Điều 24 Thông tư 210/2012/TT-BTC hướng dẫn thành lập và hoạt động công ty chứng khoán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Điều 24. Thành lập văn phòng đại diện
1. Văn phòng đại diện là đơn vị thuộc công ty chứng khoán. Địa điểm đặt văn phòng đại diện không nằm trong phạm vi địa bàn tỉnh, thành phố nơi công ty chứng khoán đặt trụ sở chính hoặc chi nhánh.
2. Phạm vi hoạt động của văn phòng đại diện bao gồm một, một số hoặc toàn bộ nội dung sau đây:
a) Thực hiện chức năng văn phòng liên lạc và nghiên cứu thị trường;
b) Xúc tiến xây dựng các dự án hợp tác trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán tại địa điểm đặt văn phòng đại diện;
c) Thúc đẩy, giám sát thực hiện các dự án, hợp đồng thỏa thuận đã ký kết liên quan đến lĩnh vực công ty đang hoạt động.
3. Văn phòng đại diện không được thực hiện hoạt động kinh doanh, không được thực hiện các hoạt động liên quan đến giao dịch chứng khoán, không được trực tiếp hoặc gián tiếp ký kết các hợp đồng kinh tế.
4. Việc thành lập văn phòng đại diện của công ty chứng khoán phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Tại thời điểm thành lập văn phòng đại diện, công ty chứng khoán không bị đặt vào tình trạng kiểm soát, kiểm soát đặc biệt hoặc bị đình chỉ hoạt động theo quy định hiện hành;
b) Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán trong vòng sáu (06) tháng tính đến thời điểm Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhận được hồ sơ đề nghị thành lập văn phòng đại diện;
c) Có trụ sở đặt văn phòng đại diện.
5. Hồ sơ đề nghị thành lập văn phòng đại diện bao gồm:
a) Giấy đề nghị thành lập văn phòng đại diện (theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này);
b) Quyết định của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty chứng khoán về việc thành lập văn phòng đại diện, trong đó nêu rõ phạm vi hoạt động của văn phòng đại diện;
c) Tài liệu chứng minh quyền sử dụng trụ sở đặt văn phòng đại diện.
6. Trong thời hạn mười lăm (15) ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định chấp thuận thành lập văn phòng đại diện. Trường hợp từ chối, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thông tư 210/2012/TT-BTC hướng dẫn thành lập và hoạt động công ty chứng khoán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 210/2012/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 30/11/2012
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Xuân Hà
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 25 đến số 26
- Ngày hiệu lực: 15/01/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 3. Điều kiện cấp Giấy phép thành lập và hoạt động
- Điều 4. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động
- Điều 5. Thủ tục cấp Giấy phép thành lập và hoạt động
- Điều 6. Tên công ty chứng khoán
- Điều 7. Công bố Giấy phép thành lập và hoạt động
- Điều 8. Điều chỉnh Giấy phép thành lập và hoạt động
- Điều 9. Bổ sung nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán
- Điều 10. Rút nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán
- Điều 11. Thay đổi tên công ty, địa điểm đặt trụ sở chính
- Điều 12. Thay đổi vốn điều lệ
- Điều 13. Thay đổi người đại diện theo pháp luật
- Điều 14. Đình chỉ hoạt động của công ty chứng khoán
- Điều 15. Thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động
- Điều 18. Thành lập chi nhánh
- Điều 19. Đóng cửa chi nhánh
- Điều 20. Thay đổi địa điểm, sửa đổi quyết định thành lập chi nhánh
- Điều 21. Thành lập phòng giao dịch
- Điều 22. Đóng cửa phòng giao dịch
- Điều 23. Thay đổi địa điểm, sửa đổi quyết định chấp thuận thành lập phòng giao dịch
- Điều 24. Thành lập văn phòng đại diện
- Điều 25. Đóng cửa văn phòng đại diện
- Điều 26. Thay đổi địa điểm, sửa đổi quyết định chấp thuận thành lập văn phòng đại diện
- Điều 27. Nguyên tắc quản trị điều hành
- Điều 28. Bộ máy quản trị của công ty chứng khoán
- Điều 29. Cổ đông, thành viên
- Điều 30. Giao dịch làm thay đổi quyền sở hữu cổ phần hoặc phần vốn góp chiếm từ 10% trở lên vốn điều lệ đã góp của công ty chứng khoán
- Điều 31. Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên
- Điều 32. Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên
- Điều 33. Ban kiểm soát
- Điều 34. Ban Giám đốc
- Điều 35. Quản trị rủi ro
- Điều 36. Kiểm toán nội bộ
- Điều 37. Kiểm soát nội bộ
- Điều 38. Quản lý người hành nghề chứng khoán
- Điều 39. Tăng, giảm vốn điều lệ
- Điều 40. Chỉ tiêu an toàn tài chính
- Điều 41. Cổ phiếu quỹ
- Điều 42. Hạn chế vay nợ
- Điều 43. Hạn chế cho vay
- Điều 44. Hạn chế đầu tư
- Điều 47. Trách nhiệm môi giới chứng khoán
- Điều 48. Mở tài khoản giao dịch
- Điều 49. Trách nhiệm đối với khách hàng
- Điều 50. Quản lý tiền của khách hàng
- Điều 51. Quản lý chứng khoán của khách hàng
- Điều 52. Nhận lệnh và thực hiện lệnh giao dịch
- Điều 58. Phạm vi thực hiện nghiệp vụ lưu ký chứng khoán
- Điều 59. Quyền và nghĩa vụ của công ty chứng khoán hoạt động lưu ký
- Điều 61. Ủy thác quản lý tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân
- Điều 62. Các dịch vụ tài chính khác