Điều 50 Thông tư 210/2012/TT-BTC hướng dẫn thành lập và hoạt động công ty chứng khoán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Điều 50. Quản lý tiền của khách hàng
1. Công ty chứng khoán phải quản lý tách bạch tiền gửi giao dịch chứng khoán của từng khách hàng, tách bạch tiền của khách hàng với tiền của công ty chứng khoán.
2. Công ty chứng khoán không được trực tiếp nhận và chi trả tiền mặt để giao dịch chứng khoán của khách hàng mà phải thực hiện qua ngân hàng thương mại.
3. Công ty chứng khoán không được lạm dụng tiền của khách hàng dưới mọi hình thức. Các giao dịch liên quan đến tiền của khách hàng chỉ được phép thực hiện theo quy định của pháp luật.
4. Công ty chứng khoán phải xây dựng hệ thống quản lý tách bạch tiền của khách hàng theo phương thức nêu tại điểm a khoản này. Ngoài ra, công ty chứng khoán có thể xây dựng bổ sung hệ thống theo phương thức nêu tại điểm b khoản này để khách hàng lựa chọn:
a) Khách hàng của công ty chứng khoán mở tài khoản trực tiếp tại ngân hàng thương mại do công ty chứng khoán lựa chọn để quản lý tiền giao dịch chứng khoán. Trong phương thức này, khách hàng, công ty chứng khoán và ngân hàng thương mại có hợp đồng thỏa thuận về cách thức xác nhận, phong tỏa số dư tiền và chuyển tiền thanh toán giao dịch chứng khoán của khách hàng. Sau khi lệnh mua chứng khoán của khách hàng được khớp, công ty chứng khoán có quyền yêu cầu ngân hàng nơi nhà đầu tư mở tài khoản thực hiện chuyển tiền tương ứng với giá trị khớp lệnh vào tài khoản thanh toán giao dịch chứng khoán do công ty chứng khoán đứng tên mở tại ngân hàng thương mại do công ty chứng khoán lựa chọn. Công ty chứng khoán có nghĩa vụ thay mặt cho khách hàng thực hiện thanh toán giao dịch chứng khoán với các bên có liên quan;
b) Công ty chứng khoán mở tài khoản chuyên dụng tại ngân hàng thương mại để quản lý tiền gửi giao dịch chứng khoán của khách hàng. Tài khoản chuyên dụng phải mở riêng biệt và tách bạch với các tài khoản khác của công ty chứng khoán.
Tài khoản chuyên dụng này chỉ phục vụ cho giao dịch của khách hàng, cụ thể:
- Khách hàng nộp, chuyển tiền vào tài khoản giao dịch chứng khoán;
- Khách hàng rút, chuyển tiền ra khỏi tài khoản giao dịch chứng khoán;
- Khách hàng thanh toán giao dịch chứng khoán;
- Khách hàng ký quỹ giao dịch, nộp tiền đấu giá mua chứng khoán;
- Khách hàng thanh toán thực hiện quyền mua chứng khoán;
- Các trường hợp thanh toán khác của khách hàng theo yêu cầu của khách hàng và tuân thủ các quy định của pháp luật.
Công ty chứng khoán có trách nhiệm thiết lập hệ thống kế toán để quản lý tiền gửi của từng nhà đầu tư. Công ty chứng khoán có nghĩa vụ xác định rõ số dư (nếu có) tại mọi thời điểm của từng khách hàng và cung cấp sao kê chi tiết số dư tiền (nếu có) của từng khách hàng bất cứ lúc nào theo yêu cầu của khách hàng hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Công ty chứng khoán có trách nhiệm đảm bảo thực hiện mọi yêu cầu rút, chuyển tiền của khách hàng trong phạm vi số dư tiền của khách hàng khi khách hàng không còn nghĩa vụ phải trả đối với công ty chứng khoán.
Công ty chứng khoán không được nhận ủy quyền của khách hàng thực hiện chuyển tiền nội bộ giữa các tài khoản của các khách hàng.
5. Công ty chứng khoán phải công bố trên trang thông tin điện tử và tại các chi nhánh, phòng giao dịch của công ty chứng khoán danh sách ngân hàng thương mại được lựa chọn cho hai phương thức quản lý tiền giao dịch chứng khoán của khách hàng.
6. Chậm nhất trong vòng ba (03) ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 4 Điều này, công ty chứng khoán phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước kèm theo bản sao hợp lệ hợp đồng giữa công ty chứng khoán và ngân hàng thương mại.
7. Trước mười sáu (16) giờ thứ hai hàng tuần hoặc ngày làm việc đầu tiên của tuần, công ty chứng khoán có tài khoản chuyên dụng phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước số lượng khách hàng, số dư tiền của khách hàng tại tài khoản chuyên dụng của công ty chứng khoán mở tại ngân hàng thương mại theo mẫu quy định tại Phụ lục XVII ban hành kèm theo Thông tư này. Số liệu báo cáo nêu trên được chốt tại thời điểm cuối ngày làm việc liền trước ngày báo cáo.
Thông tư 210/2012/TT-BTC hướng dẫn thành lập và hoạt động công ty chứng khoán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 210/2012/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 30/11/2012
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Xuân Hà
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 25 đến số 26
- Ngày hiệu lực: 15/01/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 3. Điều kiện cấp Giấy phép thành lập và hoạt động
- Điều 4. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động
- Điều 5. Thủ tục cấp Giấy phép thành lập và hoạt động
- Điều 6. Tên công ty chứng khoán
- Điều 7. Công bố Giấy phép thành lập và hoạt động
- Điều 8. Điều chỉnh Giấy phép thành lập và hoạt động
- Điều 9. Bổ sung nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán
- Điều 10. Rút nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán
- Điều 11. Thay đổi tên công ty, địa điểm đặt trụ sở chính
- Điều 12. Thay đổi vốn điều lệ
- Điều 13. Thay đổi người đại diện theo pháp luật
- Điều 14. Đình chỉ hoạt động của công ty chứng khoán
- Điều 15. Thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động
- Điều 18. Thành lập chi nhánh
- Điều 19. Đóng cửa chi nhánh
- Điều 20. Thay đổi địa điểm, sửa đổi quyết định thành lập chi nhánh
- Điều 21. Thành lập phòng giao dịch
- Điều 22. Đóng cửa phòng giao dịch
- Điều 23. Thay đổi địa điểm, sửa đổi quyết định chấp thuận thành lập phòng giao dịch
- Điều 24. Thành lập văn phòng đại diện
- Điều 25. Đóng cửa văn phòng đại diện
- Điều 26. Thay đổi địa điểm, sửa đổi quyết định chấp thuận thành lập văn phòng đại diện
- Điều 27. Nguyên tắc quản trị điều hành
- Điều 28. Bộ máy quản trị của công ty chứng khoán
- Điều 29. Cổ đông, thành viên
- Điều 30. Giao dịch làm thay đổi quyền sở hữu cổ phần hoặc phần vốn góp chiếm từ 10% trở lên vốn điều lệ đã góp của công ty chứng khoán
- Điều 31. Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên
- Điều 32. Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên
- Điều 33. Ban kiểm soát
- Điều 34. Ban Giám đốc
- Điều 35. Quản trị rủi ro
- Điều 36. Kiểm toán nội bộ
- Điều 37. Kiểm soát nội bộ
- Điều 38. Quản lý người hành nghề chứng khoán
- Điều 39. Tăng, giảm vốn điều lệ
- Điều 40. Chỉ tiêu an toàn tài chính
- Điều 41. Cổ phiếu quỹ
- Điều 42. Hạn chế vay nợ
- Điều 43. Hạn chế cho vay
- Điều 44. Hạn chế đầu tư
- Điều 47. Trách nhiệm môi giới chứng khoán
- Điều 48. Mở tài khoản giao dịch
- Điều 49. Trách nhiệm đối với khách hàng
- Điều 50. Quản lý tiền của khách hàng
- Điều 51. Quản lý chứng khoán của khách hàng
- Điều 52. Nhận lệnh và thực hiện lệnh giao dịch
- Điều 58. Phạm vi thực hiện nghiệp vụ lưu ký chứng khoán
- Điều 59. Quyền và nghĩa vụ của công ty chứng khoán hoạt động lưu ký
- Điều 61. Ủy thác quản lý tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân
- Điều 62. Các dịch vụ tài chính khác