Điều 5 Pháp lệnh ký kết và thực hiện Điều ước quốc tế năm 1998
Điều 5. Đề xuất đàm phán và ký điều ước quốc tế
1. Việc đàm phán và ký điều ước quốc tế thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ, ngành nào thì Bộ, ngành đó đề xuất và trình Chính phủ, sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành hữu quan.
2. Việc đàm phán và ký điều ước quốc tế về hoà bình, an ninh, biên giới, lãnh thổ quốc gia và những điều ước quốc tế có nội dung quan trọng khác do Bộ Ngoại giao hoặc các Bộ, ngành chủ quản đề xuất và trình Chính phủ.
3. Trong quá trình đề xuất đàm phán và ký, nếu điều ước quốc tế có điều khoản trái hoặc chưa được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành, thì cơ quan đề xuất quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này phải lấy ý kiến của các Bộ, ngành hữu quan và ý kiến thẩm định bằng văn bản của Bộ Tư pháp. Văn bản thẩm định, ý kiến của các Bộ, ngành hữu quan và ý kiến của cơ quan đề xuất phải được trình Chính phủ xem xét và báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến. Uỷ ban thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về ý kiến của mình tại kỳ họp gần nhất.
4. Văn bản đề xuất đàm phán và ký điều ước quốc tế phải bao gồm những nội dung sau đây :
a) Yêu cầu, mục đích của việc ký điều ước quốc tế và nội dung cơ bản của điều ước quốc tế về quyền, nghĩa vụ của Việt Nam;
b) Đánh giá tác động chính trị, kinh tế, xã hội, tài chính và những tác động khác;
c) Đánh giá việc tuân thủ các quy định tại
d) ý kiến của Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành hữu quan;
đ) Tên gọi và danh nghĩa ký điều ước quốc tế, người đại diện, ngôn ngữ, hiệu lực, kể cả hiệu lực tạm thời và thời hạn của điều ước quốc tế;
e) Những vấn đề cần xin ý kiến.
Dự thảo điều ước quốc tế phải được gửi kèm theo văn bản đề xuất đàm phán và ký điều ước quốc tế.
Pháp lệnh ký kết và thực hiện Điều ước quốc tế năm 1998
- Số hiệu: 07/1998/PL-UBTVQH10
- Loại văn bản: Pháp lệnh
- Ngày ban hành: 20/08/1998
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nông Đức Mạnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 30
- Ngày hiệu lực: 24/08/1998
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc ký kết điều ước quốc tế
- Điều 4. Phân loại điều ước quốc tế
- Điều 5. Đề xuất đàm phán và ký điều ước quốc tế
- Điều 6. Thẩm quyền quyết định việc đàm phán và ký điều ước quốc tế
- Điều 7. Đàm phán và ký điều ước quốc tế không cần giấy uỷ quyền
- Điều 8. Uỷ quyền đàm phán và ký điều ước quốc tế
- Điều 9. Đề nghị phê chuẩn hoặc phê duyệt
- Điều 10. Phê chuẩn điều ước quốc tế
- Điều 11. Phê duyệt điều ước quốc tế
- Điều 12. Gia nhập điều ước quốc tế nhiều bên
- Điều 13. Ngôn ngữ điều ước quốc tế
- Điều 14. Hình thức văn bản điều ước quốc tế
- Điều 15. Bảo lưu đối với điều ước quốc tế
- Điều 16. Rút bảo lưu đối với điều ước quốc tế
- Điều 17. Hiệu lực của điều ước quốc tế
- Điều 18. Lưu trữ điều ước quốc tế
- Điều 19. Sao lục điều ước quốc tế
- Điều 20. Công bố điều ước quốc tế
- Điều 21. Đăng ký điều ước quốc tế
- Điều 22. Lưu chiểu điều ước quốc tế
- Điều 23. Tuân thủ điều ước quốc tế
- Điều 24. Bảo đảm việc thực hiện điều ước quốc tế
- Điều 25. Sửa đổi, bổ sung hoặc gia hạn điều ước quốc tế
- Điều 26. Căn cứ đình chỉ hiệu lực và bãi bỏ điều ước quốc tế
- Điều 27. Thẩm quyền quyết định việc đình chỉ hiệu lực và bãi bỏ điều ước quốc tế
- Điều 28. Đề nghị về việc đình chỉ hoặc bãi bỏ hiệu lực điều ước quốc tế
- Điều 29. Giải thích nội dung điều ước quốc tế