- 1Luật Đê điều 2006
- 2Luật phòng cháy và chữa cháy 2001
- 3Chỉ thị 447/CT-TTg tăng cường xử lý vi phạm pháp luật về đê điều và quản lý việc khai thác, vận chuyển, kinh doanh cát sỏi gây ảnh hưởng đến an toàn đê điều do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Luật phòng, chống thiên tai năm 2013
- 5Quyết định 26/2014/QĐ-UBND phê duyệt Đề án đánh giá, phân loại và phân cấp quản lý luồng tiêu, công trình tiêu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 6Nghị định 38/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật khí tượng thủy văn
- 7Luật Thủy lợi 2017
- 8Nghị quyết 76/NQ-CP năm 2018 về công tác phòng, chống thiên tai do Chính phủ ban hành
- 9Nghị định 160/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng, chống thiên tai
- 10Quyết định 03/2019/QĐ-UBND quy định về phạm vi vùng phụ cận đối với công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 11Chỉ thị 24/CT-TTg năm 2019 về tăng cường xử lý vi phạm pháp luật về đê điều do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Chỉ thị 42-CT/TW năm 2020 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 13Kế hoạch 539/KH-UBND năm 2017 về phòng, chống thiên tai tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2020
- 14Kế hoạch 6103/KH-UBND năm 2018 về thực hiện Nghị quyết 76/NQ-CP về công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 15Kế hoạch 27/KH-UBND năm 2019 về thực hiện Nghị định 160/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống thiên tai do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 16Kế hoạch 114/KH-UBND về thu Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh Vĩnh Phúc năm 2019
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/CT-UBND | Vĩnh Phúc, ngày 29 tháng 4 năm 2020 |
Theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, tình hình thiên tai năm 2020 có những diễn biến phức tạp, khó lường: Trên Biển Đông có khả năng xuất hiện khoảng 11-13 cơn bão và ATNĐ hoạt động trong đó có khoảng 5-6 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền cùng với hạn hán, mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất... đặc biệt là nguy cơ xuất hiện mưa, lũ lớn có thể xảy ra sau các đợt khô hạn kéo dài tương tự như các năm 2006, 2010 và 2016.
Để chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời với mọi tình huống của thiên tai và đảm bảo an toàn công trình thủy lợi, đê điều, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, UBND tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, các tổ chức, cá nhân trong toàn tỉnh triển khai, thực hiện tốt những nhiệm vụ sau:
1. Nhiệm vụ chung của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn tỉnh
- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả: Kế hoạch tổ chức thực hiện Đề án nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số 2506/QĐ-UBND ngày 17/9/2015 của UBND tỉnh); Kế hoạch Phòng, chống thiên tai tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2020 (Kế hoạch số 539/KH-UBND ngày 20/01/2017 của UBND tỉnh); Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác Phòng, chống thiên tai (Kế hoạch số 6103/KH-UBND ngày 15/8/2018 của UBND tỉnh); Kế hoạch thực hiện Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai (Kế hoạch số 27/KH-UBND ngày 26/02/2019 của UBND tỉnh);
- Tổng kết công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) năm 2019, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2020. Kiện toàn Ban chỉ huy PCTT&TKCN các cấp, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Xây dựng kế hoạch và bố trí nguồn lực để tổ chức triển khai Chỉ thị số 42-CT/TW của Ban Bí thư. Đẩy mạnh hoạt động của Quỹ PCTT, xây dựng kế hoạch, triển khai thu, chi Quỹ theo đúng quy định. Thực hiện lồng ghép nội dung PCTT vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội; điều chỉnh cơ cấu cây trồng, mùa vụ, chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với đặc điểm khí hậu đảm bảo phát triển bền vững;
- Hoàn thành công tác tu bổ, duy tu, bảo dưỡng hệ thống công trình thủy lợi và các công trình PCTT, đặc biệt là các công trình xung yếu, đang thi công dở dang. Kiểm tra, rà soát, đánh giá hiện trạng công trình; xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện phương án hộ đê, hồ, đập, phương án bảo vệ trọng điểm trong mùa mưa lũ. Nâng cao năng lực phòng ngừa sức chống chịu trước thiên tai, khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu và các hình thái thiên tai cực đoan; chủ động chuẩn bị đủ nhân lực, vật tư theo phương châm “4 tại chỗ”. Kiểm tra, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm an toàn công trình đê điều, thủy lợi, kiên quyết xử lý đối với các tổ chức, cá nhân không thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về quản lý an toàn công trình thủy lợi, nhất là an toàn tại các hồ chứa trên địa bàn quản lý;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể theo chức năng nhiệm vụ được giao có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện tốt công tác PCTT&TKCN trong phạm vi, chức trách đơn vị mình; đồng thời phải chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư cần thiết để tham gia việc PCTT&TKCN theo sự chỉ đạo, điều động của Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh trong trường hợp cần thiết.
2. Nhiệm vụ cụ thể của các sở, ban, ngành trong tỉnh
2.1. Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh: Là cơ quan chỉ huy, điều hành hoạt động phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh; giúp UBND tỉnh hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các sở, ngành, UBND cấp huyện thực hiện nhiệm vụ PCTT&TKCN.
- Là cơ quan thường trực về PCTT của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, giúp Ban Chỉ huy: Xây dựng kế hoạch PCTT, phương án trọng điểm, xung yếu cấp tỉnh; Kiểm tra, rà soát, đánh giá hiện trạng các công trình PCTT trước lũ, từ đó đề xuất khắc phục ngay tình trạng hư hỏng công trình để kịp thời phục vụ công tác PCTT năm 2020; đôn đốc các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và các chủ đầu tư tập trung mọi nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ thi công nhất là những công trình phòng lũ, như: Kè, cống, hồ đập, cầu vượt, ngầm...;
- Tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra các cấp, các ngành trong tỉnh xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, phương án, các biện pháp phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai; xây dựng kế hoạch, chuẩn bị đầy đủ về giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản và vật tư nông nghiệp để cung ứng kịp thời khi thiên tai xảy ra;
- Cập nhật và cung cấp kịp thời tình hình thời tiết, khí tượng, thủy văn, thiên tai, các công trình đê điều, hồ đập và các công trình PCTT khác; truyền đạt kịp thời các chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên, của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh đến các cấp, các ngành. Kiểm tra, rà soát, lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác PCTT trên địa bàn tỉnh;
- Tăng cường công tác thông tin, truyền thông, phổ biến kiến thức phòng, chống thiên tai; tập huấn công tác phòng, chống thiên tai cho lực lượng làm công tác PCTT các cấp. Hướng dẫn các huyện, thành phố xây dựng, củng cố Đội xung kích PCTT cấp xã;
- Phối hợp với Sở Tư pháp tiếp tục triển khai Luật Phòng chống thiên tai và các văn bản hướng dẫn thi hành; kiểm tra, rà soát và đề xuất xây dựng cơ chế, chính sách liên quan đến công tác PCTT&TKCN trên địa bàn tỉnh;
- Tham mưu xây dựng: Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 42-CT/TW của Ban Bí thư; Kế hoạch thu, chi Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh Vĩnh Phúc;
- Chỉ đạo và giao Chi cục Kiểm lâm thực hiện tốt chức năng là cơ quan thường trực công tác phòng chống cháy rừng (PCCR), bảo vệ rừng (BVR), tham mưu giúp Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh điều hành điều phối về lĩnh vực PCCR, BVR; chịu trách nhiệm xây dựng Kế hoạch PCCR, BVR và tổ chức triển khai thực kế hoạch PCCR&BVR có hiệu quả.
- Phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng quân đội trên địa bàn tỉnh và quân khu, tham mưu giúp Ban Chỉ huy xây dựng kế hoạch TKCN của tỉnh; hướng dẫn các cấp, các ngành trong tỉnh xây dựng kế hoạch, phương án TKCN; tăng cường lực lượng xử lý các tình huống khi có thiên tai xảy ra;
- Đề xuất công tác diễn tập ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (UPSCTT&TKCN) tỉnh năm 2020, nâng cao chất lượng các cuộc diễn tập, đảm bảo hiệu quả sát tình hình thực tế;
- Xây dựng phương án, phối hợp với các cấp, các ngành, các đơn vị quân đội đóng trên địa bàn tỉnh và quân khu để thực hiện nhiệm vụ UPSCTT&TKCN, như: hộ đê, đập, cứu hộ, cứu nạn và khắc phục hậu quả thiên tai; có trách nhiệm xây dựng phương án, kịch bản, bố trí lực lượng ứng cứu, chi viện kịp thời cho các khu vực trọng điểm đê điều, hồ đập, các công trình PCTT khác và giúp dân khắc phục phục hậu quả thiên tai.
- Xây dựng, triển khai Kế hoạch PCTT&TKCN ngành, kế hoạch chống khủng bố tại các hồ đập có dung tích lớn và triển khai lực lượng bảo vệ các công trình trọng điểm, xung yếu khi xảy ra thiên tai.
- Phối hợp cùng các cấp chính quyền kiểm tra, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm Luật Đê điều; Luật Phòng, chống thiên tai; Luật Phòng cháy chữa cháy; Luật Thủy lợi, nhất là những hành vi vi phạm gây mất an toàn cho đê, kè, cống, hồ đập và công trình phòng chống thiên tai; hành vi sử dụng nguồn lửa gây cháy rừng và các hành vi gây cản trở công tác cứu hộ, cứu nạn;
- Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn công tác phòng, chống, cháy nổ và kiểm tra các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, chợ,... các nơi có nguy cơ xảy ra cháy nổ cao để kiên quyết xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm;
- Huy động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị đặc chủng chuyên dùng của ngành, hiệp đồng với Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, UBND các huyện, thành phố để thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn; hộ đê điều, hồ đập;
- Chỉ đạo phân luồng giao thông khi xuất hiện mưa, bão, lũ; đảm bảo an ninh trật tự và giao thông thông suốt trên địa bàn tỉnh trong mọi tình huống.
2.5. Đài Khí tượng Thủy văn Vĩnh Phúc: Thu thập tài liệu về khí tượng thuỷ văn và dự báo ngắn hạn, trung hạn và dài hạn về tình hình thời tiết; cung cấp kịp thời chính xác số liệu khí tượng thuỷ văn cho Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh để chỉ đạo, điều hành.
2.6. Sở Giao thông vận tải: Xây dựng phương án đảm bảo giao thông thông suốt trong mọi tình huống, huy động phương tiện vận tải cho công tác hộ đê, đập và sơ tán dân trong vùng bị thiên tai khi cần thiết.
2.7. Sở Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông trên địa bàn tỉnh đảm bảo thông tin thông suốt từ trung ương đến địa phương; chú trọng củng cố mạng thông tin đến các trọng điểm, các xã dọc các tuyến đê, các hồ đập trong tỉnh. Chỉ đạo các cơ quan thông tin, báo chí trên địa bàn tỉnh tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền phục vụ công tác PCTT&TKCN.
2.8. Sở Lao động Thương binh và Xã hội: Hiệp đồng chặt chẽ với các đơn vị, đảm bảo nhân lực cho công tác hộ đê, đập, khắc phục hậu quả thiên tai. Xây dựng phương án, kế hoạch triển khai thực hiện chính sách trợ cấp, cứu trợ sau thiên tai.
2.9. Điện lực tỉnh: Xây dựng kế hoạch, phương án cung cấp điện phục vụ cho đời sống, sản xuất, sinh hoạt của nhân dân, các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan đơn vị trên địa bàn; cung cấp đủ nguồn điện cho các trạm bơm phục vụ tiêu úng; đảm bảo an toàn cho hệ thống đường dây, trạm điện và con người.
2.10. Sở Y tế: Phối hợp với các cấp, các ngành liên quan xây dựng kế hoạch, phương án bảo vệ môi trường trước và sau thiên tai; tổ chức tập huấn cho các đội vệ sinh phòng dịch bệnh và làm sạch môi trường, đội sơ, cấp cứu ở cả tuyến tỉnh và tuyến huyện; dự trữ đủ cơ số thuốc phòng chống dịch bệnh và làm sạch môi trường khi có thiên tai xảy ra.
2.11. Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì phối hợp với các cấp, các ngành liên quan xây dựng kế hoạch dự phòng vật tư, hóa chất, phương tiện phục vụ xử lý nguồn nước, khắc phục ô nhiễm môi trường, ứng phó với các tình huống thiên tai. Theo dõi, kiểm tra, ngăn chặn các hành vi lợi dụng tình hình thiên tai để xả thải gây ô nhiễm môi trường; hành vi khai thác tài nguyên ảnh hưởng đến hệ thống đê điều, hồ đập và công trình PCTT. Phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện nhiệm vụ xây dựng, cập nhật Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh. Chủ động điều tra, khảo sát, thu thập thông tin, công bố kịch bản biến đổi khí hậu, dữ liệu khí tượng thủy văn cho các cơ quan và địa phương trong tỉnh.
2.12. Sở Xây dựng: Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát hệ thống tiêu thoát nước đô thị; phối hợp các cấp, các ngành xây dựng phương án, giải pháp phù hợp để khắc phục nhanh tình trạng ngập úng cục bộ tại địa bàn đô thị khi có mưa lớn; tổ chức đánh giá phân loại nhà an toàn đối với bão mạnh, siêu bão trên địa bàn tỉnh; đề xuất các giải pháp gia cố, tăng cường khả năng chịu lực đối với các nhà ở chưa đảm bảo an toàn.
2.13. Sở Công thương: Chủ trì phối hợp với các sở, ngành có liên quan xây xưng kế hoạch dự trữ các nhu yếu phẩm cần thiết để phục vụ công tác PCTT&TKCN trên địa bàn tỉnh.
2.14. Sở Tài chính: Chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan đề xuất, trình UBND tỉnh quyết định bố trí kinh phí ứng phó, khắc phục sự cố, thiệt hại công trình và kết cấu cơ sở hạ tầng do thiên tai gây ra đối với các nguồn vốn do Sở Tài chính theo dõi, quản lý.
2.15. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan đề xuất kịp thời với UBND tỉnh về nguồn vốn để khắc phục những hư hỏng công trình và kết cấu hạ tầng cơ sở do thiên tai gây ra.
2.16. Thanh tra tỉnh: Xây dựng kế hoạch chi tiết thanh, kiểm tra công tác triển khai thực hiện nhiệm vụ PCTT&TKCN tại các huyện, thành phố, đơn vị. Phối hợp với các cấp, ngành thanh tra, tham mưu cho UBND tỉnh xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm Luật Đê điều; Luật Phòng, chống thiên tai; Luật Thủy lợi và các quy định khác có liên quan.
2.17. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Vĩnh Phúc, Cổng Thông tin giao tiếp điện tử tỉnh: Phối hợp chặt chẽ với Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh tổ chức tuyên truyền chỉ thị, chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước, của tỉnh về công tác PCTT&TKCN; thông tin kịp thời những diễn biến về lũ, bão, sạt lở đất và các thiên tai khác để các cơ quan liên quan và nhân dân chủ động các biện pháp phòng, chống.
2.18. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; Hội Chữ thập đỏ tỉnh và các tổ chức đoàn thể - xã hội: Theo chức năng nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân chấp hành nghiêm pháp luật về PCTT&TKCN và chủ động truyền đạt kiến thức, hướng dẫn kỹ năng cho hội viên và nhân dân về phòng ngừa, ứng phó với thảm họa. Tổ chức lực lượng, phương tiện, điều kiện vật chất khác để tham gia phòng ngừa ứng phó thảm họa; tham gia sơ tán, di dời, bảo vệ và cứu người bị nạn; tham gia các hoạt động khắc phục, phục hồi sau thảm họa.
2.19. Các Công ty TNHH một thành viên thủy lợi
- Triển khai việc cắm mốc hành lang bảo vệ các công trình thủy lợi theo quy định của Luật Thủy lợi và theo quy định tại Quyết định số 03/2019/QĐ- UBND ngày 11/01/2019 của UBND tỉnh về Ban hành Quy định phạm vi vùng phụ cận đối với các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc;
- Kiểm tra, rà soát, điều chỉnh, xây dựng bổ sung quy trình vận hành, điều tiết hệ thống các hồ chứa trên địa bàn quản lý. Đánh giá mức độ an toàn, xây dựng kế hoạch sửa chữa kịp thời những hư hỏng của hệ thống hồ chứa và các hệ thống trạm bơm tiêu úng;
- Chủ trì phối hợp với Phòng Nông nghiệp (Kinh tế) các huyện, thành phố xây dựng Phương án PCTT&TKCN tại các hồ chứa lớn (có dung tích từ 1 triệu m3 trở lên) báo cáo UBND cấp huyện để trình Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh phê duyệt và trinh Ban Chỉ huy PCTT&TKCN cấp huyện phê duyệt Phương án PCTT&TKCN tại các hồ chứa, hệ thống công trình tiêu úng còn lại theo phân cấp;
- Tiến hành nạo vét, tháo dỡ các vật cản trên hệ thống sông tiêu, luồng tiêu, trục tiêu theo phân cấp quản lý tại Quyết định số 26/2014/QĐ-UBND ngày 02/7/2014 của UBND tỉnh, thời gian xong trước ngày 15/5/2020 và thực hiện thường xuyên liên tục trong cả năm 2020;
- Cung cấp kịp thời cho Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh về chế độ khí tượng thủy văn và các nội dung liên quan khác thuộc trách nhiệm theo Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ tại hệ thống hồ chứa, trạm bơm, các trạm đo mưa do Công ty quản lý.
2.20. Các tổ chức, cá nhân: Thường xuyên theo dõi các thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng về tình hình thiên tai, chủ động phòng chống; chuẩn bị sẵn sàng phương tiện, vật tư, lực lượng để tham gia vào công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai khi được sự huy động của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các cấp.
3. Nhiệm vụ của UBND các huyện, thành phố
- Kiện toàn Ban chỉ huy PCTT&TKCN năm 2020; tiến hành Tổng kết công tác PCTT&TKCN năm 2019, triển khai nhiệm vụ năm 2020; chủ động xây dựng kế hoạch huy động các nguồn lực ở địa phương nhằm đảm bảo đủ trang bị, phương tiện để có thể huy động kịp thời khi có thiên tai, sự cố xảy ra; xây dựng phương án tổ chức di dời, bảo vệ dân ở vùng chịu ảnh hưởng của thiên tai (bão, lũ quét, sạt lở đất,…) đến nơi an toàn; chủ động ngân sách địa phương và các nguồn kinh phí khác để khắc phục hậu quả, sớm ổn định sản xuất và đời sống nhân dân khi có thiên tai xảy ra;
- Phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp & PTNT tiến hành tổng kiểm tra đánh giá chất lượng đê điều, hồ đập; phát hiện kịp thời những hư hỏng, các yếu tố bất lợi có nguy cơ đe dọa đến an toàn đê điều, hồ đập và xử lý kịp thời những hư hỏng của các công trình đê, kè, cống, hồ đập xong trước 30/5/2020; xây dựng phương án hộ đê, đập, xây dựng phương án ứng phó với bão và siêu bão; Phương án phòng tránh lũ quét, sạt lở đất năm 2020; phối hợp chặt chẽ với lực lượng quân đội, công an đóng quân trên địa bàn để sẵn sàng hộ đê, đập theo phương án, kịch bản và kế hoạch được duyệt; xây dựng kế hoạch dự trữ lương thực và nhu yếu phẩm phục vụ nhân dân đảm bảo đủ nhu cầu trong mùa lũ bão;
- Tổ chức tốt công tác tuần tra canh gác và xử lý sự cố giờ đầu trong mùa mưa bão; ngăn chặn và kiên quyết xử lý dứt điểm các hành vi vi phạm pháp luật về đê điều theo Chỉ thị số 447/CT-TTg ngày 25/3/2011 và Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 07/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ;
- Tăng cường phòng, chống cháy nổ; đánh giá mức độ an toàn công trình thủy lợi, nhất là các hồ chứa vừa và nhỏ trên địa bàn để phối hợp với các đơn vị quản lý công trình xây dựng phương án đảm bảo công trình trong mùa mưa bão; trình Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh phê duyệt phương án Trọng điểm PCTT&TKCN tại các hồ chứa lớn (có dung tích từ 1 triệu m3 trở lên), phê duyệt phương án PCTT&TKCN tại các hồ chứa còn lại trên địa bàn quản lý theo phân cấp;
- Tổ chức phổ biến, hướng dẫn UBND, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN cấp xã xây dựng, củng cố và triển khai hoạt động của Đội xung kích PCTT cấp xã;
- Tiến hành nạo vét, tháo dỡ các vật cản trên hệ thống luồng tiêu, trục tiêu theo phân cấp quản lý tại Quyết định số 26/2014/QĐ-UBND ngày 02/7/2014 của UBND tỉnh xong trước ngày 15/5/2020 và thường xuyên, liên tục chỉ đạo các đơn vị chức năng tháo dỡ vật cản, làm thông thoáng dòng chảy trong suốt mùa mưa lũ năm 2020;
- Khẩn trương tổ chức thu và nộp Quỹ PCTT theo Kế hoạch số 114/KH- UBND ngày 19/7/2019 của UBND tỉnh; Xây dựng và gửi kế hoạch thu Quỹ PCTT năm 2020 theo hướng dẫn và gửi về Ban quản lý Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh để tổng hợp trình UBND tỉnh phê duyệt.
- Huyện Sông Lô: Xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch PCTT&TKCN trên địa bàn huyện; trực tiếp hộ đê từ K0 - K27+900 tuyến tả Lô thuộc địa bàn. Phối hợp với Văn phòng thường trực Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh xây dựng phương án trọng điểm xử lý sạt trượt mái đê phía sông đoạn từ K21+100 - K21+600 đê tả Sông Lô;
- Huyện Lập Thạch: Xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch PCTT&TKCN trên địa bàn huyện; trực tiếp hộ đê từ K0 - K16 tuyến hữu Phó Đáy thuộc địa bàn. Xây dựng phương án trọng điểm tuyến đê hữu sông Phó đáy từ K0-K16;
- Huyện Tam Dương: Xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch PCTT&TKCN trên địa bàn huyện; trực tiếp hộ đê từ K0 - K13+500 tuyến đê tả Phó Đáy thuộc địa bàn. Xây dựng phương án trọng điểm xử lý mạch đùn, mạch sủi, thẩm lậu mái đê phía đồng từ K7+00 - K10+600 đê tả Phó Đáy.
- Huyện Tam Đảo: Xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch PCTT&TKCN trên địa bàn huyện;
- Huyện Vĩnh Tường: Xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch PCTT&TKCN trên địa bàn huyện; trực tiếp hộ đê từ K0 - K18 tuyến tả sông Hồng; từ K13+500 - K23+370 đê tả sông Phó Đáy và đê bồi sông Hồng thuộc địa bàn huyện quản lý và chống ngập úng nội đồng trên địa bàn. Xây dựng phương án trọng điểm xử lý mạch đùn mạch sủi, thẩm lậu mái đê phía đồng từ K16+800 - K18+00 đê tả Phó Đáy; xử lý sạt trượt mái đê phía sông từ K13+500 - K19+00 đê tả Phó Đáy;
- Huyện Yên Lạc: Xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch PCTT&TKCN trên địa bàn huyện; trực tiếp hộ đê từ K18 - K28+770 thuộc tuyến đê tả sông Hồng và đê bồi sông Hồng thuộc địa bàn huyện quản lý và chống ngập úng nội đồng trên địa bàn. Xây dựng phương án trọng điểm đê tả sông Hồng từ K18 - K28+770;
- Thành phố Vĩnh Yên: Xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch PCTT&TKCN trên địa bàn thành phố; trực tiếp hộ đê Sáu Vó thuộc địa bàn quản lý và chống ngập úng nội đồng thuộc địa bàn; chủ động xử lý, cảnh báo các điểm thường xuyên ngập lụt khi có mưa lớn;
- Huyện Bình Xuyên: Xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch PCTT&TKCN trên địa bàn huyện; trực tiếp hộ đê tuyến đê Sáu Vó, tuyến đê hữu Cà Lồ, chống ngập úng nội đồng trên địa bàn;
- Thành phố Phúc Yên: Xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch PCTT&TKCN trên địa bàn thành phố; trực tiếp hộ đê tả sông Cà Lồ trên địa bàn; chủ động xử lý, cảnh báo các điểm thường xuyên ngập lụt khi có mưa lớn.
Yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Giám đốc các Công ty TNHH một thành viên thủy lợi, các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 58/KH-UBND năm 2020 về hành động bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 2Quyết định 13/2020/QĐ-UBND Quy định về bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 3Nghị quyết 16/2020/NQ-HĐND quy định về phí thẩm định hồ sơ, điều kiện, đề án, báo cáo thăm dò đánh giá trữ lượng khai thác, sử dụng nước dưới đất; hành nghề khoan nước dưới đất; khai thác, sử dụng nước mặt và xả nước thải vào nguồn nước, công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 4Chỉ thị 16/CT-UBND về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai năm 2020 do tỉnh Nghệ An ban hành
- 5Chỉ thị 10/CT-UBND về tăng cường công tác bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, công trình đề điều trong mùa mưa, lũ năm 2022 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 1Luật Đê điều 2006
- 2Luật phòng cháy và chữa cháy 2001
- 3Chỉ thị 447/CT-TTg tăng cường xử lý vi phạm pháp luật về đê điều và quản lý việc khai thác, vận chuyển, kinh doanh cát sỏi gây ảnh hưởng đến an toàn đê điều do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Luật phòng, chống thiên tai năm 2013
- 5Quyết định 26/2014/QĐ-UBND phê duyệt Đề án đánh giá, phân loại và phân cấp quản lý luồng tiêu, công trình tiêu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 6Nghị định 38/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật khí tượng thủy văn
- 7Luật Thủy lợi 2017
- 8Nghị quyết 76/NQ-CP năm 2018 về công tác phòng, chống thiên tai do Chính phủ ban hành
- 9Nghị định 160/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng, chống thiên tai
- 10Quyết định 03/2019/QĐ-UBND quy định về phạm vi vùng phụ cận đối với công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 11Chỉ thị 24/CT-TTg năm 2019 về tăng cường xử lý vi phạm pháp luật về đê điều do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Chỉ thị 42-CT/TW năm 2020 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 13Kế hoạch 58/KH-UBND năm 2020 về hành động bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 14Quyết định 13/2020/QĐ-UBND Quy định về bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 15Nghị quyết 16/2020/NQ-HĐND quy định về phí thẩm định hồ sơ, điều kiện, đề án, báo cáo thăm dò đánh giá trữ lượng khai thác, sử dụng nước dưới đất; hành nghề khoan nước dưới đất; khai thác, sử dụng nước mặt và xả nước thải vào nguồn nước, công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 16Kế hoạch 539/KH-UBND năm 2017 về phòng, chống thiên tai tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2020
- 17Kế hoạch 6103/KH-UBND năm 2018 về thực hiện Nghị quyết 76/NQ-CP về công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 18Kế hoạch 27/KH-UBND năm 2019 về thực hiện Nghị định 160/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống thiên tai do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 19Kế hoạch 114/KH-UBND về thu Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh Vĩnh Phúc năm 2019
- 20Chỉ thị 16/CT-UBND về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai năm 2020 do tỉnh Nghệ An ban hành
- 21Chỉ thị 10/CT-UBND về tăng cường công tác bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, công trình đề điều trong mùa mưa, lũ năm 2022 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
Chỉ thị 05/CT-UBND về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và đảm bảo an toàn công trình thủy lợi, đề điều năm 2020 do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- Số hiệu: 05/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 29/04/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc
- Người ký: Nguyễn Văn Trì
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 29/04/2020
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực