Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 07/KH-UBND

Đồng Tháp, ngày 10 tháng 01 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NĂM 2020

Căn cứ Quyết định số 679/QĐ-UBND-HC ngày 14 tháng 6 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2025; Kế hoạch số 31/KH-UBND ngày 18 tháng 02 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã giai đoạn 2016 - 2020 thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ; Công văn số 3936/BNV-ĐT ngày 20 tháng 8 năm 2019 của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức năm 2020 và nhu cầu thực tế của địa phương, Ủy ban nhân dân Tỉnh xây dựng Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức năm 2020 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ trong hoạt động công vụ của cán bộ, công chức và hoạt động nghề nghiệp của viên chức góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, có phẩm chất đạo đức, có bản lĩnh chính trị và năng lực trong thực thi công vụ đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, xây dựng sự nghiệp chính trị và phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

2. Yêu cầu

a) Đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào vị trí việc làm, tiêu chuẩn của ngạch công chức; tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức; tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; vị trí việc làm; gắn với công tác sử dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức phù hợp với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị.

b) Cân đối nguồn lực bảo đảm cho công tác đào tạo và công tác bồi dưỡng đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Đào tạo, bồi dưỡng có trọng tâm, trọng điểm theo từng đối tượng, cập nhật kiến thức mới, tạo điều kiện để cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu theo quy định, bảo đảm chất lượng các lớp đào tạo, bồi dưỡng, không dàn trải, thiếu hiệu quả. Đào tạo, bồi dưỡng gắn với yêu cầu của hội nhập quốc tế của tỉnh.

c) Lựa chọn các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có chất lượng cao, có đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp để phối hợp trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

d) Thực hiện hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững trong thời kỳ mới, trong đó phải quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đối tượng nữ.

II. ĐỐI TƯỢNG

1. Cán bộ, công chức thuộc các cơ quan của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh và huyện.

2. Cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.

3. Viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập, viên chức lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp (sau đây gọi chung là viên chức).

4. Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

III. NỘI DUNG, MỤC TIÊU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG

1. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng a) Về đào tạo

- Đào tạo theo tiêu chuẩn chức danh trình độ trung cấp, cao cấp lý luận chính trị cho cán bộ, công chức, viên chức.

- Đào tạo trình độ sau đại học phù hợp với vị trí công tác cho cán bộ, công chức là trưởng phòng, phó trưởng phòng trở lên theo quy hoạch và yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị.

- Đào tạo trình độ sau đại học cho cán bộ, công chức, viên chức phù hợp với chuyên môn, yêu cầu của vị trí công tác, gắn với quy hoạch sử dụng lâu dài đáp ứng yêu cầu xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; kết hợp khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức tự đào tạo, tự học.

b) Về bồi dưỡng

- Lý luận chính trị:

+ Bồi dưỡng lý luận chính trị theo tiêu chuẩn quy định cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, các chức danh công chức, viên chức và cán bộ, công chức cấp xã.

+ Cập nhật nội dung các Nghị quyết, đường lối của Đảng các cấp; cập nhật nâng cao trình độ lý luận chính trị theo quy định.

- Kiến thức quản lý nhà nước:

+ Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn chức danh công chức; tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức; tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý.

+ Cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp quản lý chuyên ngành; kiến thức, phương pháp thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao.

+ Cập nhật kiến thức pháp luật, văn hóa công sở, nâng cao ý thức đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp, hội nhập quốc tế.

- Bồi dưỡng kiến thức về quốc phòng - an ninh theo các chương trình quy định cho cán bộ, công chức, viên chức.

- Bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ, công chức cấp xã theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg và Quyết định số 1600/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

2. Số lượng đào tạo, bồi dưỡng

Tổng số đào tạo, bồi dưỡng trong năm 2020 là 12.855 lượt cán bộ, công chức, viên chức (trong đó, có 40% cán bộ, công chức, viên chức là nữ). Cụ thể:

- Đào tạo: 923 lượt cán bộ, công chức, viên chức.

- Bồi dưỡng: 11.932 lượt cán bộ, công chức, viên chức.

(Đính kèm phụ lục 01, 02, 03, 04)

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH

1. Chế độ, chính sách: Thực hiện theo Nghị quyết số 208/2018/NQ- HDND ngày 06 tháng 12 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Quy định định mức chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp và các văn bản quy định của Trung ương.

2. Kinh phí: Kinh phí thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng năm 2020 khoảng 20.175 triệu đồng, trong đó:

- Đối với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức: Ngân sách nhà nước, kinh phí của cơ quan quản lý, đơn vị sử dụng công chức, của công chức và tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

- Đối với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng viên chức: Thực hiện theo quy định hiện hành.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nội vụ

a) Chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Trường Chính trị và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện kế hoạch; tổ chức hội nghị tập huấn về công tác đào tạo, bồi dưỡng cho các sở, ban, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh, bổ sung phân hệ phần mềm Quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, khai thác sử dụng phần mềm.

b) Rà soát, phân bổ chỉ tiêu các lớp bồi dưỡng và thẩm định, tổng hợp dự toán kinh phí đào tạo, bồi dưỡng của các cơ quan, đơn vị, địa phương theo quy định.

c) Thực hiện tổng kết 05 năm thực hiện Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2016 của Thủ tướng chính phủ; Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 và Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2021 - 2026.

d) Chủ trì, phối hợp với Trường Chính trị tỉnh thực hiện việc điều tra, khảo sát đánh giá được chất lượng đào tạo, bồi dưỡng trên địa bàn Tỉnh.

đ) Theo dõi, tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh những khó khăn, vướng mắc và đề xuất giải pháp trong quá trình triển khai thực hiện.

2. Sở Tài chính

a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân Tỉnh cân đối, bố trí kinh phí cho các đơn vị để đảm bảo thực hiện Kế hoạch; rà soát, các nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức từ các chương trình, đề án, dự án quốc gia đang thực hiện trên địa bàn Tỉnh để tham mưu kết hợp, lồng ghép vào nguồn kinh phí đối ứng. Rà soát các quy định về chế độ chính sách đào tạo, bồi dưỡng.

b) Kiểm tra, giám sát việc thanh, quyết toán kinh phí bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của các sở, ban, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện.

3. Các sở, ban, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện

a) Quán triệt, triển khai Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của tỉnh cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tại đơn vị; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị, đồng thời báo cáo kết quả thực hiện gửi Sở Nội vụ trước ngày 30 tháng 11 năm 2020.

b) Quản lý, sử dụng thanh quyết toán nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo đúng quy định.

c) Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức, viên chức của ngành, địa phương gửi Sở Nội vụ thẩm định và có ý kiến thống nhất trước khi thực hiện.

d) Cử báo cáo viên tham gia báo cáo các chuyên đề liên quan về bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg và Quyết định số 1600/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

đ) Cử cán bộ, công chức, viên chức tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng đầy đủ và đúng đối tượng theo kế hoạch đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và theo thông báo chiêu sinh của Trường Chính trị tỉnh; chỉ đạo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tham gia đánh giá chất lượng bồi dưỡng khi có văn bản điều tra, khảo sát của Sở Nội vụ và Trường Chính trị tỉnh.

e) Sử dụng, sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức sau đào tạo, bồi dưỡng theo đúng mục tiêu, nội dung kế hoạch đề ra.

4. Đề nghị Trường Chính trị tỉnh

a) Phối hợp với Sở Nội vụ tổ chức thực hiện các lớp đào tạo, bồi dưỡng, thẩm định đối tượng tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng, đồng thời báo cáo kết quả đào tạo, bồi dưỡng về Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Nội vụ) trước ngày 30 tháng 11 năm 2020.

b) Thực hiện việc rà soát, thẩm định, phát triển chương trình, tài liệu trước khi đưa vào giảng dạy đối với các lớp bồi dưỡng mà đơn vị tổ chức thực hiện; cử giảng viên tham gia giảng dạy các chuyên đề liên quan về bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg và Quyết định số 1600/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ.

c) Phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên cơ hữu, đồng thời có biện pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên thỉnh giảng, bảo đảm sau năm 2020 giảng viên thỉnh giảng đảm nhiệm từ 50% trở lên thời lượng chương trình bồi dưỡng mà Trường Chính trị được giao thực hiện.

d) Phối hợp với Sở Nội vụ thực hiện điều tra, khảo sát đối với những khóa đào tạo, bồi dưỡng được tổ chức tại Trường.

đ) Thực hiện, sử dụng phân hệ phần mềm quản lý đào tạo, bồi dưỡng trong công tác chiêu sinh, thẩm định đối tượng và quản lý học viên trong quá trình tham gia các đào tạo, bồi dưỡng tại Trường và các cơ sở đào tạo khác trong Tỉnh đối với các nội dung đào tạo, bồi dưỡng được giao thực hiện.

e) Sắp xếp bố trí phòng học, chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị theo lịch mở lớp; đánh giá, rút kinh nghiệm đối với công tác mở lớp bồi dưỡng để bổ sung, cải tiến cho những năm tiếp theo.

5. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và Công an tỉnh:

a) Chủ động phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện rà soát, bổ sung quy hoạch; xây dựng kế hoạch đào tạo đối với các chức danh Trưởng Công an xã, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự xã phù hợp quy hoạch; sắp xếp, bố trí sử dụng sau đào tạo theo đúng quy hoạch.

b) Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện cử công chức tham gia đào tạo ngành quân sự cơ sở, công an theo đúng kế hoạch đã được phê duyệt.

c) Lập dự toán kinh phí, tổ chức thực hiện và báo cáo Ủy ban nhân dân Tỉnh (thông qua Sở Nội vụ) trước ngày 30 tháng 11 năm 2020 kết quả đối với các lớp bồi dưỡng các chức danh công chức cấp xã theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg và Quyết định số 1600/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ do đơn vị trực tiếp phụ trách.

6. Văn phòng Điều phối Xây dựng nông thôn mới và Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh: Chủ trì, phối hợp Sở Nội vụ tổ chức bồi dưỡng cán bộ, công chức theo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Nội vụ) trước ngày 30 tháng 11 năm 2020.

Trên đây là Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức viên chức năm 2020. Trong quá trình thực hiện Kế hoạch, nếu có vướng mắc, phát sinh chưa phù hợp hoặc cần bổ sung, sửa đổi thì các cơ quan, đơn vị và cá nhân gửi ý kiến về Sở Nội vụ tổng hợp, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nội vụ (b/c);
- Vụ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức - Bộ Nội vụ;
- TT/TU,TT/HĐND tỉnh;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Ban Tổ chức Tỉnh ủy;
- Các sở, ban, ngành tỉnh;
- Bộ Chỉ huy QS tỉnh; Công an tỉnh;
- UBND huyện, thị xã, thành phố;
- Trường Chính trị tỉnh;
- VP Điều phối XDNTM&TCCNN tỉnh;
- Lưu: VT, NC/THVX. Thg.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Thiện Nghĩa

 

PHỤ LỤC 01

KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NĂM 2020
(Kèm theo Kế hoạch số 07/KH-UBND ngày 10 tháng 01 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Stt

Tên lớp

Đối tượng

Số lượng

Thời gian/lớp bồi dưỡng

Kinh phí ước tính (triệu đồng)

Nguồn kinh phí

Cơ sở đào tạo liên kết hoặc cơ quan, tổ chức phối hợp thực hiện

I

Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước

 

 

 

 

 

1

Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo chương trình chuyên viên cao cấp

Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu tại các sở và cơ quan ngang sở, UBND cấp huyện

4

06 - 08 tuần/lớp

80

Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng của tỉnh

Học viện Hành chính Quốc gia

2

Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo chương trình chuyên viên chính (01 lớp)

Công chức, viên chức tại các sở, ngành tỉnh và UBND cấp huyện

90

06 - 08 tuần/lớp

710

Trường Chính trị tỉnh

3

Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo chương trình thanh tra viên chính, thanh tra viên

Công chức đang giữ ngạch thanh tra viên tại các sở, ngành tỉnh và UBND cấp huyện

8

06 - 08 tuần/lớp

82

Trường Cán bộ Thanh tra Chính phủ

4

Bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp viên chức hạng II, hạng III

Viên chức đang giữ hoặc được quy hoạch chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương tại các sở, ngành tỉnh và UBND cấp huyện

3

06 - 08 tuần/lớp

51

Cơ sở đào tạo thuộc Bộ, ngành Trung ương

5

Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo chương trình chuyên viên cho công chức, viên chức cấp tỉnh, cấp huyện (03 lớp)

Công chức, viên chức tại các sở, ngành tỉnh và UBND cấp huyện

212

06 - 08 tuần/lớp

1.743

Trường Chính trị tỉnh

6

Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo chương trình chuyên viên cho công chức, viên chức cấp xã (03 lớp)

Cán bộ, công chức cấp xã đang giữ ngạch ngạch cán sự dự kiến chuyển xếp ngạch chuyên viên

200

20 ngày/lớp

760

Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng của tỉnh

Sở Nội vụ và Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại TP.HCM (02 lớp)

80

06 - 08 tuần/lớp

631

Trường Chính trị tỉnh (01 lớp)

Cộng:

597

 

4.057

 

 

II

Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo

 

 

 

 

 

 

1

Bồi dưỡng chức vụ lãnh đạo cấp sở và tương đương (01 lớp)

Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu tại các sở và cơ quan ngang sở

50

04tuần/lớp

639

Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng của tỉnh

Học viện Hành chính Quốc gia và Trường Chính trị tỉnh

2

Bồi dưỡng chức danh lãnh đạo cấp huyện

Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp huyện

3

04tuần/lớp

51

Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại TPHCM

3

Bồi dưỡng chức danh lãnh đạo cấp phòng và tương đương thuộc sở, UBND cấp huyện và đơn vị sự nghiệp thuộc UBND tỉnh (04 lớp)

Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng tại các sở, ngành tỉnh và công chức, viên chức được quy hoạch chức danh nêu trên

324

04tuần/lớp

1.000

Trường Chính trị Tỉnh hoặc các cơ sở đào tạo khác

Cộng:

377

 

1.690

 

 

III

Bồi dưỡng kiến thức Quốc phòng - An ninh

 

 

 

 

 

1

Bồi dưỡng kiến thức Quốc phòng - An ninh cho đối tượng 3 (01 lớp)

Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương tại các sở, ngành tỉnh và UBND cấp huyện

100

04 tuần/lớp

130

Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng của tỉnh

Trường Quân sự tỉnh

2

Cập nhật kiến thức Quốc phòng - An ninh cho đối tượng 3 (01 lớp)

100

03 ngày/lớp

130

Cộng:

200

 

260

 

 

IV

Thực hiện tổng kết 05 năm thực hiện Quyết định số 163/QĐ-TTg và xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2021 - 2025

Cán bộ, công chức quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng

6

02 ngày

30

Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng của tỉnh

Sở Nội vụ và Bộ Nội vụ

V

Bồi dưỡng lý luận chính trị

 

 

 

 

 

 

 

Triển khai các văn kiện, nghị quyết của Đảng

Cán bộ, công chức, viên chức các sở, ngành tỉnh và UBND cấp cấp huyện, cấp xã

7.660

01 ngày/lớp

 

Kinh phí hoạt động thường xuyên cấp cho sở ngành, tỉnh và UBND cấp huyện

Sở ngành, tỉnh và UBND cấp huyện

Cộng:

7.660

 

0

 

 

VI

Bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành do các sở, ngành tỉnh và UBND cấp huyện tổ chức

Cán bộ, công chức, viên chức các sở, ngành tỉnh và UBND cấp cấp huyện, cấp xã

1.914

01 - 03 ngày/lớp

 

Kinh phí hoạt động thường xuyên cấp cho sở ngành, tỉnh và UBND cấp huyện

Sở ngành, tỉnh và UBND cấp huyện

VII

Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chung

 

 

 

 

 

1

Bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, năng lực trong bảo vệ môi trường, cảnh báo sớm, ứng phó với biến đổi khí hậu (theo Công văn số 3966/BNV-ĐT của Bộ Nội vụ)

Cán bộ, công chức, viên chức tại các sở, ngành tỉnh và UBND cấp huyện

120

02 ngày/lớp

95

Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng của tỉnh

Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Tài nguyên và Môi trường và Trường Chính trị Tỉnh

2

Bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ về công tác tổ chức - cán bộ

Lãnh đạo và công chức, viên chức phụ trách công tác tổ chức - cán bộ tại các sở, ngành tỉnh và UBND cấp huyện.

120

01 ngày/lớp

20

Ban Tổ chức Tỉnh ủy và Sở Nội vụ

3

Bồi dưỡng nâng cao phương pháp giảng dạy đối với đội ngũ giảng viên, báo cáo viên cấp tỉnh

Giảng viên tại Trường Chính trị và công chức, viên chức là báo cáo viên tại các sở, ngành Tỉnh

60

05 ngày/lớp

110

Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại TP.HCM; Học viên chính trị và Trường Chính trị tỉnh

4

Bồi dưỡng kỹ năng tổng hợp - tham mưu đối với đội ngũ công chức, viên chức

Cán bộ, công chức, viên chức tại các sở, ngành tỉnh và UBND cấp huyện

120

02 ngày/lớp

95

5

Quản lý nhân sự theo vị trí việc làm

Lãnh đạo và công chức, viên chức phụ trách vị trí việc làm tại các sở, ngành tỉnh và UBND cấp huyện; công chức UBND cấp xã

120

02 ngày/lớp

95

6

Bồi dưỡng giảng viên nguồn chương trình dưỡng kiến thức cho cán bộ, công chức cấp xã theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg và Quyết định số 1600/QĐ-TTg

Giảng viên tại Trường Chính trị, Sở Nội vụ và công chức, viên chức là báo cáo viên tại các sở, ngành Tỉnh

20

3 ngày/lớp

140

Sở Nội vụ và Bộ Nội vụ

7

Bồi dưỡng nghiệp vụ công chức phụ trách công tác đào tạo bồi dưỡng CBCCVC

Công chức phụ trách công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC

18

4 ngày/lớp

80

8

Bồi dưỡng nâng cao nhận thức về hội nhập quốc tế đối với cán bộ, công chức, viên chức (theo Công văn số 3966/BNV-ĐT của Bộ Nội vụ)

Cán bộ, công chức, viên chức tại các sở, ngành tỉnh và UBND cấp huyện.

120

02 ngày/lớp

95

Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng của tỉnh

Trường Đại học Mở TP.HCM và Trường Chính trị tỉnh

Cộng:

698

 

730

 

 

VIII

Bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ, công chức cấp xã theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg và Quyết định số 1600/QĐ-TTg

 

1

Bồi dưỡng chức danh Tư pháp - Hộ tịch

Công chức Tư pháp - Hộ tịch

80

04 ngày/lớp

28

Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng của tỉnh

Trường Chính trị tỉnh

2

Bồi dưỡng chức danh Tài chính - Kế toán

Công chức Tài chính - Kế toán

80

04 ngày/lớp

28

3

Bồi dưỡng chức danh Văn hóa – Xã hội (02 lớp)

Công chức Văn hóa - Xã hội (phụ trách lĩnh vực văn hóa)

160

04 ngày/lớp

56

4

Bồi dưỡng chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch xã

Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp xã

80

04 ngày/lớp

28

5

Bồi dưỡng chức danh Văn phòng - Thống kê

Công chức Văn phòng - Thống kê

80

04 ngày/lớp

28

Cộng:

480

 

168

 

 

IX

Thực hiện phương án điều tra, đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức năm 2020

Công chức, viên chức phụ trách công tác đào tạo, bồi dưỡng tại Sở Nội vụ và cán bộ, công chức, viên chức tại các sở, ngành tỉnh và UBND cấp huyện, UBND cấp xã có tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng năm 2020

 

Thực hiện thường trong năm 2020

70

Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng của tỉnh

Sở Nội vụ và Trường Chính trị Tỉnh

Tổng cộng:

11.932

 

7.005

 

 

 

PHỤ LỤC 02

DANH SÁCH CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC THAM GIA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC NĂM 2020
(Kèm theo Kế hoạch số 07/KH-UBND ngày 10 tháng 01 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Stt

Họ và tên

Năm sinh

Chức vụ, chức danh, đơn vị công tác

Trình độ

Dự kiến cử đi học

Dự kiến bố trí sau đào tạo

Nam

Nữ

Chuyên môn/hình thức đào tạo

Trường

Lớp/ ngành

A

Đào tạo trình độ tiến sĩ

I

Đào tạo trong nước

 

Sở Giáo dục và Đào tạo

1

Trương Thị Bạch Yến

 

1980

Hiệu trưởng Trường THPT TP Sa Đéc

Thạc sĩ Vật lý

Trường Đại học Cần Thơ

Tiến sĩ Vật lý

Phó Giám đốc Sở

 

Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp

2

Trần Nguyễn Trúc Giang

1988

 

Giảng viên Khoa Nông nghiệp - Thủy sản

Thạc sĩ Phát triển Nông Thôn

Trường Đại học Cần Thơ

Nghiên cứu sinh Bảo vệ thực vật

 

B

Đào tạo trình độ thạc sĩ

 

Sở Xây dựng

 

 

 

 

 

1

Đào Như Nguyện

1980

 

Phó Trưởng phòng Kinh tế và Vật liệu xây dựng

Đại học Xây dựng

Trường Đại học Bách Khoa

Thạc sĩ Quản lý xây dựng

Trưởng phòng Kinh tế và Vật liệu xây dựng

 

Sở Giáo dục và Đào tạo

2

Nguyễn Hoàng Duy

1985

 

Giáo viên Trường Trung học phổ thông Tháp Mười

Đại học Sư phạm Sinh học

Trường Đại học Sư phạm TP HCM

Thạc sĩ Sinh học

Giáo viên nòng cốt thuộc Hội đồng bộ môn của Sở

3

Nguyễn Minh Nguyên

1987

 

Đại học Sư phạm Địa lý

Thạc sĩ Địa lý

 

4

Trần Thị Ngọc Hạnh

 

1985

Giáo viên Trường Trung học phổ thông chuyên Nguyễn Đình Chiểu

Đại học Sư phạm Toán

Trường Đại học Cần Thơ

Thạc sĩ Toán học

 

5

Võ Thị Như Khoa

 

1983

Giáo viên Trường Trung học phổ thông chuyên Nguyễn Quang Diệu

Đại học Sư phạm Địa lý

Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

Thạc sĩ Địa lý

 

6

Trần Hoàng Thanh

1991

 

Giáo viên/ THPT chuyên Nguyễn Đình Chiểu

Đại học Sư phạm Sinh học

Trường Đại học Cần Thơ

Thạc sĩ Sinh học

 

7

Nguyễn Hoài Hận

1987

 

Giáo viên/ THPT chuyên Nguyễn Đình Chiểu

Đại học Sư phạm Hóa học

Thạc sĩ Hóa học

 

8

Lê Thành Trung

1983

 

Phó Hiệu trưởng Trường THPT Hồng Ngự 1

Đại học Sư phạm Ngữ văn

Thạc sĩ Ngữ Văn

 

 

Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp

9

Võ Quốc Việt

1982

 

Giảng viên Khoa Điện tử

KS Điện - Điện tử Chính quy

Trường Đại học Cần Thơ

Thạc sĩ Điều khiển và tự động hóa

 

 

Thành phố Sa Đéc

10

Lê Ngọc Quang Hồng

1980

 

Chánh Văn phòng HĐND&UBND

Đại học Xây dựng

Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh

Thạc sĩ Xây dựng

 

 

Thành phố Cao Lãnh

11

Hồ Huệ Thu Hằng

 

1980

Trưởng phòng Phòng Văn hóa - Thông tin

Đại học Báo chí

Trường Đại học Cần Thơ

Thạc sĩ Báo chí

 

 

PHỤ LỤC 03

KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NĂM 2020
(Kèm theo Kế hoạch số 07 /KH-UBND ngày 10 tháng 01 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Stt

Nội dung đào tạo

Đối tượng

Số lượng

Thời gian

Kinh phí ước tính (triệu đồng)

Nguồn kinh phí

Cơ sở liên kết đào tạo hoặc giảng viên tham gia giảng dạy

I

Chuyên môn

 

 

 

 

 

1

Tiến sĩ trong nước

Cán bộ, công chức, viên chức các sở, ngành tỉnh và UBND cấp huyện

2

03 năm/khóa

60

Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng của tỉnh

Các Trường Đại học ưu tiên đào tạo trình độ sau đại học theo Quyết định số 1117/QĐ-UBND-HC

3

Thạc sĩ các ngành

11

02 năm/khóa

160

Cộng:

13

 

220

 

 

II

Lý luận chính trị

 

 

 

 

 

 

4

Cao cấp

Cán bộ, công chức, viên chức các sở, ngành tỉnh và UBND cấp huyện, cấp xã

50

 

2.500

Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng của tỉnh

Học viện Chính trị

90

01 năm/khóa

1.350

Trường Chính trị Tỉnh

5

Trung cấp

700

06 tháng/khóa

4.200

Cộng:

840

 

8.050

 

 

III

Thạc sĩ chính trị chuyên ngành

 

 

 

 

 

6

Chuyên ngành Quản lý kinh tế

Cán bộ, công chức các sở, ngành tỉnh và UBND cấp huyện

70

70tr/người/khóa

4.900

Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng của tỉnh

Học viện Chính trị

Cộng:

70

 

4.900

 

 

Tổng cộng:

923

 

13.170

 

 

 

PHỤ LỤC 04

KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NĂM 2020
(Kèm theo Kế hoạch số 07/KH-UBND ngày 10 tháng 01 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Stt

Lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng

Số lượng

Kinh phí (triệu đồng)

Tổng số

Đào tạo

Bồi dưỡng

Tiến

Thạc

Đại học

Cao đẳng

Cao cấp

Trung cấp

A

Đào tạo

 

 

 

 

 

 

 

13.170

923

1

Chuyên môn

2

11

 

 

 

 

 

220

13

2

Lý luận chính trị

 

70

 

 

140

700

 

12.950

910

B

Bồi dưỡng

 

 

 

 

 

 

 

7.005

11.932

1

Chuyên môn, nghiệp vụ của các sở, ngành tỉnh và UBND cấp huyện

 

 

 

 

 

 

1,914

0

1.914

2

Bồi dưỡng lý luận chính trị

 

 

 

 

 

 

7,660

0

7.660

3

Quản lý nhà nước (chương trình chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp)

 

 

 

 

 

 

597

4.057

597

4

Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo

 

 

 

 

 

 

377

1.690

377

5

Quốc phòng - An ninh 1, 2, 3

 

 

 

 

 

 

100

130

100

6

Cập nhật kiến thức Quốc phòng - An ninh 1, 2, 3

 

 

 

 

 

 

100

130

100

7

Kiến thức, kỹ năng chung

 

 

 

 

 

 

698

730

698

8

Thực hiện tổng kết 05 năm thực hiện Quyết định số 163/QĐ-TTg và xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2021 - 2025

 

 

 

 

 

 

6

30

6

10

Bồi dưỡng kiến thức cho CBCC xã theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg , Quyết định số 1600/QĐ-TTg .

 

 

 

 

 

 

480

168

480

11

Thực hiện Phương án điều tra, đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức 2020

 

 

 

 

 

 

 

70

 

 

Tổng

2

81

0

0

140

700

11.932

20.175

12.855

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 07/KH-UBND về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức năm 2020 do tỉnh Đồng Tháp ban hành

  • Số hiệu: 07/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 10/01/2020
  • Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Tháp
  • Người ký: Phạm Thiện Nghĩa
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 10/01/2020
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản