- 1Luật đất đai 2013
- 2Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Luật Thủy lợi 2017
- 5Nghị định 67/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy lợi
- 6Thông tư 05/2018/TT-BNNPTNT hướng dẫn Luật Thủy lợi do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Nghị định 114/2018/NĐ-CP về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/2020/QĐ-UBND | Hà Nội, ngày 24 tháng 6 năm 2020 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật Thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;
Căn cứ Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước;
Căn cứ Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 207/TTr-SNN ngày 11 tháng 6 năm 2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 7 năm 2020. Bãi bỏ các quy định về phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi tại Quyết định số 37/2013/QĐ-UBND ngày 18 tháng 9 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc ban hành Quy định phạm vi bảo vệ đối với công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố; Giám đốc, Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 13/2020/QĐ-UBND ngày 24 tháng 6 năm 2020 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)
1. Quy định phạm vi vùng phụ cận đối với các công trình thủy lợi khác đã xây dựng, được đưa vào khai thác và những công trình chưa xây dựng thuộc phạm vi quy hoạch thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt ngoài nội dung quy định tại Điều 40 Luật Thủy lợi năm 2017.
2. Quy định các trường hợp phải cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi khác và khoảng cách giữa các mốc chỉ giới phạm vi bảo công trình thủy lợi khác ngoài nội dung quy định tại Điều 19 và Điều 20 Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi.
Quy định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Điều 3. Phạm vi vùng phụ cận đối với các công trình thủy lợi khác
1. Đối với trạm bơm, phạm vi bảo vệ được tính là toàn bộ diện tích đất được nhà nước giao khi xây dựng và đưa công trình vào sử dụng.
2. Đối với các tuyến kênh xác định được chân mái ngoài có lưu lượng nhỏ hơn 02 m3/s (trừ kênh nội đồng), phạm vi vùng phụ cận tính từ chân mái ngoài trở ra tối thiểu là 01 m.
3. Đối với kênh không xác định được chân mái ngoài, phạm vi vùng phụ cận được tính từ giao tuyến giữa mái trong kênh với mặt đất tự nhiên trở ra đối với kênh đất và từ phần xây đúc ngoài cùng trở ra đối với kênh kiên cố quy định như sau:
c) Bờ bao lớn và bờ bao vừa;
d) Công trình thủy lợi quy định tại điểm b khoản 6 Điều 3 Quy định này.
2. Việc cắm mốc, quản lý, bảo vệ mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 43 Luật Thủy lợi và Điều 24 Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi.
3. Công tác lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh phương án cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi thực hiện theo quy định tại Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23 Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi và các quy định hiện hành khác có liên quan.
Điều 5. Quy định về cột mốc và khoảng cách các mốc chỉ giới
1. Quy định về cột mốc, thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi.
2. Khoảng cách giữa các mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi khác được quy định như sau:
a) Đối với trạm bơm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Quy định này, căn cứ mặt bằng khu đất được giao và yêu cầu quản lý, khoảng cách giữa hai mốc liền nhau từ 20 m đến 50 m. Tại các điểm góc, điểm chuyển hướng của đường chỉ giới phải có mốc;
b) Đối với kênh quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Quy định này, khoảng cách giữa hai mốc liền nhau thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;
c) Đối với bờ bao quy định tại điểm c khoản 1 Điều 4 Quy định này, căn cứ vào địa hình khu vực cắm mốc và yêu cầu quản lý, khoảng cách hai mốc liền nhau từ 200 m đến 300 m; trường hợp bờ bao ở khu vực đô thị, khu dân cư tập trung khoảng cách hai mốc liền nhau từ 100 m đến 150 m. Tại các điểm chuyển hướng của đường chỉ giới phải có mốc;
d) Đối với các công trình thủy lợi quy định tại điểm d khoản 1 Điều 4 Quy định này, căn cứ vào địa hình khu vực cắm mốc và yêu cầu quản lý, khoảng cách hai mốc liền nhau từ 150 m đến 250 m, khu dân cư tập trung khoảng cách hai mốc liền nhau từ 50 m đến 100 m. Tại các điểm chuyển hướng của đường chỉ giới phải có mốc.
Điều 6. Xử lý công trình hiện có trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi
1. Các công trình hiện có trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi không ảnh hưởng đến an toàn, năng lực phục vụ của công trình thủy lợi thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Luật Thủy lợi.
2. Các công trình hiện có trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi ảnh hưởng đến an toàn, năng lực phục vụ của công trình thủy lợi thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 48 Luật Thủy lợi.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thống kê, đánh giá công trình hiện có trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi ảnh hưởng đến an toàn, năng lực phục vụ của công trình thủy lợi trên địa bàn các quận, huyện, thị xã; hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi xây dựng kế hoạch và thực hiện quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 7. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành Thành phố
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể và các địa phương, đơn vị liên quan trong việc tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật về thủy lợi; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho người làm công tác quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;
b) Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi tổ chức triển khai cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn đảm bảo theo phân cấp quản lý và theo đúng quy định; kiểm tra việc thực hiện và định kỳ hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố kết quả thực hiện;
c) Tổ chức công tác thanh tra chuyên ngành về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi;
d) Tham mưu, trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, quyết định việc cấp, thu hồi, gia hạn giấy phép đối với các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi phải có giấy phép theo quy định;
đ) Thẩm định, trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt phương án bảo vệ các công trình thủy lợi lớn và các công trình thủy lợi mà việc khai thác, bảo vệ liên quan đến hai huyện trở lên trên địa bàn Thành phố theo quy định;
e) Tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo, tổ chức thực hiện phương án bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn;
g) Xây dựng, ban hành văn bản hướng dẫn về thành phần, trình tự lập hồ sơ xử lý vi phạm pháp luật về thủy lợi trên địa bàn Thành phố.
2. Sở Thông tin và Truyền thông hướng dẫn các cơ quan báo chí, chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về thủy lợi để nhân dân biết và thi hành.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan liên quan thực hiện việc quản lý và sử dụng đất theo quy định.
4. Sở Giao thông vận tải phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp huyện và các tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi trong việc xác định lộ giới, phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi có kết hợp giao thông; thực hiện cắm biển báo, chỉ giới đảm bảo an toàn giao thông theo quy định hiện hành.
5. Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Xây dựng, theo chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp huyện và các tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi trong việc quy hoạch xây dựng, kiến trúc; cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng trên địa bàn Thành phố có liên quan đến phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi theo quy định.
6. Sở Tài chính phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị có liên quan tham mưu, trình Ủy ban nhân dân Thành phố bố trí kinh phí cho các đơn vị để thực hiện công tác bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn Thành phố theo quy định.
7. Công an thành phố Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thủ đô phối hợp với các sở, ban, ngành và tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống vi phạm pháp luật trong bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn; đảm bảo ngăn chặn ngay vụ việc vi phạm mới phát sinh; xử lý triệt để các hành vi vi phạm pháp luật về công trình thủy lợi và khắc phục hậu quả khi công trình thủy lợi xảy ra sự cố.
Điều 8. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi
1. Thực hiện đầy đủ các quyền, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 42, Điều 54 Luật Thủy lợi và các quy định pháp luật khác có liên quan.
2. Chịu trách nhiệm trực tiếp bảo vệ công trình thủy lợi; thường xuyên kiểm tra, phát hiện kịp thời và có biện pháp ngăn chặn các hành vi xâm hại hoặc phá hoại công trình thủy lợi. Trường hợp phạm vi bảo vệ công trình bị lấn chiếm, sử dụng trái phép phải kịp thời báo cáo và kiến nghị Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện nơi xảy ra vi phạm xử lý theo quy định.
3. Lập, trình thẩm định, phê duyệt hồ sơ phương án cắm mốc, công bố công khai mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi đang khai thác theo quy định tại Luật Thủy lợi, Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi và các quy định hiện hành khác có liên quan; trực tiếp quản lý, bảo vệ mốc chỉ giới và lưu trữ hồ sơ cắm mốc; hàng năm tổ chức kiểm tra, bảo trì, khôi phục các mốc chỉ giới bị mất hoặc sai lệch so với hồ sơ cắm mốc chỉ giới được phê duyệt.
4. Thực hiện chế độ tổng hợp, báo cáo theo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
Điều 9. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Tổ chức thực hiện các quy định tại khoản 3 Điều 42, khoản 2 Điều 57 Luật Thủy lợi và các văn bản quy phạm pháp luật về thủy lợi.
2. Phối hợp với tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi trong việc công bố công khai mốc giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; kịp thời xử lý những trường hợp lấn chiếm, sử dụng đất trái phép phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn.
3. Phê duyệt phương án bảo vệ công trình thủy lợi vừa trên địa bàn huyện theo quy định.
4. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi và đơn vị liên quan thực hiện công tác bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn.
5. Tổ chức xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thủy lợi trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn theo thẩm quyền, đúng quy định pháp luật.
6. Tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) về tình hình vi phạm và kết quả xử lý vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn theo quy định.
Điều 10. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Tổ chức thực hiện các quy định tại khoản 3 Điều 42, khoản 3 Điều 57 Luật Thủy lợi và các văn bản quy phạm pháp luật về thủy lợi.
2. Chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc thực hiện các quy định của pháp luật về thủy lợi trên địa bàn.
3. Xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thủy lợi trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn theo thẩm quyền, đúng quy định pháp luật.
4. Phối hợp với các tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi công bố công khai mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi và thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ mốc chỉ giới trên địa bàn.
Mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi đã thực hiện cắm mốc trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành mà nằm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi theo quy định này được giữ nguyên, tiếp tục sử dụng để thực hiện công tác quản lý, bảo vệ công trình thủy lợi.
1. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông chủ trì, phối hợp các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã, các đơn vị liên quan hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện quy định này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh khó khăn vướng mắc, các đơn vị phản ảnh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để nghiên cứu, tổng hợp, đề xuất, trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
- 1Quyết định 37/2013/QĐ-UBND quy định phạm vi bảo vệ đối với công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 2Quyết định 283/2004/QĐ-UB năm 2004 quy định về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trong phạm vi thành phố Cần Thơ
- 3Quyết định 29/2019/QĐ-UBND quy định về phạm vi vùng phụ cận đối với công trình thủy lợi và cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- 4Quyết định 10/2020/QĐ-UBND quy định về phạm vi vùng phụ cận đối với công trình thủy lợi khác và trường hợp cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 5Quyết định 22/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch hành động Bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 6Quyết định 960/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Đề cương, nhiệm vụ lập Đề án nâng cao năng lực quản lý, đảm bảo an toàn và hiệu quả các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021-2025
- 7Chỉ thị 05/CT-UBND về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và đảm bảo an toàn công trình thủy lợi, đề điều năm 2020 do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 8Quyết định 20/2020/QĐ-UBND quy định về phân cấp quản lý và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 1Luật đất đai 2013
- 2Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Quyết định 283/2004/QĐ-UB năm 2004 quy định về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trong phạm vi thành phố Cần Thơ
- 5Luật Thủy lợi 2017
- 6Nghị định 67/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy lợi
- 7Thông tư 05/2018/TT-BNNPTNT hướng dẫn Luật Thủy lợi do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8Nghị định 114/2018/NĐ-CP về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước
- 9Quyết định 29/2019/QĐ-UBND quy định về phạm vi vùng phụ cận đối với công trình thủy lợi và cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- 10Quyết định 10/2020/QĐ-UBND quy định về phạm vi vùng phụ cận đối với công trình thủy lợi khác và trường hợp cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 11Quyết định 22/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch hành động Bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 12Quyết định 960/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Đề cương, nhiệm vụ lập Đề án nâng cao năng lực quản lý, đảm bảo an toàn và hiệu quả các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021-2025
- 13Chỉ thị 05/CT-UBND về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và đảm bảo an toàn công trình thủy lợi, đề điều năm 2020 do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 14Quyết định 20/2020/QĐ-UBND quy định về phân cấp quản lý và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
Quyết định 13/2020/QĐ-UBND Quy định về bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Số hiệu: 13/2020/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 24/06/2020
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Nguyễn Đức Chung
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/07/2020
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực