- 1Luật Đầu tư công 2019
- 2Thông tư 15/2021/TT-BTC quy định về chế độ và biểu mẫu báo cáo tình hình thực hiện, thanh toán vốn đầu tư công do Bộ Tài chính ban hành
- 3Nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội do Quốc hội ban hành
- 4Nghị quyết 70/2022/QH15 về phân bổ ngân sách trung ương năm 2023 do Quốc hội ban hành
- 5Quyết định 202/QĐ-TTg năm 2023 về giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 435/QĐ-TTg năm 2023 phân công Thành viên Chính phủ chủ trì đôn đốc làm việc với các địa phương về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 93/2023/QH15 về phân bổ vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; phân bổ, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 và phân bổ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2023 của Chương trình mục tiêu quốc gia do Quốc hội ban hành
- 8Nghị quyết 97/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2023 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 8027/BTC-ĐT | Hà Nội, ngày 31 tháng 7 năm 2023 |
Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ.
Căn cứ Quyết định số 1513/QĐ-TTg ngày 03/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2023; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Luật Đầu tư công, Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công, Bộ Tài chính báo cáo tình hình thanh toán vốn đầu tư nguồn NSNN lũy kế 6 tháng, ước thực hiện 7 tháng kế hoạch năm 2023 như sau:
I. Kế hoạch và tình hình phân bổ kế hoạch vốn:
1. Tổng nguồn vốn kế hoạch đầu tư công nguồn NSNN năm 2023 là 821.057,8 tỷ đồng (Cụ thể như sau:
1.1. Kế hoạch vốn các năm trước chuyển sang là 54.123,4 tỷ đồng, trong đó: vốn trong nước là 50.168,9 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 3.954,4 tỷ đồng.
1.2 Kế hoạch vốn đầu tư công nguồn NSNN năm 2023 là 766.934,4 tỷ đồng (vốn trong nước là 737.934,4 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 29.000,0 tỷ đồng), trong đó:
1.2.1. Kế hoạch vốn đã được Thủ tướng Chính phủ giao là 707.044,2 tỷ đồng(a) Vốn trong nước là 679.069,2 tỷ đồng. Trong đó:
- Các Bộ, cơ quan trung ương là 182.395,5 tỷ đồng;
- Các địa phương là 496.673,7 tỷ đồng; trong đó:
Vốn cân đối ngân sách địa phương là 343.281,0 tỷ đồng.
Vốn NSTW đầu tư theo ngành, lĩnh vực là 129.175,8 tỷ đồng.
Vốn Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) là 24.216,8 tỷ đồng
b) Vốn nước ngoài là 27.975,0 tỷ đồng (trong đó: các Bộ, cơ quan trung ương là 11.858,3 tỷ đồng; các địa phương là 16.116,7 tỷ đồng).
1.2.2. Kế hoạch vốn NSTW chưa được Thủ tướng Chính phủ giao là 12.887,2 tỷ đồng(- Vốn trong nước là 11.862,2 tỷ đồng; trong đó:
Vốn NSTW không kể CTMTQG là 11.679,0 tỷ đồng;
Vốn CTMTQG là 183,2 tỷ đồng.
- Vốn nước ngoài (CTMTQG xây dựng nông thôn mới) là 1.025,0 tỷ đồng.
1.2.3. Kế hoạch vốn cân đối ngân sách địa phương (NSĐP) năm 2023 các địa phương giao tăng so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (theo số liệu cập nhật đến thời điểm báo cáo) là 47.003,0 tỷ đồng.
2. Tình hình triển khai phân bổ chi tiết kế hoạch vốn của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương (Chi tiết theo Phụ lục số 01 đính kèm)
Đến thời điểm báo cáo, Bộ Tài chính đã nhận được báo cáo phân bổ kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2023 của 50/52 bộ, cơ quan trung ương và 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Chi tiết theo Phụ lục số 01 đính kèm). Còn lại 2 Bộ, cơ quan trung ương (gồm: Kiểm toán nhà nước, Tổng công ty thuốc lá) và 0 địa phương Bộ Tài chính chưa nhận được báo cáo phân bổ kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2023.
Trong số bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã gửi báo cáo phân bổ kế hoạch vốn năm 2023, có 20/50 bộ, cơ quan trung ương và 35/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn đã được Thủ tướng Chính phủ giao. Tình hình phân bổ cụ thể như sau:
2.1. Kế hoạch vốn đã triển khai phân bổ chi tiết:
Tổng số vốn đã phân bổ là 724.527,7 tỷ đồng, đạt 102,47% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ đã giao (707.044,2 tỷ đồng). Trong đó, các địa phương giao tăng so với số kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao là 47.003,0 tỷ đồng. (Nếu không tính số kế hoạch vốn cân đối NSĐP các địa phương giao tăng là 47.003,0 tỷ đồng; thì tổng số vốn đã phân bổ là 677.524,7 tỷ đồng, đạt 95,82% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ đã giao).
Trong đó:
- Vốn NSTW là 341.365,4 tỷ đồng, đạt 93,84% kế hoạch vốn Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ giao (363.763,2 tỷ đồng). Bao gồm:
Vốn NSTW theo ngành, lĩnh vực là 291.865,2 tỷ đồng, đạt 93,68% kế hoạch;
Vốn Chương trình MTQG là 23.146,4 tỷ đồng, chiếm 95,58% kế hoạch.
Vốn nước ngoài là 26.353,8 tỷ đồng, đạt 94,2% kế hoạch.
- Vốn cân đối NSĐP là 383.162,3 tỷ đồng, đạt 111,62% kế hoạch vốn Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ giao (343.281,0 tỷ đồng).
2.2. Kế hoạch vốn chưa được triển khai phân bổ:
Tổng số vốn chưa phân bổ chi tiết là 29.519,5 tỷ đồng, chiếm 4,18% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, trong đó: vốn trong nước là 27.898,3 tỷ đồng (vốn NSTW là 22.397,7 tỷ đồng, vốn cân đối NSĐP là 7.121,8 tỷ đồng), vốn ngoài nước là 1.621,2 tỷ đồng.
Cụ thể như sau:
- Bộ, cơ quan trung ương: số vốn chưa phân bổ là 8.605,6 tỷ đồng, chiếm 4,43% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (vốn trong nước là 8.585,7 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 20,0 tỷ đồng).
- Các địa phương: số vốn chưa phân bổ là 20.913,9 tỷ đồng, chiếm 4,08% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (vốn trong nước là 19.312,6 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 1.601,2 tỷ đồng). Trong đó:
Vốn NSTW đầu tư theo ngành, lĩnh vực là 12.721,7 tỷ đồng, chiếm 8,76% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (trong đó, vốn trong nước là 11.120,4 tỷ đồng chiếm 8,61% kế hoạch, vốn nước ngoài là 1.601,2 tỷ đồng chiếm 9,94% kế hoạch).
Vốn Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) là 1.070,4 tỷ đồng (vốn trong nước) chiếm 4,42% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao;
Vốn cân đối NSĐP là 7.121,8 tỷ đồng, chiếm 2,07% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
2.3. Nguyên nhân của việc chưa phân bổ hết kế hoạch vốn:
a) Đối với nguồn vốn ngân sách trung ương (không bao gồm vốn Chương trình MTQG):
Trong số bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã gửi báo cáo phân bổ kế hoạch vốn năm 2023, có 20/50 bộ, cơ quan trung ương và 25/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn ngân sách trung ương đã được Thủ tướng Chính phủ giao; trong đó, một số Bộ, cơ quan trung ương và địa phương có tỷ lệ vốn chưa phân bổ khá cao như: Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (86,21%), Bộ Y tế (71%), Bộ Thông tin và Truyền thông (72,24%), Tuyên Quang (71,49%), Hòa Bình (69,19%)...
(Chi tiết theo Phụ lục số 01A đính kèm).
Nếu tách riêng kế hoạch vốn từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội thì kế hoạch vốn NSTW đã phân bổ của một số Bộ, ngành là khá cao như: Bộ Công Thương (100%), Bộ Giáo dục và Đào tạo (94%), Bộ Tài chính (63,06%)...
Nguyên nhân:
- Vốn trong nước chủ yếu là các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư nên chưa đủ điều kiện để giao chi tiết vốn năm 2023; một số dự án thuộc Chương trình mới được Thủ tướng Chính phủ giao chi tiết kế hoạch hiện nay đang được các Bộ, địa phương hoàn thiện các thủ tục để triển khai giao kế hoạch vốn năm 2023. Ngoài ra còn một số dự án của địa phương chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư, thủ tục điều chỉnh dự án như: Cao tốc Cao Bằng - Lạng Sơn; Đường Vành đai 4 vùng thủ đô (Bắc Ninh, Hưng Yên); Kè đầm Cù Mông (tỉnh Phú Yên); cầu Văn Ly và đường dẫn (tỉnh Quảng Nam)...; một số Bộ, cơ quan trung ương (Thanh tra Chính phủ, Bộ Nội vụ, Bộ Thông tin và Truyền thông) chưa phân bổ hết do đang đề nghị điều chỉnh giảm kế hoạch năm 2023.
- Vốn nước ngoài chưa phân bổ hết do: chưa hoàn thành thủ tục ký hiệp định vay (Quảng Trị, Phú Yên); chưa được ký thỏa thuận vay với nhà tài trợ, đang lấy ý kiến nhà tài trợ hoàn thiện thủ tục sử dụng vốn dư (Đắk Nông); địa phương đề nghị hoàn trả ngân sách trung ương do Tỉnh đánh giá khả năng không giải ngân hết (Quảng Ninh).
b) Đối với nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương:
Có 43/63 địa phương giao kế hoạch vốn cân đối NSĐP tăng so với Thủ tướng Chính phủ giao từ nguồn thu sử dụng đất, nguồn tăng thu, nguồn xổ số kiến thiết của địa phương.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn 10/63 địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn cân đối ngân sách địa phương.
Nguyên nhân là do một số dự án chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư, chưa đủ điều kiện để giao chi tiết, chưa phân bổ hết vốn đầu tư từ nguồn sử dụng đất, bội chi NSĐP (Chi tiết theo Phụ lục số 01B đính kèm).
c) Đối với vốn kế hoạch Chương trình mục tiêu quốc gia
Đến thời điểm báo cáo, Bộ Tài chính đã nhận được báo cáo phân bổ kế hoạch vốn của 48/48 địa phương(Nguyên nhân chưa phân bổ hết vốn và chưa phân bổ chi tiết vốn: Dự án đang thực hiện lập, phê duyệt dự án nên chưa đủ điều kiện để phân bổ vốn.
(Chi tiết theo Phụ lục số 01C đính kèm)
II. Tình hình giải ngân kế hoạch vốn (Phụ lục số 02 đính kèm)
1. Về giải ngân tổng kế hoạch vốn năm 2023:
- Tổng kế hoạch là: 808.170,6 tỷ đồng, bao gồm: kế hoạch vốn kéo dài các năm trước sang năm 2023 là 54.123,4 tỷ đồng, kế hoạch vốn giao trong năm 2023 là 754.047,2 tỷ đồng.
- Lũy kế thanh toán từ đầu năm đến ngày 30/6/2023 là 223.972,3 tỷ đồng, đạt 27,71% kế hoạch.
- Ước thanh toán từ đầu năm đến ngày 31/7/2023 là 284.238,4 tỷ đồng, đạt 35,17% kế hoạch.
Cụ thể như sau:
Đơn vị tính: tỷ đồng
STT | Nội dung | Tổng kế hoạch vốn (tại thời điểm BC) | Lũy kế thanh toán vốn đến hết ngày 30/6/2023 | Ước thanh toán đến hết ngày 31/7/2023 | ||
Số tiền | Số tiền | Số tiền | Tỷ lệ | |||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7=6/3 |
| TỔNG SỐ (1 2) | 808.170,6 | 223.972,3 | 27,71% | 284.238,4 | 35,17% |
1 | Vốn trong nước | 776.241,1 | 218.784,8 | 28,19% | 278.047,2 | 35,82% |
2 | Vốn nước ngoài | 31.929,4 | 5.187,5 | 16,25% | 6.191,3 | 19,39% |
(Chi tiết theo Phụ lục số 02 đính kèm)
2. Về giải ngân vốn kế hoạch các năm trước kéo dài sang năm 2023:
- Lũy kế thanh toán từ đầu năm đến ngày 30/6/2023 là 10.888,6 tỷ đồng, đạt 20,12% kế hoạch (54.123,4 tỷ đồng).
Vốn trong nước là 10.790,1 tỷ đồng, đạt 21,51% kế hoạch ( 50.168,9 tỷ đồng).
Vốn nước ngoài là 98,5 tỷ đồng, đạt 2,49% kế hoạch (3.954,4 tỷ đồng).
- Ước thanh toán từ đầu năm đến ngày 31/7/2023 là 16.613,2 tỷ đồng, đạt 30,70% kế hoạch.
Vốn trong nước là 16.428,2 tỷ đồng, đạt 32,75% kế hoạch.
Vốn nước ngoài là 185,0 tỷ đồng, đạt 4,68% kế hoạch.
3. Về giải ngân vốn kế hoạch năm 2023:
3.1. Lũy kế thanh toán từ đầu năm đến ngày 30/6/2023.
Lũy kế thanh toán từ đầu năm đến ngày 30/6/2023 là 213.083,7 tỷ đồng, đạt 28,26% kế hoạch (754.047,2 tỷ đồng(Trong đó:
Vốn trong nước là 207.994,7 tỷ đồng (đạt 28,65% kế hoạch giao là 726.072,2 tỷ đồng) trong đó vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế là 24.560 tỷ đồng (đạt 21,8% kế hoạch).
Vốn nước ngoài là 5.089,0 tỷ đồng (đạt 18,19% kế hoạch giao là 27.975,0 tỷ đồng).
3.2. Ước thanh toán từ đầu năm đến ngày 31/7/2023:
Ước thanh toán từ đầu năm đến ngày 31/7/2023 là 267.625,2 tỷ đồng, đạt 35,49% kế hoạch (đạt 37,85% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao) (cùng kỳ năm 2022 đạt 31,61% kế hoạch và đạt 34,47% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao).
Trong đó:
Vốn trong nước là 261.619,0 tỷ đồng (đạt 36,03% kế hoạch và đạt 38,53% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao) trong đó vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế là 30.562 tỷ đồng (đạt 27,1% kế hoạch giao).
Vốn nước ngoài là 6.006,2 tỷ đồng (đạt 21,47% kế hoạch).
Cụ thể như sau:
Đơn vị: Tỷ đồng
STT | Nội dung | Ước thanh toán đến ngày 31/7/2023 | Tỷ lệ(%) thực hiện | Tỷ lệ (%) thực hiện (so với KHTTCP giao) | Cùng kỳ năm 2022 | ||
Số tiền | Tỷ lệ (%) thực hiện | Tỷ lệ (%) thực hiện so với KH TTg giao | |||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) |
| TỔNG SỐ (A) (B)(I) (II) | 267.625,2 | 35,49% | 37,85% | 186.848,2 | 31,61% | 34,47% |
| VỐN TRONG NƯỚC | 261.619.0 | 36,03% | 38,53% | 182.706,7 | 32,85% | 36,02% |
| VỐN NƯỚC NGOÀI | 6.006,2 | 21,47% | 21,47% | 4.141,5 | 11,90% | 11,90% |
A | VỐN NSĐP | 136.152,1 | 34,89% | 39,66% | 119.770,9 | 33,92% | 39,38% |
B | VỐN NSTW | 131.473,2 | 36,14% | 36,14% | 67.077,2 | 28,18% | 28,18% |
- | Vốn NSTW đầu tư theo ngành, lĩnh vực | 122.694,2 | 36,13% | 36,13% | 67.077,2 | 31,34% | 31,34% |
| Vốn trong nước | 116.688,0 | 37,45% | 37,45% | 62.935,8 | 35,12% | 35,12% |
| Vốn nước ngoài | 6.006,2 | 21,47% | 21,47% | 4.141,5 | 11,90% | 11,90% |
- | Vốn Chương trình MTQG | 8.779,0 | 36,25% | 36,25% | - | 0,00% | 0,00% |
| Vốn trong nước | 8.779,0 | 36,25% | 36,25% | - | 0,00% | 0,00% |
| Vốn nước ngoài | - |
|
| - |
|
|
I | BỘ, CƠ QUAN TW (1 2) (i ii) | 66.642,9 | 34,31% | 34,31% | 33.044,0 | 29,89% | 29,89% |
1 | VỐN TRONG NƯỚC | 62.878,0 | 34,47% | 34,47% | 30.794,3 | 31,28% | 31,28% |
2 | VỐN NƯỚC NGOÀI | 3.764,9 | 31,75% | 31,75% | 2.249,7 | 18,58% | 18,58% |
i | Vốn NSNN đầu tư theo ngành, lĩnh vực | 66.642,9 | 34,31% | 34,31% | 33.044,0 | 29,89% | 29,89% |
| Vốn trong nước | 62.878,0 | 34,47% | 34,47% | 30.794,3 | 31,28% | 31,28% |
| Vốn nước ngoài | 3.764,9 | 31,75% | 31,75% | 2.249,7 | 18,58% | 18,58% |
| Vốn nước ngoài | 2.936,4 | 24,76% | 24,76% | 1.747,0 | 14,43% | 14,43% |
ii | Vốn Chương trình MTQG | - |
|
| - | #DIV/0! | #DIV/0! |
| Vốn trong nước | - |
|
| - | #DIV/0! | #DIV/0! |
| Vốn nước ngoài | - |
|
| - |
|
|
II | ĐỊA PHƯƠNG | 160.329,2 | 28,70% | 31,27% | 120.004,1 | 25,26% | 27,81% |
1 | VỐN TRONG NƯỚC | 158.868,6 | 29,28% | 31,99% | 118.754,2 | 26,25% | 29,05% |
2 | VỐN NƯỚC NGOÀI | 1.460,6 | 9,06% | 9,06% | 1.249,9 | 5,51% | 5,51% |
i | Vốn NSĐP | 112.473,0 | 28,90% | 32,76% | 92.610,5 | 26,64% | 30,45% |
ii | Vốn NSTW bổ sung có mục tiêu cho ĐP | 47.856,2 | 28,23% | 28,23% | 27.393,6 | 21,50% | 21,50% |
| Vốn trong nước | 46.395,7 | 30,25% | 30,25% | 26.143,8 | 24,96% | 24,96% |
| Vốn nước ngoài | 1.460,6 | 9,06% | 9,06% | 1.249,9 | 5,51% | 5,51% |
ii.l | Vốn đầu tư theo ngành, lĩnh vực | 41.020,0 | 28,23% | 28,23% | 27.393,6 | 26,48% | 26,48% |
| Vốn trong nước | 39.559,5 | 30,62% | 30,62% | 26.143,8 | 32,38% | 32,38% |
| Vốn nước ngoài | 1.460,6 | 9,06% | 9,06% | 1.249,9 | 5,51% | 5,51% |
ii.2 | Vốn Chương trình MTQG | 6.836,2 | 28,23% | 28,23% | - | 0,00% | 0,00% |
| Vốn trong nước | 6.836,2 | 28,23% | 28,23% | - | 0,00% | 0,00% |
| Vốn nước ngoài | - |
|
|
|
|
|
(Danh sách các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương xếp theo thứ tự tỷ lệ giải ngân từ thấp đến cao theo Phụ lục số 02A, Phụ lục số 02B đính kèm).
3. Nhận xét tình hình giải ngân kế hoạch vốn
- Tỷ lệ ước giải ngân 7 tháng kế hoạch năm 2023 đạt 35,49% kế hoạch. Nếu so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thì tỷ lệ giải ngân đạt 37,85%, tăng nhiều so với cùng kỳ năm 2022 (34,47%); trong đó vốn trong nước đạt 38,53% (cùng kỳ năm 2022 đạt 36,02%), vốn nước ngoài đạt 21,47% (cùng kỳ năm 2022 đạt 11,90%).
- Có 12 Bộ và 39 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 35%. Một số Bộ, địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt cao gồm: Đồng Tháp (58,29%), Tiền Giang (56,30%), Long An (54,29%), Ngân hàng phát triển (100%), Ngân hàng nhà nước (63,38%), Ngân hàng chính sách xã hội (62,75%), Viện Khoa học công nghệ Việt Nam (47,14%).
- Có 40/52 Bộ và 24/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 35% (tỷ lệ trung bình của cả nước), trong đó có 32 Bộ, cơ quan trung ương và 04 địa phương chỉ giải ngân được dưới 20% kế hoạch vốn.
III. Tình hình thực hiện các dự án trọng điểm
1. Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông
1.1. Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020
- Tình hình thực hiện Dự án: Theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải đến 09/6/2023, công tác GPMB đã cơ bản hoàn thành, chỉ còn một số công trình hạ tầng kỹ thuật đang di dời. Về thi công xây dựng, Tổng giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành đến ngày 07/7/2023 đạt khoảng 47.786,16/58.412,26 tỷ đồng, tương đương 81,8% giá trị hợp đồng. Trong đó: (i) 04 dự án thông xe đưa vào khai thác đầu năm 2023 sản lượng trung bình đạt 95,5% giá trị hợp đồng; (ii) 02 dự án hoàn thành quý III và quý IV năm 2023 sản lượng trung bình đạt 82,7% giá trị hợp đồng; (iii) 02 dự án hoàn thành năm 2024 sản lượng trung bình đạt 52,8% giá trị hợp đồng.
- Tình hình bố trí kế hoạch và giải ngân vốn đầu tư công:
Kế hoạch vốn: Tổng nguồn vốn ngân sách nhà nước tham gia thực hiện Dự án là 78.461 tỷ đồng. Đến nay, đã bố trí cho Dự án trong kế hoạch hàng năm là 65.425,3 tỷ đồng, trong đó kế hoạch năm 2023 là 16.889,1 tỷ đồng. Số kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn 2021-2025 còn lại chưa giao kế hoạch năm cho Dự án là 13.044,603 tỷ đồng.
Về giải ngân: Theo báo cáo của Kho bạc Nhà nước, lũy kế số vốn NSNN giải ngân đến ngày 30/6/2023 là 53.758,8 tỷ đồng, đạt 82,1% tổng kế hoạch được giao; trong đó thuộc kế hoạch năm 2023 là 6.282,5/16.889,1 tỷ đồng, đạt 37,2% kế hoạch năm 2023 được giao. Ước giải ngân đến 31/7/2023 là 55.014,3 tỷ đồng, đạt 84,1% tổng kế hoạch được giao; trong đó thuộc kế hoạch năm 2023 là 7.539 tỷ đồng, đạt 44,6% kế hoạch năm 2023 được giao.
- Ý kiến của Bộ Tài chính:
Đối với số vốn 4.227,602 tỷ đồng Bộ Giao thông vận tải đề nghị điều chỉnh linh hoạt giữa kế hoạch đầu tư công trung hạn và vốn Chương trình Phục hồi và phát triển kinh tế theo Nghị quyết số 43/2022/QH của Quốc hội. Ngày 22/6/2023, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 93/2023/QH15 để xử lí nội dung này. Tại Nghị quyết số 97/NQ-CP ngày 08/7/2023, Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã được Quốc hội quyết nghị tại Nghị quyết số 93/2023/QH15 ngày 22/6/2023. Đề nghị Bộ Giao thông vận tải có ý kiến với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để hướng dẫn cụ thể về việc điều chỉnh nêu trên.
1.2. Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025
- Tình hình thực hiện:
Bộ Giao thông vận tải đã phê duyệt đầu tư 12 dự án thành phần vào ngày 13/7/2022, trong đó giao cho các Ban QLDA thuộc bộ làm chủ đầu tư và bàn giao toàn bộ các mốc GPMB cho địa phương vào ngày 30/6/2022 để triển khai thực hiện. Theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải, đối với công tác xây lắp, toàn bộ 12 dự thành phần thuộc Dự án được chia thành 25 gói thầu để thực hiện chỉ định thầu theo quy định. Ngày 01/01/2023 đã đồng loạt khởi công mới 14 gói thầu xây lắp của 12 dự án thành phần; 11 gói thầu còn lại khởi công từ ngày 15/01/2023 -19/02/2023.
- Tình hình bố trí kế hoạch và giải ngân vốn đầu tư công:
Về kế hoạch:
Tổng Kế hoạch vốn giai đoạn 2021-2025 đã giao cho Dự án là 119.644,586 tỷ đồng. Trong đó: (i) Từ nguồn Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 là 47.168,586 tỷ đồng; (ii) Từ nguồn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội: 72.476 tỷ đồng. Số vốn trên hiện đã được Bộ Giao thông vận tải phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 cho từng dự án thành phần.
Tổng số vốn giao trong kế hoạch hàng năm là 54.747,4 tỷ đồng, trong đó kế hoạch năm 2022 là 9.521,3 và năm 2023 là 45.226,1 tỷ đồng.
Về giải ngân: Tổng số vốn đã giải ngân đến hết ngày 30/6/2023 là 26.593,1 tỷ đồng, đạt 48,6% tổng kế hoạch vốn hàng năm đã giao, trong đó thuộc kế hoạch năm 2023 là 17.450,4/45.226,095 tỷ đồng, đạt 38,6% kế hoạch năm 2023 được giao. Ước giải ngân đến 31/7/2023 là 31.442,7 tỷ đồng, đạt 57,4% tổng kế hoạch được giao; trong đó thuộc kế hoạch năm 2023 là 22.300 tỷ đồng, đạt 49,3% kế hoạch năm 2023 được giao.
- Ý kiến Bộ Tài chính:
Số kế hoạch vốn năm 2023 của Dự án được giao rất lớn, chiếm tới 28% tổng mức đầu tư và 33,5% tổng kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn 2021-2025 của Dự án, trong đó toàn bộ từ nguồn vốn Chương trình Phục hồi và phát triển kinh tế xã hội. Đây là nguồn vốn có thời hạn giải ngân chi trong 02 năm 2022-2023. Do đó, để đảm bảo Dự án giải ngân hết 100% kế hoạch vốn năm 2023 được giao, đề nghị Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo chủ đầu tư đẩy nhanh quá trình nghiệm thu và hoàn thiện hồ sơ thanh toán ngay sau khi có khối lượng để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, đảm bảo đến hết thời hạn thanh toán theo quy định (31/01/2024) Dự án giải ngân hết kế hoạch vốn năm 2023 được giao.
- Bộ Giao thông vận tải và các địa phương được phân cấp là cơ quan chủ quản đã phê duyệt đầu tư 10/10 dự án thành phần của 03 dự án trên; đồng thời đã khởi công 10/10 dự án thành phần..
- Về nguồn vốn cho các dự án:
Về nguồn vốn từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội: Các dự án thành phần đã được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch vốn từ nguồn vốn của Chương trình tại Quyết định số 202/QĐ-TTg ngày 08/3/2023.
Về nguồn Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của Bộ Giao thông vận tải: Tại Tờ trình số 231/TTr-CP ngày 16/5/2023 về việc giao danh mục và mức vốn cho các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; giao, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 và phân bổ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2023 của Chương trình mục tiêu quốc gia, Chính phủ đã trình Quốc hội giao kế hoạch vốn từ nguồn vốn này về cho các địa phương là cơ quan chủ quản để thực hiện các dự án thành phần được phân cấp.
Về nguồn tăng thu, cắt giảm, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2021: Hiện nay, toàn bộ 13.796 tỷ đồng vốn từ nguồn tăng thu, cắt giảm, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2021 chưa được Bộ Kế hoạch Đầu tư tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền giao kế hoạch vốn năm cho các dự án thành phần để thực hiện.
- Về bố trí kế hoạch năm 2023:
Đến thời điểm này, tổng kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2023 bố trí cho 03 dự án là 13.079,6 tỷ đồng, trong đó vốn NSTW là 10.155,4 tỷ đồng và vốn NSĐP là 2.924,2 tỷ đồng. Theo báo cáo của Kho bạc Nhà nước, đến 30/6/2023, 03 dự án đã giải ngân được 4.187,7 tỷ đồng, đạt 31,9% kế hoạch năm 2023; trong đó vốn NSTW là 2.341,4 tỷ đồng, đạt 23% và NSĐP là 1837,3 tỷ đồng, đạt 62,8% kế hoạch năm 2023 được giao. Ước giải ngân đến hết ngày 31/7/2023 là 5.400 tỷ đồng, đạt 41,3% kế hoạch năm 2023.
IV. Về tình hình thực hiện chế độ báo cáo
- Tại Thông tư số 15/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về chế độ và biểu mẫu báo cáo tình hình thực hiện, thanh toán vốn đầu tư công (có hiệu lực thi hành từ ngày 05/4/2021), trong đó quy định: “Trước ngày 15 của tháng báo cáo, các bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo tình hình thực hiện và thanh toán vốn đầu tư công hằng tháng theo Mẫu số 01/TTKHN và các biểu mẫu kèm theo Thông tư này gửi Bộ Tài chính”.
- Đến thời điểm báo cáo, Bộ Tài chính mới nhận được báo cáo định kỳ tình hình giải ngân tháng 6/2023 của 30/52 bộ, cơ quan trung ương và 61/63 địa phương.
Các bộ, cơ quan trung ương đã gửi báo cáo gồm: Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động Thương binh và xã hội; Bộ Công thương, Hội nhà báo Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Bộ Y tế, Tòa án nhân dân tối cao, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bộ Tài chính, Viện Kiểm soát nhân dân tối cao, Thanh tra Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Thông tấn xã Việt Nam, Bộ Văn hóa -Thể thao và Du lịch, Bộ Khoa học và Công nghệ, Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Bộ Giáo dục, Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông vận tải, Hội liên hiệp PNVN, Văn phòng Quốc hội, Ngân hàng Nhà nước.
02 địa phương chưa gửi báo cáo gồm: Bắc Giang, Bình Thuận.
VI. Một số khó khăn ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân các dự án
Trên cơ sở tổng hợp báo cáo của 05 Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 (Quyết định số 235/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ) và các đoàn công tác do các Thành viên Chính phủ chủ trì đôn đốc, làm việc với các địa phương về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu (Quyết định số 435/QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ); Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có báo cáo tổng hợp kết quả làm việc của các đoàn công tác trong đó đã nêu các vướng mắc liên quan đến giải ngân vốn đầu tư công năm 2023.
Ngoài ra, trên cơ sở tổng hợp các vướng mắc theo báo cáo 7 tháng của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương còn tồn tại một số vướng mắc như:
- Một số dự án chưa đủ thủ tục đầu tư, chưa phân bổ vốn và giải ngân kế hoạch năm 2023; một số Bộ, cơ quan trung ương đang đề nghị điều chỉnh giảm kế hoạch năm 2023 nên không thực hiện việc phân bổ và giải ngân trong kế hoạch năm 2023.
- Các dự án sử dụng vốn nước ngoài chậm tiến độ do quy trình thực hiện đầu tư mua sắm thiết bị nguồn vốn ODA có nhiều thủ tục và cần nhiều thời gian; phát sinh vướng mắc trong quá trình lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu do một số thiết bị tiên tiến chưa có báo giá trên thị trường để phục vụ cho công tác thẩm định giá.
V. Kiến nghị của Bộ Tài chính:
1. Đề nghị các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương:
- Tập trung chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc để triển khai nhanh, hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm về giải ngân vốn đầu tư công, rà soát tổng hợp nhu cầu điều chỉnh kế hoạch vốn ngân sách trung ương (bao gồm cả số không phân bổ hết) theo đúng chỉ đạo tại Nghị quyết số 97/NQ-CP ngày 08/7/2023 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kì tháng 6 năm 2023 và hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương; chủ động thực hiện điều chỉnh kế hoạch vốn kịp thời từ các dự án chậm giải ngân sang dự án có nhu cầu bổ sung vốn và có khả năng giải ngân theo đúng quy định.
- Khẩn trương phân bổ kế hoạch năm 2023 sau khi Thủ tướng Chính phủ giao bổ sung, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025; giao bổ sung vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
2. Đối với 03 dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc: Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột; Biên Hòa - Vũng Tàu; Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng: Đề nghị Bộ Giao thông vận tải và các địa phương căn cứ nhu cầu bố trí vốn cho từng dự án thành phần trong kế hoạch năm 2023 từ nguồn tăng thu, cắt giảm, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2021, khẩn trương làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền giao kế hoạch vốn năm 2023 cho các dự án thành phần để thực hiện.
Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |