Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 444/QĐ-UBND

Tuyên Quang, ngày 13 tháng 12 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH, TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG TIẾNG DÂN TỘC MÔNG CHỈNH SỬA, BỔ SUNG NĂM 2019 DÀNH CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC ĐANG CÔNG TÁC TẠI VÙNG DÂN TỘC, MIỀN NÚI TỈNH TUYÊN QUANG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;

Căn cứ Chỉ thị số 38/CT-TTg ngày 09/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số đối với cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc, miên núi;

Căn cứ Quyết định số 344/QĐ-BNV ngày 23/4/2019 của Bộ Nội vụ về phê duyệt Kế hoạch và Dự toán kinh phí chỉnh sửa, bổ sung chương trình, tài liệu bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc, miền núi,

Căn cứ Kết luận của Hội đồng thẩm định, nghiệm thu chương trình, tài liệu tiếng dân tộc Mông;

Theo đề nghị của Sở Nội vụ tại Tờ trình số 435/TTr-SNV ngày 12/12/2019,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình, tài liệu bồi dưỡng tiếng dân tộc Mông chỉnh sửa, bổ sung năm 2019 dành cho cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại vùng dân tộc, miền núi tỉnh Tuyên Quang (có Chương trình, tài liệu kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc sở: Nội vụ, Giáo dục và Đào tạo; Trưởng Ban Dân tộc; Hiệu trưởng Trường Chính trị; người đứng đầu các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Nội vụ;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Ban Tổ chức Tỉnh ủy;
- Các sở: Nội vụ, Giáo dục và Đào tạo;
- Ban Dân tộc;
- Trường Chính trị tỉnh;
- Như Điều 2;
- Phó Chánh VP UBND tỉnh;
- TP NC; KGVX (đ/c Bắc, đ/c Giang);
- Lưu: VT, NC (Thg).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Nguyễn Thế Giang

 

CHƯƠNG TRÌNH

BỒI DƯỠNG TIẾNG DÂN TỘC MÔNG CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC ĐANG CÔNG TÁC Ở VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH TUYÊN QUANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 444/QĐ-UBND ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang)

I. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1. Mục tiêu chung

Mục tiêu của Chương trình là giúp học viên biết tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc, có khả năng giao tiếp bằng tiếng dân tộc (nghe, nói tương đối tốt trong giao tiếp thông thường; đọc, viết được) và có những hiểu biết cần thiết về văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào. Góp phần thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế - xã hội theo chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Về kỹ năng

- Nghe - hiểu ý kiến của đồng bào về những vấn đề đơn giản. Nghe - hiểu ý chính các chuyên đề phổ biến kiến thức khoa học, phổ biến đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

- Trò chuyện được bằng tiếng dân tộc với đồng bào về những vấn đề gần gũi, thiết thực. Nói lại được ý chính của cuộc trao đổi, của những mẫu chuyện, bản tin ngắn, thông báo,… đã nghe, đã đọc.

- Đọc được rõ ràng, tương đối trôi chảy những văn bản ngắn, đơn giản (mẫu truyện, bản tin, bài văn, bài phổ biến khoa học, phổ biến đường lối, chính sách, pháp luật,…). Hiểu ý chính của bài.

- Viết rõ nét, tương đối đúng chính tả đoạn văn ngắn. Viết được bức thư ngắn, thông báo, đoạn văn tự sự hoặc thuyết minh đơn giản, không mắc nhiều lỗi chính tả.

2. Về kiến thức

- Có vốn từ ngữ nhất định theo các chủ đề học tập. Nắm được các hiện tượng từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đa nghĩa.

- Nắm được một số mẫu câu đơn (câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán) và câu ghép thường dùng. Nắm được một số thành phần câu cơ bản (chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ) bằng cách trả lời câu hỏi.

- Có hiểu biết thêm về phong tục tập quán, về cách giao tiếp, ứng xử thông thường, về đời sống tinh thần và vật chất của đồng bào dân tộc.

II. ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG

Cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh Tuyên Quang.

III. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH

1. Phù hợp với đối tượng

Đối tượng tiếp cận Chương trình là những cán bộ, công chức công tác ở các vùng dân tộc thiểu số, chưa biết tiếng nói, chữ viết của dân tộc Mông, có nhu cầu học một chương trình ngắn hạn về tiếng dân tộc như một ngôn ngữ thứ hai. Chương trình được xây dựng trên tinh thần phù hợp với thực tế, có tính thực hành cao, giúp học viên đạt được mục tiêu mà Chương trình đã đặt ra cho khóa học.

2. Đảm bảo khả năng giao tiếp

Để hình thành và phát triển các kỹ năng sử dụng ngôn ngữ một cách nhanh chóng và vững chắc, việc dạy ngôn ngữ dân tộc cho cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc vận dụng quan điểm dạy học theo định hướng giao tiếp, đặc biệt chú trọng hai kỹ năng nghe và nói là những kỹ năng giao tiếp được sử dụng nhiều nhất trong quan hệ với đồng bào; khuyến khích học viên kết hợp việc học trên lớp với thực hành giao tiếp trong công tác và đời sống hàng ngày.

3. Bồi dưỡng tổng hợp

3.1. Kết hợp chặt chẽ giữa luyện nghe, nói với luyện đọc, viết; giữa trang bị kiến thức sơ giản với rèn luyện kỹ năng

Chương trình đặt lên hàng đầu mục tiêu rèn luyện kỹ năng. Để tăng hiệu quả học tập và tiết kiệm thời gian học, Chương trình lấy bài khóa làm cơ sở rèn các kỹ năng đọc, viết, nghe và nói. Bài khóa cũng là cơ sở để hình thành các kiến thức từ ngữ, ngữ pháp sơ giản, làm nền cho việc rèn luyện kỹ năng.

3.2. Kết hợp chặt chẽ giữa việc dạy ngôn ngữ với trang bị vốn hiểu biết cơ bản về văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào dân tộc

Để việc học ngôn ngữ dân tộc giúp ích nhiều nhất cho người học, việc dạy tiếng dân tộc cần dựa trên ngữ liệu phản ánh cuộc sống lao động, sinh hoạt văn hóa, phong tục tập quán của địa phương, qua đó trang bị cho người học những hiểu biết về tâm lý, tình cảm, văn hóa truyền thống  của đồng bào dân tộc. Bên cạnh đó chương trình cũng  có một số chuyên đề về khoa học, pháp luật, kinh tế, giáo dục, y tế …để người học có vốn từ ngữ cần thiết, vận dụng trong công tác tuyên truyền chủ trương,  đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, vận động nếp sống mới và phổ biến kiến thức khoa học cơ bản cho đồng bào dân tộc thiểu số.

IV. KẾT CẤU CHƯƠNG TRÌNH

1. Khối lượng kiến thức và thời gian

1.1. Khối lượng kiến thức

 - Phần I: Khái quát đặc điểm dân tộc Mông và ngôn ngữ Mông với tổng thời lượng là 130 tiết.

 - Phần II: Các chuyên đề (11 chuyên đề) với tổng thời lượng là 300 tiết.

 - Phần III: Đi thực tế, thực hành, ôn tập, kiểm tra, thi, tổng kết với tổng thời lượng là 50 tiết.

1.2. Tổng thời gian bồi dưỡng:

Gồm 12 tuần (60 ngày làm việc) với tổng thời lượng là 480 tiết.

STT

Hoạt động

Số tiết

1

Lý thuyết

332

2

Thực hành ngữ pháp

36

3

Ôn tập chuẩn bị kiểm tra

48

4

Kiểm tra

14

5

Đi thực tế

32

6

Ôn thi

10

7

Thi

4

8

Tổng kết

4

9

Tổng cộng

480

2. Cấu trúc của chương trình

TT

Nội dung

TT tiết

Chi tiết

Phần I

KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM DÂN TỘC MÔNG VÀ NGÔN NGỮ MÔNG

4

1-4

Ngữ âm và chữ viết dân tộc Mông

126

 

Tiết 01 - 130

Hệ thống âm, vần, thanh điệu chữ Mông

20

5-24

Thực hành hệ thống âm, vần, thanh điệu chữ Mông

4

25-28

Từ vựng

8

29-36

Thực hành từ vựng

4

37-40

Số đếm, ngày tháng năm trong tiếng Mông

8

41-48

Thực hành số đếm, ngày tháng năm trong tiếng Mông

4

49-52

Ôn tập chuẩn bị kiểm tra

3

53-55

Kiểm tra

2

56-57

Từ mới – đặt câu 1

4

58-61

Từ mới – đặt câu 2

4

62-65

Thực hành Từ mới - đặt câu 1 và 2

4

66-69

Từ mới – đặt câu 3

4

70-73

Từ mới – đặt câu 4

4

74-77

Thực hành Từ mới – đặt câu 3 và 4

4

78-81

Từ mới – đặt câu 5

4

82-85

Từ mới – đặt câu 6

4

86-89

Từ mới – đặt câu 7

4

90-93

Thực hành Từ mới – đặt câu 5;6;7

4

94-97

Hội thoại

8

98-105

Thực hành hội thoại

4

106-109

Câu hỏi đáp 1

4

110-113

Thực hành câu hỏi đáp 1

4

114-117

Câu hỏi đáp 2

4

118-121

Thực hành câu hỏi đáp 2

4

122-125

Ôn tập chuẩn bị kiểm tra

3

126-128

Kiểm tra

2

129-130

Phần II

Các chuyên đề

300

 

 

Chuyên đề 1:  GIA ĐÌNH

25

 

Tiết 131 - 155

1. Gia đình, dòng tộc của Páo

3

131-133

2. Thu nhập, chi tiêu trong gia đình

3

134-136

3. Đồ dùng, vật dụng trong sinh hoạt, lao động, sản xuất

3

137-139

4. Hôn nhân gia đình

3

140-142

5. Tiêu chí xây dựng gia đình văn hoá

3

143-145

6. Sinh đẻ có kế hoạch

3

146-148

7. Mùa làm ruộng, nương

3

149-151

8. Ôn tập

4

152-155

 

Chuyên đề 2:  BẢN LÀNG, QUÊ HƯƠNG

30

 

Tiết 156- 185

1. Tuyên Quang, thủ đô khu giải phóng

3

156-158

2. Người Mông ở tỉnh Tuyên Quang

3

159-161

3. Người Mông ở tỉnh Hà Giang

3

162-164

4. Người Mông ở tỉnh Yên Bái  

3

165-167

5. Quy ước thôn, bản

3

168-170

6. Tiêu chí xây dựng thôn, bản văn hoá

3

171-173

7. Xây dựng nông thôn mới

3

174-176

8. Đổi mới bản làng, quê hương

3

177-179

9. Ôn tập chuyên đề 2

4

180-183

10. Kiểm tra chuyên đề 1+2

2

184-185

 

Chuyên đề 3: THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

25

 

Tiết 186-210

1. Môi trường và phát triển bền vững

3

186-188

2. Tuyên truyền bảo vệ và phát triển rừng

3

189-191

3. Bảo vệ môi trường

3

192-194

4. Mùa, thời tiết, khí hậu Tuyên Quang

3

195-197

5. Cây xanh với môi trường

3

198-200

6. Khu du lịch sinh thái Na Hang, Lâm Bình

3

201-203

7. Xuân về trên bản Mông

3

204-206

8. Ôn tập chuyên đề 3

4

207-210

 

Chuyên đề 4: VĂN HOÁ DÂN TỘC

36

 

Tiết 211-246

1. Nhà ở của người Mông

4

211-214

2. Trang sức các ngành Mông

3

215-217

3. Âm nhạc, văn học dân gian của người Mông

3

218-220

4. Trang phục của người Mông

3

221-223

5. Lễ hội và phong tục cúng tổ tiên của người Mông

4

224-227

6. Lễ cưới của người Mông

3

228-230

7. Múa khèn

3

231-233

8. Tết của người Mông

3

234-236

9. Ẩm thực của người Mông

4

237-240

10. Ôn tập

4

241-244

11. Kiểm tra chuyên đề 3+4

2

245-246

 

Chuyên đề 5: ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM VÀ HỘI NHẬP

18

 

Tiết 247-264

1. Tổ quốc Việt Nam

3

247-249

2. Đoàn kết các dân tộc Việt Nam

3

250-252

3. Quan hệ Việt Nam và các nước

3

253-255

4. Dân tộc Mông và các dân tộc trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

3

256-258

5. Các địa danh nổi tiếng Việt Nam

3

259-261

6. Ôn tập chuyên đề 5

3

262-264

 

Chuyên đề 6: PHÁT TRIỂN KINH TẾ

36

 

Tiết 265-300

1. Phát triển kinh tế xã hội ở cơ sở

3

265-267

2. Người Mông trồng cây lương thực, thực phẩm

3

268-270

3. Rừng của ông Sang

3

271-273

4. Người Mông chuyển đổi cây trồng

3

274-276

5. Làm giàu từ chăn nuôi trâu, bò

3

277-279

6. Người Mông giúp nhau xóa đói giảm nghèo

3

280-282

7. Giữ gìn, phát triển văn hóa, ngành nghề truyền thống

3

283-285

8. Cân đối thu chi trong gia đình

3

286-288

9. Chế biến bảo quản nông sản nổi tiếng của Tuyên Quang

3

289-291

10. Những điển hình tiên tiến người dân tộc Mông làm kinh tế giỏi

3

292-294

11. Ôn tập chuyên đề 5

4

295-298

12. Kiểm tra chuyên đề 5+6

2

299-300

 

Chuyên đề 7: CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT

28

 

Tiết  301-327

1. Xây dựng hệ thống chính trị

3

301-303

2. Luật hôn nhân gia đình

3

304-306

3. Giới và bình đẳng giới

3

307-309

4. Người bị tố cáo có các quyền và nghĩa vụ

3

310-312

5. Tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ

3

313-315

6. Chính sách đào tạo cán bộ

3

316-318

7. Người vi phạm pháp luật bị xử lý theo pháp luật

3

319-321

8. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân

3

322-324

9. Ôn tập chuyên đề 7

3

325-327

 

Chuyên đề 8: NGƯỜI MÔNG ƠN ĐẢNG ƠN BÁC HỒ

30

 

Tiết 328-357

1. Bác Hồ với Tuyên Quang

3

328-330

2. Người Mông theo đường lối của Đảng

3

331-333

3. Cuộc sống của người Mông từ khi có Đảng có Bác Hồ

3

334-336

4. Tấm lòng của người Mông với Đảng với Bác Hồ

3

337-339

5. Những câu chuyện về Bác Hồ

3

340-342

6. Người Mông học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ

3

343-345

7. Bộ đội cụ Hồ là người Mông

3

346-348

8. Người Mông ơn Đảng

3

349-351

9. Ôn tập chuyên đề 8

4

352-355

10. Kiểm tra chuyên đề 7 + 8

2

356-357

 

Chuyên đề 9:  GIÁO DỤC

25

 

Tiết 358-382

1. Giáo dục học sinh dân tộc thiểu số ở tỉnh Tuyên Quang

3

358-360

2. Người Mông xóa mù chữ

3

361-363

3. Ngày đầu đi học ở trường PTDTNT

3

364-366

4. Cháng Thị Váng xuống núi học chữ

3

367-369

5.Thực hiện chế độ, chính sách cho học sinh dân tộc thiểu số

3

370-372

6. Các hoạt động giáo dục, bảo tồn, phát huy bản sắc dân tộc thiểu số trong trường PTDTNT

3

373-375

7. Gương người Mông học tập tích cực

3

376-378

8. Ôn tập chuyên đề 9

4

379-382

 

Chuyên đề 10: CHĂM SÓC SỨC KHOẺ

27

 

Tiết 383 - 409

1. Bệnh sốt rét

3

383-385

2. Vệ sinh làng bản, phòng bệnh sốt xuất huyết

4

386-389

3. Tiêm phòng viêm não Nhật Bản

3

390-392

4. Chữa vết thương chó cắn

3

393-395

5. Cấp cứu bệnh nhân bị ngộ độc

4

396-399

6. Ma tuý là kẻ thù của mọi người

3

400-402

7. Trồng thuốc nam

3

403-405

8. Ôn tập chuyên đề 10

4

406-409

 

Chuyên đề 11: BẢO VỆ TỔ QUỐC

21

 

Tiết 410 – 430

1. Truyền Thống Yêu nước của người Việt Nam

3

410-412

2. Các thủ đoạn chia rẽ dân tộc và phá hoại hòa bình của các thế lực thù địch

3

413-415

3. Giữ gìn trật tự an ninh ở bản Mông

3

416-418

4. Anh hùng liệt sỹ Vừa A Dính

3

419-420

5. Anh hùng liệt sỹ Nguyễn Văn Trỗi

3

422-424

6. Ôn tập chuyên đề 11

4

425-428

7. Kiểm tra chuyên đề 9+10+11

2

429-430

Phần III

Đi thực tế, thực hành và ôn thi cấp chứng chỉ

50

 

Tiết 431 - 480

Đi thực tế

32

431-462

Ôn thi

10

463-472

Thi

4

473-476

Tổng kết, cấp chứng chỉ

4

477-480

V. YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC BIÊN SOẠN TÀI LIỆU, GIẢNG DẠY, HỌC TẬP

1. Đối với việc biên soạn tài liệu

Bố cục và nội dung tài liệu bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số phải đảm bảo tính thiết thực, khoa học. Ngôn từ đơn giản, đời th­ường, phù hợp với giao tiếp của đồng bào dân tộc thiểu số của địa phư­ơng, thông qua các chủ đề học tập thiết thực, tài liệu dạy học giúp học viên mở rộng, hệ thống hóa, tích cực hóa vốn từ; hình thành và phát triển kỹ năng ngôn ngữ; trang bị những kiến thức ngữ pháp sơ giản, ban đầu; giúp học viên có những hiểu biết cơ bản về văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào dân tộc.

Nội dung tài liệu đảm bảo các yêu cầu sau:

Bài đọc: Rèn cho học viên các kỹ năng đọc, nghe và nói, đồng thời cung cấp vốn từ, tăng cường khả năng diễn đạt, trang bị cho học viên những hiểu biết cần thiết về đời sống.

- Từ ngữ - ngữ pháp: Giúp học viên mở rộng vốn từ, trang bị những kiến thức sơ giản về từ ngữ, ngữ pháp tiếng dân tộc, làm nền cho việc rèn luyện kỹ năng dùng từ, đặt câu.

- Luyện nghe: Rèn cho học viên kỹ năng nghe thông qua các hình thức nghe đọc, nghe kể chuyện, nghe câu hỏi, nghe ý kiến trao đổi của giáo viên, của học viên cùng lớp…

- Luyện nói: Rèn cho học viên kỹ năng nói thông qua các hình thức trả lời câu hỏi; nói theo đề tài,…

- Luyện viết: Rèn kỹ năng viết chữ, viết chính tả câu văn, đoạn văn ngắn; viết bức thư ngắn, mẫu tin, đoạn văn tự sự, thuyết minh,… đơn giản.

2. Đối với việc giảng dạy

2.1. Về giảng viên

- Giáo viên tham gia giảng dạy là công chức, viên chức người dân tộc thiểu số hoặc sử dụng thành thạo tiếng dân tộc thiểu số.

- Trong quá trình biên soạn và thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo viên cần đầu tư nghiên cứu tài liệu, sử dụng phương ngữ phù hợp với đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống trên địa bàn tỉnh.

2.2. Về phương pháp giảng dạy

- Sử dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của người học, chú ý những biện pháp đặc trưng của môn học như: rèn luyện theo mẫu, thực hành giao tiếp, phân tích ngôn ngữ….

- Phối hợp hợp lý các phương pháp, biện pháp và hình thức tổ chức học tập (làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm,…); kết hợp sử dụng các phương tiện trực quan nghe - nhìn. Đặc biệt, cần khuyến khích học viên kết hợp việc học trên lớp với thực hành giao tiếp trong đời sống.

3. Đối với việc học tập của học viên

- Tham gia học tập đầy đủ thời gian của chương trình theo quy định.

- Chủ động, tích cực nghiên cứu, học tập để sau khi hoàn thành khóa bồi dưỡng học viên có đủ kiến thức, kỹ năng nghe, nói, đọc, viết để sử dụng tiếng dân tộc trong giao tiếp với đồng bào dân tộc nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ đư­ợc giao.

VI. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP

1. Phương thức đánh giá

Việc đánh giá kết quả học tập của học viên được thực hiện theo các phương thức sau:

- Đánh giá thường xuyên (trong mỗi giờ lên lớp).

- Đánh giá định kỳ (cuối mỗi bài, cụm bài,…).

- Đánh giá cuối khóa.

2. Nguyên tắc đánh giá

2.1. Đánh giá toàn diện kết quả học tập của học viên theo các nội dung đã được nêu trong Chương trình. Những nội dung được chú trọng như các kỹ năng nghe và nói sẽ được kiểm tra, đánh giá nhiều hơn, thường xuyên hơn; các kỹ năng đọc và viết sẽ được đánh giá ít hơn, với yêu cầu đơn giản hơn.

2.2. Đa dạng hóa công cụ kiểm tra, đánh giá để làm cho đánh giá trở nên chính xác hơn, có độ tin cậy cao hơn: kết hợp đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan với tự luận, đánh giá bằng hình thức vấn đáp, bằng quan sát trực tiếp của giáo viên,…

2.3. Cách kiểm tra, đánh giá cần phù hợp với từng kỹ năng:

- Các kỹ năng nghe, nói đọc thành tiếng được đánh giá bằng hình thức vấn đáp từng học viên.

- Các kỹ năng dùng từ, đặt câu, đọc - hiểu được đánh giá bằng những câu hỏi trắc nghiệm khách quan và câu hỏi mở.

- Các kỹ năng viết chữ, viết chính tả được đánh giá bằng bài viết.

- Kỹ năng viết đoạn văn được đánh giá bằng bài viết tự luận.

- Các kỹ năng sư phạm được đánh giá bằng sản phẩm là các loại bài soạn và hoạt động thực hành giảng dạy.

 

TÀI LIỆU

BỒI DƯỠNG TIẾNG DÂN TỘC MÔNG DÙNG CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC ĐANG CÔNG TÁC Ở VÙNG DÂN TỘC, MIỀN NÚI TỈNH TUYÊN QUANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 444/QĐ-UBND ngày 13/12/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang)

 

GIỚI THIỆU VỀ DÂN TỘC MÔNG (TIẾT 1-2)

I. GIỚI THIỆU CHUNG

Dân tộc Mông là một trong những dân tộc thiểu số có dân số đông nhất ở Việt Nam, có khoảng 1 triệu người, sống chủ yếu trên những vùng núi có độ cao từ 1.000m trở lên, tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc, miền Tây Thanh Hóa, Nghệ An và các tỉnh Tây Nguyên. Cùng với 53 dân tộc anh em, người Mông luôn là một phần trong sự thống nhất của khối đại đoàn kết dân tộc và góp phần làm phong phú văn hoá các dân tộc Việt Nam.

Người Mông được phân biệt thành nhiều nhóm: Mông Đơ (Mông Trắng), Mông Đu (Mông Đen), Mông Lềnh (Mông Hoa), Mông Si (Mông Đỏ), Mông Dua (Mông Xanh). Sở dĩ người Mông được phân biệt thành các nhóm như vậy là dựa trên sự khác nhau về trang phục và ngôn ngữ giữa các nhóm Mông. Ví dụ: người Mông Trắng mặc váy màu trắng, người Mông Đen mặc váy thiên về màu đen nhiều hơn. Ngoài ra, các nhóm người Mông còn được phân biệt dựa trên ngôn ngữ. Mỗi nhóm Mông có những từ vựng cơ bản giống nhau nhưng cũng có rất nhiều từ địa phương khác nhau. Người Mông sống ở rất nhiều tỉnh ở Việt Nam nhưng ở mỗi tỉnh, họ sống tập trung ở một vài huyện trong tỉnh đó. Họ rất ít khi sống xen kẽ với các dân tộc khác mà thường cư trú tập trung trong dân tộc mình.

Nhà của người Mông bao giờ cũng dựng trên các triền núi, nơi phía trước có suối, có nguồn nước, phía sau có núi che chở. Người Mông là dân tộc theo chế độ phụ hệ. Tính phụ quyền trong gia đình người Mông rất mạnh, người đàn ông đóng vai trò quyết định mọi việc trong gia đình và là người thừa kế tài sản trong gia đình. Người phụ nữ không được thừa kế tài sản trong gia đình, khi lấy chồng thứ tài sản duy nhất người con gái được mang về nhà chồng là những đồ trang sức bằng bạc và váy áo. Người Mông thường có quan hệ hôn nhân trong nội tộc, còn hôn nhân với các dân tộc bên ngoài thì cũng có nhưng rất ít. Việc dựng vợ gả chồng là để có con cái nối dõi tông đường đồng thời nâng cao uy tín của dòng họ cũng như tăng lực lượng lao động cho gia đình nên người Mông sinh rất nhiều con. Bố mẹ bao giờ cũng ở với người con trai út. Người con trai út đảm nhiệm vai trò thờ cúng ông bà tổ tiên trong gia đình.

II. DÂN TỘC MÔNG Ở TUYÊN QUANG

Ở Tuyên Quang hiện có 3.947 hộ đồng bào dân tộc Mông với 20.716 nhân khẩu; người Mông sinh sống ở hầu hết các huyện trong tỉnh nhưng cư trú tập trung đông nhất tại huyện Yên Sơn, Hàm Yên, Na Hang, Lâm Bình.

Dân tộc Mông thuộc nhóm ngôn ngữ Mông - Dao Ở Tuyên Quang có 4 nhóm (ngành) là: Mông Đen, Mông Trắng, Mông Hoa và Na Mèo. 4 nhóm ngành này cơ bản giống nhau về ngôn ngữ và văn hóa, sự khác biệt chủ yếu là trang  phục nữ.

Trước kia, nhóm Mông Trắng sinh sống tập trung ở Bình An (Lâm Bình), Thúy Loa (Na Hang); nhóm Mông Hoa ở Hồng Quang, Xuân Lập (Na Hang), Linh Phú (Chiêm Hóa), Kiến Thiết (Yên Sơn); nhóm Na Mèo ở Kim Quan, Hùng Lợi (Yên Sơn); Mông Đen ở Thúy Loa (Na Hang), Trung Sơn (Yên Sơn). Hiện nay, đồng bào Mông sinh sống ở tất cả các huyện trong tỉnh, tập trung đông nhất là ở các huyện Yên Sơn, Na Hang, Lâm Bình và Hàm Yên.

1. Gia đình

Người Mông chia thành nhiều nhóm, tên gọi gia đình ở các nhóm cũng không giống nhau, nhưng về bản chất gia đình hầu hết giống nhau. Gia đình nhỏ phụ quyền chiếm đa số. Đó là gia đình hai thế hệ, gồm một cặp vợ chồng cùng con cái chưa có gia đình riêng. Kiểu gia đình gồm một cặt vợ chồng cùng con cái và bố, mẹ chồng (gia đình ba thế hệ chung sống) và em trai, em gái chưa có gia đình riêng, chiếm một tỷ lệ đáng kể.

Trong gia đình người Mông, người đàn ông là chủ gia đình, nắm quyền điều hành mọi công việc trong nhà. Quản lý toàn bộ tài sản thường là người cha, khi già thì trao quyền cho con trai nhưng họ vẫn ở cùng con. Nam giới đảm nhiệm các công việc nặng nhọc như cày nương, chặt cây, cuốc đất, mua bán, làm nhà… phụ nữ quán xuyến việc nhà cửa, chăm sóc con cái, gặt hái, nấu ăn…Phụ nữ không có quyền thừa kế tài sản, ít được đi học, ít được tham gia vào các quyết định của gia đình, dòng họ.

Thông qua gia đình, các thành viên đều tự học cách ứng xử đối với những người trong dòng họ và cộng đồng. Ngay từ khi mới 6-7 tuổi, các bé gái đã được mẹ, bà hay chị dạy thêu thùa, dệt vải, con trai được dạy cách săn bắt, thổi khèn…

2. Dòng họ

Người Mông ở Tuyên Quang có nhiều họ như: Lý, Thào, Giàng,  Dương, Vàng, Hầu, Đào, Lầu, Sùng, Chiều (Triệu), Dũng, Tráng. Có một số họ lấy tên cây như họ Thào (đào), Lý (mận); họ Lầu lấy tên đồ vật (thanh la)…Những người có chung một tên họ đều coi nhau như là anh em, dẫu không cùng một ông tổ. Khi một thành viên gặp khó khăn, những người khác thường đến giúp đỡ, nhưng không bắt buộc.

Mỗi dòng họ chung một ông tổ có cách bài trí bàn thờ và những điều kiêng kỵ thường là kiêng ăn một số loài thú hoặc một bộ phận của con thú. Ví dụ: Nam giới họ Giàng kiêng ăn tim, họ Lý kiêng ăn lá lách… hoặc kiêng làm công việc lớn vào những ngày nhất định: Họ Giàng kiêng ngày Mùi (con dê) và ngày Thân (con khỉ); họ Đào, họ Lý đều kiêng ngày Hợi (con lợn); con dâu họ Lầu kiêng không được quét bếp, con dâu họ Giàng không được trèo lên gác lấy lương thực khi có bố chồng, anh chồng ở nhà. Mỗi điều kiêng kỵ đều có một câu chuyện giải thích lý do phải kiêng.

Đặc biệt, mỗi dòng họ còn có những nghi lễ cúng bái, làm ma riêng biệt. Người Mông có các lễ cúng quan trọng như cúng ma buồng, ma lợn, ma trâu, làm ma tươi, ma khô… Giữa các dòng họ còn có sự khác nhau về số lượng vật cúng. Họ Giàng người Mông Hoa làm ma khô cho bố, mẹ; gia đình có bao nhiêu con trai thì mổ bấy nhiêu con trâu giao cho người chết. Còn họ Lý thì gia đình có bao nhiêu con trai cũng chỉ cần mổ một con trâu.

Dòng họ nào cũng có trưởng họ là người cao tuổi, am hiểu lễ nghi dân tộc, cũng thường là thầy cúng, có uy tín trong dòng họ và được cả cộng đồng kính trọng. Người con trai cả của ngành trưởng là người nhiều tuổi nhất sẽ được là trưởng họ, trưởng họ có trách nhiệm chỉ bảo anh em trong dòng họ về các nghi lễ cúng bái; giúp con cháu làm đám cưới, làm nhà mới, ma tươi, ma khô, cúng tổ tiên…, là cầu nối giữa các thành viên trong họ với tổ tiên ở thế giới bên kia, ông cũng là người giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn trong dòng họ mình. Trưởng họ còn có nhiệm vụ trao truyền văn hóa, đặc biệt là tín ngưỡng thờ cúng cho các con cháu để chúng có ý thức, trách nhiệm giữ gìn truyền thống. Khi một gia đình có tang thì cả dòng họ đứng ra lo liệu. Có những gia đình nghèo quá không làm nổi đám ma thì cả họ sẽ giúp đỡ, đóng góp rượu, thịt, gạo, củi, rau…

3. Làng bản

Làng, bản người Mông là một tổ chức xã hội cơ sở, có từ vài cho đến vài chục nóc nhà, có thể gồm một hoặc vài dòng họ, thường ở trên những sườn núi cao. Tên làng thường được gọi theo đặc điểm địa lý, tự nhiên, hoặc gọi theo tên suối, khe. Họ thường sống tập trung, nhà ở gần nhau, chỉ cách nhau 5-10m. Các làng, bản thường cư trú độc lập, chỉ thuần người Mông. Dù có ở chung làng với người Pà Thẻn, người Dao,… thì người Mông cũng tách riêng một chòm, một xóm ở cạnh nhau; họ cho đó là một “giao” của mình.

Mỗi làng “giao” đều có một trưởng làng, đó là những người có uy tín, am hiểu phong tục, tập quán… được các thành viên trong làng bầu ra. Trưởng làng, bản tổ chức thực hiện các quy ước chung của làng; duy trì trật tự chung. Ngoài ra, còn có một số người có uy tín khác như già làng. Khi trưởng làng gặp những trường hợp khó giải quyết thì các già làng sẽ góp ý kiến…

Hiện nay, người Mông đã xuống núi định canh, làng, bản đã có số hộ đông hơn, song họ vẫn giữ tập quán cư trú độc lập, ít đan xen cùng dân tộc khác.

 

ĐÔI NÉT VỀ NGÔN NGỮ VÀ VĂN TỰ CỦA DÂN TỘC MÔNG (TIẾT 3-4)

I.  NGÔN NGỮ DÂN TỘC MÔNG

Ngôn ngữ của dân tộc Mông nằm trong nhóm ngôn ngữ Mông – Dao (Miêu - Dao) thuộc ngữ hệ Nam Á. Do đó, các điều kiện về địa lý và huyết hệ mà ngôn ngữ dân tộc Mông hình thành và ổn định thành 5 phương ngữ tương ứng với 5 ngành Mông là Mông Trắng; Mông Hoa; Mông Si; Mông Đen; Mông Xanh.

Trong đó, phương ngữ Mông Hoa và Mông Trắng có tính phổ biến hơn cả, xét theo góc độ từ vựng cơ bản và cấu trúc ngữ pháp tiếng Mông của cả 6 phương ngữ mang tính thống nhất cao.

Song sự khác nhau có quy luật đối ứng dưới đây:

- Về phụ âm đ đối ứng với t; đh đối ứng với hl.

- Về vần đối ứng với iê, ei; uô đối ứng với a; âu đối ứng với ơư; ơư đối ứng với iê; ang đối ứng a,e.

- Về thành điệu r đối ứng với z; z đối ứng với r.

Với số ít (khoảng 30 ngàn người) so với ngành Mông Trắng, Mông Hoa, Mông Đỏ, Mông Xanh phần lớn nói rất thành thạo các phương ngữ kia. Cho nên ngôn ngữ dân tộc Mông đã và đang trở thành ngôn ngữ vùng miền như ở Tuyên Quang, Đồng Văn (Hà Giang), Bắc Hà, Sa Pa (Lào Cai), Sì Hồ, Tủa Chùa, Điện Biên, Lai Châu cùng với tiếng Việt thay thế việc dùng tiếng Quan Hỏa trước đây…

Người Mông rất tự hào về ngôn ngữ dân tộc mình. Một ngôn ngữ tinh tế về âm ngữ, phong phú về từ vựng và uyển chuyển về ngữ pháp. Đồng thời, người Mông luôn chất chứa nỗi hận ngàn đời trong quá khứ về huyền thoại “Bò ăn mất chữ”. Vậy hãy xem người Mông thấy lại “chữ” như thế nào và chữ kiểu gì?

II. VĂN TỰ DÂN TỘC MÔNG

Trước đây người Mông không có chữ viết, thực hiện chính sách ngôn ngữ dân tộc của Đảng và Nhà nước về việc giải quyết vấn đề ngôn ngữ văn tự của dân tộc thiểu số, chấp hành Chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuối 1954 cố Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Văn Huyên quyết định thành lập “Phòng nghiên cứu xây dựng văn tự dân tộc thiểu số” trực thuộc Bộ, đồng thời ra quyết định điều động một số chuyên gia ngôn ngữ và cán bộ nghiên cứu từ các tỉnh về Phòng chữ dân tộc. Cơ cấu tổ chức cán bộ của Phòng được phân thành 3 nhóm gọi tắt là nhóm Tày - Nùng; nhóm Mông và nhóm cải tiến chữ Thái.

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên, nhóm chữ Mông có 2 chuyên gia ngôn ngữ là Nguyễn Văn Chỉnh và Phan Thanh đã tiến hành điều tra khảo sát và nghiên cứu so sánh ngôn ngữ dân tộc Mông của 5 phương ngữ trên các địa bàn cư dân của đồng bào Mông trong cả nước vào đầu quý II năm 1955. Sau hơn 2 năm khảo sát điền dã nhóm chữ Mông báo cáo toàn bộ kết quả nghiên cứu cho Bộ trưởng và xin ý kiến chỉ đạo. Tháng 5 năm 1957, Bộ Giáo dục giao nhiệm vụ cho nhóm chữ Mông bắt tay khởi thảo phương án chữ dân tộc Mông trên cơ sở Sa Pa tỉnh Lào Cai làm âm tiêu chuẩn của bộ chữ Mông Việt Nam. Cuối năm 1957 phương án chữ Mông được định hình. Bộ Giáo dục cho mở một lớp dạy thí điểm phương án chữ Mông tại tỉnh Lào Cai, hai khu vực vị trí Việt Bắc và Tây Bắc nhằm sửa chữa, bổ sung hoàn chỉnh phương án chữ Mông (vòng một) sau vòng trưng cầu ý kiến phương án chữ Mông được Bộ tiếp tục cho mở rộng các lớp thí điểm chủ yếu ở hai tỉnh Sơn La và Lào Cai để hoàn thiện (vòng hai). Đến cuối năm 1959, Bộ Giáo dục chính thức đệ trình phương án chữ Mông Việt Nam lên Ban Bí thư để xem xét phê duyệt và sau khi Ban Bí thư phê duyệt chuẩn phương án chữ Mông, tháng 10 năm 1960, phương án chữ Mông được Quốc hội thông qua. Cuối năm 1961, Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ban hành phương án chữ Mông Việt Nam. Từ đó mơ ước ngàn đời của dân tộc Mông thành hiện thực “người Mông có chữ rồi”.

Đầu năm 1962, đồng bào Mông ở các nơi rất phấn khởi, hồ hởi đón rước “Chữ của Đảng, chữ của Bác Hồ”. Tiếp đó là phong trào học chữ, thanh toán nạn mù chữ bằng chữ Mông phát triển rầm rộ.

 Bằng chữ Mông, nhân dân xã Bản Phố, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã xóa xong nạn mù chữ trong hơn hai năm. Xã Bản Phố được Chính phủ tặng Huân chương Lao động hạng Ba vào năm 1964.

Hơn bốn thập kỷ ra đời, tồn tại và phát triển qua những bước thăng trầm, chữ Mông vẫn là sức mạnh tinh thần của dân tộc Mông.

PHẦN I

NGỮ ÂM VÀ CHỮ VIẾT DÂN TỘC MÔNG (130 TIẾT)

HỆ THỐNG ÂM, VẦN, THANH ĐIỆU CHỮ MÔNG (TIẾT 5-24)

I. HỆ THỐNG ÂM

1. Hệ thống nguyên âm

Tiếng Mông có 14 nguyên âm (Mông Đơư Cao Bằng – Tuyên Quang sử dụng 13 nguyên âm – không sử dụng nguyên âm ă)

- Các nguyên âm đơn: a, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư

- Các nguyên âm đôi: iê, uô, ơư

Cách đọc các nguyên âm

- Các âm a, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, iê, uô đọc giống các nguyên âm tương ứng của tiếng Việt.

- Nguyên âm đôi: ơư, đọc lướt âm ơ, đọc rõ âm ư

2. Hệ thống phụ âm viết và đọc giống như tiếng Việt (17 phụ âm)

- C, Đ, G, H, KH, L, M, N, NG, NH, P, PH, S, T, TH, TR, V

- Cách đọc: giống các phụ âm tương ứng của tiếng Việt.

3. Phụ âm có một chữ cái

STT

Cách đọc

Phụ âm

đọc phiên âm

Ví dụ

Ghi chú

1

b

bờ

tul buô / con lợn

Đọc như B trong tiếng Việt nhưng có tiền âm (ngậm miệng đọc liền ừ-b)

2

c

cờ

cêr / đường

Đọc như C trong tiếng Việt

3

đ

đờ

cêr đêz / đường xa

Đọc như Đ trong tiếng Việt

4

f

phờ

fôngx zưs / bạn bè

Ngậm miệng đọc PH tiếng Việt

5

g

gờ

guôx nênhl / chuồng ngựa

Đọc như G trong tiếng Việt nhưng có tiền âm ( đọc lướt ừ rõ g)

6

h

hờ

hâuk đêx / uống nước

Đọc như H trong tiếng Việt

7

j

giờ

jông jev / đẹp

Đọc âm lượng như GI trong tiếng Việt (đọc giờ)

8

k

cờ

kê keiz / trứng gà

Đọc như C trong tiếng Việt bằng âm họng

9

l

lờ

luz huz / cái chum

Đọc như L trong tiếng Việt

10

m

mờ

maor txuô / cơm tẻ

Đọc như M trong tiếng Việt

11

n

nờ

naox maor / ăn cơm

Đọc như N trong tiếng Việt

12

p

pờ

paz cưk / ngô

Đọc như P trong tiếng Việt

13

q

xờ

qinhz yuôx / thanh tra

Đặt đầu lưỡi vào chân răng hàm dưới đồng thời mặt lưỡi áp hàm ếch trên rồi đọc gần như X trong tiếng Việt, có bật hơi

14

r

sờ

râuz đêx / đun nướ

Đọc gần như S trong tiếng Việt. Đặt đầu luỡi chạm hàm ếch trên và bật hơi nhưng không nhấn giọng.

15

s

sờ

sâuv trôngx / trên bàn

Đọc như S trong tiếng Việt

16

t

tờ

têz paz cưk / nương ngô

Đọc như T trong tiếng Việt

17

v

vờ

vex jâuz / vườn rau

Đọc như V trong tiếng Việt

18

x

xờ

Xuz nje / vách nhà

Đọc như X trong tiếng Việt

19

y

sờ

ya yiêz / áo mới

Mặt lưỡi áp hàm ếch trên, đọc gần như âm S trong tiếng Việt, tiếng bật ra từ cổ họng họng

20

z

dờ

zas cêr / đúng đường

Đọc gần như  D trong tiếng Việt, có giới âm i ẩn, (đọc dìa)

4. Phụ âm có hai chữ cái

STT

Cách đọc

Phụ âm

đọc phiên âm

Ví dụ

Ghi chú

1

Bl

lờ

Blêx blâuv/ thóc nếp

Đọc lướt B rõ L (l là trọng âm)

2

Ch

chìa

Chiêr đêx/ máng dẫn nước

Đọc chìa

3

Cx

xờ

cxuô lênhx/ mọi người

Đặt đầu lưỡi ở chân răng hàm trên  đọc X (Việt), bật hơi

4

Đh

đờ

Đhâu / qua

Đọc gần như Đ (Việt) có bật hơi

5

Đr

rờ

Đrâuv jôngr / ngoài trời

Đọc gần như R có tiền âm “ừ”; đọc ừ rờ (lướt ừ rõ r; r là trọng âm)

6

Fl

lờ

Flu / mặt

Ngậm miệng đọc lướt phờ lờ; lướt  PH rõ  L (l là trọng âm)

7

Gr

gờ

Greix buô / thịt lợn

Đọc gần như G lùi lưỡi gà vào trong

8

Hl

lờ

Hli xiêz / đầu tháng

Đọc lướt H rõ L (l là trọng âm)

9

Hm

mờ

Ntơưr Hmôngz/ chữ Mông

Đọc lướt H rõ M, có nhiều hơi mũi (m là trọng âm)

10

Hn

nờ

Hnuz hma/ ngày đêm

Đọc lướt H rõ N, có nhiều hơi qua mũi (n là trọng âm)

11

Kr

khờ

Kriê ntơưr/ dạy học

Đọc gần như KH (Việt) lùi lưỡi gà vào trong

12

Mf

phờ

Mfông / rắc

Ngậm miệng đọc liền ừ ph (f là trọng âm)

13

Mn

nờ

Mnôngs / nghe

Ngậm miệng đọc N

14

Nd

dờ

Nda / nhớ

Đọc gần như D (Việt), đọc liền ừ d; (d là trọng âm)

15

Nj

giờ

Njêl / cá

Đọc đầu lưỡi chạm chân răng hàm trên như J (Mông) có bật hơi, có âm mũi trước

16

Nq

xờ

Nquôr / đổ

Đọc gần như Q (Mông), có âm mũi trước

17

Nr

sờ

Nriêr / tìm

Đọc gần như R (Mông), có âm mũi trước

18

Nt

tờ

Ntux hiêv/ thiên tai

Đọc gần như T (Việt), có âm mũi trước (t là trọng âm)

19

Nz

dờ

Nzênhr/ dịch thuật

Đọc gần như Z (Mông), đầu lưỡi chạm chân răng hàm trên, có âm mũi trước

20

Nx

xờ

Nxuô / giặt

Đọc gần như X (Việt), có âm mũi

21

Ny

sờ

Nyei / sợ

Đọc gần như Y (Mông), có âm mũi

22

Pl

lờ

Plâuz hâu / tóc

Đọc lướt P, đọc rõ L

23

Sh

sìa

Shâuv cơưv/ học tập

Đọc gần như S (Việt), mềm hơn

24

Ts

chờ

Tsiêx cxu/ gia súc

Đọc gần như CH (Việt); khi đọc mặt lưỡi chạm hàm ếch trên

25

Tx

chờ

Txir đuôx/ quả đào

Đọc gần như CH (Việt); khi đọc đặt đầu lưỡi vào chân răng hàm trên, không bật hơi

5. Phụ âm có ba chữ cái

STT

Cách đọc

Phụ âm

đọc phiên âm

Ví dụ

Ghi chú

1

hmn

nờ

Hmnuôr/ méo

Đọc gần như MN (Mông), có nhiều hơi mũi

2

hnh

nhờ

Hnher / nặng

Đọc gần như NH (Việt), có nhiều hơi mũi

3

mfl

phờ lờ

Mfleiz/ nhẫn

Đọc gần như FL (Mông), có nhiều hơi mũi

4

nkh

khờ

Nkhâuk/ cong

Đọc gần như KH (Việt), có nhiều hơi mũi

5

nkr

khờ

Nkrêk đêx/ khát nước

Đọc gần như KR (Mông), có nhiều hơi mũi

6

nth

thờ

Nthênh kê/ rán trứng

Đọc gần như TH (Việt), có nhiều hơi mũi

II. VẦN

So với tiếng Việt, tiếng Mông thuộc loại ngôn ngữ ít vần, kể cả những vần thuộc nhóm từ vay mượn Việt và từ vay mượn Mông Hán. Tiếng Mông gồm 26 vần dưới đây:

Ai, ang, ao, ăng, âu, ei, eng, eo, êi, ênh, êu, iê, iêng, inh, oa, oai, oang, ôi, ông, ơư, ui, uô, ưi, ưng, uê, uênh.

Lưu ý trong tiếng Mông Đơưz vần thường dùng các vần ei, iê, ơư, uô.

Ví dụ: txiêr, tiêr…

III. HỆ THỐNG THANH ĐIỆU

Tiếng Mông có 8 thanh điệu. Các thanh điệu được đặt ở cuối của tiếng.

1. Thanh ngang: Không có ký hiệu ghi (giống như thanh ngang tiếng Việt)

Ví dụ:   - sa: nghỉ, lau

                        - mê: bé

2. Thanh “KuôK” (cua): Gần giống thanh ngang tiếng Việt, nhưng thấp hơn một chút. Ký hiệu bằng chữ: “K”

Ví dụ:   - nxeik: (con) gái

                        - tsuôk: nhạt, chuột (đồng)

3. Thanh “Lul” (lù): Gần giống thanh huyền tiếng Việt, thấp hơn một chút. Ký hiệu bằng chữ: “L”

Ví dụ:   - mal: non

                        - mul: đi

4. Thanh “Sơưs” (Sờư): Giống thanh “huyền” của tiếng Việt. Ký hiệu bằng chữ: “S”

Ví dụ:   - Nhiês: trộm

                        - Muôs: bán

5. Thanh “Xix” (xì): Gần giống với thanh “nặng” tiếng Việt (khoảng giữa thanh huyền và thanh nặng nhưng giống thanh nặng nhiều hơn). Ký hiệu bằng chữ “X”.

Ví dụ:   - Muôx: có

                        - Tuôx: đến, tới

6. Thanh “Rơưr” (Trớư): Giống thanh “sắc” trong tiếng Việt. Ký hiệu “R”.

Ví dụ:   - tsêr: nhà

                        - cêr: đường

7. Thanh “Vuv” (vủ): Giống thanh hỏi trong tiếng Việt. Ký hiệu “V”

Ví dụ:   - Câuv: mười (10)

                        - Nhiêv: yêu

8. Thanh “Zuz” (du): Gần giống thanh ngã tiếng Việt. Ký hiệu “Z”

Ví dụ:   - hnuz: ngày

                        - yiêz: mới

- Có thể biểu diễn các thanh tiếng Mông theo sơ đồ sau:

K L S X R V Z

* Lưu ý: Trong thực tế có lúc không phân biệt các thanh: “S” và “K” hoặc thanh “L” và “K” trong một số tiếng, từ.

Ví dụ:   - muôs (muôk): bán

                        - tuôs (tuôk): chết

Hoặc:   - cưl (cưk): ngô

                        - tsil zas (tsik zas): không phải

 

HỆ THỐNG ÂM, VẦN, THANH, ĐIỆU CHỮ MÔNG VÀ PHIÊN ÂM

- B, C, Đ, G, H, KH, E, M, N, NG, NH, P, TR, PH, S, I, T, TH (như tiếng Việt)

1. R                    (Rh)

21. MN

2. V

22. Nd               (NC)

3. F                     (PH)

23. NJ                (NTS)

4. K                     (Q)

24. NQ               (NCH)

5. Q

25. NR

6. X                      (X)

26. NT                (NT)

7. Y

27. NZ

8. Z                       (Y)

28. NX              (NTXH)

9. J                        (Z)

29. NY              (NTSH)

10. BL                (NPL)

30. PL                 (PL)

11. CH                 (C)

31. SH                 (XY)

12. CX

32. TS                  (TS)

13. ĐH

33. TX                 (TX)

14. ĐR               (NR)

34. HMN            (HNL)

15. FL                (PLH)

35. HNH 

16. GR                (NQ)

36. MFL            (NPLH)

17. HM               (HM)

37. NKH             (NKH)

18. HN                (HN)

38. NKR             (NQH)

19. KR

39. NTH              (NTH)

20. MF

Đ = D, b = NP, PH = F, G = NK

Kh = Kh

 

NTXH

 

 

HỆ THỐNG ÂM, VẦN, THANH, ĐIỆU CHỮ MÔNG

Các phụ âm viết và đọc như tiếng Việt:

B, C, Đ, G, H, KH, E, M, N, NG, NH, P, TR, PH, S, I, T, TH

Chữ Mông phổ cập

=

Chữ Mông gốc Latinh

Chữ Mông phổ cập

=

Chữ Mông gốc Latinh

1. R

 

 

21. MN

=

MN

2. V

=

V

22. ND

=

NC

3. F

=

PH

23. NJ

=

NTS

4. K

=

Q

24. NQ

=

NCH

5. Q

=

CH

25. NR

=

TSH

6. X

=

X

26. NT

=

NT

7. Y

=

RH

27. NZ

=

NTX

8. Z

=

Y

28. NX

=

NTXH

9. J

=

Z

29. NY

=

NTSH

10. BL

=

NPL

30. PL

=

NPL

11. CH

=

C

31. SH

=

XY

12. CX

=

TXH

32. TS

=

TS

13. ĐH

=

DH

33. TX

=

TX

14. ĐR

=

NR

34. HMN

=

HMN

15. FL

=

PLH

35. HNH

=

HNL

16. GR

=

NQ

36. MFL

=

NPLH

17. HM

=

HM

37. NKH

=

NKH

18. HN

=

HN

38. NKR

=

NQH

19. KR

=

KR

39. NTH

=

NTH

20. MF

=

NPH

 

 

 

Các thanh điệu tương đương

TH

=

TH

k

 

 

Đ

=

D

l

=

g

B

=

NP

s

=

s

PH

=

F

x

=

j

G

=

NK

r

=

v

TS

=

TS

v

=

m = dấu (?)

X

=

X

z

=

b

NH

=

NY

 

 

d = dấu (.)

TR

=

R

Tiếng Mông gồm 57 phụ âm và tổ hợp phụ âm đầu. Trong đó có 22 phụ âm và tổ phụ âm có tiền âm mũi. Đấy là điều đặc biệt ít thấy ở các ngôn ngữ của dân tộc thiểu số anh em khác. Do vậy, người học tiếng và chữ Mông ban đầu chắc chắn gặp những khó khăn nhất định.

Phụ âm và tổ hợp phụ âm đầu của tiếng Mông được xếp theo trật tự của bảng chữ cái sau b, bl, c, ch, cx, đ, đh, đr, f, fl, g, gr, h, hl, hm, mn, hmn, hn, hnh, j, k, kh, kr, l, m, mf, mfl, n, nd, ng, nh, nj, nkh, nkr, nq, nr, nx, nt, nth, ny, nz, p, ph, pl, q, r, s, sh, t, th, tr, ts, tx, v, x, y, z.

Trong phụ âm đầu trên thì có 15 phụ âm đầu hoàn toàn giống tiếng Việt về âm và con chữ biểu thị. Đó là những phụ âm c, đ, h, l, m, n, ng, kh, p, ph, s, t, th, tr, v.

Phụ âm và tổ hợp phụ âm đầu của tiếng Mông được phân theo vị trí 4 nhóm âm như sau:

- Nhóm môi môi, môi răng gồm b, bl, f, fl, mf, mfl, p, pl, ph, m. Trong này phụ âm m, p, ph, giống hoàn toàn tiếng Việt.

- Nhóm đầu lưỡi chân răng gồm năm phụ âm x, cx, nx, tx, nz.

- Nhóm cuống lưỡi hàm mềm gồm 11 phụ âm gr, k, kr, nkr, j, nj, s, ts, y và ny.

- Nhóm đầu lưỡi, mặt lưỡi hàm ếch trên gồm 31 phụ âm c, ch, cx, đ, đh, đr, g, h, hl, l, hmn, hn, hnh, nkh, mn, n, nd, ng, nh, nq, nr, nt, nth, q, r, sh, t, th, tr, v, z (trong này có 11 phụ âm giống tiếng Việt hoàn toàn là c, đ, kh, l, h, n, ng, t, th, tr, v).

Năm phụ âm đầu trong nhóm đầu lưỡi chân răng  x, cx, nx, tx, nz.

1- “x” là phụ âm sát đầu lưỡi chân răng không nhấn hơi.

 Ví dụ: xiêz iz (mồng một), xiêz iz….xiêz câuv (mồng một…mồng mười), xuô blêx (trấu), xênhv Thax (họ Đào), xơưk ya (may áo), xez chơưr (men rượu)…

2- “cx” là phụ âm tắc sát đầu lưỡi chân răng có nhấn hơi

Ví dụ: cxuô lênhx (mọi người), cxiv tse (xây dựng), cxêv jâuz (nhặt rau), cxix cxuô (đầy đủ), cxôngr greix (thái thịt), cxuô cxuô (vân vân)…

3- “nx” là phụ âm tắc sát đầu lưỡi chân răng, nhấn hơi và có tiền âm.

Ví dụ: tul nxư (con voi), câul nxư (ngà voi), nxuôr tâux (bông lau), nxuôr cưk (râu ngô), nxeik nzơưv (con gái út), nxuôz (rêu, rong)…

4- “tx” là phụ âm tắc sát đầu lưỡi chân răng không nhấn hơi.

Ví dụ: txir duôx (quả đào), txir khơưz (quả mận), txơưx (biết), txơưz (đặt), txâuk naox (đủ ăn), blêx txuô (thóc tẻ), txir nzơưv (chú ruột)…

5-  “nz” là phụ âm tắc sát đầu lưỡi chân răng, không nhấn hơi, có tiền âm.

Ví dụ: nzuôr muôs (rửa mặt), nzuôr chêr (tắm), nzuz (ghét), nzâus (gầy), nzuôv (cái quạt), nzuôv tênhv (quạt điện)…

Trên đây là 5 phụ âm đầu khó nhất trong tiếng Mông. Dưới đây là 11 phụ âm thuộc nhóm cuống lưỡi hàm mềm vào loại khó thứ hai trong tiếng Mông mà ta cần nắm vững vị trí và phương pháp phát âm của chúng.

Vị trí và phương pháp phát âm nhóm phụ âm cuống lưỡi hàm mềm

1- “s” là phụ âm sát cuống lưỡi hàm mềm, không nhấn hơi.

Ví dụ: siz (nhẹ), sơưr nzar (dậy sớm), sâu kôngz (thu hoạch mùa màng), nax su (ăn trưa), suôz jêz (sỏi)…

2- “j” là phụ âm sát cuống lưỡi hàm mềm, không nhấn hơi.

Ví dụ: jê (gân), jông (tốt), jôngr (rừng), juôs (cái lược), jêx jaol (bản làng, thôn bản), jêz jab (cối xay), jiz mur (mật ong)…

3- “nj” là phụ âm tắc sát cuống lưỡi hàm mềm, có tiền âm, không nhấn hơi.

Ví dụ: njê (sắc), njêr (muối), njêl (con cá), njiêz (gạo), njuôz xiêz (xanh biếc)…

4- “ts” là phụ âm tắc sát cuống lưỡi hàm mềm, không nhấn hơi.

Ví dụ: tsêr (nhà), tsêr vuôl (nhà ngói), tseiz ni (năm ngoái), txir tsơưz (quả chuối), tul tsâus (con nhím), tsiz đeik (mật gấu), nax tsâu (ăn no), tơưk tsâu (đốt đuốc, châm đóm).

5- “gr” là phụ âm tắc sát cuống lưỡi hàm mềm, có tiền âm, không nhấn hơi.

Ví dụ: greix (thịt), greix buô (thịt lợn), gruôs (chăm chỉ) gruôz (cu gáy), gruôz nhês (bồ câu), ntâu gax (chèo thuyền).

6- “k” là phụ âm tắc sát cuống lưỡi hàm mềm, không nhấn hơi.

Ví dụ: keiz (gà), keiz kuô (gà gáy), kuô tsêr (nền nhà), vơưs đa (khoai sọ), kal ndir (củ bấu), vơưs ntông (sắn)…

7- “kr” là phụ âm tắc sát cuống lưỡi hàm mềm, không nhấn hơi.

Ví dụ: Kruô (khách), kruôr (khô, hạn), kruôz kriê (giáo dục, bảo ban), kriêr (gừng), kriêr tax grênhz (riêng), krar njak (thái dương), krar kưz (gáy). Jâuz paz (cải bắp)…

8- “nkr” là phụ âm tắc sát cuống lưỡi hàm mềm, có tiền âm, không nhấn hơi.

Ví dụ: nkris đêx (khát nước), nkre đris (sáng sủa) nkre saz (hả lòng, hả dạ)…

9- “y” là phụ âm tắc sát cuống lưỡi hàm mềm, không nhấn hơi.

Ví dụ: yik (con dê), yưk (con mèo), yêiz (đói), yuôz kênhx (thổi kèn), yâur (tro bếp), yêz kruô (xe khách), yênhx côngz (thành công)…

10- “ny” là phụ âm tắc sát cuống lưỡi hàm mềm, nhấn hơi, có tiền âm.

Ví dụ: nyiêz (trong vắt, trong sạch), nyei (sợ hãi), nyơư (ham muốn), nyer (huyết, tiết), nyâur (con chấy), nyuôz đês (rái cá), nyâur jiv (chim sẻ)…

Vậy là phần lớn những phụ âm đầu khó trong số 57 phụ âm và tổ hợp âm đầu của tiếng Mông đã được miêu tả xác định vị trí và phương pháp phát âm, góp phần tạo tiền đề để vật chất hóa để chuyển tải vốn từ vựng phong phú và đa dạng trong ngôn ngữ Mông.

Ngôn ngữ Mông được biểu hiện thông qua hệ thống ngữ âm đặc thù với 57 phụ âm và tổ hợp phụ âm mà trong đó có tới 20 phụ âm có tiền âm mũi, 11 nguyên âm, hơn 20 vần và 8 thanh điệu.

 

THỰC HÀNH ÔN TẬP HỆ THỐNG ÂM, VẦN, THANH ĐIỆU CHỮ MÔNG (TIẾT 25-28)

TỪ VỰNG (TIẾT 29-36)

Nhìn chung vốn từ vựng tiếng Mông là khá phong phú và đa dạng trong đời sống thường nhật trong các mối quan hệ ứng xử, thơ ca, chuyện kể, cổ tích, thần thoại… nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Song trong ngôn ngữ Mông còn khuyết nhiều từ vựng thuộc các lĩnh vực như kinh tế, xã hội, khoa học, kỹ thuật tiên tiến hiện đại. Nhiều từ hiện nay còn thiếu phải vay mượn tiếng Kinh, phát âm đều dựa trên phiên âm La-tinh.

I. SƠ LƯỢC VỀ PHƯƠNG THỨC CẤU TẠO TỪ

Cũng như tiếng Việt, tiếng Mông có từ đơn âm và đa âm.

Ví dụ:

- Từ đơn âm như buô (lợn), keiz (gà), đêr (chó), ak (vịt), nhux (bò), nênhl (ngựa), câur (hoẵng), đeik (gấu), nxư (voi), chuôv (vượn)…

- Từ đa âm như : zex zuôv (ngan), txeil (nai), tưv cuv (tê giác), keiz txiêx (công), sez phưx (khướu), tâuz hâu (đầu), tôngz guôz (su su)…

Trong tiếng Mông hiện tượng ghép từ, từ láy cũng tương đối phổ biến và xuất hiện hầu như ở các từ loại.

Ví dụ:

- Về từ ghép danh từ “njêl” (cá), “nxư” (voi), ghép hai từ “njêl” và “nxư” thành “njêl nxư” (cá voi), “njêl” (cá), “nez” (rắn) ghép thành hai từ “njêl” và “nez” thành “njêl nez” (lươn), hay như “tâuz” (bầu bí), ntông (cây) ghép thành 2 từ “tâuz” và “ntông” thành “tâuz ntông” (đu đủ)…

Khác với tiếng Việt, từ láy trong tiếng Mông làm tăng ý nghĩa từ mà tiếng Việt ngược lại làm giảm ý nghĩa của từ.

Ví dụ:

“liêz liêz” (rất đỏ), ngược lại tiếng Việt “đỏ đỏ” hay “đo đỏ” thì nghĩa từ lại “đo đỏ” thì nghĩa từ lại “hơi đỏ”, “đơưz đơưz” (trắng lắm), “cuz cuz” (rất nóng), “nong nóng” sang tiếng Việt lại chỉ là “hơi nóng”…

II. TỪ LOẠI

Tiếng Mông có từ loại như danh từ, đại từ, động từ, tính từ, trạng từ, kết từ…

1. Danh từ (mênhx txưv)

Cũng như tiếng Việt, danh từ (mênhx txưv) trong tiếng Mông phản ánh cuộc sống sinh hoạt đời thường dân dã. Song tiếng Mông so với tiếng Việt còn thiếu vắng số lượng lớn danh từ thuộc các lĩnh vực kinh tế, chính trị, y tế đương thời…

2. Đại từ (taiv txưv)

Nhìn chung chức năng cú pháp của đại từ trong tiếng Mông cũng giống như tiếng Việt. Riêng đại từ nhân xưng trong tiếng Mông có phần khác tiếng Việt là không phân biệt tuổi tác và địa vị xã hội như tiếng Việt.  Ví dụ:

- Đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số ít “tôi” (ta, tao, tớ…) thì trong tiếng Mông đều chỉ dùng từ “cur”.

- Đại từ nhân xưng ngôi thứ hai “mày” thì dù là, ông, bà, cha mẹ, anh chị em… tiếng Mông đều chỉ dùng từ “cax”.

- Đại từ nhân xưng ngôi thứ ba “nó” thì dù chỉ là ông ấy, bà ấy, anh chị ấy… tiếng Mông cũng chỉ dùng từ“nưl”.

Đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số nhiều trong tiếng Mông là “Pêz” (chúng tôi, chúng tớ, chúng tao…)

Đại từ nhân xưng ngôi thứ hai số nhiều trong tiếng Mông là “nưl, loưr char” (chúng nó, ông bà ấy, bạn ấy, các anh ấy…).

Hiện tượng từ ngữ pháp này trong tiếng Mông mới nghe qua tưởng chừng đơn giản, nhưng trong dịch thuật cần hết sức lưu ý văn cảnh, ngữ cảnh mà chuyển dịch qua lại hai ngôn ngữ Việt và ngôn ngữ Mông sao cho chính xác, thỏa đáng là điều cần lưu tâm.

3. Động từ (tôngv txưv)

Tiếng Việt và tiếng Mông giống nhau về chức năng cú pháp của động từ (tôngv txưv).

Ví dụ: Tôi đi học (cur mul cơưv ntơưr); Bố mẹ em đi làm nương cur niêv txir mul uô têz

Qua câu ví dụ trên ta thấy câu tiếng Việt và câu tiếng Mông, động từ “đi”, đi làm và “mul” là không thay đổi. Nhưng cụm từ “bố mẹ em” làm chủ trong câu lại có sự đảo trật tự từ thành “ tôi mẹ bố”.

Loại cụm danh từ “ông bà” (pas zơưs), “cha mẹ” (niêv txir), “anh em” (cưr tix) trong tiếng Mông thường đảo trật tự từ.

4. Tính từ (tinhr txưv, xênhv txưv)

Giữa tiếng Việt và tiếng Mông thì chức năng cú pháp của “tính từ” là giống nhau.  Ví dụ:

- Em có chiếc áo mới (cur muôx luz ya yiêz)

- Em có chiếc mũ đỏ (cur muôx luz mav liêz)

- Em dệt chiếc áo hoa (cur ntak đeiv lêr txeix)

5. Trạng từ (tsoangv txưv, xênhv txưv)

Trong tiếng Mông trạng từ là từ bổ nghĩa cho tính từ. Đối với tính từ đơn âm tiếp như “xanh”, “đỏ”, “đen”, “vàng”… trong tiếng Việt thì trong tiếng Mông “njuôz” (xanh), “liêz” (đỏ), “đuz” (đen), “đex” (vàng)… nếu trường hợp tính từ có hai âm tiết trở lên thì những âm tiết sau đó là trạng từ.Ví dụ:

“njuôz xiêz” (xanh biếc), “liêz plôngx” (đỏ rực), “đuz txis” (đen nghịt), “đex rur” đều là trạng từ. Còn tiếng Việt thì “xanh biếc”, “đỏ rực”, “đen nghịt”, “vàng rực” đều là những tính từ gồm hai âm tiết.

6. Kết từ (kưv txưv)

Cũng giống tiếng việt, kết từ trong tiếng Mông như “thiêz, thiêz” (và), “đras”, (với, cùng).

Ví dụ:

- Cur thiêz cax (tôi và anh)

- Nưl đras cur (nó với tôi)

- Cur đras cax uô si (tôi chơi cùng anh)

- Cur đras cax mul gruôv khư (tôi cùng anh đi chợ)

III. CÂU (grê lul)

Cũng như tiếng việt, câu trong tiếng mông chủ yếu là kết cấu chủ vị. Danh từ, đại từ làm chủ ngữ, động từ làm vị ngữ.

Các hình thức biểu hiện của cú pháp, trong khẩu ngữ cũng như trên văn bản viết, thường biểu hiện trên lĩnh vực tư duy trừu tượng. Dưới đây xin nêu một số ví dụ về các hình thức biểu hiện của câu tiếng Mông.

1. Câu để hỏi (grê nus)

- Ông Tủa có nhà không? (Zơưs Tuôv nhaz tsêr tsil nhaz?) (Ông Tủa ở nhà không ở).

Như vậy, ta thấy câu tiếng Việt và câu tiếng Mông xét về kết cấu chủ vị là giống nhau. Chủ ngữ “ông Tủa” và “Zơưs Tuôv” song vị ngữ “có nhà không” trong câu tiếng Việt và câu tiếng Mông lại có sự khác nhau về trật tự từ và động từ “có” làm vị ngữ trong câu tiếng Việt không lặp lại, nhưng động từ “nhaz” làm vị ngữ trong câu tiếng Mông nhất thiết phải lặp lại nhaz tsêr tsi nhaz (ở nhà không ở).

- Ông Tủa có tiền không? (Zơưs Tuôv muôx txiêx tsik muôx?).

Cũng giống như câu trên, động từ “muôx - có” làm vị ngữ trong câu tiếng Mông phải lặp lại.

- Ông Tủa có bao nhiêu tiền? (Zơưs Tuôv muôx pêl tsơưs txiêx?).

Trong câu này giữa hai thứ tiếng Việt và Mông hoàn toàn giống nhau về kết cấu cũng như trật tự từ.

Ba dạng câu để hỏi trên đây thường dùng trong ngôn ngữ giao tiếp, còn dạng câu để hỏi trong văn bản thì thường dùng phụ từ “puôk” đặt trước động từ trong vị ngữ.

Ví dụ:

- Zơưs Tuôv puôk nhaz tsêr? (Ông Tủa có nhà không?)

- Zơưs Tuôv puôk muôx txiêx? (Ông Tủa có tiền không?)

- Zơưs Tuôv puôk yeiz? (Ông Tủa có đói không?)

- Zơưs Tuôv puôk muôx nênhl? (Ông Tủa có ngựa không?)

2. Câu kể (grê lul thev)

Ví dụ:

- Cheix ntux yiêz txas (Mùa xuân đến rồi).

- Pex txir đuôx tơưs liêz vas pur her trôngz (Hoa đào nở rực khắc núi rừng).

- Char ni zas cur char (Các thứ này là của tôi).

- Tâu mul cơưv ntơưr, cur jông siêz hênhr (Được đi học, em phấn khởi lắm).

- Cưr char fôngx zưl lênhx tưs tưz cơưv hênhr (Bạn học của em ai cũng học giỏi).

Qua ví dụ trên ta thấy câu kể trong tiếng Mông cũng như câu kể trong tiếng Việt là câu được gặp trong các hoàn cảnh của ngôn ngữ giao tiếp.

3. Câu cầu khiến (grê lul cav ntiêz)

Ví dụ:

- Vưx, cax mul cơưv ntơưr mer! (Vừ đi học nhé!)

- Cax heik lông mel! (Anh, chị, mày nói ngay đi!)

- Cax pez cur iz mê njik, tix lâus! (Anh giúp tôi một chút nhé!)

- Niêv! Cax tal cur iz mê njik mel (Mẹ đợi con một chút nào!)

- Cax tsik cxaz cxơưx, pêz muôx cưr tix chôngz! (Anh chị đừng lo, ta có đông anh em!)

Cũng như tiếng Việt, tiếng Mông trong câu cầu khiến dùng dấu than.

4. Câu cảm thán (gur sênhr shuk – grei lul sênhr shuk – chiv nrâu)

Ví dụ:

- A! Niêv lal! (A! Mẹ về!)

- A! Zas tix lâus jeiv phongr cuânz (cuênh) tiês! (A! đúng anh giải phóng quân rồi!)

- Luz ya ni jông jev hênhr! (Cái áo này đẹp quá!)

- Zô niêv ê! Maz hênhr tiês! (Ối mẹ ơi! đau quá!)

Cũng như câu cầu khiến, câu cảm thán trong tiếng Mông dùng dấu chấm than (chiv nrâu)

5. Các dấu chấm câu (têx chiv tuz grei – chiv gu):

- Dấu chấm chiv tuz (.)

- Dấu phẩy chiv cxa (,)

- Dấu chấm phẩy chiv cxê (;)

- Dấu chấm than chiv nrâu (!)

- Dấu chấm hỏi chiv nus (?)

- Dấu hai chấm chiv az tuz (:)

- Dấu chấm lửng chiv nxông (…)

- Gạch đầu dòng trưx cez (-…)

- Dấu ngoặc đơn kuôk hâu [(…)]

- Dấu ngoặc kép kuôk nzeiz [“…”]

Một lần nữa có thể khẳng định rằng tiếng Mông (Hmôngz) là một trong những ngôn ngữ khó vào hàng số một trong ngôn ngữ các dân tộc thiểu số về mặt ngữ âm. Ngôn ngữ Mông (Hmôngz) với 57 phụ âm đầu, 8 thanh điệu (dấu giọng) và hơn 20 vần. Hệ thống tiền âm mũi trong tiếng Mông là nét đặc thù mà ít thấy ở các ngôn ngữ khác. Ngữ âm tiếng Mông là rất khó vì vậy mà vốn từ tiếng Mông được chuyển tải bằng hệ thống ngữ âm tinh tế là điều không dễ cho người học.

Bởi vậy, cuốn “Tài liệu ngữ pháp tiếng Mông” nhằm đáp ứng phần nào cho thầy trò vùng đồng bào Mông có cứ liệu giảng dạy và học tập tiếng và chữ Mông tốt hơn.

 

THỰC HÀNH ÔN TẬP TỪ VỰNG (TIẾT 37-40)

SỐ ĐẾM, NGÀY THÁNG NĂM TRONG TIẾNG MÔNG (TIẾT 41-48)

I. SỐ ĐẾM

Một

Iz

Ít nhất

Tsơưs tiv iz

Hai

Az

Gồm

Lênhx

Ba

Pêz

Khoảng

Tsuôl

Bốn

Plâuz

Đông nhất

Chôngz tiv iz

Năm

Tsiz

Tất cả

Tel nra

Sáu

Trâu

Nhiều hơn

Ntâu đuô

Bảy

She

Cùng nhau

Uô cê

Tám

Ziv

 

 

chín

Chuôx

 

 

Mười

Câuv

 

 

Mười một

Câuv iz

 

 

Mười hai

Câuv az

 

 

Mười ba

Acauv pêz

 

 

Mười bốn

Câuv plâuz

 

 

Mười lăm

Câuv tsiz

 

 

Mười sáu

Câuv trâu

 

 

Mười bảy

Câuv she

 

 

Mười tám

Câuv ziv

 

 

Mười chín

Câuv chuôx

 

 

Hai mươi

Nênhl gâuv

 

 

Hai mốt

Nênhl gâuv iz

 

 

Ba mươi

Pêz châus

 

 

Bốn mươi

Plâuz châuv

 

 

Năm mươi

Tsiz châuv

 

 

Sáu mươi

Trâu châuv

 

 

Một trăm

Iz puôk

 

 

Một trăm linh một

Iz puôk lênhx iz

 

 

Một nghìn

Iz cxiêz

 

 

Mười nghìn

Câuv cxiêz

 

 

Một trăm nghìn

Iz puôk cxiêz

 

 

Một triệu

Iz txiêv

 

 

Một trăm triệu

Iz puô txiêv

 

 

Một tỷ

Iz tiv

 

 

II. NGÀY THÁNG NĂM

Tháng một

Hli iz

Tháng hai

Hli az

Tháng ba

Hli pêz

Tháng tư

Hli plâuz

Tháng năm

Hli tsiz

Tháng sáu

Hli trâu

Tháng bảy

Hli she

Tháng tám

Hli ziv

Tháng chín

Hli chuôx

Tháng mười

Hli câuv

Tháng mười một

Hli câuv iz

Tháng mười hai

Hli câuv az

Hôm nay

Hnuz ni

Ngày

Hnuz

Mồng

Xiêz

Tháng

Hli

Năm

Shông

Mùa

Cheix

Mùa xuân

Cheix ntux yiêz

Lập xuân

krêz yiêz

Mùa đông

Cheix ntux na (tsâus)

Mùa hè

Ntux sar

Mùa thu

Cheix ntux lex

Ngày kia

Nes cil

Nhớ

Nda

Một chút

Iz njik

Ngày mai

Cex ntus

Sớm

Nzar

Lúc nào

Thâuv tưs

Buổi tối

Hma ntux

Giờ

Six

Muộn

Lis

Bao lâu

Har ntêr

Một tiếng

Iz six

Lâu

Ntêr

Sáng

Cex

Trưa

Ter su

Chiều

Ter su đuô

Tối

Hma ntux (tsâuk)

 

 

 

THỰC HÀNH ÔN TẬP SỐ ĐẾM, NGÀY THÁNG NĂM

TRONG TIẾNG MÔNG (TIẾT 49-52)

ÔN TẬP CHUẨN BỊ KIỂM TRA (TIẾT 53-55)

KIỂM TRA (TIẾT 56-57)

TỪ MỚI – ĐẶT CÂU 1 (TIẾT 58-61)

I. TỪ MỚI

Bác trai

Bác gái

Ông

Ông nội

Ông ngoại

Bà nội

Bà ngoại

Anh

Chị

Em trai (anh trai gọi em trai)

Em gái (Anh trai gọi em gái, bà cô)

Cậu (Chị gái gọi em trai, ông cậu)

Em (Chị gái gọi em gái, thím)

Cháu trai, cháu gái

Nhớ

Chưa, không

Khỏe, mạnh khỏe

Sức khỏe

Bao nhiêu

Về

Vào/mỏng

Dạy học

Hiện nay, bây giờ

À/Vâng/vâng ạ

Txir pêv

Niêv pêv

Zơưs

Zơưs

Zơưv teik

Pas

Pas

Niêv teik

Tix lâus

Muôv (niêv lâul)

cưr

xênhz

muôv

fâux

nus zâu

txir đăngz

niêv hluôk

niêv nzơưv

xênhz

nda

tsi tâu, tsi

muôx jas

đes jas

pêk tsơưs

lal

lal

keiz

kriê ntơưr

nhiv ni

à/ ơưx

Ba (3)

Đám cưới

Làm

Nương

Việc (công tác)

Việc (sản xuất)

Giáo viên (thầy giáo, cô giáo)

Năm, tuổi

Năm kia

Năm ngoái

Năm nay

Sang năm

Hôm kia

Hôm qua

Hôm nay

Ngày mai

Ngày kia

Ngày kìa

Ngày nay

Trước đây

Tối hôm kia

Tối hôm qua

Tối nay

Tối mai

Tối ngày kia

Tối ngày kìa

Của chúng ta

Của chúng tôi

Của tôi

Đến

Đâu?

Tôi

Pêz

Ntênhk yôngz

Têz

Côngz xưv

Hâux lưv

Cưk ntơưr (theix zaoz, cô zaoz)

Shông

Tsêz u

Tsêz ni

Shông ni

Lưv shông

Hnuz hnuz

nes

Hnuz ni

Cex ntus / teik cil

Nes cil

Puôs (nes) đrâus

Nhiv ni

Thâuv nzar

Hnuz hma

Hnel hma

Hma ni

Teik cil hma

Hnuz hnuz hma

Puôs hnuz hnuz hma

Zas pêz li

Zas pêz li

Zas cur li

Tuôx

Tưs (har tưs)

Cur

II. ĐẶT CÂU VỚI TỪ MỚI

* Giáo viên hướng dẫn học viên đặt câu với từ mới.

Ví dụ:

- Txir pêv mul har tưs?

- Niêv pêv nax mar.

- Cur niêv mul uô têz.

- Hnuz ni, cur mul nax yôngz.

- Hnuz hma, tix lâus mul har tưs?

- Cur niêv teik mul uô liêx.

- Xênhz mul kriê ntơưr tsi tâu?

- Thâuv tưs tix lâus thiêx mul.

 

TỪ MỚI – ĐẶT CÂU 2 (TIẾT 62-65)

I. TỪ MỚI

ăn cơm

ăn cơm trưa

ăn cơm tối

uống nước

uống rượu

hút thuốc

hút thuốc lá, thuốc lào

con gấu

mật gấu

con hổ

vuốt hổ

con cáo

con gà

con vịt

con ngỗng, con ngan

con bò

con trâu

con ngựa

con thỏ

con mèo

con chuột, con sóc, con chim

con rắn

con khỉ

con vượn

con hoẵng, hươu

con nai

Nax mar

Nax su (sa)

Nax hma

Hâuk đêx

Hâuk chơưr

Hâuk zinhz

Hâuk chaz zinhz, luôv zinhz

Tul đeik

Tsiz đeik

Tul tsar

Trâu tsar

Tul puôv / tul plik

Tul keiz

Tul as

Tul nhul, tul zex zuôv

Tul nhux

Tul tưv

Tul nênhl

Tul luôr

Tul mir

Tul tsuôs, tul nel, tul nôngs

Tul nez

Tul liêz

Tul chuôv

Tul câur

Tul muôl lưx

II. ĐẶT CÂU VỚI TỪ MỚI

* Giáo viên hướng dẫn học viên đặt câu với từ mới.

Ví dụ :

- Tix lâus nax hma tsi tâu ?

- Cur tsêr zus as.

- Mơix (cxênhr) pêv hâuk đêx.

- Cur niêv lâul mul kriê ntơưr.

- Zơưs lal nax su.

- Pas tsi hâuk chơưr.

 

THỰC HÀNH ÔN TẬP TỪ MỚI – ĐẶT CÂU 1 VÀ 2 (TIẾT 66-69)

TỪ MỚI – ĐẶT CÂU 3 (TIẾT 70-73)

I. TỪ MỚI

Cho

Đây là

Đó là

Tìm

Làng, bản, xóm

Hỏi

Nhà của ai

Nó, anh ấy, chị ấy, bà ấy, ông ấy…

Không có gì

Đi

Giúp

Nương rẫy, đi làm nương

Đáp

Trả lời

Nhờ bác

Nhờ đó

Nhà

Vào nhà

Được rồi, rồi

Đã

Mời

Rủ

Chưa về

Chuyển

Đưa, tiễn biệt

Lá thư

Bên kia

Giữa

Làm cái gì, làm gì

Sắp về

Muốn về

Puz

Ni zas

Krar zas

Nriêr

Jal

Nus

Tul tưs tsêr

Nưl

 

Tsi muôx đez tsi

Mul

Pez

Thex têz, mul uô têz (kôngz)

têz

Têz lul

Qơưx pêv

Qơưx kreir

Tsêr

Lal tsêr

Tâu lơưv, lơưv

Tưz (cul)

Cxênhr (mơix)

Zuv / sik zuv

Tsi tâu lal

Xe

Chêr, xe, xe ndeiv

Đeiv ntơưr

Sez tiv

Plơưr

Uô đez tsi, uô tsi

Zuôr lal

Xer lal

Mọi người

Không phải đâu

Ngồi

Đứng

Nằm

Nằm ngủ

Thanh   (Tên riêng)

Tam (Tên riêng)

Say (Tên riêng)

Minh     (Tên riêng)

Bằng, bình, ấm nước, chén, phích

 

 

Bên kia (bờ bên kia)

Suối

Sông

Biển

Ngói, tôn, proxi măng

Đỏ, xanh, trắng, đen, vàng…

Lớp học

Đúng rồi, phải rồi

Đều khỏe

Ngôi nhà

Cốm

Dẫn đường

Cầm

Gửi

Khi nào

Vác củi, đi lấy củi

Sơưr đơưl

Tsi zas hak

Jâuv

Sơưr

Pư, khâu

Pư tsâus jâus

Thênhz

Tam

Sei (Say)

Minh

Tiêx, tul, luôx, tev, cuôs, thâur (teik), yuôx phưx, piz, phưx sur

Sez tiv

 

Mêr đêx

Niêv đêx

Niêv hiêr txưr

Vuôl luôx, quv,

Pro (vuôl)

Liêz, njuôz, đơưz, đuz, đax,...

thênhv cơưv/ lơpr

zas lơưv

tuôv cxix nhaz jông

luz tsêr

pê mi

shik cêr

tuôr

xang, xe

thâuv tưs

cưr tơưs, mul khơưk tơưl

II. ĐẶT CÂU VỚI TỪ MỚI

*Giáo viên hướng dẫn học viên đặt câu với từ mới.

Ví dụ:

- Cur niêv nhuôr mul kriê ntơưr lal.

- Thâuv tưs pêz lơpr thiêx cơưv tel.

- Cur tsêr nhaz sez tiv.

- Cur zơưs lal tsêr lơưv.

- Thâuv tưs zơưv teik thiêx lal.

- Cur tul cưr mul khơưk tơưl.

- Cur niêv lâul mul uô têz paz cưk.

 

TỪ MỚI – ĐẶT CÂU 4 (TIẾT 74-77)

I. TỪ MỚI

Mười (10)

Bên phải

Bên trái

Đằng trước

Đằng sau

Ra

Vào, mỏng

Ra tay

Lên

Xuống

Trong

Ở trong

Bên trong

Ở ngoài

Bên ngoài

Ở dưới

Bên dưới

Bên cạnh

Ở cạnh

Sang

Ngang

Bên kia

Coi được

Xa

Gần

Câuv

Sez xik

Sez lâux

Tav ntêx

Tav kez

Tơưv

Lal, nhiêl

Grêl têl

Ndê

Grêl

Hâur

Nhaz hâur

Sez hâur

Nhaz đrâuv jôngr

Sez đrâuv jôngr

Nhaz đrev

Sez đrev

sez ntus

Nhaz buôk

Đhâu/ hle

Ter tax (uô nte)

Sez tiv

Seiz tâu

Đêz

Giờ (giờ đồng hồ)

Theo

Đường, đường bê tông, đường nhựa…

Con đường

Lối

Đường rẽ

Thời gian

Mới đến được

Vừa đến

Sắp đến

Đi trước

Mới đi

Vừa đi

Tết (Tết năm mới, rằm tháng 7)

Ăn tết

Hát

Ngã ba đường

Km (ki-lô-mét)

Nhé

Xix / tênhk

Trơưk

Cêr, cêr max nhix pênhr,

Cêr cxeik trax (nhưav)

Txax cêr

Cêr

Cêr cheik

Six chinhz

Nhuôr tuôx txas

Krar tuôx

Zuôr tuôx

Mul uô ntêx

Nhuôr mul

Krar mul

Tsiêz yiêz

She hli đrez

Nax tsiêz

Hu gâux

Cêr yuôv

Lil cêr

Mer

II. ĐẶT CÂU VỚI TỪ MỚI

* Giáo viên hướng dẫn học viên đặt câu với từ mới.

Ví dụ:

- Cur tsêr nhaz sez tiv.

- Cur niêv mul uô liêx đrev her.

- Txax cêr mul tix lâus tsêr đêz lak jê?

- Cur nhuôr mul kriê ntơưr.

- Cur tsêr nhaz buôk niêv teik tsêr.

- Cur pas nhuôr tơưv đrâuv jôngr.

- Cur tix lâus nhaz hâur tsêr.

- Cur mul uô ntêx mer!

 

THỰC HÀNH ÔN TẬP TỪ MỚI – ĐẶT CÂU 3 VÀ 4 (TIẾT 78-81)

TỪ MỚI – ĐẶT CÂU 5 (TIẾT 82-85)

I. TỪ MỚI

Bao nhiêu lâu / bao lâu

Năm, tuổi

Tháng, mặt trăng

Ngày

Đời

Đời đời

Anh em, hàng xóm, bạn bè xa

Anh em ruột (người thân)

Ngày xưa

Sáng sớm, buổi trưa

Buổi chiều

Phiên

Phiên chợ

Ngày đêm

Mười một (11)

Em gái (chị gái gọi em gái, em thím)

Pêk tsơưs lêx / har ntêr

Shông

Hli, luz hli

Hnuz

Siv nênhx

Tiêv tiêv

Cưr tix, jêx jaol, fôngx zưl đêz

Cxinhz cưr tix

Thâuv u / thâuv nzar

Tai cil, ter su

Ter su đuô

Jiês, cer, hlôngr, fli

Gruôv khư / hnuz khư / cer ciêz

Hnuz hma

Câuv iz

hluôk (nzơưv)

Nhaz

II. ĐẶT CÂU VỚI TỪ MỚI

* Giáo viên hướng dẫn học viên đặt câu với từ mới.

Ví dụ:

- Shông ni cax pêk tsơưs shông?

- Ter su đuô cur mul tsêr.

- Hnuz ni, cur niêv lâul mul kriê ntơưr.

- Thâuv nzar, cur tsêr nhaz Nax Hang.

- Shông ni, cax pêk tsơưs shông?

- Cur thiêz tix lâus Hungx zas cxinhz cưr tix.

- Ter su đuô, pêz mul kriz phuôv ntơưv tênhl.

- Tai cil, char cưr sơưr nzar shâuv têl tơư.

 

TỪ MỚI – ĐẶT CÂU 6 (TIẾT 86-89)

I. TỪ MỚI

Mặt trời,

Mặt trăng

Tháng này

Năm nay

Mùa xuân

Mùa thu

Mùa đông

Giờ

1 giờ

2 giờ

3 giờ

4 giờ

5 giờ

6 giờ   

7 giờ

8 giờ

9 giờ

10 giờ

11 giờ

12 giờ

13 giờ 15 phút

 

Ngày

Ngày mùng một

Ngày mùng hai

Ngày mùng ba

Ngày mùng bốn

Ngày mùng năm

Ngày mùng sáu

Ngày mùng bảy

Ngày mùng tám

Ngày mùng chín

Ngày mùng mười

Gâux hnuz

Đrâus hli

Luz hli ni

Shông ni

Cheix ntux yiêz

Cheix ntux lex

Cheix ntux na

Six / tênhk

Iz six

Az six

Pêz six

Plâuz six

Tsiz six

Trâu six

She six

Ziv six

Chuôx six

Câuv six

Câuv iz six

Câuv az six

Câuv pêz six câuv tsiz phênhz

Hnuz

Hnuz xiêz iz

Hnuz xiêz az

Hnuz xiêz pêz

Nhuz xiêz plâuz

Hnuz xiêz tsiz

Hnuz xiêz trâu

Hnuz xiêz she

Hnuz xiêz ziv

Hnuz xiêz chuôx

Hnuz xiêz câuv

Tháng

Tháng một (tháng giêng)

Tháng hai

Tháng ba

Nhớ, thích

Một chút, một tý

Dậy sớm

Trời sáng

Trời tối

Lúc nào, khi nào, bao giờ

Chậm

Muộn

Bao lâu

Thấy lâu

Một tiếng gọi

Đến tết

Trồng ngô, trồng sắn

Được thu hoạch

Mấy kỳ

 

Mấy lứa

Mấy vòng

Mấy vụ

Hoa đào

Nở

Nổ

Quả chín

Rét lắm, rét quá

 

Lạnh lắm

Cả ngày

 

Hli

Hli iz

 

Hli az

Hli pêz

Nda, nhiêv

Iz njik, mê njik

Sơưr nzar

Ntux cex

Ntux tsâuk

Thâuv tưs

 

Kênhz

Lis

Har ntêr

Pav ntêr

Iz suôz hu

Txas tsiêz

Chas paz cưk, chas

kak ntông (vơưs)

Tâu sâu

Tsơưs six (cheix, nhôngs)

Tsơưs fâuv

Tsơưs krông nzênh

Tsơưs chiv

Pex txir đuôx

Tơưs

Tơưs

Txir siêr

Na hênhr, na tsuôv siv

Txiêl hưngr

Lênhx iz hnuz

 

II. ĐẶT CÂU VỚI TỪ MỚI

* Giáo viên hướng dẫn học viên đặt câu với từ mới.

Ví dụ :

- Hnuz ni zas xiêz pêk tsơưs ?

- Hnuz ni, pêz mul chas kak ntông (vơưs ntông)

- Pêz mul khư lênhx iz hnuz.

- Cheix ntux yiêz, pex txir đuôx tơưs jông.

- Thâuv tưs cax thiêx mul uô hâux lưv.

- Hnuz xiêz câuv, pêz mul khư mer.

- Thâuv tưs char cưr mul cơưv ntơưr.

 

TỪ MỚI – ĐẶT CÂU 7 (TIẾT 90-93)

I. TỪ MỚI

Đổi mới

Sợ

Chỉ sợ

Lòng

Tâm

Bền, vững, chắc

Đào

Núi

Đỉnh núi, sườn núi

Đồi

Đỉnh đồi

Giọng

Thanh niên xung phong

Chiến dịch

Biên giới

Khai hội

Đón

Khuổi Lừa (Tên riêng)

Nà Tu (Tên riêng)

Nói chuyện

Tỉnh ủy

Cán bộ

Mít tinh

Phục vụ

Lần nào

Tổ quốc

Kháng chiến

Điện lưới quốc gia

Nói thông thạo

Thay đổi

Hlôngr yiêz

Nyei

Tăngz nyei, tez nyei

Siêz

Luz siêz (plơưr)

Truôx

Khơưz (ndơưk)

Trôngz

Njik trôngz, nter trôngz

Tax

Njik tax

Suôz

Puôz hluôk xôngz phôngz

Fâuv tsev

Đriv ntux (đriv ntux)

Krêz ntênhl

Txeik, tal

Khuôiv Lưax

Nax Tu

Thev lul

Tênhl ủi

Cer bôv

Ntênhl phuôv

Phưx xưv

Fli tưs

Têz qơư

Tir tsev

Tênhv côx chuôz

Heik txơưx xưv

Hlôngr

II. ĐẶT CÂU VỚI TỪ MỚI

* Giáo viên hướng dẫn học viên đặt câu với từ mới.

Ví dụ :

- Pêz têz qơư jông jev thêv.

- Nhiv ni, pêz luz jas tưz muôx tênhv côx chuôz.

- Nhiv ni, pêz tưz muôx tênhv côx chuôz.

- Cur niêv uô cer bôv suôv.

- Cur zơưv teik tsêr nhaz nter trôngz.

- Cur txir uô hâux lưv nhaz tênhl uiv Tênhz Coangz.

- Cur tsêr nhaz Nex Tu.

- Cur heik txơưx xưv lul Hmôngz.

 

THỰC HÀNH ÔN TẬP TỪ MỚI – ĐẶT CÂU 5; 6; 7 (TIẾT 94-97)

HỘI THOẠI (TIẾT 98-105)

I. HỘI THOẠI 1

- Tên của bạn là gì?

- Tên của bạn gọi thế nào?

- Tên tôi là Páo

- Bạn bao nhiêu tuổi?

- Tôi được 28 tuổi

- Thế thì chúng ta cùng tuổi

- Còn tên của anh?

- Tên tôi gọi là Tàn

 

- Cax bê hu li chel

 

- Cur bê hu uô Par

- Cax pêk tsơưs shông ?

- Cur tâu nênhl gâuv ziv shông

- Zas li pêz uô cê tuôz shông (sik luôx)

- Yuôr cax bê ?

- Cur bê hu uô Tanx

II. HỘI THOẠI 2

- Em làm công việc gì, ở đâu?

- Em làm giáo viên dạy học ở huyện Lâm Bình. Còn anh ở đâu?

- Tôi ở Bản Bon

- Anh biết bác Vạn không?

- Tôi biết

- Anh và bác Vạn có anh em thế nào?

 

- Tôi là cháu của bác Vạn

- Chúng mình đi thăm bác Vạn nhỉ

- Được rồi, bây giờ tôi với anh đi

- Thế chúng mình cùng đi nhé!

 

- Cưr uô hâux lưv đez tsi, nhaz tưs ?

- Cưr uô cưk ntơưr kriêntơưr nhaz tsơưz Lâm Binhx. Yuôr tix lâul nhaz tưs ?

- Cur nhaz luz Jal Bong.

- Tix lâus puôk pâuz txir pêv Vangv (Vev)

- Cur pâuz

- Tix lâus thiêz txir pêv Vangv zas cưr tix lê chel ?

- Cur zas txir pêv Vangv xênhz

- Pêz mul shuôk txir pêv Vangv hak hak !

- Tâu, nhiv ni cur đras cax mul

- Zas li pêz uô cê mul mer !

III. HỘI THOẠI 3

- Chào bác, bác khỏe không?

 

- Năm nay bác bao nhiều tuổi rồi?

- Chào các chị, các chị đi đâu đấy?

- Nhà bác có mấy người?

- Nhà bác có nuôi lợn không?

- Nhà bác có trồng cây chè không?

- Bác đi đâu đấy?

- Bác có đi chợ không?

 

- Txir pêv nhaz jông ! txir pêv puôk muôx jas ?

- Shông ni txir pêv tâu pêk tsơưs shông ?

- Char niêv lâul mul har tưs ?

- Pêv tsêr muôx pêk tsơưs tul nênhl ?

- Pêv tsêr puôk zus buô ?

- Pêv txêr puôk chas yuôx tsêx (zêx)

- Pêv mul har tưs ?

- Pêv puôk mul khư ?

IV. HỘI THOẠI 4

- Anh có biết nói tiếng Mông không?

- Tôi không biết nói tiếng Mông

- Tôi chỉ biết nói tiếng Kinh

- Anh mang họ gì?

- Tôi là {mang} họ Sùng!

- Anh có bao nhiêu anh em?

- Tôi có bốn anh em!

- Nhà ở đâu?

- Nhà tôi ở Thành phố Tuyên Quang!

 

- Tix lâus puôk pâuz heik lul Hmôngz ?

- Cur tsi pâuz heik lul Hmôngz

- Cur pâuz heik lul Hmôngz Liêz (Chaz Tsiz)

- Cax zas xênhv đêz tsi ?

- Cur zas xênhv Shôngx.

- Cax muôx pêk tsơưs cưr tix ?

- Cur muôx plâuz cưr tix.

- Tsêr nhaz tưs ?

Cur tsêr nhaz Thanhx phôr (Lôngs)Tênhz Cangz.

 

THỰC HÀNH ÔN TẬP HỘI THOẠI (TIẾT 105-109)

CÂU HỎI ĐÁP 1 (TIẾT 110-113)

I. MẪU CÂU

- Bác ơi, đường đi Chiêm Hóa theo lối nào?

- Pêv ak ! Cêr mul Chiêm Hoá trơưk cêr tưs ?

- Đường đi Chiêm Hóa à? Cháu cứ đi thẳng đến ngã ba, sau đó rẽ trái thì đến huyện Chiêm Hóa

- Cêr mul Chiêm Hoá hak ? Xênhz mul ndex txas cêr yuôv, cheik sez lâux txơưv txas tsơưz Chiêm Hoá.

- Từ đây đến Chiêm Hóa bao nhiêu cây số, bác nhỉ?

- Txix ni txas Chiêm Hoá muôx pêk tsơưs lil cêr (cei cêr)?

- Không xa lắm đâu, khoảng 70 cây số, đi xe máy khoảng 2 tiếng thôi

- Đêz tsi thêv, muôx nhaos 70 (she châuv) cei cêr, mul yêz meir 2 (az) tênhk xưz.

- Thế à ! Cháu cảm ơn bác ạ !

- Zas li ! Xênhz uô tsâus pêv !

- Thế cháu đi nhanh còn kịp ăn cơm trưa nhé !

- Zas li xênhz mul sei tsênhv zuôr chuôs nax su mer !

II. LUYỆN ĐÔI

- Nhà chị ở đâu ?

- Niêv lâul tsêr nhaz tưs ?

- Nhà chị ở xa lắm, nhà bố mẹ chị ở tận tỉnh Hà Giang

- Cur tsêr nhaz đêz hưngr, Cur niêv tsir tsêr nhaz ntơưv tênhl Hux Zex

- Ái chà, xa lắm nhỉ? Thế thì đi mấy ngày mới đến?

- Zux, đêz hưngr têk ? Nhaz lê (zas lê) mul tsơưs hnuz thiêx txas ?

- Đi ô tô một ngày là đến

- Mul ô tô iz hnuz txơưv txas.

- Thế! Chị theo em đi chơi một lần nhé, nhà em ở xã Minh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang, gần thôi!

- Zas lê! Niêv lâul đras cưr mul uô si iz ciêz mer, Cưr tsêr nhaz suôv Minh Quang (Minh Cangz), tsơưz Chiêm Hoá, tênhl Tênhz Cangz.

- Lần này không dỗi chưa đi được, đợi đến năm mới, chị (tôi) sẽ đi ăn tết với em và tìm người hát nhé.

- Txas ni tsi khôngv mul tsi tâu tâu, tal txas shông yiêz, niêv lâul (cur) mev mul đras cưr nax tsiêz thiêz nriêr nênhs hu gâux mer.

 

THỰC HÀNH ÔN TẬP CÂU HỎI ĐÁP 1 (TIẾT 114-117)

CÂU HỎI ĐÁP 2 (TIẾT 118-121)

I. MẪU CÂU 1

- Anh cho em hỏi mấy giờ rồi?

- Tix lâus puz cưr nus tsơưs tênhk lơưv?

- Bây giờ là 5 giờ rồi

- Nhiv ni zas 5 (tsiz) tênhk lơưv

- Hôm nay là ngày mùng mấy nhỉ?

- Hnuz ni zas xiêz pêk tsơưs?

- Hôm nay mùng mười, ngày mai mười một

- Hnuz ni zas xiêz câuv, cex ntus zas hnuz câuv iz

- Hôm nào là chợ phiên Nà Coóc nhỉ?

- Hnuz tưs zas hnuz ciêz cer Nà Coóc têk?

- Chợ phiên Nà Coóc là vào các ngày: Mùng năm, mùng mười, mười lăm, hai mươi, hai mươi lăm, ba mươi

- Ciêz cer Nà Coóc zas hnuz: Xiêz tsiz, xiêz câuv, câuv tsiz, nênhl gâuv, nênhl gâuv tsiz, pêz châus

II. MẪU CÂU 2

- Tháng này là tháng mấy nhỉ?

- Luz hli ni zas hli pêk tsơưs têk?

- Tháng này là tháng 11 năm 2019

- Luz hli ni zas hli câuv iz shông iz cxiêz chuôx puô lênhx chuôx

- Còn mấy tháng nữa đến tết nhỉ?

- Yuôr pêk tsơưs hli thiêz txas tsiêz têk?

- Tháng này là tháng 11 rồi, chỉ còn một tháng nữa là đến tết

- Ở đây tháng nào trồng ngô, tháng nào thu hoạch?

- Nhaz ntơưv ni luz hli tưs chas cưk, luz hli tưs tâu sâu?

- Tháng 2 trồng ngô, tháng sáu thu hoạch

- Luz hli az chas cưk, hli trâu sâu

- Ở đây ruộng một năm làm mấy vụ? lúc nào được thu?

- Nhaz ntơưv ni liêx uô tsơưs chiv? Thâuv tưs tâu sâu?

- Ở đây ruộng làm một vụ, tháng tư cấy tháng tám thu hoạch

- Nhaz ntơưv ni liêx uô az chiv, hli plâuz chas hli ziv sâu

III. MẪU CÂU 3

- Cô có biết mùa nào hoa đào nở không?

- Cax puôk pâuz pex txir đuôx tơưs luz cheix tưs?

- Hoa đào nở vào mùa xuân, đến khoảng tháng 5, tháng 6 thì quả chín

- Pex txir đuôx tơưs trâu cheix ntux yiêz

- Mùa đông ở đây lạnh lắm không?

- Cheix tux na nhaz ntơưv ni puôk txiêl điêv?

- Có năm lạnh lắm, có năm không lạnh.

- Muôx shông txiêl điêv, muôx shông tsi txiêl.

 

THỰC HÀNH ÔN TẬP CÂU HỎI ĐÁP 2 (TIẾT 122-125)

ÔN TẬP CHUẨN BỊ KIỂM TRA (TIẾT 126-128)

KIỂM TRA (TIẾT 129- 130)

PHẦN II/PHÊNHV II

CÁC CHUYÊN ĐỀ (300 TIẾT)/CHAR CÊR CƠƯV (300 SIX)

CHUYÊN ĐỀ 1: GIA ĐÌNH (25 TIẾT)

CÊR CƠƯV 1: CHUÔZ THÊNHX

BÀI 1: GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ CỦA PÁO (TIẾT 131-133)

JEX 1: PAR LI CHUÔZ THÊNHX, XÊNHV CXƯX

Par, xênhv thiêz bê zas Zangx A Par, Par li xur xênhv tsi tez zas têx nênhs buôk jê thôngx đez thôngz nyer muôx têx nênhs zas xênhv Zangx, côngv iz tul đez, yer ntux côngv đez thôngx zev (iz xưk), hu đez iz xưk; uô cê xênhv Hoangx, xênhv Zangx tưz zas xênhv chôngz tiv iz nhaz hâur mênhx cxưx Hmôngz.

Par chuôz thênhx muôx câuv tul nênhs: Zơưs, pas, niêv, txir thiêz Par trâu cưr tix nus muôs. Par pas, zơưs tưz tâu she châuv ntâu shông tuôv sik pas, zơưs tsênhv njê njuôr, muôx jas điêv. Par zơưs zas cưk kênhx, txir yôngz (mênhx jênhs) lâul; Yênhx hma (hma hma) char hluôk tuz hâur jal tuôx cuôs Par zơưs kriê yur kênhx, kriê jex yôngz, kriê cêr chei, cêr txưx cez cêrlav jêv nziês.

Par niêv, txir uô liêx, uô têz, zus tul keiz, tul buô, tul tưv, tul nênhl chiê zus lênhx Par chuôz zis. Par thiêz char cưr tix muôs nus puôr lênhx tsênhv zâu tsuôl pâuz cơưv ntơưr lê xưz, tsi tâu pâuz uô nuv đez tsi. Tsuôl zas njiê Par niêv, txir az cxeik têl lê xưz. Shông ni Par niêv six muôx maz tsi muôx nênhl uô liêx, têz.

Tsưr jal hu jêx jal tuôx sez lex mul pez Par ziv uô liêx, têz cav (cuố) hâuv cheix. Par ziv lal six uô tsâus jêx jal. Mul cơưv ntơưr lal, Par mul seiz nhux, hleik jâuz nênhl. Par char cưr iz cxiê đê jâuz buô, khơưk tơưl, jav jêz, tuôr cxur blêx, qêz tsêr, puz keiz, puz buô, uô mar pez niêv, txir. Par thiêz char cưr tưz kez siêz mul cơưv ntơưr muôx lưs ndê trux yênhx nhuôs ciêz jông.

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN CÁC NỘI DUNG:

1. Luyện tập từ ngữ (Txưv lul)

2. Luyện tập theo mẫu câu (La lul njiêz)

3. Chính tả (Tsênhz sâu)

4. Dùng từ đặt câu (Zôngv têx txưv lul tik yênhx grê lul)

BÀI 2: THU NHẬP, CHI TIÊU TRONG GIA ĐÌNH (TIẾT 134-136)

JEX 2: SÂU KHƠƯK, SIR ZÔNGV HÂUR CHUÔZ THÊNHX  (ZIV NÊNHX)

Chuôz thênhx li têx zev sâu khơưk zas nhiêx thiêz hâuv tsênhv tâu char yênhx vênhk uô tơưv. Sâu khơưk zas nhiêx yênhx hli: Nhiêx hli, nhiêx ser, nhiêx jas, nhiêx liv muôs hâuv, char nhiêx cxơưv pez, nhiêx muôs txiêx cxu, uô côngz nuv (hâux lưv)...  Sâu khơưk hâuv tsênhv zas: char hâuv cxav chiv chir uô tâu xưk: Blêx, paz cưk, kak liêz, kak ntông, jâuz, txir ntux têz, tsiêx cxu... Nênhs Hmôngz xênhz chiêx tsak zas uô liêx, uô têz thiêz tu zus tsiêx cxu; uô têz chas cưk, blêx, kak, jâuz, lâux xôngz, tsiz muôs, tâuv... thiz tu zus nhux, tưv, nênhl, keiz, buô.... Tơưv đrâu, iz cxiê nênhs Hmôngz tsênhv sâu khơưk ntơưv chês hâux lưv cêr lil chei (yex thôngv) xưk siêz , fiêx (ntâuk), uô cxuô zev shôngz, ntông  chiê trâu đuô zev thiêz muôz nhiêx uô char tsez jev...

Kêz qơư hâur char chuôz thênhx tsi thôngx zev viv zas nhiêl muôx nhiêl cêr uô nax; nhiêl muôx nhiêl krar char zôngv, xưk: Krar nax, hâuk, hner, nhaz, mul lal, phưv đel jas; char mê nhuôv li krar cơưv thiêz cxuô hâux lưv xưk, nax yôngz, plux tuôs... Nênhs Hmôngz sâu khơưk kêl (kil) viv lê krar nax, nhaz thiêz par phưv đel jas tưz kêl.

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN CÁC NỘI DUNG:

1. Luyện tập từ ngữ (Txưv lul)

2. Luyện tập theo mẫu câu (La lul njiêz)

3. Chính tả (Tsênhz sâu)

4. Dùng từ đặt câu (Zôngv têx txưv lul tik yênhx grê lul)

 

BÀI 3: ĐỒ DÙNG TRONG SINH HOẠT, LAO ĐỘNG SẢN XUẤT

(TIẾT 137-139)

JEX 3: TƯX ZÔNGV HÂUR XINHZ HÔX THIÊZ UÔ HÂUX LƯV

Hmôngz li tưx zôngv hâur cêr chiêx (xênhz hôx), uô nuv muôx ntâu zev (bluô nux): mâuz (lâux câuz), ziêl, vez, tơưz, triêv, tâul, hlâu đuôr, trez hlâu, hlâu đeir, yer, tâuv cxaz, cơưv, liêl, vôngv, heir, jêz juv, luz lâus; chul jêz, yâul, ... Hmôngz li vôngv, muôz shôngz, muôz ntông uô tưx zôngv hâur ziv nênhx, hlâu uô bleis (cez gris liêk sik hlâu) muôz njiê truôx leix tâu têx têz muôx paz jêz. Trez hlâu zas tưx côngz, chiv kôngz, thâuv mul uô têz, tul tưs tưz chax iz trez hlâu, nziv huv ndơưk thiêz nthuô đrax nhaz têx têz tax nxez. Luz cơưv zôngv chiê trik gruôv cxuô zev, tsêr muôx pêk tsơưs tul nênhs txơưv muôx bâuv kreir luz cơưv. Luz cơưv tâu muôz shôngz trơưv shiêz, txax hluô trik tâu muôz tơưr nhux uô. Trez liêl chiê hleik blêx thiêz hleik jâuz nhux, nênhl tsês chiê nhaz ntơưv njưl liêx.  

Nhiv ni, têx tưx zôngv txax chex (yex thôngv) muôz shôngz, ntông uô tưz tâu zuôr bur hlôngr xưk tơưz, paz tơưz, trôngx tal... Nuv tuôz jar, par txuôs thiêz phuôv huiz char tưx zôngv cêr chiêx txax chex zas txux lav six chinhr, zuôr tâu txơưx pâuz six shênhx.

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN CÁC NỘI DUNG:

1. Luyện tập từ ngữ (Txưv lul)

2. Luyện tập theo mẫu câu (La lul njiêz)

3. Chính tả (Tsênhz sâu)

4. Dùng từ đặt câu (Zôngv têx txưv lul tik yênhx grê lul)

BÀI 4: HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH  (TIẾT 140-142)

JEX 4: YÔNGZ CUL THIÊZ ZIV NÊNHX

Txôngx bax Hmôngz xer jông gâux jông đrâus, zuôr uô niêv txir iz tiêv nênhx zar tsuv muôx jas, cer siêz (siêz zas), gruôs uô nax; hluôk nxeik zuôr txơưx chas mex, ntuk ntâuz, nzir xơưk khâuz đuôs; hluôk đrâus zuôr txơưx leix liêx têz, pâuz uô fiêx (ntâuk), pâuz shiêz, yur trex, hu gâux jông, yur blôngx, yuôz ndek,...;  txas shông nta njuôs hluôk, hluôk tuz, hluôk nxeik sik hlê đơưz thiêz tâu niêv, txiz, cưr tix nênhx tse đôngx thiêx tâu zuôr uô niêv txir. Txix thâuv hlê đơưz txas thâuv tsinhz tâu yênhx gơưv niêv txir, nênhs Hmôngz zuôr uô ntâu txax chei: Heik yôngz thiêz pir six nhôngl, chêr txiêx yer, ntênhl yôngz.

Ziv nênhx (chuôz thênhx) Hmôngz zas chuôz thênhx sik nhaz uô cê pêz, plâuz cxênhx nênhs, Txir nênhx zơưs uô tsưr tsêr thiêz hlôngr flu đras suôv hôiv chez chuôk; nênhs pux nxeik (pax niêv) tưz mul zuôr txir tsi tâu cêr zus mê nhuôv thiêz tuôs nhaz hâur niêv, txir zus. Niêv txir sik hluz, sik yuô nhiêv; tul txir cheix nênhl mul khư, tul pax niêv (tul pux) tuôr tư nênhl trơưk tul txir, tul txir kâuk chơưr đruôz khư tul pax niêv tuổ câul their yer ntux. Hâur ziv nênhx têx mê nhuôv hmar nhiêv niêv txir, mê nxeik tsi muôx cê (vex phuôv) tâu sơưv chuôz tev, viv lê tsôngv bax Hmôngz khênhr muôx luz siêz xer zuôr zus mê tuz thiêz muôx ntâu mê tuz thâuv lâul niêv txir thiêx cez siêz muôx nênhs phưx lil, tu tu zus.

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN CÁC NỘI DUNG:

1. Luyện tập từ ngữ (Txưv lul)

2. Luyện tập theo mẫu câu (La lul njiêz)

3. Chính tả (Tsênhz sâu)

4. Dùng từ đặt câu (Zôngv têx txưv lul tik yênhx grê lul)

BÀI 5: TIÊU CHÍ XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA (TIẾT 143-145)

JEX 5: CÊR CXIV TSE ZIV NÊNHX VÊNHX HUÔV

1. Uô er jev trơưk njôngr Đangv thiêz Côx chuôz li cêr chei, phuôx lix; trâu siêz uô hur si têx hâux lưv tiv phez ntơưv qơư zul nhaz kriê tơưv:

- Uô trơưk njôngr  côngv thôngx li cêr chei ntơưv qơư  nhaz;

- Uô jông trơưk siv nênhx vênhx minhx hâur nax yôngz, uô đez uô kruô (ntênhl tuôs) nax tsiêz nax cxu (ntênhl phuôv) trơưk cuiz tênhv;

- Uô jông char cuiz tênhv vêv xênhz qơư nhaz (tênhx qơư);

- Tsi yuôk puôl (cxuv trâus) têx cuiz tênhv vêv xênhz krar nax krar hâuk, phex maz ơưk;

- Tsi yuôk puôl cuiz tênhv phex cuz hnhiêz tơưs;

2. Ziv nênhx (chuôz thênhx) muôx lưs jông, shênhv phưx, sik hluz, pez mex sơưr đơưl hâur côngv thôngx;

- Pas zơưs, niêv txir thiêz tuôv cxix tuôz nênhs hâur ziv nênhx sik hluz tâu phôngv zus jông;

- Yôngz cul zul zênhv, tsênhv pưv, sik hluz sik nhiêv uô trơưk cêr chei Cux chuôz;

- Uô jông cêr chei xôr xur; six shênhx sik luôs chês phênhv;

- Tuôz nênhx nhaz hâur ziv nênhx uô jông cêr chiêx vênhx minhx, muôx vênhx huôv hâur chuôz thênhx, côngv thôngx thiêz suôv hôiv (xar hôiv);

- Sik pez sơưr đơưl hâur côngv thôngx thâuv muôx maz muôx nev;

3. Tsưr hâur uô têx hâux lưv, gruôv lex, cơưv shuv chuôs pênhr yưv siêz;

- Ziv nênhx tul thiêz phuôv tser cinh têr ntơưv krar sâu khơưk ndex ndênhl;

- Nênhs nhaz hâur six nhôngk uô hâux lưv zuôr tsuv sir jas uô nax thiêx muôx sâu khơưk ndex ndênhl;

- Nhik nhuôv nhaz hâur six nhôngk cơưv ntơưr tâu mul cơưv;

- Sir zôngv đêx hur;

- Muôx côngz yênhx vêv xênhz sik huv vêv xênhz.

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN CÁC NỘI DUNG:

1. Luyện tập từ ngữ (Txưv lul)

2. Luyện tập theo mẫu câu (La lul njiêz)

3. Chính tả (Tsênhz sâu)

4. Dùng từ đặt câu (Zôngv têx txưv lul tik yênhx grê lul)

BÀI 6: SINH ĐẺ CÓ KẾ HOẠCH (TIẾT 146-148)

JEX 6: XÊNHZ ZUS MUÔX CEZ CÊR (TRƠƯK CÊR CHEI)

Nênhs Hmôngz li cez xer uô nax tsưr zav uô nôngz ngiêv vi lê zuôr tsuv muôx ntâu nênhs uô nax, zas li Hmôngz thiêx khênhr zus nhuôs ntâu thiêz seiz hluz char mê nhuôv tuz đuô.

Xênhz zus muôx txax chi (đrex chi) zus mê nhuôv tsơưs luz nênhx thiêx tâu jông. Iz ziv zul txix 1 (iz) txas 2 (az) tul mê nhuôv. Char pux nxeik (pax niêv) six nhôngk jông zus mê nhuôv zas txix 24 (nênhl gâuv plâuz) txas 29 (nênhl gâuv chuôx) shông. Zas zus nhuôv nzar liêk sik zus lis, mê nhuôv khênhr muôx maz thiêz zus nhuôv tsi tâu pur six nhôngk. Zus tul nhuôv tiv az cêv tul tiv iz tsơưs tưz az pêz shông tul niêv lê trar jông nhaz.

Chiê six shênhx jông cez xer xênhz zus zuôr tsuv yuôx nôngs tsưr ziv lev jev muôx nhuôv tsâux thiêz jev zus nhuôv iz tiêv nênhx zas tu huôv (tuô tu nôngz).

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN CÁC NỘI DUNG:

1. Luyện tập từ ngữ (Txưv lul)

2. Luyện tập theo mẫu câu (La lul njiêz)

3. Chính tả (Tsênhz sâu)

4. Dùng từ đặt câu (Zôngv têx txưv lul tik yênhx grê lul)

BÀI 7: MÙA LÀM RUỘNG, NƯƠNG (TIẾT 149 – 151)

JEX 7: CHEIX UÔ LIÊX, TÊZ

Hmôngz khênhr nhaz tax siêz, têz qơư tax trôngz nxez, liêx, têz tsơưs.

Viv lê Hmôngz khênhr kriz liêx kiz nteir nhaz têx krar her, têx nter tax, nter trôngz. Cheix uô liêx tax siêz zas trâu luz kez hli pêz, hli plâuz trơưs zul hli, chas tel thiêx tâu nax.

Hmôngz li têz muôx az zev. Zev tiv iz zas têz khâuz, zuôr luôx, ntar ntông, tsuôr chiê yer ntux jiêz kruôr, hlơưr cuz li chas, lek sik đơưx hâur pâul ntông li leix, heir thiêx tâu chas. Zev tiv az zas têz siêr (leix nhus). Cheix uô têz siêr zas luz  hli iz, hli az zul li cxiê shông, zas têz leix uô thâuv tưs tưz tâu. Nhiv ni txưr ntar jôngr, seiz xưk tsuôl pav zas uô têz siêr, chas tuôz zev kôngz ker (fex yez). Têz chas iz zev tsaz chas jông tu đuô. Txas six nthuô đrax tưz jông uô đuô têz khâuz.

Txas cheix uô liêx, têz cxiê (cxuô) lênhx, cxuô ziv đrơưv đrôngl mul sâu kôngz (blêx, cưk, tâuv…) jiêz ndis ntus tsêr. Ziv tưs tưz pur nthez paz cưk, pur tsêr blêx. Tul tưs tưz đrơưv đrôngl txix sơ]rr nzar txas tsâus ntux, nta phưs ntuz tel têx khâuz ndơưk tiêv sik lav six jông siêz viv tưz muôx nax, muôx zôngv.

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN CÁC NỘI DUNG:

1. Luyện tập từ ngữ (Txưv lul)

2. Luyện tập theo mẫu câu (La lul njiêz)

3. Chính tả (Tsênhz sâu)

4. Dùng từ đặt câu (Zôngv têx txưv lul tik yênhx grê lul)

BÀI 8: ÔN TẬP CHUYÊN ĐỀ 1 (TIẾT 152-155)

CHUYÊN ĐỀ 2: LÀNG BẢN, QUÊ HƯƠNG (30 TIẾT)

CÊR CƠƯV 2: JÊX JAL, KUZ TÊZ

BÀI 9: TUYÊN QUANG, THỦ ĐÔ KHU GIẢI PHÓNG (TIẾT 156-158)

JEX 9: TÊNHZ COANGZ, THUV ĐÔK KHU ĐƠƯK TSA

Hli 5/1945 (hli tsiz shông iz cxiêz chuôx puô plâuz châuv tsiz), Tsưr tinhx Hôx Chir Minh (Pêv Hôx) lal Tênh Tsaox, tsơưz Sơn Dương lav lil trâu sơưr pher, tse Khu jeiv phongr thiêz kriz phuôv sơưr đơưl khu chiê thôngz iz hâur par thơưx thiêz krêz đer côngz xưv.

Hli 6/1945, Tôngv pưv Viêx Minh yex thôngz tsinhz tâu yênhx lil Khu jaiv phongr (đơưk tsa), zuôr Tênh Traos uô thuv đôk. Txix hnuz 13 txas 15/8, Đangv kriz txôngx ziv thôngz côx nhaz Tênh Tsaox, txôngx ziv tuôr tênhv (cuêz tênhv) yênhx lil Uiv bangk sơưr pher thôngz côx thiêz tơưv Tras lênhv xôr 01 cxiz jas (bưl zâuv) sơưr đơưl

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN CÁC NỘI DUNG:

1. Luyện tập từ ngữ (Txưv lul)

2. Luyện tập theo mẫu câu (La lul njiêz)

3. Chính tả (Tsênhz sâu)

4. Dùng từ đặt câu (Zôngv têx txưv lul tik yênhx grê lul)

BÀI 10: NGƯỜI MÔNG Ở TỈNH TUYÊN QUANG (TIẾT 159-161)

JEX 10: HMÔNGZ NHAZ TÊNHL TÊNHZ COANGZ (CANGZ)

Tênhl Tênhz Coangz muôx 7 tsơưz, thanhx phôr (les): Tsơưz Sơn Dương, Iên Sơn, Hamx Iên, Tsiêm Hoar, Nax Hang, Lex Fênhx thiêz thanhx phôr Tênhz Coangz.

Nênhs Hmôngz nhaz tênhl Tênhz Coangz muôx njuôl lex 20.716 người (nênhl gâuv cxiêz she puô câuv trâu) tul nênhs. Nênhs Hmôngz muôx flu nhaz cxiê luz tsơưz hâur tênhl, 3 zev Hmôngz chôngz uô thơưx nhaz tsơưz Iên Sơn zas Hmôngz Đơưz, Hmôngz Đuz thiêz Hmôngz Lênhl, nhaz hâur Hmôngz Đơưz chôngz đuô cxiê zev Hmôngz; krar tsi thôngx hâur cxiê zev Hmôngz zas têx pux nxeik li tsôngl jev, char zev Hmôngz nhiêl muôx nhiêl têx tsôngl jev txeix jông đuô.

Nênhs Hmôngz Tênhz Coangz la ntâu tênhl tser tuôx, tsi uô cê tuôz six tiêv sik txôngx baox Hmôngz seiz Tênhz Coangz zas zul têz qơư, lơưr char muôx luz siêz jông, txax buôk jê thiêz côngv siêz côngv njưk đras txôngx baox cxiê đuô char mênhx cxưx ntơưv qơư nhaz.

Nênhs Hmôngz Tênhz Coangz txuk zas uô têz, Blêx, paz cưk zas Hmôngz li krar nax. Đuô lê, nênhs Hmôngz tsênhv chas đuô tsaz chas: Tâuv pâur, vơưs, … Ntông nax txir zas: Txir khơưz, txir juôx, txir đuôx …

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN CÁC NỘI DUNG:

1. Luyện tập từ ngữ (Txưv lul)

2. Luyện tập theo mẫu câu (La lul njiêz)

3. Chính tả (Tsênhz sâu)

4. Dùng từ đặt câu (Zôngv têx txưv lul tik yênhx grê lul)

BÀI 11: NGƯỜI MÔNG Ở TỈNH HÀ GIANG (TIẾT 162-164)

JEX 11: HMÔNGZ NHAZ TÊNHL HUX ZEX

Tênhl Hux Zex tâu pir zas pêz Viêx Nangk luz trur tsêr, viv zas nhaz siêz đuô cxiê tênhl Bar Bôv, buôk ntus Tsungz Cux têz qơư.

Tênhl Hux Zex, Hmôngz nhaz chôngz uô thơưx sâu 31% char mênhx cxưx hâur tênhl, az zev Hmôngz zas Hmôngz đơưz thiêz Hmôngz Lênhl xênhz chiêx nhaz char tsơưz sez pêx: Cez Puôv, Iên Minh, Tôngx Pênhz, Mnax Vex thiêz az tsơưz sez shiz Hoangx Sưv Fix, Siv Mênhx, nhaz shơư cxiê zev mênhx cxưx: Cha, Lô Lô, Pu Péo, Cờ lao, Tày, Nùng … Nênhs Hmôngz nhaz ntơưv ni uô nax muôx cêr lil nta bê. Txôngx baox Hmôngz uô hâux lưv muôx yênhx tưv siêz xưk ntus ntâuz, shiêz, uô ntông, ntâuk hlâu…

Đuô chas paz cưk, Hmôngz hax tsênhv chas tâuv, vơưs, kak suôr… ntông nax txir thiêz yuôx njuôz xưk cxez yez shôngz, kêz…

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN CÁC NỘI DUNG:

1. Luyện tập từ ngữ (Txưv lul)

2. Luyện tập theo mẫu câu (La lul njiêz)

3. Chính tả (Tsênhz sâu)

4. Dùng từ đặt câu (Zôngv têx txưv lul tik yênhx grê lul)

BÀI 12: NGƯỜI MÔNG Ở TỈNH YÊN BÁI (TIẾT 165-167)

JEX 12: HMÔNGZ NHAZ TÊNHL ÊNH BAIR

Mênhx cxưx Hmôngz nhaz Ênh Bair tsưr zav muôx plâuz zev tsênhv zas: Hmôngz Lênhl; Hmôngz Đuz; Hmôngz Đơưz thiêz Hmôngz Siz. Hâur ca Hmôngz Lênhl thiêz Hmôngz siz chôngz đuô. Iz cxiê Hmôngz Lênhl tsơưz Puôv Huôr tênhl Laox Ceiz tser qơư tuôx nhaz truôx qơư ntơưv tsơưz Văng Ênh txax trơưk vênhx huôv Hmôngz tiv phez tuôx.

Hmôngz nhaz Ênh Bair têx hâux lưv zas chas jôngr, tu zus tsax cxu, chas ntông tênhr tsiv jông thiêz ntông côngz ngiêx hnuz nhôngl lu. Têx nôngz jông xưk: Tsêx Shan, tuz ziz, hơưk, tu zus nhux, tưv, nênhl, mur … Qơưx kreir, txôngx baox Hmôngz Ênh Bair luz nênhx  tưz tâu phuôv tser thiêz tênhv tul. Hmôngz nhaz Ênh Bair txơưx cưk hlâu nuv siêz, txôngx baox chiv chir nquôr triêv, trez hlâu, nquôr kheik thiêz tsez jev, tsưz nênhl, tsưz nhux … tưx teik xinhz hôx hâur chuôz thênhx. Txơưx shiêz cơưv, cez chuôv thiêz tơưz chiê ntiv mar mul uô têz…

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN CÁC NỘI DUNG:

1. Luyện tập từ ngữ (Txưv lul)

2. Luyện tập theo mẫu câu (La lul njiêz)

3. Chính tả (Tsênhz sâu)

4. Dùng từ đặt câu (Zôngv têx txưv lul tik yênhx grê lul)

BÀI 13: QUY ƯỚC THÔN, BẢN (TIẾT 168-170)

JEX 13: CÊR CHEI JÊX JAL

Txôngx baox mênhx cxưx Hmôngz nhaz hâur jêx jal cêr chei tsưr zav cxix lôngl char nôiv zôngx xưk: Cêr chei xôr xur, zus mê nhuôv trơưk đrex chi, cxiv tse cêr nênhx vênhx minhx ntơưv ntênhl chơưr, ntênhl tuôs, chuôz thênhx vênhx huôv, jal vênhx huôv, tênhv côngz tênhv chuôz, txơưx tu zus tsiêx cxu, tir têx fêv nênhs, tir cêr txưx pôngz kez, ter lev tâu lev njênhs…

Têx hâux lưv cxiv tse cêr chei jêx jal tưz thiêz iz njưx zav chinhr trâu nuv cxiv tse chuôz thênhx, jal vênhx huôv, tuôr jur thiêz phuôv huiz txôngx baox Hmôngz lik char tsiv tsiêx vênhx huôv txax chex, thôngx six uô tôngv jus chiê mênhx cxưx Hmôngz uô trơưk bưl jâuv “Sơưr đơưl xur đơưz thoangx huv siêz huv têl cxiv tse siv nênhx vênhx huôv nhaz qơư nhaz”, phex tir têv nev xar hôiv, sir jas uô nax cxuôv yeiz txu pluôs.

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN CÁC NỘI DUNG:

1. Luyện tập từ ngữ (Txưv lul)

2. Luyện tập theo mẫu câu (La lul njiêz)

3. Chính tả (Tsênhz sâu)

4. Dùng từ đặt câu (Zôngv têx txưv lul tik yênhx grê lul)

BÀI 14: TIÊU CHÍ XÂY DỰNG THÔN, BẢN VĂN HÓA (TIẾT 171-173)

JEX 14: CÊR CXIV TSE JÊX JAS VÊNHX HUÔV

1. Siv nênhx tênhv tul cinh têr thiêz iz trux trux phuôv tser:

- Têx nênhs hâur six uô hâux lưv zuôr muôx hâux lưv uô thiêz muôx sâu khơưk tênhv tul.

- Njuôl puô ziv nênhs muôx tsêr cxiv nhaz siêz ntâu đuô, tsi muôx tsêr xâu nes.

- Cêr chaoz thôngz mul lal zôngx ziv.

2. Uô nênhx jông jas, bluô nux:

- Muôx tsêr Vênhx huôv, yer uô thêv thaoz tiv hâuv nhaz ntơưv qơư tuôz nênhl nhaz.

- Mê nhuôv hâur six cơưv tâu mul cơưv, tuôv txas cxix cxuô kruôz kriê câpr az trar sâuv.

- Sơưr đơưl uô jông xinhz hôx vênhx huôv, thêv thaoz nênhs đrôngl ntơưv qơư nhaz.

3. Qơư nhaz hur jông jev:

- Char qơư sơưr đơưl uô si tâu par txuôs, jur jông hur si.

- Muôx qơư sâu njeis khâuz nhez; muôx tsêr vêv xinhz cơư ntuv.

- Uô jông txax phex maz.

4. Trơưk njôngr Đangv thiêz Cux chuôz lik cêr chei nhaz li:

- Uô jông hur si têx hâux lưv nav txưr kriê tơưv.

- Njuôs puô mê nhuôv shuô zus tâu txu mex mev; mê nhuôv tâu tsiz phex maz.

- Muôx hôx tôngv heik kriê cêr chei.

- Tuôv txas ngangz tul angz ninhz cxix jông.

- Chi bôv Đangv, char tsưr hâur uô jông cxuô hâux lưv.

5. Sơưr đơưl huv siêz huv têl pâuz pez têx nênhs tsênhv muôx cêr khưr:

Ziv nênhx sik hluz, pâuz hluz lâul hluz hluôk, nênhs muôx côngz, nênhs muôx maz uô tsi tâus thiêz têx nênhs muôx cêr khưr.

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN CÁC NỘI DUNG:

1. Luyện tập từ ngữ (Txưv lul)

2. Luyện tập theo mẫu câu (La lul njiêz)

3. Chính tả (Tsênhz sâu)

4. Dùng từ đặt câu (Zôngv têx txưv lul tik yênhx grê lul)

BÀI 15: XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI (TIẾT 174-176)

JEX 15: CXIV TSE JÊX JAL

Tênhl Tênhz Coangz đras char trez têz hâur pêz têz qơư tưz uô jông tsez yênhx qơư txas Cux chuôz cxiv tse nôngx jal yiêz txix shông 2011; kêz uiv Đangv, tsênhv ntux têl (chính quyền) tưz cxix lôngl kriê uô jông têx tsez yênhx, tsuô zas pêz sơưr đơưl xur đơưz (pêx xênhv) côngv siêz uô. Txix ni, têx tsez yênhx Cux chuôz tưz la uô jông: Pex flu nôngx jal tâu phuôv jông, tsinhz jas pêx xênhv li siv nênhx tưz tâu jông; cinh têr nôngz ngiêv phuôv tênhv tul, côngz ngiêv thiêz phưx vưv phuôv sei (chus) ntâu zev; pêx xênhv li siv nênhx vênhx huôv tâu jông, ntâu zev vênhx huôv tsiv grê tâu par txuôs thiêz phuôv tser, tênhx qơư (môi tsươngx) tưz tâu jông đuô, ntâu đrôngl nôngx jal tưz cxiv tse thiêz muôx ntâu jông jev, niuôz, hur luz nênhx pêx xênhv tâu jông.

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN CÁC NỘI DUNG:

1. Luyện tập từ ngữ (Txưv lul)

2. Luyện tập theo mẫu câu (La lul njiêz)

3. Chính tả (Tsênhz sâu)

4. Dùng từ đặt câu (Zôngv têx txưv lul tik yênhx grê lul)

BÀI 16: ĐỔI MỚI BẢN LÀNG, QUÊ HƯƠNG (TIẾT 177-179)

JEX 16:  JÊX JAL, KUZ TÊZ HLÔNGR YIÊZ

Thâuv nzar, nhaz đrôngl nôngx jal tax siêz, tsi muôx cêr, mul lal khưr hênhr, uô đez tsi tưz tsi txâuk nax, uô nênhx lav six khưr. Têx shông trar lal nhiv ni, Cux chuôz muôx tsưr tser (chương trinhx) krêz niêv cêr chaoz thôngz, hlôngr nôngz kôngz, tsiêx cxu phuôv tse uô nênhx tâu jông đuô tsi yuôr ziv yeiz. Tâu Cux chuôz chez chiêr đêx hur txas tsêr, cxuô ziv hâur jal uô nênhx tưz tâu jông đuô.

Cxuô char mênhx cxưx jông siêz uô tsâus Đangv, Chinhr phuv, viv zas nhiv ni jêx jal tưz muôx tsêr cơưv, muôx theix jaor, cô jaor, muôx mê tsêr kha maz, lênhx tưs tưz pâuz uô vêv xinhz thiêz hâuk yuôx phex maz. Char hluôk tuz, hluôk nxeik tưz pâuz ntơưr, pâuz tu zus mê nhuôv la jông, ziv ziv (zis zis) muôx yêz meir mul lal tâu jông.

Cxuô ziv tưz pâuz xeir nôngz blêx, nôngz cưk yiêz, uô trơưk cêr chei têz qơư thiêz sâu la ntâu đuô, txâuk nax txâuk zôngv. Char jêx jal tưz “hlôngr yiêz” lênhx tưs tưz jông siêz, chuôz thênhx shinhv phưx.

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN CÁC NỘI DUNG:

1. Luyện tập từ ngữ (Txưv lul)

2. Luyện tập theo mẫu câu (La lul njiêz)

3. Chính tả (Tsênhz sâu)

4. Dùng từ đặt câu (Zôngv têx txưv lul tik yênhx grê lul)

BÀI 17: ÔN TẬP CHUYÊN ĐỀ 2 (TIẾT 180-183)

KIỂM TRA CHUYÊN ĐỀ 1 + 2 (TIẾT 184 – 185)

CHUYÊN ĐỀ 3: THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG (25 TIẾT)

CÊR CƠƯV 3: NTUX SIÊ THIÊZ QƠƯ NHAZ

BÀI 18:  MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (TIẾT 186-188)

JEX 18:  QƠƯ NHAZ THIÊZ PHUÔV TSE TRUÔX NZIV

Qơư nhaz tau pauz zas hur si cxuô zev nhaz thiêz đras cxiz cxơưz sơưv đơưl phuôv jông (er luôx, đêx, chuô pe, shôngz ntông, tsiêx cxuô zev…) thiêz qơư nhaz nênhs tsiv tơưv (cêr taus, tsêr uô cxuô zev…).

Phuôv tse truôx nziv zas phuôv tse hnuz ni tsik hiêv txas trau tiêv nênhx hnuz kez, phuôv tse uô nax uô hauk đras uô jông luz nênhx thiêz cxiz cxơưz sơưr đơưk chax cxiv tu jông qơư nhaz… Nhaz li ntơưv, cxiv tse jông qơư nhaz zas txax cêr jông trau cxiv tu phuôv tse truôx nziv.

Thex tsev uô nax nhiv ni, phuôv tse nôngz kôngz nôngz lôngk đras phuôv tse cez cêr ndis shuôs; cxiv se jêx jal trơư cêr chei yiêz, cxiv tse les, đrôngs… puôr lênhx yuôv txas qơư nhaz. Viv li ntơưv pêz sơưr đơưk phuôv tse truôx nziv jông qơư nhaz.

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN CÁC NỘI DUNG:

1. Luyện tập từ ngữ (Txưv lul)

2. Luyện tập theo mẫu câu (La lul njiêz)

3. Chính tả (Tsênhz sâu)

4. Dùng từ đặt câu (Zôngv têx txưv lul tik yênhx grê lul)

BÀI 19: BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG (TIẾT 189-191)

JEX 19: TU PHƯV TRÔNGZ JÔNGR

Txưr tsik la

1. Tsik la luôx trôngz, luôx jôngr tsik la nav tsưr tsa chei.

2. Tsik la trik fuôz tsuôz, hauv muôx tax taus, hauv txiv tơưl chis jông trik tau la nav tsưr tsa lul; tsa tsiêx cxu mul haur her jôngr txưr, jôngr mal niêv kruôr chas.

3. Tsik la ntêl, chuôz, cơư, tuô nel, tuô nôngs, muôs tsiêx kuk her jôngr nav tsưr tsik tsa chei.

4. Tsik la ruôr têx tsêr, têx fôngx ntơưv qơư jar tu her jôngr.

5. Tsik la tsa tơưl hlơưr trôngz, hlơưr jôngr.

6. Tsik la muôs, muôl, tsês chiê, tsa seiz têx hauv her jôngr nav tsưr txưr.

7. Tsik la khơưz nhiêx cuz, txa trôngz jôngr, their đêx… thiêz uô têx txax haux lưv tsik trơưk nav tsưr cêr chei uô puôl qơư nhaz trau cxiê tser, cxiê zev.

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN CÁC NỘI DUNG:

1. Luyện tập từ ngữ (Txưv lul)

2. Luyện tập theo mẫu câu (La lul njiêz)

3. Chính tả (Tsênhz sâu)

4. Dùng từ đặt câu (Zôngv têx txưv lul tik yênhx grê lul)

BÀI 20: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (TIẾT 192-194)

JEX 20: TU PHƯV PUÔS NDIS QƠƯ NHAZ

Nhiv ni, pêz iz puôs ndis qơư nhaz tưz mes ha chênhr chiv: Kê er iz hnuz sar jul ndê; ntux siê hlôngr chiv pav tsênhz; têx caz chuô lax, nes hlaz, đêx cuôr, đêx nhez shông tav kez nyher đuô shông tam ntêx, krar qir sơưr zas: Pe ndha ntơưv qơư uô côngz lôngk, char tax taus yuôx tuô đrax, tuô cez nhaz haur chas kông lôngk, têx tas tsuôz nênhv par tsês trik mul hlơưr, phaus tsik trơưk chei kriê… Pêz heir nênhs zas iz phênhv uô nax, cxiv tse luz nênhx zuôr trơưk đreiv haur puôs ndis qơư nhaz, puôs ndis qơư nhaz mes liêv, zuôr mes traus txax cêr muôx maz, muôx gênhk li: Maz fex siêz, njưk, txir nênhx tsik muôx tau tuz nhuôs, maz plơưr…; muôx ntau ntux nev, đêx nhez, đêx cuôr têz er, ntux kruôr ziv hnuz ziv ntau, kôngz lôngk chas hlaz tsik taul….

Viv li, par phưv puôs ndis qơư nhaz cav jông njuôz hur: Tsik tsa tas tsuôz lưx liêv, muôx krar qir hur si, tsiêx cxu muôx guôx cơư zus, tsik tsa đrel; tsik tsuôs yuôx tuô đrax, tuô cez ntau đhau, tsik luôx trôngz, ntar jôngr, tsik la chuôz, ntêl, tuô tsiêx cxu đruôz đres….

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN CÁC NỘI DUNG:

1. Luyện tập từ ngữ (Txưv lul)

2. Luyện tập theo mẫu câu (La lul njiêz)

3. Chính tả (Tsênhz sâu)

4. Dùng từ đặt câu (Zôngv têx txưv lul tik yênhx grê lul)

BÀI 21: MÙA, THỜI TIẾT, KHÍ HẬU TUYÊN QUANG (TIẾT 195-197)

JEX 21: CHEIX CHIV, NTUX SIÊ TUYÊN QUANG

Xênhr Tuyên Quang muôx 4 cheix, cheix ntux yiêz, cheix ntux sar, cheix blôngx jênhs, cheix na (cheix ntux tsaus); cheix na muôx chuô kruôr txiêl na, cheix sar yer ntux cuz, lal nes ntau.

Têz qơưs xênhr Tuyên Quang, têz er luôx siêz pêv tax, kril zul lal đrev kez, viv li muôx 2 ntuk ntux siê: Nhaz fez pêv kauv xênhr cheix na ntêr đuô, na đuô, cheix sar lal nes ntau đuô; nhaz fez đrev kez xênhr cheix na lur đuô, cheix sar yer cuz đuô, muôx ntau caz nes lax. Cheix sar muôx yênhx caz nes lax lal ntêr, uô đêx nhez. Iz shôngs lal nes muôx taul 1.295 - 2.266 mm, ntux cuz iz shôngs pheiz trau đruô đrez 220 - 230C, ntux nông 85%.

Pêx xênhv nhaz xênhr TuyênQuang sik cxơưz, sik hluz, nhiêv kruô, sơưrr đơưk nhaz uô yênhx jêx jal jông li tul nje truôx khar tir their vex lôngs Thăng Long.

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN CÁC NỘI DUNG:

1. Luyện tập từ ngữ (Txưv lul)

2. Luyện tập theo mẫu câu (La lul njiêz)

3. Chính tả (Tsênhz sâu)

4. Dùng từ đặt câu (Zôngv têx txưv lul tik yênhx grê lul)

BÀI 22: CÂY XANH VỚI MÔI TRƯỜNG (TIẾT 198-200)

JEX 22: NTÔNG NJUÔZ ĐRAS QƠƯ NHAZ

Pêz sơưr đơưk zuôr tsuv chas thiêz phưv ntông uô trôngz jôngr viv trôngz jôngr zas krar qơư jông muôx liv trau đes jas thiêz qơư nhaz:

- Uô trau qơư nhaz tsơưs tsik traus pluô paus tax taus: Ntông njuôz muôz cxez pe Oxy, gru pe CO2, Amoniac, SO2, Nox, pluô paus,… txix ntơưv uô tsơưs trau têx pe tax taus trau qơư nhaz, uô trau qơư nhaz hur si đuô.

- Zôngv đêx txuôs thiêz their tsik cuôr er: Ntông njuôz thơưr đêx trau haur xuz, uô kênhz ndha pe đêx haur er, cxez nzir pe chuô nông, uô đêx nes ntưl kênhz, têz, er tsơưs tssik mes đêx nhez, đêx cuôr.

- Uô tsơưs yer ntux cuz: Blôngx ntông njuôz uô nzôngr nzông, their hnuz chi uô trau qơư nhaz lex khiêv nziês.

- Uô yưv qơư uô nax: Chas ntông, chas jôngr pez tau trau luz nênhx uô nax phuôv ndê, chas, phưv trôngz jôngr jông cxiz cxơưz txax cêr uô nax ndis shuôs muôx lưs phuôv ndê.

- Pez cxiê tser zev luz nênhx cxix cxuô: Trôngz jôngr tau tu phưv jông, têx tsiêx cxu đruôz đres, nel, nôngs, cez, mur… lal luz qơư nhaz jông, vev phuôv….

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN CÁC NỘI DUNG:

1. Luyện tập từ ngữ (Txưv lul)

2. Luyện tập theo mẫu câu (La lul njiêz)

3. Chính tả (Tsênhz sâu)

4. Dùng từ đặt câu (Zôngv têx txưv lul tik yênhx grê lul)

BÀI 23: KHU DU LỊCH SINH THÁI NA NANG, LÂM BÌNH (TIẾT 201-203)

JEX 23: QƠƯ NDIS SHUÔS NA NANG, LÂM BÌNH

Nhaz trau ntơưv 2 tsơưz Na Hang thiêz Lâm Bình, qơư ndis shuôs puôs ndis qơư nhaz Na Hang, Lâm Bình đer 15.000 ha, nhaz haur muôx 8.000 ha zas bleiv đêx.

Jauv sauv gax, tuz ndis shuôs tưz zuôr mul txas ntơưv az tus đêx Njuôz (sông Gâm) thiêz đêx Iêz (sông năng) lal tênhr trau haur pel đêx ni. Đras 99 luz hau trôngz, hau pêl siêz njês njuôz xiêz tsav nzôngr đuôz trau haur đêx tau pir jông li "Hạ Long pêv tax siêz" (suôv Thượng Lâm, tsơưz Lâm Bình). Nhaz ntơưv tsênhv yuôr têx jông qơư ndis shuôs li: Đêx tsơưk Khuổi Nhi, Khuổi Súng, tsêr xênh Pác Tạ, Pác Vãng, krar tsuô Phia Vài, Song Long, ndêx jêz Cọc Vài, kez tsuô Nàng Tiên - Chú Khách,… đras tax trôngz jôngr laul txênhx zênhl trơưk 2 fez ntul đêx uô trau luz qơư ndis shuôs jông chuôs bau suôr chiê cxuô tul tuôx seiz shuôs tel zuôr trar tuôx ntau đuô lưv jaul.

Đras ntơưv tax trôngz hau pêl, qơư nhaz thiêz qơư ndis shuôs jông, pêx xênhv cxuô heir nênhs nhaz ntơưv ni tsênhv chax truôx cez cêr chei laul jông thauv uz lal tưz zas luz đes jas hlaz lal tse cxiv, phuôv tse uô nax uô hauk trau cxuô heir nênhs, tiv thơưx zas uô nax ntơưv phuôv ndê txax haux lưv cêr Ndis shuôs trau cxuô lênhx, cxuô heir nênhs.

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN CÁC NỘI DUNG:

1. Luyện tập từ ngữ (Txưv lul)

2. Luyện tập theo mẫu câu (La lul njiêz)

3. Chính tả (Tsênhz sâu)

4. Dùng từ đặt câu (Zôngv têx txưv lul tik yênhx grê lul)

BÀI 24: XUÂN VỀ TRÊN BẢN MÔNG (TIẾT 204-206)

JEX 24: CHEIX NTUX YIÊZ NHAZ PÊZ JAL HMÔNGZ

Iz luz cheix ntux yiêz trar tuôx txas đuô, nhaz pêv têx jal Hmôngz, cxuô tax trôngz, hau pêl pex txir đuôx, txir khơưz tưz sik tư tơưs, têx mê shôngz, mê ntông sik tư nrau caul, hler blôngx njuôz mal nhôngs. Cheix ntux yiêz tuôx uô trau cxuô tser zev hlôngr yiêz, flis fla. Nhaz ngtơưv têx txax nhuôv cêr nkhez nkhaus pêv nter jôngr, têx pez nxeis gaux Hmôngz hner tsôngl zev leiv ntôngl jông gaux hênhr tiês, têx pez tuz hluôs yuôz trex, kưr blôngx, đhiê kênhx, ntauk ndel… sơưr đơưl thev luôs nxi jông chuôs têx traur pex tơưs.

Nhaz trau ntơưv iz thex tiêx er, têx bax mê nhuôv tuz nxeis đras tsôngl zev yiêz par muôx paz, đar vix vôngs,… heik cưr cxiêx, pex lus uô trau luz thex tsev uô lav jêv jông đênhr siêz cơưs. Tsê tsê cxur blêx pur fơưr, cưk pur nthez, tsiêx cxu pur guôx, pêx xênhv Hmôngz muôx iz luz tsiêz pêz chaus nax kez nhaz jông trau cxuô lênhx.

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN CÁC NỘI DUNG:

1. Luyện tập từ ngữ (Txưv lul)

2. Luyện tập theo mẫu câu (La lul njiêz)

3. Chính tả (Tsênhz sâu)

4. Dùng từ đặt câu (Zôngv têx txưv lul tik yênhx grê lul)

BÀI 25: ÔN TẬP CHUYÊN ĐỀ 3 (TIẾT 207-210)

CHUYÊN ĐỀ 4: VĂN HOÁ DÂN TỘC (36 TIẾT)

CÊR CƠƯV 4: HEIR NÊNHS CÊR CHEI NAX NHAZ

BÀI 26: NHÀ Ở CỦA NGƯỜI MÔNG (TIẾT 211-214)

JEX 26: PÊZ HMÔNGZ LUZ TSÊR NHAZ

Hmôngz nhaz pêv trôngz tax siêz, uô tsêr nhaz jê ntơưv ntul đêx, jê têz uô kôngz chiê trar treik zôngx ziv. Phênhv ntau Hmôngz uô tsêr cxas ndêx, var grênhz, their fez nje shôngz. Nhaz trau tax siêz Hmôngz uô tsêr tuôr er var vuôl, var grênhz, nhaz ntơưv iz cxiê tsơưz li Hàm Yên, Yên Sơn, xênhr Tuyên Quang phênhv chôngz Hmông uô tsêr tha (ntông) jông li tsêr nênhs Hmôngliêz (Chaztsiz). Tez sik, haur đruô đras tsêr, sênhx khez peix txưr txôngz uô te.

Tsêr Hmông phênhv ntau zas tsêr er, var vuôl, var grênhz, xar shôngz lel tsez tsez txiês. Tsêr Hmông phênhv ntau uô 3 qe: iz qer uô krar chuz traur tơưl thiêz muôx iz luz peiv zas niêv txir tsưr tsêr luz txex qơư pư, qer đruôz đrez zas qer đer đuô, muôx krar trôngx, muôx sênhx khez peix txưr txôngz pêv haur ples, zas qer tsênh uô ntênhl yôngz, cak, uô ntênhl maz ntênhl tuôs thauv muôx nênhs plax tuôs, qer tiêv kruô. Qer tiv 3 muôx krar chuz, krar txal thiêz peiv têx mê nhuôv pư. Tsêr Hmôngz puôr lênhx muôx nthez chiê trau ker mar, hex hauv kruôr thiêz chuôz tev.

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN CÁC NỘI DUNG:

1. Luyện tập từ ngữ (Txưv lul)

2. Luyện tập theo mẫu câu (La lul njiêz)

3. Chính tả (Tsênhz sâu)

4. Dùng từ đặt câu (Zôngv têx txưv lul tik yênhx grê lul)

BÀI 27: TRANG SỨC CÁC NGÀNH MÔNG (TIẾT 215-217)

JEX 27: HMÔNGZ TÊX HAUV NHIÊX CUZ CHAX UÔ JEV

Txas têx luz cheix chiv nax tsiêz, nax cxu, têx hnuz mul guôv kiêz khư, têx tuz nxeis hluôs Hmôngz tul tưs tưz uô jev yiêz, chax sơư nhiêx, sơư cuz, mfleiz nhiêx, mfleiz cuz, caux tôngs nhiêx…

Nênhs Hmôngz chax nhiêx cuz chiê uô jev thiêz đhau ntơưv uô cav tul đrauv pauz tau nưl tul khênhx luz nênhx. Hmôngz têx hauv uô jev ni tau muôz nhiêx, cxuôl, tôngx đes… lal uô, txaus pex cxuô zev jông cơưs. Trơưk Hmôngz heik, chax caux tôngs nhiêx nhaz ntơưv uô jev, tsênhv phex tau maz khau thuôs, traus đez, traus phưx.

Têx tuz nxeis hluôs đras têx hauv uô jev li sơư nhiêx, caux mfleiz, caux tôngs nhiêx tơưs pex cxuô zev đras uô trau txax cêr chei jông pêx xênhv Hmôngz luz nênhx nhaz trau xênhr Tuyên Quang.

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN CÁC NỘI DUNG:

1. Luyện tập từ ngữ (Txưv lul)

2. Luyện tập theo mẫu câu (La lul njiêz)

3. Chính tả (Tsênhz sâu)

4. Dùng từ đặt câu (Zôngv têx txưv lul tik yênhx grê lul)

BÀI 28: ÂM NHẠC, VĂN HỌC DÂN GIAN CỦA NGƯỜI MÔNG

(TIẾT 218-220)

JEX 28: SUÔZ GAUX THIÊZ PEX LUS, ĐEZ NÊNHS HMÔNGZ

Pêx xênhv Hmôngz suôz gaux, suôz trex nhaz xênhr tuyên Quang muôx ntau zev txơưr. Nhaz li: Kênhx, trex, ndel, kiv phuôr qênhx, đruôl, đruôl tôngx…

Tiv thơưx zas kênhx tau nênhs Hmôngz seiz, tu jông. Iz chêl Hmôngz muôx iz txax cêr chei chax têx chuôz tev ntơưv txơưr iz mê njik, tez sik tưz zas kal iz kra lal, kênhx tau yuôz thauv luz nênhx jông nhaz li nax, tsiêz, nax cxu, mul guôv kiêz khư thiêz yuôz trau thauv muôx cêr nhuôx siêz haur ntênhl maz, ntênhl tuôs…

Jông li cxuô pêx xênhv az ches, têx đez nênhs, pex lus, cưr cxiêx… tau tul laul kriê trau tul hluôs, tul hlaz kriê trau tul zau tiêv đhau tiêv tsik muôx ntơưr sau tsês chiê. Têx pex lus, cưr cxiêx, đez nênhs Hmôngz thev, heik mul trau pêx xênhv Hmôngz txax cêr uô nax, uô hauk, luz nênhx nax nhaz…

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN CÁC NỘI DUNG:

1. Luyện tập từ ngữ (Txưv lul)

2. Luyện tập theo mẫu câu (La lul njiêz)

3. Chính tả (Tsênhz sâu)

4. Dùng từ đặt câu (Zôngv têx txưv lul tik yênhx grê lul)

BÀI 29: TRANG PHỤC CỦA NGƯỜI MÔNG (TIẾT 221-223)

BÀI 29: TSÔNGL ZEV HMÔNGZ

Nhaz haur Hmôngz cêr li chei, tsôngl zev zas krar uô trau pauz chêl Hmôngz tưs trau chêl Hmôngz tưs thiêz pêx xênhv heir nênhs te. Phênhv ntau pêx xênhv Hmôngz uô pêx xênhv Hmôngz têx tsôngl zev li ntak ntauz mex, xơưk pex ntauz, tơưv laus… lal xơưs uô tiêz ya Hmôngz.

Hmôngz hner tiêz mex trauk gex, yưx Hmôngz Đơưz hner tiêz mex đơưz tsik trauk gex. Tiêz ya Hmôngz tau tơưv laus, xơưs pex ntauz tơưs pex jông cơưs. Tiêz Hmôngz teik đrê, tơưv laus, thauv hner siê sêr.

Trik ya txir nênhx Hmôngz nhaz xênhr Tuyên Quang: Trik tsôngl laul muôx trik xơưs ches lax, ya lur, khơưv nhiêl txưr ntauz, trik ya tsôngl laul puôr lênhx yas ntauz mex trauk gex njuôz. Nhiv ni, trik ya txir nênhx Hmôngz hner trơưk trik ya Hmôngzliêz.

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN CÁC NỘI DUNG:

1. Luyện tập từ ngữ (Txưv lul)

2. Luyện tập theo mẫu câu (La lul njiêz)

3. Chính tả (Tsênhz sâu)

4. Dùng từ đặt câu (Zôngv têx txưv lul tik yênhx grê lul)

BÀI 30: LỄ HỘI VÀ PHONG TỤC CÚNG TỔ TIÊN CỦA NGƯỜI MÔNG

(TIẾT 224-227)

JEX 30: CÊR UÔ CÔNGZ YÊNHX HMÔNGZ CEZ CÊR PEIX TXƯR TXÔNGZ

- Hmôngz cêr uô côngz yênhx

Jông đuô zas côngz yênhx Gauvtax: Gauvtax zas têx ziv muôx mênhx, muôx pluô lel zas iz chuôz xênhv muôx mênhx kriz uô trau cheix ntux yiêz thar phôngv côngz hmôngr trau mê tuz nhuôs, chuôz xênhv uô txauk nax, txau muôx bluô. Gauvtax phênhv ntau uô trau 3 hnuz hmas, hnuz thơưx thiêz hnuz cơưs zas cez cêr phix mênhx txưr txôngz, hnuz đruôz đrez zas cêr côngv siêz trau sơưr đơưl iz tsôngv fôngx zưs, cưr tix, nênhx tse, jêx jal tuôx đras tsưr tsêr uô côngz yênhx Gauvtax.

- Cez cêr peix txưr txôngz

Pêx xênhv Hmôngz nhaz xênhr Tuyên Quang peix txưr txôngz 3 tiêv trar kez nhaz li niêv, txir, pas, zơưs, pas côngz, zơưs côngz (muôx iz cxiê chuôz xênhv tsuôl peix iz tiêv - niêv txir).

Đrauv peix txưr txôngz, Hmôngz tsênhv peix têx đez li: đez trôngs, đez kôngz lôngk, đez buô…

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN CÁC NỘI DUNG:

1. Luyện tập từ ngữ (Txưv lul)

2. Luyện tập theo mẫu câu (La lul njiêz)

3. Chính tả (Tsênhz sâu)

4. Dùng từ đặt câu (Zôngv têx txưv lul tik yênhx grê lul)

BÀI 31: LỄ CƯỚI CỦA NGƯỜI MÔNG (TIẾT 228-230)

JEX 31: PÊX XÊNHV HMÔNGZ NTÊNHL YÔNGZ CAK

Thauv iz txil tuz nxies hluôs siz hluz, sik nhiêv khênhr khênhr muôz têx zev hauv nhaz li mfleiz, đeiv iêr tsav njiê trau têx hnuz gruôv ciêz khư, nax tsiêz, nax cxu… chiê uô puôr fênhx.

Pêx xênhv Hmôngz nhaz xênhr Tuyên Quang tưz uô txauk têx cez cêr li az tus tuz nxeis hluôs pauz sưv txas tsênh chơưr ntênhl yôngz nhaz li: seiz shông, muôz nhez, tal nhez.

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN CÁC NỘI DUNG:

1. Luyện tập từ ngữ (Txưv lul)

2. Luyện tập theo mẫu câu (La lul njiêz)

3. Chính tả (Tsênhz sâu)

4. Dùng từ đặt câu (Zôngv têx txưv lul tik yênhx grê lul)

BÀI 32: MÚA KHÈN (TIẾT 231-233)

JEX 32: TƠƯK KÊNHX

Tơưlc kênhx zas iz zev đhiê ntơưv char hluôk tuz Hmongz. Trez kênhx muôx tâuz kênhx, muôx trâu ntir kênhx shôngz tênhz, ntêr, lur, lax, mê, muôx bleiv tôngx đes. Đhas trâu hâur luz tâuz kênhx, trâu ntir kênhx puôr lênhx muôx krar pak chiê thâuv tưs yuôz zuôr pak. Têx suôz kênhx đrar lâul, sôngz, suôz sênhr, luz suoz kênhx yuôz đrar chiê trâu cxiê lênhx nênhs kha siêz ziv.

Têx txir kênhx khênhr yuôz, tơưk trâu ntênhl tuôs, tsa đez tsa plis, tez sik kênhx tưz tsênhv tâu yuôz trâu têx hnuz lav jêv. Tơưk kênhx tsênhv chenhz nhaz li tơưk ndis, kênhx qâuz lâus, tơưk tsưs, tơưk qơưk kez trôngx....

Tơưlc kênhx tưz zas iz zev cez cêr trâu Hmôngz luz nênhx, đhâu ntơưv zuôr pav tâu lênhx tuz hluôs tưs tưz txơưx njê thiez muôx đes zas.

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN CÁC NỘI DUNG:

1. Luyện tập từ ngữ (Txưv lul)

2. Luyện tập theo mẫu câu (La lul njiêz)

3. Chính tả (Tsênhz sâu)

4. Dùng từ đặt câu (Zôngv têx txưv lul tik yênhx grê lul)

BÀI 33: TẾT CỦA NGƯỜI MÔNG (TIẾT 234-236)

JEX 33: TSIÊZ HMÔNGZ

Jông li cxuô pêx xênhv, pêx xênhv Hmôngz cul nax tsiêz pêz chaus jông li sơưr đơưl cxuô heir nênhs.

Nax tsiêz pêx xênhv Hmôngz cul tuô keiz, tuô buô, krưr nduôr cxuô zev thiêz leis hu txưr txôngz lal đras nax tsiêz. Nhaz trau hnuz tsiêz pêx xênhv Hmôngz muôx: tsa kei sik tas, tsa nhux sik đrauk, sik tưr cheix nênhl, nax vix vôngs, par muôx paz, yuôz kênhx, heik cưr cxiêx, pex lus… Nax tsiêz pêz chaus zas luz six hơưv trau sơưr đơưl cxuô lênhx cxuô tul khưr iz shôngs la sa, lal seiz, tu shuôs zul chuôz ziv txưr txôngz.

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN CÁC NỘI DUNG:

1. Luyện tập từ ngữ (Txưv lul)

2. Luyện tập theo mẫu câu (La lul njiêz)

3. Chính tả (Tsênhz sâu)

4. Dùng từ đặt câu (Zôngv têx txưv lul tik yênhx grê lul)

BÀI 34: ẨM THỰC CỦA NGƯỜI MÔNG (TIẾT 237-240)

JEX 34: HMÔNGZ CEZ CÊR UÔ JAU MAR

Hmôngz jauz mar tau muôz ntơưv az zev jau hna uô nax: hauv chas thiêz hauv nriêr đrauv đruôz đres.

Hmôngz puôl mar zas iz paz tơưz mar blêx lel mar kruôr. Jau tau kiz trax tsư he thiêx trau đêx uô cuô. Greix pêx xênhv Hmôngz khênhr khênhr cxôngr lal kiz sik shơưs, trau đêx tsơưl muôs muôs thiêx chax nax nzuôs mar. Hmôngz hauv nax kez tau cxuô pêx xênhv pauz zas cuz thez. Cuz thez zas zev hauv nax tau muôz greix, cxe, hnhur, siêz, njưk, plơưr thiêz nyer nhux, tưv, nênhl, yis… cxôngr sik sơưs tsơưk uô tik ziêl  lel laux cauz. Cuz thez la uô trau têx hnuz khư, nax yôngz lel ntênhl tuôs.

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN CÁC NỘI DUNG:

1. Luyện tập từ ngữ (Txưv lul)

2. Luyện tập theo mẫu câu (La lul njiêz)

3. Chính tả (Tsênhz sâu)

4. Dùng từ đặt câu (Zôngv têx txưv lul tik yênhx grê lul)

BÀI 35: ÔN TẬP CHUYÊN ĐỀ 4 (TIẾT 241-244)

KIỂM TRA CHUYÊN ĐỀ 3 + 4 (TIẾT 245-246)

CHUYÊN ĐỀ 5: ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM VÀ HỘI NHẬP (18 TIẾT)

CÊR CƠƯV 5: TÊZ QƠƯS VIỆT NAM THIÊZ KEZ NTUS

BÀI 36: TỔ QUỐC VIỆT NAM (TIẾT 247-249)

JEX 36 : TÊZ QƠƯS VIỆT NAM

Việt Nam zas iz luz cux chuôz nhaz trau đrev kez hnuz tuôx đeiv er Asia, ntul hiêr đrev kez hnuz pôngz Thái Bình Dương (Pacific). Muôx chiêv er ntêr 4.550 km (fiêx jêz) đras Tsungz cux (Suôr têz) nhaz pêv kauv têz, têz qơưs Lal tuôl (Bla) thiêz Campuchia nhaz fez hnuz pôngz; fez hnuz tuôx zas ntul hiêr. Muôx 96.208.984 lênhx nênhs.

Têz qơưs Việt Nam muôx 4 luz cheix (cheix ntux yiêz, cheix ntux sar, cheix jênhs blôngx, cheix ntux na). nhaz kez têz muỗ 2 luz cheix (cheix kruôr thiêz cheix nes). Tax trôngz yex nta 3/4 têz er, muôx fez njiê tơưv đrev hiêr (fez hnuz tuôx, fez đrev kez thiêz fez đrev kez hnuz pôngz) đras ntul hiêr chez ntêr 3.260 km txix kauv têz chiêv Tsungz cux mul txas đrev kez hnuz pôngz chiêv Campuchia.

Têz qơưs Việt Nam muôx kênhz cưv tir their, phưv, tse cxiv cux chuôz. Txix thauv muôx cêr chei hlôngr yiêz uô nax, luz nênhx tưz tau ntau jông đuô, ziv hnuz cez cêr uô nax đras cxuô têz qơưs haur kez ntux. Zas iz luz têz qơưs zưx fênhx (hòa bình), cxuô heir nênhs seiz jông kruô; têz qơưs Việt Nam tưz zas ntu er jông tsa pênhr trau uô nax, ntu er jông trau ndis shuôs cxuô têz qơưs haur kez ntux.

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN CÁC NỘI DUNG:

1. Luyện tập từ ngữ (Txưv lul)

2. Luyện tập theo mẫu câu (La lul njiêz)

3. Chính tả (Tsênhz sâu)

4. Dùng từ đặt câu (Zôngv têx txưv lul tik yênhx grê lul)

BÀI 37: ĐOÀN KẾT CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM (TIẾT 250-252)

JEX 37: CXUÔ HEIR NÊNHS VIỆT NAM PAUZ SIK HLUZ

Têz qơưs Việt Nam muôx 54 heir nênhs nhaz li: Hmôngzliaz (Chaz tsiz), Hmôngz, Cha, Yexmax, Zir, Nduôr, Cao lan, Bana, Êđê, Chăm… Đhau cênhz cưv tsiv têz tsiv qơư cxuô pêx xênhv têz qơưs Viêt Nam pauz sik pez sik hluz, cxiz cxơưz uô nax phuôv ndê. Ntênhl thơưx huôv nav tsưr Cêr chei Côngk lôngl XII lênhl "paz cav cxuô pêx xênhv sơưr đơưl tau jông sik baus, seiz tauk, côngv siêz, seiz tu jông trau sơưr đơưk đras cxiz cxơưz phuôv ndê…".

Ntơưv thơưx huôv pêx xênhv heir nênhs tsơưs jauk tiv III shông 2019, zơưs Chẩu Văn Lâm, tul thơưx nav Cêr chei Côngk lôngl xênhr Tuyên Quang heis cxuô qơư uô haux lưv Cêr chei Côngk lôngl, nav tsưr, fez sik hluz sik pe luz nênhx xênhr zuôr tsuv kruôz kriê pêx xênhv têx cez cêr Cêr chei Côngk lôngl, nav tsưr; cxuô heir nênhs hauv siêz, pauz sik hluz sik pez chiê pêx xênhv heir nênhs tsơưs nax nhaz, mnôngs, uô trơưk đreiv nav tsưr Cêr chei Côngk lôngl.

Sơưr đơưl tiz siêz sik pez cxiv tse luz nênhx trau cxuô pêx xênhv uô trơưk cez cêr phuôv ndê, tir their cux chuôz, côngv uô nax đras cxuô têz qơưs nhaz haur kez ntux.

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN CÁC NỘI DUNG:

1. Luyện tập từ ngữ (Txưv lul)

2. Luyện tập theo mẫu câu (La lul njiêz)

3. Chính tả (Tsênhz sâu)

4. Dùng từ đặt câu (Zôngv têx txưv lul tik yênhx grê lul)

BÀI 38: QUAN HỆ VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC (TIẾT 253-255)

JEX 38: TÊZ QƠƯS VIỆT NAM UÔ NAX ĐRAS TÊZ QƠƯS AZ CHES

Thơưx huôv Cêr chei Côngk lôngl zauk tiv XII, ntơưr Tênhz mênhv kriê têx haux lưv tsênhv cênhz zas: "Tir their truôx têz qơưs; chax truôx cêr zưx fênhx, phuôv ndê, tse cxiv uô nax; tuôr truôx têz qơưs tiêx tul; kriz đer uô nax đras cxuô têz qơưs chiê têz qơưs Việt Nam muôx mênhx haur kez ntux".

Việt Nam uô nax jông đras cxuô têz qơưs haur kez ntux, uô nax đras têx têz qơưs jêx jal, muôx chiêv têz sik puôk ziv hnuz ziv jông. Nhiv ni, Việt Nam uô nax đras 188/193 têz qơưs, zas têz qơưs jông ntơưv 70 luz côngv hauv; uô nax txauk đras 16 têz qơưs, uô nax cxix cxuô đras 11 têz qơưs… Việt Nam cxez chuôz jông trau ntơưv ASEAN, U.N (Liên hợp quốc), APEC, ASEM…

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN CÁC NỘI DUNG:

1. Luyện tập từ ngữ (Txưv lul)

2. Luyện tập theo mẫu câu (La lul njiêz)

3. Chính tả (Tsênhz sâu)

4. Dùng từ đặt câu (Zôngv têx txưv lul tik yênhx grê lul)

BÀI 39: DÂN TỘC MÔNG VÀ CÁC DÂN TỘC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG (TIẾT 256-258)

JEX 39: PÊX XÊNHV HMÔNGZ THIÊZ CXUÔ PÊX XÊNHV NHAZ HAUR XÊNHR TUYÊN QUANG

Tuyên Quang zas iz têz qơưs tax trôngz, haur pêl jông cơưs, têz qơưs muôx 22 heir nênhs nhaz uô cê ntau tiêv lal li Hmôngzliaz (Chatsiz), Yexmax, Cha, Cao lan, Hmôngz, Zir, … Pêx xênhv Hmôngz nhaz xênhr Tuyên Quang muôx yex 20.716 tus nênhs, muôx nta 2,3% nênhs nhaz haur xênhr. Nhaz tiv 4 têx pêx xênhv li Yexmax, Cha, Cao lan. Hmôngz nhaz cxuô luz tsơưz, đrôngs haur xênhr. Pêx xênhv Hmôngz nzar trơưk Cênhz mênhv, trau siêz đras cxuô pêx xênhv cxiz cxơưa uô nax, phuôv ndê luz nênhx.

Cxuô pêx xênhv sơưr đơưl sik hluz sik pez, cxiz cxơưz, chax truôx têx cêr chei tsôngl laul. Ntơưv ni zas đruôz siêz nux gri jông lal tse cxiv têz qơưs xênhr Tuyên Quang ziv hnuz ziv muôx bluô, jông nênhx.

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN CÁC NỘI DUNG:

1. Luyện tập từ ngữ (Txưv lul)

2. Luyện tập theo mẫu câu (La lul njiêz)

3. Chính tả (Tsênhz sâu)

4. Dùng từ đặt câu (Zôngv têx txưv lul tik yênhx grê lul)

BÀI 40: CÁC ĐỊA DANH NỔI TIẾNG VIỆT NAM (TIẾT 259-261)

JEX 40: TÊX TRÔNGX TÊZ MUÔX MÊNHX NHAZ TÊZ QƠƯS VIỆT NAM

Việt Nam zas iz têz qơưs muôx bluô, muôx tax trôngz siêz, đrel đer, pêx xênhv muôx ntau cez cêr chei tsôngl lau, seiz kruô jông siêz. Têz er đras tul nênhs nhaz ntơưv têx têz qơưs haur cux chuôz Việt Nam uô yênhx têx ntu têz er jông, muôx mênhx tau ngtau tus kruô ndis shuôs nhaz haur kez ntux tuôx seiz shuôs li: Cauv hiêr Hạ Long, krar tsuô Phong Nha, Nha Trang, Phú Quốc… thiêz têx têz qơưs cez cêr chei, cênhz cưv li: Tuôv chênhz Hà Nội, Tuôv chênhz laul Huế, đrôngs laul Hội An, nje laul Quảng Trị.

Tuyên Quang, đeiv têz er cênhz cưv Cênhz mênhv, tuôv chênhz ntau zênhz nduôz Phez ciz, đeiv er tau nav tsưr cux chuôz xeir thauv ntauk tsev đras Phez ciz muôx ntau txax xưv tsênhv chênhz muôx mênhx li: Fôngx Nà Nưa, tsêr xênh Tân Trào, tsêr xênh Hồng Thái, txôngx phex cux sưv Tân Trào, đêx sar Mỹ Lâm, qơư ndis shuôs Na Hang - Lâm Bình, têx qơư ndis shuôs đras siêz trơưk njênhs li tsêr xênh Hạ, tsêr xênh Ỷ La, tsêr xênh Thượng, tsêr mnav An Vinh (đrôngs Tuyên Quang); tsêr mnav Bảo Ninh Sùng Phúc, tsêr xênh Đầm Hồng (Chiêm Hóa); tsêr xênh Bắc Mục, tsêr xênh Thác Cái (Hàm Yên); tsêr xênh Pắc tạ (Na Hang)….

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN CÁC NỘI DUNG:

1. Luyện tập từ ngữ (Txưv lul)

2. Luyện tập theo mẫu câu (La lul njiêz)

3. Chính tả (Tsênhz sâu)

4. Dùng từ đặt câu (Zôngv têx txưv lul tik yênhx grê lul)

BÀI 41: ÔN TẬP CHUYÊN ĐỀ 5 TIẾT 262-264

CHUYÊN ĐỀ 6: PHÁT TRIỂN KINH TẾ (36 TIẾT)

CÊR CƠƯV 6: CEZ CÊR UÔ NAX

BÀI 42: PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI Ở CƠ SỞ (TIẾT 265-267)

JEX 42: CEZ CÊR UÔ NAX NHAZ HAUR JÊX JAL

Ntau shông đhau lal ntơưv ni, xênhr Tuyên Quang tưz muôx ntau cêr chei lal pez pêx xênhv heir nênhs tsơưs uô nax phuôv tse luz nênhx, nhaz haur muôx pêx xênhv Hmôngz .

Chiê cav pêx xênhv Hmôngz tsơưs nhuôx khưr, xênhr cxiz cxơưz, tsa pênhr pez trau têx têz qơưs muôx ntau pêx xênhv Hmôngz nhaz li pênhr cêr chei 135, pênhr cxiv tse jêx jal yiêz, sa yeiz, jev pluôs… đhau ntơưv kruôz kriê pêx xênhv hlôngr yiêz chas nôngz kôngz lôngk, tsiêx cxu muôx gri, sau tau ntau. Chax truôx cez cêr nhaz truôx têz, truôx qơưs, kruôz kriê tsưr ziv uô nax trau pêx xênhv…

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN CÁC NỘI DUNG:

1. Luyện tập từ ngữ (Txưv lul)

2. Luyện tập theo mẫu câu (La lul njiêz)

3. Chính tả (Tsênhz sâu)

4. Dùng từ đặt câu (Zôngv têx txưv lul tik yênhx grê lul)

BÀI 43: NGƯỜI MÔNG TRỒNG CÂY LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM (TIẾT 268-270)

JEX 43: PÊX XÊNHV HMÔNGZ TÊX KÔNGZ LÔNGK CHAS KER MAR

Thauv ntêx, pêx xênhv Hmôngz tsuôl luôx trôngz jôngr chas cxur, chas cưk đras luz nênhx cêr nhuôx tsik cơưs. Tau nav tsưr cxiz cxơưz, pêx xênhv Hmôngz luz nênhx nhiv ni tau hlôngr ntau.

Nhiv ni, suôv Hồng Thái, tsơưz Na Hang muôx 25,5 ha er chas jau cxuô zev, 37 ha chas ntông nax txir (nhaz haur muôx 25 ha txir juôx); 61,6 ha chas ntông yuôx Shan (tsêx), 30 ha chas ntông yuôx Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên… Đras ntux siê, têz er jông, hauv chas, Hồng Thái zas jông qơư têz er chas xênhr têx nôngz kôngz jông. Đhau ntơưv, pêx xênhv hlôngr nôngz kôngz chas haur liêx kiz ntei li cxur blêx, paz cưk lal chas jauz, chas txir sau la ntau đuô, muôx gri siêz đuô. Đhau ntơưv cxiv tse luz nênhx trau pêx xênhv Hmôngz trơưk chuôs cxuô pêx xênhv.

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN CÁC NỘI DUNG:

1. Luyện tập từ ngữ (Txưv lul)

2. Luyện tập theo mẫu câu (La lul njiêz)

3. Chính tả (Tsênhz sâu)

4. Dùng từ đặt câu (Zôngv têx txưv lul tik yênhx grê lul)

BÀI 44: RỪNG CỦA ÔNG SANG (TIẾT 271-273)

JEX 44: ZƠƯS NJUÔZ XEZ TRÔNGZ NTÔNG

Zous Njuoz Xez nhaz suôv Iênz Lâmz (Hamx Iênz). Têx shông 1990 trar tav ntêx zơưs Njuôz Xez tsuôl chas 2-3 chiez nongz liêx nôngz têz uô tsik txâuk nax.

Hnar Cux chuôz muôx, zơưs Njuôz Xez nhiêv tênhv chas ntông par phưv trongz jôngr trâu têz kuôr pax. Thơưx shông

Chas tâu 3ha hlaz jong. Az shôngs tav kez nưl chas txix 5 – 10ha. Đhâu 10 shôngs zơưs Njuoz Xez chas tâu 70 ha ntông ceoz (Keo).

Xev lal, iz shông zơưs Njuoz Xez sâu tâu 45 trav (triệu) nhiêx ntơưv par phurv trongz jongr, uô kongz lôngk, zus tsiêx cxu. Nhiv ni zơưs Njuoz Xez muôx 55 ha ntông chas tâu 10 shôngs. Zơus thar nav tsưr puz chiê zơus la ntar. Njiê zơưs Njuoz Xez trongz ntông txôngx tus cul lax, zies, siêz tul tus tưz kruôk thiez heik ties zơưs Njuoz Xez zuôr nriêr fer lal cơư nhiêx txiês.

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN CÁC NỘI DUNG:

1. Luyện tập từ ngữ (Txưv lul)

2. Luyện tập theo mẫu câu (La lul njiêz)

3. Chính tả (Tsênhz sâu)

4. Dùng từ đặt câu (Zôngv têx txưv lul tik yênhx grê lul)

BÀI 45: NGƯỜI MÔNG CHUYỂN ĐỔI CÂY TRỒNG (TIẾT 274-276)

JEX 45: HMÔNGZ HLÔNGR NÔNGZ KÔNGZ

Paz cưk zas Hmôngz txôngx nôngz kôngz chas tsênh. Txix txôngx nôngz kôngz ker mar ni, pêx xênhv Hmôngz pauz muôz uô têx zev nax kez nziv siêz li mar kruôr (mar cuôv, mar hmôngr), nduôr blauv, nduôr phav. Pêx xênhv Hôngz luz nênhx tau hlôngr yiêz ntau txix thauv txeik la cez cêr uô nax yiez. Hlôngr chas iz chiv iz shôngs, nhiv ni pêx xênhv Hmôngz chas 2 chiv shôngs, tsês tsik chas nôngz cưk kuz, hlôngr chas nôngz cưk yiêz, sau tau ntau đuô.

Tau nav tsưr xênhr tuyênQuang seiz shuôs, chax kriê chas nôngz kôngz uô hex hauv, ntau cez cêr chei nav tsưr tưz kriz tơưv lal cxiz cxơưz uô kôngz lôngk. Ntau ziv pêx xênhv Hmôngz tưz hlôngr yiêz nông kôngz, tsês têx têz er chas blêx, chas cưk tsik hauv la chas jôngr, chas yuôx thiêz chas ntông nax txir… Mul uô ntêx li têx suôv Hùng Lợi, tsơưz Yên Sơn hlôngr yiêz haur chas nôngz kôngz lôngk li chas jôngr, zus mur đras zus tưv; suôv Xuân Lập, tsơưz Lâm Bình chas jôngr, zus tsiêx cxu li buô đuz, keiz, ak; suôv Trung Hà, tsơưz Chiêm Hóa chas cez tsiz; suôv Mỹ Bằng, tsơưz Yên Sơn chas ntông yuôx (tsêx), zus tsiêx cxu…

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN CÁC NỘI DUNG:

1. Luyện tập từ ngữ (Txưv lul)

2. Luyện tập theo mẫu câu (La lul njiêz)

3. Chính tả (Tsênhz sâu)

4. Dùng từ đặt câu (Zôngv têx txưv lul tik yênhx grê lul)

BÀI 46: LÀM GIÀU TỪ CHĂN NUÔI TRÂU, BÒ (TIẾT 277-279)

JEX 46: ZUS NHUX, TƯV UÔ BLUÔ NUX

Zus nhux, tưv cơư zas iz txas cez cêr uô bluô nux trau pêx xênhv Hmongz nhaz jal Nà Cáo, suôv Thượng Nông, tsơưz Na Hang. Tix laus Tuz Hmôngz Zex muôx iz guôx đras 5.000 m2 er lal chas taux nxư tu 7 tus nhux, 2 tus tưv zus cơư txer tras.

Zơưs Par Hmôngz Thax, thauv ntêx zus nhux, tưv tsa đrel pêv trôngz her jôngr, tu shuôs tsik cxuô, nhux, tưv traus cez ma ntau, txas cheix ntux na mes maz tuôs. Az shôngs ni, tau nav tsưr nhaz đrev tsơưz tuôx kruôz kriê thiêz zơưs cơưv tsưr ziv lưv tul lal zus, zơưs tưz tsa pênhr lal uô guôx cơư, chas yex 3.000 m2 taux nxư uô jauz chiê zus cơư, tu, txer tras.

Trơưk zơưs Chẩu Trung Kiên, tul Fư nav nhaz Fez kôngz lôngl tsơưz Na Hang heik: Zus nhux, tưv cơư guôx tu, txer tras tưz muôx tau ntau jông trau luz nênhx. Tsênhz li ntơưv, zus nhux, tv cơư guôx lax hlaz sei đuô, tau nax jông đuô, mes maz tsơưs đuô, tul nhux, tưv luz zev nzưr jông đuô, muôs la ntau nhiêx đuô…

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN CÁC NỘI DUNG:

1. Luyện tập từ ngữ (Txưv lul)

2. Luyện tập theo mẫu câu (La lul njiêz)

3. Chính tả (Tsênhz sâu)

4. Dùng từ đặt câu (Zôngv têx txưv lul tik yênhx grê lul)

BÀI 47: NGƯỜI MÔNG GIÚP NHAU XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO (TIẾT 280-282)

JEX 47: SIK PEZ SA YEIZ, ZEV PLUÔS

Shông 2004, 58 chuôz ziv tau nav tsưr txer qơư kal suôv Thúy Loa, tsơưz Na Hang lal nhaz trau suôv Mỹ Bằng, tsơưz Yên Sơn tsiv luz jal yiêz Mỹ Hoa. Đhau ntau 10 shông nhaz truôx qơư, luz jal Mỹ Hoa muôx tau ntau luz tsêr cxiv yiêz pêx xênhv Hmôngz cxiv tse.

Jal Mỹ Hoa zus jê 200 tus buô, 1.000 ntau tus keiz, ak trơưk nav tsưr cêr kriê, 100% chuôz ziv muôx luz nênhx jông. Zis zis ker mar tưz pur zul, muôx krar nax, krar chiê tsa tsês, iz shôngs iz chuôz ziv uô kôngz sau tau txix 40 njuôz nhiêx ndê tax. Têx luz tsêr cxiv hlôngr zul têx luz tsêr ntông cxas ndêx. Luz nênhx tau jông zul, đras ntơưv sơưr đơưl chax truôx Hmôngz cez cêr chei laul. Shông 2013, đras cxuô pêx xênhv haur suôv Mỹ Bằng, pêx xênhv Hmôngz nhaz jal Mỹ Hoa tưz ywv đes jas uô yiêz yex 1,2 km (fiêx jêz) cêr bê tông haur jêx jal đer 4 m đras muôx ndêx tênhz điện tơưk cex hma ntux… Shôngs shôngs mỹ Hoa tưz tau côngz jênhv zas luz jak jông nênhx, tuz nhuôs txauk shông sơưr đơưk la mul cơưv ntơưr.

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN CÁC NỘI DUNG:

1. Luyện tập từ ngữ (Txưv lul)

2. Luyện tập theo mẫu câu (La lul njiêz)

3. Chính tả (Tsênhz sâu)

4. Dùng từ đặt câu (Zôngv têx txưv lul tik yênhx grê lul)

BÀI 48: GIỮ GÌN, PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, NGÀNH NGHỀ TRUYỀN THỐNG (TIẾT 283-285)

JEX 48: CHAX TRUÔX CÊR CHEI LAUL, CEZ CÊR UÔ NAX

Nhiv ni, pêx xênhv Hmôngz nhaz tsơưz Lâm Bình, xênhr Tuyên Quang tsênhv chax truôx ntau cêr chei Hmôngz laul nhaz li: uô yôngz uô cak; yuôz kênhx, yuôz trex, heik cưr cxiêx, pex lus; tsôngl jev; tik bê; nriêr yuôx njuôz; ntak ntauz, tơưv laus, uô pex ntauz… tau têx laul nênhs kriê tiêv đhau tiêv.

Têx zev uô lav jêv li: sik thơưz pek, sik truz, par muôx paz, đar vix vôngs, đhiê kênhx. Chiê chax truôx têx cêr chei laul, pêx xênhv Hmôngz hlôngr yiêz uô ntênhl yôngz, ntênhl uô cak; uô ntênhl đez, ntênhl tuôs, sơưr đơưl côngv tiz siêz sik pez cxiz cxơưz uô nax phuôv ndê sa yeiz - zev pluôs, jêx jal tiêx tul… cxiz cxơư luz nênhx đras cxuô pêx xênhv nhaz tsơưz Lâm Bình ziv hnuz ziv ntau jông.

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN CÁC NỘI DUNG:

1. Luyện tập từ ngữ (Txưv lul)

2. Luyện tập theo mẫu câu (La lul njiêz)

3. Chính tả (Tsênhz sâu)

4. Dùng từ đặt câu (Zôngv têx txưv lul tik yênhx grê lul)

BÀI 49: CÂN ĐỐI THU CHI TRONG GIA ĐÌNH (TIẾT 286-288)

JEX 49: CHAX ZÔNGV NHIÊX TXIÊS HAUR CHUÔZ ZIV

  Tez sik tsênhv hluôs, tix laus Tênhr Hmôngz Lil tuz hluôs uô haux lưv jal Khuổi Phầy, suôv Hồng Thái (Na Hang) uô tau luz kraur zus, tu tras tưv thiêz zus tưv hlôngr nhuôs muôx gri nta 1 lôngs nhiêx.

Zuôr pax niêv tel, cxơưx txax cêr pluôs, tix laus nriêr cêr uô nax, cxiv tse chuôz ziv nhaz trau ntơưv zul têz qơưs tax siêz. Tix laus heik trau pauz: Njiê pav têz er jal Khuổi Phầy tsuôl zas tax trôngz, hauv trau zus tsiêx cxu lax nhaz li zus tưv, li ntơưv nưk đras sơưr đơưk haur tsêr cxix đes jas, nhiêx txiês lal zus tưv. Đras ntơưv tul nênhs txơưx uô, txơưx cơưv têx cez cêr kruôz kriê zus tưv. Nhiv ni tix laus chuôz ziv muôx iz bas tưv 27 tul. Trơưk gri muôs tưv greix 20 -35 njuôz nhiêx 1 tus, tix luôs chuôz ziv char nhiêx pênhr zus tưv muôx jê 1 lôngs.

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN CÁC NỘI DUNG:

1. Luyện tập từ ngữ (Txưv lul)

2. Luyện tập theo mẫu câu (La lul njiêz)

3. Chính tả (Tsênhz sâu)

4. Dùng từ đặt câu (Zôngv têx txưv lul tik yênhx grê lul)

BÀI 50: CHẾ BIẾN, BẢO QUẢN NÔNG SẢN NỔI TIẾNG CỦA TUYÊN QUANG (TIẾT 289-291)

JEX 50: TUYÊNZ CUANGZ FLIK CXAOV HEZ PAR CER KÔNGZ LÔNG JÔNG NTA BÊ

Nduôr trex zas zev nax kez jông nhaz tsơưz Sơn Dương thauv têx nênhs tuôx ndis shuôs kraur Cênhz mênhv Tân Trào. Nduôr tsex zas pêx xênhv Yex max hauv nax kez nhaz ntơưv tsơưz Chiêm Hóa, greix tưv kruôr ntơưv qơư Côngv têl sik pez Tiến Thành kre zas zev hauv nax kez jông, hur suôv Phú Lâm, tsơưz Yên Sơn tau trau tsês haur hnez gru pe tsik paus, tsik nông. Chơưr cưk Na Hang tau muôz xez blôngx xưr chuz lal tsik muôx tax taus trau nênhs hauk.

Yuôx haus Kia Tăng, txir zuôx suôv Hồng Thái (Na Hang) chas trau ntu er siêz yex 1.000 m (yiv) cêv txix bông đêx hiêr. Txir zuôx Hồng Thái tau la Fez yơưz shuôs hauv kôngz lông thiêz tsiêx đêx xênhr tsa chei la ntơưr kriê qơư chas. Yuôx hauk Kia Tăng zas hauv jông tau đê ntơưv têx njik yuôx mal nhôngs tsik tsuôs yuôx tuô cez ma, muôx đêx faz njuôz, tsư he nziês, hauk lex siêz kiês.

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN CÁC NỘI DUNG:

1. Luyện tập từ ngữ (Txưv lul)

2. Luyện tập theo mẫu câu (La lul njiêz)

3. Chính tả (Tsênhz sâu)

4. Dùng từ đặt câu (Zôngv têx txưv lul tik yênhx grê lul)

BÀI 51: NHỮNG ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN NGƯỜI DÂN TỘC MÔNG LÀM KINH TẾ GIỎI (TIẾT 292-294)

JEX 51: TÊX TUL PÊX XÊNHV HMÔNGZ PAUZ UÔ NAX TXƠƯX NJÊ

Tix laus Zix Hmôngz Shôngx chuôz ziv nhaz jal Tân Minh, suôv Kiến Thiết, tsơưz Yên Sơn zas iz chuôz ziv txơưx uô nax, tix lau chuôz ziv muôx 20 ha ntông keo, ntông đơưz (cây mỡ) đras 20 ha txir tsơưz. Nhaz trau thauv txir tsơưz tau gri, iz hlik muôs la yex 30 njuôz nhiêx. Tix laus chuôz ziv zas têx chuôz ziv chas jôngr ntau tiv thơưx nhaz haur suôv Kiến Thiết. Faux Sao Hmôngz Zex nhaz ljuz jal 5, les Na Hang, tsơưz Na Hang chas txir pal ges, iz hlik la sau 8 jauk, iz jaus sau tau 3-4 kg (chiêz) txir. Gri muôs nhiv ni 150-280 cxiêz nhiêx iz chiêz, iz hlik, faux sau yex 5 njuôz nhiêx muôs txir pal ges.

Faux Hoa (Pex) Hmôngz Thax nhaz suôv Mỹ Bằng, tsơưz Yên Sơn muôl mei jav lal cxur, jav cưk trau pêx xênhv haur jêx jal. Faux chuôz ziv chas ntông yuôx (chè), zus tsiêx cxu, chuz chơưr… iz shôngs faux chuôz ziv sau tau yex 100 njuôz nhiêx txiês. Shông 2017, faux cxiv lal tsêr yiêz. Faux heik, txix thauv kal tax siêz lal, cur chuôz ziv thiêz jêx jal pêx xênhv Hmôngz hlôngr yiêz, luz nênhx tau ntau jông đuô.

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN CÁC NỘI DUNG:

1. Luyện tập từ ngữ (Txưv lul)

2. Luyện tập theo mẫu câu (La lul njiêz)

3. Chính tả (Tsênhz sâu)

4. Dùng từ đặt câu (Zôngv têx txưv lul tik yênhx grê lul)

BÀI 52: ÔN TẬP CHUYÊN ĐỀ 5 (TIẾT 295-298)

KIỂM TRA CHUYÊN ĐỀ 5 + 6 (TIẾT 299-300)

CHUYÊN ĐỀ 7: CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT (28 TIẾT)

CÊR CƠƯV 7: CEZ CÊR LI CHEI NAV

BÀI 53: XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ (TIẾT 301-303)

JEX 53: CXIV TSE CÊR CHEI NAV TSƯR TUÔR CER

Pêz cux chuôz cêr chei tuôr cer nhiv ni thôngx tiz zev, côngv uô cê: Têz qơưs Việt Nam Cêr chei Côngk lôngl, têz qơưs Việt nam, Fez cxiz cxơư sik hluz sik pez têz qơưs Việt Nam.

Nav tsưr xênhr Tuyên Quang txix xênhr txas suôv, jêx jal tưz trau siêz seiz shuôs, uô jông cêr chei tuôr chax ntơưv têx têz qơưs muôx pêx xênhv Hmôngz nhaz. Txix shông 2004 - 2018, xênhr kriz 9 jaus kriê ntơưr Hmôngz trau 631 tus tuz uô côngz xưv nhaz haur xênhr. Têx cêr cxiz cxơưz phuôv tse tuz trơưk nav tsưr Cêr chei Côngk lôngl haur pêx xênhv Hmôngz tau seiz shuôs. Nhiv ni, xênhr muôx 485 qơư tuôr Cêr chei Côngk lôngl sauv tax, 256 qơư tuôr Cêr chei Côngk lôngl ntơưv qơư uô côngz xưv, 229 qơư tuôr Cêr chei Côngk lôngl haur jêx jal đras 5.120 tus trơưk nav tsưr Cêr chei Côngk lôngl. Nhaz haur muôx 416 tus zas pêx xênhv Hmôngz, mjuôx nta 0,75%. Nav tsưr haur xênhr tưz seiz shuôs, phuôv tse têx tuz uô công xưv zas nênhs Hmôngz, seiz jông têx xênhr laul Hmôngz.

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN CÁC NỘI DUNG:

1. Luyện tập từ ngữ (Txưv lul)

2. Luyện tập theo mẫu câu (La lul njiêz)

3. Chính tả (Tsênhz sâu)

4. Dùng từ đặt câu (Zôngv têx txưv lul tik yênhx grê lul)

BÀI 54: LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH (TIẾT 304-306)

JEX 54: JEX CÊR CHEI YÔNGZ CAK THIÊZ CHUÔZ ZIV

Chuôz ziv iz phêv haur luz nênhx. Chuôz ziv jông, luz nênhx tau jông, luz nênhx jông, chuôz ziv zênhx ntau jông. Haur chuôz ziv, niêv txir sik hluz, sik pez tu mê tuz mê nhuôv, cxiv tse luz nênhx đras tir their cux chuôz.

Jex Cêr chei yôngz cak thiêz chuôz ziv kriz tơưv chiê tuôr chax, cxiv tse tu jông pêx xênhv luz nênhx, yêv tsês têx cêr chei yôngz cak, chuôz ziv tsik jông.

Jex chei yôngz cak thiêz chuôz ziv têz qơưs Việt Nam tau Quốc hội tsa chei hnuz tiv 19 hli 6 shông 2014, jex cêr chei muôx 9 yôngx đras 133 grêk.

Nhaz ntau trôngx têz ntơưv heir nênhs tsơưs haur xênhr tsênhv uô yôngz cak trau mê nhuôv tsik tau txauk shông. Chiê pêx xênhv heir nênhs tsơưs muôx luz nênhx jông, Fez pêx xênhv xênhr, Fez pêx xênhv heir nênhs tsơưs xênhr muôx ntau luuz kaur cez cêr lal kruôz kriê pêx xênhv heir nênhs tsơưs tsik uô yông cak trau tuz nhuôs tsik tau txauk shông.

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN CÁC NỘI DUNG:

1. Luyện tập từ ngữ (Txưv lul)

2. Luyện tập theo mẫu câu (La lul njiêz)

3. Chính tả (Tsênhz sâu)

4. Dùng từ đặt câu (Zôngv têx txưv lul tik yênhx grê lul)

BÀI 55: GIỚI VÀ BÌNH ĐẲNG GIỚI (TIẾT 307-309)

JEX 55: TUZ NXEIK THIÊZ PAX NIÊV TXIR NÊNHX SIZ LUÔS

Jex Cêr chei tuz nxiek siz luôs shông 2006 muôx 6 yôngx thiêz 44 grêk, kriê njiêz chei trau luz nênhx thiêz chuôz ziv, nav tsưr qơư uô haux lưv đras tul khênhx uô trơưk Jex cêr chei pax niêv txir nênhx siz luôs.

Uô trơưk cux chuôz cêr chei pax niêv txir nênhx siz luôs thex tsev shông 2011-2020, xênhr Tuyên Quang tưz tsa tsez ntơưr cez cêr uô trơưk yênhx shông. Ter nhiv ni muôx jê 50 luz qơư uô haux lưv haur xênhr; 7 tsơưz, đrôngs đras cxuô suôv, les kriz uô Fez Pax niêv đruôv ntêx (Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ) thiêz sau cez cêr uô haux lưv. Fez Pax niêv đruôv ntêx cxuô qơư uô haux lưv kriz kruôz kriê zuôr pauz thiêz uô jông Jex chei pax niêv txir nênhx siz luôs têx tuz nxeik uô haux lưv.

Phex têx txax fêv cêr li ntauk pax, ntauk nhuôs, sơưr đơưl pauz sik hluz sik pez. Nhiv ni, xênhr tse cxiv thiêz chax truôx 776 luz qơư, 141 qơư kha ma haur suôv muôx "Qơư pez, kruôz kriê têx nênhs mes char nênhs haur tsêr ntauk".

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN CÁC NỘI DUNG:

1. Luyện tập từ ngữ (Txưv lul)

2. Luyện tập theo mẫu câu (La lul njiêz)

3. Chính tả (Tsênhz sâu)

4. Dùng từ đặt câu (Zôngv têx txưv lul tik yênhx grê lul)

BÀI 56: NGƯỜI BỊ TỐ CÁO CÓ CÁC QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ (TIẾT 310-312)

JEX 56: NÊNHS MES LIÊV MUÔX ĐEZ TSI THIÊZ UÔ ĐEZ TSI

Jex Cêr chei cêr liêv shông 2018 chiv tul nênhs mes liav muôx txax chei thiêz tau uô, cxênhz nzơưl trau đrev kez ni:

- Nênhs mes liêv muôx txax chei ntơưv ni:

Tau pauz luz njiêz txax xưv liêv, cxez six hơưv tu txax cêr liêv, tsik tu, kênhz iz ntus tsik tau tu, tez tav tu txax ưv liêv; tau la heik, la muôz têx zev hauv lal paz luz njiêz txax xưv liêv tsik zas tsênhz; tau la jênhv xaus lul txax xưv liêv; tau la paz thauv tul chax thơưx tsik tau muôx xaus lul…

- Nênhs mes liêv tau uô:

Muôx flu thauv tu txax xưv; heik kriê trau pauz txax xưv mes liêv; muôz mông, muôz ntauz ntơưr thauv tul chax thơưx tu xưv nus txas; mnôngs uô trơưk tul chax thơưx xaus lul; muôz paux nhiêx txiês, hex hauv, chuôz tev têx krar zul uô cxauv.

Nhaz xênhr Tuyên Quang, đhau ntau shông lal ntơưv ni, muôx tsơưs ntơưr xưv liêv. Shông 2018 jênhv tau 2.503 tsez ntơưr, trau hli hau shông 2019, xênhr jênhv tau 1.500 tsez ntơưr cxuô zev, tu tiêr 71,8%, tu đơưz hur tau 206 tus nênhs thiêz thiêz plauz krar qơư uô haux lưv mes têx tsez ntơưr liêv tsik ndex ndênhl.

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN CÁC NỘI DUNG:

1. Luyện tập từ ngữ (Txưv lul)

2. Luyện tập theo mẫu câu (La lul njiêz)

3. Chính tả (Tsênhz sâu)

4. Dùng từ đặt câu (Zôngv têx txưv lul tik yênhx grê lul)

BÀI 57: LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ (TIẾT 313-315)

JEX 57: CÊR CHEI CÊR YÊZ

Xênhr Tuyên Quang kriz ntênhl cơưv Jex Cêr chei cêr yêz shông 2008 trau têx tuz uô haux lưv côngz xưv thiêz 50 lênhx xênhr laul pêx xênhv heir nênhs tsơưk.

Ntênhl kriz cơưv Cêr chei cêr yêz thiêz sơưr đơưk pauz chei, seiz kez seiz hau, ntơưv ntêx zas pêx xênhv heir nênhs tsơưs zuôr tsuv trơưk cêr chei nav tsưr, tsik cheix yêz mul chuk, mul đrau lưv tus. Đhau ntơưv ni, sơưr đơưk chax jông Cêr chei cêr đhau.

Đhau ntơưv ntênhl cơưv, pez trau pêx xênhv heir nênhs tsơưs nhaz tax siêz pauz thiêz chax jông Cêr chei cêr yêz, sơưr đơưk cheix yêz trơưk nav tsưr chei.

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN CÁC NỘI DUNG:

1. Luyện tập từ ngữ (Txưv lul)

2. Luyện tập theo mẫu câu (La lul njiêz)

3. Chính tả (Tsênhz sâu)

4. Dùng từ đặt câu (Zôngv têx txưv lul tik yênhx grê lul)

BÀI 58: CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO CÁN BỘ (TIẾT 316-318)

JEX 58: NAV TSƯR CEZ CÊR KRUÔZ KRIÊ TUZ UÔ HAUX LƯV

Az shông ni, tsênhv muôx ntau cêr nhuôx, tez sik xênhr Tuyên Quang tưz chiê siêz lal seiz shuôs pêx xênhv heir nênhs trơưs txix kha vex tsê mul txas tsa pênhr mul phuôv tse uô nax uô hauk, tse cxiv qơư kha maz, qơư cơưv ntauz ntơưr…; pêx xênhv heir nênhs tsơưs la cơưv ntơưr, xev nriêr cêr uô nax trơưk heir nênhs chôngz nhaz tiêx đrel. Đras ntơưv, nav tsưr chax têx mê tuz nhuôs pêx xênhv heir nênhs tsơưs mul cơưv ntơưr trau đrôngs lax, cơưv tiêr tau tu haux lưv xi siêz chiê lal tse cxiv jêx jal, têz qơưs tax siêz.

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN CÁC NỘI DUNG:

1. Luyện tập từ ngữ (Txưv lul)

2. Luyện tập theo mẫu câu (La lul njiêz)

3. Chính tả (Tsênhz sâu)

4. Dùng từ đặt câu (Zôngv têx txưv lul tik yênhx grê lul)

BÀI 59: NGƯỜI VI PHẠM PHÁP LUẬT BỊ XỬ LÝ THEO PHÁP LUẬT (TIẾT 319-321)

JEX 59: TUL TƯS CXAUV XƯV MES TU TRƠƯK CÊR CHEI

Fuôx zas iz txax cêr njuôl lal tuôr cer nav tsưr thiêz tuz pez thauv nav tsưr, tuz pez uô cxauv Cêr chei nav tsưr, trơưk ntơưv, tul tưs uô cxauv zuôr mes fuôx trơưk cêr chei ntơưv ni: Kriz lul txưr; Tsa lul chênhz đôngs (chênhz tôngv); Txa nhiêx hli; Txa haux lưv grêl; Txa tul haux lưv uô nav; Txa tsik chiê uô haux lưv.

- Tul thơưx nav tau chei thiêx la chei fuôx tul tưs uô cxauv trơưk cêr chei fuôx.

- Yơưz nriêr luz njiêz cêr cxauv zas muôz cez cêr chei lal yơưz, nriêr chax tul cxauv xưv lal tu trơưk cêr chei.

- Tơưv nhiêx fuôx trau têx haux lưv uô cxauv trau nav tsưr, fez mes traus nưl txax xưv.

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN CÁC NỘI DUNG:

1. Luyện tập từ ngữ (Txưv lul)

2. Luyện tập theo mẫu câu (La lul njiêz)

3. Chính tả (Tsênhz sâu)

4. Dùng từ đặt câu (Zôngv têx txưv lul tik yênhx grê lul)

BÀI 60: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO CỦA CÔNG DÂN (TIẾT 322-324)

JEX 60: PÊX XÊNHV TRƠƯK CÊR CHEI ĐEZ KRUÔS NZIV SIÊZ XER

Nhaz xênhr Tuyên Quang muôx 3 txas cêr chei đez kruôs tsênh zas cêr đez kruôs Bukđas (Phật giáo), Vex tsưr ntux (Công giáo) thiêz Vex tsưr ntux mông jông (Tin lành) đras yex 50.000 lênhx trơưk njênhs nhaz cxuô 7 tsơưz, đrôngs. Uô trơưk cêr chei cux chuôz lal chax đez kruôs, đras nav tsưr haur xênhr seiz shuôs, pễ xênhv trơưk njênhs tau nuôx ntau jông, luz nênhx phuôv ndê.

Đras têx haux lưv uô tau ntơưv cêr chei tuôr cer, pêx xênhv trơưk njênhs đez kruôs xênhr Tuyên Quang tưz tau la trơưk njênhs đez kruôs nziv siêz xer trơưk nav tsưr cêr chei.

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN CÁC NỘI DUNG:

1. Luyện tập từ ngữ (Txưv lul)

2. Luyện tập theo mẫu câu (La lul njiêz)

3. Chính tả (Tsênhz sâu)

4. Dùng từ đặt câu (Zôngv têx txưv lul tik yênhx grê lul)

BÀI 61: ÔN TẬP CHUYÊN ĐỀ 7 (TIẾT 325-327)

CHUYÊN ĐỀ 8: NGƯỜI MÔNG ƠN ĐẢNG ƠN BÁC HỒ (30 TIẾT)

CÊR CƠ ƯV 8: NÊNHS HMÔNGZ TRƠƯK CÊR CHEI CÔNGK LÔNGL, NDA ZƠƯV CÔNGZ HUX YER NTUX

BÀI 62: BÁC HỒ VỚI TUYÊN QUANG (TIẾT 328-330)

JEX 62: ZƠƯV CÔNGZ HUX ĐRAS XÊNHR TUYÊN QUANG

Hli 5 shông 1945, Zơưv Côngz Hux txer kal Pa Bo, xênhr Caz Fênhx lal ntơưv suôv Tân Trào, tsơưz Sơn Dương, xênhr Tuyên Quang. Hnuz tiv 21 hli 5 shông 1945, Zơưv lal txas Tân Trào, ntơưv fôngx Nà Nưa, Zơưv đras thơưx hau nav sez lex chiv tơưv têx cez cêr tsênhv chênhz, đras pêx xênhv têz qơưs Việt Nam sơưr nzênhr zênhz nduôz chax cux chuôz lal trau pêx xênhv. Đhau shông 1945 zas 9 shôngs tơưv tsev, Zơưv Côngz Hux tưz nhaz ntơưv xênhr Tuyên Quang jê 6 shông đras 47 krar qơư.

Đras pêx xênhv tuyên Quang nhaz trau têx shông ntauk tsev cxuô cêr nhuôx, cêr khưr, Zơưv Côngz Hux tưz tsês trau pêx xênhv nhaz xênhr Tuyên Quang qơư nda. Uô trơưk Zơưv têx lul kruôz kriê thauv Zơưv lal shuôs xênhr, pêx xênhv đras nav tsưr xênhr Tuyên Quang cxiz cxơưz, sik hluz, sik pez cxiv tse têz qơưs Tuyên Quang muôx phuôv jông trơưk Zơưv Côngz Hux kruôz kriê.

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN CÁC NỘI DUNG:

1. Luyện tập từ ngữ (Txưv lul)

2. Luyện tập theo mẫu câu (La lul njiêz)

3. Chính tả (Tsênhz sâu)

4. Dùng từ đặt câu (Zôngv têx txưv lul tik yênhx grê lul)

BÀI 63: NGƯỜI MÔNG THEO ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG (TIẾT 331-333)

JEX 63: PÊX XÊNHV HMÔNGZ TRƠƯK CÊR CHEI CÔNGK LÔNGL

Nhaz suôv Kiến Thiết, tsơưz Yên Sơn muôx 25 tus trơưk Cêr chei Côngk lôngl (Đảng Cộng sản), muôx nta 11,5% tus trơưk Cêr chei Côngk lôngl, nhaz haur muôx 7 tus tuz trơưk đez kruôs Vex tsưr (Tin lành). Sơưrr đơưk trau siêz uô nax, uô haus, cxiv tse jêx jal tiz siêz trơưk nav tsưr cêr chei.

Zơưs Par Hmôngz Laux, iz tus trơưk Cêr chei Côngk lôngl tưz cxiz cxơưz pêx xênhv nhaz jal Nặm Bó uô cêr thiêz tsik mnôngs nênhs fêv hauz nxuô, uô đêz kruôs Vex tsưr trơưk nav tsưr cể chei. Tix laus Hoax Hmôngz Laux, trơưk cêr chei đez kruôs Vex tsưr tưz đras zơưs Par cxiz cxơưz jêx jal trơưk Cêr chei Côngk lôngl. Tix laus Hoax tưz zas iz tus tuz hluôs trơưk Cêr chei Côngk lôngl, la mul uô tiz tus tuz pez uô haux lưv haur suôv tuôr cêr chei cxiz cxơư pêx xênhv Hmôngz chax đez kruôs trơưk nav tsưr cêr chei.

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN CÁC NỘI DUNG:

1. Luyện tập từ ngữ (Txưv lul)

2. Luyện tập theo mẫu câu (La lul njiêz)

3. Chính tả (Tsênhz sâu)

4. Dùng từ đặt câu (Zôngv têx txưv lul tik yênhx grê lul)

BÀI 64: CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI MÔNG TỪ KHI CÓ ĐẢNG CÓ BÁC HỒ (TIẾT 334-336)

JEX 64: HMÔNGZ TIÊV NÊNHX UÔ TRƠƯK ZƠƯV CÔNGZ HUX CÊR CHEI

Shông 1945, Cênhz mênhv hli 8 sơưr tơưv cxuô qơưs têz qơưs Việt Nam, pêx xênhv Hmôngz đras cuô pêx xênhv haur xênhr Tuyên Quang tơưv tsev ntauk Phez ciz, ntauk tsưr er, kriz tơưv iz thex tsev yiêz trau têz qơưs zưx fênhx. Tau nav tsưr xênhr Tuyên Quang trau siêz seiz shuôs, cxuô heir nênhs đras pêx xênhv Hmôngz luz nênhx tau muôx, phuôv, đơưk tau cêr yeiz pluôs.

Uô trơưk Ban Bí thư chiv tiv VII tsez ntơưr 45-CT/TW lal trau pêx xênhv Hmôngz thiêz Ban Bí thư chiv tiv X tsez ntơưr Xaus lul 64, xênhr muôx ntau cêr chei lal cxiv tse trau jêx jal pêx xênhv Hmôngz li kruôz kriê cơưv ntauz ntơưr, uô nax - uô hauk, par phưv, tir their jêx jal… tau uô jông. Uô trơưk cêr chei ntơưv tsez ntơưr 135, tưz muôx 527 txax haux lưv uô tiêr, tsa 295.294,79 njuôz nhiêx pênhr trau têx jêx jal Hmôngz (nhaz ntơưv: uô tau 230 txã cêr taus, 31 luz Qơư kha maz,  195 luz Qơư cơưv ntơưr, 10 txax haux lưv chez xar điện trau jêx jal, 61 txax haux lưv cxiz cxơưz, cxiv tse, uô kôngz lôngk).

Nav tsưr têx cêr chei ntơưv tưz hlôngr yiêz trau pêx xênhv Hmôngz luz nênhx, cxiv tse vex tsê uô nênhx yênhx nênhs.

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN CÁC NỘI DUNG:

1. Luyện tập từ ngữ (Txưv lul)

2. Luyện tập theo mẫu câu (La lul njiêz)

3. Chính tả (Tsênhz sâu)

4. Dùng từ đặt câu (Zôngv têx txưv lul tik yênhx grê lul)

BÀI 65: TẤM LÒNG CỦA NGƯỜI MÔNG VỚI ĐẢNG VỚI BÁC HỒ (TIẾT 337-339)

JEX 65: PÊX XÊNHV HMÔNGZ TIZ SIÊZ TRƠ ƯK ĐẢNG THIÊZ ZƠ ƯV CÔNGZ HUX

Tiêv nênhx Hmôngz tau jông txix muôx thuav Đảng thiêz Zơưv Côngz Hux. Pêz Hmôngz zuôr nda yer ntux txas Đảng thiêz Zơưv Côngz Hux, zuôr tiz siêz trơưk Zơưv Côngz Hux cêr chei kruôz kriê. Viv li ntơưv pêx xênhv Hmôngz tưz tiz siêz trơưk nav tsưr cêr chei, uô nax uô hauk, cxiv tse chuôz ziv.

Muôx mênhx jông li niêv faux Riê Hmôngz Zex, Bí thư Chi bộ jal Ngòi Khù, suôv Đạo Viện, tsơưz Yên Sơn. 13 shôngs uô tuz thơưx ntơưv fez pax niêv (Chi hội phụ nữ) tel uô Bí thư Chi bộ, tsưr jal. Faux Riê chax kriê pêx xênhv Hmôngz tsik trơưk Vex tsưr, tsik trơưk Shôngx Mênhx cêr đez kruôs, kruôz kriê jêx jal sơưrr đơưk pauz sik hluz sik pez, tsik tuô nhux, tuô buô uô nênhz, uô zeis, sơưr đơưk tiz siêz trơưk nav tsưr cêr chei sik hluz, sik pez uô nax, tse cxiv jêx jal, sơưrr đơưk côngv siêz sa yeiz, zev pluôs.

Nda njôngr Zơưv Côngz Hux kruôz kriê, pêx xênhv Hmôngz tiz siêz sơưr đơưk đras cxuô heir nênhs uô trơưk nav tsưr cêr chei, cxiv tse têz qơưs Tuyên Quang ziv hnuz ziv muôx bluô.

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN CÁC NỘI DUNG:

1. Luyện tập từ ngữ (Txưv lul)

2. Luyện tập theo mẫu câu (La lul njiêz)

3. Chính tả (Tsênhz sâu)

4. Dùng từ đặt câu (Zôngv têx txưv lul tik yênhx grê lul)

BÀI 66: NHỮNG CÂU CHUYỆN VỀ BÁC HỒ (TIẾT 340-342)

JEX 66: ZƠƯV CÔNGZ HUX TÊX JEX THEV

- Jex thev 1: Nhaz li zas nax “nav tsưr” mar

Jâuk đhâu suôv Mỹ Lâm, tsơưz Yên Sơn uô hâux lưv, pez côngz xưv mul ntơưv ib luz qơư uô haux lưv nax su.

Thauv mul txas qơư, hnar suôz đer hlau (mays bay) zênhz nduôz đrông, zơưv Côngz Hux zuôv gre mar mul nax tav ntul jôngr jông đuô.

Char tuz tras mul haur jal gre trôngx, gre lêr thiêz jauz mar, muỗ iz pliêz greix keiz kiz, iz fex greix njêl ndu đras iz teil cuô jauz.

Njiê trôngx mar, zơưv Côngz Hux heik sênhr sênhr:

            - Nêx kir lênhx lêr thiêz uô nhuôx trau pêx xênhv lơưv nơưz.

Cxênhr mê njik, Zơưv heik cxez:

- Ntơưv luz thex tsev pêx xênhv zông yeiz tsês jauz mar chiê trau tuz tras mul ntauk tsev, pêz nax nhaz li zas nax mar “nav tsưr” lơưv.

Char tuz tras tưz pauz tau Zơưv Côngz Hux siêz xer.

Zơưv zuôv muôz pliêz greix keiz, greix njêl phaiz uô az phênhv, thauv xe lêr mul, muôz puz tsưr tsêr iz mê njik greix keiz, greix njêl.

Yuôr phênhv ntơưv ni, muôz pheiz uô az phênhv: iz đrez chiê nax su, yuôr char muôz krưr chiê trau lưv pluôl.

- Jex thev 2: Tau hau yêz zuôr tsuv truz taul

Muôx iz zaus uô haux lưv đras nav tsưr xênhr Tuyên Quang, zơưv Côngz Hux nus:

- Nêx kruôz kriê têx tuz hluôk li chel?

Zơưv Bí thư tuz hluôk xênhr heik:

- Txir pêv ơư, pêz kruôz kriê tuz hluôk uô tiêr txax haux lưv tauz hau yêz chez.

Zơưv Côngz Hux ndơưk ndơưk hau, nus cxez:

Trơưk nêx li chel zas tauz hau yêz?

Bí thư tuz hluôk thiêz Bí thư xênhr sơưr đơưl tsik tau pauz têz li chel.

Zơưv heik:

Tauz hau yê zas tauz hau truz taul zer tav kez. Truz tsik tau zer tav kez tsik zas tauz hau yêz. Têx tuz hluôs tsuôl mul uô xưz truz tsik tau pêx xênhv đras uô mek tưz uô tsik tau tiêr txax haux lưv tauz hau yêz chez.

Ntơưv yer kriz phuôv, Zơưv trar heik: cxiv tse, tir their Cux chuôz, tuz hluôs uô tiêr txax haux lưv tse têl mul uô ntêx.

"Ntơưv tưs zôngv txas muôx tuz hluôk, ntơưv tưs khưr yuôr tuz hluôk"

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN CÁC NỘI DUNG:

1. Luyện tập từ ngữ (Txưv lul)

2. Luyện tập theo mẫu câu (La lul njiêz)

3. Chính tả (Tsênhz sâu)

4. Dùng từ đặt câu (Zôngv têx txưv lul tik yênhx grê lul)

BÀI 67: NGƯỜI MÔNG HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC CỦA BÁC HỒ (TIẾT 343-345)

JEX 67: IZ TUS TUZ HMÔNGZUÔ TRƠƯK ZƠƯV CÔNGZ HUX LUZ KAUR TXAX CÊR CHEI

Tix laus Laux Hmôngz Shôngx nhaz luz jal Lôngv Veix, suôv Côn Lôn, tsơưz Na Hang zas iz tus tuz hluôk txauk siêz, muôx tsưr ziv uô trơưk zơưv Công Hux luz kaur cêr li chei.

Nriêr cêr đơưk yeiz, zev pluôs trau pêx xênhv Hmôngz, shông 2013, tix laus tau la jêx jal xeir tsa uô tsưr jal Lôngv Veix. Tix laus gre nông cưk NK 4300 chax lal trau jêx jas chas. Muôx nông cưk jông, jal Lôngv Veix 71 luz chuôz ziv tưz zus muôx 500 tus nhux, tưv. Tix laus zas lênhx chax thơưx jêx jal khơưz krar qir Biogas chiê vex tsê hur si. Nhiv ni nhaz haur jal tsuôl yuôr 10 chuôz ziv zas ziv pluôs.

Tix laus đras sơưr đơưl cxuô chuôz ziv haur jal pez mex têx ziv mes traus cêr nev, uô tsêr kriz phuôv haur jal, pez têx ziv pluôs uô vex tsê… Zas iz tus tsưr jal, tix laus uô haux lưv tel siêz trau jêx jal, cxiz cxơưz sơưr đơưl sik hluz sik pez, uô jông nênhx, cxiv tse luz nênhx phuôv ndê.

Tix laus tau xênhr par thơưx zas iz lênhs uô trơưk zơưv Công Hux luz kaur txax cêr chei.

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN CÁC NỘI DUNG:

1. Luyện tập từ ngữ (Txưv lul)

2. Luyện tập theo mẫu câu (La lul njiêz)

3. Chính tả (Tsênhz sâu)

4. Dùng từ đặt câu (Zôngv têx txưv lul tik yênhx grê lul)

BÀI 68: BỘ ĐỘI CỤ HỒ LÀ NGƯỜI MÔNG (TIẾT 346-348)

JEX 68: ZƠƯV CÔNGZ HUX TUZ TRAS NÊNHS HMÔNGZ

Uô trơưk cêr chei zơưv Công Hux tuz tras, đras siêz cxiv tse luz nênhx, têx tuz tras laul heir nênhs tsơưs tưz sir zas uô nax, cxiv tse vex tsê, cxiz cxơưz jêx jal phuôv ndê.

Tix laus Xênhz Hmôngz Vex, nhaz luz jal Phiêng Thốc uô kôngz, zus tsiêx cxu iz shôngs sau tau yex lênhv puôk njuôz (trăm triệu) nhiêx. Zê 2 shôngs mul uô Cux chuôz tuz tras, shông 2014, tix laus Xênhz la las tsêr đras tuz nhuôs uô kôngz. Tix laus muôx 5 ha tsêx (yuôx) Shan tax siêz, tau sau txix hli 2 txas hli 8, iz hlik đê la 200 – 300 chiêz (kg) njik mal, muôx iz chiêz njik mal njuôz 10 – 13 cxiêz iz chiêz, iz hli cul sau la 3 njuôz nhiêx. Tix laus tsênhv chas 4 ha ntông đơưz (cây mỡ), zus 7 tus nhux, tưv, zus keiz, buô thiêz njêl.

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN CÁC NỘI DUNG:

1. Luyện tập từ ngữ (Txưv lul)

2. Luyện tập theo mẫu câu (La lul njiêz)

3. Chính tả (Tsênhz sâu)

4. Dùng từ đặt câu (Zôngv têx txưv lul tik yênhx grê lul)

BÀI 69: NGƯỜI MÔNG ƠN ĐẢNG (TIẾT 349-351)

JEX 69: PÊZ HMÔNGZ NDA ĐẢNG

Thauv Phez ciz cer, Hmôngz uô luz nênhx tsauk ntux nti. Cênhz mênhv sơưr chax Hmôngz lal uô la iz luz nênhx cex đris đras cxuô heir nênhs. Cênhz mênhv, nav tsưr cêr chei Côngk lôngl kruôz kriê trau Hmôngz pauz uô nax, cxiv tse luz nênhx phuôv ndê.

Hmôngz luz nênhx nhiv ni hlôngr yiêz ntau, jêx jal muôx vex tsêr truôx, var vuôl tsik cxơưx nes xau, muôx điện tơưk hlôngr tênhz trax phez, đrel liax, cauv her blêx, cưk njuôz jông, nhux, tưv pur guôx. Hnuz khư, hex hauv Hmôngz tưz muôx cxênhz cxuô đras têx tuz nxiek uô zev sênhl tuôx guôv khư jông chuôs pex tơưs cheix ntux yiêz. Nhaz trau pêv têx luz zal nhaz tax siêz, têx jêx kênhx, têx suôz gaux Hmôngz hu “Pêz Hmôngz nda Đảng” nxiê nxênhl trau nter jôngr.

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN CÁC NỘI DUNG:

1. Luyện tập từ ngữ (Txưv lul)

2. Luyện tập theo mẫu câu (La lul njiêz)

3. Chính tả (Tsênhz sâu)

4. Dùng từ đặt câu (Zôngv têx txưv lul tik yênhx grê lul)

BÀI 70: ÔN TẬP CHUYÊN ĐỀ 8 (TIẾT 352-355)

KIỂM TRA CHUYÊN ĐỀ 7 + 8 (TIẾT 356-357)

CHUYÊN ĐỀ 9: GIÁO DỤC (25 TIẾT)

CÊR CƠƯV 9: KRUÔZ KRIÊ

BÀI 71: GIÁO DỤC HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TỈNH TUYÊN QUANG (TIẾT 358-360)

JEX 71: KRUÔZ KRIÊ TUZ NHUÔS HEIR NÊNHS TSƠƯS CƠƯV NTƠƯR NTƠƯV XÊNHR TUYÊN QUANG

Têx shông đhau lal ntơưv ni, xênhr Tuyên Quang muôx ntau cez cêr seiz shuôs txas mê nhuôv cơưv ntơưr heir nênhs tsơưs. Cxiv tse qơư cơưv mul txas jêx jal, cxiz cxơưz cxuô lênhx cxuô tul tau mul cơưv ntơưr.

Têx qơư cơưv trau heir nênhs tsơưs thiêz qơư cơưv nax, nhaz ntơưv qơư tau la seiz shuôs cxix cxuô. Nhiv ni, xênhr Tuyên Quang muôx 7 qơư cơưv trau heir nênhs tsơưs, 19 qơư cơưv (TH, THCS) heir nênhs tsơưs thiêz nax nhaz ntơưv qơư. Shông 2015, xênhr Tuyên Quang kriz cxez fez heir nênhs tsơưs (khoa Dân tộc nội trú) ntơưv qơư cơưv Cao đẳng nghề kỹ thuật – Công nghệ Tuyên Quang chiê kruôz kriê trau têx tuz nhuôs cơưv ntơưv ni. Nhiv ni, xênhr Tuyên Quang tưz seiz shuố, cxiv tse cez cêr kruôz kriê tuz uô côngz xưv Hmôngz ntu shông 2018 - 2022.

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN CÁC NỘI DUNG:

1. Luyện tập từ ngữ (Txưv lul)

2. Luyện tập theo mẫu câu (La lul njiêz)

3. Chính tả (Tsênhz sâu)

4. Dùng từ đặt câu (Zôngv têx txưv lul tik yênhx grê lul)

BÀI 72: NGƯỜI MÔNG XÓA MÙ CHỮ (TIẾT 361-363)

JEX 72: NÊNHS HMÔNGZ (MUÔX CHÔUZ ZIV) CƠƯV NTƠƯR

Xer txas tiêv nênhs, tsik pauz đez tsi tưz khưr, khưr đuô nteik zas tsik pauz ntơưr. Thauv mul khư, mul suôv uô ntauz ntơưr... têx niêv laul, niêv hluôs tsik pauz zuôr uô li chel. Pav li ntơưv, niêv laul Hoa bex cez cêr kriê ntơưr trau têx niêv laul, niêv hluôs haur jal thiêz tau ntau tus kruôs. Tez sik pex zôngx ziv, uô tsik nhaz li bex, têx niêv laul, niêv hluôs tus mul chas cưk, tus mul hleis zauz nhux... cơưv ntơưr tsau tsik taul plez, txir tsik khênhr pax niêv mul cơưv ntơưr...

Tsik tsês li ntơưv, niêv laul mul cxuô luz chuôz ziv chax sơưr đơưl mul cơưv ntơưr, cơưv ntơưr zôngx ziv cơưs, zas tul txir tưs nyei pôngz pax niêv mek mul cơưv ntơưr đras pax niêv tau thiêz, thauv tưs muôx mê tuz nhuôs thiêx pauz kriê ntơưr trau... Nhaz li ntơưv, têx niêv laul, niêv hluôs sik chas mul cơưv ntơưr jal đhau jal.

Đhau 4 hli cơưv ntơưr, tul tưs tưz pauz sau ntơưr, cơưv ntơưr kriê chas kông lông, tu zus tsiêx cxu... tse cxiv chuôz zis phuôv ndê.

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN CÁC NỘI DUNG:

1. Luyện tập từ ngữ (Txưv lul)

2. Luyện tập theo mẫu câu (La lul njiêz)

3. Chính tả (Tsênhz sâu)

4. Dùng từ đặt câu (Zôngv têx txưv lul tik yênhx grê lul)

BÀI 73: NGÀY ĐẦU ĐI HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ (TIẾT 364-366)

JEX 73: THƠƯX HNUZ MUL CƠƯV NTƠƯR NTƠƯV QƠƯ CƠƯV HEIR NÊNHS TSƠƯS

Mul iz hnuz cêr, Shôngx Tsez thiêx mul txas qơư cơưv trau heir nênhs tsơưs tsơưz Lâm Bình. Mul đhau txax cêr luôv paz jêz txas ntơưv yer qơư cơưv ntơưr, Shôngx Tsez njiz ntau ntau tus fôngx zưs tul muôv cul muôx, tul tix laus thiêz tul cưr cul muôx. Tul lax, tul mê sơưr đơưl uô si.

Shôngx Tsez đras chuôx tus fôngx zưs thiêz niev txir xe tuôx, iz lênhs lênhs iz trơưk têx tôngz xiz li trex gre đêx, hnez ntơưr, xez trik ya trơưk muôv Lil đhau haur tiêx yer.

Tev sir muôx iz tus fôngx zưs hu:

A! Char bơưs yiêz tuôx lơưv a!

Kas plauz chês tiêx yer, char fôngx zưs tuôx vix Shôngx Tsez, muôv Lil thiêz sơưr đơưl, đras pez gre têx xez, têx trex. Ntơưv ni zas thơưx zaul, Shôngx Tsez tsênhv muôx njik txex muôs tez sik haur siêz hnar jông cơưs.

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN CÁC NỘI DUNG:

1. Luyện tập từ ngữ (Txưv lul)

2. Luyện tập theo mẫu câu (La lul njiêz)

3. Chính tả (Tsênhz sâu)

4. Dùng từ đặt câu (Zôngv têx txưv lul tik yênhx grê lul)

BÀI 74: CHÁNG THỊ VÁNG XUỐNG NÚI HỌC CHỮ (TIẾT 367-369)

JEX 74: GAUX VEZ HMÔNGZ TSEZ MUL CƠƯV NTƠƯR

Puôs thuav iz, muôv Vez xênhv Tsez nhaz luz jal Khuổi Phìn, suôv Xinh Long, tsơưz Na Hang nưl niêv nưl txir tsa nưl mul cơưv ntơưr ntơưv tul niêv cưk kriê kal đrev đrôngs tuôx. Cơưv tsik tau la pis tsơưs ntêr niêv cư kriê muôx maz kriê tsik taul lơưv. Thauv zuôr trar mul tsêr, niêv cưk kriê heik trau Vez niêv Vez txir tiês zuổ tsuv tsa mê tuz nhuôs mul cơưv ntơưr, zas tsik tsa mê tuz mê nhuôv mul cơưv ntơưr lel uô luz nênhx pluôs ndis zuôr trơưk đreiv hlôngr yiêz tsik taul. Mnôngs niêv cưk kriê lul, Vez niêv, Vez txir bex đras 3 chuôz ziv muôx mê nhuôv muôx luz shông bauv Vez luz shông mul cơưv ntơưr đrauv suôv Phiêng Luông, tsơưz Bắc Mê, xênhr Hux Zex. Viv kal jal Khuổi Phìn mul txas suôv Phiêng Luông tsuôl muôx 5 km, zê đuô mul 20 km thiêx txas qơư cơưv suôv Xinh Long. Bex yez, 4 chuôz ziv mul kriz cêr trau char mê tuz nhuôs la mul cơưv ntơưr đrauv Phiêng Luông.

Têx shông cơưv THCS, têx mê tuz nhuôs cơưv ntơưr kal đêz tuôx nhez li Vez, niêv txir nriêr iz cauv er jê ntơưv qơư cơưv uô iz luz tsêr fôngx mê mê trau char mê nhuôv nhaz thiêz cơưv ntơưr. Têx hnuz lal chuô, lal nes ntuz têx pev, têx trik ya, Vez nhaz tiz lênhx yênh gơưl. Txas kez khưk, Vez thiêx ntaus cêr tau đhau 5 km lal tsêr đras niêv txir pư la iz hmak. Cex ntus, nưl niêv muôz tau 7 cxiêz nhiêx thiêz iz hnez hmôngr cưk txauk nax iz khưk cơưv ntơưr. Vez txax cêr mul cơưv ntơưr jông li ntau tus mê nhuôv nhaz suôv Xinh Long mul cơưv ntauz ntơưr. Thauv tav ntêx lênhx tưs tuôx txas suôv Xinh Long, tưz pav muôx ntau mê nhuôv cơưv ntvr tsêr fôngx nhaz trơưk ntul cêr ntơưv qơư cơưv ntơưr, 3 shông lal ntơưv ni, qơư cơưv THCS suôv Xinh Long tau la côngz jênhv zas qơư cơưv nax, nhaz ntơưv qơư, uô trau têx tuz nhuôs cơưv ntơưr kez siêz sir zas cơưv.

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN CÁC NỘI DUNG:

1. Luyện tập từ ngữ (Txưv lul)

2. Luyện tập theo mẫu câu (La lul njiêz)

3. Chính tả (Tsênhz sâu)

4. Dùng từ đặt câu (Zôngv têx txưv lul tik yênhx grê lul)

BÀI 75: THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ (TIẾT 370-372)

JEX 75: CÊR LIL CHEI PEZ TUZ NHUÔS HEIR NÊNHS TSƠƯS CƠƯV NTAUZ NTƠƯR

Cơưv tel thênhv tiv 5, Cuôv xer tiês thauv mul cơưv txas thênhv tiv 6 ndê tax nav tưr puôs tsênhv muôz pez nhiêx txiês mul cơưv ntơưr thiêz lel tsik muôz? Zas nav tsưr tsik muôz pez nhiêx txiês lal trau nax, nhaz mek nyei zuôr tsês tsik mul cơưv ntơưr bauv, viv niêv txir tsik muôx nhiêx txiês trau mul cơưv ntơưr. Xaus shông cơưv thênhv tiv 5, Cuôv lal par thơưx tuz cơưv txơưx njê.

Thauv têx txir cưk, niêv cưk kriê zuôr mul sa pêv tsơưz thauv tel luz shông cơưv, Cuôv thiêx nus:

Cur xer mul cơưv thênhv tiv 6, txas thênhv tiv 6 nav puôs tsênhv muôz pez nhiêx txiês cơưv ngtơưr thiêz lel tsik muôz?

Txir cưk kriê flưk Cuôv tauz hau:

Muôz mek, cax tưz tau la nav muôz nhiêx txiês pez lal trau cơưv ntơưr, nax, nhaz trơưk Tsôngv phưr tsez ntơưr 116/2016/NĐ-CP hnuz tiv 18/7/2016 lal pez tuz nhuôs cơưv ntơưr thiêz qơư cơưv ntơưr THPT nhaz têx jal, têx suôv tsênhv chênhz pluôs khưr; trơưk Tsôngv phưr tsez ntơưr 86/2015/NĐ-CP hnuz tiv 20/10/2015 lal pez tuz nhuôs cơưv ntơưr zas têx chuôz ziv pluôs, tuz nhuôs cơưv ntơưr zas heir nênhs tsơưs nhaz tax siêz, her taz muôx ntau cêr nhuôx, cêr khưr.

Txix nhiv ni mul Cuôv thiêx kez siêz lus mul cơưv thenhv tiv 6 thiêz heik trau txir cưk kriê tiês zuôr siz jas cơưv ntơưr jông chiê lal cxiv tse jêx jal muôx phuôv.

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN CÁC NỘI DUNG:

1. Luyện tập từ ngữ (Txưv lul)

2. Luyện tập theo mẫu câu (La lul njiêz)

3. Chính tả (Tsênhz sâu)

4. Dùng từ đặt câu (Zôngv têx txưv lul tik yênhx grê lul)

BÀI 76: CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC, BẢO TỒN, PHÁT HUY BẢN SẮC DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ (TIẾT 373-375)

JEX 76: CEZ CÊR KRUÔZ KRIÊ NTƠƯV QƠƯ CƠƯV PÊX XÊNHV HEIR NÊNHS TSƠƯS

Têx qơư cơưv pêx xênhv heir nênhs tsơưs kruôz kriê têx cez cêr lil chei heir nênh tsơưs lal kriê trau têx tuz nhuôs cơưv ntơưr.

Têx cez cêr kruôz kriê ntơưv qơư cơưv pêx xênhv heir nênhs tsơưs nha li:

- Kruôz kriê ntauz ntơưr, cêr lil, cêr chei chax truôx cez cêr li chei heir nênhs tsơưs đras nav tsưr cêr li chei nhaz têz qơưs Việt Nam.

- Muôz cêr kruôz kriê ntauz ntơưr đras kruôz kriê cez cêr chax truôx heir nênhs tsơưss têx cêr li chei. Nhaz trau iz luz qơư cơưv ntơưr pauz chei, pauz sík hluz sik pez. Tse cxiv tau iz phưv luôs nênhs lal par phưv trau têz qơưs.

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN CÁC NỘI DUNG:

1. Luyện tập từ ngữ (Txưv lul)

2. Luyện tập theo mẫu câu (La lul njiêz)

3. Chính tả (Tsênhz sâu)

4. Dùng từ đặt câu (Zôngv têx txưv lul tik yênhx grê lul)

BÀI 77: GƯƠNG NGƯỜI MÔNG HỌC TẬP TÍCH CỰC (TIẾT 376-378)

JEX 77: TUL MÊ NHUÔV HMÔNGZ TXƠƯX SIÊZ CƠƯV NTƠƯR

Nhaz trau haur iz chuôz ziv pluôs, niêv đis muôs, tul mê muôv Bùi Thu Huyền cơưv thênhv tiv 7, qơư cơưv THCS suôv Lưỡng Vượng, đrôngs Tuyên Quang zas iz tus mê nxeis Hmôngz tưz muôx siêz cơưv ntơưr, 6 shông sik trơưk la ntơưr par thơưx cơưv txơưx njê.

Tau tul mê muôv Huyền heik trau pauz, nưl tưz tau zơưv txir tu shuôs, txir cưk, niêv cưk kriê đras têx pex zauv, fôngx zưs cơưv ntơưr cxơưz pez. Nưl tưz tik siêz siz zas cơưv ntơưr txơưx njê cav niêv jông siêz, chiê hnuz kez zuôr pez niêv tu luz nênhx. Shông cơưv 2015 – 2016, nưl tưz tau par thơưx ntơưv caz tưr tênhv xu trau “Máy tính cầm tay” xênhr.

Viv chuôz ziv muôx ntau cêr nhuôx, mê muôv Huyền xer txas hnuz kez ni cơưv lal mul uô iz tus cưk kha ma lal kha nưl niêv thiêz têx lênhx nênhs muôx cêr nhuôx, cêr khưr. Nưl tưz tau Fez Cxơưz zos cơưv (Hội Khuyến học) xênhr kruôs zas iz tus mê nhuôv txơưx siêz cơưv ntơưr.

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN CÁC NỘI DUNG:

1. Luyện tập từ ngữ (Txưv lul)

2. Luyện tập theo mẫu câu (La lul njiêz)

3. Chính tả (Tsênhz sâu)

4. Dùng từ đặt câu (Zôngv têx txưv lul tik yênhx grê lul)

BÀI 78: ÔN TẬP CHUYÊN ĐỀ 9 (TIẾT 379-382)

CHUYÊN ĐỀ 10: CHĂM SÓC SỨC KHỎE (27 TIẾT)

CÊR CƠƯV 10: TU ĐES JAS

BÀI 79: BỆNH SỐT RÉT (TIẾT 383-385)

JEX 79: MAZ BƠƯK

Maz bơưk zas zôngr paz A nô phen tav tul maz lal kik trau tul tsik maz.

Ntau shông lal ntơưv ni xênhr Tuyên Quang tưz tsik muôx nênhs mes tuôs viv maz bơưk. Nav tsưr chax kriê cxuô lênhx cxuô tul nhaz đruôz đrống mul txas tax siêz sơưr đơưl nax kez, nhaz hur, pư khiêz vix tsev phex zôngr tav cxuô 7 luz tsơưz, đrôngs.

Trơưk yơưz shuôs, shông 2017, tel nra xênhr muôx 9 tus nênhs maz bơưk, tez sik tsik muôx puôl tus muôx cez maz maz bơưk. Pir dras shông 2016, nênhs maz bơưk grêl 60%. Txix hau shông lal txas nhiv ni muôx 2 tus nênhs maz, txix nhiv ni mul tav xu ntêx ni, nav tsưr tưz muôx cez cêr lal phex maz bơưk tsik chiê muôx nênhs mes maz bơưk tuôs.

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN CÁC NỘI DUNG:

1. Luyện tập từ ngữ (Txưv lul)

2. Luyện tập theo mẫu câu (La lul njiêz)

3. Chính tả (Tsênhz sâu)

4. Dùng từ đặt câu (Zôngv têx txưv lul tik yênhx grê lul)

BÀI 80: VỆ SINH LÀNG BẢN, PHÒNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT (TIẾT 386-389)

JEX 80: QÊZ JÊX JAL HUR SI PHEX MAZ SƠƯR HLƯR NYER

1. Luax qêz jêx jal

Chiê môx iz luz jex jal hur si. Cxuô lênhx cxuô tul muôx txauk đes jas, pêz zuôr tsuv uô trơưk 5 jas njiêz lul ntơưv ni:

- Uô vex, uô tsêr trơưk nav tsưr cez cêr cav muôx cêr dhau đer rơưr.

- Sơưr đơưl muôx đêx hur hauk, qơư tsa kuôr jil hur si.

- Muôx qơư nhaz hur jông, tsiêx cxu tsik tsa drel, tsik luôx trôngz hlơưr jôngr.

- Muôx txauk qơư kha, shuôs maz, tsêr cơưv ntơưr trau nhuôv zauk, jêx jal muôx iz luz tsêr chiê trau kriz phuôv thiêz uô têx haux lưv haur jêx jal.

- Iz lênhx, iz tsê, jêx jal svr đơưl nhaz hur si phex cez maz, cêr gênhl.

2. Phex maz sơưr hlưr nyer

Phex maz sơưr hlưr nyer jông đuô zas tuô zôngr paz thiêz tsik chiê zôngr paz tav.

- Yêv tsik chiê zôngr paz muôx qơư ntês kê, uô mê nhuôv:

+ Var têx chuôz tev trau đêx.

+ Tsa njê mê trau haur têx chuôz tev trau đêx lax li (krar đêx puôz, krar đêx khơưz, hu, zeil cez... ) chiê nax cez mê nhuôv zôngr paz.

+ Nzuổ hur si têx chuôz tev trau, ntiv đêx mê.

+ Qêz, khơưs hur si têx cxeis huz, cxeis thez vel tơưs... khưz tsa tsês têx chuôz tev ntiv đêx zôngv tsik txas.

+ Hlôngr đêx lex lex têx phưx cxas pex.

- Phex zôngr tav:

+ Hner trik ya ntêr

+ Pư khiêz vix tsev

+ Vix tsev la trauk yuôx tuô zôngr

+ Chiê tul maz sơưr hlưr nyer pư sauv txex muôx vix tsev khiêz, cav zôngr tsik tav mul ki đhau lưv tul.

- Sơưr đơưl đras nav tsưr tuô, tsuôs yuôx tuô zôngr.

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN CÁC NỘI DUNG:

1. Luyện tập từ ngữ (Txưv lul)

2. Luyện tập theo mẫu câu (La lul njiêz)

3. Chính tả (Tsênhz sâu)

4. Dùng từ đặt câu (Zôngv têx txưv lul tik yênhx grê lul)

BÀI 81: TIÊM PHÒNG VIÊM NÃO NHẬT BẢN (TIẾT 390-392)

JEX 81: TSIZ PHEX MAZ A HLƯZ NHIK PÊNHL

Maz o hlưz Nhik pênhl (Nhật Bản) zas iz zev cez maz uô maz hlsưz, zôngr paz tav kik.

 Maz o hlưz Nhik pênhl (Nhật Bản) tsik tau muôx yuôx kha jông. Kho maz a hlưz Nhik pênhl tsuôl zas kho cav tul maz trar muôx jas phênhv tưs, chơưv tul maz txax siê, uô taul pe. Đhau ntơưv ni thiêx mev kha jul, tez sis kha jông hur muôx tsơưs.

Tsiz phex maz a Nhik pênhl txauk jaul tsiz, txauk công tsiz jông đuô hur si.

Xênhr Tuyên Quang tưz kriz tsiz phex maz tau 20 shông đhau lal, tưz sa tau ntau zev maz trau têx nhuôv zauk tsik mes maz nhaz li zuôr chês mê zauk, maz cez xêz (uốn ván), a hlưz Nhik pênhl… Shôngs shôngs têx nhuôv zauk la tsiz phex maz đhas 97%.

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN CÁC NỘI DUNG:

1. Luyện tập từ ngữ (Txưv lul)

2. Luyện tập theo mẫu câu (La lul njiêz)

3. Chính tả (Tsênhz sâu)

4. Dùng từ đặt câu (Zôngv têx txưv lul tik yênhx grê lul)

BÀI 82: CHỮA VẾT THƯƠNG CHÓ CẮN (TIẾT 393-395)

JEX 82: KHA ĐÊR VƯV TAV

- Nzuôr đêx hur lel đêx sax fôngx nhaz haur 15’ thauv mes đêr lel mir tav, khơưz. Muôz plênhr chơưr (cồn) yuôx 700 lel yuôx Iốt trau krar maz. Zas tsik muôx chơưr yuôx 700 thiêz yuôx Iốt ni muôz chơưr hauk, cuô đêx sax fôngx nzuôrr krar maz cav mes đêr lel mir tav hur si. Thauv nzuổ tsik la juôx, đik lel txiv krar maz.

- Chax jax mul ntơưv qơư kha maz chiê cưk yuôx shuôs thiêz tsib phex maz đêr vưv.

- Heik trau cưk yuôx pauz tul tsiêx tav puôs muôx maz lel zông tsik nax txix 10 hnuz trar lal txas thauv tav nênhs. Seiz shuôs tul tsiêx taul 10 hnuz, zas tul tsiêx maz, zông tsik nax, khiêr mul đuô krar tưs lel tuôs… zuôr tsuv mul njiz cưk yuôx jax.

- Mes tsiêx cxu (đêr, mir) vưv tav tsik la kha yuôx njuôz.

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN CÁC NỘI DUNG:

1. Luyện tập từ ngữ (Txưv lul)

2. Luyện tập theo mẫu câu (La lul njiêz)

3. Chính tả (Tsênhz sâu)

4. Dùng từ đặt câu (Zôngv têx txưv lul tik yênhx grê lul)

BÀI 83: CẤP CỨU BỆNH NHÂN BỊ NGỘ ĐỘC (TIẾT 396-399)

JEX 83: CHƠƯV NÊNHS TRAUS CEZ MAZ, TRAUS TAX

1. Nax jauz mar kauz maz plez

Jauz mar kauz phênhv ntau uô trau nênhs nax mes maz plez thauv nax tau, viv zas nưl paus kez maz muôx tax taus…

Nênhs nax jauz mar kauz, puôl mes maz nyar têx jauk tsik la chax mul kha sei tưz zuôr mes tuôs, zas mes maz siz mek cul mes gênhl nyer. Viv li, zuôr tsuv pauz ib cxiê cez cêr tsưr ziv lal chơưv kha nênhs mes traus cez maz nax lơư jauz mar kauz, zau mar puôk. Thauv pauz nax mes jauz mar kauz puôk, zuôr tsuv uô trơưk li ntơưv ni.

- Tauv ke uô cav ntuôr

- Hauk đêx ntau thiêz sa

- Hu trau xu 115 lel chax nênhs mes traus maz mul ntơưv qơư kha jê.

2. Kaus ndêz

Kaus ndêz muôx 2 zev, pauz sei thiêz pauz lis. Kaus pauz sei thauv nax ndêz tau 30’ txas 2 six, zas ntêr thiêz lel taul 6 six. Kaus ndêz pauz lis thauv nax 6 six mul txas 3hnuz cxeik (6 six txas 40 six), khênhr khênhr taul 12 six. Mes kaus hnher lel sib nhaz trau ntơưv yênhx zev ndêz.

Zas mes kaus ndêz, tev sir zuôr tsuv chơưv nhaz li ntơưv ni:

- Tauv ke cav ntuôr.

- Muôz hauk đêx txauk, jông đuô tel nra lel zas hauk yuôx Orezol.

- Chax sei sei mul kha ntơưv qơư kha maz.

- Zas nênhs mes kaus ndêz lôngx, đriêx zuôr chiê pư uô njeik.

- Zas nênhs mes kaus ndêz uô pe zau, uô pe tsik nta zuôr tsuv kriz ndaux tul maz yuôz pe cav tul maz uô taul pe lel muôz char chuôz tev pez uô pe ntơưv qơư kha ma trau pez uô pe.

3.Hauk chơưr traus tax

Đhau 24 six, nênhs hauk chơưr faz chơưr Methanol muôx mes nhaz li ntơưv ni:

Lôngx; driêx, têl, tơư lel iz sez flu tsik pauz maz, têl tơư tuôs zas; thauv xênhl heik lul tsik mênhx; uô pe đhik đhêk haur ke, uô pe kênhz, zas truz pe taz uô siê chuk; hnôngs tsik nta, hnôngs kênhr nhaz haur ndaux thiêu haur ke; tơưr, đi ndaux, trau têl ndê nyer đuz thiêz txiêl; tsa kuôr zil haur haur khau trik…

Thauv pauz nênhs hauk chơưr traus tax, zuôr tsuv chơưv sei sei.

Chax tul nênhs hauk chơưr traus tax mul pư, trau ndông chiê xu pưs thiêz tauz hau siêz đuô.

Zas tul nênhs traus tax lôngx thiêz hnôngs kênhr cxơưs ke uô pe khưr zuôr chiê pư uô njeik, sir zas cxuôv az sez flu thiêz uô cav tul maz ntuôr taul.

Zas ntux na, muôz tul maz var pev txauk sar.

Tsik chiê tul maz pư đhau hnuz đhau hma. Tauk 3, 4 six tse nưl tsiv, muaz hauk cuô đik lel, zas nax taul muôz nax mar.

Tsik la muôz tul maz hauk puôl zev yuôx…

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN CÁC NỘI DUNG:

1. Luyện tập từ ngữ (Txưv lul)

2. Luyện tập theo mẫu câu (La lul njiêz)

3. Chính tả (Tsênhz sâu)

4. Dùng từ đặt câu (Zôngv têx txưv lul tik yênhx grê lul)

BÀI 84: MA TÚY LÀ KẺ THÙ CỦA MỌI NGƯỜI (TIẾT 400-402)

JEX 84: ZEX ZÊNHZ UÔ PUÔL CXUÔ CHUÔZ ZÊNHX

Zex zênhz uô puôl đes jas, uô nax, cơưv ntơưr tsik taul. Hauk zex zênhz ntau yex zuôr mul zul txas krar qơư tuôs.

Nênhs hauk zex zênhz luz đes jas tsik txauk jông: Zênhv zex zênhz đes jas hnuz gris jul, mes traus têx cez maz li maz siêz thiêz mes cez maz HIV.

Zênhv zex zênhz uô trau luz nênhx tsik jông, nênhs zênhv zex zênhz zuôr txuv mas traus trau txax cêr tưr txiêx, zuôv par, uô tôngx, uô hlau… cxuôv cêr chei nav tsưr.

Viv li ntơưv, zex zênhz zas char uôk cxuô lênhx, cxuô tus cxơưx nyei. Sơưr đơưl zuôr txuv kriz, tơư tul tưs krưr tuôr, trik, muôl, muôs zex zênhz. Sik pez têx nênhs zênhv zex zênhz mul chông zênhz nzar chông tau trar lal uô nênhx đras jêx jas.

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN CÁC NỘI DUNG:

1. Luyện tập từ ngữ (Txưv lul)

2. Luyện tập theo mẫu câu (La lul njiêz)

3. Chính tả (Tsênhz sâu)

4. Dùng từ đặt câu (Zôngv têx txưv lul tik yênhx grê lul)

BÀI 85: TRỒNG THUỐC NAM (TIẾT 403-405)

JEX 85: CHAS YUÔX NJUÔZ

Tuyên Quang zas xênhr muôx têz er hauv chas yuôx njuôz. Têx tsơưz tax siêz li Hàm Yên, Chiêm Hóa, Na Hang, Lâm Bình muôx ntau er luôx jông chas yuôx njuôz chax lal kha maz thiêz muôs tse cxiv luz chuôz ziv.

Txix puôs thauv lal txas nhiv ni, pêx xênhv Hmôngz chas yuôx njuôz chax lal kha maz đras yuôx nav kha trau heir pêx xênhv. Têx txir cưk yuôx nhiêl muôx nhiêl vex yuôx, nhaz haur têx vex yuôx khênhr chas têx txôngx yuôx njuôz li cuôz iz, xez cxiv, sur njiv, yuôx pex ntau, blôngx hna blauv, taux keiz… chiê kha lar cxe, ntuôr, hơư kuôr, maz zênhs, nez tav, phuôv suôz…

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN CÁC NỘI DUNG:

1. Luyện tập từ ngữ (Txưv lul)

2. Luyện tập theo mẫu câu (La lul njiêz)

3. Chính tả (Tsênhz sâu)

4. Dùng từ đặt câu (Zôngv têx txưv lul tik yênhx grê lul)

BÀI 86: ÔN TẬP CHUYÊN ĐỀ 10 (TIẾT 406-409)

CHUYÊN ĐỀ 11: BẢO VỆ TỔ QUỐC (21 TIẾT)

CÊR CƠƯV 11: TIR THEIR CUX CHUÔZ

BÀI 87: TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC CỦA NGƯỜI VIỆT NAM (TIẾT 410-412)

JEX 87: NÊNHS VIỆT NAM KÊNHZ CƯV LUZ MÊNHX TSIV TÊZ

Cênhz cưv Việt Nam tau muôx puôs thauv nzar, muôx têx đez nênhs nta mênhx đras têx cez cêr chei tsôngl laul tsênhv chênhz. Cêr chei tse cxiv têz qơưs tau nhaz trau đruôz siêz cxuô lênhx, cxuô tul.

Têz qơưs thauv phuôz teik cer, Tuyên Quang zas đeiv er “ntul chiêv” their “tuôv cênhz”. Têx caz tơưv tsev tir their ntul chiêv, ntauk trơưk zênhz nduôz tưz tik bê trau đeiv er Tuyên Quang mul yez plơưl haur cênhz cưv Việt Nam.

Uô trơưk Nav tsưr cêr Côngk lôngl hlôngr yiêz, pêx xênhv xênhr Tuyên Quang sik cxơưz, sik pez uô nax, cxiv tse luz nênhx muôx bluô chiê luz mênhx têx lênhx nênhs Tuôv chênhz tơưv tsev thauv uz cex đris trau cêr tse cxiv, uô nax muôx phuôv.

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN CÁC NỘI DUNG:

1. Luyện tập từ ngữ (Txưv lul)

2. Luyện tập theo mẫu câu (La lul njiêz)

3. Chính tả (Tsênhz sâu)

4. Dùng từ đặt câu (Zôngv têx txưv lul tik yênhx grê lul)

BÀI 88: CÁC THỦ ĐOẠN CHIA RẼ DÂN TỘC VÀ PHÁ HOẠI HÒA BÌNH CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH (TIẾT 413-415)

JEX 88: TÊX TSƯR ZIV FÊV NÊNHS FUÔ PHEIZ PÊX XÊNHV

Txax cêr chei têx fêv nênhs luz tsưr ziv uô fêv đras têz qơưs Việt Nam zas txa Nav tsưr Côngk lôngl (Đảng Cộng sản) txax cêr chei tuôr cer, yêv txa txax cêr chei tuôr cer nhiv ni thiêz cxav niêk têz qơưs Việt Nam mul trơưk txax cêr chei pênhr nyiêx txiês (chủ nghĩa tư bản).

Nav tsưr đras pêx xênhv xênhr Tuyên Quang sơưr đơưk tsa jas cxiv tse têz qơưs tiêx tul, cxiz cxơưz uô nênhx phuôv ndê, nhaz ntơưv muôx pêx xênhv heir tsơưs nênhs nhaz tax siêz, her taz, têx ntu têz qơưs tsênhv yuôr ntau cêr nhuôx.

Đras têx cêr li chei hauv jông, têx nav tsưr txauk siêz, 5 shông đhau lal ntơưv ni, xênhr Tuyên Quang cêr cxiv tse, uô nax tưz đhak thiêz yex txax cêr uô pex; têz qơưs tiêx tul; pêx xênhv nhaz đrôngs, nhaz đral mul txas tax siêz, her taz luz nênhx muôx fuôv; cxaz jas trau pez tuz tir their ziv khar ndê.

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN CÁC NỘI DUNG:

1. Luyện tập từ ngữ (Txưv lul)

2. Luyện tập theo mẫu câu (La lul njiêz)

3. Chính tả (Tsênhz sâu)

4. Dùng từ đặt câu (Zôngv têx txưv lul tik yênhx grê lul)

BÀI 89: GIỮ GÌN TRẬT TỰ AN NINH Ở BẢN MÔNG (TIẾT 416-418)

JEX 89: TUÔR TIÊX TUL HAUR HMÔNGZ JÊX JAL

Têx shông đhau lal ntơưv ni, nav tsưr haur xênhr Tuyên Quang trau siêz  seiz shuôs têx jêx jal pêx xênhv heir tsơưs nênhs. Nav tsưr tsa tuz tir their tuôx chax kriê pêx xênhv tse cxiv “jêx  jal tiêx tul, Cux chuôz truôx njês”, nhaz ntơưv muôx pêx xênhv Hmôngz.

Tiv thơưx zas têx tuz tir their tau nav tsưr tsa tuôx seiz mnôngs, chaz kriê trau cưr tix Hmôngz pauz tsênhz têx nênhs fêv. Chiê cav jêx jal nhaz tiêx tul, têx tuz tir their tưz tuôx nhaz đras jêx jal, đras tsưr jal kruôz kriê cêr chei nav tsưr trau cxuô lênhx, cxuô tul chiê cav sơưr đơưk pauz thiêz nax nhaz trơưk nav tsưr cêr chei, tsik traus tsav txiv, tsik cxauv xưv thiêz phex their fêv nênhs.

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN CÁC NỘI DUNG:

1. Luyện tập từ ngữ (Txưv lul)

2. Luyện tập theo mẫu câu (La lul njiêz)

3. Chính tả (Tsênhz sâu)

4. Dùng từ đặt câu (Zôngv têx txưv lul tik yênhx grê lul)

BÀI 90: ANH HÙNG LIỆT SỸ VỪ A DÍNH (TIẾT 419-420)

JEX 90: TUZ CÊNHZ MÊNHV VƯX A ZÊNH

Vưx A Zênh zas ib tus mê nhuôv tau xênhz zus trau haur ib cuôz ziv Hmôngz, niêv txir tưz trơưk cênhz mênhv ntêr lal. Nưl niêv thiêz nưl txir cxez chuôz cênhz mênhv ntauk Phez ciz, nưl chuôz zênhx puôr lênhx sơưr đơưs uô cênhz mênhv ntơưv tsơưz Tuần Giáo. Lax hlaz tuôx, Vưx A Zênh tưz nzar tau hnar cênhz mênhv cêr chei kruôz kriê, đruôz siêz nzub zênhz nduôz tras Phez ciz cơưs. Txix thauv nưl niêv kruôr muôx 13 shống, nưl tưz zas tul nhuôv tuz hluôs ntơưv tsơưz chu sei thơưx xe xar mông, jar kêr (chênhv xưv), trik hna trau têx jal mes Phez ciz puôr vix. Luz shông tsênhv mal, tez sik luz siêz txauk truôx tơưr. Nưl tsik nyei nhuôx, tsik nyei khưr trau puôk luz thex tsev tưs. Pêz zuôr jông txuv cơưv nưk tul khênhx cêr tsiv txiêx ntơưv.

Thauv tau 15 shông, Vưx A Zênh cxez chuôz tuz tras cênhz mênhv Việt Minh. Nưl mes zênh nduôz ntêl thauv ib zauk mul xe xar mông. Cav jeik xar mông truôx đrênhl, nưl tư mes zênhz nduôz Phez ciz tsiv txav luz chêr greix lưx njôngs. Zênhz nduôz Phez ciz nus tsik la puôk kra xar mông viv nưl siêz truôx đrênhl, zênhz nduôz Phez ciz muôz tuô nưl tuôs, chax đei trau sauv txôngx txir đuôx. Nưl txax siê tu, luz chêr plax kaus, cênhz mênhv pôngz ib tus tuz hluôs uô cênhz mênhv txơưx njê đras siêz truôx đrênhl.

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN CÁC NỘI DUNG:

1. Luyện tập từ ngữ (Txưv lul)

2. Luyện tập theo mẫu câu (La lul njiêz)

3. Chính tả (Tsênhz sâu)

4. Dùng từ đặt câu (Zôngv têx txưv lul tik yênhx grê lul)

BÀI 91: ANH HÙNG LIỆT SỸ NGUYỄN VĂN TRỖI (TIẾT 422-424)

JEX 91: TUZ CÊNHZ MÊNHV NGUYỄN VĂN TRỖI

Hnuz xiêz 02 hli 5 shông 1964, Nguyễn Văn Trỗi, tuz hluôs cênhz mênhv Sài Gòn – Gia Định txeik haux lưv mul chuôz minx ntơưv qax Công Lý tuô pez thơưx zênhz nduô nav tsưr Miv (Mik cel) zas zơưs Robert Strange McNamara chax thơưx.

Thauv thơưx, txax haux lưv ni tau muôz trau iz tus te uô, tez sik zơưs tưb tse têl mul hlôngr uô txơưv heik tiês nưl niêv kruôr zuôr pax niêv. Txax hlaux lưv peiv xưv, zơưs mes ntêl thauv 22 six 00’ hnuz xiêz 09 hli 5 shông 1964.

Nhaz haur nhax faz, zơưs tưz mes ntau cêr tsiv txav tez sik zơưs tưz tsik kriz puôk zev đez tsi. Nav tsưr Sài Gòn chax nưl mul jeik tuô đrauv yer nhax phaz Chí Hòa thauv 9 six 45’ hnuz 15 hli 10 shông 1964. Shông thauv, zơưs niêv kruôr muôx 24 shôngs.

Luz six thauv cơưs, ntơưv cxuô tus tuz xar xưv seiz njiê, zơưs tưz siêz tơưr krơưr tsik chiê zênhz nduôz khi ntauz đuz their krar muôs thiêz tsik lênhl cxauv. Zơưs tưz chuôz suôz hu đrar, tau têx tuz xar xưv sau tau tsês:

“Nda njôngr cur têx lul! Ruôr trơưk zênhz nduôz Mik cel!

Zơưv Côngz Hux vev mênhx! Têz qơưs Việt Nam vev mênhx!”

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN CÁC NỘI DUNG:

1. Luyện tập từ ngữ (Txưv lul)

2. Luyện tập theo mẫu câu (La lul njiêz)

3. Chính tả (Tsênhz sâu)

4. Dùng từ đặt câu (Zôngv têx txưv lul tik yênhx grê lul)

BÀI 92: ÔN TẬP CHUYÊN ĐỀ 11 (TIẾT 425-428)

KIỂM TRA CHUYÊN ĐỀ 9 + 10 + 11 (TIẾT 429-430)

DỊCH CÁC BÀI KHÓA CỦA PHẦN II CÁC CHUYÊN ĐỀ

CHUYÊN ĐỀ 1: GIA ĐÌNH

GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ CỦA PÁO

Páo, tên đầy đủ là Giàng A Páo, dòng họ của Páo không chỉ là những người có quan hệ cùng huyết thống mà gồm những người mang họ Giàng, cùng thờ một loại “ma” (thần), cùng có lễ vật cúng như nhau, cách gọi ma (thần) như nhau; cùng với họ Hoàng, họ Giàng là một trong hai họ đông nhất của đồng bào dân tộc Mông.

Gia đình Páo có mười người: Ông, bà, bố, mẹ và 6 anh chị em Páo. Ông, bà Páo đã hơn bảy mươi tuổi, nhưng cả ông, bà đều còn minh mẫn, mạnh khỏe lắm. Ông của Páo là nghệ nhân khèn, thầy mai mối lâu năm; đêm đêm các trai trẻ trong làng đến nhờ ông dạy thổi khèn, dạy bài mai mối, bài đám tang, dạy bảo đường lối, phong tục tập quán vui lắm!

Bố, mẹ Páo làm ruộng, làm nương, nuôi con lợn, con gà, con trâu, con ngựa để nuôi cả nhà Páo. Páo và các chị, em còn nhỏ chỉ biết đi học thôi, chưa biết làm việc gì cả. Chỉ biết trông chờ vào hai bàn tay của bố mẹ. Năm nay mẹ Páo hay đau yếu luôn nên không có người làm ruộng, nương.

Trưởng thôn mời dân bản đến bàn bạc để giúp gia đình Páo làm ruộng, làm nương cho kịp thời vụ. Gia đình Páo cảm ơn bà con trong thôn. Đi học về Páo đi chăn trâu, cắt cỏ ngựa. Các em của Páo một số đi hái rau lợn, nhặt củi, xay ngô, giã gạo, quét nhà cho lợn cho gà ăn, nấu cơm giúp bố mẹ. Páo và các em của Páo đều yên tâm đi học, tiến bộ và trở thành con ngoan.

THU NHẬP, CHI TIÊU TRONG GIA ĐÌNH

Thu nhập của gia đình là các khoản thu bằng tiền và hiện vật do lao động của các thành viên trong gia đình tạo ra. Thu nhập bằng tiền gồm: Tiền lương, tiền thưởng, tiền công, tiền lãi bán hàng, các khoản tiền trợ cấp xã hội, tiền bán sản phẩm chăn nuôi, sản xuất… Thu nhập bằng hiện vật gồm: Các sản phẩm tự sản xuất ra như: Thóc, ngô, khoai, sắn, rau, hoa quả, gia súc, gia cầm... Người Mông có nguồn sống chính là làm ruộng, nương, chăn nuôi gia súc, gia cầm; làm nương trồng ngô, lúa, khoai, rau, lạc, vừng, đậu... chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà, ngựa…. Ngoài ra, một bộ phận người Mông còn có nguồn thu nhập từ các nghề thủ công truyền thống như đan lát, rèn, làm yên cương ngựa, đồ gỗ, nhất là các đồ đựng, làm giấy bản, đồ trang sức bằng bạc…

Chi tiêu trong các gia đình không giống nhau vì phụ thuộc vào quy mô gia đình, thu nhập của từng gia đình, gồm các khoản chi như: Chi cho nhu cầu vật chất, gồm: Ăn, uống, may mặc, ở; đi lại, bảo vệ sức khỏe; học tập của con cái, đi chơi, thăm viếng, đám cưới, đám hiếu...  Thu nhập của người Mông thấp nên việc chi tiêu cũng chỉ hạn chế ở nhu cầu vật chất: Ăn, ở, bảo vệ sức khỏe.

ĐỒ DÙNG TRONG SINH HOẠT, LAO ĐỘNG SẢN XUẤT

Đồ dùng cho sinh hoạt, lao động, sản xuất của người Mông rất đa dạng, phong phú: Nồi, xoong, chảo, nong, nia, xảo, rổ, dao, rựa, cào bướm, cuốc, xẻng, mai, thuổng, quẩy tấu (gùi to), liềm, chíp, đòn xóc, đòn gánh, quang gánh, cày, bừa; cối xay thóc, cối xay bột, cối giã gạo; néo đập lúa, trục lăn, cối đá lỗ; thúng, mủng, dần, sàng, … Chiếc cày của người Mông có thân cày, bắp cày bằng gỗ, lưỡi bằng kim loại (gang hoặc sắt) được đóng gắn với nhau thành một khối vững chắc có thể cày được ở nương nhiều đá. Cào bướm là công cụ lao động phổ biến, đặc thù, vào ngày mùa, khi làm nương, mỗi người đều mang theo một cào bướm, thích hợp với việc cuốc đất và cào cỏ ở nương dốc. Lù cở (gùi nhỏ) là phương tiện vận chuyển phổ biến, nhà bao nhiêu người là có bấy nhiêu lù cở, lù cở được mang trên lưng của người Mông để đựng đồ, thân lù cở được đan bằng nan trúc nên sợi rất bền, dây đeo được làm bằng da trâu, bò hoặc sợi móc. Liềm để gặt lúa ở những chân ruộng bậc thang và cắt cỏ cho trâu, bò, ngựa. Chíp là công cụ thu hoạch lúa nương…

Ngày nay, vật dụng truyền thống cũng dần được thay thế bằng nhiều loại chất liệu hiện đại, vật dụng thủ công bằng mây tre nứa được thay bằng các loại đồ nhựa, như rổ, rá, bàn ghế… Việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị các vật dụng sinh hoạt truyền thống là vấn đề rất cấp thiết, phải được quan tâm thực hiện.

HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

Đồng bào Mông quan niệm trong cái đẹp lứa đôi, người bạn trăm năm phải khỏe mạnh, đạo đức tốt, chăm làm; con gái phải giỏi việc trồng lanh, dệt vải, khâu thêu váy áo; con trai phải biết cày giỏi, biết một số nghề thủ công như rèn, mộc, đan lát, biết thổi khèn, thổi sáo, hát hay, khèn lá, đàn môi…; đến tuổi dậy thì, trai gái thường tìm hiểu nhau và phải được sự đồng ý của bố mẹ, họ hàng đôi bên mới được lấy nhau làm vợ, làm chồng. Từ khi tìm hiểu đến khi chính thức thành vợ chồng, người Mông phải trải qua nhiều nghi lễ: Lễ dạm hỏi và so tuổi, lễ trao vật cưới, lễ cưới.

Gia đình người Mông là kiểu gia đình theo thế hệ phụ hệ đặc trưng, thường có nhiều thế hệ, người đàn ông làm chủ gia đình và là người đại diện giao tiếp với xã hội; người phụ nữ khi đã qua lễ nhập môn, về nhà chồng thì phần hồn nhập vào nhà chồng, không được phép sinh con hay chết ở nhà bố mẹ đẻ. Vợ chồng sống thủy chung, gắn bó; chồng cưỡi ngựa xuống chợ, vợ nắm đuôi ngựa theo chồng, chồng say rượu giữa chợ thì vợ cầm ô che nắng. Trong gia đình con hiếu thảo với cha mẹ, con gái không được quyền thừa kế tài sản, do vậy đồng bào Mông thường có tâm lý phải sinh con trai và càng có nhiều con trai thì cha mẹ khi về già mới yên tâm có người chăm sóc, nuôi dưỡng.

TIÊU CHÍ XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA

1. Gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng; pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương nơi cư trú:

- Chấp hành hương ước, quy ước của cộng đồng nơi cư trú;

- Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội theo quy định;

- Thực hiện các quy định về vệ sinh môi trường;

- Không vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh;

- Không vi phạm quy định phòng, chống cháy nổ;

2. Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ; tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng:

- Ông, bà, cha, mẹ và các thành viên trong gia đình được quan tâm, chăm sóc, phụng dưỡng;

- Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, bình đẳng, hòa thuận, thủy chung;

- Thực hiện tốt chính sách dân số; thực hiện bình đẳng giới;

- Các thành viên trong gia đình có nếp sống lành mạnh, văn minh, ứng xử có văn hóa trong gia đình, cộng đồng và xã hội;

- Tương trợ, giúp đỡ mọi người trong cộng đồng khi khó khăn, hoạn nạn.

3. Tổ chức lao động, sản xuất, kinh doanh, công tác, học tập đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả:

- Kinh tế gia đình ổn định và phát triển từ nguồn thu nhập chính đáng;

- Người trong độ tuổi lao động tích cực làm việc và có thu nhập chính đáng;

- Trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường;

- Sử dụng nước sạch;

- Có công trình phụ hợp vệ sinh.

SINH ĐẺ CÓ KẾ HOẠCH

Do hoạt động kinh tế của người Mông chủ yếu dựa vào nông nghiệp nên nhu cầu về lao động lớn, vì vậy người Mông thường sinh nhiều con và thường chú trọng con trai (con trai mới được thừa kế tài sản), vì vậy gia đình người Mông thường đông con.

Sinh đẻ có kế hoạch là việc điều chỉnh số con, thời điểm sinh con và khoảng cách giữa các lần sinh con sao cho phù hợp với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi gia đình. Mỗi gia đình nên có từ 1 đến 2 con. Đối với phụ nữ, độ tuổi tốt nhất để sinh con là từ 24 đến 29 tuổi. Nếu sinh con quá sớm hoặc quá muộn, em bé sẽ dễ mắc các căn bệnh bẩm sinh hoặc sinh non. Sinh con hai lần cách nhau 2-3 năm được cho là khoảng thời gian lý tưởng bởi cơ thể mẹ đã hoàn toàn phục hồi sau lần sinh con đầu tiên.

Để thực hiện sinh đẻ có kế hoạch thì việc tìm hiểu các biện pháp tránh thai là cần thiết, có biện pháp tránh thai tạm thời: Tính ngày rụng trứng, sử dụng bao cao su (trong đó sử dụng bao cao su là biện pháp an toàn nhất) và biện pháp tránh thai vĩnh viễn là triệt sản.

MÙA LÀM RUỘNG, NƯƠNG

Người Mông thường ở vùng cao, có ruộng, nương rất ít và đất không được bằng phẳng. Vì vậy người Mông hay khai phá đất hoang ở những thung lũng, sườn đồi, sườn núi để làm ruộng bậc thang. Làm ruộng ở vùng cao hằng năm cứ vào cuối tháng ba, tháng tư âm lịch thì mới trồng cấy xong và chờ đến vụ thu hoạch.

Nương của người Mông có 2 loại. Loại thứ nhất là nương rẫy, phải phát chặt cây, chặt cành cho nhỏ ngắn phơi khô rồi mới đốt và trồng. Loại thứ hai là nương cày, mùa làm nương là tháng một, tháng hai âm lịch hàng năm, nếu là nương cày thì làm lúc nào cũng được. Hiện nay cấm phá rừng nên hầu như chỉ còn làm nương cày, chuyên trồng một loại cây lương thực. Nương chỉ trồng một loại cây sẽ thuận lợi hơn trong quá trình chăm sóc. Đến mùa làm cỏ cũng thuận lợi hơn và tốn ít công hơn nương rẫy.

Đến mùa làm ruộng, nương rẫy người người, nhà nhà đều bận rộn thu hoạch lúa, ngô, đậu... phơi quanh nhà, nhà nào cũng bề bộn ngô lúa, trên gác bếp ngô được xếp thành đống, trong góc nhà xếp đầy những sọt đậu tương, gian buồng bồ được chất đầy thóc, cót trần, mẹt, sàng, xẩy, thúng mủng, sọt để khắp nơi, bà con ai nấy đều bận rộn từ sáng đến tối, nhễ nhại mồ hôi nhưng rất vui vì đã có của ăn, của để.

CHUYÊN ĐỀ 2: LÀNG BẢN, QUÊ HƯƠNG

TUYÊN QUANG, THỦ ĐÔ KHU GIẢI PHÓNG

Tháng 5/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh về Tân Trào, Sơn Dương chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa, thành lập Khu Giải phóng và triệu tập hội nghị cán bộ toàn khu để thống nhất lãnh đạo và triển khai công tác.

 Tháng 6/1945, Tổng bộ Việt Minh tuyên bố chính thức thành lập Khu Giải phóng, lấy Tân Trào làm thủ đô. Từ ngày 13 đến 15/8, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào, Hội nghị quyết định thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc và ra Quân lệnh số 01 phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, từ trung tâm Tân Trào lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền truyền đi, cả nước đứng lên.

 Thủ đô Khu Giải phóng đóng vai trò hết sức to lớn vào thành công của cách mạng Tháng Tám, là trung tâm chỉ đạo tổng khởi nghĩa và giành chính quyền trên phạm vi toàn quốc. 

NGƯỜI MÔNG Ở TỈNH TUYÊN QUANG

Tỉnh Tuyên quang có 7 huyện, thành phố: Sơn Dương, Yên Sơn, Hàm Yên, Chiêm Hóa, Na Hang, Lâm Bình và thành phố Tuyên Quang.

Người Mông ở tỉnh Tuyên Quang có khoảng 20.716 người, người Mông có mặt ở khắp các huyện trong tỉnh, nhiều nhất ở huyện Yên Sơn với 03 ngành là Mông Trắng, Mông Đen và Mông Hoa, trong đó ngành Mông Trắng nhiều hơn các ngành Mông khác; sự khác biệt nhất giữa các ngành Mông là trang phục của phụ nữ, mỗi nhóm Mông đều có trang phục khác nhau với những màu sắc đặc trưng và các mẫu hoa văn độc đáo.

Người Mông Tuyên Quang được chuyển đến từ nhiều tỉnh khác nhau, ở những thời điểm khác nhau, nhưng đồng bào Mông coi Tuyên Quang là quê hương, họ sống rất chân thật, phóng khoáng và có quan hệ gần gũi và gắn bó với đồng bào các dân tộc khác ở nơi cư trú.

Người Mông chủ yếu sống bằng nghề làm nương rẫy, lúa, ngô là lương thực chính của người Mông. Ngoài ra, người Mông còn trồng các cây khác: Đậu tương, khoai, dong giềng... Cây ăn quả: Mận, Táo, Lê, Đào...

NGƯỜI MÔNG Ở TỈNH HÀ GIANG

Tỉnh Hà Giang được ví là nóc nhà của Việt Nam, vì ở địa thế cao hơn các tỉnh Bắc bộ, có cùng biên giới với nước láng giềng Trung Quốc.

Người Mông ở Hà Giang có số dân đông nhất chiếm trên 31% các dân tộc trong tỉnh, với 2 nhóm chính là Mông Trắng và Mông Hoa sinh sống chủ yếu ở các huyện phía bắc: Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc và hai huyện phía tây Hoàng Su phì, Xín Mần, cư trú xen kẽ với các dân tộc: Dao, Lô Lô, Pu Péo, Cờ Lao, Tày, Nùng ... Người Mông ở đây nổi tiếng với truyền thống canh tác nương đá, trồng lúa, ngô và các loại hoa màu khác. Sản xuất thủ công của đồng bào Mông đạt đến trình độ khá cao như dệt, đan lát, làm đồ gỗ, rèn đúc...

Người Mông ở Hà Giang cũng sống chủ yếu bằng nghề làm nương rẫy và ngô là lương thực chính của người Mông. Ngoài trồng Ngô, người Mông còn trồng các cây khác: Đậu tương, khoai, dong giềng... Cây ăn quả: Mận, Táo, Lê, Đào... và các cây dược liệu như xuyên khung, ý dĩ...

NGƯỜI MÔNG Ở TỈNH YÊN BÁI

Dân tộc Mông ở Yên Bái chủ yếu gồm 4 nhóm chính là: Mông Hoa; Mông Đen; Mông Trắng và Mông Si (Mông Đỏ). Trong đó người Mông Hoa và Mông Si chiếm số lượng đông hơn cả. Một bộ phận người Mông Hoa di cư từ huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai xuống định cư tại huyện Văn Yên mang nhiều đặc trưng văn hoá của cư dân vùng biên viễn. Tiếng nói của người Mông thuộc nhóm ngôn ngữ Mông - Dao (dòng ngôn ngữ Nam Á).

Những tiềm năng thế mạnh của người Mông ở Yên Bái là: Trồng rừng, chăn nuôi đại gia súc, trồng cây đặc sản và cây công nghiệp ngắn ngày, một số cây con thế mạnh như: Cây chè Shan tuyết, sơn trà, thảo quả, chăn nuôi trâu, bò, ngựa, ong…Nhờ đó, đời sống của đồng bào Mông Yên Bái đã từng bước ổn định và dần phát triển. Người Mông Yên Bái có nghề rèn rất nổi tiếng với kỹ thuật cao, đồng bào tự rèn dao, cuốc, tự đúc lưỡi cày và đồ trang sức của phụ nữ, đúc nhạc ngựa, chuông bò... đồ dùng sinh hoạt trong gia đình bằng gỗ như: thìa, bát, thùng, chậu… đan lát các đồ dùng như “Lù cở” (chiếc gùi), “Cáng chủa” (dụng cụ mang vác đồ), giỏ đựng cơm đi nương...

QUY ƯỚC THÔN BẢN

Quy ước, hương ước đồng bào dân tộc Mông các thôn bản xây dựng chủ yếu tập trung vào các nội dung như: Chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình, xây dựng nếp sống văn minh (đặc biệt là việc cưới, việc tang), gia đình văn hóa, bảo vệ, phát triển rừng, định canh, định cư, chăn thả gia súc, gia cầm, chống bạo lực gia đình, các phong tục lạc hậu, mê tín dị đoan…

Việc xây dựng các quy ước, hương ước đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng gia đình, bản văn hóa, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Mông, đồng thời, tạo động lực cho đồng bào dân tộc Mông nâng cao hiệu quả thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, phòng chống tệ nạn xã hội, thúc đẩy sản xuất, xóa đói giảm nghèo.

TIÊU CHÍ XÂY DỰNG THÔN, BẢN VĂN HÓA

1. Đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển:

- Người trong độ tuổi lao động có việc làm và thu nhập ổn định.

- Tỷ lệ hộ gia đình có nhà ở kiên cố cao hơn mức bình quân chung, không có nhà ở dột nát.

- Hệ thống giao thông đảm bảo đi lại thuận tiện.

2. Đời sống văn hóa, tinh thần lành mạnh, phong phú:

- Có nhà văn hóa, sân thể thao phù hợp với điều kiện của khu dân cư.

- Trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường, đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở trở lên.

- Bảo tồn, phát huy các hình thức sinh hoạt văn hóa, thể thao dân gian truyền thống của địa phương.

3. Môi trường cảnh quan sạch đẹp:

- Các địa điểm vui chơi công cộng được tôn tạo, bảo vệ và giữ gìn sạch sẽ.

- Có điểm thu gom rác thải; có nhà vệ sinh khép kín.

- Tổ chức, tham gia hoạt động phòng, chống dịch bệnh.

4. Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước:

- Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật, chính sách dân số;

- Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm dần từng năm; trẻ em được tiêm chủng đầy đủ.

- Có các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật.

- Đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh, trật tự.

- Chi bộ Đảng, các tổ chức đoàn thể hàng năm hoàn thành tốt nhiệm vụ.

5. Có tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng:

Quan tâm, chăm sóc người cao tuổi, trẻ em, người có công, người khuyết tật, người lang thang, cơ nhỡ và người có hoàn cảnh khó khăn.

XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Tỉnh Tuyên Quang cùng với các địa phương trong cả nước đã thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới từ năm 2011; cấp ủy Đảng, chính quyền đã tập trung, quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chương trình, đặc biệt có sự đồng lòng, ủng hộ của các tầng lớp nhân dân; đến nay việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã đạt được nhiều thành tựu khởi sắc: Diện mạo nông thôn phát triển rõ rệt, chất lượng đời sống vật chất của người dân nâng cao; kinh tế nông nghiệp có sự tăng trưởng ổn định, công nghiệp và dịch vụ nông thôn phát triển nhanh, đa dạng; chất lượng đời sống văn hóa của người dân tiếp tục được nâng cao, nhiều giá trị văn hóa được bảo tồn và phát triển, môi trường nông thôn đã có chuyển biến đáng kể, nhiều vùng nông thôn đã xây dựng và hình thành mô hình cảnh quan xanh, sạch, đẹp từ đó nâng cao chất lượng đời sống của người dân.

ĐỔI MỚI BẢN LÀNG, QUÊ HƯƠNG

Ngày xưa, các thôn bản ở vùng cao không có đường xá, đi lại vất vả, làm cái gì cũng không đủ ăn, cuộc sống của mọi người rất khó khăn. Những năm trở lại đây, Nhà nước có chủ trương mở đường giao thông, đổi giống cây trồng mới, gia súc phát triển, đời sống của mọi người đã khá hơn và không còn cảnh thiếu đói. Được Nhà nước lắp đặt đường ống dẫn nước sạch đến tận nhà, cuộc sống sinh hoạt của mọi nhà trong bản và gia súc được thuận lợi hơn nhiều.

Các dân tộc vui mừng cảm ơn Đảng, Chính phủ, vì các thôn bản có trường học, có thầy cô giáo dạy, có trạm xá chữa bệnh, ai cũng biết làm vệ sinh, uống thuốc phòng bệnh. Trong đời sống, trai gái đều có văn hóa, kết hôn và sinh đẻ có kế hoạch, chăm sóc con cái mạnh khỏe, nhà nhà đã có xe máy đi lại thuận tiện nhiều.

Trong trồng cấy, mọi nhà đã biết trồng giống lúa, ngô mới và thu hoạch được nhiều hơn, đủ lương thực cho gia đình và có dư đưa ra chợ bán để lấy tiền xây nhà cửa và mua sắm quần áo mới. Các thôn bản vùng cao đã “đổi mới”, ai ai cũng vui mừng, hạnh phúc

CHUYÊN ĐỀ 3:THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Môi trường được hiểu là tất cả những gì ở xung quanh chúng ta và rất thân thiện gần gũi với con người, ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của con người, bao gồm môi trường tự nhiên (đất đai, sông ngòi, không khí, cây cối, động thực vật,…) và môi trường nhân tạo là do con người tạo nên (như đường xá, nhà máy, xí nghiệp,…).

Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường... Như vậy, bảo vệ môi trường là một trong ba yếu tố cấu thành của phát triển bền vững.

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nông nghiệp, du lịch; đô thị hóa, xây dựng nông thôn mới,... đều tác động đến môi trường và gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Do đó chúng ta phải giữ gìn và bảo vệ môi trường sống để có nguồn không khí, nước, đất trong lành.

TUYÊN TRUYỀN BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG

Các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Luật Bảo vệ và phát triển rừng

1. Chặt, phá, khai thác, lấn, chiếm rừng trái quy định của pháp luật.

2. Đưa chất thải, hóa chất độc, chất nổ, chất cháy, chất dễ cháy, công cụ, phương tiện vào rừng trái quy định của pháp luật; chăn, dắt, thả gia súc, vật nuôi vào phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng, rừng mới trồng.

3. Săn, bắt, nuôi, nhốt, giết, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán động vật rừng trái quy định của pháp luật.

4. Hủy hoại tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng, công trình bảo vệ và phát triển rừng.

5. Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng; quản lý các loài ngoại lai xâm hại; dịch vụ môi trường rừng.

6. Tàng trữ, mua bán, vận chuyển, chế biến, quảng cáo, trưng bày lâm sản trái quy định của pháp luật.

7. Khai thác tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên khoáng sản, môi trường rừng trái quy định của pháp luật; xây dựng, đào, bới, đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên và các hoạt động khác trái quy định của pháp luật làm thay đổi cấu trúc cảnh quan tự nhiên của hệ sinh thái rừng.

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Hiện nay, môi trường sống của con người đang bị đe dọa một cách nghiêm trọng: Trái đất đang ngày một nóng lên; biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt; không khí, môi trường sống bị ô nhiễm, thiên tai, lũ lụt, hạn hán ngày càng gia tăng, nguyên nhân do: Khí thải từ các nhà máy công nghiệp, do hóa chất bảo vệ thực vật, chất độc hóa học, vứt rác bừa bãi, xử lý chất thải của con người và vật nuôi không đúng quy định, chặt phá rừng bừa bãi, đốt nương, làm rẫy trái quy định.... Trong khi con người là một phần của thiên nhiên và con người sống phụ thuộc vào thiên nhiên, môi trường sống bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người như: Phổi dễ bị hư hỏng, tăng nguy cơ ung thư, tăng tỷ lệ vô sinh ở nam giới, tăng nguy cơ rối loạn tim mạch; ô nhiễm môi trường còn ảnh hưởng rõ rệt đến môi trường sống như: Thiên tai, lũ lụt, hạn hán ngày càng gia tăng, đất đai cằn cỗi, cây cối không phát triển được... 

Vì vậycần bảo vệ môi trường để giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp bằng cách: Không vứt rác bừa bãi; sử dụng hố xí hợp vệ sinh, không phóng uế bừa bãi; không thả rông gia súc, phải có chuồng, trại cho gia súc; không dùng thuốc bảo vệ thực vật tràn lan, quá liều lượng cho phép; không chặt phá rừng bừa bãi; không săn bắt động vật quý hiếm…

MÙA, THỜI TIẾT, KHÍ HẬU TUYÊN QUANG

Khí hậu Tuyên Quang được chia thành 4 mùa rõ rệt: Mùa Xuân, mùa Hạ, mùa Thu, mùa Đông; trong đó mùa Đông thời tiết hanh khô, lạnh và mùa Hạ thời tiết nóng, ẩm, mưa nhiều.

Do ảnh hưởng của yếu tố địa hình nên Tuyên Quang có hai vùng khí hậu với nhiều nét riêng biệt: Vùng phía Bắc có mùa đông kéo dài, nhiệt độ thấp, mùa hè mưa nhiều hơn; vùng phía Nam khí hậu đa dạng hơn, mùa đông ngắn hơn, mùa hè nóng hơn và thường có mưa dông. Mưa dông với cường độ lớn thường gây ra những trận lụt kéo dài nhiều ngày, đôi khi cả lũ quét, gây nhiều tổn thất cho nhân dân địa phương. Lượng mưa trung bình hàng năm đạt 1.295-2.266 mm. Nhiệt độ trung bình 22°-23 °C. Độ ẩm bình quân năm là 85%.

Đất đai, khí hậu, nguồn nước đã tạo ra tính cách người Tuyên Quang phóng khoáng, đôn hậu, thủy chung, hiếu khách. Người Tuyên Quang ở các địa phương hay sống quần tụ thành từng làng, tính cộng đồng và đoàn kết khá cao. Chính vì lẽ đó mà Tuyên Quang được ví như “thành lũy vững chắc” bảo vệ thành Thăng Long.

CÂY XANH VỚI MÔI TRƯỜNG

Chúng ta cần bảo vệ và tăng cường trồng mới cây xanh vì cây xanh có lợi ích hết sức to lớn đối với môi trường sống như:

- Giảm ô nhiễm môi trường: Cây xanh giúp cung cấp oxy cho chúng ta thở; đồng thời hấp thụ CO2, amoniac, SO2, Nox, bụi bẩn,... từ đó làm giảm các khí độc hại bị thải ra môi trường, giúp không khí trở nên trong lành hơn.

- Tiết kiệm nước và giảm xói mòn đất: Cây xanh có thể làm chậm sự bốc hơi nước, tăng độ ẩm không khí, hạn chế tình trạng bão, lũ lụt, xói mòn đất do nước chảy mạnh. Lượng nước do rễ cây giữ lại có thể được tái tạo và trở thành các mạch nước ngầm.

- Giảm nhiệt độ: Cây xanh ngăn chặn ánh nắng mặt trời, hạn chế tác hại của các bức xạ mặt trời lên người dân; giảm nhiệt, làm không khí dịu mát.

- Tạo ra cơ hội kinh tế: Cây ăn quả sẽ giúp chúng ta cải thiện được thu nhập, trồng cây cảnh đẹp có thể giúp tạo cảnh quan đẹp thu hút du lịch, phát triển kinh tế.

- Giúp cân bằng hệ sinh học: Cây xanh giúp động vật có thêm nơi trú ngụ, chim chóc đậu và làm tổ, ong bướm, sâu có thêm hoa để hút mật,...

KHU DU LỊCH SINH THÁI NA NANG, LÂM BÌNH

Nằm trên địa bàn hai huyện Na Hang và Lâm Bình, Khu Du lịch sinh thái Na Hang, Lâm Bình có tổng diện tích 15.000 ha trong đó bao gồm 8000 ha diện tích mặt nước hồ thủy điện Tuyên Quang.

Du thuyền trên lòng hồ du khách sẽ đến với nơi hội tụ của hai dòng sông trên khu vực lòng hồ thủy điện sông Gâm và sông Năng. Hình ảnh núi non điệp trùng với 99 ngọn núi được ví như “Hạ Long cạn giữa đại ngàn” (xã Thượng Lâm - huyện Lâm Bình). Bên cạnh đó là những địa danh, sự tích đã đi vào lịch sử ở nơi đây như: Thác Khuổi Nhi, Khuổi Súng, đền Pác Tạ, đền Pác Vãng, hang Phia Vài, hòn Cọc Vài, vách đá Nàng Tiên - Chú Khách, động Song Long, những khu rừng nguyên sinh trải dài theo hai triền sông tạo nên cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, kỳ thú, hình thành nên những tua, tuyến du lịch dã ngoại, ngắm cảnh thiên nhiên bằng du thuyền đầy thú vị của du khách khi đến với Khu du lịch sinh thái Na Hang, Lâm Bình.

Với những tiềm năng, thế mạnh về cảnh sắc thiên nhiên, con người, truyền thống văn hóa đa dạng, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc của nhân dân các dân tộc trên địa bàn sẽ là điểm tựa để phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, đặc biệt là kinh tế du lịch, mô hình du lịch và dịch vụ du lịch.

XUÂN VỀ TRÊN BẢN MÔNG

Lại một mùa xuân nữa tới, trên các bản người Mông, hoa đào, hoa mơ, hoa mận đã bưng nở, những ngọn cỏ, tre, nứa, gỗ đang đâm chồi nảy lộc mơn mởn báo hiệu một mùa xuân tươi tốt. Mùa xuân gửi vào vạn vật sự hồi sinh, sự biến chuyển không ngừng. Trên những con đường khấp khểnh đá tai mèo, mấy thiếu nữ Mông tóc thề nhuộm màu thời trang sóng sánh bờ vai trong trang phục váy xòe rực rỡ sắc màu, ánh mắt e ấp trước cái nhìn như táp lửa của nhóm trai bản đang biểu diễn điệu khèn réo rắt xuân tình, họ thổi kèn là, đàn môi, kéo nhị, thổi sáo…Họ nói với nhau - núi rừng cảnh đẹp, chúng ta đẹp đôi, đều tốt lành cả.

Trên khoảnh đất trống, từng đoàn trẻ con má hồng như táo chín, xúng xính váy áo mới tinh đang túm tụm chơi các trò chơi dân gian như kéo co, ném pao, nhảy lò cò… hoặc hát những câu đồng dao bằng tiếng dân tộc khiến không khí ngày tết càng thêm tưng bừng náo nhiệt…Nhà nhà thóc lúa, ngô khoai đã đầy bồ, lợn gà, trâu bò đầy sân... sẵn sàng cho một cái Tết đoàn viên trên bản Mông quê em!

CHUYÊN ĐỀ 4: VĂN HOÁ DÂN TỘC (34 TIẾT)

NHÀ Ở CỦA NGƯỜI MÔNG

Người Mông ở vùng núi, nhà ở thường được xây dựng ở nơi gần nguồn nước, gần nương, đi lại thuận tiện. Nguyên liệu chủ yếu để làm nhà là gỗ, tre, cỏ tranh và đất. Ngoài nhà trình tường truyền thống theo kiểu nhà ở vùng cao, nhiều nơi thuộc vùng thấp như Hàm Yên, Yên Sơn, phần lớn đồng bào Mông làm nhà nền đất, cột gỗ giống như nhà người Kinh. Tuy nhiên, về kiểu nhà, bố trí nội thất, cách trưng bày thờ cúng tổ tiên thì có những nét riêng.

Cấu trúc chung của nhà dân tộc Mông là nhà trệt trình tường hoặc bưng ván hay vách nứa. Nhà có ba gian gồm: gian bếp là gian giữ lửa, có một bếp lửa và là buồng ngủ của ông bà chủ nhà. Gian giữa là gian to rộng hơn, có cửa chính nhìn về phía trước nhà, đây là gian thờ cúng tổ tiên, là gian chung của cả nhà chuyên làm những việc lớn của gia đình như hiếu, hỷ, tiếp khách. Gian thứ ba là gian bên cạnh có bếp nấu cám lợn, nấu cơm, có buồng ngủ cho các con. Hầu hết các ngôi nhà thường có gác nhỏ để chứa lương thực, đồ đạc hoặc thực phẩm khô.

TRANG SỨC CÁC NGÀNH MÔNG

Những dịp hội hè, lễ tết, xuống chợ các chàng trai, thiếu nữ người Mông ở Tuyên Quang đều mặc quần áo mới, đeo trang sức như là: Dây xúc xích cổ bạc, vòng cổ, vòng cổ bạc, vòng tai bạc, nhẫn bạc, các loại hạt cườm...

Người Mông đeo trang sức không chỉ để làm đẹp mà qua đó thể hiện những thông điệp liên quan đến cuộc sống riêng tư. Trang sức của họ thường được tạo ra từ các chất liệu: Bạc, nhôm, đồng, thiếc... với các nét họa tiết dân gian sinh động, độc đáo của người Mông. Ngoài tác dụng làm đẹp, người Mông đeo trang sức là bạc trắng còn có tác dụng ngăn chặn tà ma, gió độc.

Những trang sức với hình dáng, chất liệu phong phú, độc đáo góp phần tô điểm cho vẻ đẹp của những chàng trai, cô gái người Mông, mang nhiều ý nghĩa thể hiện quan niệm, phong tục là những nét văn hóa đẹp và độc đáo của người Mông ở Tuyên Quang.

ÂM NHẠC, VĂN HỌC DÂN GIAN CỦA NGƯỜI MÔNG

Âm nhạc người Mông ở Tuyên Quang rất phong phú và độc đáo. Các nhạc cụ gồm: Khèn, sáo trúc, kèn lá, đàn môi, nhị, trống lớn, thanh la, chuông nhỏ, khèn lá...

Tiêu biểu trong các nhạc cụ là cây khèn. Bởi tiếng khèn Mông thường gắn với các làn điệu dân ca Mông, rất phong phú, tinh tế, sâu sắc. Mỗi ngành Mông lại có cách cấu tạo khèn khác nhau chút ít, song vẫn thể hiện được sự dặt dìu, cuồng nhiệt, pha chút hoang dã của người Mông. Tiếng khèn xuất hiện trong đời sống hàng ngày, cả vui hay buồn như: lễ hội xuân, xuống chợ, tìm người yêu hay việc tang ma…

Cũng như các dân tộc anh em khác, văn hóa, văn nghệ dân gian của dân tộc Mông dân ca, truyện cổ tích, ca dao, tục ngữ, câu đố với đặc điểm do đồng bào sáng tác và được truyền miệng từ đời này qua đời khác. Đồng bào Mông có kho tàng văn hóa, văn nghệ dân gian, truyện cổ, tục ngữ, ca dao, phản ánh toàn diện đời sống vật chất, tinh thần, kinh nghiệm sống, tinh thần lạc quan yêu cuộc sống…

TRANG PHỤC CỦA NGƯỜI MÔNG

Trong văn hóa vật thể của dân tộc Mông, trang phục là nét văn hóa đặc sắc nhất, là đặc điểm dễ nhận thấy, dễ phân biệt người Mông với các dân tộc thiểu số khác. Người Mông thường tự mình làm lấy trang phục. Từ những nguyên liệu đơn giản lấy từ thiên nhiên, với óc thẩm mỹ và bàn tay khéo léo, đồng bào đã sáng tạo ra trên trang phục những nét hoa văn độc đáo, rực rỡ sắc màu, phản ánh lối sống đầy bản lĩnh và phóng khoáng của dân tộc mình.

Người Mông mặc trang phục được may bằng vải lanh nhuộm chàm, trừ váy của nhóm Mông Trắng là vẫn để nguyên vải mộc. Màu sắc trên trang phục của phụ nữ Mông rất sặc sỡ, đa dạng, gồm các màu kết hợp đỏ, xanh, đen. Kỹ thuật tạo hoa văn trên trang phục kết hợp giữa thêu, dệt ghép màu và in sáp ong. Váy của phụ nữ Mông hình nón cụt, xếp nếp xoè rộng. Khi bước đi váy đung đưa lượn sóng. Chiếc váy hai lớp dày xòe rộng có thể dùng làm chăn đắp khi trời rét.

Trang phục truyền thống của nam giới Mông ở Tuyên Quang có: Quần dài, may kiểu đũng chân què, cạp lá tọa; áo ngắn, ống rộng, cổ đứng, xẻ bụng, cài khuy; quần áo đều nhuộm màu chàm. Ngày nay do giao lưu kinh tế - xã hội phát triển nên phần lớn nam giới Mông đều mặc quần áo như nam giới người Kinh.

LỄ HỘI VÀ PHONG TỤC CÚNG TỔ TIÊN CỦA NGƯỜI MÔNG

- Lễ hội

Tiêu biểu là Lễ hội gầu tào: Lễ hội này diễn ra vào mùa xuân, do một gia đình có kinh tế khá hay một dòng họ có uy tín đứng ra tổ chức để cầu phúc, cầu con, cầu cho con cháu tai qua nạn khỏi, chóng lớn, gia đình, dòng họ thịnh vượng. Lễ hội thường diễn ra 3 ngày, ngày đầu và ngày cuối là phần lễ, còn ngày giữa là phần hội. Những người đến chơi được chủ nhà mời cơm.

- Thờ cúng tổ tiên

Người Mông ở Tuyên Quang thờ tổ tiên là những người trong gia đình đã chết từ ba đời trở lại như bố, ông, cụ (có dòng họ chỉ thờ một đời là bố mẹ).

Bên cạnh tục thờ cúng tổ tiên đồng bào Mông còn thờ cúng các thần linh như: thần ma nhà, thần cửa, thần ma buồng, thần ma bếp, thần ma lợn, thần ma bảo vệ hồn lúa…

LỄ CƯỚI CỦA NGƯỜI MÔNG

Khi đôi nam nữ đã có tình cảm và yêu nhau thì thường hò hẹn gặp nhau trong các dịp chợ phiên, ngày hội, ngày Tết... Lúc đó họ bày tỏ tình cảm, trao nhau những vật kỷ niệm như chiếc nhẫn, gương soi. Đó là những vật làm tin trao cho nhau, thay lời hứa hẹn, xây đắp tình duyên tốt đẹp hơn.

Phong tục của đồng bào Mông ở Tuyên Quang, từ khi tìm hiểu, ăn hỏi đến khi cưới là cả một quá trình với nhiều nghi lễ như: dạm hỏi và so tuổi, trao vật cưới và lễ cưới.

MÚA KHÈN

Múa khèn là điệu múa của con trai Mông. Thân khèn được ghép khít từ hai mảnh gỗ khoét rỗng, phần trên nhỏ phần dưới to dần chỗ lớn nhất hình hoa chuối rừng, có 6 dóng trúc dài, to, ngắn có lưỡi gà bằng đồng gắn vào từng dóng, 6 dóng trúc đều có lố bịt để khi người thổi bịt hoặc mở các ngón tay, hơi thổi đi qua tạo nên âm thanh trầm, ấm, tiếng khèn biểu đạt những bài khèn đắm say lòng người.

Người Mông thường múa khèn trong đám ma, làm ma khô, nhưng ngày nay khèn còn là nhạc cụ cho vui chơi, hội sản sán hoặc là đám cưới. Các động tác chủ yếu là nhảy chân, đá chân, nhảy phía trước, nhảy lùi ra sau, co chéo chân, nhảy quay xung quanh, ôm khèn lăn mấy vòng…Múa khèn ở hội sải sán thì chủ yếu múa xung quanh cây nêu cao vút. Nhưng người múa khèn rất say sưa, người này nhảy song người kia lại nhảy. Sau một điệu nhảy thì ông chủ sải sán lại rót một chén rượu mời người nhảy khèn uống.

Múa khèn là nét văn hóa độc đáo, là món ăn tinh thần không thể thiếu được trong cuộc sống đồng bào Mông

TẾT CỦA NGƯỜI MÔNG

Cũng như các dân tộc anh em khác, đồng bào Mông tổ chức ăn Tết thật tưng bừng và mang tính sinh hoạt cộng đồng sâu sắc.

Ngày Tết, đồng bào giết lợn, gà, gói các loại bánh, cúng tổ tiên, ăn uống và ở những bãi đất rộng quanh bản đồng bào tổ chức các trò chơi dân gian như: chọi gà, chọi chim, đua ngựa, đấu vật, đẩy gậy, đánh quay, ném quả pao, múa khèn, hát giao duyên... Tết cổ truyền của người Mông thực sự là ngày hội mùa xuân là dịp để mọi người nghỉ ngơi và làm tròn bổn phận của mình đối với tổ tiên, dòng tộc, gia đình.

ẨM THỰC CỦA NGƯỜI MÔNG

Đồ ăn, thức uống của người Mông được chế biến từ hai nguồn lương thực và thực phẩm chính: từ các sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi; từ khai thác sản phẩm tự nhiên.

Một bữa ăn thông thường của đồng bào Mông, gồm một rá cơm hoặc mèn mén. Các món ăn chế biến từ rau thường xào mỡ cho thêm nước vào thành canh. Các món chế biến từ thịt phổ biến nhất là món xáo: thịt, lòng, gan, tiết cho nước vào đun nhừ, chan cả cái lẫn nước vào cơm hoặc bột ngô đồ là cách đồng bào thích nhất. Dân tộc Mông có một món ăn đặc trưng và nổi tiếng là thắng cố. Là món ăn gồm các loại thịt, xương, lòng, gan, tim, phổi, tiết của một con vật như ngựa, trâu, bò, dê, chó, lợn... được chặt thành từng miếng nhỏ rồi đem nấu chung trong một chảo canh. Vào những dịp trang trọng như lễ cưới, ma chay hoặc trong các ngày chợ phiên, đồng bào hay nấu món thắng cố.

CHUYÊN ĐỀ 5: ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM VÀ HỘI NHẬP

TỔ QUỐC VIỆT NAM

Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, khu vực Đông Nam Á, ven biển Thái Bình Dương. Việt Nam có đường biên giới trên đất liền dài 4.550 km tiếp giáp với Trung Quốc ở phía Bắc, với Lào và Cam-pu-chia ở phía Tây; phía Đông giáp biển Đông. Dân số: là 96.208.984 người.

Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, miền Bắc có 4 mùa rõ rệt (xuân-hạ-thu-đông). Miền Nam có mùa khô và mùa mưa. Có mạng lưới sông ngòi dày đặc. Địa hình đồi núi chiếm tới 3/4 diện tích, có ba mặt Đông, Nam và Tây-Nam trông ra biển với bờ biển dài 3.260 km.

Việt Nam có lịch sử truyền thống vẻ vang trong đấu tranh dựng nước và giữ nước. Từ khi thực hiện đường lối đổi mới đất nước kinh tế - xã hội có chuyển biến vượt bậc, tích cực mở rộng hợp tác và hội nhập quốc tế và ngày càng có địa vị cao trên trường quốc tế. Việt Nam là quốc gia tươi đẹp, hòa bình, con người Việt Nam thân thiện; là điểm đến hấp dẫn khách du lịch và hợp tác đầu tư phát triển kinh tế của các nước trên thế giới.

ĐOÀN KẾT CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

Việt Nam có 54 dân tộc cùng sinh sống, gồm các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam như: Kinh, Mông, Dao, Tày, Nùng, Mường, Cao Lan, Ba Na, Ê Đê, Chăm…Trải suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước các dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước, đoàn kết, yêu thương, đùm bọc, cần cù lao động, sáng tạo. Phát huy tinh thần đại đoàn kết dân tộc Đại hội XII của Đảng khẳng định“bảo đảm các dân tộc bình đẳng, tôn trọng, đoàn kết, giải quyết hài hòa quan hệ giữa các dân tộc, giúp nhau cùng phát triển,...”.

Phát biểu chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Tuyên Quang lần thứ III năm 2019, đồng chí Chẩu Văn Lâm, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội của tỉnh đề nghị các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục tập trung tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân để triển khai thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác dân tộc; thực hiện đoàn kết các dân tộc, tạo sự đồng thuận để đồng bào các dân tộc thiểu số tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước

Đại đoàn kết toàn dân tộc là nền tảng tinh thần bền vững, là cội nguồn sức mạnh vô địch, sẽ tiếp tục đưa dân tộc ta đi đến những đỉnh cao mới trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

QUAN HỆ VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII đã xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm là: “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước; bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Mở rộng và đưa vào chiều sâu các quan hệ đối ngoại; tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, thực hiện hiệu quả hội nhập quốc tế trong điều kiện mới, tiếp tục nâng cao vị thế và uy tín của đất nước trên trường quốc tế”.

Việt Nam tích cực mở rộng quan hệ với các nước và ngày càng có vị thế cao trên thế giới. Quan hệ với các đối tác, nhất là các nước láng giềng, khu vực và các nước lớn ngày càng đi vào chiều sâu, ổn định và hiệu quả. Đến nay, Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 188/193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc, là thành viên tích cực của hơn 70 tổ chức quốc tế và khu vực; thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược với 16 nước, Đối tác toàn diện với 11 nước…Việt Nam tích cực tham gia các diễn đàn quan trọng như: ASEAN, Liên hợp quốc, APEC, ASEM, là Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc…

DÂN TỘC MÔNG VÀ CÁC DÂN TỘC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG

Tuyên Quang, miền đất trù phú và tươi đẹp, nơi tụ cư lâu đời của 22 dân tộc Kinh, Tày, Dao, Sán Chay, Mông, Nùng, Sán Dìu, Hoa, Pà Thẻn… cùng chung sống đoàn kết bên nhau... Dân tộc Mông ở tỉnh ta có khoảng trên 20.716 người, chiếm 2,3% dân số toàn tỉnh, đứng thứ 4 sau dân tộc Tày, Dao, Cao Lan. Dân tộc Mông phân bố ở tất cả các huyện trong tỉnh. Với truyền thống yêu nước, cách mạng, với tinh thần cần cù lao động sáng tạo, các dân tộc đã sớm gắn bó, đoàn kết bên nhau để chống thiên tai, giặc giã, cùng nhau vun đắp nên truyền thống văn hóa phong phú, đa dạng, giàu bản sắc.

Các dân tộc cùng chung sống hòa thuận, đoàn kết, gắn bó. Mỗi dân tộc có nét văn hóa độc đáo riêng, cùng hòa quyện tạo nên sự đa dạng trong thống nhất của văn hóa các dân tộc Tuyên Quang. Đó chính là những giá trị tinh thần cao quý, là mạch nguồn sâu xa tạo nên sự gắn kết cộng đồng dân tộc, là ý chí quyết tâm đồng lòng, chung sức xây dựng quê hương Tuyên Quang ngày càng tươi đẹp, ấm no, hạnh phúc.

CÁC ĐỊA DANH NỔI TIẾNG VIỆT NAM

Việt Nam là một đất nước giàu đẹp, có cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, văn hóa phong phú độc đáo, con người thân thiện mến khách. Cảnh sắc thiên nhiên, văn hóa con người đã tạo nên những vùng đất, địa danh nổi tiếng thu hút khách du lịch khắp nơi trên thế giới đến viếng thăm. Việt Nam đất nước tươi đẹp và trù phú với các danh lam, thắng cảnh nổi tiếng như: Vịnh Hạ Long, Động Phong Nha, Nha Trang, Phú Quốc…Các địa danh lịch sử văn hóa: Hà Nội, Cố đô Huế, phố cổ Hội An, thành cổ Quảng Trị.

Tuyên Quang mảnh đất giàu truyền thống lịch sử cách mạng, Thủ đô Khu giải phóng, Thủ đô kháng chiến, nơi ghi dấu nhiều sự kiện trọng đại của dân tộc với các địa danh nổi tiếng như: Lán Nà Nưa, Đình Tân Trào, Đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào, khu du lịch nghỉ dưỡng Mỹ lâm, khu du lịch sinh thái Na Hang - Lâm Bình, những điểm du lịch tâm linh như đền Hạ, đền Mẫu Ỷ La, đền Cảnh Xanh, đền Thượng, chùa An Vinh (thành phố Tuyên Quang); chùa Bảo Ninh Sùng Phúc, đền Đầm Hồng (Chiêm Hóa); đền Bắc Mục, đền Thác Cái (Hàm Yên), đền Pắc Tạ (Na Hang)...

CHUYÊN ĐỀ 6: PHÁT TRIỂN KINH TẾ

PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI Ở CƠ SỞ

Những năm qua, tỉnh Tuyên Quang đã có nhiều giải pháp đầu tư, hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là người Mông ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế - xã hội, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong đó có đồng bào dân tộc Mông.

Để đồng bào Mông bớt khó khăn, tỉnh đã tăng cường hỗ trợ cho vùng có đông người Mông sinh sống bằng các nguồn vốn ngân sách như vốn Chương trình 135, vốn Chương trình xây dựng nông thôn mới, xóa đói, giảm nghèo... Hỗ trợ thiết thực phát triển sản xuất cho các hộ dân tộc Mông chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mua máy móc phục vụ sản xuất nâng cao năng suất, chất lượng, phát triển kinh tế nông – lâm nghiệp hàng hóa, nông nghiệp bền vững. Ngoài ra, tỉnh còn hỗ trợ trực tiếp giống ngô, lúa, hỗ trợ vay vốn… hỗ trợ bà con sản xuất, kinh doanh các sản phẩm có lợi thế - đặc sản của địa phương. Thực hiện tốt chính sách di dân thực hiện định canh, định cư, chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm…

NGƯỜI MÔNG TRỒNG CÂY LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM

Trước đây bà con đồng bào dân tộc Mông chỉ phát rừng trồng ngô, trồng lúa nương nên cuộc sống bấp bênh. Tuy nhiên, đời sống bà con hiện nay có sự thay đổi rất nhiều. Ngoài hỗ trợ của Nhà nước, đồng bào Mông đã chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế, từ chỉ biết độc canh cây ngô sang trồng cây lương thực khác như: lúa, ngô nếp, ngô tẻ, sắn, khoai, vừng, lạc, đậu, rau cải, bí, su su…...

Hiện nay, xã Hồng Thái của huyện Na Hang có 25,5 ha rau đậu các loại, 37 ha cây ăn quả các loại, (trong đó có 25 ha lê); 61,6 ha chè Shan tuyết, 30 ha chè Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên… Với ưu đãi riêng có về khí hậu, thổ nhưỡng, Hồng Thái đang hứa hẹn là vùng tập trung chuyên canh nông sản đặc sản của tỉnh. Thông qua hướng dẫn của cán bộ xã cùng với sự tìm tòi, học hỏi của gia đình, nhiều hộ gia đình đã chuyển những ruộng bậc thang chỉ trồng ngô sang trồng cây lương thực, thực phẩm. Quá trình cải tạo đất đã làm cho ruộng nương ngày thêm màu mỡ giúp cho cây trồng phát triển tốt, năng suất cao, thu hoạch được nhiều, cung cấp cho nhu cầu hàng ngày và mang bán, trao đổi. Từ đó đời sống vật chất, tinh thần của bà con dân tộc Mông được cải thiện rõ rệt.

RỪNG CỦA ÔNG SANG

Ông Sang là người Mông ở xã Yên Lâm, huyện Hàm Yên. Đầu thập kỷ 90 trở về trước, gia đình ông Sang chỉ trồng vài cân giống ruộng, nương làm không đủ ăn, đủ dùng.

Ông Sang quyết định đăng ký trồng rừng phủ đất trống, đồi trọc. Năm đầu ông đăng ký trồng 3 ha rất tốt. Những năm sau, ông Sang đang ký trồng từ 5-10 ha. Qua 10 năm, ông sang đã trồng được 70 ha cây keo.

Nguồn thu từ bảo vệ rừng, làm ruộng, làm nương, chăn nuôi ông Sang có 45 triệu đồng trên 1 năm. Hiện ông Sang có 55 ha rừng trồng được 10 tuổi. Ông đề nghị trên được cho tỉa, khai thác. Nhìn vào rừng cây cao vút, ai cũng khen và bàn tán ông Sang sắp phải tìm chố để tiền rồi.

NGƯỜI MÔNG CHUYỂN ĐỔI CÂY TRỒNG

Ngô là loại cây trồng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống sinh hoạt và phát triển kinh tế với đồng bào dân tộc Mông. Từ nguồn lương thực này, đồng bào dân tộc Mông đã chế biến thành nhiều món ăn độc đáo với hương vị đậm đà, khó quên như món Mèn mén và Bánh ngô. Đời sống của người Mông đã có nhiều thay đổi khi họ được tiếp cận với khoa học kỹ thuật. Thay vì trồng ngô 1 vụ/năm thì bà con đã biết trồng ngô 2 vụ/năm, những giống ngô cũ năng suất thấp cũng dần được thay thế bằng những giống ngô lai năng suất cao. Những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Tuyên Quang đã ban hành, triển khai thực hiện nhiều chủ trương, giải pháp và quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo phát triển nông nghiệp hàng hoá. Nhiều hộ gia đình dân tộc Mông đã mạnh dạn chuyển đổi nhiều diện tích đất ruộng, nương, đồi, núi trước đây trồng ngô, lúa cho năng suất thấp sang trồng cây lâm nghiệp, cây dược liệu và các loại cây địa phương có lợi thế như chè, mía, cam, lạc… điển hình là xã Hùng Lợi huyện Yên Sơn với mô hình nuôi ong lấy mật, trồng cây keo, nuôi trâu; xã Xuân Lập huyện Lâm Bình có mô hình trồng rừng, nuôi trâu, lợn đen và gia cầm; xã Trung Hà huyện Chiêm Hóa có mô hình trồng mía thâm canh; xã Mỹ Bằng huyện Yên Sơn có mô hình trồng chè, chăn nuôi gia súc, gia cầm…

LÀM GIÀU TỪ CHĂN NUÔI TRÂU, BÒ

Nuôi trâu, bò nhốt chuồng đã trở thành phong trào, mở hướng làm giàu, nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc Mông, thôn Nà Cào, xã Thượng Nông (Na Hang). Anh Dương Văn Tu làm chuồng trại kiên cố và trồng gần 5.000 m2 cỏ voi để nuôi vỗ béo 7 con bò và 2 con trâu. Ông Đào Văn Páo trước đây nuôi trâu, bò chủ yếu là thả tự do trên đồi rừng, vì vậy, việc chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh bị hạn chế, nhất là vào mùa đông do rét đậm, rét hại kéo dài làm trâu, bò chết. 2 năm nay, được sự hướng dẫn kỹ thuật của cán bộ chuyên môn huyện cùng với tìm hiểu qua nhiều phương tiện thông tin đại chúng, gia đình ông Páo quyết định đầu tư làm chuồng trại, trồng 3.000 m2 cỏ voi để nuôi bò nhốt chuồng. Ông Chẩu Trung Kiên, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Na Hang cho biết, mô hình nuôi trâu, bò vỗ béo theo hình thức nhốt chuồng ở thôn Nà Cào, xã Thượng Nông đã đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực. Thực tế cho thấy, trâu, bò nhốt chuồng sẽ tăng trọng lượng nhanh nhờ chế độ ăn uống tốt, có sức đề kháng cao, ít bị bệnh; chất lượng thịt tốt nên được thương lái ưa chuộng, bán được giá cao...

 NGƯỜI MÔNG GIÚP NHAU XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO

Năm 2004, thực hiện chương trình di dân tái định cư công trình thủy điện Tuyên Quang, 58 hộ đồng bào dân tộc Mông xã Thúy Loa, huyện Nà Hang về tái định cư tại xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn, lập nên thôn Mỹ Hoa. Sau hơn 10 năm về tái định cư, Mỹ Hoa đã có nhiều ngôi nhà xây mới mọc lên. Điều đáng nói đó là tính cộng đồng của người Mông nơi đây là điểm sáng cho nhiều nơi học tập.

Thôn Mỹ Hoa có gần 200 con lợn, trên 1.000 con gia cầm các loại, tất cả đều được nuôi theo mô hình thực phẩm sạch cung cấp cho thị trường lân cận. 100% gia đình trong thôn đã ổn định cuộc sống. Hơn nữa, nhà nào cũng thóc lúa đầy nhà, có của ăn của để, thu nhập bình quân mỗi hộ đều đạt từ 40 triệu đồng/năm trở lên. Những ngôi nhà xây kiên cố đang dần thay thế cho nhưng ngôi nhà lợp tôn. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao, bản sắc văn hóa của đồng bào Mông được quan tâm, gìn giữ. Năm 2013, cùng với nhân dân xã Mỹ Bằng, bà con thôn Mỹ Hoa đã đóng góp công sức làm mới hơn 1,2 km đường bê tông nông thôn, rộng 4 m, với hệ thống đèn chiếu sáng ban đêm... Những năm qua thôn Mỹ Hoa luôn được công nhận là thôn văn hóa, 100% trẻ em trong độ tuổi được cắp sách đến trường. 

GIỮ GÌN, PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, NGÀNH NGHỀ TRUYỀN THỐNG

Hiện nay dân tộc Mông trên địa bàn huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang vẫn lưu giữ rất nhiều nghi lễ văn hóa truyền thống, những nét đặc sắc trong đời sống sinh hoạt, lao động, như: Tục lệ đám cưới cổ truyền; các làn điệu dân ca; trang phục; lễ đặt tên trưởng thành; bài thuốc dân gian; làm khèn, sáo Mông; hát đối giao duyên; múa khèn, dệt vải, thêu… được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, phục vụ nhu cầu gia đình. Các môn thể thao dân tộc, trò chơi dân gian được tổ chức thi đấu, vui chơi thường xuyên, như: Đẩy gậy, kéo co; ném pao; đánh yến, đánh cù và múa khèn. Với mục đích bảo tồn, khôi phục, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Mông, đồng thời cải tạo các hủ tục trong việc cưới, việc tang, nhằm góp phần phát triển văn hóa, xã hội, phấn đấu giảm nghèo, đảm bảo an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội trên địa bàn… Từ đó góp phần xây dựng nét văn hóa đậm đà bản sắc các dân tộc trên địa bàn huyện vùng cao Lâm Bình.

CÂN ĐỐI THU CHI TRONG GIA ĐÌNH

Dù còn trẻ nhưng Bí thư Chi đoàn thôn Khuổi Phầy, xã Hồng Thái, huyện Na Hang (Tuyên Quang), Lý Văn Tính, dân tộc Mông, đã thành công với mô hình nuôi trâu vỗ béo và sinh sản, trị giá gần 1 tỷ đồng.

Sau khi xây dựng gia đình, không chịu nghèo, anh quyết tâm lập nghiệp trên chính mảnh đất quê hương. Anh Lý Văn Tính chia sẻ: Nhận thấy địa hình của thôn Khuổi Phầy chủ yếu là đồi núi, nhiều đồng bãi tự nhiên, rất thích hợp để phát triển nghề chăn nuôi đại gia súc, đặc biệt là việc chăn nuôi trâu, nên anh đã cùng gia đình tập trung nhân lực, vật lực đầu tư cho chăn nuôi trâu trở thành nghề đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình. Với bản tính cần cù, chịu thương chịu khó, anh đã tích cực tìm hiểu, học tập kinh nghiệm từ các mô hình và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc chăm sóc đàn trâu của gia đình. Đến nay, đàn trâu của gia đình anh đã có 27 con. Hiện giá trâu thành phẩm trên thị trường từ 20 - 35 triệu đồng/con, tổng giá trị tài sản của gia đình anh ước khoảng gần 1 tỷ đồng.

CHẾ BIẾN, BẢO QUẢN NÔNG SẢN NỔI TIẾNG CỦA TUYÊN QUANG

Cơm lam Sơn Dương đã trở thành đặc sản hấp dẫn khách tham quan, du lịch. Du khách thưởng thức cơm lam nơi đây sẽ không thể  quên được hương vị dẻo thơm, bùi, ngọt của từng ống cơm lam. Bánh gai Chiêm Hóa là đặc sản của đồng bào dân tộc Tày, bánh có nhiều thành phần nên khi thưởng thức ta cảm nhận được vị bùi của đậu xanh và dừa, chút ngậy của thịt mỡ, vị ngọt mát, dẻo quánh của gạo nếp, lá gai… Thịt trâu ngố Tiến Thành là sản phẩm của hợp tác xã Nông nghiệp công nghệ cao Tiến Thành, ở xã Phú Lâm (Yên Sơn). Chất lượng sản phẩm thịt trâu khô được người tiêu dùng đánh giá là ngon, ngọt. Đặc biệt sản phẩm được bảo quản trong túi hút chân không bảo đảm chất lượng của thịt và an toàn vệ sinh thực phẩm. Rượu ngô Na Hang được nấu từ ngô ủ bằng men lá. Men được làm từ các loại lá, rễ cây rừng. Để tạo ra được thứ đồ uống ngon, thơm, êm dịu là cả một nghệ thuật, đòi hỏi sự tuân thủ các nguyên tắc và những kiêng khem nhất định.

Chè Kia Tăng, lê Hồng Thái (Na Hang) nằm ở độ cao trên 1.000 m so với mặt nước biển, xã Hồng Thái (Na Hang). Lê Hồng Thái vừa qua được Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh vừa hỗ trợ dán tem truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm lê Hồng Thái. Sản phẩm chè Kia Tăng được chế biến từ nguồn búp chè tươi sạch, an toàn nên nước chè xanh, hương thơm đặc trưng, vị chát ngọt và thanh mát.

NHỮNG ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN NGƯỜI DÂN TỘC MÔNG

LÀM KINH TẾ GIỎI

Gia đình vợ chồng anh Sùng Seo Gì, Ma Thị Út thôn Tân Minh, xã Kiến Thiết, huyện Yên Sơn sau nhiều năm cần cù lao động, tích lũy, giờ gia đình anh có hơn 20 ha rừng keo, mỡ và 20 ha chuối. Thời điểm chuối được giá, bình quân một tháng gia đình anh thu hơn 30 triệu đồng. Gia đình anh là hộ trồng rừng nhiều nhất xã. Chị Giàng Sao, dân tộc Mông, tổ 5, thị trấn Na Hang (Na Hang) với mô hình trồng dâu tây cho thu hoạch mỗi tháng khoảng 8 lần, mỗi lần thu hái từ 3 đến 4 kg quả, với giá thị trường từ 150 đến 280 nghìn đồng/kg, mỗi tháng chị thu nhập 5 triệu đồng từ dâu tây.

Gia đình chị Thào Thị Hoa ở thôn Mỹ Hoa, xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang mua máy xay xát về để làm dịch vụ phục vụ người dân trong vùng. Gia đình còn trồng chè, chăn nuôi thêm lợn, gà, nấu rượu… Nhờ đó, mỗi năm gia đình chị thu về khoảng hơn 100 triệu đồng. Năm 2017, sau nhiều năm dành dụm gia đình chị đã xây được nhà mới. Theo chị Hoa, từ ngày về đây, cuộc sống của gia đình chị cũng như các hộ dân trong thôn đã thay đổi rất nhiều.

CHUYÊN ĐỀ 7: CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT

XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

Hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay về mặt cơ cấu tổ chức là một chỉnh thể thống nhất, gắn bó hữu cơ bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và  các đoàn thể chính trị - xã hội.

Trong thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh Tuyên Quang đến cơ sở luôn quan tâm làm tốt công tác củng cố, xây dựng cơ sở Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể vùng đồng bào dân tộc Mông. Nhằm đáp ứng yêu cầu công tác ở vùng đồng bào dân tộc Mông, từ năm 2004 – 2018, tỉnh đã mở 09 lớp tiếng Mông cho 631 cán bộ, công chức, viên chức trong tỉnh. Công tác phát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc Mông được quan tâm. Hiện nay, toàn tỉnh có 485 tổ chức cơ sở đảng, 256 đảng bộ cơ sở, 229 chi bộ cơ sở với 55.120 đảng viên. Trong đó đảng viên người dân tộc Mông là 416 người, chiếm tỷ lệ 0,75%. Chú trọng thực hiện công tác đào tạo, bố trí, sử dụng cán bộ người dân tộc Mông ở các cơ quan nhà nước, tổ chức Đảng, đoàn thể. Quan tâm xây dựng, phát huy vai trò của lực lượng cốt cán, người có uy tín trong đồng bào dân tộc Mông.

HÔN NHÂN TIẾN BỘ, GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC

Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Trong gia đình xã hội chủ nghĩa, vợ chồng bình đẳng, thương yêu, giúp đỡ nhau tiến bộ, tham gia tích cực vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, cùng nhau nuôi dạy con thành những công dân có ích cho xã hội.

Luật hôn nhân và gia đình được ban hành để tiếp tục xây dựng và củng cố gia đình xã hội chủ nghĩa, giữ gìn và phát huy những phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc, xoá bỏ những tục lệ lạc hậu, những tàn tích của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến, chống ảnh hưởng của chế độ hôn nhân và gia đình tư sản.

Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam được Quốc hội khóa 13 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2014. Luật có 9 chương với 133 điều.

Tảo hôn là thực trạng vẫn đang tồn tại ở một số xã trên địa bàn tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Trước tình hình đó, Chi cục Dân số tỉnh, Ban Dân tộc tỉnh đã có nhiều giải pháp nâng cao nhận thức của người dân thông qua hoạt động của các câu lạc bộ, mô hình chống tảo hôn.

GIỚI VÀ BÌNH ĐẲNG GIỚI

Luật Bình đẳng giới năm 2006 có 6 chương và 44 điều, quy định nguyên tắc bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình, biện pháp bảo đảm bình đẳng giới, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện bình đẳng giới.

Thực hiện Chiến lược quốc gia, Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020, tỉnh Tuyên Quang đã ban hành các chương trình, kế hoạch giai đoạn và hàng năm về công tác bình đẳng giới. Đến nay đã có gần 50 sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; 7/7 huyện, thành phố và các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh thành lập, kiện toàn Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ và xây dựng quy chế hoạt động. Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ các cấp đã chủ động tổ chức các lớp tuyên truyền, các chương trình tập huấn nâng cao nhận thức đối với cán bộ làm công tác bình đẳng giới các cấp.

Việc triển khai các hoạt động can thiệp phòng, chống bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái và việc phòng, chống bạo lực gia đình đã gắn với hoạt động của các thiết chế văn hóa cơ sở. Đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng, duy trì 776 địa chỉ tin cậy tại cộng đồng dân cư; 141/141 trạm y tế xã, phường, thị trấn thành lập “Cơ sở hỗ trợ, tư vấn nạn nhân bạo lực gia đình”.

NGƯỜI BỊ TỐ CÁO CÓ CÁC QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ

Luật Tố cáo năm 2018 quy định về quyền và nghĩa vụ của người bị tố cáo, cụ thể như sau:

- Người bị tố cáo có các quyền cơ bản sau đây:

Được thông báo về nội dung tố cáo, việc gia hạn giải quyết tố cáo, đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo, tiếp tục giải quyết tố cáo; được giải trình, đưa ra chứng cứ để chứng minh nội dung tố cáo là không đúng sự thật; được nhận kết luận nội dung tố cáo; được bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp khi chưa có kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo…

- Người bị tố cáo có các nghĩa vụ cơ bản sau đây:

Có mặt để làm việc theo yêu cầu của người giải quyết tố cáo; giải trình về hành vi bị tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu; ghấp hành nghiêm chỉnh quyết định xử lý theo kết luận nội dung tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền; gồi thường thiệt hại, bồi hoàn do hành vi trái pháp luật của mình gây ra.

Trong quá trình thực hiện thời gian qua, nhìn chung, Tuyên Quang là tỉnh có ít đơn thư khiếu nại, tố cáo và hầu như không có “điểm nóng”. Số lượng đơn thư nhận được năm 2018 là 2.503 đơn. Sáu tháng đầu năm 2019, toàn tỉnh tiếp nhận hơn 1.500 đơn thư các loại, đã giải quyết 71,8% số đơn thư, qua đó minh oan cho 206 cá nhân và bốn tập thể.

TUYÊN TRUYỀN LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Để Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đi vào đời sống, tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức Hội nghị tập huấn tuyên truyền về an toàn giao thông cho cán bộ làm công tác dân tộc và 50 đại biểu người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Hội nghị được tổ chức với mục tiêu đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông và xây dựng ý thức văn hóa giao thông cho đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi trong cả nước, thực hiện kỷ cương trật tự giao thông, hạn chế và đẩy lùi tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông. Từ đó hạn chế thiệt hại về người và tài sản do tai nạn giao thông gây ra. 

Thông qua Hội nghị tập huấn, giúp đồng bào các dân tộc thiểu số, miền núi của tỉnh Tuyên Quang nâng cao ý thức, trách nhiệm tích cực chấp hành pháp luật về giao thông, nhất là giao thông đường bộ, góp phần đẩy lùi tai nạn giao thông ở tỉnh Tuyên Quang nói riêng và cả nước nói chung.

CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO CÁN BỘ

Trong những năm qua, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng tỉnh Tuyên Quang luôn quan tâm đến công tác dân tộc, các chính sách cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số được thực hiện kịp thời, toàn diện, từ việc đầu tư cho phát triển kinh tế, xã hội cho đến công tác giáo dục, y tế, văn hóa,...; trình độ, nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số dần được nâng lên; diện mạo nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số thay đổi đáng kể, đóng góp quan trọng vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Bên cạnh việc triển khai thực hiện những cơ chế chính sách phát triển kinh tế - xã hội, các chính sách nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói chung cũng như nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh cũng đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc thực hiện chính sách cử tuyển đối với con em các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh luôn được thực hiện thường xuyên, sau khi tốt nghiệp được quan tâm tiếp nhận, sử dụng xét tuyển vào vị trí việc làm phù hợp.

NGƯỜI VI PHẠM PHÁP LUẬT BỊ XỬ LÝ THEO PHÁP LUẬT

- Xử lý kỷ luật là một biện pháp quản lý cán bộ, công chức, theo đó cán bộ, công chức vi phạm quy định của Luật Cán bộ, công chức và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây: Khiển trách; Cảnh cáo; Hạ bậc lương; Giáng chức; Cách chức; Buộc thôi việc.

- Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.

- Truy cứu trách nhiệm hình sự là áp dụng các biện pháp tố tụng hình sự qua các giai đoạn từ khởi tố vụ án, khởi tố bị can, đến điều tra, truy tố và xét xử để buộc người đã có hành vi nguy hiểm cho xã hội mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm phải chịu trách nhiệm về hành vi ấy, tức là phải chịu hình phạt.

- Bồi thường thiệt hại là hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vi gây thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù các tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại.

CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở TỈNH TUYÊN QUANG

Trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang hiện có 03 tôn giáo hoạt động là đạo Phật, đạo Công giáo và đạo Tin lành với trên 50.000 tín đồ trên địa bàn 07 huyện, thành phố. Thực hiện chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo, trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có nhiều chuyển biến tích cực trên các mặt đời sống tín ngưỡng, tôn giáo.

Với những kết quả đã đạt được trong những năm qua về công tác tôn giáo trên địa bàn tỉnh khẳng định việc thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo quy định của pháp luật, qua đó các chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, hăng hái tham gia các phong trào thi đua yêu nước, góp phần giữ vững tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.

CHUYÊN ĐỀ 8: NGƯỜI MÔNG ƠN ĐẢNG ƠN BÁC HỒ

BÁC HỒ VỚI TUYÊN QUANG

Tháng 5-1945, Bác Hồ rời Pác Bó (Cao Bằng) về Tân Trào, Sơn Dương (Tuyên Quang). Ngày 21-5-1945, Bác Hồ về đến Tân Trào. Tại lán Nà Nưa, Bác Hồ và Trung ương Đảng đã đưa ra những quyết định quan trọng, phát động cả nước tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Sau đó là 9 năm trường kỳ kháng chiến, Bác đã ở Tuyên Quang gần 6 năm với 47 địa điểm khác nhau.

Ngày 19 và 20-3-1961, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang vô cùng xúc động được đón Người trở lại về thăm. Bác căn dặn: Chủ nghĩa xã hội là tất cả mọi người các dân tộc ngày càng ấm no, con cháu chúng ta ngày càng sung sướng… Mọi người đều ra sức xây dựng chủ nghĩa xã hội, phải tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm, thực hành khẩu hiệu “Cần kiệm xây dựng Tổ quốc”

Gắn bó với Tuyên Quang trong suốt những tháng năm gian khổ, khó khăn nhất của công cuộc giải phóng dân tộc, Bác Hồ đã để lại tình cảm thiêng liêng và sâu nặng trong lòng mỗi thế hệ nhân dân các dân tộc Tuyên Quang. Thực hiện lời căn dặn của Bác khi Người về thăm Tuyên Quang, Đảng bộ, nhân dân các dân tộc trong tỉnh luôn đoàn kết thống nhất, phấn đấu không ngừng để xứng đáng với truyền thống của quê hương cách mạng, vùng đất địa linh đã vinh dự được Bác Hồ chọn là Thủ đô Khu giải phóng, Thủ đô Kháng chiến. 

NGƯỜI MÔNG THEO ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG

Ở Kiến Thiết, hiện nay có 25 đảng viên người Mông, chiếm 11,5% so với tổng số đảng viên toàn xã, trong đó có 7 đảng viên người Mông theo đạo Tin lành. Những đảng viên người Mông ở xã Kiến Thiết, huyện Yên Sơn như những “ngọn lửa” thắp sáng để người Mông trong bản chăm chỉ, thật thà, tu trí làm ăn, phát triển kinh tế nâng cao đời sống và một lòng đi theo Đảng.

Những đảng viên người Mông tiêu biểu như: ông Lừu Seo Pao đã vận động nhân dân thôn Nặm Bó làm đường và sinh hoạt tôn giáo theo đúng quy định của pháp luật, không nghe lời kẻ xấu xúi giục. Lừu Seo Hòa là tín đồ theo đạo Tin lành, được chứng kiến những đổi thay trong thôn, xã và được cùng đảng viên Lừu Seo Pao đi vận động, tuyên truyền cho bà con, Hòa cũng nuôi quyết tâm phải phấn đấu vào Đảng. Hòa trở thành đảng viên trẻ nhất, làm cán bộ phụ trách mảng tôn giáo của xã từ năm 2014 đến nay. Tuần nào Lừu Seo Hòa cũng đi từng thôn để nắm bắt tình hình tôn giáo trong đồng bào mình.

CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI MÔNG TỪ KHI CÓ ĐẢNG CÓ BÁC HỒ

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 nổ ra trong cả nước, cùng với công cuộc đấu tranh kiên cường của đồng bào các dân tộc Tuyên Quang, trong đó có đồng bào Mông đã lật đổ ách áp bức, thống trị của thực dân và cường hào, thổ ty, mở ra một thời kỳ độc lập, tự do. Trải qua các thời kỳ lịch sử dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang cuộc sống của các dân tộc thiểu số nói chung và đồng bào Mông nói riêng ngày càng được cải thiện, đời sống vật chất, tinh thần được nâng lên.

Thực hiện Chỉ thị 45-CT/TW của Ban Bí thư khóa VII về một số công tác ở vùng đồng bào dân tộc Mông và thông báo Kết luận số 64 của Ban Bí thư khóa X tỉnh đã rất quan tâm thực hiện các chế độ chính sách nhằm nâng cao đời sống cho đồng bào Mông. Hàng loạt các chính sách về kinh tế, văn hóa – xã hội, giáo dục, công tác cán bộ, an ninh, quốc phòng,… được thực hiện. Tiêu biểu là việc thực hiện Chương trình 135, đã đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng đồng bào dân tộc Mông 527 công trình, với tổng kinh phí là 295.294,79 triệu đồng (Trong đó: 230 công trình đường giao thông, 31 công trình Trạm y tế, 195 công trình Trường học, 10 công trình điện, 61 công trình phục vụ đời sống, sản xuất khác).

Những chính sách trên đã góp phân tích cực làm thay đổi bộ mặt nông thôn vùng đồng bào dân tộc Mông, nâng cao năng lực sản xuất cho đồng bào, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội đời sống đồng bào dân tộc Mông từng bước được cải thiện.

TẤM LÒNG CỦA NGƯỜI MÔNG VỚI ĐẢNG VỚI BÁC HỒ

Từ khi có Đảng, có Bác Hồ cuộc sống người Mông đã thay đổi nhiều. Có được cuộc sống ấm no hạnh phúc là nhờ ơn Đảng và Bác Hồ nên người Mông rất tin tưởng và một lòng theo Đảng, học tập theo tấm gương Bác Hồ. Biết ơn Đảng nên người Mông luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, chấp hành tốt mọi chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, phát triển kinh tế, nâng cao trình độ văn hóa, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần.

Tiêu biểu là tấm gương bà Giàng Thị Chía, dân tộc Mông, Bí thư chi bộ bản Ngòi Khù, xã Đạo Viện, huyện Yên Sơn. 13 năm làm hội trưởng phụ nữ cơ sở rồi Bí thư chi bộ, trưởng bản, bà Giàng Thị Chía đã vận động đồng bào không làm theo âm mưu thâm độc của kẻ xấu, đối tượng tà đạo muốn chia rẽ, phá hoại mối đoàn kết dân tộc. Vận động đồng bào xóa bỏ hủ tục, chấp hành đường lối của Đảng, ổn định an ninh trật tự, thực hiện phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.

Nhớ lời Bác dạy, một lòng theo Đảng người Mông luôn đoàn kết, đồng lòng cùng với các dân tộc khác chung tay xây dựng quê hương Tuyên Quang ngày càng giàu đẹp, văn minh.

NHỮNG CÂU CHUYỆN VỀ BÁC HỒ

- Câu chuyện 1: Thế đã là ăn cơm “quan”

Lần đi công tác qua vùng Mỹ Lâm huyện Yên Sơn theo kế hoạch thì cả đoàn ghé vào một cơ sở để ăn cơm trưa.

Nhưng khi đến nơi, vì nghe có tiếng máy bay địch nên Bác bảo đưa cơm ra bãi cỏ ở bìa rừng ngồi ăn thuận tiện hơn.

 Các chiến sĩ đi vào xóm và khi ra mang theo chiếc mâm, chiếc chiếu. Do đã có sự chuẩn bị nên có đĩa thịt gà rang, đĩa cá kho và bát canh rau.

Nhìn mâm cơm, chiếc chiếu, Bác nói giọng đượm buồn:

- Các chú mượn thêm chiếc chiếu là làm phiền dân.

Ngừng một lát, Bác tiếp:

- Trong lúc đồng bào đang thắt lưng buộc bụng kháng chiến, ta ăn thế này đã là ăn cơm “quan” rồi đấy.

Các chiến sĩ lặng lẽ hiểu thêm lòng Bác.

Nói rồi, Bác bảo chia đĩa thịt gà và cá ra hai phần. Bác cho đem trả chiếu và biếu chủ nhà một phần thịt gà, cá.

Phần còn lại, Bác lại chia đôi: Ăn bữa trưa một nửa, còn một nửa gói lại dành cho bữa sau.

- Câu chuyện 2: Đầu tầu là phải kéo được toa

Trong buổi làm việc với các đồng chí lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang, Bác hỏi:

- Các chú giáo dục thanh niên thế nào?

Đồng chí Bí thư Tỉnh đoàn thưa:

- Thưa Bác, chúng cháu giáo dục cho thanh niên làm tròn nhiệm vụ đầu tàu.

Bác gật đầu, rồi hỏi tiếp:

- Theo các chú thế nào là đầu tàu?

Cả Bí thư Tỉnh đoàn và Bí thư Tỉnh ủy đều lúng túng.

Bác nói:

- Đầu tàu là phải kéo được toa. Không kéo được toa thì không phải là đầu tàu. Nếu thanh niên chỉ chạy trước mà không kéo được quần chúng cùng tham gia mọi hoạt động thì không hoàn thành nhiệm vụ đầu tàu.

Tại cuộc mít tinh chào đón Bác ở sân vận động thị xã, Bác nhắc lại: trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thanh niên nhiều nơi đã làm trọn nhiệm vụ xung phong. Trong học tập, trong lao động sản xuất, thanh niên Tuyên Quang cần làm đúng khẩu hiệu vẻ vang:

“Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”.

NGƯỜI MÔNG HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC CỦA BÁC HỒ

Anh Sùng A Lầu là người của thôn Lũng Vài, xã Côn Lôn. Là cán bộ tiêu biểu cho tấm gương rèn luyện đạo đức về cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; học tập tác phong, phong cách theo tấm gương Bác Hồ.

Trước cái đói nghèo của bà con, anh Lầu ấp ủ quyết tâm giúp bà con xóa đói, giảm nghèo. Năm 2013, anh được bầu làm Trưởng thôn Lũng Vài. Anh đưa giống ngô lai NK 4300 về trồng trên đất Lũng Vài và vận động nhiều hộ trong thôn làm theo và ngày càng mang lại hiệu quả cao. Nhờ có nguồn thức ăn dồi dào từ trồng cây ngô lai, Lũng Vài phát triển mạnh chăn nuôi gia súc. Cả thôn có 71 hộ dân, chăn nuôi trên 500 con trâu, bò, lợn. Hộ nghèo giờ chỉ còn 10 hộ. Anh Lầu còn nêu gương và vận động bà con xây hầm biogas để đảm bảo vệ sinh.

Anh tích cực cùng bà con trong thôn giúp đỡ những gia đình bị thiệt hại do thiên tai, làm nhà văn hóa, giúp đỡ hàng chục hộ nghèo xóa nhà tạm...  là một cán bộ luôn vì dân, hết lòng chăm lo đời sống nhân dân; luôn có tình thân ái, thương yêu đùm bọc, phát triển kinh tế, làm giàu, để cho nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Với thành tích đã đạt được Anh Lầu là một trong hai cá nhân được tỉnh khen thưởng, là tấm gương về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

BỘ ĐỘI CỤ HỒ LÀ NGƯỜI MÔNG

Phát huy phẩm chất anh bộ đội Cụ Hồ, với tinh thần quyết tâm vươn lên trong cuộc sống, cựu chiến binh người dân tộc thiểu số đã nỗ lực vươn lên phát triển kinh tế làm giàu cho gia đình, tích cực đóng góp sức mình để xây dựng quê hương. Họ là những điển hình tiên tiến trong lao động sản xuất thực sự tiêu biểu cho anh bộ đội Cụ Hồ là người dân tộc thiểu số.

Điển hình như cựu chiến binh Hoàng Văn Sinh, dân tộc Mông, chi hội Phiêng Thốc có thu nhập hằng trăm triệu đồng từ chăn nuôi, trồng trọt. Phát huy bản chất anh bộ đội Cụ Hồ, sau gần 2 năm thực hiện nghĩa vụ quân sự, năm 2014, Cựu chiến binh Hoàng Văn Sinh trở về cùng gia đình tập trung phát triển kinh tế gia đình. Với 5 ha chè Shan tuyết, thu hoạch từ tháng 2 - 8, bình quân mỗi tháng, gia đình anh thu hái được 2 - 3 tạ búp chè tươi, mức giá bán hiện nay dao động từ 10-13 nghìn/kg, hàng tháng gia đình cũng có thu nhập 3 triệu đồng. Ngoài trồng chè, gia đình anh còn trồng 4 ha rừng mỡ, chăn nuôi 7 con trâu, bò sinh sản, nuôi cá ao cùng lợn, gà. 

NGƯỜI MÔNG ƠN ĐẢNG

Cuộc sống tăm tối đói nghèo của những người Mông trong thời thực dân đế quốc. Cách mạng và Đảng đã mang lại ánh sáng bình minh và cuộc sống tươi đẹp cho người Mông. Người Mông ơn Đảng, ơn Chính phủ đã dạy họ biết làm ăn, phát triển kinh tế, xóa bỏ hủ tục lạc hậu để xây dựng cuộc sống ấm no.

Hiện nay cuộc sống của người Mông đã đổi thay. Những bản làng tràn ngập ánh điện, lúa ngô xanh mướt, trâu bò, dê đầy đàn, những ngôi nhà mới khang trang lại mọc lên. Người Mông đi hội ngày tết, tấp tập xuống chợ, hàng hóa đầy ắp; những đôi trai với những trang phục sặc sỡ đang gái hẹn hò nhau trong mùa xuân hòa bình. Và đâu đó trên những rẻo cao, những bản làng người Mông tiếng khèn,tiếng hát“Người mèo ơn Đảng” lại vút lên trong trẻo, lan xa trong màu xanh của núi rừng.

CHUYÊN ĐỀ 9: GIÁO DỤC

GIÁO DỤC HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TỈNH TUYÊN QUANG

Trong những năm qua, tỉnh luôn quan tâm, chú trọng đến giáo dục học sinh dân tộc thiểu số: Hệ thống trường, lớp được mở tới tận thôn bản, chế độ chính sách cho học sinh dân tộc thiểu số được thực hiện đầy đủ, kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đến trường, lớp. Hằng năm tỉnh đều duy trì phổ cập giáo dục xóa mù chữ và phổ cập giáo dục các bậc học.

Hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú được quan tâm và tạo điều kiện phát triển, đáp ứng tốt nhu cầu đào tạo, phát triển trí lực cho đồng bào dân tộc thiểu số. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 07 trường phổ thông dân tộc nội trú, 19 trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở. Năm 2015 tỉnh đã chỉ đạo mở thêm khoa Dân tộc nội trú tại Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật - Công nghệ Tuyên Quang để tạo điều kiện cho con em các dân tộc trong tỉnh tham gia học nghề. Hiện nay, tỉnh đang xây dựng Đề án cơ chế đặc thù trong tạo nguồn cán bộ, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc Mông giai đoạn 2018 - 2022 trên địa bàn tỉnh.

NGƯỜI MÔNG XÓA MÙ CHỮ

Ngẫm ở đời, không biết cái gì cũng khổ mà khổ nhất là không biết chữ. Mỗi khi đi chợ, tính tiền, nhìn mặt cân, lên xã làm giấy tờ... các chị em, anh em đều lúng túng, thấy vậy, chị Hoa vạch ra kế hoạch xóa mù chữ cho chị em trong bảnvà được đông đảo mọi người tán thành, nhưng thực tế làm lại vấp phải không ít khó khăn mà đều là từ nhận thức của chị em,nào là”phải lên nương trồng ngô, trồng khoai thì mới có cái ăn được,cái chữ không giúp con mình no bụng”, nào là "Chồng cấm mình đi học, nó bảo không có chuyện chồng ở nhà, vợ đi ra ngoài đâu,nó ghen, sợ người khác bắt mất vợ mình...".

Không thể bỏ cuộc, chị cần mẫn trên các lối mòn đến từng nhà vận động, nào là biết cái chữ đi chợ bán quả trứng dễ lắm, còn ai sợ mất vợ thì theo vợ đi học, sau này đẻ con dạy nó học, nó mới nể mình... Thế rồi, câu chuyện học chữ lan khắp bản này sang bản nọ, chị em tíu tít rủ nhau đi học.

Sau thời gian học 4 tháng, ai cũng quen với mặt chữ, giờ thì các chị có thể tự đi chợ mua bán, lên xã làm giấy tờ, đọc sách hướng dẫn chăn nuôi... để cho cuộc sống bớt khó khăn, vất vả hơn.

NGÀY ĐẦU ĐI HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ

Sau một ngày đường, Sùng Cháng mới tới được trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) Lâm Bình. Đi dọc theo con đường mới rải đá, Sùng Cháng tới sân trường, ở đây Sùng Tráng gặp hàng trăm bạn lớn nhỏ, nam nữ đang chơi đùa vui vẻ ngoài sân.

Sùng Cháng cùng chín bạn mới và các phụ huynh đưa đến, các bạn, bạn nào cũng mang theo đồ đạc như: ống đựng nước, túi sách, hòm đựng quần áo theo chị Lỳ đi ngang qua giữa sân.

Bỗng có một bạn reo lên:

- A! các bạn mới tới rồi!

Từ bốn phía sân trường các bạn ào tới vây quanh Sùng Cháng, chị Lỳ cùng các bạn mới cùng giúp Sùng Tráng và các bạn mới xách đồ đạc. Sùng Cháng hơi bỡ ngỡ vừa đi vừa để ý bốn phía, đây là lần đầu tiên Sùng Cháng gặp nhiều bạn thế này nhưng trong lòng thấy rất vui và phấn chấn.

CHÁNG THỊ VÁNG XUỐNG NÚI HỌC CHỮ

Ngày ấy, em Cháng Thị Váng thôn Khuổi Phìn, xã Sinh Long, huyện Na Hang được bố mẹ cho đi học chữ do một cô giáo vùng xuôi lên “cắm bản”. Váng mới học được có “mấy chữ” thì cô giáo ốm không dạy được nữa. Trước khi rời bản cô giáo bảo với bố mẹ Váng nếu không cho con học chữ thì nghèo đói bám mãi không thay đổi được. Nghe lời cô giáo, quyết tâm cho con đi học, bố mẹ Váng bàn với 2 hộ khác có con cùng tuổi mở đường rừng cho chúng sang bên xã Phiêng Luông của huyện Bắc Mê (Hà Giang) học. Từ Khuổi Phìn chỉ cách Phiêng Luông có 5 km thay vì phải đi 20 km xuống trường của xã. Vậy là 4 hộ gia đình vác dao vào rừng phát quang, mở đường sang Phiêng Luông cho con đi học.

Những năm học THCS, những đứa trẻ đi học như Váng tự đi kiếm chỗ đất trống gần trường dựng tạm lên cái lán nhỏ để ở. Những ngày mưa phùn, gió bấc thì trong lán cũng như ngoài lán, Váng phải co ro trong manh áo, tấm chăn vá chằng vá đụp ướt sũng nước. Cuối tuần, Váng lại cuốc bộ về nhà vừa ngủ được 1 đêm. Sáng ra mẹ cho em 7 nghìn đồng và một bao ngô ăn trong cả tuần. Chuyện của Váng đi học giống nhiều đứa trẻ ở Sinh Long muốn có được cái chữ. Những năm trước đây ai lên Sinh Long cũng đều thấy những lán ở của học sinh ven đường, cách đây 3 năm trường THCS Sinh Long mới được công nhận là trường bán trú, từ đó các em học sinh có nhà ăn, ở, yên tâm học hành.

THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH CHO HỌC SINH

DÂN TỘC THIỂU SỐ

Học xong tiểu học, Của nghĩ, không biết học lên THCS mình có được nhà nước hỗ trợ tiền đi học nữa không? Nếu không được nhà nước hỗ trợ tiền ăn, tiền ở, hỗ trợ gạo thì mình không được học lên trung học cơ sở nữa, bố mẹ mình không có tiền cho đi học. Kết thúc năm học lớp năm, Của đạt danh hiệu học sinh giỏi.

Đến khi tổng kết năm học xong, các thầy giáo cô giáo chuẩn bị về huyện, Của mới mạnh dạn hỏi thầy giáo:

Em muốn học lên lớp sáu, đi học lớp 6 em có được nhà nước hỗ trợ kinh phí nữa không thầy?

Thầy giáo xoa đầu Của:

Được chứ, đi học em vẫn được nhà nước hỗ trợ tiền ăn, tiển ở, hỗ trợ gạo theo Nghị định 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ quy định chế độ chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn; được miễn học phí, hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tâp vì em là con hộ nghèo, và là người dân tộc ở vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn.

Bây giờ Của đã yên tâm theo học lên lớp 6 và không quên hứa với thầy cố gắng học tập thật tốt, để về xây dựng bản làng quê hương.

CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC, BẢO TỒN, PHÁT HUY BẢN SẮC DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ

Các trường phổ thông dân tộc nội trú chú trọng các hoạt động giáo dục văn hoá truyền thống của các dân tộc nhằm nâng cao thái độ trân trọng di sản văn hoá dân tộc và nâng cao trách nhiệm đối với sự phát triển của cộng đồng và quê hương, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, hình thành ở học sinh tình cảm trong sáng, cao đẹp, yêu thương, gắn bó với cộng đồng.

Các hoạt động giáo dục, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số được thực hiện trong các trường nội trú:

- Giáo dục học sinh về truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số, giáo dục thái độ trân trọng di sản văn hóa dân tộc.

- Tạo dựng môi trường học tập và sinh hoạt đậm đà bản sắc dân tộc. Tổ chức đời sống nội trú văn minh, tiến bộ phù hợp với truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số: Vận dụng các giá trị văn hóa, các sản phẩm văn hóa dân tộc thiểu số đưa vào nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục văn hóa, tổ chức đời sống nội trú cho học sinh nhằm hình thành một môi trường sống thân thiện, cởi mở, đoàn kết và đậm đà bản sắc dân tộc giúp cho học sinh cảm nhận được sự gần gũi, gắn bó như cuộc sống của gia đình ở quê hương.

GƯƠNG NGƯỜI MÔNG HỌC TẬP TÍCH CỰC

Nhà nghèo, mẹ bị mù, song em Bùi Thu Huyền, dân tộc Mông, học sinh lớp 7A, Trường THCS Lưỡng Vượng (TP Tuyên Quang) luôn là tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập với thành tích 6 năm liền đạt danh hiệu học sinh giỏi.

Huyền chia sẻ, em luôn được sự quan tâm, chăm sóc của ông ngoại, quan tâm của thầy, cô giáo và động viên của bạn bè để em vượt qua khó khăn. em phải cố gắng học giỏi để mẹ vui, sau này giúp mẹ chăm lo cuộc sống. Năm học 2015-2016, em đã đoạt giải khuyến khích tại Cuộc thi giải Toán trên máy tính cầm tay cấp tỉnh.

Hoàn cảnh khó khăn nên suy nghĩ của em già dặn hơn bạn bè cùng trang lứa. Em ước mơ sau này trở thành bác sỹ để có thể chữa bệnh cho mẹ và những người có hoàn cảnh khó khăn. Với những thành tích vươn lên học tập tiến bộ, mới đây em vinh dự được Hội Khuyến học tỉnh tuyên dương học sinh, sinh viên vượt khó tiêu biểu.

CHUYÊN ĐỀ 10: CHĂM SÓC SỨC KHỎE

BỆNH SỐT RÉT

Bệnh sốt rét do loại muỗi A-nô-phen hút máu người có bệnh, đốt truyền bệnh sang cho người khác.

Những năm qua, ngành Y tế tỉnh Tuyên Quang đã làm tốt công tác phòng, chống sốt rét cho nhân dân trên địa bàn, không để dịch bệnh xảy ra, giảm số bệnh nhân mắc bệnh và không có bệnh nhân tử vong do sốt rét.Các hoạt động phòng chống sốt rét như: Tuyên truyền; tập huấn cho cán bộ y tế; giám sát tình trạng mua bán thuốc đơn chất tại các cơ sở y tế tư nhân, nhà thuốc tư nhân tại 7 huyện, thành phố; vệ sinh làng bản, diệt bọ gậy, tẩm màn bằng hóa chất phòng, chống sốt rét cho người dân ở các địa bàn trọng điểm.

Theo thống kê của Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội tỉnh, trong năm 2017, toàn tỉnh ghi nhận 9 trường hợp mắc bệnh sốt rét, không có trường hợp nào dương tính với ký sinh trùng sốt rét. So với cùng kỳ năm 2016, tỷ lệ bệnh nhân mắc sốt rét giảm trên 60% và từ đầu năm đến nay có 2 trường hợp mắc. Mục tiêu trong công tác phòng chống sốt rét trong năm tới của tỉnh ta là tiếp tục đẩy lùi bệnh sốt rét tại các địa phương. Từ đó, từng bước xây dựng và phát triển các yếu tố bền vững, ngăn chặn không để dịch sốt rét xảy ra, không có tử vong do sốt rét, nếu có dịch phải dập tắt kịp thời.

VỆ SINH LÀNG BẢN, PHÒNG BỆNH XUẤT HUYẾT

1. Vệ sinh làng bản

Để mỗi bản làng có cảnh quan môi trường xanh, sạch đẹp. Mỗi người dân đều có sức khỏe tốt, cường tráng, chúng ta cần phải thực hiện tốt 5 nội dung chính sau:

- Xây dựng có quy hoạch, không gây cản trở việc đi lại, học hành, lao động, sinh hoạt của cộng đồng.

- Toàn dân có nước sạch và hố xí hợp vệ sinh

- Môi trường sống trong lành, đảm bảo tốt hệ sinh thái, chống đốt phá rừng, thả rông gia súc.

- Có đủ công trình y tế, văn hóa, giáo dục

- Giám sát tới mức an toàn việc sử dụng các hóa chất trừ sâu trong nông nghiệp

Vệ sinh cá nhân, gia đình, làng bản là 3 mặt của vệ sinh phòng bệnh có quan hệ mật thiết, có tác động thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển. Vì vậy cần quan tâm làm tốt 3 mặt đó.

2. Cách phòng bệnh sốt xuất huyết

Cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt.

- Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách:

+ Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

+ Thả cá hoặc mê zô vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại...) để diệt lăng quăng/bọ gậy.

+ Thau rửa các dụng cụ chức nước vừa và nhỏ (lu, khạp…) hàng tuần.

+ Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá..., dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.

+ Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa.

- Phòng chống muỗi đốt:

+ Mặc quần áo dài tay.

+ Ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngày.

+ Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi...

+ Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi.

+ Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác.

- Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

TIÊM PHÒNG VIÊM NÃO NHẬT BẢN

Bệnh Viêm não Nhật Bản là bệnh nhiễm vi rút cấp tính do vi rút viêm não Nhật Bản gây tổn thương hệ thần kinh trung ương, bệnh lây truyền qua muỗi đốt.

Bệnh Viêm não Nhật Bản không có thuốc chữa đặc hiệu. Điều trị chỉ làm bớt đi phần nào các triệu chứng, cứu người bệnh qua khỏi cơn nguy kịch do suy hô hấp, trụy tim mạch, nhiễm trùng. Sau đó sẽ điều trị những di chứng phục hồi vận động, tâm thần nhưng kết quả điều trị phục hồi này rất hạn chế.

Thực hiện tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất.

Chương trình tiêm chủng mở rộng được triển khai ở tỉnh Tuyên Quang trong hơn 20 năm qua đã và đang góp phần thanh toán, loại trừ nhiều dịch bệnh nguy hiểm cho trẻ như bại liệt, uốn ván, viêm não Nhật Bản... Hàng năm, tỷ lệ trẻ dưới 1 tuổi của tỉnh được tiêm đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh nguy hiểm đạt trên 97%.

CHỮA VẾT THƯƠNG CHÓ CẮN

Bệnh dại là bệnh viêm não tủy cấp tính do vi rút dại gây ra, thường tác động lên hệ thần kinh. Người mắc bệnh do lây truyền vi rút dại từ động vật sang người chủ yếu qua vết cắn, liếm của động vật mắc bệnh (thường là chó, mèo) trên da bị tổn thương. Để xử lý vết thương do chó, mèo cắn cần:

- Xối rửa kỹ các vết cắn, cào trong 15 phút với nước và xà phòng hoặc nước sạch thông thường. Sau đó sát khuẩn bằng cồn 70 độ hoặc cồn Iốt để làm giảm thiểu lượng vi rút tại vết cắn. Có thể sử dụng chất khử trùng thông thường như rượu, cồn, xà phòng các loại, dầu gội, dầu tắm để rửa vết thương ngay sau khi bị cắn. Trong lúc rửa vết thương không làm dập nát thêm vết thương hoặc làm tổn thương rộng hơn.

- Đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn và chỉ định tiêm phòng dại.

- Thông báo với bác sĩ về tình trạng con vật đã cắn bạn trong vòng 10 ngày kể từ ngày bị cắn, cào. Trong thời gian 10 ngày theo dõi nếu con vật có biểu hiện bất thường như ốm, chết, mất tích, bị bán hay bị giết… hãy đến gặp bác sĩ ngay.

- Tuyệt đối không tự chữa hoặc nhờ thầy lang khám chữa.

CẤP CỨU BỆNH NHÂN BỊ NGỘ ĐỘC

1. Ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm là loại ngộ độc thường xảy trong sinh hoạt hàng ngày do ăn, uống phải thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc có chứa chất gây độc, thức ăn bị ôi thiu…

Ngộ độc thực phẩm nặng thì có thể dẫn tới tử vong, nhẹ cũng gây mệt mỏi cả về thể chất và tinh thần cho người bệnh. Vì vậy, tự bảo vệ mình là biện pháp thiết thực đầu tiên cần nghĩ tới, trong đó việc trang bị một số kiến thức về các bước sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm là việc làm cần thiết.Khi có các dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm như đã kể trên, cần thực hiện các bước sơ cứu sau đây:

- Gây nôn

- Cho người bệnh uống nhiều nước và nghỉ ngơi.

- Gọi cấp cứu 115 hoặc đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

2. Ngộ độc nấm

Biểu hiện ngộ độc nấm gồm có biểu hiện sớm và muộn. Biểu hiện sớm thường xuất hiện sau khi ăn từ 30 phút đến 2 giờ, tối đa là 6 giờ và biểu hiện muộn xuất hiện sau khi ăn từ 6 đến 40 giờ, trung bình 12 giờ. Mức độ ngộ độc tùy thuộc vào các loại nấm.

Nếu bị ngộ độc nấm, bạn có thể sơ cứu bằng cách:

Gây nôn (bằng biện pháp cơ học).

Cho uống đủ nước, tốt nhất là dùng oresol.

Nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.

Nếu người bệnh hôn mê, co giật thì phải cho nằm nghiêng.

Nếu người bệnh thở yếu, ngừng thở thì hà hơi thổi ngạt hoặc hô hấp nhân tạo bằng các phương tiện cấp cứu tại chỗ.

3. Ngộ độc rượu

Chậm nhất sau 24 giờ sau khi uống rượu pha cồn Methanol, nạn nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng của ngộ độc rượu như sau:

Bất tỉnh; co giật; tê, yếu chân tay hoặc một bên mặt; nói ngọng dù đã tỉnh táo; thở khò khè, yếu, nhịp thở không đều, thở chậm, có thể hít sâu và nhịp thở nhanh; ho yếu, ứ đọng đờm rãi ở miệng, họng; da, môi, móng tay tím tái, lạnh; đại tiện, tiểu tiện ra quần…

Khi thấy có người uống rượu có biểu hiện ngộ độc rượu, chúng ta nhanh chóng tiến hành các bước sơ cấp cứu tại chỗ cho nạn nhân để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Kê gối cho nạn nhân nằm, đầu và vai cao hơn.

Nếu nạn nhân bất tỉnh kèm theo hiện tượng ứ đọng đờm rãi, thở khò khè cần cho nằm nghiêng một bên và tìm cách gây nôn, xát mạnh hai bên má.

Nếu thời tiết lạnh cần ủ ấm cho bệnh nhân.

Không để bệnh nhân ngủ li bì suốt ngày hoặc đêm. Cách vài giờ phải đánh thức bệnh nhân dậy. Cho ăn cháo loãng để tránh hạ đường huyết nếu bệnh nhân tỉnh và có thể ăn uống.

Không cho nạn nhân uống thuốc giải độc rượu, các loại thuốc chống nôn, thuốc giảm đau, hạ sốt...

MA TÚY LÀ KẺ THÙ CỦA MỌI NGƯỜI

Ma tuý làm huỷ hoại sức khoẻ, làm mất khả năng lao động, học tập, làm cho thần kinh người nghiện bị tổn hại. Dùng ma tuý quá liều có thể dẫn đến cái chết.

Người sử dụng ma túy sẽ gây hại nhiều đến sức khỏe: Gây nghiện mạnh, sức khoẻ giảm sút, dễ lây nhiễm các bệnh như viêm gan vi rút B, C, đặc biệt là HIV.

Ma túy có ảnh hướng xấu nhiều đến cuộc sống hạnh phúc gia đình và xã hộiMa túy làm thoái hoá nhân cách, rối loạn hành vi, lối sống buông thả, trộm cắp, cướp giật… dễ vi phạm pháp luật. Ma túy làm mâu thuẫn và bất hoà với bạn bè, thầy cô giáo và gia đình.

Vì vậy ma túy là kẻ thù của mọi người, hay nói không với ma túy. Tích cực đấu tranh, tố giác những kẻ thực hiện hành vi tàng trữ, vận chuyển chất ma túy, giúp đỡ những người nghiện đi cai và sớm trở lại cộng đồng.

TRỒNG THUỐC NAM

Tuyên Quang là tỉnh miền núi có khí hậu, đất đai phù hợp cho trồng cây thuốc nam. Đặc biệt là các huyện vùng cao như Hàm Yên, Chiêm Hóa, Na Hang, Lâm Bình có nhiều điều kiện để trồng cây thuốc nam chữa bệnh cho nhân dân và cung cấp cho thị trường để nâng cao đời sống.

Từ trước tới nay đồng bào Mông có nghề thuốc nam do ông cha để lại, được sử dụng bên cạnh thuốc tân dược của nhà nước, để hỗ trợ và tăng cường cho việc chữa bệnh cho nhân dân. Các thầy thuốc có vườn thuốc nam của mình, rất tiện cho việc bốc thuốc cho các bệnh nhân được thuận lợi. Các thầy thuốc nam hay trồng các thứ thuốc như gấu tầu, xuyên khung, bạch truật, đương quy, hoa kim ngân, hà thủ ô, tam thất rừng, ngải cứu đỏ, tía tô, lá cơm nếp, cây sả… để chữa các vết thương nặng gẫy xương, nôn mửa, ỉa lỏng, sâu quản, rắn cắn, chữa bệnh cảm thông thường…

CHUYÊN ĐỀ 11: BẢO VỆ TỔ QUỐC

TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC CỦA NGƯỜI VIỆT NAM

Lịch sử dân tộc Việt Nam đã được định hình từ rất sớm, với những truyền thuyết nổi tiếng, gắn với những truyền thống, giá trị văn hóa, nhân văn của dân tộc. Trong đó, truyền thống yêu nước được hun đúc và trở thành một trong giá trị văn hóa bất biến của dân tộc.

Dưới các triều đại phong kiến, Tuyên Quang luôn là “trấn biên” che chở cho “kinh trấn”. Những trận chiến đấu quyết liệt để bảo toàn lãnh thổ, giữ vững bờ cõi nước nhà đã đưa tên đất, tên người Tuyên Quang mãi mãi đi vào những trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam.

Thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, Tuyên Quang đã phát huy truyền thống đoàn kết, cách mạng, chủ động, sáng tạo, tự tin vượt khó đi lên. Phẩm cách của người dân Thủ đô Khu giải phóng, Thủ đô Kháng chiến năm xưa ngày càng ngời sáng. Một khí sắc mới đang trào dâng từ mạch nguồn đổi mới, được khẳng định qua những thành tựu kinh tế - xã hội trên đường phát triển, hội nhập.

CÁC THỦ ĐOẠN CHIA RẼ DÂN TỘC VÀ PHÁ HOẠI HÒA BÌNH CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH

Mục tiêu cơ bản của chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, phản động đối với Việt Nam là nhằm xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, xoá bỏ chủ nghĩa xã hội, xoá bỏ độc lập dân tộc của Việt Nam và buộc Việt Nam đi theo con đường tư bản chủ nghĩa.

Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc và lực lượng vũ trang tỉnh Tuyên Quang luôn chú trọng củng cố, xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân vững chắc, tạo cơ sở để thúc đẩy kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, nhất là đồng bào các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Với chủ trương đúng, lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền các cấp, trong 05 năm gần đây, các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh đều đạt và vượt so với kế hoạch; tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn cơ bản ổn định, quốc phòng - an ninh được tăng cường; đời sống của các tầng lớp nhân dân, nhất là đồng bào ở vùng sâu, vùng xa từng bước cải thiện; chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang Tỉnh được nâng cao.

GIỮ GÌN TRẬT TỰ AN NINH Ở BẢN MÔNG

Những năm qua, các cấp ủy, chính quyền trong tỉnh Tuyên Quang đã tăng cường nắm bắt địa bàn, tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, đẩy mạnh xây dựng phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” để đẩy lùi tội phạm cho đồng bào dân tộc thiểu số trong đó có đồng bào dân tộc Mông.

Mũi nhọn trong giữ gìn an ninh trật tự ở khu vực đồng bào Mông sinh sống là cán bộ, chiến sỹ an ninh và công an phụ trách xã được tập trung xuống cơ sở, nắm chắc tình hình, tuyên truyền, vận động để người dân hiểu rõ âm mưu của các thế lực thù địch, phản động. Để đảm bảo an ninh trật tự, chính quyền các cấp đã tuyên truyền, chỉ đạo lực lượng nòng cốt là công an xã tuần tra, bám địa bàn, dựa vào nhân dân để nắm bắt tình hình, phân loại đối tượng có nguy cơ phạm tội để phòng ngừa, ngăn chặn ngay từ cơ sở. Cấp ủy, chính quyền, đoàn thể trong bản làm tốt công tác dân vận, chia sẻ, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của Nhà nước để người dân hiểu đúng, làm đúng... cùng nhau đẩy lùi tệ nạn xã hội, đặc biệt là ngăn ngừa các hành vi phạm tội.

ANH HÙNG LIỆT SỸ VỪ A DÍNH

Vừ A Dính được sinh ra trong một gia đình người dân tộc Mông vốn có truyền thống yêu nước và truyền thống cách mạng từ lâu. Cả cha và mẹ của anh đều tham gia kháng chiến và gia đình anh là cơ sở cách mạng của huyện Tuần Giáo. Lớn lên trong một gia đình như vậy, Vừ A Dính đã sớm giác ngộ cách mạng và có lòng căm thù giặc sâu sắc. Ngay từ khi còn nhỏ, người thiếu niên ấy đã trở thành một đội viên liên lạc ưu tú của huyện, anh làm nhiệm vụ liên lạc, canh gác, tiếp tế lương thực cho nhân dân bị giặc Pháp bao vây. Năm đó, Vừ A Dính chỉ mới 13 tuổi. Tuổi đời còn nhỏ nhưng sự dũng cảm của anh lại vô cùng lớn. Anh không quản ngại khó khăn, nguy hiểm rình rập trong bất cứ khoảnh khắc nào. Đức tính đó của anh thật đáng cho chúng ta học tập.

Đến năm 15 tuổi, Vừ A Dính gia nhập bộ đội Việt Minh. Anh bị bắt trong một lần làm nhiệm vụ liên lạc. Để bảo mật thông tin cách mạng, anh phải chịu sự tra tấn dã man, tàn bạo của quân địch. Vì không khai thác được gì và vì sự ngoan cường của anh nên bọn chúng đã bắn và treo xác anh lên cây đào cổ thụ. Sự hy sinh của anh là sự hy sinh của một người thiếu niên gan dạ, kiên cường, một con người thông minh và tài trí.

ANH HÙNG LIỆT SỸ NGUYỄN VĂN TRỖI

Ngày 02 tháng 5 năm 1964, Đoàn viên Thanh niên nhân dân cách mạng, Chiến sĩ biệt động Thành Sài Gòn - Gia Định Nguyễn Văn Trỗi nhận nhiệm vụ từ tổ chức, cho đặt mìn ở cầu Công Lý nhằm ám sát phái đoàn quân sự chính trị cao cấp của Chính phủ Hoa Kỳ do Bộ trưởng Quốc phòng Robert Strange McNamara dẫn đầu. Ban đầu nhiệm vụ này được giao cho một người khác nhưng ông đã xung phong đi thay đồng đội, dù bản thân mới cưới vợ. Sự việc bại lộ, ông bị bắt lúc 22 giờ 00 phút, ngày 09 tháng 5 năm 1964.

Trong nhà lao, dù phải chịu nhiều cực hình nhưng ông không khai báo gì. Chính quyền Sài Gòn lúc bấy giờ đưa ông đi xử bắn bí mật lúc 9 giờ 45 phút, ngày 15 tháng 10 năm 1964, tại sân sau nhà lao Khám Chí Hòa. Năm đó, ông 24 tuổi.

Những phút cuối cùng, trước sự chứng kiến của nhiều phóng viên nước ngoài, ông tỏ ra rất can đảm, không cho bịt mắt và không đồng ý xưng tội. Ông đã hô lên những lời cuối cùng, được các phóng viên ghi lại:

“Hãy nhớ lấy lời tôi! Đả đảo Đế quốc Mỹ!"

"Hồ Chí Minh muôn năm! Việt Nam muôn năm!"

 

MỤC LỤC

TT

NỘI DUNG

TRANG

 

KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM DÂN TỘC MÔNG VÀ NGÔN NGỮ MÔNG

 

 

GIỚI THIỆU VỀ DÂN TỘC MÔNG

 

I

GIỚI THIỆU CHUNG

 

II

DÂN TỘC MÔNG Ở TUYÊN QUANG

 

1

Gia đình

 

2

Dòng họ

 

3

Làng bản

 

 

ĐÔI NÉT VỀ NGÔN NGỮ VÀ VĂN TỰ CỦA DÂN TỘC MÔNG

 

I

NGÔN NGỮ DÂN TỘC MÔNG

 

II

VĂN TỰ DÂN TỘC MÔNG

 

PHẦN I

NGỮ ÂM VÀ CHỮ VIẾT DÂN TỘC MÔNG

 

 

HỆ THỐNG ÂM, VẦN, THANH ĐIỆU CHỮ MÔNG

 

I

HỆ THỐNG ÂM

 

1

Hệ thống nguyên âm

 

2

Hệ thống phụ âm viết và đọc giống như tiếng Việt

 

3

Phụ âm có một chữ cái

 

4

Phụ âm có hai chữ cái

 

5

Phụ âm có ba chữ cái

 

II

VẦN

 

III

HỆ THỐNG THANH ĐIỆU

 

 

HỆ THỐNG ÂM, VẦN, THANH, ĐIỆU CHỮ MÔNG VÀ PHIÊN ÂM

 

 

HỆ THỐNG ÂM, VẦN, THANH, ĐIỆU CHỮ MÔNG

 

 

THỰC HÀNH ÔN TẬP HỆ THỐNG ÂM, VẦN, THANH ĐIỆU CHỮ MÔNG

 

 

TỪ VỰNG

 

I

SƠ LƯỢC VỀ PHƯƠNG THỨC CẤU TẠO TỪ

 

II

TỪ LOẠI

 

1

Danh từ

 

2

Đại từ

 

3

Động từ

 

4

Tính từ

 

5

Trạng từ

 

6

Kết từ

 

III

CÂU

 

1

Câu để hỏi

 

2

Câu kể

 

3

Câu cầu khiến

 

4

Câu cảm thán

 

5

Các dấu chấm câu

 

 

THỰC HÀNH ÔN TẬP TỪ VỰNG

 

 

SỐ ĐẾM, NGÀY THÁNG NĂM TRONG TIẾNG MÔNG

 

I

SỐ ĐẾM

 

II

NGÀY THÁNG NĂM

 

 

THỰC HÀNH ÔN TẬP SỐ ĐẾM, NGÀY THÁNG NĂM TRONG TIẾNG MÔNG

 

 

TỪ MỚI – ĐẶT CÂU 1

 

 

TỪ MỚI – ĐẶT CÂU 2

 

 

THỰC HÀNH ÔN TẬP TỪ MỚI – ĐẶT CÂU 1 VÀ 2

 

 

TỪ MỚI – ĐẶT CÂU 3

 

 

TỪ MỚI – ĐẶT CÂU 4

 

 

THỰC HÀNH ÔN TẬP TỪ MỚI – ĐẶT CÂU 3 VÀ 4

 

 

TỪ MỚI – ĐẶT CÂU 5

 

 

TỪ MỚI – ĐẶT CÂU 6

 

 

TỪ MỚI – ĐẶT CÂU 7

 

 

THỰC HÀNH ÔN TẬP TỪ MỚI – ĐẶT CÂU 5; 6; 7

 

 

HỘI THOẠI

 

 

THỰC HÀNH ÔN TẬP HỘI THOẠI

 

 

CÂU HỎI ĐÁP 1

 

 

THỰC HÀNH ÔN TẬP CÂU HỎI ĐÁP 1

 

 

CÂU HỎI ĐÁP 2

 

 

THỰC HÀNH ÔN TẬP CÂU HỎI ĐÁP 2

 

PHẦN II

CÁC CHUYÊN ĐỀ

 

 

CHUYÊN ĐỀ 1 : GIA ĐÌNH

 

 

CHUYÊN ĐỀ 2 : LÀNG BẢN, QUÊ HƯƠNG

 

 

CHUYÊN ĐỀ 3: THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

 

 

CHUYÊN ĐỀ 4: VĂN HOÁ DÂN TỘC

 

 

CHUYÊN ĐỀ 5: ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM VÀ HỘI NHẬP

 

 

CHUYÊN ĐỀ 6: PHÁT TRIỂN KINH TẾ

 

 

CHUYÊN ĐỀ 7: CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT

 

 

CHUYÊN ĐỀ 8: NGƯỜI MÔNG ƠN ĐẢNG ƠN BÁC HỒ

 

 

CHUYÊN ĐỀ 9: GIÁO DỤC

 

 

CHUYÊN ĐỀ 10: CHĂM SÓC SỨC KHỎE

 

 

CHUYÊN ĐỀ 11: BẢO VỆ TỔ QUỐC

 

 

DỊCH CÁC BÀI KHÓA CỦA PHẦN II CÁC CHUYÊN ĐỀ

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 444/QĐ-UBND về phê duyệt Chương trình, tài liệu bồi dưỡng tiếng dân tộc Mông chỉnh sửa, bổ sung năm 2019 dành cho cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại vùng dân tộc, miền núi tỉnh Tuyên Quang

  • Số hiệu: 444/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 13/12/2019
  • Nơi ban hành: Tỉnh Tuyên Quang
  • Người ký: Nguyễn Thế Giang
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 13/12/2019
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản