Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/CT-UBND | Bắc Giang, ngày 12 tháng 9 năm 2014 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DI TÍCH VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG BẢO QUẢN, TU BỔ, PHỤC HỒI DI TÍCH
Di tích lịch sử-văn hóa, kiến trúc-nghệ thuật và danh lam thắng cảnh (sau đây gọi chung là di tích) là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo chung của cộng đồng. Trong những năm qua, công tác quản lý di tích, hoạt động bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích trên địa bàn tỉnh đã được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện đạt nhiều kết quả, góp phần bảo tồn di sản văn hóa của dân tộc, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương. Tuy nhiên, thời gian qua còn có tình trạng tùy tiện trong tu bổ, tôn tạo di tích, đưa hiện vật, đồ thờ không phù hợp với tính chất của di tích vào di tích…làm ảnh hưởng đến việc giữ gìn yếu tố gốc cấu thành di tích; tình trạng mất cắp di vật, cổ vật, tranh chấp đất đai di tích vẫn còn xảy ra; việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất di tích còn chậm, chưa kịp thời ở một số địa phương…
Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Luật Di sản văn hóa, các văn bản pháp luật có liên quan, tăng cường công tác quản lý di tích và nâng cao chất lượng các hoạt động bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các sở, thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức để thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI), Luật Di sản văn hóa và các văn bản pháp luật liên quan
1.1. Các cơ quan, ban, ngành từ tỉnh đến cơ sở và chính quyền các địa phương tổ chức tuyên truyền sâu rộng Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, trong đó có nhiệm vụ bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử- văn hóa, phục vụ giáo dục truyền thống và phát triển kinh tế; gắn kết bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển du lịch.
1.2. Tăng cường tuyên truyền Luật Di sản văn hóa, các văn bản của Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các bộ, ngành Trung ương về công tác bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích. Tích cực vận động nhân dân tham gia công tác bảo vệ, phát huy giá trị di tích; kịp thời phê phán các hoạt động tùy tiện trong tu bổ, tôn tạo di tích, đưa các hiện vật, đồ thờ không phù hợp vào di tích; xử lý nghiêm minh các hành vi lấn chiếm đất đai, xâm phạm di tích…
2. Tăng cường quản lý Nhà nước trong việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích
2.1. Kiện toàn, củng cố và phát huy hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước về di tích, các Ban Quản lý di tích từ tỉnh đến cơ sở. Đối với các di tích đã được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và UBND tỉnh ra quyết định xếp hạng, các địa phương phải thành lập Ban Quản lý di tích cơ sở, do đại diện lãnh đạo UBND xã, phường, thị trấn làm Trưởng ban, các ngành văn hóa- xã hội, công an, hội người cao tuổi, địa chính, mặt trận Tổ quốc, trưởng thôn, cụm dân cư nơi có di tích và người phụ trách di tích (người trụ trì đền, chùa, nhà thờ…) làm ủy viên.
2.2. Tăng cường kiểm tra hoạt động bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích; thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện, xử lý dứt điểm, kịp thời các tổ chức, cá nhân lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan hoặc thực hiện những hành vi khác trái pháp luật, trái với thuần phong, mỹ tục; hướng dẫn những người hảo tâm cung tiến những đồ thờ phù hợp với di tích; không đưa ảnh, tượng Bác Hồ vào thờ trong di tích (trừ đền thờ Bác Hồ).
2.3. Các huyện, thành phố tổ chức thực hiện tốt việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các di tích, nhất là các di tích đã được xếp hạng. Đối với các di tích bị lấn chiếm đất đai, UBND cấp huyện cần có biện pháp kịp thời, kiên quyết trong việc thu hồi đất trả về cho di tích; thực hiện tốt việc quản lý, sử dụng có hiệu quả đất đai di tích.
2.4. Chính quyền cấp xã và Ban Quản lý di tích cơ sở phải có các biện pháp tích cực, hiệu quả trong việc bảo vệ di tích, bố trí người có trách nhiệm trông coi di tích, không để xảy ra tình trạng mất cắp di vật, cổ vật tại các di tích. Lễ hội được tổ chức ở địa điểm gắn với di tích thì Ban tổ chức lễ hội phải kết hợp chặt chẽ với Ban Quản lý di tích cơ sở để bảo vệ di tích, phòng chống cháy nổ, các hoạt động xâm hại khác làm ảnh hưởng đến di tích, để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho di tích.
2.5. Di tích đã có trong danh mục kiểm kê, chưa được Nhà nước xếp hạng cần có biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị. Tổ chức thực hiện tốt Thông tư liên tịch số 04/2014/TTLT-BVHTTDL-BNV ngày 30/5/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Nội vụ về “Hướng dẫn thực hiện nếp sống văn minh tại các cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo”; trong đó Ban quản lý di tích cơ sở, người phụ trách di tích (người trụ trì đền, chùa, nhà thờ…) phải có phương thức thu nhận, quản lý và sử dụng nguồn công đức hiệu quả, đúng mục đích, công khai, có sổ sách rõ ràng, chi tiêu minh bạch, phục vụ tốt cho việc quản lý, bảo vệ, tu bổ, tôn tạo di tích.
2.6. Các ngành chức năng và UBND cấp huyện, cấp xã thường xuyên kiểm tra việc chấp hành các quy định về bảo vệ an ninh trật tự, vệ sinh môi trường tại các điểm di tích, phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật các hành vi vi phạm, đưa hoạt động kinh doanh dịch vụ tại các điểm di tích vào kỷ cương nền nếp.
3. Tổ chức thực hiện
3.1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về di tích trên địa bàn; tăng cường chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ, thanh tra, kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ, các hoạt động bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích; hướng dẫn việc thành lập và hoạt động của các Ban Quản lý di tích ở các địa phương, cơ sở; tổ chức lễ hội ở các di tích theo quy định của Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và UBND tỉnh; phối hợp các ngành chức năng, UBND các huyện, thành phố thực hiện tốt công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích, gắn với phát triển du lịch của tỉnh.
3.2. Sở Nội vụ tham mưu cho UBND tỉnh quy định phân cấp, tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của Ban quản lý di tích các cấp thuộc tỉnh Bắc Giang; phối hợp các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố quản lý hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng tại các di tích đã được Nhà nước xếp hạng và chưa được xếp hạng.
3.3. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính có trách nhiệm cân đối ngân sách hàng năm để đầu tư cho việc tu bổ, tôn tạo chống xuống cấp di tích đã được Nhà nước xếp hạng, ưu tiên cho các di tích tiêu biểu, các di tích đang có nguy cơ xuống cấp cần tu sửa cấp thiết.
3.4. Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND các huyện, thành phố rà soát, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các di tích theo quy định của Nhà nước.
3.5. Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức thực hiện hiệu quả phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực", góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di tích, giáo dục truyền thống cho học sinh; kịp thời động viên, khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực".
3.6. Công an tỉnh phối hợp với chính quyền các địa phương, cơ sở tăng cường các biện pháp bảo vệ, đảm bảo an ninh trật tự, chống mất cắp di vật, cổ vật tại các di tích; điều tra, truy tìm các di vật, cổ vật bị mất cắp; kiên quyết xử lý các đối tượng trộm cắp di vật, cổ vật tại các di tích theo quy định của pháp luật.
3.7. Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Bắc Giang có trách nhiệm tuyên truyền việc triển khai tổ chức thực hiện Chỉ thị này trong toàn tỉnh; tăng cường các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền, giới thiệu và quảng bá các giá trị di tích trên địa bàn tỉnh; biểu dương tập thể, cá nhân thực hiện tốt công tác bảo vệ, phát huy giá trị di tích; phê phán các tập thể, cá nhân thực hiện chưa tốt.
3.8. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Chỉ đạo rà soát, kiện toàn và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Ban Quản lý di tích cơ sở, người phụ trách, trông coi di tích trong việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích; thực hiện tốt công tác bảo vệ di tích, nếp sống văn minh, giữ gìn vệ sinh môi trường, đảm bảo an toàn và phòng, chống cháy nổ cho di tích. Đẩy mạnh công tác lập quy hoạch, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích; hàng năm bố trí ngân sách hỗ trợ công tác chống xuống cấp di tích tại địa phương.
- Phối hợp với cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các di tích, nhất là các di tích đã được Nhà nước xếp hạng.
- Rà soát, sắp xếp và quy hoạch lại hoạt động kinh doanh dịch vụ tại các điểm di tích theo đúng luật pháp và quy định các hoạt động tại các điểm di tích; chấm dứt tình trạng dựng quán bán hàng trái phép, bán hàng rong…gây mất trật tự tại các điểm di tích.
- Tăng cường kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ, các hoạt động bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích; trách nhiệm của chính quyền, các ban ngành, đoàn thể ở địa phương trong công tác bảo vệ và phát huy giá trị di tích.
3.9. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn: Chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt các nội dung sau:
- Củng cố, kiện toàn Ban Quản lý di tích cơ sở, xây dựng quy chế hoạt động, phân công rõ trách nhiệm của từng thành viên, sử dụng kinh phí và tiền công đức công khai, minh bạch, đúng mục đích; chú trọng công tác xã hội hóa trong việc bảo vệ di tích, có thể ký hợp đồng, bố trí người có năng lực, trách nhiệm trông coi di tích.
- Tổ chức các hoạt động sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo tại di tích đảm bảo văn minh, phù hợp với thuần phong, mỹ tục, truyền thống của dân tộc; hướng dẫn để những người hảo tâm cung tiến những đồ thờ phù hợp vào di tích. Đảm bảo tốt phòng chống cháy nổ, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường và cảnh quan di tích.
- Hàng năm, Ban Quản lý di tích cơ sở có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích về Phòng Văn hóa và Thông tin huyện, thành phố.
3.10. Đề nghị Ủy ban MTTQ, các tổ chức đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội tích cực phối hợp với các cấp chính quyền tuyên truyền, phổ biến cho đoàn viên, hội viên và nhân dân quán triệt và thực hiện tốt Chỉ thị này.
Giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng và UBND các huyện, thành phố tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc hoặc có vấn đề mới phát sinh, các ngành, các địa phương báo cáo về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.
| KT.CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 21/2014/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 2Quyết định 25/2014/QĐ-UBND về phân cấp quản lý di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 3Quyết định 2108/QĐ-UBND năm 2014 đính chính Quyết định 25/2014/QĐ-UBND phân cấp quản lý di tích lịch sử - văn hóa do tỉnh Bến Tre ban hành
- 4Quyết định 2148/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề cương và dự toán Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi hệ thống di tích trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030
- 5Quyết định 1074/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án đầu tư bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025
- 1Luật di sản văn hóa 2001
- 2Thông tư liên tịch 04/2014/TTLT-BVHTTDL-BNV hướng dẫn việc thực hiện nếp sống văn minh tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Bộ Nội vụ ban hành
- 3Quyết định 21/2014/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 4Quyết định 25/2014/QĐ-UBND về phân cấp quản lý di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 5Quyết định 2108/QĐ-UBND năm 2014 đính chính Quyết định 25/2014/QĐ-UBND phân cấp quản lý di tích lịch sử - văn hóa do tỉnh Bến Tre ban hành
- 6Quyết định 2148/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề cương và dự toán Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi hệ thống di tích trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030
- 7Quyết định 1074/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án đầu tư bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025
Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2014 tăng cường biện pháp quản lý di tích và hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích do tỉnh Bắc Giang ban hành
- Số hiệu: 06/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 12/09/2014
- Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Giang
- Người ký: Nguyễn Văn Linh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra