Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 447/CT-TTg | Hà Nội, ngày 25 tháng 03 năm 2011 |
CHỈ THỊ
VỀ TĂNG CƯỜNG XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ ĐÊ ĐIỀU VÀ QUẢN LÝ VIỆC KHAI THÁC, VẬN CHUYỂN, KINH DOANH CÁT SỎI GÂY ẢNH HƯỞNG ĐẾN AN TOÀN ĐÊ ĐIỀU
Sau 3 năm thực hiện Luật Đê điều, công tác quản lý, đầu tư, bảo vệ đê điều đã có những chuyển biến tích cực, nhiều đoạn đê được củng cố vững chắc, kết hợp tạo thành tuyến đường giao thông, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội; các lực lượng chức năng đã thanh tra, kiểm tra, phát hiện nhiều vụ vi phạm pháp luật về đê điều, song số vụ vi phạm được xử lý còn rất hạn chế (15% số vụ vi phạm được xử lý); công tác lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết các tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều còn chậm, sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý và chính quyền các cấp ở địa phương chưa chặt chẽ nên tình trạng vi phạm, lấn chiếm xây dựng trái phép trong hành lang bảo vệ đê, ở bãi sông, lòng sông còn diễn biến phức tạp, việc khai thác, tập kết, kinh doanh cát sỏi trái phép, sai phép ở lòng sông, bãi sông đã gây ra biến đổi lòng dẫn và ảnh hưởng đến an toàn đê điều.
Để tăng cường công tác quản lý nhà nước, khắc phục những tồn tại trong xử lý vi phạm pháp luật về đê điều, quản lý việc khai thác, kinh doanh, vận chuyển cát sỏi, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện tốt một số việc sau đây:
1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo chính quyền các cấp ở địa phương phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan tập trung rà soát, kiểm tra tình hình vi phạm pháp luật về đê điều ở địa phương, có biện pháp xử lý kiên quyết, dứt điểm từng vụ vi phạm (không để kéo dài, tái vi phạm); ban hành quy định gắn trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong việc để xảy ra các vụ việc vi phạm và xử lý vi phạm pháp luật về đê điều.
b) Chủ động phối hợp với các Bộ: Công an, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương có liên quan chỉ đạo kiểm tra, xử lý các hoạt động thăm dò, khai thác, tập kết, vận chuyển, kinh doanh cát, sỏi trái phép, sai phép; thu hồi giấy phép đã cấp không đúng quy định; đình chỉ các hoạt động thăm dò, khai thác, tập kết, kinh doanh, vận chuyển cát, sỏi gây ảnh hưởng đến an toàn đê điều, sạt lở bờ sông và không bảo đảm điều kiện an toàn.
c) Chỉ đạo kiểm tra, rà soát hệ thống bến bãi tập kết cát, sỏi và vật liệu xây dựng ven sông; đình chỉ hoạt động của các bến bãi trái phép; sắp xếp, quy hoạch hệ thống bến bãi phù hợp, hạn chế ảnh hưởng đến an toàn đê điều, giảm ô nhiễm môi trường.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về đê điều, phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm, kiến nghị chính quyền các cấp xử lý theo quy định của pháp luật.
b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Công an, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường và các địa phương xây dựng cơ chế phối hợp trong chỉ đạo, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về đê điều, khai thác, tập kết, vận chuyển cát sỏi trái phép, ảnh hưởng đến an toàn đê điều.
c) Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương khẩn trương hoàn thành công tác lập, phê duyệt quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ các tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều theo quy định của Luật Đê điều và Nghị định số 04/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ, tạo cơ sở cho việc triển khai thực hiện các quy hoạch khác có liên quan.
3. Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và công an các địa phương phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, xây dựng phương án, kế hoạch cụ thể trong việc kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về đê điều, khai thác, tập kết, vận chuyển cát, sỏi trái phép, không đảm bảo an toàn.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này.
Nơi nhận: | KT. THỦ TƯỚNG |
- 1Công văn 6135/VPCP-KTN kiểm tra, báo cáo việc vi phạm pháp luật về đê điều ở Hà Nội do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2Chỉ thị 04/2014/CT-UBND tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực vệ sinh môi trường, trật tự đô thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- 3Quyết định 1675/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Đề án tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai giai đoạn đến 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Luật Đê điều 2006
- 2Nghị định 04/2011/NĐ-CP bãi bỏ việc sử dụng khu phân lũ, làm chậm lũ thuộc hệ thống sông Hồng
- 3Công văn 6135/VPCP-KTN kiểm tra, báo cáo việc vi phạm pháp luật về đê điều ở Hà Nội do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4Chỉ thị 04/2014/CT-UBND tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực vệ sinh môi trường, trật tự đô thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- 5Quyết định 1675/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Đề án tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai giai đoạn đến 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chỉ thị 447/CT-TTg tăng cường xử lý vi phạm pháp luật về đê điều và quản lý việc khai thác, vận chuyển, kinh doanh cát sỏi gây ảnh hưởng đến an toàn đê điều do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 447/CT-TTg
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 25/03/2011
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Hoàng Trung Hải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra