi trường nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài.

- Bảo đảm cân đối lợi ích của các bên đầu tư với lợi ích của nhà nước và nhân dân trong hoạt động hợp tác đầu tư nước ngoài trên tinh thần hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro; tuân thủ điều kiện về phát triển bền vững và an ninh - quốc phòng.

- Áp dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong hoạt động XTĐT, đảm bảo thông tin đa dạng, đầy đủ, cập nhật, có hệ thống, đồng thời đổi mới phương thức XTĐT theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả, có tầm nhìn và khả năng dự báo sớm.

- Không để xảy ra tình trạng XTĐT manh mún, dàn trải, mạnh ai nấy làm, cạnh tranh lẫn nhau giữa các địa phương, làm triệt tiêu hiệu quả công tác này.

3.2 Định hướng cụ thể

Trên cơ sở các bối cảnh và xu hướng dòng vốn đầu tư nước ngoài, đề nghị các Bộ, địa phương tiếp tục bám sát các quan điểm, mục tiêu tại Quyết định số 667/QĐ-TTg ngày 02/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2030 và hướng dẫn tại công văn số 3289/BKHĐT-ĐTNN ngày 19 tháng 5 năm 2022 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Trong quá trình triển khai, đề nghị lưu ý thêm một số nội dung sau:

a) Đnh hưng xúc tiến đầu tư theo vùng:

Thu hút ĐTNN cân đối, hợp lý giữa các vùng miền. Những địa phương có kết cấu hạ tầng tương đối hiện đại và nguồn nhân lực chất lượng cao thì ưu tiên tập trung thu hút các dự án công nghệ cao, công nghệ mới, tiên tiến, dịch vụ hiện đại, nghiên cứu và phát triển. Những địa phương, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn cần đảm bảo hài hòa giữa thu hút ĐTNN trong những ngành sử dụng nhiều lao động nhưng vẫn phải bảo đảm các yếu tố về công nghệ, môi trường và tiết kiệm năng lượng, đồng thời tăng cường thu hút ĐTNN đối với những lĩnh vực có tiềm năng, thế mạnh, góp phần đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu nền kinh tế.

(Tổng hợp tiềm năng, thế mạnh và lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư của các vùng kinh tế xã hội tại Phụ lục 2)

b) Đnh hướng xúc tiến đầu tư theo lĩnh vực

Năm 2023, ưu tiên thu hút các dự án sử dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa tích cực, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Điều này sẽ tác động đến tiềm năng mở rộng sản lượng của khu vực ĐTNN, khả năng đổi mới công nghệ của khu vực trong nước, cũng như có thể tác động đến cán cân thanh toán, khả năng dự trữ ngoại hối, tỷ giá... trong trung và dài hạn.

Xem xét kỹ lưỡng việc thu hút các dự án quy mô nhỏ, không mang lại hiệu quả về tăng trưởng kinh tế; dự án công nghiệp chủ yếu là gia công lắp ráp, chưa phát triển được công nghệ nguồn, công nghệ lõi và hệ thống công nghiệp phụ trợ, đặc biệt không thu hút đầu tư đối với các dự án có giá trị gia tăng thấp, công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường.

c) Định hướng xúc tiến đầu tư theo đối tác

Thúc đẩy hợp tác ĐTNN, đa phương hoá, đa dạng hoá đối tác, hình thức đầu tư, đan xen lợi ích trong hợp tác ĐTNN và kết nối hữu cơ với khu vực kinh tế trong nước, phù hợp với định hướng cơ cấu lại nền kinh tế và mục tiêu phát triển bền vững; bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh, an sinh, trật tự, an toàn xã hội và nâng cao tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế. Ưu tiên thu hút các tập đoàn đa quốc gia đặt trụ sở và thành lập các trung tâm nghiên cứu - phát triển (R&D), trung tâm đổi mới sáng tạo tại Việt Nam; khuyến khích chuyển giao công nghệ và quản trị cho doanh nghiệp Việt Nam.

3.3 Về Chương trình XTĐT năm 2023 của các Bộ, địa phương và cách thc thực hiện

a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến nhận xét về Chương trình XTĐT năm 2023 của từng cơ quan và gửi riêng tại Phụ lục kèm theo.

b) Một số lưu ý về cách thức thực hiện để các cơ quan rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện:

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ: (i) rà soát, đảm bảo không trùng lắp với các hoạt động XTĐT của địa phương nhằm tiết kiệm ngân sách và nâng cao hiệu quả công tác XTĐT; (ii) phân công nhiệm vụ XTĐT cho đơn vị cụ thể1.

- Các địa phương: (i) lưu ý thực hiện quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 93 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP, UBND cấp tỉnh là cơ quan có thẩm quyền và trách nhiệm gửi dự kiến chương trình XTĐT của năm tiếp theo; các hoạt động Phối hợp giữa xúc tiến đầu tư với xúc tiến thương mại, du lịch, ngoại giao kinh tế; Hoạt động xúc tiến đầu tư không sử dụng ngân sách nhà nước 2(ii) thực hiện đúng quy định về biểu mẫu báo cáo3.

Trên đây là ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về chương trình XTĐT năm 2023, đề nghị Quý Cơ quan nghiên cứu, hoàn thiện chương trình và triển khai thực hiện theo quy định./.

Văn bản kèm theo:

- Phụ lục 1: Tình hình báo cáo kết quả hoạt động XTĐT năm 2021 và phê duyệt chương trình XTĐT năm 2022 của các địa phương

- Phụ lục 2: Tổng hợp tiềm năng, thế mạnh và lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư của các vùng kinh tế xã hội

- Phụ lục Ý kiến chi tiết về chương trình XTĐT của từng Bộ, cơ quan ngang bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT, Cục ĐTNN (3b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Quốc Phương

 

PHỤ LỤC 1:

TÌNH HÌNH BÁO CÁO KẾT QUẢ CHƯƠNG TRÌNH XTĐT 2021 VÀ PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH XTĐT 2022 CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG
(Kèm theo công văn số 9174/BKHĐT-ĐTNN ngày 16 tháng 12 năm 2022)

STT

ĐỊA PHƯƠNG

BÁO CÁO KẾT QUẢ CHƯƠNG TRÌNH XTĐT 2021

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH XTĐT 2022

GHI CHÚ

SỐ CÔNG VĂN

NGÀY CV

SỐ CÔNG VĂN

NGÀY CV

I

Các tỉnh, thành phố thuộc miền Bắc

1

Bắc Giang

70/SKHĐT-TTXTĐT

27/1/2022

1208/QĐ-UBND

5/11/2021

CV báo cáo 2021 Sở ký (theo nhiệm vụ do UBND tỉnh giao tại CV 411/UBND-KTN ngày 27/1/2022)

2

Bắc Kạn

1054/UBND-GTCNXD

23/2/2022

2675/QĐ-UBND

31/12/2021

 

3

Bắc Ninh

190/KHĐT-KTĐN

27/01/2022

564/QĐ-UBND

24/12/2021

CV báo cáo kết quả 2021 Sở ký

4

Cao Bằng

466/BC-UBND

04/03/2022

224/Ctr-UBND

27/01/2022

 

5

Điện Biên

269/UBND-KT

26/01/2022

 

 

Không phê duyệt CT 2022

6

Hà Giang

261/BC-SKHĐT

14/02/2022

71/QĐ-UBND

17/01/2022

CV báo cáo kết quả 2021 Sở ký

7

Hà Nam

1168/BC-SKHĐT

14/06/2022

88/QĐ-UBND

17/1/2022

CV báo cáo kết quả 2021 Sở ký

8

Hà Nội

 

 

 

 

Không báo cáo kết quả 2021, không phê duyệt CT 2022

9

Hà Tĩnh

340/SKHĐT-DNĐT

18/02/2022

 

 

CV báo cáo kết quả 2021 Sở ký; Không phê duyệt CT 2022

10

Hải Dương

 

 

 

 

Không báo cáo kết quả 2021, không phê duyệt CT 2022

11

Hải Phòng

1254/UBND-KTĐN

28/02/2022

4206/UBND-KTĐN

27/6/2022

 

12

Hòa Bình

60/BC-UBND

21/02/2022

2985/QĐ-UBND

13/12/2021

Có VB 1419/QĐ-UBND ngày 13/7/2022 bổ sung hoạt động XTĐT-TM-DL hỗn hợp tại Fukuoka

13

Hưng Yên

490/UBND-TH

04/03/2022

 

 

Không phê duyệt CT 2022

14

Lai Châu

91/BC-UBND

07/04/2022

 

 

Không phê duyệt CT 2022

15

Lạng Sơn

166/UBND-KT

15/02/2022

 

 

Không phê duyệt CT 2022

16

Lào Cai

58/BC-UBND

21/02/2022

2346/UBND-KT

3/6/2021

 

17

Nam Định

213/BC-SKH&ĐT

16/02/2022

2641/QĐ-UBND

07/12/2021

 

18

Ninh Bình

11/BC-UBND

28/01/2022

1217/QĐ-UBND

05/11/2021

 

19

Nghệ An

887/UBND-CN

14/2/2022

4207/UBND-CN

24/6/2021

 

20

Phú Thọ

56/BC-SKH&ĐT

11/2/2022

2985/QĐ-UBND

16/11/2021

CV báo cáo kết quả 2021 Sở ký

21

Quảng Bình

212/UBND-TH

22/2/2022

924/UBND-TH

6/4/2021

 

22

Quảng Ninh

1707/UBND-XD5

18/03/2022

4068/QĐ-UBND

17/11/2021

 

23

Sơn La

104/BC-UBND

11/3/2022

36/Ctr-UBND

07/01/2022

 

24

Thái Bình

 

 

941/SKHĐT-XTĐT

28/5/2021

Không báo cáo kết quả 2021

25

Thái Nguyên

423/SKHĐT-TTXTĐT

18/2/2022

2405/UBND-TN

29/5/2021

CV báo cáo kết quả 2021 Sở ký

26

Thanh Hóa

1129/SKHĐT-KTĐN

1/3/2022

599/QĐ-UBND

11/2/2022

CV báo cáo kết quả 2021 Sở ký

27

Tuyên Quang

220/SKH-KTN

15/2/2022

1613/UBND-TH

28/5/2021

CV báo cáo kết quả 2021 Sở ký

28

Vĩnh Phúc

121/QĐ-UBND

18/6/2021

3145/QĐ-UBND

17/1/2021

 

29

Yên Bái

119/SKHĐT-TTHTDN

14/2/2022

1610/UBND-TH

3/6/2021

CV báo cáo kết quả 2021 Sở ký

30

Quảng Trị

537/UBND-TCTM

15/2/2022

537/UBND-TCTM

15/2/2022

 

II

Các tỉnh, thành phố thuộc miền Trung

1

Bình Định

974/UBND-VX

28/02/2022

 

 

Không phê duyệt CT 2022

2

Đà Nẵng

1161/UBND-XTĐT

3/3/2022

QĐ 593/UBND

01/03/2022

 

3

Đăk Lăk

 

 

QĐ 3521/UBND

16/12/2021

Không báo cáo kết quả 2021

4

Đăk Nông

917/UBND-KTTH 1.3.2022

1/3/2022

 

 

Không phê duyệt CT 2022

5

Gia Lai

 

 

QĐ 22/UBND

13/01/2022

Không báo cáo kết quả 2021

6

Huế

2442/UBND-QHXH

15/03/2022

CTr 63/UBND

21/02/2022

 

7

Kon Tum

341/SKHĐT-XTĐT

16/02/2022

QĐ 1030/UBND

05/11/2021

CV báo cáo kết quả 2021 Sở ký

8

Khánh Hòa

2788/UBND-XNDN

30/03/2022

 

 

Không phê duyệt CT 2022

9

Lâm Đồng

86/TTXT-ĐTNN

11/3/2022

QĐ 2879/UBND

15/03/2022

CV báo cáo kết quả 2021 của TTXT

10

Phú Yên

45/BC-SKHĐT

18/02/2022

QĐ 348/UBND

16/12/2021

CV báo cáo kết quả 2021 Sở ký

11

Quảng Nam

44/BC-UBND

4/3/2022

 

 

Không phê duyệt CT 2022

12

Quảng Ngãi

320/SKHĐT-XTĐT

25/02/2022

QĐ 50/UBND

18/01/2022

CV báo cáo kết quả 2021 Sở ký

III

Các tỉnh, thành phố thuộc miền Nam

1

An Giang

105/BC-UBND

25/02/2022

1025/QĐ-UBND

17/5/2022

 

2

Bà Rịa-Vũng Tàu

5418/UBND-VP

16/05/2022

1999/QĐ-UBND

18/7/2022

 

3

Bạc Liêu

85/BC-UBND

9/3/2022

68/QĐ-UBND

07/02/2022

 

4

Bến Tre

75/BC-UBND

24/02/2022

 

 

Không phê duyệt CT 2022

5

Bình Dương

 

 

 

 

Không báo cáo kết quả 2021, không phê duyệt CT 2022

6

Bình Phước

1507/UBND-TH

23/06/2022

54/KH-UBND

03/03/2022

 

7

Bình Thuận

 

 

821/QĐ-UBND

29/03/2022

Không báo cáo kết quả 2021

8

Cà Mau

55/BC-UBND

3/3/2022

 

 

Không phê duyệt CT 2022

9

Cần Thơ

920/UBND-KT

15/03/2022

 

 

Không phê duyệt CT 2022

10

Đồng Nai

71/BC-UBND

22/04/2022

 

 

Không phê duyệt CT 2022

11

Đồng Tháp

319/UBND-KT

3/3/2022

39/KH-UBND

11/2/2022

 

12

Hậu Giang

 

 

 

 

Không báo cáo kết quả 2021, không phê duyệt CT 2022

13

Kiên Giang

86/BC-UBND

10/3/2022

 

 

Không phê duyệt CT 2022

14

Long An

534/SKHĐT-TT

22/01/2022

1818/QĐ-UBND

3/3/2022

 

15

Ninh Thuận

 

 

879/QĐ-UBND

25/12/2021

Không báo cáo kết quả 2021

16

Sóc Trăng

108/BC-SKHĐT

21/02/2022

489/QĐ-UBND

18/02/2022

 

17

Tây Ninh

633/UBND-KT

21/02/2022

1025/QĐ-UBND

27/04/2022

 

18

Tiền Giang

539/QĐ-UBND

28/02/2022

539/QĐ-UBND

28/02/2022

 

19

TP.Hồ Chí Minh

 

 

 

 

Không báo cáo kết quả 2021, không phê duyệt CT 2022

20

Trà Vinh

282/SKHĐT-TTXT

18/02/2022

 

 

Không phê duyệt CT 2022

21

Vĩnh Long

52/BC-UBND

21/02/2022

3331/QĐ-UBND

2/12/2021

 

 

PHỤ LỤC 2:

TỔNG HỢP TIỀM NĂNG, THẾ MẠNH VÀ LĨNH VỰC ƯU TIÊN THU HÚT CỦA CÁC VÙNG KINH TẾ XÃ HỘI
(Kèm theo công văn số 9174/BKHĐT-ĐTNN ngày 16 tháng 12 năm 2022)

Theo Thông báo số 352/TB-VPCP ngày 04/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ, phương án phân vùng giai đoạn 2021-2030 để thực hiện Luật Quy hoạch 2017 trên cơ sở 6 vùng kinh tế xã hội.

1. Trung du và miền núi Bắc Bộ:

1.1. Tiềm năng, lợi thế: Tài nguyên du lịch của vùng phong phú, đa dạng và nổi bật cả về tự nhiên và nhân văn; khu vực đầu nguồn, diện tích rừng lớn, thuận lợi trong phát triển nông nghiệp; công nghiệp vùng phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng khá, đang chuyển dịch theo hướng phát triển mạnh một số ngành công nghiệp chủ lực như công nghiệp chế tạo máy, thép, điện tử, sản xuất điện, chế biến thực phẩm, dệt, da, may mặc, công nghiệp phụ trợ.

1.2. Lĩnh vực ưu tiên thu hút

- Lào Cai, Thái Nguyên, Bắc Giang, Phú Thọ và Hòa Bình là những địa phương có các điều kiện thuận lợi hơn về vị trí, các điều kiện tự nhiên - xã hội, giao thông vận tải, trình độ dân trí... để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp.

- Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Yên Bái, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Điện Biên là các địa phương có thế mạnh phát triển dịch vụ thương mại, du lịch - lữ hành - khách sạn, hậu cần (logistics)... theo hướng khai thác lợi thế, đa dạng và nâng cao chất lượng, phát triển các chuỗi và liên kết chuỗi.

2. Vùng đồng bằng sông Hồng

2.1. Tiềm năng, lợi thế:

- Có vị trí địa kinh tế, chính trị chiến lược thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội, là trung tâm của sự giao lưu kinh tế - xã hội giữa các vùng và khu vực; Kết cấu hạ tầng phát triển, kết nối liên vùng, đồng bộ và hiện đại; Tăng trưởng cao với cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiều ngành, nghề, lĩnh vực mới trong nền kinh tế; Chất lượng nguồn nhân lực cao; Đô thị trong vùng phát triển nhanh;...

- Vùng có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển KCN, KKT: Tốc độ phát triển KCN, KKT toàn vùng rất nhanh, thứ 2 cả nước; Tổng diện tích đất quy hoạch phát triển KCN nhiều nhất cả nước1; Tỷ lệ tổng vốn đầu tư / diện tích đất công nghiệp lớn, đứng đầu cả nước; Thu hút lớn nguồn vốn đầu tư nước ngoài, như Bắc Ninh và Hải Phòng.

2.2. Lĩnh vực ưu tiên thu hút: công nghiệp hỗ trợ, đổi mới sáng tạo, lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao; du lịch đa dạng hơn, giá trị cao và chất lượng cao; nông nghiệp công nghệ cao, tăng cường liên kết giữa khoa học, doanh nghiệp và nông dân; hạ tầng giao thông, đô thị; y tế, khám chữa bệnh; công nghệ môi trường, xử lý nước, nước thải, rác thải...

3. Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

3.1. Tiềm năng, lợi thế: Chiều dài đường bờ biển lớn, nhiều hoạt động kinh tế ven biển; nhu cầu mở cửa, hội nhập quốc tế lớn; nhiều di tích lịch sử, văn hóa xếp hạng; hệ sinh thái du lịch biển lớn; tập trung nhiều nguồn vốn đầu tư các công trình trọng điểm, đường cao tốc, giao thông liên vùng, liên tỉnh, quy mô lớn; có một số dự án mang tính động lực lớn gắn với dải ven biển, thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

3.2. Lĩnh vực ưu tiên thu hút: phát triển kinh tế biển đồng bộ (kinh tế hàng hải, dịch vụ biển, công nghiệp ven biển,...) để hình thành những trung tâm kinh tế biển đa ngành, cạnh tranh cao; phát triển hạ tầng thiết yếu khu công nghiệp, khu kinh tế (trung tâm logisitics, cảng cạn ICD, hệ thống trường đào tạo nghề cho lao động, nhà ở xã hội,...); hạ tầng giao thông, hàng hải, cảng biển,...

4. Vùng Tây Nguyên

4.1. Tiềm năng, lợi thế: có hệ thống giao thông đường bộ liên vùng (kết nối với duyên hải miền Trung, cảng biển, Đông Nam Bộ cũng như Campuchia, Lào) tương đối phát triển; đa dạng sinh học cao, giàu trữ lượng gỗ, cây dược liệu và thuốc quý,...;

4.2. Lĩnh vực ưu tiên thu hút: nông nghiệp công nghệ và năng suất cao (chăn nuôi, sản phẩm chăn nuôi, thủy sản nước lạnh,...); sản xuất và chế biến thành phẩm từ cây công nghiệp (cao su, cà phê, chè, điều,...) để xuất khẩu; du lịch sinh thái (điều kiện tự nhiên và văn hóa đặc sắc); năng lượng (gió và mặt trời); y tế - dược phẩm.

5. Vùng Đông Nam Bộ

5.1. Tiềm năng, lợi thế:

- Địa hình thuận lợi, phần lớn là đồng bằng, bán bình nguyên; bờ biển không dài, nhưng thuận lợi cho khai thác (cảng, hải sản, dịch vụ, du lịch,...);

- Hệ thống kết nối hạ tầng đa dạng (cảng biển nước sâu, sân bay quốc tế, đường bộ, đường biển, đường thủy, đường sắt);

- Dễ tiếp cận nguồn nhân lực có tay nghề và chất lượng cao; Có tính liên kết cao giữa các cơ sở đào tạo giáo dục và hệ thống các doanh nghiệp.

- Quỹ đất sạch phục vụ thu hút đầu tư tại các khu công nghiệp trong vùng còn khá lớn và quỹ đất có khả năng quy hoạch và phát triển thành các khu công nghiệp dồi dào.

5.2. Lĩnh vực ưu tiên thu hút: công nghiệp hỗ trợ; công nghiệp công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại (IT, cơ khí chính xác, tự động hóa, vật liệu mới,...); đổi mới sáng tạo, khoa học - công nghệ; nâng cấp, phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông - vận tải liên thông, kết nối (đường bộ, cảng biển, hàng không); dịch vụ chất lượng cao (tài chính, ngân hàng, logistics, viễn thông, vận tải, du lịch,...)

6. Vùng đồng bằng sông Cửu Long

6.1. Tiềm năng, lợi thế: Nằm bên tuyến hàng hải Đông - Tây trong khu vực có đường giao thông hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng, giữa Nam Á, Đông Á, Úc và các quần đảo khác trong Thái Bình Dương; Nguồn nguyên liệu nông sản đầu vào và các nguồn năng lượng tái tạo dồi dào; Lực lượng lao động dồi dào.

6.2. Lĩnh vực ưu tiên thu hút: nông nghiệp công nghệ cao và kinh tế biển; vận tải đường thủy nội địa và đường biển; du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái (sinh quyển, vườn quốc gia, khu bảo tồn tự nhiên,...); năng lượng (gió, mặt trời, thủy triều,...); nâng cao năng lực, giá trị gia tăng ngành công nghiệp (chế biến, chế tạo; hóa chất; gỗ, giấy; nhựa, cao su; vật liệu xây dựng; kim loại; xe, động cơ, phương tiện vận tải; điện tử...).

 

PHỤ LỤC

(Kèm theo văn bản số 9174/BKHĐT-ĐTNN ngày 16 tháng 12 năm 2022)

I. Về kết quả thực hiện chương trình XTĐT 6 tháng năm 2022

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị tỉnh Điện Biên cần tập trung đánh giá tình hình thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư, trong đó nêu rõ kết quả thu hút đầu tư (6 tháng đầu năm); tình hình sơ bộ về các hoạt động xúc tiến đầu tư năm 2022; những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện cũng như những tồn tại hạn chế, nguyên nhân chủ quan, khách quan và tổ chức thực hiện của tỉnh.

II. Về quan điểm, định hướng, mục tiêu chương trình XTĐT năm 2023

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị tỉnh Điện Biên nêu rõ quan điểm, mục tiêu và định hướng XTĐT của tỉnh Điện Biên năm 2023, trong đó cần nêu rõ mục tiêu tập trung thu hút đầu tư vào các lĩnh vực có thế mạnh của địa phương, lĩnh vực còn nhiều dự địa để phát triển như: Phát triển hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao; công nghiệp dược phẩm và sản xuất dược liệu; công nghiệp chế biến; phát huy lợi thế trong phát triển du lịch và đa dạng trên địa bàn tỉnh...

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị tỉnh lưu ý thêm một số nội dung sau:

- Phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ ngành liên quan để kịp thời cập nhật các xu hướng đầu tư trên toàn thế giới, các định hướng của Đảng, Chính phủ; phối hợp với các đại diện XTĐT tại các nước để nắm bắt các định hướng chính sách của nước sở tại và các Tập đoàn lớn.

- Tăng cường năng lực XTĐT, đặc biệt là ngoại ngữ cho các cán bộ thực hiện công tác XTĐT; tích cực tham gia các buổi tập huấn, giao ban do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng như các bộ ngành liên quan tổ chức để đồng thời tăng cường hợp tác, mở rộng kết nối.

- Phát triển dịch vụ công trực tuyến, nâng cấp hệ thống thông tin và cơ sở phục vụ hoạt động XTĐT, đẩy mạnh số hóa các ấn phẩm, tài liệu XTĐT bằng nhiều thứ tiếng.

- Trong quá trình thực hiện các hoạt động XTĐT, bên cạnh nguồn ngân sách bố trí thực hiện, tỉnh cần tăng cường huy động các nguồn lực xã hội hóa.

III. Về dự kiến chương trình XTĐT năm 2023

1. Về cơ bản, nội dung dự thảo chương trình XTĐT năm 2023 của tỉnh Vĩnh Phúc đã bám sát hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại công văn số 3289/BKHĐT-ĐTNN ngày 19/5/2022.

2. Về biểu tổng hợp dự kiến chương trình XTĐT năm 2023, tỉnh đã xây dựng biểu mẫu theo đúng quy định tại Thông tư số 03/2021/TT-BKHĐT ngày 09/4/2021 quy định mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam, đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư (Mẫu C.II.2). Đề nghị tỉnh bổ sung Danh mục dự án đầu tư đang có nhà đầu tư quan tâm (Mẫu A.IV.4).

Trên đây là ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư để Quý UBND hoàn thiện chương trình XTĐT 2023.



1 Đối với những Bộ không xây dựng chương trình XTĐT hàng năm, nếu có phát sinh hoạt động XTĐT thì cần gửi lấy ý kiến Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định tại Nghị định số 31/2021/NĐ-CP.

2 Theo quy định Điều 95, 96 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP.

3 Tại Phụ lục C, Thông tư số 03/2021/TT-BKHĐT ngày 09/4/2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

1 Khoảng 64,25 nghìn ha, chiếm khoảng 28,6% tổng diện tích đất quy hoạch KCN trên cả nước.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 9174/BKHĐT-ĐTNN năm 2022 về Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2023 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành

  • Số hiệu: 9174/BKHĐT-ĐTNN
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 16/12/2022
  • Nơi ban hành: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
  • Người ký: Trần Quốc Phương
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản