THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 32-TTg | Hà Nội, ngày 08 tháng 03 năm 1962 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC PHÂN CÔNG NGHIÊN CỨU VÀ GIẢI QUYẾT MỘT SỐ KHÓ KHĂN VỀ TRANG BỊ DỤNG CỤ PHÒNG HỘ LAO ĐỘNG
Trong mấy năm qua, do yêu cầu bảo vệ sức khỏe công nhân và bảo đảm an toàn trong sản xuất, các Bộ, các ngành đã cố gắng trong việc đặt mua hoặc sản xuất những dụng cụ bảo hộ lao động. Tuy vậy, việc sản xuất, phân phối, sử dụng và bảo quản trang bị dụng cụ phòng hộ nhằm bảo đảm an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe công nhân còn nhiều thiếu sót và nhược điểm:
- Trang bị dụng cụ phòng hộ sản xuất ra chưa bảo đảm quy cách, phẩm chất; chưa thích hợp với tình hình sản xuất và xây dựng trong nước;
- Một số dụng cụ phòng hộ cần mua nước ngoài thường thiếu kế hoạch cụ thể, hàng nhập không kịp thời, có loại không thích hợp với khổ người và điều kiện khí hậu ở nước ta;
- Việc quản lý sản xuất và phân phối chưa chặt chẽ; hàng năm các ngành chưa lập được kế hoạch đầy đủ để sản xuất, do đó hàng sản xuất ra lúc thừa, lúc thiếu;
- Công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức sử dụng và bảo quản trong công nhân chưa đầy đủ, nên nhiều nơi dụng cụ phòng hộ không được sử dụng đúng, gây lãng phí lớn cho công quỹ.
Để khắc phục những thiếu sót nói trên góp phần đẩy mạnh công tác bảo hộ lao động phục vụ sản xuất, xây dựng và căn cứ vào đề nghị của hội nghị các ngành do Bộ Lao động triệu tập ngày 15-11-1962, Phủ Thủ tướng quy định một số biện pháp giải quyết sau đây:
1. Trong khi chờ đợi việc thành lập cơ quan nghiên cứu khoa học bảo hộ lao động, cần có sự phân công giữa các ngành có trách nhiệm để nghiên cứu quy cách, mẫu mực, phẩm chất các loại dụng cụ phòng hộ có thể sản xuất trong nước.
Việc nghiên cứu này, dựa theo phương hướng sau đây:
- Bộ Lao động sẽ đặt một số loại trang bị dụng cụ phòng hộ ở các nước xã hội chủ nghĩa về cung cấp cho các ngành làm mẫu mà nghiên cứu lại quy cách, mẫu mực cho phù hợp với khổ người, điều kiện khí hậu và điều kiện sản xuất ở nước ta.
- Tận dụng được nguyên vật liệu hiện có trong nước để giảm bớt sự chi phí về ngoại tệ và kịp thời phục vụ yêu cầu của sản xuất và xây dựng.
- Khai thác và sử dụng những kinh nghiệm của quần chúng góp ý vào việc nghiên cứu cải tiến trang bị phòng hộ.
2. Các Bộ : Lao động, Y tế Công nghiệp nặng, Công nghiệp nhẹ, Kiến trúc, Giao thông vận tải, Thủy lợi và điện lực cùng với sự tham gia của Ủy ban Khoa học Nhà nước, Tổng Công đoàn Việt-nam, có trách nhiệm nghiên cứu và ban hành những tiêu chuẩn cụ thể về quy cách, mẫu mực các loại dụng cụ phòng hộ.
Căn cứ vào khả năng và phương tiện của mỗi ngành, Phủ Thủ tướng phân công trách nhiệm cụ thể như sau:
- Bộ Lao động chịu trách nhiệm theo dõi tổng hợp tình hình, phát hiện những thiếu sót và bất hợp lý cần nghiên cứu cải tiến; chủ trì các cuộc họp với các ngành; chủ trì hội đồng kiểm nghiệm và cùng với Ủy ban Khoa học Nhà nước xác nhận quy cách, mẫu mực trang bị dụng cụ phòng hộ đã nghiên cứu; đôn đốc và theo dõi chương trình nghiên cứu đã đề ra.
- Bộ Công nghiệp nặng và Viện Vệ sinh (Bộ Y tế) nghiên cứu quy cách mẫu mực các loại dụng cụ phòng chống nhiễm độc và chống bụi. Trước mắt cần nghiên cứu các loại khẩu trang, các loại mặt nạ, ủng, găng tay cao su chống tác hại của các hóa chất độc.
- Bộ Thủy lợi và điện lực nghiên cứu quy cách mẫu mực các loại dụng cụ cách điện. Trước mắt là ủng, găng tay, mũ và thảm cao su cách điện.
- Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu quy cách mẫu mực các loại phao bơi; các loại quần áo công tác, găng, ghệt bằng vải thường và vải dày (bạt).
- Bộ Công nghiệp nhẹ và Viện mắt (Bộ Y tế) nghiên cứu quy cách mẫu mực các loại kính đeo mắt (kính trắng, kính màu, kính hàn…)
- Bộ Kiến trúc nghiên cứu quy cách mẫu mực và phẩm chất các loại dây an toàn (bằng vải, da, dây gai…kể cả sức chịu đựng của móc sắt) và các loại mũ an toàn.
- Ủy ban Khoa học Nhà nước tham gia ý kiến với các ngành nói trên về mặt khoa học kỹ thuật và quy định tiêu chẩn các loại dụng cụ phòng hộ.
- Đề nghị Tổng Công đoàn Việt-nam phụ trách việc tuyên truyền giáo dục quần chúng sử dụng dụng cụ phòng hộ và thu thập ý kiến của họ góp vào việc nghiên cứu cải tiến trang bị phòng hộ.
3. Bộ Công nghiệp nhẹ có trách nhiệm quản lý thống nhất và hướng dẫn sản xuất đối với những mặt hàng có thể sản xuất trong nước. Hàng năm, Bộ Nội thương căn cứ vào kế hoạch của các ngành, các cơ sở mà đặt hàng cho các xí nghiệp, các hợp tác xã thủ công nghiệp được phép sản xuất theo đúng tiêu chuẩn quy định; đồng thời cần có kế hoạch quản lý việc kinh doanh, phân phối các mặt hàng cho thống nhất.
Bộ Ngoại thương chịu trách nhiệm tổng hợp các kế hoạch nhập hàng về dụng cụ phòng hộ của các ngành, các cơ sở và liên hệ đặt mua hàng kịp thời. Trước mắt cần cố gắng mua ngay một số hàng mẫu ở các nước ngoài để giúp cho việc nghiên cứu của các ngành được nhanh chóng.
4. Căn cứ vào sự phân công nói trên, mỗi Bộ sẽ cùng với Bộ Lao động thảo luận kế hoạch cụ thể giao trách nhiệm cho một số cán bộ và nhân viên kỹ thuật chuyên trách để hoàn thành việc nghiên cứu càng sớm càng tốt.
5. Đi đôi với việc nghiên cứu quy cách, mẫu mực và sản xuất trang bị phòng hộ, Bộ Lao động, Bộ Y tế, Tổng Công đoàn, các Bộ quản lý sản xuất xây dựng cần tăng cường việc kiểm tra đôn đốc thường xuyên việc sử dụng các dụng cụ phòng hộ, Bộ Lao động cần quy định chế độ sử dụng vào bảo quản trang bị phòng hộ và kiểm tra việc thi hành một các chặt chẽ.
Trên đây là một số biện pháp trước mắt cần giải quyết gấp để kịp thời phục vụ cho kế hoạch năm 1962, Phủ Thủ tướng thấy cần lưu ý các Bộ, các ngành quan tâm hơn nữa đến việc cải thiện điều kiện làm việc, cải tiến thiết bị sản xuất và thiết bị an toàn, vì đó mới là những biện pháp tích cực nhất để bảo vệ sức khỏe và bảo đảm an toàn cho công nhân lao động.
| KT.THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
- 1Thông tư 01-BYT/TT-1966 về việc trang bị phòng hộ lao động đối với cán bộ, nhân viên làm công tác thu mua, sưu tầm dược liệu do Bộ Y tế ban hành
- 2Thông tư 166-BNT/CĐ-1965 sửa đổi Thông tư 178-BNT-1963 quy định chế độ trang bị phòng hộ lao động trong ngành Ngoại thương do Bộ Ngoại thương ban hành
- 3Thông tư 08-NN-TT năm 1963 quy định chế độ trang bị dụng cụ phòng hộ lao động cho cán bộ, công nhân thuộc ngành nông nghiệp do Bộ Nông nghiệp ban hành
- 4Thông tư 313-BCNNh-CBLĐ-1964 quy định chế độ trang bị phòng hộ lao động trong Ngành công nghiệp nhẹ do Bộ Công nghiệp nhẹ ban hành
- 5Thông tư 48-VH-TT-1964 quy định và hướng dẫn chế độ trang bị phòng hộ lao động cho công nhân, viên chức ngành phát hành phim và chiếu bóng do Bộ Văn hóa ban hành
- 6Thông tư 81-LN-TT năm 1962 quy định chế độ trang bị phòng hộ lao động do Tổng Cục Lâm Nghiệp ban hành.
- 7Quyết định 53-QĐ năm 1969 quy định việc trang bị phòng hộ lao động cho cán bộ, nhân viên kho quỹ, thu phát, kiểm ngân trong ngành ngân hàng do Tổng Giám đốc Ngân hàng nhà nước ban hành.
- 8Thông tư 02-TS-TT năm 1963 quy định thống nhất chế độ trang bị phòng hộ lao động do Tổng cục Thuỷ sản ban hành.
- 9Thông tư 14-NN/KT-1969 quy định chế độ trang bị phòng hộ lao động cho công nhân viên ngành Nông nghiệp do Bộ Nông nghiệp ban hành
- 1Thông tư 01-BYT/TT-1966 về việc trang bị phòng hộ lao động đối với cán bộ, nhân viên làm công tác thu mua, sưu tầm dược liệu do Bộ Y tế ban hành
- 2Thông tư 166-BNT/CĐ-1965 sửa đổi Thông tư 178-BNT-1963 quy định chế độ trang bị phòng hộ lao động trong ngành Ngoại thương do Bộ Ngoại thương ban hành
- 3Thông tư 08-NN-TT năm 1963 quy định chế độ trang bị dụng cụ phòng hộ lao động cho cán bộ, công nhân thuộc ngành nông nghiệp do Bộ Nông nghiệp ban hành
- 4Thông tư 313-BCNNh-CBLĐ-1964 quy định chế độ trang bị phòng hộ lao động trong Ngành công nghiệp nhẹ do Bộ Công nghiệp nhẹ ban hành
- 5Thông tư 48-VH-TT-1964 quy định và hướng dẫn chế độ trang bị phòng hộ lao động cho công nhân, viên chức ngành phát hành phim và chiếu bóng do Bộ Văn hóa ban hành
- 6Thông tư 81-LN-TT năm 1962 quy định chế độ trang bị phòng hộ lao động do Tổng Cục Lâm Nghiệp ban hành.
- 7Quyết định 53-QĐ năm 1969 quy định việc trang bị phòng hộ lao động cho cán bộ, nhân viên kho quỹ, thu phát, kiểm ngân trong ngành ngân hàng do Tổng Giám đốc Ngân hàng nhà nước ban hành.
- 8Thông tư 02-TS-TT năm 1963 quy định thống nhất chế độ trang bị phòng hộ lao động do Tổng cục Thuỷ sản ban hành.
- 9Thông tư 14-NN/KT-1969 quy định chế độ trang bị phòng hộ lao động cho công nhân viên ngành Nông nghiệp do Bộ Nông nghiệp ban hành
Chỉ thị 32-TTg năm 1962 về phân công nghiên cứu và giải quyết một số khó khăn về trang bị dụng cụ phòng hộ lao động do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 32-TTg
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 08/03/1962
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Lê Thanh Nghị
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 9
- Ngày hiệu lực: 24/03/1962
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định