Chương 2 Pháp lệnh ký kết và thực hiện Điều ước quốc tế năm 1998
Điều 5. Đề xuất đàm phán và ký điều ước quốc tế
1. Việc đàm phán và ký điều ước quốc tế thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ, ngành nào thì Bộ, ngành đó đề xuất và trình Chính phủ, sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành hữu quan.
2. Việc đàm phán và ký điều ước quốc tế về hoà bình, an ninh, biên giới, lãnh thổ quốc gia và những điều ước quốc tế có nội dung quan trọng khác do Bộ Ngoại giao hoặc các Bộ, ngành chủ quản đề xuất và trình Chính phủ.
3. Trong quá trình đề xuất đàm phán và ký, nếu điều ước quốc tế có điều khoản trái hoặc chưa được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành, thì cơ quan đề xuất quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này phải lấy ý kiến của các Bộ, ngành hữu quan và ý kiến thẩm định bằng văn bản của Bộ Tư pháp. Văn bản thẩm định, ý kiến của các Bộ, ngành hữu quan và ý kiến của cơ quan đề xuất phải được trình Chính phủ xem xét và báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến. Uỷ ban thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về ý kiến của mình tại kỳ họp gần nhất.
4. Văn bản đề xuất đàm phán và ký điều ước quốc tế phải bao gồm những nội dung sau đây :
a) Yêu cầu, mục đích của việc ký điều ước quốc tế và nội dung cơ bản của điều ước quốc tế về quyền, nghĩa vụ của Việt Nam;
b) Đánh giá tác động chính trị, kinh tế, xã hội, tài chính và những tác động khác;
c) Đánh giá việc tuân thủ các quy định tại
d) ý kiến của Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành hữu quan;
đ) Tên gọi và danh nghĩa ký điều ước quốc tế, người đại diện, ngôn ngữ, hiệu lực, kể cả hiệu lực tạm thời và thời hạn của điều ước quốc tế;
e) Những vấn đề cần xin ý kiến.
Dự thảo điều ước quốc tế phải được gửi kèm theo văn bản đề xuất đàm phán và ký điều ước quốc tế.
Điều 6. Thẩm quyền quyết định việc đàm phán và ký điều ước quốc tế
1. Chủ tịch nước quyết định việc đàm phán và ký điều ước quốc tế với danh nghĩa Nhà nước.
2. Chính phủ quyết định việc đàm phán và ký điều ước quốc tế với danh nghĩa Chính phủ.
ư3. Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định việc Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân nhân tối cao đàm phán và ký điều ước quốc tế, sau khi có ý kiến của Chính phủ.
4. Thủ trưởng Bộ, ngành quyết định việc đàm phán và ký điều ước quốc tế với danh nghĩa Bộ, ngành sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
5. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề xuất đàm phán và ký điều ước quốc tế, cơ quan có thẩm quyền quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này ra quyết định về việc cho phép hoặc không cho phép đàm phán và ký điều ước quốc tế.
6. Quyết định đàm phán và ký điều ước quốc tế bao gồm những nội dung sau đây :
a) Tên gọi điều ước quốc tế và danh nghĩa ký;
b) Người đại diện và thẩm quyền của người đại diện trong việc đàm phán và ký;
c) Ngôn ngữ và hiệu lực, kể cả hiệu lực tạm thời, của điều ước quốc tế;
d) ý kiến về nội dung điều ước quốc tế và những vấn đề cần thiết khác.
Điều 7. Đàm phán và ký điều ước quốc tế không cần giấy uỷ quyền
1. Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao không cần giấy uỷ quyền khi đàm phán và ký điều ước quốc tế.
2. Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thủ trưởng Bộ, ngành không cần giấy uỷ quyền khi đàm phán và ký điều ước quốc tế với danh nghĩa Bộ, ngành mình.
3. Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao hoặc phái đoàn đại diện thường trực của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bên cạnh các tổ chức quốc tế không cần giấy uỷ quyền khi đàm phán với nước sở tại hoặc với tổ chức quốc tế hữu quan về văn bản điều ước quốc tế, nhưng khi ký điều ước quốc tế phải có giấy uỷ quyền theo quy định tại
Điều 8. Uỷ quyền đàm phán và ký điều ước quốc tế
1. Trưởng đoàn đàm phán và ký điều ước quốc tế với danh nghĩa Nhà nước phải được Chủ tịch nước uỷ quyền.
2. Trưởng đoàn đàm phán và ký điều ước quốc tế với danh nghĩa Chính phủ phải được Chính phủ uỷ quyền.
3. Trưởng đoàn đàm phán và ký điều ước quốc tế với danh nghĩa Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải được Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ủy quyền.
4. Trưởng đoàn đàm phán và ký điều ước quốc tế với danh nghĩa Bộ, ngành phải được thủ trưởng Bộ, ngành uỷ quyền.
5. Sau khi có quyết định cho phép đàm phán và ký điều ước quốc tế và đề nghị bằng văn bản của cơ quan đề xuất ký kết điều ước quốc tế, Bộ Ngoại giao làm giấy uỷ quyền của Chủ tịch nước và của Thủ tướng Chính phủ; làm thủ tục xác nhận uỷ quyền của Chính phủ; hướng dẫn việc cấp giấy uỷ quyền của Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và thủ trưởng Bộ, ngành.
Điều 9. Đề nghị phê chuẩn hoặc phê duyệt
1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ký điều ước quốc tế, cơ quan đề xuất ký kết phải báo cáo Chính phủ về nội dung điều ước quốc tế và đề nghị việc phê chuẩn hoặc phê duyệt theo quy định của điều ước quốc tế và pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Văn bản đề nghị phê chuẩn hoặc phê duyệt phải bao gồm những nội dung sau đây:
a) Đánh giá tác động về các mặt của điều ước quốc tế đối với Việt Nam;
b) Những kiến nghị cần thiết về việc phê chuẩn hoặc phê duyệt;
c) ý kiến của các Bộ, ngành hữu quan trong trường hợp cần thiết;
d) Nội dung bảo lưu (nếu có).
Văn bản điều ước quốc tế đã ký phải được gửi kèm theo văn bản đề nghị phê chuẩn hoặc phê duyệt.
Điều 10. Phê chuẩn điều ước quốc tế
1. Điều ước quốc tế phải được phê chuẩn là các điều ước :
a) Được quy định tại các điểm a và b khoản 2 Điều 4 của Pháp lệnh này;
b) Có điều khoản trái hoặc chưa được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước;
c) Liên quan đến ngân sách nhà nước theo đề nghị phê chuẩn của Chính phủ;
d) Có điều khoản quy định phê chuẩn.
2. Chủ tịch nước quyết định phê chuẩn điều ước quốc tế, trừ trường hợp cần trình Quốc hội quyết định.
3. Cơ quan đề xuất ký kết điều ước quốc tế phối hợp với Bộ Ngoại giao đề nghị Chính phủ trình Chủ tịch nước phê chuẩn điều ước quốc tế. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị phê chuẩn, Chủ tịch nước cho ý kiến bằng văn bản về việc phê chuẩn điều ước quốc tế.
4. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có quyết định phê chuẩn, Bộ Ngoại giao tiến hành thủ tục đối ngoại về phê chuẩn điều ước quốc tế và thông báo cho các cơ quan hữu quan về hiệu lực của điều ước.
Điều 11. Phê duyệt điều ước quốc tế
1. Điều ước quốc tế được ký với danh nghĩa Chính phủ hoặc danh nghĩa Bộ, ngành phải được phê duyệt là điều ước :
a) Có điều khoản quy định phê duyệt;
b) Có điều khoản trái hoặc chưa được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ.
2. Việc phê duyệt điều ước quốc tế thuộc thẩm quyền của Chính phủ.
3. Việc phê duyệt điều ước quốc tế do cơ quan đề xuất ký kết phối hợp với Bộ Ngoại giao trình Chính phủ quyết định. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị phê duyệt, Chính phủ cho ý kiến bằng văn bản về việc phê duyệt điều ước quốc tế.
4. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có quyết định phê duyệt, Bộ Ngoại giao tiến hành thủ tục đối ngoại về phê duyệt điều ước quốc tế và thông báo cho các cơ quan hữu quan về hiệu lực của điều ước.
Điều 12. Gia nhập điều ước quốc tế nhiều bên
1. Điều ước quốc tế nhiều bên liên quan đến lĩnh vực thuộc Bộ, ngành nào chủ quản thì Bộ, ngành đó đề xuất việc gia nhập theo thủ tục quy định tại
2. Chủ tịch nước quyết định việc gia nhập điều ước quốc tế nhiều bên với danh nghĩa Nhà nước, điều ước quốc tế nhiều bên có điều khoản trái hoặc chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội hay Uỷ ban thường vụ Quốc hội và những điều ước quốc tế nhiều bên có quy định phê chuẩn, trừ trường hợp cần trình Quốc hội quyết định.
Chính phủ quyết định việc gia nhập điều ước quốc tế nhiều bên khác.
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề xuất gia nhập, Chủ tịch nước hoặc Chính phủ cho ý kiến bằng văn bản về việc gia nhập điều ước quốc tế nhiều bên.
4. Văn bản đề xuất gia nhập điều ước quốc tế nhiều bên phải bao gồm những nội dung quy định tại
a) Văn bản chính thức điều ước quốc tế và bản dịch tiếng Việt;
b) Các văn bản liên quan đến điều ước quốc tế bao gồm : danh sách các bên gia nhập điều ước quốc tế; văn bản bổ sung hoặc sửa đổi (nếu có); bảo lưu, tuyên bố; thủ tục pháp lý cần thiết.
5. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có quyết định gia nhập, Bộ Ngoại giao tiến hành thủ tục đối ngoại gia nhập điều ước quốc tế và thông báo cho các Bộ, ngành hữu quan về hiệu lực của điều ước.
Điều 13. Ngôn ngữ điều ước quốc tế
1. Điều ước quốc tế hai bên phải có văn bản bằng tiếng Việt, trừ trường hợp có sự thoả thuận khác giữa các bên ký kết. Văn bản tiếng Việt phải được Bộ Ngoại giao cho ý kiến trước khi trình Chính phủ.
2. Đối với điều ước quốc tế chỉ được ký bằng tiếng nước ngoài, khi đề xuất ký hoặc gia nhập và trước khi sao lục, cơ quan đề xuất ký kết có trách nhiệm dịch điều ước đó ra tiếng Việt và trao đổi với Bộ Ngoại giao để đối chiếu với ngôn ngữ được ký của điều ước.
Điều 14. Hình thức văn bản điều ước quốc tế
Văn bản điều ước quốc tế ký với danh nghĩa Nhà nước, danh nghĩa Chính phủ đều phải được gắn xi để đóng dấu nổi của Bộ Ngoại giao, nếu ký ở trong nước hoặc của cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam, nếu ký ở nước ngoài, trừ trường hợp có thoả thuận khác giữa các bên ký kết.
Điều 15. Bảo lưu đối với điều ước quốc tế
1. Đối với điều ước quốc tế nhiều bên có điều khoản cần phải bảo lưu thì khi trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập, cơ quan đề xuất ký kết phải nêu rõ yêu cầu và nội dung bảo lưu.
2. Nội dung bảo lưu phải được soạn thảo thành văn bản trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập, sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành hữu quan.
3. Nội dung bảo lưu phải được nêu rõ trong văn kiện gia nhập hoặc khẳng định lại trong văn kiện phê chuẩn hoặc phê duyệt.
Điều 16. Rút bảo lưu đối với điều ước quốc tế
1. Khi có đề nghị rút bảo lưu, cơ quan đề xuất ký kết có trách nhiệm nghiên cứu, đề nghị việc rút bảo lưu với cơ quan nhà nước đã quyết định việc ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành hữu quan.
2. Văn bản đề nghị rút bảo lưu phải bao gồm những nội dung sau đây :
a) Nội dung bảo lưu đề nghị rút;
b) Cơ sở pháp lý và yêu cầu của việc rút bảo lưu;
c) ý kiến của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành hữu quan.
Văn bản điều ước quốc tế phải được gửi kèm theo văn bản đề nghị rút bảo lưu.
3. Cơ quan nhà nước đã quyết định việc ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập điều ước quốc tế xem xét, quyết định việc rút bảo lưu trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị rút bảo lưu.
4. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có quyết định về rút bảo lưu, Bộ Ngoại giao tiến hành thủ tục đối ngoại về rút bảo lưu và thông báo cho các cơ quan hữu quan về hiệu lực của việc rút bảo lưu đó.
Điều 17. Hiệu lực của điều ước quốc tế
Điều ước quốc tế có hiệu lực đối với nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy định của chính điều ước quốc tế đó hoặc theo thoả thuận khác giữa các bên ký kết, kể cả quy định về hiệu lực tạm thời.
Pháp lệnh ký kết và thực hiện Điều ước quốc tế năm 1998
- Số hiệu: 07/1998/PL-UBTVQH10
- Loại văn bản: Pháp lệnh
- Ngày ban hành: 20/08/1998
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nông Đức Mạnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 30
- Ngày hiệu lực: 24/08/1998
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc ký kết điều ước quốc tế
- Điều 4. Phân loại điều ước quốc tế
- Điều 5. Đề xuất đàm phán và ký điều ước quốc tế
- Điều 6. Thẩm quyền quyết định việc đàm phán và ký điều ước quốc tế
- Điều 7. Đàm phán và ký điều ước quốc tế không cần giấy uỷ quyền
- Điều 8. Uỷ quyền đàm phán và ký điều ước quốc tế
- Điều 9. Đề nghị phê chuẩn hoặc phê duyệt
- Điều 10. Phê chuẩn điều ước quốc tế
- Điều 11. Phê duyệt điều ước quốc tế
- Điều 12. Gia nhập điều ước quốc tế nhiều bên
- Điều 13. Ngôn ngữ điều ước quốc tế
- Điều 14. Hình thức văn bản điều ước quốc tế
- Điều 15. Bảo lưu đối với điều ước quốc tế
- Điều 16. Rút bảo lưu đối với điều ước quốc tế
- Điều 17. Hiệu lực của điều ước quốc tế
- Điều 18. Lưu trữ điều ước quốc tế
- Điều 19. Sao lục điều ước quốc tế
- Điều 20. Công bố điều ước quốc tế
- Điều 21. Đăng ký điều ước quốc tế
- Điều 22. Lưu chiểu điều ước quốc tế
- Điều 23. Tuân thủ điều ước quốc tế
- Điều 24. Bảo đảm việc thực hiện điều ước quốc tế
- Điều 25. Sửa đổi, bổ sung hoặc gia hạn điều ước quốc tế
- Điều 26. Căn cứ đình chỉ hiệu lực và bãi bỏ điều ước quốc tế
- Điều 27. Thẩm quyền quyết định việc đình chỉ hiệu lực và bãi bỏ điều ước quốc tế
- Điều 28. Đề nghị về việc đình chỉ hoặc bãi bỏ hiệu lực điều ước quốc tế
- Điều 29. Giải thích nội dung điều ước quốc tế