Hệ thống pháp luật

BỘ VĂN HÓA
*******

Số: 48-VH-TT

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

*******

Hà Nội, ngày 11 tháng 12 năm 1964

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH CHẾ ĐỘ TRANG BỊ PHÒNG HỘ LAO ĐỘNG CHO CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC NGÀNH PHÁT HÀNH PHIM VÀ CHIẾU BÓNG

Kính gửi:

Ủy ban hành chính các khu, thành, tỉnh,
Các Sở, Ty Văn hóa – Thông tin,
Cục Điện ảnh,
Quốc doanh phát hành phim và chiếu bóng trung ương,

Đồng kính gửi:

Các Sở, Ty, Phòng Lao động,
Tổng công đoàn Việt nam,

Ngành phát hành phim và chiếu bóng gồm các cơ sở phát hành phim và các đội, bãi, rạp chiếu bóng.

Công nhân, viên chức ngành phát hành phim và chiếu bóng khi làm việc thường phải tiếp xúc với máy nổ, máy chiếu bóng, tiếp xúc với xăng, dầu và phim ảnh là những chất dễ bốc cháy; đối với các đội chiếu bóng lưu động khi đi công tác thường phải vận chuyển, tháo lắp máy móc, làm việc ngoài trời, đêm tối cho nên có thể xảy ra những tai nạn lao động và có ảnh hưởng tới sức khỏe.

Để đảm bảo an toàn khi công tác và bảo vệ sức khỏe cho công nhân, viên chức, ngành phát hành phim và chiếu bóng cần tăng cường thiết bị bảo hộ lao động để đảm bảo an toàn khi vận chuyển và sử dụng máy nổ, máy chiếu, tăng cường các thiết bị thông hút hơi độc ở những buồng máy chiếu, kho phim, đồng thời xây dựng những nội quy, quy tắc an toàn khi sử dụng phim ảnh và xăng dầu.

Ngoài ra, công nhân, viên chức cũng cần được cấp phát một số trang bị phòng hộ lao động để sử dụng khi công tác, nhằm hạn chế tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp do điều kiện công tác gây ra.

Căn cứ Thông tư số 13-LĐ-TT ngày 29-6-1962 của Bộ Lao động quy định nguyên tắc cấp phát, sử dụng và giữ gìn trang bị phòng hộ lao động, sau khi đã có ý kiến tham gia của Bộ Lao động tại Công văn số 1703-LĐ-BH ngày 31-10-1964, Bộ Văn hóa ban hành Thông tư này quy định và hướng dẫn việc thi hành chế độ trang bị phòng hộ lao động cho công nhân, viên chức ngành phát hành phim và chiếu bóng, như sau:

I. NGUYÊN TẮC VÀ ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC CẤP PHÁT TRANG BỊ PHÒNG HỘ LAO ĐỘNG

Công nhân, viên chức có chức danh nghề nghiệp được nêu trong bảng quy định tiêu chuẩn trang bị phòng hộ lao động (kèm theo Thông tư này) thực sự có điều kiện công tác như đã nêu trong bảng quy định đều được cấp phát trang bị phòng hộ lao động.

Công nhân viên chức tuy có chức danh nghề nghiệp nêu trong bảng quy định, nhưng điều kiện làm việc cụ thể của từng nơi đã được cải thiện, thiết bị bảo hộ lao động đã được bảo đảm hoặc đang đi học hay được phân công làm những nhiệm vụ khác mà trên thực tế xét không cần phải sử dụng trang bị phòng hộ lao động thì cũng không cấp phát trang bị phòng hộ lao động.

Những trường hợp cấp phát khác thì vẫn thi hành như hướng dẫn tại mục II, điều 2 nêu trong Thông tư số 13-LĐ-TT của Bộ Lao động.

II. NGUYÊN TẮC BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG

Trang bị phòng hộ lao động là tài sản của Nhà nước phát cho công nhân; viên chức để dùng khi công tác, các đơn vị cần phải có sổ sách theo dõi việc cấp phát, bảo quản, sử dụng trang bị phòng hộ lao động thuộc đơn vị mình, cấm không được dùng trang bị phòng hộ lao động ngoài những khi công tác.

Những trang bị phòng hộ lao động sử dụng thường xuyên hàng ngày trong công tác thì có thể giao cho cá nhân có trách nhiệm bảo quản và sử dụng.

Những trang bị phòng hộ lao động không sử dụng thường xuyên hoặc có những công việc phân công luân chuyển, nay người này làm, mai người khác làm thì trang bị phòng hộ lao động do đơn vị bảo quản sẽ cấp phát cho công nhân, viên chức khi cần sử dụng, dùng xong thì trả lại cho đơn vị.

Trang bị phòng hộ lao động được may theo một quy cách, mẫu mực nhất định do cửa hàng mậu dịch cung cấp, hoặc nếu may lấy thì do các Sở, Ty Lao động hướng dẫn, các đơn vị không được may theo một mẫu mực, quy cách riêng hay tùy tiện sửa chữa những trang bị được cấp phát.

Khi trang bị phòng hộ lao động đã hết thời hạn sử dụng mà còn có thể sử dụng được thì cần được tiếp tục sử dụng cho đến khi thực sự hỏng rách thì mới được cấp phát cái mới, trên cơ sở phát cái mới, thu cũ.

III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Thông tư này thi hành kể từ ngày ký có kèm theo bản quy định tiểu chuẩn cấp phát trang bị phòng hộ lao động cho công nhân, viên chức ngành phát hành phim và chiếu bóng.

Quốc doanh phát hành phim và chiếu bóng, các Sở, Ty Văn hóa – thông tin căn cứ vào Thông tư này và Thông tư số 13-LĐ/TT ngày 29-6-1962 của Bộ Lao động mà đề ra những quy định riêng về nội quy; quy tắc cấp phát, bảo quản, sử dụng trang bị phòng hộ lao động cho thích hợp với địa phương.

Những quy định trước đây trái với Thông tư này đến nay đều bãi bỏ.

Trong khi thi hành, nếu thấy còn Điều nào mắc mứu hoặc chưa được thích hợp các đơn vị cần báo cáo về Bộ Văn hóa để giải quyết.

BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA




Hoàng Minh Giám

BẢNG QUY ĐỊNH TIÊU CHUẨN CẤP PHÁT

TRANG BỊ PHÒNG HỘ LAO ĐỘNG CHO CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC NGÀNH PHÁT HÀNH PHIM VÀ CHIẾU BÓNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 48-VH-TT ngày 11-12-1964 của Bộ Văn hóa)

STT

Chức danh được trang bị

Điều kiện làm việc và tính chất công tác cần được trang bị phòng hộ lao động

Được trang bị

Thời hạn sử dụng

Ghi chú

1

Công nhân điều khiển máy nổ lưu động

Khi điều khiển máy nổ, khi tháo lắp, vận chuyển lưu động và sửa chữa thường bị xăng, dầu, mỡ bắn vào da thịt gây lỡ loét, hoặc máy móc va chạm vào người sây sát.

Quần áo vải chéo xanh

Mũ vải chéo xanh

Găng tay vải bạt

1 năm

18 tháng

6 tháng

2

Công nhân sửa chữa máy nổ

3

Công nhân điều khiển máy chiếu

Khi điều khiển máy chiếu và khi sửa chữa, tiếp xúc với hơi phim, hơi đèn than có chất độc và tiếp xúc với dầu, mỡ bẩn thỉu

Quần yếm vải chéo xanh

1 năm

4

Công nhân sửa chữa máy chiếu

5

Công nhân tu sửa phim

Tiếp xúc với các loại hóa chất của phim do quá trình phân hủy của phim bay ra và tiếp xúc với chất acéton dán phim, éther và bụi phim bám vào cơ thể

Áo choàng vải trắng.

Găng tay vải trắng

Khẩu trang

18 tháng

6 tháng

3 tháng

6

Thợ gò và sửa chữa thùng phim

Khi gò bị các mảnh tôn sắc cạnh làm sây sát, chất gỉ của tôn bám vào da thịt, và các mảnh nhỏ bắn vào mắt

Quần yếm vải chéo xanh.

Găng tay vải bạt

Kính bảo hộ lao động

1 năm

6 tháng

Không thời hạn

Phát chung cho bộ phận 1 cái

7

Công nhân kho phim ở quốc doanh trung ương

Xuất nhập phim từ trong kho ra ngoài, phải mang vác những thùng phim bằng tôn, sây sát da thịt

Áo vải chéo xanh

Găng tay vải bạt

1 năm

6 tháng

8

Công nhân kho tranh ở quốc doanh trung ương

Xuất nhập tranh ảnh, áp phích từ trong kho ra nơi giao nhận, mang vác những kiện tranh ảnh nặng, sây sát cơ thể, hít bụi phải giấy của tranh

Yếm vải chéo xanh

Khẩu trang

18 tháng

6 tháng

9

Nhiếp ảnh

Trong khi in tráng làm ảnh, các hóa chất bắn vào da thịt

Áo choàng vải xanh

Khẩu trang

18 tháng

6 tháng

10

Nhân viên chạy phim luân chuyển giữa các rạp

Trời mưa vẫn phải bảo đảm luân chuyển phim giữa các rạp trong một thời gian hạn định ngắn

Áo mưa vải bạt

3 năm

Phát cho rạp chiếu bóng ở Hà nội và Hải phòng mỗi rạp một cái để dùng khi chạy phim

11

Lái xe kiêm sửa chữa ở quốc doanh trung ương

Thường phải tự sửa chữa và bảo dưỡng lau chùi bị xăng, dầu, mỡ bắn vào da thịt

Quần yếm vải chéo xanh

Mũ vải chéo xanh

Găng tay vải bạt

Kính trắng

24tháng

24tháng

1 năm

Không thời hạn

Chỉ dùng khi sửa chữa

12

Họa sĩ

Tiếp xúc với các thuốc màu bẩn thỉu dính vào da thịt

Áo choàng vải xanh

18 tháng

13

In ronéo

Tiếp xúc với mực in bẩn dính vào da thịt

Yếm vải xanh

18 tháng

14

Đối với những đội chiếu bóng lưu động, vì phải thường xuyên vận chuyển máy móc qua các địa điểm chiếu phim, khi chiếu phim và mưa nhỏ vẫn phải đảm bảo chiếu, làm việc, nên quy định cấp phát thêm cho mỗi công nhân, viên chức đội chiếu bóng lưu động như sau:

- Áo mưa vải bạt, thời hạn 3 năm được xét để cấp lại một lần.

- Bi đông đựng nước không thời hạn, nếu mất không có lý do thì phải đền.

- Mũ lá rộng vành hoặc nón lá thời hạn 1 năm.

- 2th50 vải bạt để nằm, thời hạn 3 năm

15

Đối với những đội chiếu bóng lưu động ở miền rẻo cao và hải đảo cần được cấp áo bông theo như quy định tại mục I điều 3 Thông tư số 14-TT-LB ngày 11-3-1960 của Liên Bộ Nội vụ - Lao động – Tài chính hướng dẫn về việc thi hành chế độ đối với cán bộ, công nhân, viên chức công tác ở vùng rẻo cao và hải đảo xa xôi.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 48-VH-TT-1964 quy định và hướng dẫn chế độ trang bị phòng hộ lao động cho công nhân, viên chức ngành phát hành phim và chiếu bóng do Bộ Văn hóa ban hành

  • Số hiệu: 48-VH-TT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 11/12/1964
  • Nơi ban hành: Bộ Văn hoá
  • Người ký: Hoàng Minh Giám
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 45
  • Ngày hiệu lực: 11/12/1964
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản