Chương 4 Thông tư 14/2022/TT-BTTTT quy định danh mục, chất lượng dịch vụ viễn thông công ích và hướng dẫn thực hiện Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025 do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
HỖ TRỢ SỬ DỤNG DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH
Mục 1. HỖ TRỢ SỬ DỤNG DỊCH VỤ VIỄN THÔNG BẮT BUỘC
Điều 14. Đối tượng, mức hỗ trợ và phương thức hỗ trợ sử dụng dịch vụ viễn thông bắt buộc
1. Tất cả các thuê bao sử dụng điện thoại được Chương trình hỗ trợ sử dụng miễn phí dịch vụ viễn thông bắt buộc, trừ các dịch vụ do doanh nghiệp miễn phí gọi đến các số liên lạc khẩn cấp cho người sử dụng dịch vụ điện thoại cố định nội hạt (theo quy định tại điểm c, khoản 3 Điều 29 Luật Viễn thông).
2. Mức hỗ trợ: Theo giá cước dịch vụ viễn thông bắt buộc do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành.
3. Phương thức thực hiện: Đặt hàng các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông công ích thực hiện.
4. Thủ tục xác định kinh phí hỗ trợ doanh nghiệp cung cấp dịch vụ:
a) Quyết định giá dịch vụ viễn thông bắt buộc do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành;
b) Quyết định đặt hàng, hợp đồng đặt hàng cung cấp dịch vụ;
c) Báo cáo kết quả thực hiện hợp đồng đặt hàng cung cấp dịch vụ (định kỳ 06 tháng/lần);
d) Biên bản nghiệm thu xác định khối lượng, giá trị dịch vụ doanh nghiệp đã cung cấp.
5. Doanh nghiệp được đặt hàng cung cấp dịch vụ viễn thông bắt buộc có trách nhiệm:
a) Cung cấp dịch vụ viễn thông bắt buộc theo chất lượng, giá dịch vụ do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định;
b) Báo cáo kết quả thực hiện hợp đồng đặt hàng đầy đủ, chính xác sản lượng dịch vụ đã cung cấp cho người sử dụng.
Mục 2. HỖ TRỢ TRANG BỊ ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH
Điều 15. Đối tượng, điều kiện được hỗ trợ
1. Đối tượng được hỗ trợ trang bị điện thoại thông minh: Là hộ nghèo, hộ cận nghèo.
2. Điều kiện được hỗ trợ:
a) Hộ gia đình chưa được hỗ trợ máy tính bảng từ Chương trình hoặc thiết bị học tập trực tuyến (máy tính bảng, máy tính để bàn, máy tính xách tay) thuộc Chương trình “Sóng và máy tính cho em” (tính đến thời điểm Bộ Thông tin và Truyền thông phân bổ số lượng điện thoại thông minh cho các địa phương);
b) Hộ gia đình có nhu cầu hỗ trợ và được cấp có thẩm quyền phê duyệt danh sách nhận hỗ trợ.
Điều 16. Nguyên tắc, cách thức phân bổ điện thoại thông minh cho các địa phương
1. Bộ Thông tin và Truyền thông căn cứ số đối tượng được hỗ trợ điện thoại thông minh của Chương trình và số lượng đối tượng của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh) trên cơ sở số lượng hộ nghèo, hộ cận nghèo của từng tỉnh.
2. Số lượng điện thoại thông minh phân bổ cho các tỉnh được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
a) Mđttmin: Số lượng (cái) điện thoại thông minh của Chương trình phân bổ cho tỉnh i trong năm n;
b) Mđttmn: Là số lượng điện thoại thông minh của Chương trình hỗ trợ trong năm n;
c) Hncni: Số lượng hộ nghèo, cận nghèo của tỉnh i (do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cung cấp cho Bộ Thông tin và Truyền thông tại thời điểm xác định số liệu);
d) Mmtbin: Là số lượng máy tính bảng và số lượng điện thoại thông minh của Chương trình này Bộ Thông tin và Truyền thông đã phân bổ cho tỉnh i tính đến thời điểm phân bổ điện thoại thông minh;
đ) Mtki: Là số lượng máy tính, máy tính bảng đã hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo từ các nguồn khác thuộc Chương trình “Sóng và máy tính cho em” tính từ khi bắt đầu đến thời điểm Bộ Thông tin và Truyền thông phân bổ điện thoại thông minh;
đ) t: Là số tỉnh có hộ nghèo, hộ cận nghèo.
3. Số điện thoại thông minh, máy tính bảng thuộc Chương trình này và máy tính, máy tính bảng đã hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo từ các nguồn khác thuộc Chương trình “Sóng và máy tính cho em” đảm bảo không vượt quá số lượng hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2021-2025 của mỗi địa phương.
1. Tiêu chí ưu tiên hộ gia đình được nhận hỗ trợ trang bị điện thoại thông minh theo thứ tự sau:
a) Hộ nghèo, hộ cận nghèo đồng thời là gia đình chính sách người có công với cách mạng;
b) Hộ nghèo, hộ cận nghèo đồng thời là gia đình chính sách xã hội;
c) Hộ nghèo;
d) Hộ cận nghèo.
2. Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương và số lượng điện thoại thông minh do Bộ Thông tin và Truyền thông phân bổ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Quyết định tiêu chí, cách phân bổ điện thoại thông minh cho các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và các xã, phường, thị trấn thuộc địa bàn;
b) Cụ thể hóa, bổ sung tiêu chí ưu tiên hộ gia đình thuộc đối tượng được nhận hỗ trợ trang bị điện thoại thông minh; quy định trình tự, thủ tục và chỉ đạo công tác xét chọn, đề xuất danh sách hộ gia đình được nhận hỗ trợ trang bị điện thoại thông minh tại địa phương; đảm bảo đúng đối tượng theo quy định tại
c) Phê duyệt Danh sách hộ gia đình tại địa phương được nhận hỗ trợ trang bị điện thoại thông minh và gửi Bộ Thông tin và Truyền thông theo Mẫu số 02/DS-ĐTTM, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 18. Hình thức hỗ trợ, mức hỗ trợ trang bị điện thoại thông minh và phương thức thực hiện
1. Hình thức hỗ trợ:
Chương trình hỗ trợ trang bị điện thoại thông minh thông qua doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông công ích cho hộ gia đình theo 01 (một) trong 02 (hai) hình thức sau:
a) Hỗ trợ trang bị điện thoại thông minh kết hợp với hỗ trợ sử dụng dịch vụ viễn thông di động mặt đất cho hộ gia đình (sau đây gọi tắt là gói dịch vụ hỗ trợ kết hợp);
b) Hỗ trợ bằng tiền (nếu hộ gia đình thuộc danh sách được hỗ trợ đã tự mua điện thoại thông minh kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành).
2. Nguyên tắc hỗ trợ:
a) Trường hợp hỗ trợ thông qua gói dịch vụ hỗ trợ kết hợp:
- Thực hiện theo nguyên tắc thỏa thuận, tự nguyện giữa hộ gia đình với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông công ích về lựa chọn loại thiết bị, giá thiết bị và trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc bảo hành thiết bị; trách nhiệm của hộ gia đình trong việc thanh toán phần chi phí mua điện thoại trong trường hợp giá điện thoại cao hơn mức hỗ trợ của Chương trình.
- Đảm bảo công khai, minh bạch chính sách hỗ trợ của nhà nước và hỗ trợ của doanh nghiệp đối với hộ gia đình (ngoài chính sách hỗ trợ của nhà nước) để hộ gia đình được biết.
- Hộ gia đình nhận hỗ trợ trang bị điện thoại thông minh từ doanh nghiệp nào thì sử dụng dịch vụ viễn thông công ích của Chương trình ở doanh nghiệp đó.
b) Trường hợp hỗ trợ bằng tiền phải đảm bảo tăng thêm thuê bao là hộ nghèo, hộ cận nghèo sử dụng dịch vụ viễn thông bằng điện thoại thông minh.
3. Nội dung và mức hỗ trợ:
a) Trường hợp hỗ trợ thông qua gói dịch vụ hỗ trợ kết hợp, nội dung hỗ trợ bao gồm kinh phí hỗ trợ trang bị điện thoại thông minh và kinh phí hỗ trợ sử dụng dịch vụ viễn thông di động mặt đất của Chương trình; Trong đó:
- Giá điện thoại thông minh do doanh nghiệp cung cấp không được thấp hơn mức hỗ trợ bằng tiền.
- Mức hỗ trợ sử dụng dịch vụ viễn thông công ích cho hộ gia đình thực hiện theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
b) Trường hợp hỗ trợ bằng tiền, mức hỗ trợ là 500.000 đồng/hộ;
c) Nếu hộ gia đình mua điện thoại thông minh trên thị trường (trường hợp hộ gia đình nhận hỗ trợ bằng tiền) hoặc mua điện thoại thông minh thông qua gói dịch vụ kết hợp của doanh nghiệp có giá cao hơn mức hỗ trợ từ Chương trình, hộ gia đình tự bổ sung số kinh phí tăng thêm.
4. Hộ gia đình được lựa chọn nhận hỗ trợ theo một trong hai hình thức quy định tại khoản 1 Điều này. Hộ gia đình được nhận hỗ trợ một lần thông qua doanh nghiệp do hộ gia đình đăng ký sử dụng dịch vụ viễn thông phổ cập.
5. Phương thức thực hiện: Đặt hàng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông công ích (doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông di động mặt đất) thực hiện.
6. Doanh nghiệp có trách nhiệm:
a) Đăng ký kế hoạch nhận đặt hàng với Bộ Thông tin và Truyền thông;
b) Cung cấp phiếu chi tiền hỗ trợ của Chương trình cho hộ gia đình;
c) Không hạch toán kinh phí nhận từ Chương trình để hỗ trợ trang bị điện thoại thông minh cho hộ gia đình vào doanh thu cung cấp dịch vụ viễn thông công ích.
7. Các doanh nghiệp thực hiện gói hỗ trợ kết hợp ngoài việc thực hiện các trách nhiệm quy định tại khoản 6 Điều này, còn có trách nhiệm:
a) Công bố các thông tin về các gói dịch vụ hỗ trợ kết hợp, trong đó bao gồm thông tin về chính sách hỗ trợ của Nhà nước (500.000 đồng/hộ); thông số kỹ thuật của các loại điện thoại thông minh, giá điện thoại thông minh do doanh nghiệp cung cấp để hộ gia đình được hỗ trợ lựa chọn; thời gian bảo hành thiết bị; chính sách hỗ trợ của doanh nghiệp với hộ gia đình (nếu có); trách nhiệm, phương thức thanh toán của hộ gia đình (trong các trường hợp hộ gia đình lựa chọn điện thoại thông minh có giá trị cao hơn mức hỗ trợ của Chương trình và hỗ trợ của doanh nghiệp); tổ chức thực hiện của doanh nghiệp đúng quy định;
b) Đảm bảo việc thực hiện gói dịch vụ hỗ trợ kết hợp trên cơ sở tự nguyện, có sự thỏa thuận với hộ gia đình;
c) Cung cấp hóa đơn bán điện thoại thông minh cho hộ gia đình (theo thỏa thuận mua bán với hộ gia đình);
d) Căn cứ tình hình thực tế, xây dựng và đăng ký với Bộ Thông tin và Truyền thông đề án thực hiện theo Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 19. Hồ sơ hỗ trợ trang bị điện thoại thông minh và dịch vụ viễn thông công ích
1. Điều kiện được nhận hỗ trợ trang bị điện thoại thông minh:
a) Hộ gia đình có tên trong danh sách được hỗ trợ trang bị điện thoại thông minh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
b) Hộ gia đình phải đảm bảo hồ sơ, thủ tục theo quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Hộ gia đình nhận hỗ trợ trang bị điện thoại thông minh ở doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông phổ cập cho hộ gia đình;
d) Hộ gia đình ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nào, thực hiện nhận hỗ trợ trang bị điện thoại thông minh qua doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông công ích ở tỉnh, thành phố đó.
2. Hồ sơ nhận hỗ trợ trang bị điện thoại thông minh của hộ gia đình:
a) Bản sao Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân của chủ hộ hoặc của người đại diện hộ gia đình nhận hỗ trợ (có bản chính để đối chiếu);
b) Bản sao được chứng thực Giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo đang trong thời gian chưa thoát nghèo, cận nghèo;
c) Hóa đơn mua điện thoại thông minh của hộ gia đình từ thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành (đối với trường hợp nhận hỗ trợ bằng tiền).
3. Doanh nghiệp viễn thông căn cứ hợp đồng đặt hàng hỗ trợ trang bị điện thoại thông minh cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, có trách nhiệm:
a) Rà soát các hồ sơ, đảm bảo theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;
b) Lập danh sách hộ gia đình đăng ký nhận hỗ trợ điện thoại thông minh tại doanh nghiệp trong tháng theo Mẫu số 09/DS-ĐKĐTTM, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này, gửi Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam chậm nhất vào ngày 05 tháng sau;
c) Căn cứ báo cáo của các doanh nghiệp, Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam thực hiện rà soát, xác nhận các hộ gia đình đủ điều kiện nhận hỗ trợ điện thoại thông minh và gửi lại doanh nghiệp viễn thông chậm nhất 10 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo của doanh nghiệp. Trường hợp, phát hiện hộ gia đình đăng ký nhận hỗ trợ trang bị điện thoại thông minh tại 02 doanh nghiệp trở lên, Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam thông báo cho các doanh nghiệp liên quan chưa hỗ trợ cho các hộ gia đình này;
d) Căn cứ xác nhận của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam, doanh nghiệp lập phiếu chi tiền hỗ trợ trang bị điện thoại thông minh cho hộ gia đình do Chương trình tài trợ theo mức hỗ trợ quy định tại
đ) Cập nhật thông tin hóa đơn mua điện thoại thông minh vào danh sách đối tượng được hỗ trợ.
Mục 3. HỖ TRỢ SỬ DỤNG DỊCH VỤ VIỄN THÔNG PHỔ CẬP
Điều 20. Đối tượng được hỗ trợ và ưu tiên thực hiện hỗ trợ sử dụng dịch vụ viễn thông phổ cập
1. Đối tượng được Chương trình hỗ trợ sử dụng dịch vụ viễn thông phổ cập là hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình chính sách người có công với cách mạng, gia đình chính sách xã hội. Trong đó:
a) Trước mắt ưu tiên thực hiện hỗ trợ đối với hộ gia đình là hộ nghèo, hộ cận nghèo;
b) Trong quá trình thực hiện Chương trình, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ xem xét việc mở rộng đối tượng được hỗ trợ sử dụng dịch vụ viễn thông phổ cập trên cơ sở nguồn lực của Chương trình và nhu cầu của các đối tượng còn lại.
2. Các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này được Chương trình hỗ trợ sử dụng dịch vụ viễn thông phổ cập như sau:
a) Hộ gia đình thường trú tại các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã đảo, huyện đảo và khu vực khó khăn được phổ cập dịch vụ viễn thông được Chương trình hỗ trợ thông qua chỉ 01 (một) doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông công ích để sử dụng 01 (một) trong 02 (hai) dịch vụ viễn thông phổ cập sau:
- Dịch vụ viễn thông di động mặt đất (trả trước hoặc trả sau).
- Dịch vụ truy nhập Internet băng rộng cố định mặt đất.
b) Hộ gia đình không thường trú tại các địa bàn quy định tại điểm a khoản này được Chương trình hỗ trợ sử dụng dịch vụ viễn thông di động mặt đất (trả trước hoặc trả sau).
Điều 21. Mức hỗ trợ, thời điểm và thời gian hỗ trợ sử dụng dịch vụ
1. Mức hỗ trợ sử dụng dịch vụ viễn thông phổ cập là số tiền do Chương trình tài trợ hàng tháng thông qua doanh nghiệp viễn thông để cung cấp dịch vụ cho đối tượng được hỗ trợ theo quy định tại
a) Nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông phổ cập;
b) Giá dịch vụ viễn thông phổ cập;
c) Khả năng tài trợ của Chương trình;
d) Ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ máy tính thuộc Chương trình “Sóng và máy tính cho em”, hộ gia đình nghèo, cận nghèo vay vốn của Ngân hàng chính sách xã hội để mua máy tính phục vụ học tập (theo Quyết định số 09/2022/QĐ-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn) sử dụng dịch vụ truy nhập Internet băng rộng để phục vụ học tập.
2. Đối với tháng đầu tiên phát triển thuê bao mới không tròn tháng, áp dụng mức hỗ trợ cho các hộ gia đình như sau:
a) Hộ gia đình bắt đầu sử dụng dịch vụ viễn thông phổ cập từ ngày đầu tháng đến ngày 15 của tháng: Áp dụng mức bằng 100% mức hỗ trợ/tháng;
b) Hộ gia đình bắt đầu sử dụng dịch vụ viễn thông phổ cập từ ngày 16 đến ngày cuối tháng: Áp dụng mức bằng 50% mức hỗ trợ/tháng.
3. Thời điểm hỗ trợ theo quy định tại
4. Thời gian hỗ trợ từ thời điểm hỗ trợ đến khi không còn là đối tượng được hỗ trợ hoặc không còn nhu cầu nhận hỗ trợ sử dụng dịch vụ viễn thông phổ cập.
Điều 22. Phương thức thực hiện
1. Đặt hàng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông công ích để cung cấp dịch vụ.
2. Trong trường hợp các doanh nghiệp đề xuất kế hoạch đặt hàng vượt số lượng các đối tượng được hỗ trợ, Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét, quyết định phương án đặt hàng doanh nghiệp trên cơ sở đảm bảo đúng nguyên tắc, đối tượng được hỗ trợ theo quy định.
3. Doanh nghiệp chỉ hỗ trợ sử dụng dịch vụ viễn thông phổ cập theo quy định tại Thông tư này cho các hộ gia đình sau khi ký hợp đồng đặt hàng cung cấp dịch vụ với Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam.
Điều 23. Thủ tục đăng ký thuê bao được hỗ trợ sử dụng dịch vụ viễn thông phổ cập
1. Ngoài các giấy tờ theo quy định về đăng ký thuê bao mới sử dụng dịch vụ với doanh nghiệp viễn thông theo quy định, hộ gia đình đăng ký sử dụng dịch vụ viễn thông phổ cập phải có các giấy tờ sau:
a) Bản đăng ký sử dụng dịch vụ viễn thông phổ cập gửi doanh nghiệp viễn thông (đăng ký thuê bao) theo Mẫu số 04a/ĐK-DVHGĐ, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này. Trong đó, người đứng tên chủ thuê bao sử dụng dịch vụ viễn thông phổ cập phải là chủ hộ hoặc thành viên có tên trong Sổ hộ khẩu hoặc Giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo;
b) Bản sao được chứng thực Giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo;
c) Bản sao được chứng thực Giấy chứng nhận thành viên trong hộ gia đình là đối tượng đang được hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (đối với hộ gia đình chính sách người có công).
2. Đối với các hộ gia đình thuộc đối tượng quy định tại
a) Đối với học sinh được hỗ trợ thiết bị đầu cuối phục vụ học tập thuộc Chương trình “Sóng và máy tính cho em” phải có Giấy xác nhận của Nhà trường là thành viên của hộ nghèo, hộ cận nghèo đã được hỗ trợ thiết bị theo Mẫu số 07/GXN, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Đối với hộ gia đình nghèo, cận nghèo vay vốn của Ngân hàng chính sách xã hội (hoặc đơn vị được ủy thác cho vay) để mua máy tính phục vụ học tập phải có bản sao chứng từ nhận nợ với đơn vị cho vay vốn theo quy định.
3. Hàng năm, vào tháng 12, các đối tượng được Chương trình hỗ trợ sử dụng dịch vụ viễn thông phổ cập là hộ nghèo, hộ cận nghèo có trách nhiệm cung cấp cho doanh nghiệp viễn thông bản sao được chứng thực Giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo để cập nhật thông tin đối tượng sử dụng dịch vụ.
4. Các giấy tờ quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này, doanh nghiệp có trách nhiệm lưu trữ theo thời gian lưu trữ chứng từ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán để phục vụ công tác kiểm tra, giám sát của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước về viễn thông và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Điều 24. Đăng ký thuê bao được hỗ trợ sử dụng dịch vụ viễn thông phổ cập
1. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông tiếp nhận hồ sơ đăng ký của hộ gia đình có trách nhiệm: Rà soát, đối chiếu với hồ sơ, thủ tục quy định tại
2. Chậm nhất sau 10 ngày kể từ ngày nhận được danh sách theo báo cáo của doanh nghiệp, Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam thực hiện rà soát, xác nhận các hộ gia đình đủ điều kiện nhận hỗ trợ sử dụng dịch vụ viễn thông phổ cập và gửi lại doanh nghiệp viễn thông theo Mẫu số 08b/DSQ-ĐKDVPC, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Thuê bao được xác nhận phù hợp với quy định, được nhận hỗ trợ sử dụng dịch vụ viễn thông công ích ngay từ tháng tiếp theo tháng doanh nghiệp gửi danh sách về Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam.
Trường hợp phát hiện hộ gia đình đăng ký nhận hỗ trợ sử dụng dịch vụ viễn thông phổ cập tại 02 doanh nghiệp trở lên hoặc nhận hỗ trợ sử dụng 02 dịch vụ viễn thông phổ cập, Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam thông báo cho các doanh nghiệp liên quan biết về các trường hợp này; gồm:
a) Các trường hợp hộ gia đình đã nhận hỗ trợ từ Chương trình thông qua doanh nghiệp khác;
b) Các trường hợp đăng ký mới nhận hỗ trợ từ Chương trình tại 02 doanh nghiệp hoặc đăng ký nhận hỗ trợ 02 dịch vụ viễn thông phổ cập.
3. Căn cứ xác nhận của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam, doanh nghiệp thực hiện đăng ký thuê bao được hỗ trợ sử dụng dịch vụ viễn thông phổ cập cho hộ gia đình và cập nhật thuê bao được hỗ trợ sử dụng dịch vụ viễn thông phổ cập vào danh sách đối tượng được hỗ trợ.
4. Đối với các trường hợp hộ gia đình đăng ký nhận hỗ trợ tại 02 doanh nghiệp trở lên hoặc đăng ký nhận hỗ trợ 02 dịch vụ viễn thông phổ cập theo thông báo của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam, doanh nghiệp có trách nhiệm:
a) Đối với các trường hợp theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này: Không đăng ký nhận hỗ trợ sử dụng dịch vụ viễn thông phổ cập cho hộ gia đình và thông báo cho hộ gia đình biết. Trường hợp, hộ gia đình có nhu cầu đăng ký nhận hỗ trợ tại doanh nghiệp, doanh nghiệp hướng dẫn hộ gia đình thực hiện theo quy định tại
b) Đối với các trường hợp theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này: Thông báo cho hộ gia đình biết để thực hiện lựa chọn nhận hỗ trợ 01 dịch vụ viễn thông phổ cập tại 01 doanh nghiệp theo đúng quy định tại Thông tư này.
5. Định kỳ, 06 tháng một lần, lập danh sách hộ gia đình được hỗ trợ sử dụng dịch vụ viễn thông phổ cập theo Mẫu số 09a/BC, Mẫu số 09b/BC và Mẫu số 09c/DS-HGĐ, Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này để đề nghị xác nhận, nghiệm thu, thanh toán kinh phí hỗ trợ sử dụng dịch vụ theo quy định.
6. Thông báo cho các chủ thuê bao biết nội dung quy định tại
1. Hộ gia đình sử dụng dịch vụ viễn thông phổ cập được thay đổi dịch vụ viễn thông phổ cập trong các trường hợp sau:
a) Hộ gia đình thuộc đối tượng được hỗ trợ sử dụng các dịch vụ viễn thông phổ cập quy định tại
b) Hộ gia đình được hỗ trợ sử dụng dịch vụ viễn thông phổ cập quy định tại
2. Quy trình, hồ sơ thay đổi nhận hỗ trợ sử dụng dịch vụ viễn thông phổ cập theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này:
a) Chủ thuê bao đề nghị doanh nghiệp thay đổi dịch vụ sử dụng theo Mẫu số 05/CĐ-DV, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Doanh nghiệp viễn thông thực hiện thủ tục điều chỉnh dịch vụ viễn thông phổ cập cho hộ gia đình sử dụng từ tháng tiếp theo tháng hộ gia đình đề nghị; đồng thời, lập danh sách các hộ gia đình có thay đổi sử dụng dịch vụ theo Mẫu số 09c/DS-HGĐ, Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này để đề nghị nghiệm thu, thanh toán theo định kỳ và cập nhật vào danh sách đối tượng được hỗ trợ.
3. Quy trình, thủ tục thay đổi doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông phổ cập theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này:
a) Chủ thuê bao đề nghị doanh nghiệp đang cung cấp dịch vụ ngừng cung cấp dịch vụ viễn thông phổ cập cho hộ gia đình theo Mẫu số 05/CĐ-DV, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Đối với doanh nghiệp viễn thông có thuê bao chuyển đi: Căn cứ đề nghị của chủ thuê bao, doanh nghiệp đang cung cấp dịch vụ viễn thông phổ cập ngừng hỗ trợ sử dụng dịch vụ cho hộ gia đình và lập danh sách đối tượng ngừng hỗ trợ theo Mẫu số 09c/DS-HGĐ, Phụ lục II kèm theo Thông tư này và cập nhật vào danh sách đối tượng được hỗ trợ;
c) Đối với doanh nghiệp viễn thông có thuê bao chuyển đến: Căn cứ đề nghị của hộ gia đình theo Mẫu số 05/CĐ-DV, Phụ lục I nêu tại điểm a khoản này, thực hiện rà soát, làm thủ tục đăng ký thuê bao sử dụng dịch vụ viễn thông phổ cập cho hộ gia đình nếu có đủ điều kiện, thủ tục theo quy định tại
d) Thuê bao được hỗ trợ sử dụng dịch vụ viễn thông phổ cập tại doanh nghiệp có thuê bao chuyển đến từ tháng sau tháng doanh nghiệp có thuê bao chuyển đi ngừng hỗ trợ sử dụng dịch vụ.
1. Tạm dừng hỗ trợ sử dụng dịch vụ viễn thông phổ cập cho hộ gia đình đối với các thuê bao:
a) Trong hai tháng liên tục không phát sinh lưu lượng (chiều đi và chiều đến);
b) Hộ gia đình chưa đảm bảo điều kiện theo quy định tại
2. Khôi phục hưởng hỗ trợ sử dụng dịch vụ phổ cập cho hộ gia đình:
a) Đối với các trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này: Trường hợp tháng tiếp theo tháng đang dừng hỗ trợ, thuê bao có phát sinh lưu lượng thì khôi phục cho thuê bao tiếp tục hưởng hỗ trợ theo quy định tại
b) Đối với các trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, doanh nghiệp cung cấp viễn thông công ích tạm dừng hỗ trợ từ tháng 01 năm tiếp theo và thông báo cho chủ thuê bao biết.
Trường hợp sau khi dừng hỗ trợ, hộ gia đình vẫn tiếp tục sử dụng dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp và sau đó hộ gia đình có chứng nhận tiếp tục là hộ nghèo, hộ cận nghèo (đảm bảo điều kiện được hỗ trợ) thì doanh nghiệp tiếp tục hỗ trợ hộ gia đình sử dụng dịch vụ viễn thông phổ cập và hộ gia đình được đảm bảo tính liên tục của việc hỗ trợ sử dụng dịch vụ viễn thông công ích phù hợp với hiện trạng hộ gia đình được cấp có thẩm quyền công nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo. Doanh nghiệp có trách nhiệm hoàn trả cho hộ gia đình số tiền sử dụng dịch vụ trong thời gian tạm dừng hỗ trợ theo mức được Chương trình hỗ trợ.
3. Doanh nghiệp được đặt hàng cung cấp dịch vụ viễn thông công ích thực hiện cập nhật thông tin tạm ngừng hỗ trợ đối với các thuê bao thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này vào danh sách đối tượng được hỗ trợ.
4. Đưa ra khỏi danh sách thuê bao được hỗ trợ sử dụng dịch vụ viễn thông phổ cập đối với các thuê bao thuộc các đối tượng sau:
a) Thuê bao có 05 tháng liên tục không phát sinh lưu lượng (chiều đi và chiều đến);
b) Hộ gia đình đã được cấp có thẩm quyền công nhận thoát nghèo, thoát cận nghèo. Trong trường hợp này, Chương trình dừng hỗ trợ sử dụng dịch vụ viễn thông công ích cho hộ gia đình đã được công nhận thoát nghèo, thoát cận nghèo từ tháng tiếp theo tháng doanh nghiệp nhận được kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo của cơ quan có thẩm quyền tại địa phương cung cấp theo quy định.
Mục 4. HỖ TRỢ NGƯ DÂN ĐÁNH BẮT HẢI SẢN SỬ DỤNG DỊCH VỤ VIỄN THÔNG DI ĐỘNG HÀNG HẢI
Đối tượng được Chương trình hỗ trợ sử dụng dịch vụ viễn thông di động hàng hải (thông qua hệ thống đài thông tin duyên hải) là ngư dân trên tàu, thuyền Việt Nam đánh bắt hải sản trên biển.
Điều 28. Mức hỗ trợ và phương thức thực hiện
1. Mức hỗ trợ sử dụng dịch vụ viễn thông di động hàng hải cho ngư dân đánh bắt hải sản trên biển xác định cho thời gian 06 tháng theo quyết định của Bộ Thông tin và Truyền thông và được áp dụng theo quy định đối với
2. Phương thức thực hiện: Đặt hàng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ.
Điều 29. Hồ sơ đăng ký được hỗ trợ sử dụng dịch vụ
1. Chủ tàu cá lập và gửi doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông di động hàng hải các hồ sơ sau để đăng ký sử dụng dịch vụ, gồm:
a) Đăng ký sử dụng dịch vụ viễn thông di động hàng hải theo Mẫu số 06/ĐK-DVHH, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá hoặc Giấy phép khai thác thủy sản hoặc Giấy đăng kiểm tàu cá của cơ quan có thẩm quyền cấp;
c) Đối với các thuê bao chủ tàu cá đã có đầy đủ hồ sơ theo quy định tại điểm a, điểm b khoản này và đang sử dụng dịch vụ viễn thông di động hàng hải trong thời gian 06 tháng trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì chủ thuê bao được chuyển tiếp hồ sơ đã có và không phải làm thủ tục đăng ký lại từ đầu.
2. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tiếp nhận, đối chiếu, rà soát hồ sơ của chủ tàu cá, thực hiện thủ tục cung cấp dịch vụ từ thời điểm chủ tàu cá sử dụng dịch vụ viễn thông phổ cập và lập danh sách chủ tàu cá đủ điều kiện hỗ trợ sử dụng dịch vụ viễn thông công ích di động hàng hải qua đài thông tin duyên hải theo Mẫu số 12a/BC và Mẫu số 12b/BC, Phụ lục II; danh sách tăng, giảm theo Mẫu số 12c/DS-DĐHH, Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này khi lập hồ sơ đề nghị nghiệm thu, thanh toán.
3. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông di động hàng hải có trách nhiệm cập nhật thông tin chủ thuê bao sử dụng dịch vụ vào danh sách đối tượng được hỗ trợ.
1. Chương trình hỗ trợ cung cấp miễn phí sử dụng dịch vụ truy nhập Internet băng rộng cố định mặt đất tại các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã đảo, huyện đảo và khu vực khó khăn được phổ cập dịch vụ viễn thông ở các đơn vị và điểm cung cấp dịch vụ Internet băng rộng cho cộng đồng dân cư sau:
a) Cơ sở giáo dục mầm non;
b) Cơ sở giáo dục phổ thông (Bao gồm cả điểm trường, nếu có);
c) Trạm y tế xã;
d) Điểm cung cấp dịch vụ Internet băng rộng công cộng cho cộng đồng dân cư phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; giai đoạn 1: Từ năm 2021 đến năm 2025 (sau đây gọi chung là điểm cung cấp dịch vụ Internet băng rộng cho cộng đồng dân cư).
2. Mỗi đơn vị, điểm cung cấp dịch vụ Internet băng rộng cho cộng đồng dân cư quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được Chương trình hỗ trợ một thuê bao sử dụng dịch vụ truy nhập Internet băng rộng cố định mặt đất và thông qua chỉ 01 (một) doanh nghiệp viễn thông.
3. Thủ trưởng các đơn vị quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều này và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý điểm cung cấp dịch vụ Internet băng rộng cho cộng đồng dân cư quy định tại điểm d khoản 1 Điều này thực hiện thủ tục đăng ký thuê bao sử dụng dịch vụ viễn thông công ích theo Mẫu số 04b/ĐK-DVTC, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này gửi doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông công ích (do đơn vị lựa chọn).
4. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông công ích tiếp nhận hồ sơ đăng ký của đơn vị, rà soát danh sách các đơn vị đã được nhận hỗ trợ từ Chương trình trên Website của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam:
a) Trường hợp đơn vị chưa có trong danh sách các đơn vị đã được nhận hỗ trợ từ Chương trình, doanh nghiệp lập danh sách đơn vị đăng ký nhận hỗ trợ sử dụng dịch vụ truy nhập Internet băng rộng cố định mặt đất trong tháng theo Mẫu số 10a/DS-ĐKBRCĐ, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này, gửi Sở Thông tin và Truyền thông chậm nhất là ngày 25 hàng tháng;
b) Trường hợp đơn vị đã có trong danh sách các đơn vị đã được nhận hỗ trợ từ Chương trình, doanh nghiệp từ chối đăng ký nhận hỗ trợ từ Chương trình và thông báo cho đơn vị biết.
5. Chậm nhất sau 10 ngày kể từ ngày nhận được danh sách theo báo cáo của doanh nghiệp, Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện rà soát, xác nhận các đơn vị đủ điều kiện nhận hỗ trợ sử dụng dịch vụ truy nhập Internet băng rộng cố định và gửi lại doanh nghiệp viễn thông theo Mẫu số 10b/DSS-ĐKBRCĐ, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Các đơn vị được xác nhận phù hợp với quy định, được nhận hỗ trợ sử dụng dịch vụ viễn thông công ích từ tháng Sở Thông tin và Truyền thông xác nhận.
Trường hợp phát hiện đơn vị đăng ký nhận hỗ trợ sử dụng dịch vụ truy nhập Internet băng rộng cố định tại 02 doanh nghiệp trở lên, Sở Thông tin và Truyền thông thông báo cho các doanh nghiệp liên quan biết về các trường hợp này; gồm:
a) Các trường hợp đơn vị đã nhận hỗ trợ từ Chương trình thông qua doanh nghiệp khác;
b) Các trường hợp đăng ký mới lần đầu nhận hỗ trợ từ Chương trình tại 02 doanh nghiệp.
6. Căn cứ xác nhận của Sở Thông tin và Truyền thông, doanh nghiệp thực hiện đăng ký thuê bao được hỗ trợ sử dụng dịch vụ truy nhập Intenet băng rộng cố định mặt đất cho đơn vị và cập nhật thuê bao được hỗ trợ sử dụng dịch vụ truy nhập Internet băng rộng cố định mặt đất vào danh sách đối tượng được hỗ trợ.
7. Đối với các trường hợp đăng ký nhận hỗ trợ tại 02 doanh nghiệp trở lên theo thông báo của Sở Thông tin và Truyền thông, doanh nghiệp có trách nhiệm:
a) Đối với các trường hợp theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều này: Không đăng ký nhận hỗ trợ và thông báo cho đơn vị biết;
b) Đối với các trường hợp theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều này: Thông báo cho đơn vị biết để thực hiện lựa chọn nhận hỗ trợ tại 01 doanh nghiệp theo đúng quy định tại Thông tư này.
8. Căn cứ xác nhận của Sở Thông tin và Truyền thông về đơn vị, điểm cung cấp dịch vụ Internet băng rộng cho cộng đồng dân cư được hỗ trợ từ Chương trình tại địa phương theo quy định tại
Điều 31. Yêu cầu kỹ thuật, chất lượng dịch vụ
1. Chất lượng dịch vụ truy nhập Internet băng rộng cố định mặt đất tại các đơn vị được Chương trình hỗ trợ quy định tại
2. Kết nối wifi tại các đơn vị, điểm cung cấp dịch vụ Internet băng rộng cho cộng đồng dân cư được hỗ trợ sử dụng dịch vụ quy định tại
Điều 32. Mức hỗ trợ, thời gian hỗ trợ và phương thức thực hiện
1. Mức hỗ trợ: Do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành, ưu tiên hỗ trợ phù hợp với quy mô người sử dụng dịch vụ ở các đơn vị.
2. Thời gian hỗ trợ: Tính từ tháng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho đối tượng tại khoản 1 Điều 30 theo xác nhận của Sở Thông tin và Truyền thông đến khi không còn nhu cầu được hỗ trợ sử dụng dịch vụ nhưng không quá ngày 31 tháng 12 năm 2025.
3. Đối với tháng đầu tiên cung cấp dịch vụ không tròn tháng, áp dụng mức hỗ trợ cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ theo tỷ lệ như tỷ lệ áp dụng mức hỗ trợ đối với thuê bao hộ gia đình quy định tại
4. Trường hợp đơn vị quy định tại khoản 1 Điều 30 sử dụng dịch vụ với mức chi phí cao hơn mức hỗ trợ do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành, cơ sở có trách nhiệm thanh toán cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phần chi phí chênh lệch cao hơn mức kinh phí được hỗ trợ.
5. Phương thức thực hiện: Đặt hàng doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ.
Thông tư 14/2022/TT-BTTTT quy định danh mục, chất lượng dịch vụ viễn thông công ích và hướng dẫn thực hiện Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025 do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- Số hiệu: 14/2022/TT-BTTTT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 28/10/2022
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phạm Đức Long
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 827 đến số 828
- Ngày hiệu lực: 12/12/2022
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc thực hiện
- Điều 5. Danh mục dịch vụ viễn thông công ích
- Điều 6. Tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng dịch vụ viễn thông công ích
- Điều 7. Giá dịch vụ viễn thông công ích
- Điều 8. Khu vực khó khăn được phổ cập dịch vụ viễn thông
- Điều 9. Đối tượng, nội dung, phương thức và thời gian hỗ trợ doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
- Điều 10. Chi phí cung cấp dịch vụ, mức hỗ trợ và quy trình đặt hàng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ở khu vực khó khăn được phổ cập dịch vụ viễn thông
- Điều 15. Đối tượng, điều kiện được hỗ trợ
- Điều 16. Nguyên tắc, cách thức phân bổ điện thoại thông minh cho các địa phương
- Điều 17. Phân bổ điện thoại thông minh và đề xuất danh sách đối tượng được nhận hỗ trợ trang bị điện thoại thông minh tại địa phương
- Điều 18. Hình thức hỗ trợ, mức hỗ trợ trang bị điện thoại thông minh và phương thức thực hiện
- Điều 19. Hồ sơ hỗ trợ trang bị điện thoại thông minh và dịch vụ viễn thông công ích
- Điều 20. Đối tượng được hỗ trợ và ưu tiên thực hiện hỗ trợ sử dụng dịch vụ viễn thông phổ cập
- Điều 21. Mức hỗ trợ, thời điểm và thời gian hỗ trợ sử dụng dịch vụ
- Điều 22. Phương thức thực hiện
- Điều 23. Thủ tục đăng ký thuê bao được hỗ trợ sử dụng dịch vụ viễn thông phổ cập
- Điều 24. Đăng ký thuê bao được hỗ trợ sử dụng dịch vụ viễn thông phổ cập
- Điều 25. Thay đổi sử dụng dịch vụ và thay đổi doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông phổ cập cho hộ gia đình
- Điều 26. Tạm dừng hỗ trợ và đưa ra khỏi danh sách đối tượng được hỗ trợ sử dụng dịch vụ viễn thông phổ cập đối với hộ gia đình
- Điều 27. Đối tượng hỗ trợ
- Điều 28. Mức hỗ trợ và phương thức thực hiện
- Điều 29. Hồ sơ đăng ký được hỗ trợ sử dụng dịch vụ
- Điều 30. Đối tượng hỗ trợ
- Điều 31. Yêu cầu kỹ thuật, chất lượng dịch vụ
- Điều 32. Mức hỗ trợ, thời gian hỗ trợ và phương thức thực hiện
- Điều 33. Thông tin, tuyên truyền về Chương trình
- Điều 34. Hướng dẫn các đối tượng sử dụng dịch vụ viễn thông công ích
- Điều 35. Kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình
- Điều 36. Lập kế hoạch, dự toán kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình
- Điều 37. Thẩm định, phê duyệt kế hoạch, dự toán và phương thức thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình
- Điều 38. Điều kiện đặt hàng cung cấp dịch vụ viễn thông công ích
- Điều 39. Quy trình đặt hàng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông công ích
- Điều 40. Nội dung hợp đồng đặt hàng cung cấp dịch vụ viễn thông công ích, hỗ trợ điện thoại thông minh và các nhiệm vụ khác thuộc nhiệm vụ của Chương trình
- Điều 41. Đấu thầu thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình
- Điều 42. Giao kế hoạch cho doanh nghiệp viễn thông thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình
- Điều 43. Tạm ứng, thanh toán kinh phí thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ viễn thông công ích và các nhiệm vụ khác của Chương trình
- Điều 44. Nghiệm thu khối lượng, xác định giá trị thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ viễn thông công ích, thanh lý hợp đồng cung cấp dịch vụ viễn thông công ích
- Điều 45. Thanh toán, quyết toán thực hiện Chương trình