Hệ thống pháp luật

BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 1152/2003/QĐ-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 18 tháng 9 năm 2003

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 1152/2003/QĐ-BLĐTBXH NGÀY18/9/2003 VỀ VIỆC BAN HÀNH TẠM THỜI DANH MỤC NGHỀ, CÔNG VIỆC NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM VÀ ĐẶC BIỆT NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
Căn cứ Nghị định số 29/2003/NĐ-CP ngày 31/3/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23/6/1994; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002;
Sau khi có ý kiến của Bộ Y tế tại Công văn số 7263/YT-DP/AIDS ngày 24/07/2003 về việc uỷ nhiệm cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản danh mục tạm thời:"Nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm".

Điều 2. Người lao động làm các nghề, công việc nói ở Điều 1 được hưởng chế độ bảo hộ lao động, tiền lương và bảo hiểm xã hội quy định tại Bộ luật Lao động, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Điều 3. Người lao động ở các Bộ, ngành làm các nghề, công việc như các nghề, công việc ban hành tại Quyết định này và các Quyết định số 1453/LĐTBXH-QĐ ngày 13/10/1995, Quyết định số 915/LĐTBXH-QĐ ngày 30/7/1996, Quyết định số 1629/LĐTBXH-QĐ ngày 26/12/1996, Quyết định số 190/1999/QĐ-BLĐTBXH ngày 3/3/1999, Quyết định số 1580/2000/QĐ-BLĐTBXH ngày 26/12/2000 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì được áp dụng và được hưởng các chế độ về bảo hộ lao động, tiền lương và bảo hiểm xã hội như các nghề, công việc đã ban hành.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. đối với các nghề, công việc chưa được quy định trong các danh mục kèm theo các Quyết định kể trên, các Bộ, ngành cần soát xét và lập danh mục gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế để xem xét và ban hành bổ sung.

 

 

Lê Duy Đồng

(Đã ký)

 

DANH MỤC

NGHỀ, CÔNG VIỆC ĐẶC BIỆT NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM (LOẠI VI, V) VÀ NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM (LOẠI IV)
(Kèm theo Quyết định số 1152/2003/QĐ-BLĐTBXH ngày 18/9/2003 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

1. CÔNG NGHIỆP

A. KHAI THÁC MỎ

STT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của

nghề, công việc

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI V

1

Rèn búa máy từ 1 tấn trở lên.

Chịu tác động của nhiệt độ cao, rung động lớn, và tiếng ồn vượt tiêu chuẩn cho phép.

2

Chỉ đạo sản xuất trực tiếp trong hầm lò (quản đốc, phó quản đốc, đội trưởng lò, lò trưởng).

Giải quyết nhiều công việc phức tạp; nơi làm việc chật hẹp, thiếu dưỡng khí, chịu tác động của bụi, ồn, khí CO2.

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI IV

1

Vận hành cầu poóc-tích, máy bốc rót than nhà máy sàng tuyển than.

Làm việc trên cao, chịu tác động của nắng, nóng và bụi; căng thẳng thần kinh tâm lý.

2

Vận hành toa xe tự lật nhà máy sàng tuyển than.

Làm việc ngoài trời, chịu tác động của nắng, nóng, bụi than vượt tiêu chuẩn cho phép.

3

Sửa chữa cơ điện trong nhà máy sàng tuyển than.

Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó; tiếp xúc thường xuyên với dầu mỡ, bụi than, nhiệt độ cao, rung và tiếng ồn vượt tiêu chuẩn cho phép.

4

Thay mỡ, bơm dầu ổ trục các thiết bị nhà máy sàng tuyển than.

Công việc nặng nhọc, tiếp xúc với dầu, mỡ; ảnh hưởng của môi trường nóng, ồn, rung và bụi than vượt tiêu chuẩn cho phép.

5

Bẩy xe, chèn xe trong gầm nhà sàng tuyển than.

Công việc nặng nhọc, nguy hiểm; chịu tác động của môi trường nóng, ồn, rung và bụi than vượt tiêu chuẩn cho phép.

6

Xúc dọn thủ công than và tạp chất trên tàu, xà lan, băng truyền tải và trong nhà máy sàng tuyển than.

Công việc nặng nhọc; chịu tác động của môi trường nóng, ồn, rung và bụi than vượt tiêu chuẩn cho phép.

7

Nhặt than, nhặt tạp chất trên băng chuyền nhà máy sàng tuyển than.

Công việc đơn điệu; chịu tác động của môi trường nóng, ồn, rung và bụi than vượt tiêu chuẩn cho phép.

8

Dỡ tải than (chọc than, đổ than, mở máng than...) trong nhà máy sàng tuyển than.

Chịu tác động của môi trường nóng, ồn, rung và bụi than vượt tiêu chuẩn cho phép; công việc có yếu tố nguy hiểm.

9

Móc ngáo (móc cáp, móc xích) trong nhà máy sàng tuyển.

Công việc nặng nhọc, đơn điệu; làm việc ngoài trời, chịu tác động của môi trường (nóng, lạnh, gió...) và bụi than vượt tiêu chuẩn cho phép.

10

Sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị khai thác than (khoan, xúc, gạt, ủi...).

Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó; tiếp xúc với bụi bẩn và dầu mỡ.

11

Chỉ đạo sản xuất trực tiếp khai thác than lộ thiên và trong nhà máy sàng tuyển (quản đốc, phó quản đốc, đội trưởng).

Chịu tác động của môi trường nóng, ồn, rung và bụi than vượt tiêu chuẩn cho phép.

B. CƠ KHÍ - LUYỆN KIM

STT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về Điều kiện lao động của nghề, công việc

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI IV

1

Tiện, phay, bào, cưa phíp, bakelit.

Chịu tác động của bụi gỗ phíp, bụi bakelit, hơi Phenol nồng độ cao.

2

Sơn tĩnh điện.

Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc, nơi làm việc nóng, thiếu không khí.

3

Vận hành búa máy.

Chịu tác động của nhiệt độ cao, rung động lớn, và tiếng ồn vượt tiêu chuẩn cho phép.

C. ĐIỆN

STT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về Điều kiện lao động của

nghề, công việc

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI V

1

Kiểm tra kim loại bằng quang phổ và siêu âm trong các nhà máy điện.

Chịu ảnh hưởng của chất phóng xạ; môi trường nóng, ồn, bụi, đôi khi làm việc ở nơi thiếu không khí.

2

Vận hành bao hơi nhà máy nhiệt điện.

Nơi làm việc có nhiệt độ cao, rất bụi và nguy hiểm.

3

Sửa chữa thiết bị cơ khí thuỷ lực cửa nhận nước, cửa đập tràn.

Công việc nặng nhọc, nguy hiểm (làm việc ở độ cao trên 30 m); không gian làm việc chật hẹp, trơn, rất nguy hiểm.

4

Sửa chữa máy bơm nước nhà máy thuỷ điện.

Công việc nặng nhọc, không gian làm việc chật hẹp, trơn, ẩm ướt; chịu tác động của nóng, ồn, hơi xăng, dầu.

5

Vận hành, sửa chữa cầu trục trong hầm máy phát điện.

Công việc nặng nhọc; thường xuyên tiếp xúc với bụi bẩn, dầu, mỡ và tiếng ồn cao.

6

Vận hành, sửa chữa hệ thống thông gió trong hầm nhà máy thuỷ điện.

Công việc nặng nhọc; tiếp xúc với bụi bẩn, dầu, mỡ và độ ồn cao.

7

Quản lý, vận hành đường dây và trạm biến áp 500KV.

Công việc nặng nhọc; thường xuyên lưu động theo đường dây qua các vùng địa hình, khí hậu phức tạp; tiếp xúc với điện từ trường cao, nguy hiểm.

8

Công nhân sửa chữa đường dây cao thế đang mang điện.

Công việc nguy hiểm, thường xuyên làm việc trên cao, căng thẳng thần kinh tâm lý.

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI IV

1

Hiệu chỉnh lò hơi nhà máy nhiệt điện.

Làm việc cạnh các thiết bị có nhiệt độ cao từ 1600C đến 540 0C, chịu tác động của tiếng ồn và bụi.

2

Vận hành máy nghiền than trong nhà máy nhiệt điện.

Chịu tác động của nóng, tiếng ồn và bụi than có nồng độ cao.

3

Vận hành băng tải, xúc và gom than trong nhà máy nhiệt điện.

Công việc thủ công nặng nhọc, chịu tác động của nóng, ồn và bụi than có nồng độ cao.

4

Vận hành máy bơm dầu đốt lò nhà máy nhiệt điện (Vận hành nhà dầu).

Thường xuyên tiếp xúc với dầu mỡ, tiếng ồn và nhiệt độ cao.

5

Vận hành hệ thống thải xỉ nhà máy nhiệt điện (bơm thải xỉ, khử bụi, tống tưới...).

Thường xuyên tiếp xúc với nóng, độ ồn cao và nồng độ bụi vượt tiêu chuẩn cho phép.

6

Kiểm nhiệt (trực chính, trực phụ) trong nhà máy nhiệt điện.

Thường xuyên tiếp xúc với nóng, rung, độ ồn cao và nồng độ bụi vượt tiêu chuẩn cho phép.

7

Sửa chữa các thiết bị điện trong nhà máy điện.

Tư thế lao động gò bó, ảnh hưởng của ồn, rung và bụi.

8

Lái quang lật toa than.

Thường xuyên làm việc ở môi trường nóng, bụi, ồn vượt tiêu chuẩn cho phép.

9

Móc nối toa xe than trong nhà máy nhiệt điện.

Làm việc ngoài trời, chịu tác động của môi trường (nóng, lạnh, gió...), tiếng ồn và nồng độ bụi than cao.

10

Công nhân xúc xỉ đuôi lò nhà máy nhiệt điện.

Công việc nặng nhọc, đơn điệu; thường xuyên tiếp xúc với nóng, bụi.

11

Vận hành tua bin khí.

Chịu tác động của rung, nóng và tiếng ồn vượt tiêu chuẩn cho phép.

12

Hàn và mài cánh hướng nước, cánh tua bin nhà máy thuỷ điện.

Làm việc trong hầm sâu, thiếu dưỡng khí; tiếp xúc thường xuyên với tiếng ồn, nhiệt độ cao, hơi khí độc và bụi thép.

13

Quản lý, vận hành đường dây từ 110KV đến dưới 500KV.

Thường xuyên lưu động theo đường dây, qua các vùng địa hình, khí hậu phức tạp; tiếp xúc với điện từ trường cao, ảnh hưởng đến sức khoẻ.

14

Vệ sinh công nghiệp trạm biến áp 500 KVA.

Công việc đơn điệu; tiếp xúc với bụi bẩn, điện từ trường cao ảnh hưởng đến sức khoẻ và nguy hiểm.

15

Sản xuất hòm công tơ vật liệu Composit.

Tiếp xúc với nóng, hoá chất độc nồng độ cao, gây khó thở, mệt mỏi.

16

Sửa chữa, sấy máy biến áp có công suất từ 200 KVA trở lên.

Công việc nặng nhọc, thường xuyên tiếp xúc với dầu mỡ, môi trường có nhiệt độ cao.

17

Vận hành máy bện cáp nhôm.

ảnh hưởng trực tiếp của bụi nhôm và tiếng ồn cao.

18

Vận hành máy đúc cột điện bê tông ly tâm.

Chịu tác động của tiếng ồn, rung và bụi.

19

Sản xuất vật liệu cách điện.

Công việc nặng nhọc; tiếp xúc với nhiệt độ cao và hoá chất độc hại ( Phenol, Formalin, Amoniac...) nồng độ cao.

D. HOÁ CHẤT

STT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về Điều kiện lao động của

nghề, công việc

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI V

1

Vận hành trạm bơm nước thải (thải nhiễm dầu, thải bẩn); trạm bơm nước tuần hoàn và xử lý nước thải.

Thường xuyên làm việc ở độ sâu từ - 10m đến - 20m; tiếp xúc với tiếng ồn, chất thải độc hại, vi sinh vật gây bệnh và hoá chất xử lý nước.

2

Sửa chữa, vận hành các thiết bị hoá (xử lý nước, khử muối, trưởng kíp vận hành).

Thường xuyên tiếp xúc với các hoá chất độc hại, tiếng ồn và bụi.

3

Sản xuất CO2 lỏng, rắn.

Thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn, hoá chất (CO2 lỏng, rắn, nồng độ cao; thuốc tím; khí H2S) và máynén khí CO2 áp suất cao.

4

Thu hồi, lọc dầu, tái sinh dầu bôi trơn.

Công việc thủ công; làm việc trong môi trường hoá chất độc hại và tiếng ồn cao; chịu tác động trực tiếp của hơi dầu nóng và hơi nước.

5

Thải xỉ nóng lò hơi nhiệt.

Công việc thủ công, nặng nhọc; thường xuyên tiếp xúc với nguồn nhiệt lớn, bụi xỉ than và hơi khí độc.

6

Thủ kho bình (chai) chịu áp lực (O2, N2, CO2 lỏng, NH3 lỏng).

Thường xuyên tiếp xúc với các bình chứa khí có áp suất cao, dễ cháy nổ, nguy hiểm; Chịu ảnh hưởng của hơi hoá chất độc hại.

7

Nhặt than thủ công tại bãi xỉ thải của lò khí hoá than.

Làm việc ngoài trời, công việc thủ công nặng nhọc; Chịu tác động của nóng, bụi xỉ than và hỗn hợp hơi nước, khí CO, H2S.

8

Khai thác, vận chuyển than bùn.

Làm việc ngoài trời trên các hồ lắng than bùn, công việc thủ công nặng nhọc; Chịu tác động trực tiếp của nhiệt độ, hơi ẩm, bụi xỉ than và hỗn hợp hơi nước, khí CO, CO2, NH3, H2S.

9

Vận hành hệ thống thu hồi nhiệt từ khí hoá than.

Thường xuyên làm việc trong môi trường có nhiệt độ cao, tiếng ồn lớn; tiếp xúc với thiết bị có áp suất cao, phát sinh hơi khí độc CO, CO2, NH3, H2S.

Đ. SẢN XUẤT BÁNH KẸO

STT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về Điều kiện lao động của

nghề, công việc

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI IV

1

Sấy bột kẹo Jelly.

Công việc thủ công nặng nhọc, đơn điệu; môi trường làm việc nóng, bụi vượt tiêu chuẩn cho phép.

2

Sản xuất giấy tinh bột (xử lý, li tâm, hồ hoá).

Công việc thủ công nặng nhọc; môi trường làm việc ẩm ướt và nóng.

E. DỆT MAY

STT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về Điều kiện lao động của nghề, công việc

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI IV

1

Vận hành, cấp nguyên liệu cho máy tách hạt, máy cán bông.

Tư thế lao động gò bó; chịu tác động của tiếng ồn và bụi bông vượt tiêu chuẩn cho phép.

2

Đóng hạt thủ công.

Công việc nặng nhọc; chịu tác động của bụi bông, nóng và ồn.

3

Vận hành máy ép đóng kiện bông.

Đứng và đi lại suốt ca làm việc; chịu tác động của bụi bông và tiếng ồn vượt tiêu chuẩn cho phép.

4

Bốc bông hồi lại trong dây chuyền sợi, dệt.

Công việc nặng nhọc; chịu tác động của bụi bông và tiếng ồn vượt tiêu chuẩn cho phép.

5

Vận hành máy suốt, bốc suốt, bỏ suốt (tiếp suốt).

Đứng và đi lại suốt ca làm việc, công việc đơn điệu, nhịp điệu lao động cao; chịu tác động của bụi bông, nóng và ồn vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

6

Vận hành máy cửi, mắc sợi.

Công việc đơn điệu, tập trung thị giác cao; chịu tác động của bụi bông, nóng và ồn.

7

Xe sợi len.

Chịu tác động của bụi bông và tiếng ồn.

8

Tỉa, sửa thảm len.

Công việc tỉ mỉ, tập trung thị giác cao; chịu tác động của bụi.

9

Vận hành máy đảo sợi, xe con sợi.

Đứng và đi lại nhiều; chịu tác động của bụi bông và tiếng ồn.

10

Đổ sợi cho máy thô.

Phải đi lại suốt ca, công việc đơn điệu, nhịp độ lao động cao, chịu tác động của bụi bông, nóng và tiếng ồn cao.

11

Bốc sợi máy ống.

Đứng và đi lại suốt ca, chịu tác động của bụi bông, nóng và ồn cao.

12

Vận hành máy dệt khí, dệt nước.

Đứng và đi lại nhiều; tư thế lao động gò bó; chịu tác động của bụi bông và nóng.

13

Vận hành máy dệt kim tròn.

Tư thế lao động gò bó; chịu tác động của bụi bông và nóng.

14

Nối gỡ, nối trục máy dệt.

Đứng và đi lại suốt ca làm việc; chịu tác động của bụi bông, nóng và ồn cao.

15

Vận hành máy mắc, máy hồ vải, sợi trong dây chuyền dệt.

Công việc nặng nhọc, chịu tác động của bụi bông, nóng và ồn cao.

16

Xâu go trong dây chuyền dệt.

Công việc thủ công, đơn điệu, tập trung thị giác cao; chịu tác động của bụi bông và nóng.

17

Châm dầu máy dệt, máy se, máy hồ.

Công việc thủ công, tư thế lao động gò bó, tiếp xúc với dầu, mỡ; chịu tác động của bụi bông, nóng, ồn.

18

Nấu hồ trong dây chuyền dệt, nhuộm.

Công việc nặng nhọc; chịu tác động của nóng, ồn, ẩm và hơi hóa chất.

19

Vận hành máy phòng co vải (Sanfor) trong dây chuyền nhuộm.

Chịu tác động của nhiệt độ cao và hơi hoá chất.

20

Vận hành máy làm bóng vải trong dây chuyền nhuộm.

Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của nhiệt độ, hoá chất thuốc nhuộm.

21

Làm trục hoa lưới trong công đoạn nhuộm.

Tư thế lao động gò bó, chịu tác động của hơi hoá chất và bụi.

22

May khuyết, cúc (khuy nút) trong may công nghiệp.

Công việc đơn điệu, căng thẳng thị giác và mệt mỏi thần kinh; chịu tác động của nóng và bụi.

23

Vận hành máy thổi form trong dây chuyền may.

Đứng và đi lại suốt ca làm việc, chịu tác động của hơi nóng, ẩm.

24

Cắt vải trong công nghệ may.

Đứng suốt ca làm việc, căng thẳng thị giác và mệt mỏi thần kinh; chịu tác động của hơi nóng và bụi bông.

25

Vận chuyển vải, sợi trong kho nguyên liệu, kho sản phẩm và giữa các công đoạn của dây chuyền sợi, dệt, nhuộm, may.

Công việc thủ công nặng nhọc, đứng, đi lại suốt ca làm việc; chịu tác động của bụi bông, nóng và tiếng ồn cao.

26

Kiểm gấp trong dây chuyền dệt, may.

Công việc đơn điệu, căng thẳng thị giác, đứng suốt ca làm việc; chịu tác động của nóng, bụi và mùi hoá chất.

27

Đóng kiện trong dây chuyền dệt, may.

Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó; chịu tác động của bụi bông, nóng và ồn cao.

28

Vệ sinh công nghiệp trong các nhà máy sợi, dệt, nhuộm, may. Vệ sinh nền xưởng nhuộm, in hoa.

Công việc thủ công, tư thế lao động gò bó, ảnh hưởng của tiếng ồn, nóng, bụi bông, dầu mỡ, hoá chất tẩy rửa và chất thải công nghiệp.

29

Mài, bảo dưỡng suốt da (cao su); thay, tháo, dán dây da.

Thường xuyên tiếp xúc với bụi cao su và dung môi, hoá chất độc.

30

Sửa chữa điện trong dây chuyền nhuộm.

Tư thế lao động gò bó, làm việc trong môi trường ẩm ướt, nóng; tiếp xúc với NH3, hoá chất tẩy, nhuộm.

31

Sửa chữa, chế tạo lược máy dệt.

Chịu tác động của bụi rỉ, hơi nhựa đường nóng, keo và hoá chất.

32

Thí nghiệm, phân tích hoá chất, thuốc nhuộm.

Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc hại; nhiệt độ, độ ẩm cao.

F. SẢN XUẤT THUỐC LÁ

STT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về Điều kiện lao động của nghề, công việc

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI V

1

Vận chuyển, bốc xếp thủ công nguyên liệu thuốc lá.

Công việc thủ công, rất nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, thường xuyên tiếp xúc với nicotine, bụi, nấm mốc gây bệnh.

2

Phân tích hoá chất và đánh giá chất lượng nguyên liệu và sản phẩm thuốc lá.

Thường xuyên tiếp xúc với các loại hoá chất, nicotine, tar, khói thuốc qua đường hô hấp.

3

Vận hành lò lên men, lò sấy điếu.

Thường xuyên tiếp xúc với chất nicotine, hơi và bụi thuốc lá, nấm gây bệnh. Chịu tác động của nhiệt độ cao.

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI IV

1

Cấp phát vật tư, nguyên liệu ở phân xưởng sản xuất sợi, đóng bao, cuốn điếu thuốc lá.

Đi lại nhiều; chịu tác động của tiếng ồn, bụi, nicotine.

2

Sửa chữa thiết bị trong các phân xưởng sản xuất sợi, đóng bao, cuốn điếu thuốc lá.

Công việc nặng nhọc, tư thế làm việc gò bó; chịu tác động của tiếng ồn, bụi, nicotine.

3

Pha chế hương liệu sản xuất thuốc lá.

Thường xuyên tiếp xúc với các loại hoá chất, nicotine, các chất gây kích thích niêm mạc, mắt, tai, mũi, họng.

4

Kiểm tra chất lượng thuốc lá điếu trên dây chuyền công nghệ.

Thường xuyên tiếp xúc với nicotine, nấm, tar, vi khuẩn gây bệnh; tư thế lao động gò bó.

2. GIAO THÔNG - VẬN TẢI

STT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về Điều kiện lao động của

nghề, công việc

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI IV

1

Soát vé, Điều hành xe tại các trạm thu phí cầu, đường, bến phà.

Chịu tác động của bụi, tiếng ồn, hơi xăng dầu, khí độc (CO2, CO...) và thời tiết thay đổi theo mùa.

2

Dừng xe, hướng dẫn xe lên bàn cân tại các trạm kiểm tra tải trọng xe.

Làm việc ngoài trời, chịu tác động của bụi, tiếng ồn, hơi xăng dầu, khí độc (CO2, CO...).

3

Sửa chữa cần cẩu, máy, thiết bị thi công tại các công trình giao thông.

Làm việc ngoài trời, trên cao; chịu tác động của thời tiết thay đổi; tư thế làm việc gò bó, nguy hiểm.

4

Nhân viên phục vụ (nấu ăn, phục vụ ăn uống, dọn dẹp, vệ sinh toa, giường nằm) trên các đoàn tầu hoả chở khách.

Phải kiêm nhiệm nhiều việc, công việc vất vả, thường xuyên lưu động theo tầu suốt ngày đêm. Chịu tác động của bụi, ồn, rung và khí hậu thay đổi của các miền trong một thời gian ngắn.

3. XÂY DỰNG GIAO THÔNG VÀ KHO TÀNG, BẾN BÃI

STT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI V

1

Thợ sắt, thợ hàn sắt trên các công trình xây dựng và sửa chữa cầu

Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của bụi, ồn, rung, khí CO2, CO...

4. DỰ TRỮ QUỐC GIA

STT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về Điều kiện lao động của nghề, công việc

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI IV

1

Thủ kho, bảo quản vật tư, thiết bị cứu hộ, cứu nạn.

- Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, nơi làm việc kém thông thoáng, thiếu ánh sáng, ảnh hưởng của bụi (bột tale), tiếp xúc với dầu mỡ, xăng...

5. BƯU CHÍNH - VIỄN THÔNG

STT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về Điều kiện lao động của nghề, công việc

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI VI

1

Lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị thông tin trên cột cao ăng ten (từ 50 m trở lên).

Công việc nặng nhọc; thường xuyên phải làm việc trên cao rất nguy hiểm; tư thế làm việc gò bó và khi sửa chữa, bảo dưỡng chịu tác động của điện từ trường cao tần và siêu cao tần.

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI IV

1

Lắp đặt, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị thông tin tại các trạm thông tin bố trí dọc theo tuyến đường dây 500 KV.

Thường xuyên lưu động trên các địa hình đồi núi, tiếp xúc với vi khí hậu, điện từ trường vượt tiêu chuẩn cho phép.

2

Kiểm soát, thu đo tần số, máy phát vô tuyến điện.

Thường xuyên lưu động, làm việc ngoài trời, trên cao, tư thế lao động gò bó; căng thẳng thần kinh.

3

Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị cáp quang và máy hàn nối cáp quang.

Thường xuyên lưu động, làm việc ngoài trời, tiếp xúc với tia laze.

4

Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị VSAT, thiết bị thuê kênh riêng.

Làm việc nơi núi cao, hải đảo..., tiếp xúc với vi khí hậu xấu, điện từ trường.

5

Nhập và đối soát số liệu chuyển tiền bằng máy vi tính.

Công việc đơn điệu, cường độ lao động cao, căng thẳng thị lực, tâm lý.

6

Vận chuyển bưu điện (bưu tá) tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Làm việc ngoài trời, thường xuyên đi lại trên đường có mật độ giao thông cao, nguy hiểm; chịu ảnh hưởng của vi khí hậu, tiếng ồn và bụi.

7

Pha chế a xít, phóng nạp ắc quy.

Thường xuyên tiếp xúc với hơi, bụi chì; a-xít (H2SO4) nồng độ cao.

6. KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ

STT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về Điều kiện lao động của

nghề, công việc

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI IV

1

Thử nghiệm rung, sức bền va đập của vật liệu xây dựng và công trình xây dựng, giao thông.

Thường xuyên tiếp xúc với bụi có hàm lượng SiO2 rất cao, tiếng ồn, rung, chấn động mạnh và liên tục.

2

Thử nghiệm cấp bảo vệ chống xâm nhập bụi của các thiết bị điện.

Tiếp xúc với điện từ trường, bụi khí và tiếng ồn cao.

3

Kiểm định, hiệu chuẩn các bộ chuyển đổi nhiệt độ, dụng cụ đo áp suất tại các bồn bể, xi téc chứa xăng dầu và trên xà lan.

Làm việc ngoài trời, tư thế lao động gò bó; thường xuyên tiếp xúc với xăng dầu, dễ cháy nổ.

4

Thử nghiệm sức bền, lão hoá, độ cháy của vật liệu điện.

Làm việc trong môi trường kín; tiếp xúc thường xuyên với nhiệt độ cao, bụi cháy, hơi khí độc của nhựa và dung môi bị cháy.

5

Thử nghiệm phóng điện bề mặt.

Công việc nguy hiểm, độc hại, tiếp xúc với điện áp cao và bụi khí do nhựa, cao su, dung môi bị cháy.

6

Lấy mẫu hoá chất, dung môi, xăng dầu để kiểm tra, thử nghiệm

Làm việc ngoài trời, thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc; có thể nguy hiểm khi lấy mẫu tại hiện trường.

7

Lấy mẫu phân bón, thuốc bảo vệ thực vật để kiểm tra, thử nghiệm.

Thường xuyên tiếp xúc với thuốc trừ sâu, hoá chất độc.

8

Thử nghiệm hoá môi trường, hoá thực phẩm, hàng tiêu dùng.

Tiếp xúc với bụi, các hoá chất và dung môi hữu cơ độc hại, nồng độ cao như: H2SO4, HNO3, ASen, Axeton, Toluen, Benzen, Clo, Foomalđhyt...

7. NÔNG NGHIỆP

STT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về Điều kiện lao động của nghề, công việc

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI IV

1

Thanh tra chuyên ngành thuốc bảo vệ thực vật.

- Công việc thường xuyên phải đi lưu động, tiếp xúc với các hoá chất độc nguy hiểm như Wofatox, Bi 58, Bassa, Axeton, Ether.

8. Y TẾ

STT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về Điều kiện lao động của nghề, công việc

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI V

1

Điều trị, chăm sóc bệnh nhân cai nghiện.

Công việc nguy hiểm, căng thẳng thần kinh tâm lý; tiếp xúc thường xuyên với bệnh nhân có nguy cơ lây nhiễm HIV cao.

2

Vận hành xử lý hệ thống chất thải và nạo vét cống rãnh trong bệnh viện.

Công việc thủ công, nặng nhọc; thường xuyên tiếp xúc với nước bẩn, hôi thối và nguồn lây nhiễm cao.

3

Giặt quần áo bệnh nhân bằng tay.

Công việc nặng nhọc, ẩm ướt; thường xuyên tiếp xúc với hoá chất tẩy rửa và các chất bẩn có nguy cơ lây nhiễm bệnh cao.

4

Sản xuất bột thạch cao (đập đá, sắp đá vào lò, đốt lò, ra lò, xay, đóng hộp).

Công việc thủ công nặng nhọc; chịu ảnh hưởng của nhiệt độ cao, bụi si líc, khí CO, CO2 vượt tiêu chuẩn cho phép.

KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI IV

1

Xúc, rửa, thanh trùng dụng cụ, chai lọ dùng trong nghiên cứu, sản xuất, kiểm định các loại vaccin, huyết thanh, chế phẩm sinh học.

Nơi làm việc ẩm ướt, thường xuyên tiếp xúc với hoá chất tẩy rửa (NaOH), các hoá chất độc khác và các nguồn lây nhiễm.

2

Trực tiếp khám, trị, phục vụ bệnh nhân ở các khoa (phòng) khám bệnh, cấp cứu tổng hợp của bệnh viện.

Làm việc trong môi trường có nguy cơ lây nhiễm cao; căng thẳng thần kinh tâm lý.

3

Sửa chữa máy móc, thiết bị y tế tại buồng bệnh và trong phòng thí nghiệm.

Công việc vất vả, tư thế lao động gò bó; thường xuyên tiếp xúc với dầu mỡ, hoá chất và môi trường làm việc có nguy cơ lây nhiễm cao.

4

Pha trộn hoá chất với mủ cao su nước.

Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc, nóng, mùi vị khó chịu.

5

Ly tâm cao su.

ảnh hưởng hoá chất độc, mùi vị khó chịu.

 

 

 

 

9. THUỶ SẢN

STT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI V

1

Cán bộ, thuyền viên làm việc trên tàu thu mua, vận tải thuỷ sản trên biển.

Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của sóng, gió, ồn, rung; tiếp xúc với thuỷ sản tanh, hôi.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1152/2003/QĐ-BLĐTBXH ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành

  • Số hiệu: 1152/2003/QĐ-BLĐTBXH
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 18/09/2003
  • Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
  • Người ký: Lê Duy Đồng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 157
  • Ngày hiệu lực: 10/10/2003
  • Ngày hết hiệu lực: 01/03/2021
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản