Chương 1 Pháp lệnh ký kết và thực hiện Điều ước quốc tế năm 1998
1. Pháp lệnh này áp dụng đối với việc đàm phán, ký, phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập, công bố, lưu chiểu, thực hiện, sửa đổi, bổ sung, đình chỉ hiệu lực và bãi bỏ điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một bên ký kết.
2. Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết điều ước quốc tế với các danh nghĩa sau đây :
a) Nhà nước ;
b) Chính phủ ;
c) Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ;
d) Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (dưới đây gọi chung là Bộ, ngành).
Trong Pháp lệnh này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau :
1. "Điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một bên ký kết", dưới đây gọi là điều ước quốc tế, là thoả thuận bằng văn bản được ký kết giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và một hoặc nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế hoặc chủ thể khác của pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi như hiệp ước, công ước, định ước, hiệp định, nghị định thư, công hàm trao đổi và danh nghĩa ký kết quy định tại
2. "Giấy uỷ quyền" là văn kiện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định người đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện một hay nhiều hành vi pháp lý liên quan đến việc ký kết điều ước quốc tế.
3. "Ký kết" là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện những hành vi pháp lý từ đàm phán, ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập đến khi điều ước quốc tế có hiệu lực.
4. "Phê chuẩn" là hành vi pháp lý do Quốc hội hoặc Chủ tịch nước thực hiện, chấp nhận hiệu lực của điều ước quốc tế đã ký đối với nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
5. "Phê duyệt" là hành vi pháp lý do Chính phủ thực hiện, chấp nhận hiệu lực của điều ước quốc tế đã ký đối với nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
6. "Gia nhập" là hành vi pháp lý do Quốc hội, Chủ tịch nước hoặc Chính phủ thực hiện, chấp nhận hiệu lực của điều ước quốc tế nhiều bên đối với nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
7. "Bảo lưu" là tuyên bố đơn phương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đưa ra khi ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập điều ước quốc tế nhiều bên, nhằm loại trừ hay thay đổi hệ quả pháp lý của một hoặc một số quy định trong điều ước quốc tế khi áp dụng đối với Việt Nam.
8. "Đình chỉ hiệu lực" là tuyên bố của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về tạm ngừng thực hiện toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế đã ký kết.
9. "Bãi bỏ" là tuyên bố của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về từ bỏ hiệu lực của điều ước quốc tế đã ký kết.
Điều 3. Nguyên tắc ký kết điều ước quốc tế
1. Điều ước quốc tế được ký kết trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi, phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế và các quy định của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Điều ước quốc tế được ký kết trong sự thống nhất về thứ bậc quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 4 của Pháp lệnh này. Điều ước quốc tế được ký kết với danh nghĩa ở cấp thấp không được trái với điều ước quốc tế được ký kết với danh nghĩa ở cấp cao hơn.
Điều 4. Phân loại điều ước quốc tế
1. Tên gọi và danh nghĩa của điều ước quốc tế được các bên ký kết thoả thuận xác định tuỳ thuộc vào tính chất, nội dung của văn bản.
2. Điều ước quốc tế được ký kết với danh nghĩa Nhà nước là điều ước :
a) Về hoà bình, an ninh, biên giới, lãnh thổ, chủ quyền quốc gia;
b) Về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, về tương trợ tư pháp;
c) Về các tổ chức quốc tế phổ cập và tổ chức khu vực quan trọng;
d) Do các bên ký kết thoả thuận.
3. Điều ước quốc tế được ký kết với danh nghĩa Chính phủ là điều ước :
a) Để thực hiện một điều ước quốc tế đã được ký kết với danh nghĩa Nhà nước;
b) Về các lĩnh vực không được quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Về các tổ chức quốc tế và tổ chức khu vực khác;
d) Do các bên ký kết thoả thuận, nhưng không trái với quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Điều ước quốc tế do Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ký kết là điều ước về lĩnh vực hợp tác quốc tế thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
5. Điều ước quốc tế được ký kết với danh nghĩa Bộ, ngành là điều ước :
a) Để thực hiện một điều ước quốc tế đã được ký kết với danh nghĩa Nhà nước hoặc Chính phủ ;
b) Về lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ, ngành, trừ trường hợp lĩnh vực đó được quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này.
Pháp lệnh ký kết và thực hiện Điều ước quốc tế năm 1998
- Số hiệu: 07/1998/PL-UBTVQH10
- Loại văn bản: Pháp lệnh
- Ngày ban hành: 20/08/1998
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nông Đức Mạnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 30
- Ngày hiệu lực: 24/08/1998
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc ký kết điều ước quốc tế
- Điều 4. Phân loại điều ước quốc tế
- Điều 5. Đề xuất đàm phán và ký điều ước quốc tế
- Điều 6. Thẩm quyền quyết định việc đàm phán và ký điều ước quốc tế
- Điều 7. Đàm phán và ký điều ước quốc tế không cần giấy uỷ quyền
- Điều 8. Uỷ quyền đàm phán và ký điều ước quốc tế
- Điều 9. Đề nghị phê chuẩn hoặc phê duyệt
- Điều 10. Phê chuẩn điều ước quốc tế
- Điều 11. Phê duyệt điều ước quốc tế
- Điều 12. Gia nhập điều ước quốc tế nhiều bên
- Điều 13. Ngôn ngữ điều ước quốc tế
- Điều 14. Hình thức văn bản điều ước quốc tế
- Điều 15. Bảo lưu đối với điều ước quốc tế
- Điều 16. Rút bảo lưu đối với điều ước quốc tế
- Điều 17. Hiệu lực của điều ước quốc tế
- Điều 18. Lưu trữ điều ước quốc tế
- Điều 19. Sao lục điều ước quốc tế
- Điều 20. Công bố điều ước quốc tế
- Điều 21. Đăng ký điều ước quốc tế
- Điều 22. Lưu chiểu điều ước quốc tế
- Điều 23. Tuân thủ điều ước quốc tế
- Điều 24. Bảo đảm việc thực hiện điều ước quốc tế
- Điều 25. Sửa đổi, bổ sung hoặc gia hạn điều ước quốc tế
- Điều 26. Căn cứ đình chỉ hiệu lực và bãi bỏ điều ước quốc tế
- Điều 27. Thẩm quyền quyết định việc đình chỉ hiệu lực và bãi bỏ điều ước quốc tế
- Điều 28. Đề nghị về việc đình chỉ hoặc bãi bỏ hiệu lực điều ước quốc tế
- Điều 29. Giải thích nội dung điều ước quốc tế