Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10181/LĐTBXH-XH | Tp. Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 10 năm 2011 |
Kính gửi: | - Hiệu trưởng Trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp; |
Thực hiện Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu chi, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015 và Thông tư số 29/2010/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP;
Ngày 21/7/2011, Liên Sở Lao động Thương binh và Xã hội - Tài chính - Giáo dục Đào tạo thành phố có hướng dẫn số 6805/HDLS/GDĐT-TC-LĐTBXH về việc thực hiện miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh, sinh viên từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015 phổ biến đến Phòng Lao động - Lao động Thương binh và Xã hội, Phòng Giáo dục quận huyện để tổ chức thực hiện trong niên học 2011 - 2012.
Nhằm tạo điều kiện cho đối tượng được hưởng chính sách và cơ quan tổ chức thực hiện chính sách kịp thời, đảm bảo thủ tục; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Hiệu trưởng Nhà trường hỗ trợ thực hiện một số nội dung sau:
1. Hướng dẫn Liên Sở số 6805/HDLS/GDĐT-TC-LĐTBXH ngày 21/7/2011 nêu rõ đối tượng miễn giảm, thủ tục được miễn giảm, phương thức chi trả, trách nhiệm của cơ quan, đơn vị về việc thực hiện chính sách cũng như xác nhận thủ tục cho đối tượng được miễn giảm... Đề nghị Nhà trường xem Hướng dẫn Liên Sở số 6805/HDLS/GDĐT-TC-LĐTBXH trên website của Sở: http://www.sldtbxh.hochiminhciy.gov.vn
2. Về một số nội dung cụ thể:
2.1. Tại phụ lục III: Đơn đề nghị cấp tiền hỗ trợ miễn, giảm học phí (dành cho học sinh, sinh viên đang học tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học):
Đề nghị Nhà trường ghi đầy đủ thông tin, trong đó xác định rõ:
- Sinh viên (học sinh) thuộc hệ chính quy;
- Trình độ học: hệ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, trung cấp nghề, cao đẳng nghề.
2.2. Xác nhận về ngành nghề độc hại nguy hiểm:
Ngoài xác nhận tại Phụ lục III, Nhà trường có Giấy xác nhận ngành, nghề độc hại của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học (công lập) cấp cho đối tượng theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 2 của Thông tư 29/2010/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH; cụ thể: học sinh học ngành nghề thuộc điều nào trong Quyết định.
Đề nghị Nhà trường tham khảo các văn bản quy định sau:
Chuyên ngành, nghề nặng nhọc, độc hại theo quy định tại các Quyết định sau: Quyết định số 1453/LĐTBXH-QĐ ngày 13/10/1995; Quyết định số 915/LĐTBXH-QĐ ngày 30/7/1996; Quyết định số 1629/LĐTBXH-QĐ ngày 26/12; Quyết định số 190/1999/QĐ-LĐTBXH ngày 03/3/1999; Quyết định số 1580/2000/QĐ-LĐTBXH ngày 26/12/2000; Quyết định số 1152/2003/QĐ-LĐTBXH ngày 18/9/2003 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2.3. Về kỷ luật đối với học sinh, sinh viên:
Theo quy định, trường hợp học sinh, sinh viên bị kỷ luật ngừng học hoặc buộc thôi học thì cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học nơi học sinh, sinh viên đang học gửi thông báo để Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội dừng thực hiện chi trả. Khi học sinh, sinh viên được nhập học lại sau khi hết thời hạn kỷ luật theo xác nhận của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập thì Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục thực hiện chi trả.
Trong lúc đó về thủ tục, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận huyện tiếp nhận hồ sơ kể từ ngày bắt đầu học kỳ, không phải làm lại đơn vào học kỳ 2; thực hiện việc chi trả trực tiếp, chia làm 2 đợt chi trả.
Do đó, để có thông tin kịp thời, tránh tình trạng học sinh, sinh viên bị kỷ luật không được học từ học kỳ II, nhưng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội không biết, tiếp tục chi trả đợt 2. Đề nghị Nhà trường thông báo kịp thời cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố) danh sách học sinh, sinh viên từ khi có quyết định kỷ luật để dừng việc chi trả.
(Kèm theo danh sách địa chỉ của Phòng Lao động-TB&XH 24 quận, huyện)
2.4. Về tổ chức dạy nghề:
Hiện nay nhiều trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp có đăng ký dạy nghề cho học sinh, sinh viên (trung cấp nghề, cao đẳng nghề) theo quy định của Luật Giáo dục, Luật Dạy nghề.
Để việc miễn giảm học phí phù hợp với mức học phí quy định cho giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học, ngoài việc xác nhận tại Phụ lục III, đề nghị Nhà trường bổ sung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề theo quy định (trung cấp nghề, hoặc cao đẳng nghề).
2.5. Về xác nhận học sinh tốt nghiệp phổ thông cơ sở đi học nghề:
Theo hướng dẫn, học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đi học nghề trong quy định không phân biệt năm tốt nghiệp, thời gian đã tốt nghiệp dài hay ngắn đều được áp dụng.
Nghị định không áp dụng cho học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học, do đó Nhà trường chú ý khi xác nhận trường hợp này.
3. Đề nghị Nhà trường quan tâm một số nội dung:
3.1. Thông tư số 29/2010/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH quy định:
Các đối tượng thuộc diện được miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo quy định tại Thông tư này mà cùng một lúc được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ khác nhau thì chi được hưởng một chế độ ưu đãi cao nhất.
Học sinh, sinh viên thuộc diện được miễn, giảm học phí mà cùng một lúc học ở nhiều trường (hoặc nhiều khoa trong cùng một trường) thì chỉ được hưởng chế độ ưu đãi về miễn, giảm học phí tại một trường duy nhất.
Không áp dụng chế độ ưu đãi về miễn, giảm học phí đối với học sinh, sinh viên thuộc điện được miễn, giảm trong trường hợp đã hưởng chế độ này tại một cơ sở đào tạo, nay tiếp tục học thêm ở một cơ sở đào tạo khác cùng cấp và trình độ đào tạo.
3.2. Ý kiến của Bộ Tài chính (văn bản số 5703/BTC-HCSN ngày 4/5/2011):
- Đối tượng học tại chức, học từ xa, học liên thông tại các trường đại học, cao đẳng công lập không thuộc trường hợp được cấp bù tiền học phí miễn, giảm.
- Loại hình Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp không nằm trong hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học.
Để thuận lợi, nếu có gì cần thiết xin liên hệ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Phòng Bảo trợ xã hội - 159 Pasteur, phường 6, quận 3, Tp.HCM - ĐT: 38 292 491; Ô. Lê Chu Giang - 0903959929; Ô. Nguyễn Phúc Viễn Cường - 0977202200 hoặc gửi nhanh email vào hộp thư: btxh.sld@tphcm.gov.vn) để phối hợp thực hiện.
Nơi nhận: | GIÁM ĐỐC |
ĐỊA CHỈ
PHÒNG LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI 24 QUẬN HUYỆN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
PHÒNG LĐ-TB&XH Q.1 47 Lê Duẩn (lầu 2, phòng 30), P. Bến Nghé, Q.1 ĐT: 38 298 720 | PHÒNG LĐTBXH Q. BÌNH THẠNH 6 Phan Đăng Lưu, P.14, Q. Bình Thạnh ĐT: 38 412 373 |
PHÒNG LĐ-TB&XH Q.2 249, Lương Định Của, P. An Phú, Q,2 ĐT: 37 470 195 | PHÒNG LĐ-TB&XH Q.BÌNH TÂN 521 Kinh Dương Vương, P. An Lạc, Q. Bình Tân ĐT: 38 750 341 |
PHÒNG LĐ-TB&XH Q.3 150 Võ Văn Tần, P.6, Q.3 ĐT: 39 330 544 | PHÒNG LĐ-TB&XH Q. GÒ VẤP 19 Quang Trung, P.10, Q. Gò vấp ĐT: 39 966 619 |
PHÒNG LĐ-TB&XH Q.4 43, Nguyễn Trường Tộ, P.12, Q.4 ĐT: 38 267 932 | PHÒNG LĐ-TB&XH Q. PHÚ NHUẬN 1 Nguyễn Trọng Tuyển, P.15, Q. Phú Nhuận ĐT: 39 955 274 |
PHÒNG LĐ-TB&XH Q.5 203 An Dương Vương, P.8, Q.5 ĐT: 38 538 847 | PHÒNG LĐ-TB&XH Q. TÂN BÌNH 387A Trường Chinh P.14 Q. Tân Bình ĐT: 54 341 517 |
PHÒNG LĐ-TB&XH Q.6 107 Cao Văn Lầu, P.1, Q.6 ĐT: 38 536 447 | PHÒNG LĐ-TB&XH Q. TÂN PHÚ 70A Thoại Ngọc Hầu, P.Hoà Thành, Q. Tân Phú ĐT: 54 088 332 |
PHÒNG LĐ-TB&XH Q.7 80/4A Huỳnh Tấn Phát, P. Phú Mỹ, Q.7 ĐT: 37 850 269 | PHÒNG LĐ-TB&XH Q. THỦ ĐỨC 43 Nguyễn Văn Bá, P. Bình Thọ, Q. Thủ Đức ĐT: 38 966 580 |
PHÒNG LĐ-TB&XH Q.8 315 Bến Bình Đông, P.11, Q.8 ĐT: 54 314 308 | PHÒNG LĐ-TB&XH H. BÌNH CHÁNH E8/9A Nguyễn Hữu Trí, TT Tân Túc, H. Bình Chánh ĐT: 37 602 635 |
PHÒNG LĐ-TB&XH Q.9 2/276, Khu phố 1, P. Hiệp Phú, Q.9 ĐT: 38 973 062 | PHÒNG LĐ-TB&XH H. CẦN GIỜ Đường Lương Văn Nho, KP Giồng An, TT Cần Thạnh ĐT: 38 740 213 |
PHÒNG LĐ-TB&XH Q.10 545 Nguyễn Tri Phương, P.14, Q.10 ĐT: 38 639 943 | PHÒNG LĐ-TB&XH H. CỦ CHI Khu phố 7, TT Củ Chi, H. Củ Chi ĐT: 38 920 510 |
PHÒNG LĐ-TB&XH Q. 11 270 Bình Thới, P.10, Q.11 ĐT: 38 587 550 | PHÒNG LĐ-TB&XH H. HÓC MÔN 1 Lý Nam Đế, TT Hóc Môn, H. Hóc Môn ĐT: 38 910 410 |
PHÒNG LĐ-TB&XH Q.12 27 Quốc lộ 1A, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12 ĐT: 38 917 450 | PHÒNG LĐ-TB&XH H. NHÀ BÈ 330 Nguyễn Bình, ấp 1, xã Phú Xuân, H. Nhà Bè ĐT: 37.828 454 |
- 1Quyết định 22/2012/QĐ-UBND về Quy định miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân của Thành phố Hà Nội
- 2Quyết định 31/2012/QĐ-UBND về Quy định mức thu, miễn, giảm học phí đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2012-2013 đến năm học 2014-2015 trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 1Quyết định 915/LĐTBXH-QĐ năm 1996 ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc đặt biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Quyết định 1629/LĐTBXH-QĐ năm 1996 ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Quyết định 1453/LĐTBXH-QĐ về ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 4Quyết định 1580/2000/QĐ-BLĐTBXH ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm của Bộ trưởng Bộ Lao dộng Thương binh và Xã hội
- 5Quyết định 1152/2003/QĐ-BLĐTBXH ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 6Quyết định 190/1999/QĐ-BLĐTBXH ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 7Nghị định 49/2010/NĐ-CP quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015
- 8Thông tư liên tịch 29/2010/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 49/2010/NĐ-CP quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015 do Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Tài chính - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 9Quyết định 22/2012/QĐ-UBND về Quy định miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân của Thành phố Hà Nội
- 10Quyết định 31/2012/QĐ-UBND về Quy định mức thu, miễn, giảm học phí đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2012-2013 đến năm học 2014-2015 trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 11Hướng dẫn liên tịch 6805/HDLT/GDĐT-TC-LĐTBXH năm 2011 thực hiện miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh, sinh viên từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015 do Sở Giáo dục-Đào tạo - Sở Tài chính - Sở Lao động-Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 12Công văn 5703/BTC-HCSN năm 2013 kiến nghị của địa phương về chính sách miễn, giảm học phí do Bộ Tài chính ban hành
Công văn 10181/LĐTBXH-XH thực hiện chính sách theo Nghị định 49/2010/NĐ-CP và Thông tư 29/2010/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 10181/LĐTBXH-XH
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 14/10/2011
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Lê Thành Tâm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra