Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/2006/CT-UBND | Pleiku, ngày 14 tháng 9 năm 2006 |
CHỈ THỊ
V/V TĂNG CƯỜNG BỒI DƯỠNG TIẾNG DÂN TỘC CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC THƯỜNG XUYÊN CÔNG TÁC Ở CƠ SỞ VÀ BỔ TÚC VĂN HÓA CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ.
Thực hiện Chỉ thị số 38/2004/CT-TTg ngày 09/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số đối với cán bộ, công chức (CBCC) công tác ở vùng dân tộc, miền núi, Quyết định số 115/2005/QĐ-UBND ngày 05/9/2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về việc phê duyệt Phương án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã giai đoạn 2005 - 2010 và xét tình hình thực tế, Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trương sắp tới phải tăng cường thực hiện nghiêm túc, hiệu quả hơn nữa công tác bồi dưỡng tiếng dân tộc cho CBCC và công tác bổ túc văn hóa cho CBCC cấp xã. Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị:
1. Về bồi dưỡng tiếng dân tộc cho CBCCVC:
Giám đốc các Sở, Trưởng các ban ngành, đoàn thể và chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố:
a) Quán triệt cho CBCCVC nhận thức đúng đắn mục đích việc học, biết tiếng dân tộc Jrai, Bahnar để giao tiếp và sử dụng trong công tác - Đây là yêu cầu cấp bách, bắt buộc đối với CBCCVC công tác tại vùng dân tộc, miền núi tỉnh Gia Lai.
b) Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng tiếng Jrai, Bahnar phù hợp yêu cầu công tác của CBCCVC. Tập trung bồi dưỡng trước cho những CBCCVC làm việc thường xuyên ở vùng đồng bào dân tộc trong các lĩnh vực tuyên truyền vận động, công tác dân tộc, tôn giáo, quản lý dân cư, giữ gìn an ninh chính trị, quốc phòng, khuyến nông, bảo vệ thực vật, thú y, kiểm lâm địa bàn, xóa đói giảm nghèo và cán bộ tỉnh, huyện được phân công tăng cường cơ sở theo chủ trương của cấp trên.
Mỗi năm phải có ít nhất 20% CBCCVC được đào tạo tiếng dân tộc.
2. Về công tác bổ túc văn hóa cho CBCC cấp xã:
Ủy ban nhân dân cấp huyện phải tích cực chỉ đạo hoàn thành bổ túc văn hóa cho CBCC cấp xã theo tiến độ đề ra. Yêu cầu tất cả CBCC xã trong độ tuổi quy hoạch nếu chưa đạt trình độ học vấn đều phải khẩn trương đi học bổ túc đạt trình độ học vấn quy định. Cần đặc biệt chú ý việc bổ túc chuẩn học vấn THPT cho cán bộ nguồn và theo quy hoạch đã được cấp thẩm quyền phê duyệt để đủ điều kiện tham gia các khóa đào tạo khác.
Ủy ban nhân dân cấp huyện phải chủ động cân đối nguồn tài chính cấp mình đủ để thực hiện các nhiệm vụ trên.
3. CBCC phải xác định nỗ lực học tập để theo kịp yêu cầu công việc, không nên tự ty, ỷ lại hoặc chạy theo bằng cấp để đối phó, để được nâng ngạch. Cán bộ chủ chốt, thủ trưởng cơ quan phải gương mẫu đi học trước. CBCC chây lười, trốn tránh đi học thì cuối năm đánh giá, xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ và cơ quan quản lý phải xem xét xử lý nghiêm theo quy định. CBCC tự ý bỏ học vi phạm quy chế học tập thì cơ sở đào tạo thông báo kịp thời cho cơ quan, đơn vị xử lý kỷ luật theo quy định hiện hành và người học phải bồi hoàn chi phí đào tạo.
4. Sở Giáo dục và Đào tạo:
a) Tăng cường chỉ đạo ngành cấp dưới tích cực giúp chính quyền các cấp tổ chức công tác giảng dạy các kiến thức trên; bảo đảm đủ lực lượng giáo viên giảng dạy; chuẩn hóa giáo viên, lồng ghép nhiệm vụ bổ túc văn hóa cho CBCC cấp xã vào chương trình phổ cập THCS, THPT của ngành; phối hợp Sở Nội vụ đề xuất việc hoàn thiện giáo trình, tài liệu, chứng chỉ học tiếng Jrai, Bahnar cho CBCCVC; đề xuất kiểm tra, sát hạch, cấp chứng chỉ tiếng Jrai, Bahnar cho học viên tự học.
b) Các Trường THPT, THCS chủ động giúp chính quyền huyện, xã tổ chức và quản lý các lớp bổ túc văn hóa cho CBCC xã; Trường Cao đẳng sư phạm Gia Lai tích cực giúp các cấp việc mở lớp dạy tiếng dân tộc.
Bố trí các lớp học tiếng dân tộc và bổ túc văn hóa vào thời gian và địa điểm học thuận lợi, không để ảnh hưởng công việc chuyên môn của CBCCVC, duy trì nghiêm túc quy chế học tập, bảo đảm chất lượng dạy, học và thi, phản ảnh kịp thời cho các cơ quan đơn vị biết tình hình cán bộ chấp hành quy chế học tập.
5. Sở Tài chính phối hợp Sở Nội vụ bố trí kinh phí hỗ trợ việc bổ túc văn hóa cho CBCC cấp xã và việc học tiếng dân tộc cho CBCC, quản lý việc sử dụng kinh phí đúng chế độ, đúng mục đích.
6. Sở Nội vụ: Chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch thực hiện, kiểm tra, đôn đốc và báo cáo tình hình thực hiện, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính đề xuất việc tự học tiếng dân tộc trong CVCCVC và chế độ hỗ trợ kinh phí khuyến khích việc tự học.
Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị các cấp ủy, tổ chức chính trị - xã hội các cấp phối hợp tuyên truyền, vận động CBCC thuộc tổ chức mình nâng cao ý thức thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Giám đốc các Sở, Trưởng các ban ngành, đoàn thể, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện chỉ thị này, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về Sở Nội vụ tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1Chỉ thị 03/2012/CT-UBND về tăng cường quản lý công tác liên kết đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và đào tạo, bồi dưỡng, cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, tiếng dân tộc trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- 2Kế hoạch 5762/KH-UBND năm 2015 thực hiện Đề án Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020 do tỉnh Gia Lai ban hành
- 3Quyết định 444/QĐ-UBND về phê duyệt Chương trình, tài liệu bồi dưỡng tiếng dân tộc Mông chỉnh sửa, bổ sung năm 2019 dành cho cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại vùng dân tộc, miền núi tỉnh Tuyên Quang
- 4Quyết định 01/2020/QĐ-UBND quy định về văn hóa công vụ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập tỉnh Hưng Yên
- 5Kế hoạch 07/KH-UBND về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức năm 2020 do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 6Nghị quyết 13/2020/NQ-HĐND quy định về chính sách hỗ trợ người dạy bổ túc văn hóa tiếng Khmer tại điểm chùa Phật giáo Nam tông Khmer trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 1Chỉ thị 38/2004/CT-TTg về đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số đối với cán bộ, công chức ở các vùng dân tộc, miền núi do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Chỉ thị 03/2012/CT-UBND về tăng cường quản lý công tác liên kết đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và đào tạo, bồi dưỡng, cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, tiếng dân tộc trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- 3Kế hoạch 5762/KH-UBND năm 2015 thực hiện Đề án Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020 do tỉnh Gia Lai ban hành
- 4Quyết định 444/QĐ-UBND về phê duyệt Chương trình, tài liệu bồi dưỡng tiếng dân tộc Mông chỉnh sửa, bổ sung năm 2019 dành cho cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại vùng dân tộc, miền núi tỉnh Tuyên Quang
- 5Quyết định 01/2020/QĐ-UBND quy định về văn hóa công vụ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập tỉnh Hưng Yên
- 6Kế hoạch 07/KH-UBND về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức năm 2020 do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 7Nghị quyết 13/2020/NQ-HĐND quy định về chính sách hỗ trợ người dạy bổ túc văn hóa tiếng Khmer tại điểm chùa Phật giáo Nam tông Khmer trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
Chỉ thị 13/2006/CT-UBND tăng cường bồi dưỡng tiếng dân tộc cho cán bộ, công chức thường xuyên công tác ở cơ sở và bổ túc văn hóa cho cán bộ, công chức cấp xã do tỉnh Gia Lai ban hành
- Số hiệu: 13/2006/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 14/09/2006
- Nơi ban hành: Tỉnh Gia Lai
- Người ký: Phạm Thế Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra