- 1Nghị định 113/2003/NĐ-CP về việc quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón
- 2Nghị định 119/2007/NĐ-CP về sản xuất và kinh doanh thuốc lá
- 3Nghị định 107/2008/NĐ-CP về xử phạt hành chính các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, đưa tin thất thiệt, buôn lậu và gian lận thương mại
- 4Nghị định 84/2009/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu
- 5Nghị định 15/2010/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón
- 6Quyết định 6868/QĐ-BCT năm 2010 phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và phân phối mặt hàng phân bón giai đoạn 2011 – 2020, có xét đến năm 2025 do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 7Thông tư liên tịch 29/2011/TTLT-BCT-BTC hướng dẫn tổ chức phối hợp kiểm tra giữa Cơ quan Quản lý thị trường và giá do Bộ Công thương - Bộ Tài chính ban hành
- 8Nghị định 84/2011/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá
- 9Thông tư 94/2012/TT-BTC hướng dẫn thực hiện mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng thuộc nhóm 2710 tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi do Bộ Tài chính ban hành
- 10Thông báo 239/TB-BTC điều hành kinh doanh xăng, dầu do Bộ Tài chính ban hành
- 11Luật giá 2012
BỘ CÔNG THƯƠNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12777/BCT-KH | Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2012 |
Kính gửi: Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Long An
Theo báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi tới Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIII của Ban Dân nguyện - Ủy ban Thường vụ Quốc hội chuyển tới Bộ Công Thương tại văn bản số 593/BDN ngày 26 tháng 11 năm 2012, cử tri tỉnh Long An có ý kiến như sau:
1.Cử tri tiếp tục kiến nghị cần có biện pháp quyết liệt hơn nữa để ổn định giá cả đối với mặt hàng phục vụ sản xuất nông nghiệp (phân bón, thuốc trừ sâu...), tình trạng giá nhiên liệu tăng nhanh nhưng giảm chậm (xăng, dầu) và xử lý chưa nghiêm đối với doanh nghiệp, chủ cơ sở ghim hàng, nâng giá; sản xuất và bán hàng giả về vật tư nông nghiệp.
2. Đối với quy định cấm hút thuốc lá tại công sở và nơi công cộng, cử tri kiến nghị giải pháp hữu hiệu nhất là hạn chế mở rộng hoạt động xây dựng các nhà máy sản xuất thuốc lá và có biện pháp quản lý chặt chẽ việc kinh doanh, buôn bán thuốc lá.
Bộ Công Thương xin được trả lời như sau:
Về vấn đề thứ nhất
1. Đối với các mặt hàng phục vụ nông nghiệp
Để ổn định sản xuất nông nghiệp, góp phần đảm bảo thu nhập cho người nông dân, những năm gần đây, Chính phủ luôn quan tâm đầu tư ngân sách và có nhiều chính sách hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp từ giống, thủy lợi, vật tư đầu vào đến tiêu thụ nông sản đầu ra. Bên cạnh đó, Chính phủ và các Bộ, ngành chức năng vẫn đang và sẽ tích cực triển khai các giải pháp tăng cường quản lý giá cả và chất lượng trong sản xuất kinh doanh các mặt hàng vật tư nông nghiệp thiết yếu như phân bón; bình ổn giá hàng hóa thiết yếu trong đó có các mặt hàng vật tư nông nghiệp, cụ thể:
- Xây dựng Nghị định về quản lý phân bón thay thế Nghị định số 113/2003/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ quy định quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón; sửa đổi bổ sung Nghị định số 15/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón. Theo đó sẽ đưa ra các điều kiện cụ thể, chặt chẽ hơn đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón; đưa ra chế tài và biện pháp xử lý cụ thể hơn đối với việc xử lý các vi phạm trong sản xuất, kinh doanh phân bón.
- Ban hành Luật Giá: Nghị định số 107/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, đưa tin thất thiệt, buôn lậu và gian lận thương mại; Nghị định 84/2011/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá; Thông tư Liên tịch số 29/2011/TTLT-BCT-BTC ngày 04 tháng 8 năm 2011 của Bộ Công Thương và Bộ Tài chính hướng dẫn tổ chức phối hợp kiểm tra giữa cơ quan Quản lý thị trường và Cơ quan Quản lý giá (tại Trung ương và địa phương).
Tại các văn bản này, Chính phủ và các Bộ rất chú trọng đến công tác bình ổn giá đối với những mặt hàng thiết yếu phục vụ nông nghiệp. Đây cũng là căn cứ để các cơ quan chức năng tăng cường áp dụng các biện pháp kiểm tra, kiểm soát giá bán hàng hóa trên thị trường, kiểm tra phát hiện các hành vi vi vi phạm về niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết cũng như phát hiện kịp thời để ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ găm hàng nhằm thu lợi bất chính, gây rối loạn thị trường, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh vật tư nông nghiệp.
Ngoài ra để tăng năng lực và khả năng cung ứng phân bón đến người nông dân, đáp ứng nhu cầu của sản xuất nông nghiệp, Chính phủ và các Bộ, ngành đã có các chính sách và ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực này, cụ thể:
- Chính phủ luôn khuyến khích và có chính sách ưu đãi đối với việc đầu tư sản xuất các hàng hóa vật tư nông nghiệp (như phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật...) nhằm tăng khả năng chủ động nguồn hàng và ổn định giá bán trong nước. Đến nay, sản xuất phân bón trong nước đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu cho sản xuất nông nghiệp (phân lân, NPK, Urê đáp ứng đủ; DAP đáp ứng được 30%).
- Hiện nay, Bộ Công Thương đang tích cực triển khai quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất, hệ thống phân phối các mặt hàng thiết yếu, trong đó có mặt hàng phân bón đã được phê duyệt1, qua đó nâng cao năng lực sản xuất trong nước, giảm sự phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu; phát triển hệ thống phân phối theo chiều sâu, tăng mối liên kết giữa các khâu nhằm kiểm soát giá bán và chất lượng sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng.
- Ngoài ra, trong từng thời kỳ, Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triên nông thôn thường xuyên theo dõi giá bán, cung cầu các mặt hàng vật tư nông nghiệp, đặc biệt là mặt hàng phân bón (trong các vụ chính) và đề xuất các biện pháp để bình ổn thị trường như điều tiết cung cầu thông qua việc chỉ đạo các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lớn đẩy mạnh cung ứng hàng cho thị trường khi cần thiết; điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu, hạn chế xuất khẩu, bố trí ngoại tệ nhập khẩu... để đảm bảo cung ứng đủ hàng hóa phục vụ sản xuất nông nghiệp với giá hợp lý.
2. Đối với tình trạng giá nhiên liệu tăng nhanh nhưng giảm chậm (xăng, dầu) và vấn đề xử lý chưa nghiêm đối với doanh nghiệp, chủ cơ sở ghim hàng, nâng giá
a) Thời gian qua, công tác điều hành giá xăng dầu trong nước tuân thủ theo quy định tại Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu, căn cứ theo diễn biến của giá xăng dầu thế giới.
Xăng dầu là nhiên liệu có nguồn gốc hóa thạch, không tái tạo, vì vậy, trong lúc chưa tìm được nguồn nhiên liệu thay thế, về cơ bản giá xăng dầu thế giới có xu hướng tăng. Nếu như giá thế giới đối với mặt hàng xăng RON 92 bình quân năm 2002 chỉ là 26,838 USD/thùng thì bình quân năm 2007 đã tăng lên 81,780 USD/thùng và bình quân 12 tháng đầu năm 2012 tăng tới 120,691 USD/thùng. Do vậy xu hướng chung của giá trong nước điều chỉnh tăng là chủ yếu. Tính từ năm 2009 (là năm chuyển điều hành xăng dầu theo cơ chế thị trường) đến nay, mặt hàng xăng có 31 lần điều chỉnh giá, trong đó 20 lần điều chỉnh tăng và 11 lần điều chỉnh giảm.
Trong điều hành giá, khi giá thế giới tăng cao, Liên Bộ Tài chính - Công Thương áp dụng các biện pháp giảm thuế nhập khẩu, sử dụng Quỹ bình ổn giá để hạn chế tần suất, mức điều chỉnh của giá bán trong nước ở những giai đoạn mà mục tiêu là kiềm chế lạm phát. Nhưng có thời điểm giá xăng dầu thế giới tăng mạnh, khi các công cụ bình ổn đã sử dụng hết (thuế suất thuế nhập khẩu đã lùi về mức 0%, Quỹ Bình ổn giá không còn số dư, thậm chí còn bị âm...), Liên Bộ buộc phải điều chỉnh tăng giá bán xăng dầu trong nước và điều chỉnh ở mức độ lớn để giá xăng dầu trong nước bám sát giá xăng dầu thế giới, tránh tình trạng xuất lậu xăng dầu qua biên giới, giảm bớt tình trạng thua lỗ của các doanh nghiệp, ổn định nguồn cung và hệ thống phân phối của doanh nghiệp.
Ví dụ: Thời gian cuối tháng 2 đầu tháng 3 năm 2012, giá xăng dầu thế giới tăng mạnh, dẫn tới chênh lệch lớn giữa giá bán lẻ hiện hành với giá cơ sở, khoảng -2.385 đồng/lít xăng. Ngày 07 tháng 3 năm 2012, Bộ Tài chính có Thông báo số 143/TB-BTC về việc điều hành kinh doanh xăng dầu, theo đó: giữ ổn định mức trích Quỹ Bình ổn giá 300 đồng/lít, kg xăng dầu; đối với mặt hàng xăng, giảm sử dụng Quỹ Bình ổn giá từ 1.400 đồng/lít xuống còn 300 đồng/lít và điều chỉnh tăng giá bán 2.100 đồng/lít (xăng RON 92 từ 20.800 đồng/lít lên mức 22.900 đồng/lít).
Có thời điểm giá xăng dầu thế giới giảm, liên Bộ Tài chính - Công Thương vừa kết hợp khôi phục dần thuế suất thuế nhập khẩu, vừa cho phép doanh nghiệp điều chỉnh giá bán lẻ theo trình tự, thủ tục, nguyên tắc, mức điều chỉnh…quy định tại Nghị định số 84/2009/NĐ-CP với sự giám sát của liên Bộ. Chính vì sự kết hợp giảm giá bán lẻ với dần đưa thuế suất thuế nhập khẩu nên giá bán lẻ giảm không tương đồng mức giảm của giá xăng dầu thế giới.
Ví dụ: Thời gian cuối tháng 5 đầu tháng 6 năm 2012, khi giá xăng dầu thế giới có xu hướng giảm, dẫn tới chênh lệch giữa giá bán lẻ hiện hành với giá cơ sở khoảng +1.177 đồng/lít xăng. Ngày 07 tháng 6 năm 2012, Bộ Tài chính có Thông báo số 239/TB-BTC về việc điều hành kinh doanh xăng dầu, theo đó: mặt hàng xăng giảm 800 đồng/lít (xăng RON 92 từ 22.700 đồng/lít về mức 21.900 đồng/lít), giữ ổn định mức trích Quỹ Bình ổn giá 300 đồng/lít, kg xăng dầu. Đồng thời ngày 08 tháng 6 năm 2012, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 94/2012/TT-BTC hướng dẫn thực hiện mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng thuộc nhóm 2710 tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, theo đó mặt hàng xăng có mức thuế suất mới là 7% (tăng thêm 3%).
Như vậy, có thể do thông tin chưa đầy đủ nên dẫn đến có dư luận giá nhiên liệu (xăng, dầu) tăng nhanh nhưng giảm chậm.
b) Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, trong thời gian vừa qua các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường quản lý và kiểm tra, xử lý các vi phạm trong kinh doanh xăng dầu. Ngoài việc thường xuyên kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trong kinh doanh xăng dầu, trước tình hình nhiều cửa hàng, đại lý kinh doanh xăng dầu bán hàng cầm chừng hoặc ngừng bán hàng trong 2 đợt tăng giá xăng dầu trong tháng 8 vừa qua, Bộ Công Thương đã chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường tổ chức kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các cửa hàng kinh doanh xăng dầu nhằm ngăn chặn các hành vi găm hàng, ngừng bán hàng không có lý do chính đáng. Chỉ tính riêng trong 2 đợt tăng giá xăng dầu trong tháng 8, đã phát hiện 220 cửa hàng ngừng bán xăng dầu ra thị trường. Từ đầu năm 2012 cho đến nay, lực lượng Quản lý thị trường đã kiểm tra 7.390 vụ, xử lý 1133 vụ, trong đó vi phạm về điều kiện kinh doanh 402 vụ; vi phạm về giá 43 vụ, vi phạm về chất lượng 65 vụ; vi phạm về đo lường 63 vụ, vi phạm khác 214 vụ. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính là 8.330.060.000 đồng. Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của 40 cửa hàng kinh doanh xăng dầu vi phạm.
Tuy nhiên, do lợi nhuận, các đối tượng làm ăn phi pháp đã có nhiều phương thức, thủ đoạn gian lận thương mại về đo lường, chất lượng để thu lời bất chính. Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường triển khai nhiều biện pháp, trong đó có việc chủ trì hoặc phối hợp với các ngành chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý và chấn chỉnh các vi phạm pháp luật trong kinh doanh xăng dầu.
Về vấn đề thứ hai
Hướng tới mục tiêu hạn chế sản xuất, hạn chế kinh doanh và phát triển ngành thuốc lá, Nhà nước đã ban hành nhiều quy định quản lý chặt chẽ về năng lực sản xuất, về nguyên liệu nhập khẩu đầu vào, về thuế tiêu thụ đặc biệt... đối với nhóm mặt hàng này (Nghị định số 119/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18 tháng 7 năm 2007 về sản xuất và kinh doanh thuốc lá). Theo đó, Nhà nước hạn chế mở rộng hoạt động xây dựng các nhà máy sản xuất thuốc lá. Nhà nước thống nhất quản lý đối với các hoạt động sản xuất và kinh doanh thuốc lá, thực hiện độc quyền sản xuất, nhập khẩu sản phẩm thuốc lá và Nhà nước thực hiện kiểm soát về mức cung cấp sản phẩm thuốc lá ra thị trường, kiểm soát sản lượng sản xuất, kiểm soát nhập khẩu sản phẩm thuốc lá; thực hiện thương mại nhà nước đối với nhập khẩu; kiểm soát việc tiêu thụ sản phẩm thuốc Iá trên thị trường để giảm tác hại của thuốc lá.
Cùng với mục tiêu hạn chế sản xuất, kinh doanh thuốc lá, Bộ Công Thương đã và sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành liên quan đề xuất các biện pháp nhằm hạn chế việc hút thuốc như sau:
- Bộ Y tế đang đề nghị Chính phủ tăng thuế và giá các sản phẩm thuốc lá để ngăn ngừa việc sử dụng thuốc lá, xây dựng lộ trình về thuế các sản phẩm thuốc lá theo hướng tăng thuế và giá của các sản phẩm thuốc lá, áp dụng các biện pháp để hạn chế và kiểm soát chặt chẽ việc bán các sản phẩm thuốc lá tại các cửa hàng miễn thuế.
- Bộ Công Thương sẽ chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường chủ động nắm bắt tình hình, thu thập thông tin, thường xuyên kiểm tra kiểm soát, phối hợp trao đổi chia sẻ thông tin với đơn vị có liên quan, kịp thời đấu tranh ngăn chặn tình trạng buôn lậu thuốc lá qua biên giới, tập trung đấu tranh, triệt phá các đường dây, tổ chức buôn lậu, vận chuyển thuốc lá qua biên giới, trọng điểm là các tỉnh Quảng Ninh, Quảng Trị, Long An, Tây Ninh, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang.
- Ban Chỉ đạo 127 Trung ương sẽ chỉ đạo Ban Chỉ đạo 127 các tỉnh, thành phố đặc biệt các tỉnh có đường biên giới tăng cường kiểm soát, ngăn chặn buôn lậu thuốc lá tại các địa phương, địa bàn có cửa khẩu, khu kinh tế cửa khẩu, khu thương mại. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý hành vi buôn lậu, buôn bán, vận chuyển thuốc lá lậu.
- Về phía chính quyền các địa phương cần phối hợp chặt chẽ với các lưu lượng chức năng trong việc ngăn chặn thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả. Đối với các xã biên giới cần quản lý tốt con người, địa bàn mình phụ trách; đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân không làm thuê, tiếp tay cho chủ buôn lậu. Về lâu dài, chính quyền địa phương cần có giải pháp tạo việc làm ổn định, nâng cao đời sống nhân dân.
- Các cơ quan thông tin truyền thông và chính quyền địa phương cần tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng về tác hại của hút thuốc lá trong cộng đồng.
- Thông qua đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Long An, Bộ Công Thương xin cảm ơn cử tri tỉnh Long An đã quan tâm đến vấn đề nêu trên./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
1 Quyết định số 6868/QĐ-BCT ngày 27 tháng 12 năm 2010 phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và phân phối mặt hàng phân bón giai đoạn 2011 - 2020, có xét đến năm 2025
- 1Công văn 12780/BCT-KH trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri tỉnh Tiền Giang do Bộ Công thương ban hành
- 2Công văn 12779/BCT-KH trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri tỉnh Hậu Giang do Bộ Công thương ban hành
- 3Công văn 12784/BCT-KH trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri tỉnh Bình Dương do Bộ Công thương ban hành
- 4Công văn 12778/BCT-KH trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri tỉnh Phú Thọ do Bộ Công thương ban hành
- 5Công văn 12781/BCT-KH trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri tỉnh Tây Ninh do Bộ Công thương ban hành
- 6Công văn 2185/BNN-VP năm 2013 trả lời kiến nghị của cử tri do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Công văn 5384/BCT-KHTC năm 2023 trả lời kiến nghị của cử tri về đề nghị xem xét bãi bỏ, thay thế Quyết định 1371/2004/QĐ-BTM do Bộ Công thương ban hành
- 1Nghị định 113/2003/NĐ-CP về việc quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón
- 2Nghị định 119/2007/NĐ-CP về sản xuất và kinh doanh thuốc lá
- 3Nghị định 107/2008/NĐ-CP về xử phạt hành chính các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, đưa tin thất thiệt, buôn lậu và gian lận thương mại
- 4Nghị định 84/2009/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu
- 5Nghị định 15/2010/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón
- 6Quyết định 6868/QĐ-BCT năm 2010 phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và phân phối mặt hàng phân bón giai đoạn 2011 – 2020, có xét đến năm 2025 do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 7Thông tư liên tịch 29/2011/TTLT-BCT-BTC hướng dẫn tổ chức phối hợp kiểm tra giữa Cơ quan Quản lý thị trường và giá do Bộ Công thương - Bộ Tài chính ban hành
- 8Nghị định 84/2011/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá
- 9Thông tư 94/2012/TT-BTC hướng dẫn thực hiện mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng thuộc nhóm 2710 tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi do Bộ Tài chính ban hành
- 10Thông báo 239/TB-BTC điều hành kinh doanh xăng, dầu do Bộ Tài chính ban hành
- 11Luật giá 2012
- 12Công văn 12780/BCT-KH trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri tỉnh Tiền Giang do Bộ Công thương ban hành
- 13Công văn 12779/BCT-KH trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri tỉnh Hậu Giang do Bộ Công thương ban hành
- 14Công văn 12784/BCT-KH trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri tỉnh Bình Dương do Bộ Công thương ban hành
- 15Công văn 12778/BCT-KH trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri tỉnh Phú Thọ do Bộ Công thương ban hành
- 16Công văn 12781/BCT-KH trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri tỉnh Tây Ninh do Bộ Công thương ban hành
- 17Công văn 2185/BNN-VP năm 2013 trả lời kiến nghị của cử tri do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 18Công văn 5384/BCT-KHTC năm 2023 trả lời kiến nghị của cử tri về đề nghị xem xét bãi bỏ, thay thế Quyết định 1371/2004/QĐ-BTM do Bộ Công thương ban hành
Công văn 12777/BCT-KH trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri tỉnh Long An do Bộ Công thương ban hành
- Số hiệu: 12777/BCT-KH
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 28/12/2012
- Nơi ban hành: Bộ Công thương
- Người ký: Vũ Huy Hoàng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 28/12/2012
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực