Điều 36 Thông tư 210/2012/TT-BTC hướng dẫn thành lập và hoạt động công ty chứng khoán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
1. Công ty chứng khoán là công ty cổ phần đại chúng hoặc công ty được cấp phép thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán phải thiết lập bộ phận kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị (Hội đồng thành viên). Bộ phận kiểm toán nội bộ có chức năng, nhiệm vụ:
a) Đánh giá độc lập về sự phù hợp và tuân thủ các chính sách pháp luật, Điều lệ, các quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Chủ sở hữu, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên;
b) Kiểm tra, xem xét và đánh giá sự đầy đủ, hiệu quả và hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ trực thuộc Ban Giám đốc nhằm hoàn thiện hệ thống này;
c) Đánh giá việc tuân thủ của hoạt động kinh doanh đối với các chính sách và quy trình nội bộ;
d) Tham mưu thiết lập các chính sách và quy trình nội bộ;
đ) Đánh giá việc tuân thủ các quy định pháp luật, kiểm soát các biện pháp đảm bảo an toàn tài sản;
e) Đánh giá kiểm toán nội bộ thông qua thông tin tài chính và thông qua quá trình kinh doanh;
g) Đánh giá quy trình xác định, đánh giá và quản lý rủi ro kinh doanh;
h) Đánh giá hiệu quả của các hoạt động;
i) Đánh giá việc tuân thủ các cam kết trong hợp đồng;
k) Thực hiện kiểm soát hệ thống công nghệ thông tin;
l) Điều tra các vi phạm trong nội bộ công ty chứng khoán;
m) Thực hiện kiểm toán nội bộ công ty chứng khoán và các công ty con của công ty chứng khoán.
2. Hoạt động kiểm toán nội bộ phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
a) Tính độc lập: bộ phận kiểm toán nội bộ độc lập với các bộ phận khác của công ty chứng khoán, kể cả ban điều hành; hoạt động kiểm toán nội bộ độc lập với các hoạt động điều hành, nghiệp vụ của công ty chứng khoán; cán bộ làm công tác kiểm toán nội bộ không được đảm nhận các công việc thuộc đối tượng của kiểm toán nội bộ, không được kiêm nhiệm công việc tại các bộ phận nghiệp vụ như môi giới, tự doanh, phân tích, tư vấn đầu tư, bảo lãnh phát hành, quản trị rủi ro;
b) Tính khách quan: bộ phận kiểm toán nội bộ, nhân viên bộ phận kiểm toán nội bộ phải đảm bảo tính khách quan, công bằng, không định kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình. Công ty chứng khoán phải bảo đảm kiểm toán nội bộ không chịu bất cứ sự can thiệp nào khi thực hiện đúng nhiệm vụ của mình;
Nhân viên kiểm toán nội bộ phải thể hiện tính khách quan trong quá trình thu thập, đánh giá và truyền đạt thông tin về hoạt động hoặc các quy trình, hệ thống đã hoặc đang được kiểm toán. Kiểm toán viên nội bộ cần đưa ra đánh giá một cách công bằng về tất cả các vấn đề liên quan và không bị chi phối bởi mục tiêu quyền lợi riêng hoặc bởi bất kỳ ai khác khi đưa ra nhận xét, đánh giá của mình;
c) Tính trung thực: kiểm toán viên nội bộ phải thực hiện công việc của mình một cách trung thực, cẩn trọng và có trách nhiệm; tuân thủ luật pháp và thực hiện các nội dung công việc công khai theo quy định của pháp luật và nghề nghiệp;
d) Bảo mật: nhân viên bộ phận kiểm toán nội bộ cần tôn trọng giá trị và quyền sở hữu của thông tin nhận được, không được tiết lộ thông tin mà không có ủy quyền hợp lệ trừ khi có nghĩa vụ phải tiết lộ thông tin theo quy định của pháp luật và quy định nội bộ của công ty.
3. Yêu cầu nhân sự của bộ phận kiểm toán nội bộ
a) Người làm việc bộ phận này không phải là người đã từng bị xử phạt từ mức phạt tiền trở lên đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm trong vòng năm (05) năm gần nhất tính tới năm được bổ nhiệm;
b) Trưởng bộ phận kiểm toán nội bộ phải là người có trình độ chuyên môn về luật, kế toán, kiểm toán; Có đủ kinh nghiệm, uy tín, thẩm quyền để thực thi có hiệu quả nhiệm vụ được giao;
c) Không phải là người có liên quan đến các trưởng bộ phận chuyên môn, người thực hiện nghiệp vụ, Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc), Giám đốc chi nhánh trong công ty chứng khoán;
d) Có Chứng chỉ Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán và Chứng chỉ Pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán hoặc Chứng chỉ hành nghề chứng khoán;
đ) Không kiêm nhiệm các công việc khác trong công ty chứng khoán.
Thông tư 210/2012/TT-BTC hướng dẫn thành lập và hoạt động công ty chứng khoán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 210/2012/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 30/11/2012
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Xuân Hà
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 25 đến số 26
- Ngày hiệu lực: 15/01/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 3. Điều kiện cấp Giấy phép thành lập và hoạt động
- Điều 4. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động
- Điều 5. Thủ tục cấp Giấy phép thành lập và hoạt động
- Điều 6. Tên công ty chứng khoán
- Điều 7. Công bố Giấy phép thành lập và hoạt động
- Điều 8. Điều chỉnh Giấy phép thành lập và hoạt động
- Điều 9. Bổ sung nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán
- Điều 10. Rút nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán
- Điều 11. Thay đổi tên công ty, địa điểm đặt trụ sở chính
- Điều 12. Thay đổi vốn điều lệ
- Điều 13. Thay đổi người đại diện theo pháp luật
- Điều 14. Đình chỉ hoạt động của công ty chứng khoán
- Điều 15. Thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động
- Điều 18. Thành lập chi nhánh
- Điều 19. Đóng cửa chi nhánh
- Điều 20. Thay đổi địa điểm, sửa đổi quyết định thành lập chi nhánh
- Điều 21. Thành lập phòng giao dịch
- Điều 22. Đóng cửa phòng giao dịch
- Điều 23. Thay đổi địa điểm, sửa đổi quyết định chấp thuận thành lập phòng giao dịch
- Điều 24. Thành lập văn phòng đại diện
- Điều 25. Đóng cửa văn phòng đại diện
- Điều 26. Thay đổi địa điểm, sửa đổi quyết định chấp thuận thành lập văn phòng đại diện
- Điều 27. Nguyên tắc quản trị điều hành
- Điều 28. Bộ máy quản trị của công ty chứng khoán
- Điều 29. Cổ đông, thành viên
- Điều 30. Giao dịch làm thay đổi quyền sở hữu cổ phần hoặc phần vốn góp chiếm từ 10% trở lên vốn điều lệ đã góp của công ty chứng khoán
- Điều 31. Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên
- Điều 32. Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên
- Điều 33. Ban kiểm soát
- Điều 34. Ban Giám đốc
- Điều 35. Quản trị rủi ro
- Điều 36. Kiểm toán nội bộ
- Điều 37. Kiểm soát nội bộ
- Điều 38. Quản lý người hành nghề chứng khoán
- Điều 39. Tăng, giảm vốn điều lệ
- Điều 40. Chỉ tiêu an toàn tài chính
- Điều 41. Cổ phiếu quỹ
- Điều 42. Hạn chế vay nợ
- Điều 43. Hạn chế cho vay
- Điều 44. Hạn chế đầu tư
- Điều 47. Trách nhiệm môi giới chứng khoán
- Điều 48. Mở tài khoản giao dịch
- Điều 49. Trách nhiệm đối với khách hàng
- Điều 50. Quản lý tiền của khách hàng
- Điều 51. Quản lý chứng khoán của khách hàng
- Điều 52. Nhận lệnh và thực hiện lệnh giao dịch
- Điều 58. Phạm vi thực hiện nghiệp vụ lưu ký chứng khoán
- Điều 59. Quyền và nghĩa vụ của công ty chứng khoán hoạt động lưu ký
- Điều 61. Ủy thác quản lý tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân
- Điều 62. Các dịch vụ tài chính khác