Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/CT-UBND | Quảng Ngãi, ngày 31 tháng 8 năm 2022 |
VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
Trong thời gian qua, công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh luôn được Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo thực hiện và đạt nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện quản lý chất thải rắn, vệ sinh môi trường tại một số địa phương chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, cộng đồng chưa được thường xuyên, chưa làm thay đổi căn bản về nhận thức, ý thức trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân về bảo vệ môi trường, giảm thiểu phát sinh chất thải, giữ gìn vệ sinh môi trường,... Nguyên nhân là do lượng chất thải rắn phát sinh ngày càng gia tăng, cơ sở hạ tầng về bảo vệ môi trường nhất là thu gom, xử lý chất thải rắn chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu thực tế; nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của một bộ phận cán bộ, người dân và doanh nghiệp còn hạn chế; một số địa phương việc còn thiếu quyết liệt, chưa quan tâm đầy đủ, sâu sát đến công tác quản lý chất thải rắn và vệ sinh môi trường; tần suất tuyên truyền còn hạn chế, thiếu hiệu quả; chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, ngành trong chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện; công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm chưa đủ sức răn đe, thiếu sự đôn đốc của các cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở, đặc biệt là người đứng đầu.
Để sớm khắc phục những hạn chế, tồn tại nêu trên, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và cải thiện chất lượng môi trường đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội, tạo cơ sở vững chắc cho việc thực hiện thành công việc quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh, tạo sự thay đổi toàn diện về công tác vệ sinh môi trường, Chủ tịch UBND tỉnh giao các Sở, ban ngành, địa phương, đơn vị, cá nhân có liên quan tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ sau đây:
1. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Chủ trì, phối hợp với Sở, ban ngành, các Tổ chức chính trị - xã hội tỉnh, Báo Quảng Ngãi, Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường tuyên truyền công tác thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt và vệ sinh môi trường, phân loại tại nguồn chất thải rắn sinh hoạt đến toàn thể Nhân dân, các tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp trên địa bàn; kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
b) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành, địa phương liên quan đề xuất đặt hàng các nhiệm vụ khoa học và công nghệ về xử lý chất thải rắn; công nghệ xử lý, tái chế các phụ phẩm, phế thải nông nghiệp sau thu hoạch theo hướng thân thiện môi trường, đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế trên địa bàn tỉnh.
c) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với tổ chức, cá nhân hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn theo Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Chủ trì, phối hợp các Sở, ban ngành, địa phương liên quan lập quy hoạch các khu xử lý, bãi xử lý chất thải rắn hình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kịp thời và phù hợp với thực tế.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét hỗ trợ kinh phí theo phân cấp ngân sách và khả năng cân đối ngân sách địa phương cho các hoạt động quản lý chất thải rắn.
Căn cứ vào kế hoạch hàng năm bố trí vốn đầu tư cho các công trình, dự án về quản lý thu gom, xử lý chất thải rắn và xây dựng cơ chế khuyến khích các hoạt động xã hội hoá thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn.
Chỉ đạo các cơ sở y tế thuộc thẩm quyền quản lý từ tuyến tỉnh đến tuyến huyện, xã, phường, thị trấn và các cơ sở đào tạo trong lĩnh vực y, dược, các hiệu thuốc, nhà thuốc... trên địa bàn thực hiện tốt việc thu gom, xử lý chất thải y tế. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc tổ chức triển khai thực hiện và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật nếu phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
Chịu trách nhiệm chỉ đạo các Ban Quản lý chợ hạng 1, các trung tâm thương mại, siêu thị trong việc phân phối, sử dụng sản phẩm thân thiện môi trường, được dán nhãn sinh thái thay thế dần cho sản phẩm nhựa dùng một lần, khó phân hủy. Phối hợp với lực lượng thanh tra, kiểm tra chuyên ngành kiểm tra công tác quản lý chất thải rắn tại các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh và xử lý các vi phạm theo quy định pháp luật.
7. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch; Sở Thông tin và Truyền thông; các cơ quan Báo, Đài
Tuyên truyền rộng rãi, thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhằm khuyến khích, cổ vũ các hoạt động bảo vệ môi trường; tuyên truyền, giáo dục thông qua sinh hoạt thường kỳ của các tổ chức quần chúng ở cơ sở, tạo phong trào thi đua, xây dựng nếp sống mới trong khu dân cư tại các đô thị và khu dân cư nông thôn; xuất bản và phổ biến sâu rộng các tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn bảo vệ môi trường nói chung và công tác quản lý chất thải rắn nói riêng phù hợp với từng đối tượng và từng địa bàn.
8. Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp Quảng Ngãi
- Chủ động phối hợp với các Sở, ban ngành liên quan, chính quyền địa phương trong việc vận động giám sát thu gom, xử lý chất thải rắn.
- Chịu trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra và giám sát các Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp; các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong các KCN trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm túc việc phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn và vệ sinh môi trường trên các tuyến đường nội bộ của các khu công nghiệp và khuôn viên các doanh nghiệp. Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp trong các khu công nghiệp theo quy định, đảm bảo các quy định hiện hành.
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, địa phương tham mưu UBND tỉnh đặt hàng các nhiệm vụ khoa học và công nghệ về xử lý chất thải rắn; công nghệ xử lý, tái chế các phụ phẩm, phế thải nông nghiệp sau thu hoạch theo hướng thân thiện môi trường, đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế trên địa bàn tỉnh.
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan và chính quyền các cấp tổ chức kiểm tra và kiên quyết xử lý dứt điểm tình trạng tập kết chất thải, phế liệu, phế thải vi phạm hành lang an toàn giao thông thuộc thẩm quyền quản lý.
11. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền vệ sinh môi trường gắn với xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu; chỉ đạo Chi cục Thủy lợi, các đơn vị trực thuộc tổ chức thu gom, vận chuyển và xử lý kịp thời chất thải rắn ở các tuyến kênh, mương tưới tiêu thủy lợi. Phối hợp với Hội Nông dân tỉnh tuyên truyền cánh đồng không chất thải.
Chỉ đạo các Phòng Giáo dục và Đào tạo, trường học và các cơ sở giáo dục, đào tạo trên địa bàn tỉnh định kỳ tổ chức tổng vệ sinh môi trường.
a) Chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường công tác nắm tình hình, chủ động phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường để kịp thời phát hiện xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, trong đó tập trung xử lý các hành vi thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn không đúng quy định; hành vi đổ thải chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp, phế thải xây dựng trái quy định về bảo vệ môi trường.
b) Phối hợp với các Sở, ban ngành và cơ quan truyền thông tăng cường tuyên truyền các quy định của pháp luật về môi trường trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm tạo sự thay đổi về ý thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường.
c) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, các đơn vị có liên quan xây dựng quy chế phối hợp để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước và đấu tranh phòng chống tội phạm về môi trường.
Tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và người lao động của cơ quan, đơn vị mình tích cực tham gia thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường tại cơ quan, đơn vị; tăng thời lượng đưa tin, bài và phát sóng về hoạt động thu gom, xử lý chất thải rắn; nêu gương những điển hình thực hiện tốt công tác thu gom chất thải rắn sinh hoạt và vệ sinh môi trường để tạo sự lan tỏa phong trào toàn dân tham gia bảo vệ môi trường, thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt và vệ sinh môi trường, hình thành lối sống xanh, thân thiện với môi trường.
15. UBND các huyện, thị xã, thành phố
a) Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn
- Tổ chức thực hiện nghiêm những quy định về thu gom, xử lý chất thải rắn theo quy định hiện hành của Nhà nước; tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện nghiêm túc các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn; không được vứt chất thải bừa bãi, đổ chất thải đúng nơi quy định.
- Kiểm tra, rà soát xử lý triệt để toàn bộ các bãi tập kết chất thải rắn, phế thải không đúng quy định trên địa bàn; hoàn trả mặt bằng và cảnh quan môi trường; xử lý các chướng ngại vật, pano, áp phích, biển quảng cáo cũ hỏng; lấn chiếm, sử dụng vỉa hè, hành lang an toàn giao thông trên địa bàn quản lý để vận động tự giác chấp hành quy định pháp luật chủ động di chuyển, tháo dỡ để hoàn trả mặt bằng và cảnh quan môi trường; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nếu có. Việc tổ chức thực hiện phải được duy trì thường xuyên, liên tục để chống tái vi phạm.
- Tăng cường tác tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn thực hiện việc phân loại, thu gom và đổ chất thải đúng nơi quy định; lồng ghép tuyên truyền vệ sinh môi trường với hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và nói không với túi nilon; tuyên truyền về công tác vệ sinh môi trường trên hệ thống phát thanh, truyền thanh đến các tầng lớp Nhân dân; xây dựng các tổ dân phố, khu dân cư, tuyến đường tự quản về bảo vệ môi trường.
- Tổ chức phát động phong trào và huy động các tầng lớp Nhân dân đồng loạt ra quân thực hiện thu gom chất thải, dọn dẹp vệ sinh môi trường các tuyến phố, đường làng, ngõ xóm, tổ dân phố và khu dân cư nơi sinh sống, duy trì thực hiện định kỳ hàng tuân; thường xuyên nạo vét, khơi thông công, rãnh thoát nước thải. Xây dựng, hình thành tuyến phố, tuyến đường, tổ dân phố, khu dân cư, tự quản, văn minh “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”.
- Thường xuyên tổ chức kiểm tra, rà soát đối với các điểm đổ thải, bãi tập kết chất thải không đúng quy định ở trên địa bàn để thu gom, vận chuyển về nơi xử lý theo đúng quy định.
- Kịp thời phát hiện, xử lý các đối tượng cố tình vi phạm bỏ chất thải không đúng nơi quy định theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, thông tin rộng rãi để giáo dục, răn đe.
- Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm trước UBND huyện, thị xã, thành phố nếu để xảy ra tình trạng đổ chất thải trái quy định, gây ô nhiễm môi trường.
b) Chịu trách nhiệm tổ chức thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo nguyên tắc chất thải rắn sinh hoạt phải được thu gom xử lý; phải bố trí đủ và chọn vị trí để thùng đựng chất thải phù hợp, thuận lợi cho người dân; tuyệt đối không được tập kết chất thải rắn lộ thiên, đặc biệt là dọc các tuyến đường Quốc lộ; kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi đổ chất thải rắn không đúng nơi quy định, gây ô nhiễm môi trường theo Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Đối với các địa phương ven biển phải có biện pháp xử lý chất thải rắn phù hợp, tăng cường ra quân, xử lý thu gom chất thải trên biển, nhất là chất thải nhựa, góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường.
c) Thường xuyên tổ chức kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc thực hiện của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn và UBND các xã, phường, thị trấn theo quy định, đặc biệt là kiểm tra đột xuất việc tổ chức triển khai của các UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn.
d) Về kinh phí: UBND các huyện, thị xã, thành phố bố trí kinh phí sự nghiệp môi trường để trang bị thùng đựng chất thải, trường hợp cần hỗ trợ kinh phí thì báo cáo UBND tỉnh thông qua Sở Tài chính để xem xét quyết định.
đ) Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh nếu để xảy ra tình trạng đổ chất thải trái quy định, gây ô nhiễm môi trường.
Yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương, các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện nghiêm Chỉ thị này; định kỳ 06 tháng/lần tổng hợp kết quả thực hiện, những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện để tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo kịp thời./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2021 về giải pháp cấp bách tăng cường quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
- 2Chỉ thị 08/CT-UBND năm 2021 về giải pháp cấp bách tăng cường quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 3Chỉ thị 08/CT-UBND năm 2021 về một số giải pháp cấp bách tăng cường quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 4Quyết định 02/2022/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 3663/2006/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp hoạt động giữa các cơ quan, đơn vị chức năng trong việc quản lý chất thải rắn thông thường trên địa bàn quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh
- 1Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2021 về giải pháp cấp bách tăng cường quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
- 2Chỉ thị 08/CT-UBND năm 2021 về giải pháp cấp bách tăng cường quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 3Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
- 4Chỉ thị 08/CT-UBND năm 2021 về một số giải pháp cấp bách tăng cường quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 5Quyết định 02/2022/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 3663/2006/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp hoạt động giữa các cơ quan, đơn vị chức năng trong việc quản lý chất thải rắn thông thường trên địa bàn quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh
Chỉ thị 08/CT-UBND năm 2022 về tăng cường công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- Số hiệu: 08/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 31/08/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi
- Người ký: Đặng Văn Minh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra